Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

tác phẩm của THẠCH trên nguoibanduong.net



Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net



Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước

1.ĐẢ LONG BÀO

Chuyện xưa, có ông Vua nọ phạm tội phải bị đánh trăm gậy, Vua muốn làm gương cho thiên hạ, nói với Thừa tướng cứ theo phép nước mà làm. Thừa tướng không dám đánh vua, bèn nghĩ ra kế “Đả Long bào”, tức lấy Long bào của Vua ra sai lính đánh trăm gậy. Mọi người ai cũng khen Thừa tướng xử lý giỏi. Lần khác, Vua phạm vào tội đáng chém đầu, sai Thừa tướng cứ làm theo Luật pháp. Thừa tướng sai người làm một con Rồng bằng giấy bồi, sơn son thếp vàng đẹp hơn Rồng thật, rồi sai đao phủ chém đầu con Rồng đó, gọi là “Trảm thủ Rồng”. Ai cũng khen Thừa tướng tài giỏi, Vua thưởng cho tiền bạc, Lụa là không biết bao nhiêu mà kể.

Xem chi tiết
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…”, biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.

Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
Xem chi tiết
1. Giáo đầu

Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng! Ai dè vừa bước ra cửa, đụng ngay mấy người hàng xóm đang cãi lộn dữ dội, xem chừng muốn chuyển qua đánh lộn! Nhớ lời mẹ dặn lúc còn nhỏ rằng, thấy đám cãi lộn, đánh lộn là phải tránh xa, tôi vội quay trở lại, trèo lên gác… ngồi Thiền!

Xem chi tiết
1. Ngày…tháng …năm

Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?
Xem chi tiết
I. TUỒNG VÀ CHÈO

1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
Xem chi tiết
Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN

Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh.

Xem chi tiết
Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó.
Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Xem chi tiết
Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… Xem chi tiết
BẠN HỌC LỚP BỐN

1.Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn!
Xem chi tiết
CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT

1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … Xem chi tiết
Chuyển đến trang 1, 2, 3  [sau]

Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
Mà như đứng giữa năm cửa ô
Giữa góc phố, con đường bóng đổ
Những mái nhà ngói nhỏ lô xô

(Thay lời Đề từ cho chùm thơ về Hà Nội)



Xem chi tiết
1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br /> Xem chi tiết
1.
Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế!

Xem chi tiết
1. Chuyện của cô Đào

Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh đồi A1 ác liệt, anh chiến sĩ Lê Văn Binh chưa tới hai mươi tuổi, bị một viên đạn của quân địch đục một lỗ ở trán rồi chui vào đầu từ lúc nào không hay biết, khiến anh bất tỉnh. Những chiến sĩ cứu thương đưa anh về tuyến sau, nghĩ là anh đã chết, liền đưa anh tới một nhà dân nhờ mai táng. Nhưng đúng lúc gia chủ đào huyệt cho anh thì anh tỉnh lại…
Xem chi tiết
Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra /Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.Không phải ngẫu nhiên mà với nhà thơ Henric Hainơ mùa hạ lại kỳ diệu như vậy và cũng như vậy, tôi thấy mùa hạ thật kỳ diệu bởi mùa hạ đó, tôi đã gặp em…
Xem chi tiết
Tôi bắt đầu viết báo từ thời còn là sinh viên nhưng chỉ là nổi hứng thì viết và chỉ mới biết báo chí ở sản phẩm “giấy trắng mực đen” chứ chưa biết gì về nghề báo, tức để có tờ báo “giấy trắng mực đen” đó, người ta đã phải làm những gì, tức qui trình làm báo từ A tới Z. Từ khi về “làm việc” ở Viện Văn học, tôi đọc báo nhiều hơn và cũng tích cực viết báo hơn bởi đã có ý thức hơn về nhuận bút, một khoản thu nhập không nhỏ đối với đồng lương “khổ hạnh” của đời “ăn lương” Nhà nước, mặc dù nhuận bút cũng “mỏng manh” như tờ giấy báo mà thôi
Xem chi tiết
Xuân Đào cắt thịt

Chuyện xưa có nàng Xuân Đào hiếu thảo, nhà nghèo, mẹ già lại ốm đau mà không có tiền mua thịt cho mẹ ăn, liền cắt thịt trên cánh tay nấu cháo cho mẹ ăn.

Xem chi tiết
1. Pha trộn thể loại

Có một nhà văn chuyên viết văn xuôi và một nhà thơ chuyên viết thơ tự do, cùng nhau đi thực tế cơ sở ở một làng quê vùng sâu vùng xa. Cảnh vật ở đây sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Nhưng con người ở đây thì thưa vắng như lá mùa thu, hai nhà văn-thơ kia tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có một cô thôn nữ tạm “sạch nước cản” có thể làm “chất xúc tác” cho cảm hứng sáng tạo, tức làm người tình trong quá trình “thai nghén” tác phẩm, tức cả nhà văn và nhà thơ cùng sở hữu chung một người tình.
Xem chi tiết
BA LẦN THOÁT HIỂM
Năm 1961, tôi học lớp Năm ở trường Phổ thông cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên, nay là Thành phố Thái Nguyên. Tính đến nay (năm 2011) là đã chẵn 50 năm. Số bạn học cùng tôi ở lớp Năm hồi đó, suốt 50 năm qua tôi chưa hề gặp lại người nào. Những tưởng đó chỉ còn là ký ức xa mờ thì thật diệu kỳ, trong dịp lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 vừa rồi, tôi đã bất ngờ gặp lại không chỉ một mà tới ba người bạn học cùng lớp Năm từ hồi năm 1961 đó. Có cuộc hội ngộ không tiền khoáng hậu này bởi mấy người bạn học của tôi đã đứng ra tổ chức một buổi họp lớp “Bạn học thời cởi truồng”. Xem chi tiết
Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 đã trao giải “Thành tựu trọn đời về Thơ” cho Tuyển thơ Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam hợp tác xuất bản, H.2010) của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (1948-1988). Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010) với hơn 100 thi phẩm có thể xem như tuyển tập thơ Lưu Quang Vũ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất cho đến thời điểm này. Tuyển tập thơ sẽ đem lại cho độc giả hình dung khá toàn diện về hành trình thơ Lưu Quang Vũ, nơi mỗi chặng đường đều in dấu những suy nghĩ, xúc cảm sâu đậm của tác giả và ghi dấu nhiều biến động của lịch sử, xã hội trong những thập niên cuối của thế kỷ 20.
Xem chi tiết
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3  [sau]

Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hôn. Xem chi tiết
Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3

nguồn: nguoibanduong.net

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

tác phẩm đỗ ngọc thạch...


ĐỖ NGỌC THẠCH - SG, 2010



Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch




  1. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trang Chủ

    www.vannghechunhat.net › Truyện
    Bát Tiên (1) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch Ba Vì là một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 hec-ta thuộc địa phận ba huyện Ba ...
  2. Trang Chủ

    www.vannghechunhat.net/
    Bát Tiên (1) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. 01-09-2012 Hits:7 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch BTV - avatar BTV. Bát Tiên (1) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc ...
    Bạn đã truy cập trang này.
  3. Truyện ngắn ngắn – 7 - Đỗ Ngọc Thạch - Truyện ngắn ngắn – 7 ...

    4phuong.net/ebook/39123422/truyen-ngan-ngan-7.html
    Truyện ngắn ngắn – 7. Đỗ Ngọc Thạch. 1.Đi sưu tầm truyện cổ. Hai nhà sưu tầm văn học dân gian về xã Ktang, gặp được già làng Đinh Kpa rất nhiệt tình kể ...
  4. ĐỖ NGỌC THẠCH - NHÀ VĂN - Thư viện | Hoi Nha Van Thanh Pho ...

    nhavantphcm.com.vn/dỗ-ngoc-thach-nha-van-thu-vien.html
    Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. ... Người tạc tượng nhà mồ (tập truyện ngắn, in chung - NXB Văn hóa - Dân tộc, ...
  5. Đỗ Ngọc Thạch - trieuxuan.info

    trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495
    16.02.2010. Sự tích chim đa đa (truyện ngắn). 03.09.2009. Siêu mẫu chân dài (truyện ngắn) ... 05.03.2009. Chùm thơ về chiến tranh của Đỗ Ngọc Thạch (thơ) ...
  6. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch trên Google (tr.7,8,9) - YuMe

    blog.yume.vn/.../truyen-ngan-cua-do-ngoc-thach-tren-google-tr-7-8-...
    13 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch năm 2010 (TP. HCM) VifaQ.Net | Dòng sông ám ảnh vifaq.net/.../do... - Đã lưu tr... - Đỗ Ngọc Thạch.
  7. 4 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch : người bán thuốc... | blog.tamtay.vn ...

    blog.tamtay.vn/entry/view/725415
    Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch. Lợi là con mồ côi cả bố lẫn mẹ, được ông chủ tịch xã thương tình đem về nuôi từ năm lên sáu tuổi, lúc Lợi đang lặn lội suốt ngày ...
  8. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (128) -trích: Vòng nguyệt quế; Đấu ...

    blog.tamtay.vn/entry/view/735376
    Thứ năm, 12 Tháng 4 2012 16:10 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch. nguyet_que Trọng Nghĩa sinh năm 1988, đến năm nay 2005 là mười bảy tuổi.
  9. truyện ngắn... Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net | blog.tamtay ...

    blog.tamtay.vn/.../truyen-ngan-Do-Ngoc-Thach-tren-nguoibanduong...
    Lấy chồng thương binh - Chùm truyện ngắn ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. 1. Chuyện của cô Đào Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh đồi ...
  10. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (119 + 5) | Đỗ Võ Cẩm Thạch

    dovocamthach.vnweblogs.com/post/27317/356980
    Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (119 + 5). Published on 04/01,2012. alt ĐỖ NGỌC THẠCH. alt. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (119 + 5) Truyện ngắn Đỗ Ngọc ...
trang 2:
  1. 2 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

    vnvista.com/forums/index.php?automodule=blog&blogid...
    19 Tháng Ba 2012 – 2 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Người hành nghề đao phủ Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch 1. Tôi đã làm nhiều nghề, thượng vàng hạ cám, sang ...
  2. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    phongdiep.net › HomeNội dung website
    QUÀ TẶNG TUỔI HAI MƯƠI. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. Ngày mười bốn tháng chín năm bảy chín, đoàn khảo sát văn hóa dân gian của ông Tô Ngọc đến ...
  3. VanDanViet.net | Dien Dan Van Hoc Viet Nam - Đỗ Ngọc Thạch

    vandanviet.net/shop_news.php?l=vn&ac=235&mode=n...
    Ký Ức Làm Báo 2 - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch · Tình Già - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch · Làng Tôi Xanh Bóng Tre - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ...
  4. Chờ - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

    sachxua.net/forum/index.php/topic,12096.0.html
    1 bài đăng - 1 tác giả - 10 Tháng Mười 2011
    C H Ờ Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH Vào năm 1972, khi tôi vào học năm thứ hai của Khoa Ngữ Văn (trường ĐH Tổng hợp Hà Nội) thì chúng ...
  5. Truyện Ngắn Đỗ Ngọc Thạch

    newvietart.com/index3.1632.html
    26 Tháng 4 2009 – THAY ĐỔI SỐ PHẬN. Sa Phi là người phụ nữ có tướng sát phu nổi tiếng cả một vùng : người đàn ông nào cưới cô xong cũng chết bất đắc kỳ ...
  6. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch... - ME

    me.zing.vn/jb/dt/dongocthach18/11360268?from=like
    Đỗ Ngọc Thạch · Blog Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch... Blog của ThạchBlog Thạch thích · Về Blog của tôiVề Blog bạn bè. DI CHUYỂN ĐẾN BLOG BẠN BÈ ...
  7. Về truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net/.../10537-về-truyện-ngắn-đỗ-ngọc-thạch....
    Các truyện khác trong hai tập truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch cũng được chưa được bàn ở đây.[i]. Nếu theo một quan niệm được nhiều người chấp nhận, mỗi ...
  8. Tin tức - Truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc THạch - Người Bạn Đường

    nguoibanduong.net › Tin tứcTrang Văn trong nước
    Truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc THạch. ... Truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc THạch. [ 04.06.2011 23:29]. Xuân Đào cắt thịt. Chuyện xưa có nàng Xuân Đào hiếu thảo, nhà ...
  9. Tin tức - Lấy chồng thương binh - Chùm truyện ngắn ngắn của Đỗ ...

    nguoibanduong.net › Tin tứcTrang Văn trong nước
    Lấy chồng thương binh - Chùm truyện ngắn ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. [24.07. 2011 01:15]. 1. Chuyện của cô Đào Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp .
  10. Ký ức Hà Nội - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

    www.hoinguoihanoi.de › Văn họcTruyện ngắn
    Ký ức Hà Nội - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. 1; 2; 3; 4; 5. (Tuổi thơ đi rồi mãi mãi lìa xa. Chẳng còn bao giờ mong trở lại. Tim vẫn hát điệu vần khôn cưỡng ...
trang 3:
  1. Chùm truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net › TruyệnĐỗ Ngọc Thạch
    Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 90. 1. CÔ GÁI VÙNG CAO. Con gái vùng cao khác con gái đồng bằng, thành thị là đương nhiên rồi.
  2. Chùm truyện ngắn mini(3)- Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net › TruyệnĐỗ Ngọc Thạch
    Chùm truyện ngắn mini(3)- Đỗ Ngọc Thạch. ... Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 103. 1. LỜI CÔ GÁI CÓ CHỒNG THƯƠNG BINH. Em sẽ là ...
  3. Truyện Ngắn Đỗ Ngọc Thạch

    newvietart.com/index3.1606.html
    7 Tháng 4 2009 – Tôi là con nhà nòi của nghề võ. Ông nội tôi là tướng của cụ Đề Thám. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ông tôi uất quá hộc máu mà chết.
  4. Đỗ Ngọc Thạch - Kiếm sống | Hoi Nha Van Thanh Pho Ho Chi Minh

    nhavantphcm.com.vn/tac-pham.../do-ngoc-thach-kiem-song.html
    16 Tháng Năm 2011 – TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH. NVTPHCM- Có ngàn lẻ một cách kiếm sống, từ nhọc nhằn cho đến nhàn hạ. Không ai có thể lựa ...
  5. 2 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - YuMe

    blog.yume.vn/.../2-truyen-ngan-do-ngoc-thach.dongocthach18.35D...
    13 Tháng 4 2012 – YuMe.vn - Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật Thứ năm, 12 Tháng 4 2012 18:43 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Chuyện hai người trên ...
  6. tìm truyện ngắn... đỗ ngọc thạch trên Google | blog.tamtay.vn - Nơi ...

    blog.tamtay.vn/.../tim-truyen-ngan-do-ngoc-thach-tren-Google.html
    12 Tháng Chín 2011 – Đỗ Ngọc Thạch .... Báo - 3 (truyện ngắn). Ký ức làm báo (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói ...
  7. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (Link) | blog.tamtay.vn - Nơi giao lưu ...

    blog.tamtay.vn/entry/view/730348
    5 Tháng Ba 2012 – Chúc các cháu vui vẻ, vạn sự tốt lành! 4-10-2011, Đỗ Ngọc Thạch · tuỳ bút có vẻ hợp hơn là truyện ngắn ảnh nhỏ quá, bác kéo to cho anh em ...
  8. Tìm kiếm: Đỗ Ngọc Thạch - 4phuong.net

    4phuong.net/index.php?action...Đỗ%20%20Ngọc%20Thạch
    TRUYỆN NGẮN NGẮN-1. Tác giả: Đỗ Ngọc Thạch. 1. KHÔNG QUA CẦU Ông Lê Quá Hải và ông Lý Quá Giang là đôi bạn già rất đẹp đôi, đẹp lão. Người biết ...
  9. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch | Đỗ Võ Cẩm Thạch

    dovocamthach.vnweblogs.com/post/27317/352940
    Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch. Published on 03/05,2012 ... 79, Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch, 170. 80, Người cuối cùng của một dòng ...
  10. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (128 + 5)- Trích: Mẹ tôi... | Đỗ Cẩm Văn

    docamvan.vnweblogs.com/post/27344/359313
    Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (128 + 5)- Trích: Mẹ tôi... docamvan | 16 Apr, 2012, 05:49 | truyện ngắn | (49 Reads). Ảnh riêng. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (128 ...

Đỗ Ngọc Thạch - 1993

Đỗ Ngọc Thạch trên trieuxuan.info
Thông tin tác giả
Đỗ Ngọc Thạch
 
Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH Dân tộc Trung ương, Viện Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Sở Văn hóa-TT tỉnh Gialai-Kontum (cũ), VPĐD Báo Văn Nghệ, Báo Lao động - Xã hội.

Chủ yếu viết phê bình, nghiên cứu VH-NT trên các Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Văn nghệ...

Tác phẩm: Người tạc tượng nhà mồ (in chung, NXB Văn hóa Dân tộc,1986); Quà tặng tuổi hai mươi (8 truyện, NXB Công an Nhân dân, l994; bản in lần thứ 2 năm 2005 ở Hà Nội gồm 26 truyện).

Nơi ở: 2/2/33/44, Đường Lê Thúc Hoạch, Q.Tân Phú, TP.HCM.


Tel: 08.38611064
Bài đã đăng:Trở lại - Đầu trang
06.03.2011
Gỉai mã bài Bàn thêm về tiểu thuyết Hội thề (Thư trả lời nhà thơ Trần Mạnh Hảo) (những bài báo)
22.08.2010
Nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Vỹ (những bài báo)
16.02.2010
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
03.09.2009
Siêu mẫu chân dài (truyện ngắn)
04.06.2009
Âm mưu và tình yêu (truyện ngắn)
03.06.2009
Đêm giao thừa (truyện ngắn)
01.06.2009
Những trang web Văn học - Cầu nối tuyệt vời của Nhà văn - Tác phẩm và Bạn đọc (những bài báo)
29.05.2009
Chùm thơ về Tây Nguyên (thơ)
15.04.2009
Một cơ chế đặc thù của văn hóa (lý luận phê bình văn học)
01.04.2009
GS Đỗ Đức Hiểu và tác phẩm Đổi mới phê bình văn học (lý luận phê bình văn học)
01.04.2009
Kịch nói và cuộc sống hôm nay (lý luận phê bình văn học)
29.03.2009
Sinh ngày 30 tháng Tư (truyện ngắn)
24.03.2009
Cô gái Sơn Tây (truyện ngắn)
23.03.2009
Chuyện sinh ba (truyện ngắn)
16.03.2009
Ký ức Hà Nội (truyện ngắn)
16.03.2009
Đỗ Ngọc Thạch, thơ nhớ Hà Nội (thơ)
16.03.2009
Trạng Me đè Trạng Ngọt (truyện ngắn)
11.03.2009
Anh hùng đoán giữa trần ai (truyện ngắn)
10.03.2009
Người đưa thư (truyện ngắn)
09.03.2009
Đứa bé tật nguyền và nàng Tiên áo trắng (truyện ngắn)
05.03.2009
Chùm thơ về chiến tranh của Đỗ Ngọc Thạch (thơ)
27.02.2009
Lương y như từ mẫu (thơ)
27.02.2009
Bài ca "Mẹ trực đêm" (thơ)
25.02.2009
Qua sông bằng đò (truyện ngắn)
25.02.2009
Địa linh nhân kiệt (truyện ngắn)
22.02.2009
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
17.02.2009
Đọc tác phẩm: Đến hiện đại từ truyền thống (những bài báo)
16.02.2009
Đọc Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng (lý luận phê bình văn học)
10.02.2009
Quà tặng tuổi hai mươi (truyện ngắn)
©2008 trieuxuan.info

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Chùm thơ Nhớ về Hà Nội - Đỗ Ngọc Thạch

Chùm thơ Nhớ về Hà Nội - Đỗ Ngọc Thạch


http://banmaihong.files.wordpress.com/2010/05/ao-trang.jpg?w=468


Hà Nội, em và tôi

Hà Nội và Em và Tôi
Như hình với bóng , suốt đời bên nhau
Nhờ Em tôi biết qua cầu
Đánh rơi chiếc áo nhịp cầu chênh vênh



Trước văn bia

Trăm năm bia đá thì mòn 
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ 
(ca dao)

Tứ tuyệt mùa thu

  1.
Mùa Thu đến từ bao giờ
Sao tôi vẫn đợi vẫn chờ Mùa Thu ?
Thôi đành làm đứa trẻ thơ
Xâu chuỗi hạt bưởi héo khô bao giờ !

Nhớ Hà Nội xưa

Người ta đi tới Ngày Mai
Còn tôi sao cứ nhớ hoài Ngày Xưa…

Ở Sài Gòn xem tranh Bùi Xuân Phái

 Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
Mà như đứng giữa năm cửa ô 
Giữa góc phố, con đường bóng đổ 
Những mái nhà ngói nhỏ lô xô 

 


Cầu Long Biên

   (Tặng Người thợ cầu)
 
Tôi – người thợ cầu Long Biên
 
Quanh năm ngày tháng đứng trên sông Hồng
 
Ngó lên trời – trời mênh mông
 
Ngó đôi bờ - ánh sắc hồng phù sa…


  1. Hà Nội, em và tôi

http://banmaihong.files.wordpress.com/2010/05/ao-trang.jpg?w=468

Hà Nội, em và tôi

Hà Nội, em và tôi

Hà Nội và Em và Tôi
Như hình với bóng , suốt đời bên nhau
Nhờ Em tôi biết qua cầu
Đánh rơi chiếc áo nhịp cầu chênh vênh

  Nhờ Em tôi biết cổng Thành
Từ trăm năm trước chỉ dành cho Em
Cửa Nam, cửa Bắc đi tìm
Cửa Đông Em đứng tôi tìm làm sao
Năm cửa Ô – năm cánh sao
Ai mà biết được sao nào là Em?
Hồ Gươm phẳng lặng dịu êm
Phố phường cuộn sóng tôi quên lối về
Lối nào rộn rã tiếng ve 
Có tập vở giấu Mùa Hè bên trong
Lối nào hương cốm lòng vòng
Có mùa sen nở trong vòng tay Em
Lối nào người chật như nêm
Tôi như nằm gọn tay mềm của Em
Thôi mà đừng hát nữa Em
Lời ca trói chặt trái tim tôi rồi!...

Hà Nội và Em và Tôi
Nhờ Em tôi biết có người Tràng An
Bút nghiên đó, đã sẵn sàng
Viết lên trời để tặng Nàng chữ YÊU!
Đỗ Ngọc Thạch

http://archi.vn/Upload%20Image/linh%207/100721/LB%204.jpg

Cầu Long Biên

   (Tặng Người thợ cầu)
 
Tôi – người thợ cầu Long Biên
 
Quanh năm ngày tháng đứng trên sông Hồng
 
Ngó lên trời – trời mênh mông
 
Ngó đôi bờ - ánh sắc hồng phù sa…
 Em là lữ khách đi qua
 
Cớ sao ánh mắt như là sương mai
 
Cầu Long Biên thật là dài
 
Mà sao tôi thấy em hai, ba lần
 
Lúc em xa , lúc rất gần
 
Để tôi cứ ngỡ người thân đến tìm
 
Việc tôi làm có gì xem
 
Cạo đi gỉ sắt , sơn lên sắc màu
 
Như người yêu đợi chờ nhau
 
Tôi sơn màu tím là màu thủy chung
 
Môi em đỏ má em hồng
 
Tôi sơn màu nắng vừa lòng em không?
 
Dù cho mưa nắng, bão giông
 
Cầu tôi vẫn đẹp như hồng má em!
 
Bao giờ em chịu làm quen
 
Tôi mời em đứng hát trên nhịp cầu
 
Hát bài “Cởi áo trao nhau
 
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay!”
 
Đỗ Ngọc Thạch.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/maihuong/20110226/CDV-26.2songhong.jpg

Nhớ Hà Nội xưa

Người ta đi tới Ngày Mai
Còn tôi sao cứ nhớ hoài Ngày Xưa…
 Nhớ Văn Miếu tiếng bình thơ
Như chuông ngân mãi bây giờ chưa tan
Nhớ phố phường lắm chữ HÀNG
Hàng nào thức đó, chẳng màng đâu đâu
Cô Hàng Nón mắt bồ câu
Cô Hàng Bạc có mái đầu cài trâm
Cô Hàng Đào mắt lá dăm
Cô Hàng Trống đánh cả năm canh liền
Tây Hồ gái đẹp như Tiên
Em đi bán chiếu để tiền ai tiêu?
Mùa Thu tôi nhớ thật nhiều
Tay em hương cốm đi theo, theo hoài
Chim sâm cầm bay đi rồi
Để tôi ngơ ngẩn nói lời gió mây
Leng keng tàu điện đâu đây
Để tôi đi hết ga này bến kia
Để tôi đi ngược mãi về
Cái ngày Quan Trạng vinh quy về làng
Để tôi tìm thấy cô nàng
Đứng sau rèm cửa chờ chàng rước đi!...

Năm qua đi, tháng qua đi
Tôi thành thiên cổ, em thì nhận ra?

TP.HCM, tháng 4-2009
Đỗ Ngọc Thạch

Ảnh riêng
Đ.N.T, HN-1996

Trước văn bia

 

TRƯỚC VĂN BIA
                    
              Trăm năm bia đá thì mòn
              Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
                                                          (ca dao)
Nhà tôi ở gần khu Văn Miếu 
Tôi ngắm Văn bia không biết bao lần
Ấp ủ trong lòng khát vọng âm thầm
Mộng khoa bảng cháy rực thời trai trẻ
Mơ thành ông Trạng vinh quy bái tổ
Áo mũ xênh xang tán lọng rợp đường
Xướng họa thơ ngâm vang suốt đêm trường!...
Nhìn văn bia như nhìn vào ngày hội!

Rồi tôi xuống làng quê sống trong đồng nội
Nghe chuyện dân  gian bên bếp lửa hồng
Chuyện ông Tam Tỉnh quê ở ven sông (*)
Triều đình không phong, dân làng phong Trạng Ngọt
Còn ông trạng được phong chỉ là "trạng mặt"
Mạo trạng nguyên thì mũ áo xênh xang
Bao ông trạng của dân vẫn ẩn dật trong làng!...

Trở lại  Văn Miếu, lòng tôi bàng hoàng
Nhìn văn bia thấy như đang bốc cháy
Lửa vẫn cháy mà bao ông Tiến sĩ giấy
Vẫn xênh xang áo mũ chật đường quan!

Tôi bước đi dưới lá đổ ngập vàng
Bỗng nghe tiếng người bán rắn ngồi hát:
"Nói xạo đấy, Trời làm gì có mắt!
Ai mua mật rắn thì còn!
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Ai mua mật rắn thì mua!..."
---
 (*)  Xin xem tích truyện "Trạng Me đè Trạng Ngọt”

Ở Sài Gòn xem tranh Bùi Xuân Phái

Ở  SÀI  GÒN  XEM  TRANH  BÙI  XUÂN  PHÁI
Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
Mà như đứng giữa năm cửa ô
Giữa góc phố, con đường bóng đổ
Những mái nhà ngói nhỏ lô xô

màu sắc không còn là màu sắc
với thời gian màu sắc mãi còn không?
gam màu hư ảo hồn thanh khiết
ánh sáng dọi vào hiện cầu vồng

anh không vẽ lâu đài cao rộng
những  tiểu thư lộng lẫy yêu kiều
phố thì nhỏ, con đường thầm lặng
và ai kia lam lũ bóng xiêu...

như đá tảng thu vào trong hạt ngọc
ba sáu phố phường anh thu vào bàn tay
anh cũng đi như nghệ thuật anh hóa thạch
để năm cửa ô người Hà Nội ngất ngây...

giữa Sài Gòn ồn ào cuồng nhiệt
vài bức tranh Phái Phố nhỏ nhoi
cũng đủ để những người tha hương ôm nhau thân thiết
khi cùng nhận ra nhau: Người Hà Nội đây rồi

Tứ tuyệt mùa thu

  1.
Mùa Thu đến từ bao giờ
Sao tôi vẫn đợi vẫn chờ Mùa Thu ?
Thôi đành làm đứa trẻ thơ
Xâu chuỗi hạt bưởi héo khô bao giờ !
 2.
Phương Nam chẳng có bốn mùa
Tôi nhìn ánh mắt của cô láng giềng
Khi cô phơi sợi tơ vàng
Là Mùa Thu tới …hôn hoàng lá rơi!
3.
Lá rơi từng chiếc lá rơi
Nỗi buồn chất đống gió lười bay đi
Nâng bạn một chén biệt ly
Kiếp sau mới gặp lấy gì nhận nhau?
4.
Thời gian cứ đuổi theo nhau
Thu Đông Xuân Hạ đuổi nhau đèn cù
Cớ sao chỉ chọn Mùa Thu
Nỗi buồn cũng hóa đèn cù chạy quanh!

Sài Gòn, Mùa Thu 2009
ĐỖ NGỌC THẠCH
Mùa thu vàng.
nguồn: vannghechunhat.net