Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Lời thề thứ 2; Cô gái Sơn Tây... - Đỗ Ngọc Thạch

Chúc Mừng Năm Mới

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f2/Peach_flowers.jpg/250px-Peach_flowers.jpg

HAPPY  NEW  YEAR

http://d4.violet.vn/uploads/blogs/2113/entrythumb/6944939.jpg
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/2113/entrythumb/6944939.jpg
t r u y ệ n   n g ắ n   đ ỗ   n g ọ c   t h ạ c h

Lời thề thứ hai

Chủ nhật, 16 Tháng 10 2011 15:11 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Duyet_binhTrong mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì “Lời thề thứ hai” là ngắn nhất, chỉ có 27 chữ nhưng được vận dụng thực hiện thường xuyên nhất và nhiều khi quyết định đến sinh mạng của người chiến sĩ. Vì thế tôi xin được dẫn nguyên văn lại đây:

“Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.
Với Lời thề thứ hai này, chúng ta thường nghe nói đến câu “Quân lệnh như sơn”, ý muốn nói mệnh lệnh trong Quân đội nặng và lớn như Núi, vì thế không thể xem nhẹ, xem thường. Hoặc khi nói về người lính, ta thường nghe câu “Chỉ đâu đánh đấy”, ý muốn nói, người lính nhất cử nhất động đều phải làm theo mệnh lệnh cấp trên! Và sáng nào cũng như sáng nào, khi tập hợp điểm danh Trung đội, chúng tôi phải thay nhau đọc lại 10 lời thề, và riêng Lời thề thứ hai thì phải đọc lại tới lần thứ hai, mặc dù không hề đọc sai. Về cái chuyện đọc thuộc lòng 10 Lời thề trước hàng quân này, tôi và mấy người lính tân binh cùng nhập ngũ luôn bị gọi đứng ra đọc. Lúc đầu thì thấy bình thường nhưng tới lần thứ một trăm, rồi một ngàn thì thấy đầu óc mình có “vấn đề”, tức khi đọc thì không còn thấy “xúc động” như vài lần đầu mà cứ đọc như một cái máy, và rồi cũng làm theo những mệnh lệnh như máy!...
Như vậy, người lính khi ở trong quân ngũ không thể “Hãy là chính mình”! Nhưng là một cá thể, anh ta luôn có nhu cầu “Hãy là chính mình”! Vì thế ở đây đã xảy ra “ngàn lẻ một” bi hài kịch của mối quan hệ giữa “Cái Tôi” và “Cái Ta” của Người lính!...
*
Khi mới nhập ngũ, trừ những người học ở Học viện Quân sự, thì ai cũng đều đeo quân hàm Binh Nhì, đó là một miếng tiết màu đỏ, ở giữa có gắn một ngôi sao (ở một số Binh chủng thì miếng tiết có màu khác, chẳng hạn như Không quân màu xanh da trời, Biên phòng màu xanh lá, Hải quân màu đen). Đó là cái quân hàm thấp nhất của quân đội và với người lính thì nó là thời kỳ đẹp nhất bởi nó là tuổi trẻ hồn nhiên, trong sáng, vô tư nhất! Nếu muốn so sánh thì có thể so sánh với học sinh Mầm Non - như trang giấy trắng!... Vì người lính Binh Nhì như trang giấy trắng nên rất nhiều người cấp trên muốn “viết” lên trang giấy trắng đó, và họ đã viết những gì, viết như thế nào?
Khi mới nhập ngũ, tôi đeo lon Binh Nhì, tất nhiên! Và, như là một “Lẽ tự nhiên”, tôi rất vô tư, hồn nhiên đối với chuyện cấp bậc, quân hàm. Và cả đám lính Binh Nhì chúng tôi - những sinh viên Năm thứ nhất của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đều không hề cảm thấy bé nhỏ, thấp hèn khi đeo cái quân hàm Binh Nhì, mà sau này tôi mới biết, ở trong quân đội, không ai muốn đeo cái quân hàm Binh Nhì, khi đi ra khỏi đơn vị, thường là tháo quân hàm Binh Nhì ra đút vào túi áo! Thực ra, chúng tôi không hề “xấu hổ” khi đeo quân hàm Binh Nhì vì được biết rằng, việc chúng tôi đeo quân hàm Binh Nhì chỉ là tạm thời, sau đó sẽ gọi đi học Kỹ thuật Quân sự ở nước ngoài, chính vì thế mới tới trường Đại học để tuyển quân, và chúng tôi là đợt tuyển quân đầu tiên của chủ trương này. Vì thế khi nghe các cô gái đọc câu ca rất phổ biến lúc đó “Ai ơi, chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con?”, chúng tôi không thấy “Tự ái” mà lại thấy thích vì đã được đi vào ca dao của dân gian, do tính chất truyền khẩu của thể loại văn học dân gian này mà muôn đời sau ai cũng phải nhớ đến những người lính Binh Nhì chúng tôi!
Sau một tháng huấn luyện tân binh, đám lính sinh viên - Binh Nhì chúng được được chia ra thành từng tốp năm, ba người rồi điều tới tất cả các Đại đội Ra-đa của Binh chủng Ra-đa trên phạm vi toàn quốc! Nghĩ đến câu “Chia để trị” trong một bài học lịch sử, tôi cứ nghĩ không biết người ta có áp dụng “chính sách” đó với chúng tôi không? Tôi được điều về Đại đội 41, thuộc Trung đoàn 291. Đó là những con số đầu tiên ràng buộc lên “Định mệnh” của tôi!...
Đối với người lính Binh Nhì, Tiểu đội Trưởng là “Thủ trưởng trực tiếp”, tức người ra lệnh trực tiếp hàng ngày, trên là Trung đội Trưởng, trên nữa là Đại đội Trưởng v.v… nếu cần cũng có thể ra lệnh trực tiếp. Nhưng theo như qui định phổ biến thì lệnh thường được phát ra từ người trên một cấp, tức Trung đoàn ra lệnh cho Đại đội, Đại đội ra lênh cho Trung đội, Trung đội ra lệnh cho Tiểu đội và cuối cùng là Tiểu đội ra lệnh cho… đội viên - tức người lính Binh Nhì. Nhân đây cũng nói thêm về một cấp bậc quân hàm cũng được gọi là lính nữa là quân hàm Binh Nhất. Sau 6 tháng, Binh Nhì sẽ được lên Binh Nhất, tức Năm đồng lên thành sáu đồng, một sao thành hai sao. Trên Binh Nhất gọi là Hạ sĩ quan, tức quan cấp dưới, quan nhỏ nhất trong hàng quan, gồm có ba cấp bậc quân hàm là Hạ sĩ, Trung sĩ và Thượng sĩ. Chức vụ Tiểu Đội trưởng của chúng tôi thường là Trung sĩ hoặc Thượng sĩ, còn Hạ Sĩ thường là Tiểu đội phó!
*
Tiểu đội Trưởng đầu tiên của tôi là Trung sĩ Mai, nhập ngũ năm 1965, tức trước tôi một năm. Trung sĩ Mai có tướng mạo nông dân một cục: khuôn mặt to, mũi cung to, còn gọi là mũi sư tử, mắt hơi híp và luôn cười tít mắt. Trung sĩ Mai đang học dở lớp 9 thì nhập ngũ, dân “Cầu Tõm” chính hiệu (tức quê ở Hà Nam - đồng hương với nhà thơ trào phúng họ Tú). Vì không phải là người “thân cận” với Trung đội trưởng nên Trung sĩ Mai sống khá thoải mái tới mức phóng túng. Và đặc biệt rất thích “Bay thấp” - từ để chỉ chuyện đi “tán gái” ở nơi đóng quân! Mỗi khi Tiểu đội khác trực ban chiến đấu (tức mở máy phát sóng Ra-đa…), thì Trung sĩ Mai lại đi vòng quanh “doanh trại” (thực ra chỉ là một cái lều bạt, dựng lên trên mặt đê bốn bề lộng gió) một hồi rồi đứng giữa sân hô to: “Tiểu đội một hàng ngang tập hợp!”. Sau đó, Trung sĩ Mai ra lệnh cho Tiểu đội phó phụ trách Tiểu đội huấn luyện chuyên môn tại trại và riêng tôi thì đi theo làm nhiệm vụ “đặc biệt”! Lần đầu tiên, tôi tưởng là “Nhiệm vụ đặc biệt” thật nên thích lắm, đi được vài bước đã hỏi: “Nhiệm vụ đặc biệt gì vậy?” Trung sĩ Mai cười tít mắt: “Nói thế để “ngụy trang” mà thôi! Thực ra là chúng ta được đi chơi!”. Tôi ngạc nhiên hết sức: “Sao lại đi chơi trong lúc…” - tôi chưa kịp nói hết câu thì biết mình “nói hớ” và chỉ còn thắc mắc là tại sao Trung sĩ Mai lại chọn tôi? Như là “đi guốc trong bụng” tôi, Trung sĩ Mai nói: “Lệnh mật của Trung đội và Đại đội là phải “cải tạo” đám “Lính sinh viên” các cậu thật mạnh tay, tức bắt lao động chân tay thật nhiều và quản thúc thật chặt! Nhưng tớ lại nghĩ khác, các cậu là “nhân tài đất nước” nên cần phải biết cách “chăm sóc tài năng” chứ không nên đì, hành hạ cho bõ ghét như thế!...”. Nghe Trung sĩ Mai nói, tôi mới dần vỡ lẽ ra tại sao những nhiệm vụ quan trọng chúng tôi không được “chạm tay” vào, tại sao việc “phát triển Đảng” lại không nhắm vào chúng tôi và tại sao lại gọi đám “lính Sinh viên” chúng tôi là “học sinh tiểu tư sản” để phân biệt với những người lính Nông dân ra đi từ đồng ruộng và trình độ văn hóa thường rất thấp, phổ biến là cấp hai Trung học Phổ thông… Lúc đó, một phần do tôi còn quá ấu trĩ chính trị, phần khác bản tính lại rất vô tư, rất ham vui nên không suy nghĩ nhiều về chuyện “phân biệt giai cấp” này! Vì thế, tôi chỉ hỏi Trung sĩ Mai câu cuối cùng: “Nhưng tại sao Tiểu Đội trưởng lại chọn tôi?”. Trung sĩ Mai nói ngay: “Vì tớ cảm thấy thích cậu, thế thôi! Đi với tớ, cậu sẽ khôn lên rất nhiều và chủ yếu là được ăn “bánh bao”, ăn “đào Tiên” thoải mái! Tớ tài cán thì không có gì đặc biệt, trình độ văn hóa lại mới lớp 8 trường Huyện, nhưng có “năng khiếu” tán gái nhất làng, nhất Huyện luôn! Cậu chỉ việc quan sát cho thật kỹ rồi linh hoạt làm theo, không chừng còn vượt xa sư phụ!”…
Phần “Lý thuyết” của Trung sĩ Mai vừa kết thúc thì chúng tôi đã tới xóm làng, cách con đê nơi chúng tôi đóng “Đại bản doanh” hơn nửa cây số, lúc đó mới hơn ba gờ chiều, lối ngõ vắng teo, gió hiu hiu thổi... Trung sĩ Mai đang lẩm nhẩm “Rẽ phải, rẽ trái hay đi thẳng” thì có hai thôn nữ đột ngột xuất hiện như Tiên nữ giáng trần, chỉ cách chúng tôi khoảng năm mét! Mai như là không có cảm giác “bất ngờ” giống tôi mà như viên đạn đã lên nòng chỉ việc phóng đi tới sát hai cô gái, sát tới mức mà đã đụng vào hai cô gái! Tôi không kịp nhìn hai bàn tay của Mai đã “thao tác” như thế nào mà đã thấy hai người líu ríu rồi cười rúc rích, rồi cùng biến mất sau hàng cây dâm bụt chỉ có hai bông màu đỏ đang đung đưa!... Tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì cô thôn nữ thứ hai tiến sát lại tôi, vừa cười vừa nói: “Anh là Tân binh à? Số lính sinh viên tháng trước còn tập đi một, hai ở đây rất đông, đúng không?”. Tôi gật đầu mà không biết nói gì vì đang mải nhìn cái mồm cô ta thật là có duyên, cặp môi mọng đỏ tự nhiên, ươn ướt và lấp lánh khi ánh mặt trời chiếu vào! Tôi vừa chuyển cái nhìn xuống bộ ngực căng tròn, cái nút áo ngực bằng khuy bấm đã bị bật ra, khiến cho hai quả đào tiên lấp ló thật kỳ ảo!... Cô gái lại vừa cười vừa nói: “Anh là đệ tử của Trung sĩ Mai sao mà nhát thế? Hai quả đào tiên này em mời anh đó, không nhanh tay là hỏng ăn đó!”. Nghe đến đó thì tôi mới giật mình và hình dung ra phần nào bộ dạng “Thắng Ngố” của mình lúc đó, và lập tức, cô gái đứng thẳng người, hô lên bằng một giọng mạnh mẽ, có sức thôi thúc, cuốn hút kỳ lạ: “Nghiêm!... Binh Nhì Thạch nghe lệnh: tiến thẳng tới mục tiêu là hai quả đào tiên mà tây Vương Mẫu đã ban tặng!”. Như là quán tính của người lính sau khi nghe lệnh là thực hiện lệnh ngay, tôi tiến lại cầm lấy tay cô gái mà nói: “Đào Tiên đã bén tay phàm / Thì ăn cho biết Thiên đàng ở đâu!”. Cô gái thấy vậy thì cười khanh khách rồi kéo đầu tôi một cái khiến cả khuôn mặt của tôi bị ép chặt bởi hai quả “đào Tiên”!...
Hai ngày liền sau đó, Trung sĩ Mai lại dẫn tôi đi “dự tiệc Bàn đào” và tôi không còn phải ngỡ ngàng như lạc vào động Tiên nữa bởi “Con ong đã tỏ đường đi lối về”!... Nhưng đến ngày thú tư thì trung sĩ Mai nói: “Hôm nay không đi tiệc Bàn đào mà đi “ăn bánh bao”! Nhưng phải chú ý kẻo nghẹn!...”.
*
Kế hoạch “ăn bánh bao” chuẩn bị đến giờ G thì Trung sĩ Mai tìm tôi nói: “Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, nhưng không ngờ cuộc vui này lại tàn sớm thế!”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Thế là sao?”. Trung sĩ Mai nói giọng nửa buồn nửa vui: “Cái duyên hội ngộ của anh em ta đã hết! Tớ vừa được Đại đội báo là ngày mai phải lên Trung đoàn bộ nhận lệnh ngay! Có lẽ là đi thành lập thêm một Đại đội mới, như thế tất được thăng chức, Trung đội trưởng chẳng hạn!”. “Chúc mừng anh!... - tôi nói thành tâm - Nếu tốt số, anh có thể lên tới Đại đội trưởng!”. Mai cười lớn: “Đại đội trưởng thôi sao? Rồi cậu xem, tớ sẽ lên tới Đại tá! Thiếu tướng thì tớ không thích vì ít sao quá, Đại tá có những bốn sao, hai gạch, chật cứng cả cổ, ấm cổ suốt đời!” (Quả nhiên, hai mươi năm sau, ngẫu nhiên gặp lại Tiểu đội Trưởng Mai ngày nào ở Sài Gòn, Mai đang đeo quân hàm Đại tá, nhưng không ở Bộ đội Ra-đa mà ở một Tỉnh đội). Sau đó tôi có nghe nói Trung sĩ Mai được điều về một đơn vị mới đang đóng quân ở tuốt “trên miền Tây Bắc”, làm Trung đội Trưởng chỉ ba tháng thì đã lên chức Đại đội phó, rồi Đại đội trưởng!...
Khi Trung sĩ Mai đi khỏi, Tiểu đội Phó lúc đó cũng tên là Phó, cho nên như là số mệnh, không được lên thay chức Tiểu đội Trưởng vừa khuyết mà người Tiểu đội Trưởng từ nơi khác điều về, là Trung sĩ Khang. Trung sĩ Khang nhập ngũ còn trước Trung sĩ Mai một năm, đã thành “Trung sĩ i-nốc”. Trung sĩ Khang người xứ Nghệ, ở huyện Thanh Chương, là con một ông Tướng nào đó, nhưng lười chuyện học hành mà lại chăm chuyện “chơi bời” cho nên đang học ở trường sĩ quan thì bỏ dở, chuyển qua lại rất nhiều đơn vị và làm “Tiểu đội Trưởng chuyên nghiệp”! Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Tại sao anh không lên Trung đội, Đại đội, rồi Trung đoàn mà cứ giữ mãi cái chức Tiểu đội trưởng như vậy?”. Trung sĩ Khang cười nói: “Làm cho đến Tướng thì cũng làm gì có quân, tức tướng “Không quân”! Người nắm quân lính trong bàn tay chính là Tiểu đội đội trưởng chứ không phải ai khác! Vì thế, tớ chỉ thích làm Tiểu đội trưởng để có chục anh lính tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên mà sai khiến, thế là đủ! Đừng có tham chỉ huy cả Trung đoàn, Sư đoàn rồi Binh đoàn gì đó, thực ra đó không phải là lính của anh!”.
Tiểu đội tôi lúc đó có mười người, cộng với Tiểu đội Trưởng Khang và Tiểu đội Phó là đúng mười hai con giáp. Buổi nhận chức đầu tiên, Khang kéo tất cả tiểu đội ra tận Như Quỳnh, vào một cái quán phở gọi chủ quán ra nói nhỏ gì đó rồi tuyên bố: “Từ hôm nay, chúng ta, 12 con Giáp nguyện sống với nhau như huynh đệ nhưng là một người lính trung thành! Bắt đầu từ Sửu (tức Tiểu đội Phó cho đến Hợi (tức tôi, mỗi người sẽ mang tên một con Giáp), mỗi người hãy đọc một lượt Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu thề này!”. Xong, nhà quán bưng ra đầy nhóc bàn ăn được ghép lại từ hai bàn, có cả gà luộc, gà rán, thịt bò xào v.v… có nằm mơ những anh lính binh nhì chúng tôi cũng không dám nghĩ tới! Mọi người ăn uống rào rào, riêng tôi vẫn theo thói quen là trong tất cả các bữa tiệc, phải ăn rất chậm để quan sát mọi người, bởi lúc được ăn uống no say, con người ta bộc lộ rõ nhất bản tính của mình! Tôi nghĩ chắc là Khang muốn nhân bữa ăn này để thu phục nhân tâm và nắm vững binh tình? Quả nhiên, Khang đang nói to, nói nhiều nhưng thực ra là đang “nghiên cứu” đám lính binh nhì của mình! Khi ánh mắt Khang đụng cái nhìn “a-ma-tơ” của tôi, Khang dơ ngón tay làm bộ chỉ trỏ vào tôi rồi cụng ly cạn chén với tôi! Uống xong, Khang mới vỗ vai tôi, nói: “Tớ thích cậu nhất đấy, tớ sẽ chọn cậu làm đệ tử chân truyền!”. Khang nói vậy có nghĩa là từ sau hôm đó, Khang đi đâu, làm gì cũng có tôi bên cạnh! Tôi thầm nghĩ, đúng là cái số mình có sao Tả Phù, Hữu Bật luôn chiếu sáng!...
*
Nếu như Tiểu đội Trưởng Mai thể hiện rất rõ phong cách Thuần Nông thì Tiểu đội Trưởng Khang là rất rõ phong cách Đế Vương! Thực ra cả hai phong cách này chỉ khác nhau ở “cái vỏ ngôn ngữ” tức khẩu khí lúc ăn nói, còn cái đích mà nó muốn hướng tới và cung cách thực hiện thì không khác gì nhau. Tức lúc ăn nhậu và lúc “hưởng lạc thú” thì cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, “Phong cách Đế Vương” của Tiểu đội Trưởng Khang có vẻ hoa mỹ và được mọi người “nể mặt” hơn!
Các “thủ pháp” tán gái của Trung sĩ Khang cũng không khác gì của Trung sĩ Mai, tuy có khác đôi chút về “phong cách”. Nếu như Trung sĩ Mai chủ yếu là làm cho đối phương “tâm phục khẩu phục” rồi khiến đối phương “đồng thuận, tình nguyện” vào cuộc truy hoan, thì Trung sĩ Khang như là ép buộc đối phương phải tuân theo! Mỗi lần nhớ đến Trung sĩ Mai, tôi lại nói với Trung sĩ Khang: “Đôi bên phải cùng chí hướng thì mới cộng hưởng được chứ. Khoái cảm là kết quả của sự cộng hưởng!”. Trung sĩ Khang cười nói: “Không sai, nhưng đó chỉ là một cách chứ không phải tất cả! Rồi cậu sẽ được biết có tới ngàn lẻ một cách sướng, chẳng cách nào giống cách nào!”. Và quả nhiên sau đó, Trung sĩ Khang đã cho tôi được “mục sở thị” những quái chiêu của mình. Lúc này, Khang mới giải thích rõ ràng: “Cậu có biết tại sao cậu lại được chọn đi với tớ không phải với tư cách thằng hầu, thằng lính sai vặt mà là với tư cách bạn chơi, với tư cách khán giả. Cậu thử nghĩ xem ai lại chơi cờ một mình, hoặc người nghệ sĩ khi trình diễn thì phải có khán giả chứ!”. Tôi lại hỏi lại câu hỏi đã hỏi nhiều lần: “Nhưng tại sao anh lại chọn tôi? Tôi không khỏe mạnh, nhanh nhẹn để có thể làm vệ sĩ cho anh, lại cũng không đa mưu túc kế để có thể làm quân sư cho anh?”. Trung sĩ Khang cười như vớ được vàng: “Chính câu hỏi đó khiến tôi nghĩ đã không lầm khi chọn cậu. Cái típ người khiêm tốn, giản dị như cậu khi gặp tình huống nguy cấp mới phát lộ năng lực mạnh mẽ, sẽ rất được việc chứ không bỏ chạy trước tiên như những kẻ thường ba hoa, khoác lác quen đánh võ mồm!”. Ba ngày sau thì lời nhận xét đó của Trung sĩ Khang đã được thể hiện khá rõ.
Hôm đó, đúng vào ngày 22-12, tức ngày đại lễ của quân đội nói chung. Cả đại đội được lệnh vui chơi cả ngày, bữa ăn trưa sẽ là đại tiệc, các Trung đội sẽ đến nhà bếp Đại đội nhận đồ ăn về liên hoan. Buổi sáng, tại sân Chỉ huy sở Đại đội, có tổ chức đấu cờ Tướng và vài trò chơi lặt vặt như ném vòng vào cổ chai, thả bóng bàn vào chậu v.v… Mọi người đều tham gia vui vẻ. Trung sĩ Khang kéo tôi vào làng, nói: “Đó là những trò giải trí tầm thường, tớ sẽ dẫn cậu đến một chỗ rất vui!”. Tôi băn khoăn nói: “Chúng ta đi “đánh lẻ” thế này lỡ bị phát hiện thì sao?”. Khang cười nói: “Sao hôm nay cậu nhát thế? Đã bảo là cả Trung đội và Đại đội đều không dám làm gì tớ đâu! Hôm nay tớ tiết lộ cho cậu biết bí mật này nhé: Đại đội trưởng vốn là lính cũ của ông bố tớ từ thời chống Pháp, gửi tớ xuống đây nhờ chăm sóc đấy!”. Thì ra điều tôi phỏng đoán là đúng!...
Chúng tôi vào một căn nhà ở cuối làng. Căn nhà nhỏ nhưng khá sạch đẹp, xung quanh là vườn cam quýt trĩu quả. Cái cổng bằng tre chỉ khép hờ, Trung sĩ Khang mở cổng bước vào như đã quen thuộc nơi này. Chúng tôi vừa đi được bốn năm bước thì có một cô gái quần áo xộc xệch từ trong nhà lao vút ra, vừa nhìn thấy chúng tôi thì nói nhanh, giọng hổn hển: “Cứu em với! Có hai thằng mất dạy nó định cưỡng hiếp mẹ con em!”. Trung sĩ Khang đỡ cô gái, còn tôi thì không hiểu sao lại thản nhiên đi tới trước cửa và nói lớn: “Toàn tiểu đội bao vây căn nhà chờ lệnh!... Hai thằng kia, từng thằng bước ra, hai tay vòng sau gáy! Tao đếm đến ba! Một…” Tôi chưa kịp đếm đến hai thì hai thằng thanh niên vọt ra cửa, chạy về phía vườn cam bên trái rồi chui qua hàng rào biến mất. Tôi đuổi theo như quán tính thì thấy có quả lựu đạn rơi ra từ túi quần một thằng. Tôi lại gần nhìn kỹ thì thấy giống y như đồ chơi bằng nhựa của trẻ con. Tôi nhặt lên quay lại nhà thì thấy Trung sĩ Khang đang động viên vỗ về cô gái, còn ở trong buồng vẳng ra tiếng khóc tấm tức của người mẹ! Thì ra nhà này chỉ có hai mẹ con, người mẹ hơn ba mươi tuổi, cô con gái mới mười sáu tuổi… Theo như Khang nói lại sau đó thì hai thằng kia mang lựu đạn vào uy hiếp hai mẹ con, tuy sợ nhưng khi sắp bị làm nhục thì cả hai mẹ con cùng chống cự quyết liệt, cô gái khỏe mạnh nên vọt thoát ra ngoài, người mẹ bị hai thằng  giữ chặt, sắp “Hành động” thì chúng tôi tới!...
*
Chúng tôi trở về Trung đội thì vừa tới bữa ăn, mọi người đã ngồi quây quần ở gian đầu, được trải một tấm vải bạt lớn, thức ăn ngổn ngang ở giữa, có tới bốn năm món. Đây là chỗ Trung đội trưởng thường ngồi làm việc, có hai cửa thông ra ngoài, một để đi ra, một để đi vào, ở đầu hồi. Ngồi ở đây, Trung đội trưởng có thể nhìn bao quát cả trung đội của mình trong cái nhà bạt dài thòng này, và ai đi ra, đi vào đều qua sự giám sát của Trung đội trưởng.
Trung sĩ Khang nói: “No say đi cho quên chuyện buồn!” rồi nhào vào “chiến đấu” ngay!... Bữa tiệc được nửa “chặng đường”, tất cả đã “ngà ngà” thì có bốn thằng thanh niên bịt mặt như trong phim, bước vào nhà bạt của Trung đội. Hai thằng chặn ở hai cửa, hai thằng bước vào, đứng hai bên những người ngồi ăn trên tấm vải bạt trải dưới đất! Một thằng nói, giọng như quỷ sứ: “Tất cả ngồi im không nhúc nhích thì sẽ sống! Nếu chống cự, tao chỉ thả tay ra là quả lựu đạn sẽ nổ tan xác tất cả!”. Trung đội trưởng nói ngay, bình tĩnh như đóng phim: “Vậy chúng mày muốn gì? Muốn ăn thịt gà thì lấy đi!”. Thằng kia nói ngay: “Chúng tao muốn lấy bốn khẩu súng AK trên giá súng kia kìa!”. Trung đội trưởng lại nói: “Không được! Đó là vũ khí quân dụng, không thể đưa cho người thường sử dụng!”. Thằng kia lập tức quát to: “Không nhiều lời! Đưa bốn khẩu súng AK kia ra đây ngay (giá súng có hơn chục khẩu vừa CKC, vừa AK đặt ở quãng giữa nhà bạt, sát vách), hay là muốn tan xác!”. Vừa nói, thằng kia vừa tiến lại phía Trung đội trưởng, đặt tay có cầm quả lựu đạn lên đầu Trung đội trưởng. Mặt Trung đội trưởng thoáng biến sắc. Hầu như tất cả đều ngồi bất động nhìn Trung đội chờ lệnh phát ra từ Trung đội trưởng - người có chức vụ và quân hàm cao nhất ở đây lúc đó.
Và không phải đợi lâu, chỉ sau một phút, Trung đội trưởng nói: “Binh Nhì Thạch!... Tới giá súng lấy bốn khẩu AK giao cho họ!”. Tôi nhìn Trung đội trưởng lưỡng lự và nhìn Tiểu đội trưởng của mình là Trung sĩ Khang như muốn hỏi: “Có nghe theo lệnh này không?”, bởi theo nguyên tắc thì khi có mặt Tiểu đội trưởng, tất cả mọi mệnh lệnh từ trên truyền xuống người lính thì đều phải qua Tiểu đội trưởng! Trung sĩ Khang nhìn tôi rồi nhắm mắt lại, đó là ám hiệu bảo tôi tùy cơ ứng biến, tức tự mình ra lệnh cho mình! Thấy tôi lưỡng lự, chưa chấp hành ngay mệnh lệnh, thằng bịt mặt đang uy hiếp Trung đội trưởng nói: “Thằng kia, làm theo lệnh của trung đội trưởng của mày đi chứ!”. Lúc đó, tôi đang ngồi gần như đối diện với Trung đội trưởng, tức ngay sát thằng bịt mặt thứ hai. Lúc tôi nói “Rõ! Xin tuân lệnh” và vụt đứng lên, ngay sát thằng bịt mặt thứ hai thì bỗng ngửi thấy mùi gì quen quen? Khi tôi sắp tới giá súng thì chợt nhớ lại lúc nãy, khi ở nhà hai mẹ con người con gái bị cưỡng  bức, lúc đuổi theo một thằng làm rơi quả lựu đạn đồ chơi, tôi cũng thấy có mùi như vậy! Tôi khẳng định ngay cái mùi tôi vừa nhận ra chính là mùi của thẳng bịt mặt thứ hai và điều quan trọng hơn là: bọn này dùng lựu đạn giả! Tôi phác nhanh hành động: lại giá súng lấy khẩu AK rồi lên đạn dọa bắn, đuổi chúng ra ngoài! Nói là làm, khi tôi kéo “quy-lát” lên đạn “soạch, soạch” và nói ngắn gọn: “Cút ngay không tao bắn vỡ sọ!” thì cả bốn thằng cùng quẳng bốn quả lựu đạn xuống đất rồi ù té chạy! Tôi đuổi theo ra ngoài, bốn thằng đang chạy ríu vào nhau, chỉ cách tôi hai chục mét! Không cần nghĩ lâu, tôi nhằm vào tám cái chân và kéo cò, một tràng âm thanh ù tai vang lên, lập tức cả bốn thằng đổ rạp xuống đất!...
Tôi quay vào nhà bạt, thấy trung đội trưởng đang cầm hai quả lựu đạn giả xoay đi xoay lại, ngắm nghía rất kỹ! Còn Trung sỹ Khang thì cầm ly rượu tới đưa tôi và nói: “Khá lắm! Thế mới gọi là đệ tử thân tín của Trung sĩ Khang! Cậu mà nghe lệnh Trung đội có mà hố to! Nhớ nhé!...”. Tôi không nói gì, đầu óc như mây bay lãng đãng… Bỗng Trung sĩ Khang nói quát: “Binh Nhì Thạch! Đọc lại Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu!”. Tôi đứng nghiêm và đọc ngay Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu. Thực hiện hai mệnh lệnh một lúc quả là khó nhưng đó là mệnh lệnh dễ chịu nhất của đời lính Binh Nhì của tôi!...
Và đó cũng là mệnh lệnh cuối cùng của Tiểu đội Trưởng - Trung sĩ Khang ra lệnh cho tôi, bởi ngay ngày hôm sau tôi được điều đi đơn vị khác!...

Sài Gòn, 10-12-2009
Đỗ Ngọc Thạch
< LùiTiếp theo >
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f2/Peach_flowers.jpg/250px-Peach_flowers.jpg

Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì

Thứ ba, 01 Tháng 11 2011 19:50 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
congaisontaySơn Tây từ xa xưa đã là phên giậu của kinh đô Thăng Long . “Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông / Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hung  /Sông Đà núi Tản ai hun đúc ?/ Bút thánh câu thần sớm vãi vung…”– ông này là ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, thi sĩ quái kiệt củahai thế kỷ, là một trong số ít những ngôi sao sáng chói nhất trên bầu trời văn chương Việt Nam ở thế kỷ 20.
Trong những năm cuối của thậpniên 1960, tôi đã có cơ duyên được sống và chiến đấu (trong binhchủng Ra-đa) trên quê hương Bất Bạt của thi sĩ Tản Đà, và cũng ở cả những huyện khác của Sơn Tây như Quốc Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ…Đó là thời kỳ chúng ta đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, đơn vị Ra-đa của chúng tôi làm nhiệm vụ dẫn đường cho không quân ta ở sân bay Hòa Lạc …

Truyện ngắn này không phải nói về cuộc chiến đấu ác liệt ngày đó, mà nói về một cô gái Sơn Tây – một ký ức vẫn còn nguyên hình nguyên khối trong những năm tháng tuổi thanh niên của tôi – một ký ức đã thôi thúc, ép buộc tôi phải viết bằng được cái truyện ngắn này, dù thời gian đã qua đi gần 40 năm…

* * *

Lúc mới nhập ngũ, tôi ở một đơn vị Ra-đa đóng quân trên quê hương Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng và những cô thôn nữ đa tình xinh đẹp. Nói đa tình vì các cô thôn nữ ở đây rất thích có người yêu là lính. Mặc dù cái câu ca “Ai ơi chớ lấy binh nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con” được truyền lan rất rộng, nhưng cánh lính binh nhì chúng tôi kiếm người yêu không khó khăn gì. Nhát gái như tôi mà chỉ sau một tuần, tôi đã có người yêu khá xinh, và nếu như lúc đó, tôi muốn có vợ thì bố mẹ cô gái sẽ cho cưới ngay ! Nhưng, lúc đó tôi không hề biết chuyện vợ chồng là như thế nào, gọi là yêu nhưng thực ra chỉ mới là giai đoạn đầu, tức là thích, mến mà thôi. Đó là thời mà tình yêu của tuổi trẻ chúng tôi thật vô tư, trong sáng (Sau này, khi đã giải ngũ, tôi có quay trở về nơi đây tìm lại cô gái đã cho tôi mối tình vụng dại ấy thì được biết cô thôn nữ bé nhỏ ngày nào đã trở thành một cán bộ lãnh đạo cấp huyện và đã có chồng con đề huề  !). Nhắc lại cô thôn nữ Hưng Yên một chút vì có liên quan đến cô gái Sơn Tây, nhân vật của truyện ngắn này. Do yêu cầu chiến đấu, một đơn vị Ra-đa mới được thành lập để dẫn đường cho không quân ở sân bay Hòa Lạc thuộc vùng đất Sơn Tây. Tôi được điều tới đơn vị mới đó. Trước khi tôi đi Sơn Tây, mấy cô thôn nữ Hưng Yên nói :

- Sơn Tây là vùng đồi trọc nắng cháy khét, chó ăn đá gà ăn sỏi ! Anh lên đó thì làm gì có nhãn lồng ngọt lịm nữa ! Hay là anh xin ở lại đi !

- Xin sao được ! – Tôi nói ngay – Quân lệnh như sơn !...

- Mà anh đã biết gì về con gái Sơn Tây chưa ? – Một cô vừa cười vừa nói – “Con gái Sơn Tây – Yếm thủng đầu chầy – Răng đen hạt mít, má hồng chôn niêu” !

- Sao cô lại nói xấu người ta như vậy ? – Mặc dù tôi rất ngạc nhiên vì đây là lần đầu tôi nghe đọc câu đó, tôi vẫn không tin lại có chuyện như vậy và cãi - Ở đâu cũng có người đẹp và người xấu ! Người đàn bà xấu nhất Việt Nam là cô nàng Thị Nở ở đất Nam Định mà nhà văn Nam Cao đã mô tả !

Cuộc tranh luận bị chấm dứt vì có lệnh lên đường ngay ! Cùng đi với tôi là anh bạn binh nhì Thế Hùng (người Tuyên Quang – nay đã mất liên lạc). Cô người yêu của Thế Hùng thật là đa cảm, khóc như mưa rào ! Còn cô
người yêu của tôi, chẳng nói được gì, đến phút chót mới dúi vào tay tôi một cái khăn thêu nhỏ thêu hình hai con chim đang bay ríu vào nhau trong một trái tim !...

Trên đường đi Sơn Tây, thỉnh thoảng, Hùng lại đọc câu thơ :

“Rứa là hết, chiều nay ta đi mãi

Còn mong chi ngày gặp lại em ơi !...”


Tôi nói với Hùng :

- Thôi cái giọng ủy mị ấy đi ! Mày phải đọc câu “Bước chân đi đầu không ngoảnh lại !...” Làm người lính thời chiến không được “vương tơ lòng” !

Hùng cười mếu máo :

- Tao là con người chứ có phải gỗ đá đâu ! Mà đá cũng phải mòn dưới dòng nước chảy, “nước chảy đá mòn” đó là gì ?

- Không phải tất cả đều như thế ! Chúng mình phải là đá vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” ! Bây giờ chúng mình đã “xếp bút nghiên theo việc binh đao” thì phải cứng rắn, mạnh mẽ, phải luôn luôn hát vang khúc quân hành “đời chúng ta đâu có giặclà ta cứ đi” và cương quyết “không cho chúng nó thoát ! Chúng bay vào sẽ không có đường ra !” – Tôi cao hứng nói một mạch.

Hùng ngắt lời :

- Thôi, đủ rồi ! Bây giờ chỉ có hai thằng, chẳng ai ghi điểm cho mày đâu ! Bây giờ tao muốn hỏi mày điều này: cái vùng đất Sơn Tây nắng cháy khét “chó ăn đá gà ăn sỏi” ấy như thế nào, mày đã đến đó lần nào chưa ?

- Tao mới đến qua sách vở như mày thôi ! Nhưng dù sao vẫn không thể bỏ ngoài tai lời các cô thôn nữ ở Hưng Yên đã nói. Tao rất sợ nóng. Vậy chúng ta cứ theo cái địa chỉ trong câu thơ của thi sĩ Tản Đà mà đến tắm mát cái đã :

“Nước rợn sông Đà con cá nhảy,

Mây trùm non Tản cái diều bay”.


Hùng nghe nói đến tắm sông là hứng khởi ngay. Ở Hưng Yên, bơi trong những con sông đào của công trình thủy lợi lừng danh một thời Bắc-Hưng-Hải không đã nên hai chữ Sông Đà thật là hấp dẫn đối với chúng tôi !

Xin nói thêm là lần chuyển đến đơn vị mới này, chúng tôi phải tự tìm đường mà đi, từ Hưng Yên (huyện Văn Lâm) tới Sơn Tây (huyện Bất Bạt – quê hương thi sĩ Tản Đà). Chúng tôi đi nhờ ôtô từ Như Quỳnh về Hà Nội, rồi nhờ xe tiếp từ Hà Nội tới thị xã Sơn Tây, còn sau đó là đi bộ…Khỏi phải nói sự sung sướng tột cùng của chúng tôi khi tới Sông Đà, nhảy ào xuống rồi vùng vẫy, bơi tung tăng như con cá !...Quê tôi ở bên bờ Sông Thao, làng quê Hùng có Sông Lô, đều là những con sông nổi tiếng, và chúng tôi đã từng bơi vượt sông nhiều lần, nay đến Sông Đà, chẳng lẽ lại không dám vượt Sông Đà ? Thế là tôi và Hùng quyết định bơi qua bờbên kia ! Có lẽ do chúng tôi đi bộ nhiều và đã quá mệt mỏi nên bơi gần tới bờ bên kia thì tôi đuối sức và bỗng nhiên có cảm giác như bị hút tuột xuống đáy sông, rồi tôi bất tỉnh, không biết gì nữa !...

Do sức trai trẻ và cũng là dân sông nước nên chỉ năm phút sau là tôi đã tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên bãi cát bờ sông bên kia. Hùng đang ngồi nói chuyện với một cô gái cao lớn khỏe mạnh như một vận động viên bóng chuyền, nhưng gương mặt thật phúc hậu. Thì ra lúc tôi bị hụt hơi rồi chìm nghỉm, Hùng vì cứu tôi mà cũng bị chìm luôn. May mà lúc đó,Tản Viên – tên cô gái, đang chăn bò gần đó đã nhìn thấy và cứu chúng tôi .

Nhà Tản Viên ở bờ bên kia sông Đà, tức là phía bờ chúng tôi muốn bơi qua, tức đối diện với làng quê của thi sĩ Tản Đà. Vì ngưỡng mộ thi sĩ Tản Đà mà ông bố của cô gái đã đặt tên con là Tản Viên và cũng muốn con mình trở thành thi sĩ. Song, ông chưa kịp nhìn thấy con trưởng thành thì ông đã hi sinh ở chiến trường Điện Biên năm Tản Viên mới năm tuổi (Tản Viên cũng sinh năm 1948, tức bằng tuổi tôi và Hùng). Không biết sau này Tản Viên có thành thi sĩ hay không, nhưng lúc gặp chúng tôi thì cô đang chăn đàn bò mười con, số tài sản chính để nuôi bảy người : ông bà nội, mẹ và bốn chị em mà Tản Viên là thứ hai. Tản Viên cũng có giấy gọi vào đại học nhưng gia cảnh nhà cô quá khó khăn : ông bà nội đều già yếu, mẹ cô bị thương gãy một chân trong đợt đi dân công hỏa tuyến hồi chiến dịch Điện Biên, cho nên người lao động chính trong nhà là cô và người chị chỉ hơn cô một tuổi. Cùng tuổi với chúng tôi, lại cũng có cảnh ngộ chung là đường học vấn bị đứt đoạn (chúng tôi tuy đã là sinh viên đại học Tổng hợp Hà Nội , nhưng mới được ba tháng thì nhập ngũ) nên tôi, Hùng và Tản Viên nhanh chóng trở thành những người bạn thân.
Nhưng, do chỗ đóng quân của đơn vị chúng tôi ở bên này sông, còn nhà Tản Viên lại ở bên kia sông cho nên tình bạn của chúng tôi đầy cách trở và đó cũng là nguyên nhân chính để có cái truyện ngắn này…

* * *

Đối với con gái, lúc mới tiếp xúc, người ta thường chú ý đến hình thức và cái đẹp hình thức quyết định hết thảy. Nhưng qua sự phán xét của thời gian, cái vẻ đẹp hình thức không còn là yếu tố quyết định nữa mà vẻ đẹp tâm hồn – vẻ đẹp nữ tính mới là yếu tố quyết định . Những cô gái mà có được cả hai, tức cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn thì tức là vẹn toàn : đẹp người đẹp nết ! Song, những cô gái được như vậy thật hiếm !

Phải nói một cách công minh rằng cô bạn Tản Viên của chúng tôi không có gì vượt trội về vẻ đẹp hình thức, nếu chấm điểm thì chỉ trung bình, nhưng không hiểu sao, khi tiếp xúc với Tản Viên, cả tôi và Hùng đều không hề có ý nghĩ bình phẩm về hình thức bên ngoài của cô, thậm chí chúng tôi còn thấy Tản Viên rất đẹp mỗi khi nhớ tới mấy câu vần vè ác ý mà các cô thôn nữ ở Hưng Yên đã đọc về cô gái Sơn Tây ! Và điều Tản Viên khiến tôi thật sự kinh ngạc là cô có sức khỏe phi thường : cô có thể cầm hai sừng của con bò mộng mà ghìm đầu nó xuống đất hoặc đẩy nó đi giật lùi ! Tôi hỏi tại sao cô có sức khỏe như vậy thì Tản Viên chỉ cười và nói :

-  Có lẽ từ bé, lên sáu tuổi, em đã phải vật lộn với đàn bò và có thể là do ngày nào cũng bơi vượt sông một lần!...

Chúng tôi thường hẹn nhau ở bờ sông, chỗ lần đầu tiên gặp nhau. Mỗi khi Tản Viên dẫn đàn bò tới bờ sông uống nước, thường là vào buổi chiều, thì cô lại thả một con diều sáo bay vi vu trên trời để báo hiệu cho chúng tôi biết là cô đang ở đó. Giờ đó là lúc đơn vị chúng tôi ăn cơm chiều và nghỉ ngơi đến bảy giờ tối là giờ sinh hoạt tập thể (hôm thì nghe nói chuyện thời sự, hôm thì học hát, vân vân và vân vân). Từ năm giờ chiều đến bảy giờ tối, đó là khoảng thời gian trống dài nhất để chúng tôi có thể gặp Tản Viên. Việc đi gặp Tản Viên của chúng tôi phải giữ bí mật vì nói chung, đơn vị cấm mọi quan hệ riêng tư với dân nơi đóng quân. Một tuần chỉ có một lần được vào làng xóm thoải mái gọi là đi “dân vận”, nhưng phải đi tập thể theo từng tổ ba người. Vì thế, khi nghe thấy tiếng sáo diều của Tản Viên, ngó về hướng nhà cô thấy con diều sáo đang lơ lửng trên trời, thì Hùng đọc lên câu “mật khẩu”: Nước rợn sông Đà con cá nhảy / Mây trùm non Tản cánh diều bay, và thế là chúng tôi lẳng lặng đi thật nhanh đến chỗ hẹn (khoảng nửa cây số). Thường là Tản Viên chèo con thuyền nhỏ sang bên bờ sông thuộc địa phận chúng tôi đóng quân, rồi bơi ra giữa sông, hôm thì thi bơi, hôm thì ngồi trên thuyền nói chuyện trên trời dưới biển. Cách một ngày, chúng tôi mới có thể đi gặp Tản Viên được vì cách một ngày trực ban chiến đấu một ngày. Vì thế, việc gặp gỡ của ba chúng tôi không nhiều nhặn gì. Vậy mà chỉ ba tháng sau, những cuộc hẹn hò của chúng tôi đã bị
đại đội phó phát hiện và chuyện gì phải xảy ra đã xảy ra !

Buổi chiều hôm ấy,  khi chúng tôi vừa tới chỗ hẹn bờ sông thì bất ngờ gặp đại đội phó Tân . Đại đội phó hỏi ngay :

- Các cậu đi đâu đấy ?

- Báo cáo thủ trưởng, chúng em đi bơi ! – Hùng nói ngay.

- Các cậu có biết đi khỏi doanh trại 100 mét mà không được phép là vi phạm kỷ luật quân đội không ?

- Báo cáo…Chúng em đã xin phép tiểu đội trưởng ! – Hùng lại nói thay cho cả tôi, không hiểu sao nó phản ứng nhanh thế?

Đại đội phó nhếch mép cười, nói rõ từng tiếng :

-Thôi, nói dối đủ rồi đấy ! Chính tiểu đội trưởng các cậu đã báo cáo vớitôi rằng gần ba tháng nay, chiều chiều các cậu lại hẹn hò với một cô gái bên kia sông. Các cậu ép buộc tiểu đội trưởng phải cho các cậu “đi bơi” nếu không thì sẽ tố cáo tiểu đội trưởng “dan díu” với bà Đào mẹ cô Mận !

Tôi cũng nói rõ từng tiếng :

- Báo cáo đại đội phó, chúng em chỉ vô tình nhìn thấy tiểu đội trưởng “dan díu” với bà Đào, chúng em không hề nói với tiểu đội trưởng rằng sẽ tố cáo anh ta. Còn việc chúng em đi bơi trong giờ nghỉ tự do là hoàn toàn hợp pháp. Thủ trưởng hãy thử hỏi chị Tình phó chủ tịch xã xem em nói đúng không ?

Đại đội phó nghe đến mấy tiếng “chị Tình phó chủ tịch xã” thì ngớ người, mặt đỏ bừng rồi phút chốc chuyển sang tím tái, ánh mắt nhìn tôi như muốn tóe lửa! Tôi đọc được ánh mắt ấy:”A! Thằng nhóc, láo! Mày chỉ là binh nhì lính quèn mà dám nắm thóp thủ trưởng của mày à? Chúng mày đừng tưởng là lính sinh viên đại học thì muốn làm gì cũng được! Tao sẽ cho mày đi làm “hỏa đầu quân” hoặc đầy lên vùng biên ải cho mày trắng mắt ra con ạ!”. Tôi vừa “đọc” đến đó thì đại đội phó gằn giọng, nói nhanh:

- Binh nhì Hùng và binh nhì Thạch, về ngay đơn vị gặp chính trị viên đại đội !

Tôi vụt nghĩ: A, thì ra cuộc “bắt quả tang” này đã được tính trước! Tôi vừa nghĩ vậy thì giật mình khi nhìn thấy Tản Viên đang ngồi trên con thuyền nhỏ, từ từ bơi vào bờ. Đại đội phó cũng đã nhìn thấy Tản Viên, liền đi ngay ra bờ sông, tới nơi thì con thuyền cũng cập bờ. Cả tôi và Hùng lúc ấy đều chết đứng như Từ Hải ! Không biết đại đội phó nói gì với Tản Viên mà thấy cô để cho ông ta lên thuyền và con thuyền bơi trở lại bên kia. Tới giữa sông, con thuyền như dừng lại khoảng năm phút rồi như là có sự vật lộn giữa hai người, rồi chỉ hai phút sau đó, con
thuyền lật úp. Tôi và Hùng cùng thét lên khi nhìn thấy cảnh đó và cùng chạy như bay ra bờ sông. Chúng tôi vừa định nhảy xuống sông thì cùng rú lên kinh ngạc khi thấy Tản Viên nổi lên ngay sát bờ, lôi theo cả đại
đội phó, đã ngất xỉu, như một xác chết!

Chúng tôi làm hô hấp nhân tạo cho đại đội phó, rồi Hùng cõng đại đội phó chạy về đơn vị. Tôi vội hỏi Tản Viên:

- Vừa rồi xảy ra chuyện gì vậy?

- Lúc đầu ông ta nói chở ông ta qua sông có việc khẩn cấp. Nhưng ra tới giữa sông, ông ta nói cho ông ta “ thỏa mãn” thì sẽ tha tội cho anh và Hùng. Em không chịu và nói các anh không có tội gì cả! Ông ta dám xúc phạm em, bảo em xấu xí như thế mà được ông ta “chiếu cố” thì phải cảm ơn chứ, thế là em tức quá, bóp “hạ bộ” ông ta rồi lật thuyền cho chìm luôn! Hình như ông ta không biết bơi? Em sợ quá phải lôi ông ta vào bờ ngay thì vừa gặp các anh tới. Chuyện chỉ có vậy thôi, anh cứ yên tâm, ông ta không dám trả thù đâu vì sẽ bị đau dăm ngày, “đòn đau nhớ đời” mà !

Tôi vội chạy đuổi theo Hùng, nhưng về tới đơn vị mới kịp. Y tá đại đội tiếp tục chăm sóc cho đại đội phó, chúng tôi vội chạy ngay về tiểu đội, tìm tiểu đội trưởng nhưng không thấy đâu, tới giờ sinh hoạt tổ ba người rồi mà!...

Sau chuyện đó, chỉ năm ngày, đại đội phó Tân đã hồi phục sức khỏe. Tôi và Hùng được gọi lên ban chỉ huy đại đội thì đã thấy đại đội phó đang ngồi ở đó. Đại đội phó nói luôn:

- Tác phong quân sự là ngắn gọn, chính xác. Tôi nói ngay thế này: có lệnh của quân lực Trung đoàn điều hai đồng chí về một đơn vị ở Nghệ Tĩnh. Ngày mai lên đường!

- Rõ ! – cả tôi và Hùng đồng thanh, như là phản xạ tự nhiên !

- Vậy là xong việc. Còn đây là câu chuyện nói thêm – đại đội phó “e hèm” rồi nói nhỏ nhẹ - Nếu hai cậu muốn ở lại, tôi có thể giúp. Nhưng hai cậu cũng phải giúp tôi một việc !...

Hùng nhanh nhẩu nói :

- Thủ trưởng cứ nói, đừng nói là một việc mà mười việc chúng em cũng sẵn sàng !

- Giỏi lắm! – Đại đội phó vỗ vai Hùng – Cậu rất hiểu đời. Bây giờ Khu Bốn đang là biển lửa, bọn Mỹ đang tập trung đánh phá tuyến đường huyết mạch vào Nam, các cậu vào đó khó có thể bảo toàn sinh mạng !

- Em còn bố mẹ già và bốn đứa em nhỏ, em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ và nuôi các em !... – Hùng nghẹn ngào như sắp khóc !

- Tôi hiểu hoàn cảnh của cậu ! Vì thế, tôi rất muốn giúp, tôi sẽ nói với quân lực điều người khác, các cậu sẽ được ở lại !

- Em xin đội ơn Thủ trưởng !

Trong khi Hùng đang nắm chặt lấy tay của đại đội phó van vỉ thì tôi thấy máu trong người như sôi lên, tôi như nhìn thấy cái điều kiện mà đại đội phó sẽ thò ra, tôi muốn nói với Hùng hãy nhận ngay quyết định đi Khu Bốn ngay ! Nhưng tôi lại chợt nhớ tới những bức thư đẫm nước mắt của cô em gái Hùng…Tôi hít một hơi dài và từ từ thở ra rồi ngồi im như tượng đá ! Tôi nghe thấy tiếng nói của đại đội phó như là từ ở âm phủ vọng về :

- Các cậu chỉ phải làm giúp tôi một việc rất nhẹ nhàng, rất dễ dàng : đó là làm mai mối cho tôi cưới cô bạn của các cậu là cô Tản Viên làm vợ !
Tôi tuổi Thân, cô ta tuổi Tý, rất hợp duyên số, đêm nào tôi cũng thấy Thần linh báo mộng như vậy ! Nếu làm tốt đẹp chuyện nhân duyên này, các cậu sẽ không phải đi Khu Bốn nữa mà sẽ được ở lại , sẽ làm phù rể cho tôi !...

Máu trong người tôi lại như sôi lên và không biết sự thể sẽ ra sao nếu như Tản Viên không đột ngột xuất hiện ! Tản Viên nói nhỏ nhưng tôi nghe như tiếng sấm :

- Tôi đồng ý điều kiện của đại đội phó !

Đại đội phó còn bất ngờ hơn cả tôi và Hùng . Việc cưới hỏi đã được định ngày : một tháng nữa sẽ ăn hỏi, ba tháng nữa sẽ đám cưới ! Đại đội phó tỏ ra rất hào phóng: cho Hùng về nhà mười ngày thăm bố mẹ và thăng quân hàm cho chúng tôi từ Binh nhì lên Binh Nhất ! Tôi đưa Hùng cả Sáu ngàn đồng – số tiền phụ cấp đầu tiên của anh Binh Nhất ! Hùng ôm chặt lấy tôi mà khóc như trẻ con ! Tôi thì lại thấy đắng ở trong miệng: đời lính sao mà…Tôi không dám nghĩ tiếp nữa mà chạy đi tìm Tản Viên, hỏi cho ra nhẽ ! Lúc gặp Tản Viên, cô tỏ vẻ bình thản như không có chuyện gì xảy ra…

- Tại sao cô lại biết chuyện chúng tôi sẽ bị điều đi Khu 4 ? Tại sao cô lại quyết định như vậy ? Tại sao…

Tản Viên từ tốn nói nhỏ :

- Anh đừng hỏi gì nữa ! Em không thể để các anh bị liên lụy vì em ! Anh không thấy anh Hùng rất tội nghiệp hay sao?

- Vậy cô đồng ý cưới ông ta thật hay sao ? ông ta có xứng đáng làm chồng cô không ?

- Đã bảo anh đừng hỏi gì nữa ! Em không bao giờ đồng ý làm vợ ông ta, dù ông ta có là tướng tá ! Đây chỉ là kế hoãn binh để cứu các anh !...

Trời đất ! Tôi như người đang bay lơ lửng trên không bỗng rơi bịch xuống đất! Cú rơi tuy rất đau nhưng đã hiểu ra đầu đuôi sự việc rắc rối này !
Trong tình thế này, hoãn binh là kế vẹn toàn nhất ! Tôi thầm thán phụcTản Viên. Người ta nói nếu bằng tuổi nhau thì con gái bao giờ cũng hiểusự đời thấu đáo hơn con trai, quả nhiên không sai !

Tuy nhiên, tôi lại phải sống trong sự chờ đợi, thấp thỏm lo âu vì ngày ngày nối tiếp nhau qua đi rất nhanh. Hùng hết hạn nghỉ (tranh thủ - trong thời chiến không có nghỉ phép chính thức mà chỉ linh hoạt cho lính tráng về thăm nhà, gọi là tranh thủ, từ này về sau không còn nữa), đã trở lại đơn vị. Nỗi lo của chúng tôi bị nhân đôi !

Trớ trêu thay là sự đời ! Nghiệt ngã thay là số phận ! Trước ngày ăn hỏi một ngày đã xảy ra một sự cố bất ngờ : Một tốp cường kích (máy bay ném bom) của Mỹ từ phía Tây lén bay qua đèo Yên Ngựa (phía nam dãy núi Tản)
hòng đánh trộm Hà Nội, chúng tưởng bay sát núi như vậy sẽ tránh được sự phát hiện của Ra-đa, nhưng chúng đã bị phát hiện và hai chiếc MIG 17 của không quân ta đã kịp thời xuất kích, đón đánh. Bị đánh bất ngờ, tốp máy bay cường kích của Mỹ hoảng sợ tháo chạy hỗn loạn, thả bom lung tung để nhẹ cánh. Một quả bom đã rơi xuống triền đồi chỗ Tản Viên đang chăn bò, và thật không may, cô ta đã trúng mảnh bom, bị thương rất nặng ! Chúng tôi đã đưa Tản Viên đến quân y viện 5 để cấp cứu. Ai cũng nghĩ Tản Viên khó qua khỏi, còn tôi và Hùng thì vẫn tin rằng Tản Viên không thể chết, chúng tôi luôn mồm cầu xin Bồ Tát, Như Lai, cầu xin các ngài cho Tản Viên sống lại, nhưng cầu đến ngày thứ ba mà Tản Viên vẫn chưa tỉnh lại ! Đại đội phó Tân thấy vậy thì lập tức tuyên bố hủy bỏ cả
đám hỏi và đám cưới ! Tôi và Hùng mừng quá, ôm lấy nhau mà không nóiđược gì, lại cầu Trời, khấn Phật ! Lúc đang khấn Bồ Tát trăm tay ngàn mắt cứu khó phò nguy cho tai qua nạn khỏi thì có tiếng nói vang lên, như là từ trên thinh không :

-   Thôi đủ rồi, các anh khỏi phải cầu khấn làm gì nữa, em đã sống lại rồi đây này !

Thì ra là Tản Viên nói, cô ngồi dậy, nhìn chúng tôi mỉm cười, một nụ cười hiền hậu, thánh thiện mà tôi chưa hề thấy ở bất kỳ cô gái nào! Cả tôi và Hùng cùng trố mắt kinh ngạc rồi cùng rụi mắt nhìn lại xem có đúng là Tản Viên đã tỉnh lại hay không? Tản Viên lại nói, tiếng nói cứ như tiếng sáo diều vi vu:

- Không phải là Tản Viên thì còn là ai vào đây nữa! Em được Thần Núi Tản và cả Thần Sông Đà phò trợ nên không thể chết dễ dàng như vậy được! Em đã tỉnh dậy từ hôm qua nhưng vẫn cứ nằm giả chết để kéo dài cái kế hoãn
binh và nghĩ xem có kế sách gì hay tiếp theo hay không, nhưng nghĩ mãi chẳng ra, thì vừa lúc nghe các anh nói ông đại đội phó đã tuyên bố hủy bỏ cái ý đồ quái gở đó!

- Nếu ông ta không tự rút lui thì chúng tôi cũng bắt ông ta phải rút lui!...- Tôi và Hùng tranh nhau nói nhưng thực ra vẫn chưa nghĩ ra cách gì để buộc ông ta từ bỏ ý định đòi cưới Tản Viên. Tản Viên như là cũng biết vậy nên cô lại cười cười như muốn nói:”Thôi bỏ đi, đừng nghĩ đến chuyện này nữa!”…

* * *

Tản Viên ra viện ngay và phải ba ngày sau vết thương mới lành và lên da non. Chúng tôi đang bàn tính làm đại tiệc tại nhà Tản Viên để ăn mừng “tai qua nạn khỏi”   thì đơn vị được lệnh cơ động. Thế là đành phải chia tay Tản Viên…Tưởng rằng chỉ di chuyển loanh quanh qua Quốc Oai,Tùng Thiện, Phúc Thọ rồi lại quay về Bất Bạt như mọi khi, ai ngờ đúng chiều Ba mươi Tết năm đó, chúng tôi đươc lệnh “hành quân thần tốc” vào
tận chiến trường Khu Bốn!...

…Đời lính thời chiến là như vậy, thoắt đến thoắt đi như chim!...Đoàn xe máy móc, khí tài của đơn vị chúng tôi hình như đã tới đất Thanh Hóa anh hùng. Tôi ngồi trong ca-bin của xe hiện sóng mà nửa tỉnh nửa mê, thỉnh thoảng đầu đập vào khoang cửa ca-bin là tỉnh, còn thì như đang bơi trên sông Đà cùng với Tản Viên, cùng với câu thơ “ mật khẩu”:

Nước rợn sông Đà con cá nhảy

Mây trùm non Tản cánh diều bay !...


Hình như tiếng anh Lạc lái xe nói:”Yêu rồi chứ gì?Thế mà nói chỉ là bạn! Nếu đã yêu rồi thì khổ đấy, vì đời lính thời chiến không thể hành quân với chữ Yêu!...Hình như Giao thừa đến rồi! Đây là cái Tết thứ ba xa vợ con!...”. Tôi nhìn ra xung quanh, tiếng pháo nổ ran khắp nơi, các phía chân trời đều có chớp sáng nhằng nhằng, vài quả pháo sáng lủng lẳng đây đó, trong tiếng pháo râm ran có cả tiếng bom rền !...

Sài Gòn,  2005 - 2009 Đỗ Ngọc Thạch.
< LùiTiếp theo >
 
nguồn: vannghechunhat.net
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/2113/entrythumb/6944939.jpg

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1 Quanh hồ Gươm 104
2 Ngày thứ ba mươi mốt 122
3 Chuyện người bán thuốc 108
4 Vụ án đêm giao thừa 113
5 Làng tôi xanh bóng tre 82
6 Làng nói trạng 94
7 Ở trọ 69
8 Chờ 57
9 Mối tình đầu 116
10 Tình già 74
11 Ô Quan Chưởng 55
12 Ô chợ Dừa 54
13 Kén rể 99
14 Băng nhân 79
15 Kiếm tiền 61
16 Kiếm tiền tiêu Tết 55
17 Chuyện một nhà báo 67
18 Bà chủ quán và cô nhà báo tập sự 62
19 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 6) 92
20 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 5) 89
21 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 4) 74
22 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 3) 86
23 Chuyện tình đồi hoa sim (Chương 2) 74
24 Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini) 72
25 Thân gái dặm trường (Chương 6 và hết) 102
26 Thân gái dặm trường (Chương 5) 95
27 Thân gái dặm trường (Chương 4) 87
28 Thân gái dặm trường (Chương 3) 61
29 Thân gái dặm trường (Chương 2) 70
30 Thân gái dặm trường (tiểu thuyết mini) 76
Trang 1 trong tổng số 3

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
31 Anh hùng thọ nạn 87
32 Người đưa thư 81
33 Ca trực đêm giao thừa 115
34 Trộm Long tráo phụng 70
35 Nữ võ sĩ huyền đai 57
36 Võ trạng nguyên truyện 65
37 Cô Tấm và quả thị 55
38 Đầu năm xuất hành: Về quê 74
39 Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20) 77
40 Trạng Me đè trạng Ngọt 59
41 Siêu mẫu chân dài 78
42 Âm mưu và tình yêu 66
43 Qua sông bằng đò 103
44 Địa linh nhân kiệt 100
45 Thượng kinh ký sự (hay là ba lần tới thủ đô) 77
46 Vi hành 83
47 Tượng nhà mồ 83
48 Lột da mặt 206
49 Chuyện tình Sơn Nữ 85
50 Người con gái sông La 86
51 Thời gian 69
52 Chị em sinh ba 180
53 Ký ức binh nhì 119
54 Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch 140
55 Người cuối cùng của một dòng họ võ tướng 118
56 Tôi làm gia sư 167
57 Chuyện học hành 84
58 Mùng ba Tết thầy 141
59 Cô giáo mầm non 139
60 Bạn học lớp bốn 123
Trang 2 trong tổng số 3

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
61 Bạn học lớp bảy 81
62 Chuyện của nhà địa chất 90
63 Bạn học lớp ba 89
64 Bạn học lớp hai 82
65 Tướng sát phu 212
66 Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì 172
67 Con gái viên đại úy 173
68 Huyền thoại Lý toét 135
69 Cô Dâu Gặp Nạn 129
70 Bác sĩ thú y 113
71 Bác sĩ đồng quê 115
72 Nhật ký của một cô giáo trường huyện 136
73 Nhật ký của một cô giáo trường làng 122
74 Sự tích chim đa đa 243
75 Lời thề thứ hai 163
76 Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng 324
77 Mẹ Đốp 335
Trang 3 trong tổng số 3
http://www.tintuconline.com.vn/Library/images/52/2010/06/ngay30/dao.jpg
t r u y ệ n   n g ắ n   đ ỗ   n g ọ c   t h ạ c h

 

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

4 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch : Quanh Hồ Gươm

Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

Thứ năm, 19 Tháng 1 2012 15:49 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Quanh hồ Gươm

“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…” , biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.
Thứ năm, 19 Tháng 1 2012 15:39 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Ngày thứ ba mươi mốt

Ngày thứ ba mươi mốtÔng Cư là cán bộ cấp Trưởng Phòng của một cơ quan nghiên cứu trung ương. Khi tôi được về làm nhân viên dưới quyền của ông Cư, ngày đầu tiên đi làm, tôi muốn mời cả Phòng, phòng chỉ có bốn người, đi ăn phở, làm một chén rượu, gọi là lễ “Nhập Phòng”.
Thứ năm, 19 Tháng 1 2012 15:28 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Chuyện người bán thuốc

Chuyện người bán thuốcLợi là con mồ côi cả bố lẫn mẹ, được ông chủ tịch xã thương tình đem về nuôi từ năm lên sáu tuổi, lúc Lợi đang lặn lội suốt ngày ngoài đồng mò cua bắt ốc.
Thứ năm, 19 Tháng 1 2012 15:19 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Vụ án đêm giao thừa

Vụ án đêm giao thừaTrần Văn Luật được điều về Tổ Trọng án, nhưng là lính mới nên anh chưa được tham gia vào việc phá án mà đang ở thời kỳ tập sự.
Đọc thêm...

http://langvietonline.vn/Uploads/Images/c/ba9/cba9fe9a6f76d37f87d5e2a427b63ea9.jpg

Quanh hồ Gươm

Thứ năm, 19 Tháng 1 2012 15:49 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…” , biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.
Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
Thói quen thứ ba là đã đến Hồ Gươm thì thế nào cũng phải ăn kem Bờ Hồ, bất kể mùa hè hay mùa Đông. Cụm từ “Kem Bờ Hồ” để nói về hai vị trí: Kem que bán ở cái Ki-ốt nằm trên bãi đất trống ở góc có hai đường cắt nhau là đường Lý Thái Tổ và đường Tràng Tiền và Kem Cốc (Ly) bán ở trong Nhà Thủy Tạ. Tôi xin đưa ra nhận xét về Kem Bờ Hồ rằng: Tính từ năm 1954 (năm tôi về sống ở Hà Nội) trở lại đây, chất lượng ngày càng kém đi. Mỗi lần từ phương xa trở về Hà Nội, tôi đều đến Bờ Hồ ăn Kem và đều phải nuối tiếc cái cảm giác tuyệt vời khi “ăn Mùa Đông” đã bị mất dần độ khoái cảm!...

Lúc còn nhỏ, việc đi chơi Hồ Gươm là một việc quan trọng, phải được bố trí, sắp xếp trước bởi nhà tôi ở khá xa Hồ Gươm, và lúc đó, đi dạo công viên hoặc đi dạo Hồ Gươm là hình thức giải trí “Cao cấp” của tầng lớp “Quý tộc” hoặc giới ăn trắng mặc trơn nhàn hạ. Tuy nhiên, ngày Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết thế nào anh chị em chúng tôi cũng làm một chuyến đi chơi Bờ Hồ. Đối với trẻ con lúc ấy (cuối những năm 1950), Bờ Hồ còn có món đặc sản rất hấp dẫn nữa là “Thịt Bò khô”, bán trên cái tủ cơ động của mấy người Việt gốc Hoa, thường tụ tập ở gần bến Xe Điện Bờ Hồ…

Không hiểu tôi có cơ duyên gì với Hồ Gươm mà có tới ba lần sống gần Hồ Gươm và Hồ Gươm trở thành một phần quan trọng trong Ký ức của tôi về Hà Nội…

Lần thứ nhất là vào tháng 8 năm 1966, tôi có giấy gọi vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, (lúc đó đã sơ tán về tận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nhưng vì bố tôi muốn tôi vào Trường Đại học Y Dược Hà Nội, tôi lại không nghe theo nên ông đã giận mà xé giấy gọi của tôi đi, đồng thời không cấp “Lộ phí” cho tôi đi Thái Nguyên! Không còn cách nào khác, tôi phải đi làm thuê kiếm tiền và rất may cho tôi, sau khi làm một giấc ngủ ngon lành trên băng ghế đá ở góc Bờ Hồ , đối diện nhà hàng Phú Gia ở bên kia đường Lý Thái Tổ, tôi tính vào nhà hàng này làm một bữa no cho biết mùi “Nhà giàu” (Phú Gia) thì thấy một bà già đi bộ bị một người đi xe mô-by-lét (xe máy tay ga loại nhẹ khá phổ biến ở Hà Nội lúc đó) quệt phải người, ngã lăn quay giữa đường, tôi liền đỡ bà cụ dậy và đi về phía nhà hàng Phú Gia. Vừa tới trước cửa nhà hàng Phú Gia thì có một người đàn ông trung niên đi từ trong nhà hàng ra, nhìn thấy tôi dìu bà cụ tới thì giật mình ào tới, hỏi han rối rít…Thì ra ông ta là đầu bếp trong nhà hàng Phú Gia, sau khi biết rõ tình cảnh và nguyện vọng của tôi, đã cho tôi vào làm phụ bếp và tôi cũng xin được ngủ đêm tại Nhà hàng.
Lần thứ hai là khi tôi còn đang học tại Khoa Toán ĐHTH (lần thứ hai, sau khi đi lính về), tôi thường về nhà người bạn ăn ngủ, ở ngay đầu phố Cầu Gỗ, đối diện bến xe Điện Bờ Hồ.
Lần thứ ba là khi tôi làm việc (và ăn ngủ tại phòng làm việc) tại Viện Văn học, ở phố Lê Thái Tổ, không sát Hồ Gươm nhưng cũng chỉ bước vài bước qua phố Hàng Dầu là tới Hồ Gươm.
Truyện ngắn Quanh Hồ Gươm này chủ yếu nói về ba lần sống bên Hồ Gươm đó!...
2.
Từ lúc được sinh ra đời, tôi chưa bao giờ nghĩ đến cái Chết (mặc dù đã phải đối mặt với không ít hiểm nguy), cho nên tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy có người tự tìm đến cái Chết (tự tử) và không hiểu tại sao họ lại muốn chết? Một buổi chiều bình lặng, khoảng bốn, năm giờ, tôi vừa đi dạo một vòng quanh Hồ Gươm, tính vào cầu Thê Húc ngắm cảnh hoàng hôn quanh hồ, vừa đặt chân lên cầu thì thấy ở giữa cầu, có một người vừa nhảy xuống hồ. Tôi chạy lại, ngó xuống thì thấy đó là một người đàn bà, đầu còn ló trên mặt nước, hai tay đập nước loạn xạ! Tôi liền nhảy xuống, tóm tóc người đàn bà lôi vào bờ!...Thì ra chị ta chính là phục vụ bàn của nhà hàng Phú Gia, nơi tôi đang làm phụ bếp! Khi nhận ra tôi, chị ta nói: “Chú cứu tôi làm gì! Tôi đã bị lừa, bị cướp đi cái quý giá nhất của người con gái, còn sống làm gì nữa?” Tôi bảo: “Chị bị lây bệnh thất tình của các tiểu thư đài các trong tiểu thuyết ái tình rồi! Không có cái gì quý giá bằng sinh mạng! Chị hãy quên “chuyện lừa đảo” ấy đi, nó cũng chỉ như người ta bị mất trộm mà thôi! Nếu có bản lĩnh thì nghĩ cách báo thù, cho kẻ Sở Khanh kia một bài học là xong! Đó là cách nghĩ của người lao động chúng ta!”. Chị ta suy nghĩ một lúc thì thở dài rồi nói: “Cậu còn trẻ tuổi mà sao nghĩ sự đời rành mạch quá, tôi sẽ nghe theo cậu! Nhưng tôi phải nhờ cậu bày cho một mưu kế để trả thù thằng cha Sở Khanh kia, hắn thường đến ăn ở nhà hàng Phú Gia đó!”…Tôi liền bày cho chị ta một mẹo nhỏ trong “Tam thập lục kế”. Ba ngày sau, chị phục vụ bàn gặp tôi nói: “Mẹo của anh hay quá, nhưng liều thuốc mê tôi cho vào ly rượu của hắn lại lấy nhầm gói thuốc độc, nên hắn đã chết luôn rồi! Bây giờ phải làm sao?” Tôi nói ngay: “Thì kéo hắn ra khỏi cái buồng Thuyền trưởng rồi thả xuống sông nhờ Long Vương phán xử!” (gã Sở Khanh Kia là Thuyền trưởng một con tàu vận tải đường sông). Thời gian cứ bình thản trôi đi mà không thấy chị phục vụ bàn nói gì, chắc không ai điều tra về cái chết của gã Thuyền trưởng vì điều tra làm sao khi trong phòng Thuyền trưởng của gã có rất nhiều dấu vết và hiện vật của rất nhiều cô gái khác nhau và điều đặc biệt là người ta còn tìm thấy trong một cái thùng giấy các-tông có tới ba chục bộ đồ lót của ba chục cô gái khác nhau!...Thì ra gã Thuyền trưởng là một “Yêu râu Xanh” đã làm hại đời biết bao cô gái dại dột! Lão ta chết cũng đáng đời!...

Một tuần sau nữa, chị phục vụ bàn cưới chồng, chồng là cửa hàng trưởng một cửa hàng ăn uống khác, thường qua lại Phú Gia. Sau khi giới thiệu tôi là ân nhân cứu mạng trong vụ nhảy cầu Thê Húc, người chồng liền đưa tôi một món tiền lớn gọi là ủng hộ “Sinh viên nghèo” làm lộ phí lên Đại Từ, Thái Nguyên nhập học!...”. Tôi cảm tạ vô cùng vì tính ra cho đến lúc đó, tôi làm phụ bếp ở nhà hàng Phú Gia đã gần một tháng mà vẫn chưa để dành được đồng nào vì cứ mỗi tuần lĩnh tiền xong, tôi lại vào Nhà Sách Tràng Tiền và mê mẩn thế nào mà mua sách hết số tiền công mới được nhận!...
3.
Trong thời gian ở nhà anh bạn ở phố Cầu Gỗ (gọi là phố Cầu Gỗ nhưng tôi chẳng thấy có cái cầu bằng gỗ nào?), tôi cũng thường xuyên đi dạo quanh Hồ Gươm và cũng thường lên cầu Thê Húc bởi mỗi khi tới cầu Thê Húc là lại nhớ đến vụ nhảy cầu năm xưa của chị phục vụ bàn nhà hàng Phú Gia. Hôm ấy, tôi vừa đặt chân lên cầu Thê Húc thì hệt như cái hồi năm 1966, tôi vụt thấy ở giữa cầu có người vừa nhảy xuống hồ! Tôi lại nhảy xuống và tóm tóc nạn nhân lôi vào bờ. Và tôi thật sự kinh ngạc khi nạn nhân lại chính là người phụ nữ đã nhảy cầu năm năm trước, tức chính là chị phục vụ bàn nhà hàng Phú Gia ngày xưa!... Chị ta cũng kinh ngạc khi nhận ra tôi rồi òa khóc, hồi lâu mới nói: “Chồng tôi bây giờ nó có nhân tình trẻ đẹp, nó không còn ngó ngàng gì đến vợ con nữa! Vậy thì tôi sống mà làm gì? Mà tại sao lại là anh? Anh cứu tôi mà làm gì?” Tôi nói: “Sao chị cũng không đi kiếm nhân tình giống như ông ấy? Chị không thể chịu thua ông ấy được, chị không biết câu “Ông ăn chả bà ăn nem” sao? Việc gì mà lại dại dột đi tìm cái chết?” Chị ta nghe nói vậy thì như là bừng tỉnh sau cơn mê ngủ, sau đó sửa sang lại nhan sắc, để trái tim hòa cùng nhịp sống! Chẳng mấy chốc ong bướm lượn lờ quanh mình, chỉ quờ tay ra là bắt được nhân tình, nhân ngãi! Từ đó mải mê với những cuộc tình gió trăng, chị ta quên luôn chuyện người chồng phụ bạc!...

Người bạn tôi ở Cầu Gỗ cũng đi lính với tôi một đợt năm 1966, học ở Khoa Lý, lại trúng tuyển vào Không quân, được sang Liên Xô học lái máy bay nhưng sau đó do sức khỏe có vấn đề nên lại trở về trường cùng một đợt với tôi, lại học ở khoa Lý. Người bạn này rất quan tâm đến cuộc sống của bạn bè và thường khuyên tôi nên cưới vợ cho ổn định cuộc sống. Một hôm, anh dẫn tôi đến nhà một người quen, trên đường đi, anh nói: “Tôi có người bà con họ hàng xa, đã một đời chồng, hiện sống với cô con gái bốn tuổi, nhà cửa đàng hoàng, làm việc ở một cửa hàng ăn uống, không lo đói! Tôi đã nói chuyện về ông với chị ta, cơ bản là xong rồi, chỉ còn ở phần của ông nữa mà thôi!”. Nhưng khi chúng tôi tới nhà người họ hàng của anh bạn thì người ở trong nhà là chủ nhà mới, người này nói chị chủ nhà cũ (tức người bà con với anh bạn tôi) đã bán nhà cho anh ta được ba ngày nay và hình như đã vào Sài Gòn rồi! Anh bạn tôi nghe nói vậy thì lẩm bẩm: “Đúng là cuộc sống luôn vận động nhanh và mạnh hơn ta nghĩ!” Còn tôi thì sực nhớ ra rằng cách đây một tháng, tôi đã đưa chị phục vụ bàn ở chân cầu Thê Húc về chính ngôi nhà này. Thì ra người bà con họ hàng xa mà anh bạn tôi định giới thiệu cho tôi lại chính là người đã hai lần nhảy cầu Thê Húc để tìm cái chết! Lần này chị ta đi vào phương Nam xa xôi ngập nắng, chắc sẽ là điều tốt bởi từ lâu chị ta thường hay nói câu: “Tôi muốn đi thật xa, đến một nơi nào đó không biết tôi là ai, tôi sẽ làm lại từ đầu!”. Tôi thường nghe câu nói này ở khá nhiều người và tôi luôn nghĩ, sao người ta không “làm lại từ đầu” ở ngay nơi đã sống, đã quen thuộc?
4.
Tám năm sau, tôi về làm việc ở Viện Văn học, ăn ngủ ngay trong phòng làm việc ở 20 Lê Thái Tổ, coi như cũng là ở cạnh Hồ Gươm. Ngày nào tôi cũng đi dạo quanh Hồ Gươm ít nhất là ba lần: sáng chạy bộ quanh Hồ Gươm hai vòng, trưa đi tới Thư viện Quốc Gia ở phố Tràng Tiền cũng phải qua Hồ Gươm và khoảng Mười giờ đêm thường đi dạo quanh Hồ Gươm vì đọc sách và viết bài gì đó xong thì… đói!

Có lẽ thời gian từ nửa đêm về sáng ở quanh Bờ Hồ là có nhiều chuyện nhất với đủ các sắc thái tình cảm khác nhau. Ở đây, tôi chỉ rút ra hai, ba chuyện có liên quan tới đề tài của Truyện ngắn này!
Một hôm, như mọi ngày, tôi vừa viết xong một bài tiểu luận bắt buộc thì đã mười một giờ đêm. Bụng đói cồn cào, tôi liền tới Phở Thìn tự thưởng cho mình một tô đặc biệt. Ăn được nửa tô thì có một người thiếu phụ khoảng hơn năm chục tuổi bước vào, ngồi xuống bàn cạnh bàn tôi. Bà ta lặng lẽ ăn phở, bình tĩnh, thong thả … Khi ăn xong tô phở, tôi nhìn lại người thiếu phụ và bỗng nhận ra bà ta chính là người đã hai lần nhảy từ cầu Thê Húc xuống Hồ mà tôi đã nói trên. Tôi định hỏi chuyện bà ta nhưng lại nghĩ, “Trời đánh còn tránh miếng ăn”, người ta đang ăn không nên làm phiền và lỡ ra nhận lầm người thì sao? Tôi liền ra khỏi quán phở và đi về phía cầu Thê Húc. Không có ai trên cầu. Tôi đi vào cầu và khi tới giữ cầu thì ngồi xuống, dựa lưng vào thành cầu. Gió nhẹ thổi, không khí mát lạnh khiến cho tôi có cảm giác buồn ngủ và cái ngủ ập tới từ lúc nào!...
Tôi đang mơ màng với những ý nghĩ và hình ảnh lộn xộn thì nghe có tiếng nói rì rầm: “Có ai đang ngồi trên cầu thế này? Đúng chỗ của chúng ta!”, “Đệ tử Cái Bang chứ còn ai nữa! Mặc kệ người ta! Chúng ta tiến hành đi!”, “Nào, ba chúng ta cầm chặt tay nhau. Đào nói trước đi!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Đào, 18 tuổi, nguyên học sinh lớp 12A1, vì thi trượt Đại học mà bị bố mắng nhiếc thậm tệ rồi đuổi khỏi nhà! Em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần Rùa!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Cúc, 18 tuổi, nguyên học sinh lớp 12A1, bị bạn trai bỏ rơi rồi lại bị thầy giáo Chủ nhiệm cưỡng bức, có thai đã ba tháng! Em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần Rùa!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Lan, 18 tuổi, nguyên học sinh lớp 12A1, em không thể học được vì khó quá, mà bố mẹ cứ bắt em học. Em bỏ nhà đi hoang nhưng đi hoang thì đói và rét, lại không có chỗ ngủ. Vậy em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần Rùa!”. Tôi nghe các cô bé nói khá rõ nhưng muốn mở mắt ra nhìn mà không được, muốn đứng dậy mà đôi chân như không phải của mình! Tôi thoáng nghĩ, đây hẳn là một vụ tự tử tập thể, vậy phải ngăn lại ngay! Tôi định la to “Dừng lại!” nhưng mồm lưỡi cũng như là không điều khiển được! Rồi có tiếng “ùm” rất lớn và nước từ dưới hồ văng lên người tôi như một cơn mưa bóng mây! Vừa ngớt “cơn mưa bóng mây”, mắt tôi mở ra được và nhìn rõ mọi vật xung quanh thì thấy người thiếu phụ ở quán Phở Thìn ban nãy xuất hiện và nói: “Chào cậu! Cậu bị “Đóng băng” rồi, chỉ nghe chứ không cử động gì được! Từ trong quán Phở Thìn, tôi đã nhận ra cậu, những tưởng cậu sẽ lại ngăn cản tôi xuống Thủy Cung, nhưng lần này thì cậu bị “Đóng băng”, chẳng thể làm gì được đâu! Cậu muốn biết tại sao tôi lại muốn chết chứ gì? Bởi vì thằng “Bồ” của tôi nó thật táng tận lương tâm, sau khi “no xôi chán chè”, nó bán cả hai mẹ con tôi cho một “ổ Nhện” ở tận bên Campuchia! Nói sao hết nỗi tủi nhục ê chề, con gái tôi đã mất tích! Tôi không thể bỏ xác nơi đất khách quê người được, tôi phải trở về lòng Hồ Gươm, nơi có người mẹ trẻ của tôi đã an nghỉ từ thế kỷ trước!” Tôi thoáng nghĩ, thì ra người mẹ của bà ta cũng đã trầm mình nơi đây, hèn chi cứ gọi con gái hoài! Tôi định nói lời từ biệt với người thiếu phụ nhưng bà ta đã nhảy xuống hồ từ lúc nào, nước hồ lại văng lên người tôi như cơn mưa bóng mây!...
*
Mười năm sau, tôi mới có dịp trở lại Hà Nội sau những năm dài phiêu bạt giang hồ. Đêm hôm ấy, tôi ra Hồ Gươm và vừa đặt chân lên cầu Thê Húc thì thấy một thiếu nữ chưa tới tuổi đôi mươi đang đứng khóc giữa cầu. Cô gái vừa khóc vừa nói nên nghe không rõ lắm, khi tôi lại gần mới nghe được rõ đoạn cuối: “…Mẹ ơi, con chưa thể xuống với mẹ được vì chưa tìm thấy kẻ thù của mẹ con mình! Con xin hứa là sẽ tìm bằng được dù nó có phép thăng thiên, độn thổ hay tàng hình!...Mẹ hãy phù hộ cho con, mẹ ơi!...”. Tôi đi sát tới cô gái thì giật mình kinh ngạc vì cô ta giống người thiếu phụ đã ba lần nhảy xuống hồ từ cầu Thê Húc như hai giọt nước!
Sài Gòn, tháng 11-2009
Đỗ Ngọc Thạch

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

4 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích Làng tôi... (vannghechunhat.net)

Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

Chủ nhật, 15 Tháng 1 2012 16:07 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Làng tôi xanh bóng tre

Làng tôi xanh bóng treLàng Yên Khê là một vùng bán sơn địa, tuy nhỏ nhưng phong cảnh thật ngoạn mục: có núi Voi phục cao gần một ngàn mét, in hình trên nền trời xanh, nhìn xa xa như một con voi đang phủ phục.
Chủ nhật, 15 Tháng 1 2012 15:59 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Làng nói trạng

Làng nói trạngNếu có ai hỏi ông Đồ Tiếu, một trong số những người cao tuổi nhất Làng Hạ, rằng tại sao Làng Hạ có “biệt danh” là “Làng nói Trạng” thì ông đều kể bằng một câu chuyện rất dài và chỉ có thể tóm tắt như sau:
Chủ nhật, 15 Tháng 1 2012 15:48 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch 

Ở trọ

Ở trọCó hai cửa ải quan trọng đối với “dân ngoại tỉnh” khi đến những thành phố lớn là ở trọ và đi làm thuê kiếm sống. Hai cửa ải này nó “liên thông” với nhau nên cùng lúc vượt qua cả hai cửa ải không hề đơn giản.
Chủ nhật, 15 Tháng 1 2012 15:35 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Chờ

Vào năm 1972, khi tôi vào học năm thứ hai của Khoa Ngữ Văn (trường ĐH Tổng hợp Hà Nội) thì chúng tôi sơ tán về xã Châu Minh, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đọc thêm...

Làng nói trạng

Chủ nhật, 15 Tháng 1 2012 15:59 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Làng nói trạngNếu có ai hỏi ông Đồ Tiếu, một trong số những người cao tuổi nhất Làng Hạ, rằng tại sao Làng Hạ có “biệt danh” là “Làng nói Trạng” thì ông đều kể bằng một câu chuyện rất dài và chỉ có thể tóm tắt như sau:
Ngày xưa, có lần ông Thầy Địa lý khét tiếng Tả Ao trên đường đi ngao du bốn phương, khi tới Làng đã năm lần bảy lượt bỏ đi rồi lại quay lại Làng, đi tới đi lui, định nói gì rồi lại thôi. Cứ như thế suốt hai ngày, khiến cho những nhà Nho trong Làng hồi hộp lo âu không biết Làng mình có điều gì bí ẩn mà đến bậc đã khiến cho Quỷ khốc Thần sầu như Tả Ao Tiên sinh phải đắn đo nhiều như vậy? Đến ngày thứ ba, dường như đành bất lực trước những bí ẩn của Thiên cơ, Thầy Tả Ao đến chào bái biệt Trưởng Làng. Trưởng Làng cố gặng hỏi để thầy Tả Ao nói cho vài câu nhưng thầy đều nói mãi ba chữ: “Bất khả tri!”.  Đến khi Trưởng Làng bảo người vợ ra chào thì thầy Tả Ao giật mình kinh ngạc chú mục nhìn người vợ Trưởng Làng rồi ngồi phịch xuống ghế, mắt nhắm nghiền rồi nói: “Kỳ nhân dị tướng! Ngàn năm mới có một người!”. Trưởng Làng thấy vậy thì bảo người nhà lui hết đoạn vái thầy Tả Ao ba vái mà nói: “Xin thầy cho biết! Xin thầy cho biết!”. Thầy Tả Ao lúc ấy mới thong thả nói: “Vợ ông mới tắm xong, cho nên tôi thấy Con Ô Long còn dính nước và nó bò tới mắt cá chân bà nhà! Còn bình thường thì nó xoắn lại, cuốn xung quanh cái chân ngọc ngà của bà nhà, nên không ai nhìn thấy con Ô Long đó! Đó gọi là Tướng cách Đại Quý Ô Long quấn ngọc trụ!”. Thầy Tả Ao nói vậy nhưng Trưởng Làng còn chưa hiểu ra sao, thầy Tả Ao phải giải thích cặn kẽ: “Âm mao của bà nhà cực kỳ xum xuê như lau sậy, trong đó có một sợi đen nhánh, to bằng ba sợi khác, bình thường thì sợi âm mao này xoắn lại quấn lấy bắp đùi, bắp vế bà nhà, cho nên gọi là Ô Long quấn ngọc trụ, tức Con Rồng đen quấn cột ngọc! Ban nãy bà nhà tắm, dội nước nên con Ô Long mới duỗi ra, dài tới mắt cá chân, nên tôi đã nhìn thấy đuôi con Rồng đen đó!”. Trưởng Làng ngẩn ngơ một lúc rồi như hiểu ra, song vẫn cố hỏi cho cặn kẽ: “Vậy con Ô Long của bà nhà tôi có liên quan gì tới vận số của Làng này nói chung?”. Thầy Tả Ao nói: “Sao lại không liên quan! Làng ông là vùng đất Địa linh Nhân kiệt, nhân tài xuất chúng có nhiều nhưng do hướng Đình đặt sai cho nên bị ma quỷ quậy phá, kẻ xấu hãm hại mà không đạt tới kết quả mỹ mãn, đáng đỗ Trạng mà không thấy tên trong bảng Vàng, bia đá!... Song nhờ có Ô Long phò trợ mà tai qua nạn khỏi”. Trưởng Làng nghe nói vậy thì muốn nhờ thầy Tả Ao chọn lại hướng Đình, nhưng thầy Tả Ao nói: “Vận số của Làng đã được định đoạt cho tới vài trăm năm nữa, tôi sao dám sửa lại sổ sách của Nhà Trời. Song tôi có thể giúp cách khắc chế tai ương, giảm thiểu điều xấu, bảo lưu điều tốt!”. Hỏi làm như thế nào thì Thầy Tả Ao nói: “Cần làm ngay cái miếu thờ Thần Ô Long, đặt ở hướng chính Tây của Đình Làng, khoảng cách là năm đến mười dặm. Thêm nữa, trong Làng, phàm chỗ nào đất đã trũng thì cho đào thành ao hồ, thả hoa sen, hoa súng. Cần có ít nhất chín cái ao hồ lớn để làm chỗ cho Thần Ô Long giáng hạ. Điểm cuối cùng, nên đổi tên Làng Hạ thành Làng Hạ Long!”…
Trưởng Làng lắng nghe như nuốt từng chữ, từng lời của thầy Tả Ao. Nghe xong, Trưởng Làng định hỏi thêm thì đã không thấy thầy Tả Ao đâu nữa!
Từ khi Làng mang tên mới là Làng Hạ Long, cảnh sắc của Làng trở nên tươi đẹp như tranh vẽ. Làng có chín cái hồ lớn và chín cái ao nhỏ lúc nào cũng ngào ngạt hương hoa sen, hoa súng gợi cảnh thanh bình, an lạc. Duy chỉ có điều lạ là trẻ con trong Làng đều được cho ăn học từ nhỏ, nhưng đến những nấc thang cuối cùng của chuyện thi cử thì đều rơi rụng hết, không có ai đỗ đạt cao, chẳng hạn như ngày xưa thì có ba kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình, thì chỉ qua được kỳ thi Hương, vài người qua được kỳ thi Hội, còn tới kỳ thi Đình thì không bao giờ có người đỗ; còn như ngày nay thì chỉ qua được kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, tới thi Đại học thì rụng gần hết, chỉ còn được vài người đỗ vớt hoặc được cộng thêm điểm ưu tiên!...Tuy nhiên, những người cao tuổi không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Hội Bảo trợ học đường ra đời rất sớm, sau này là Hội Khuyến học, hoạt động cũng rất mạnh. Và để khích lệ tinh thần sĩ tử, khóa nào có ai đỗ Trạng Nguyên, Làng cùng mời cho được Quan Trạng về Làng rồi chọn lấy vài người học trò xuất sắc nhất, thi tài họa thơ, đối chữ với Quan Trạng, thực ra là để đánh đổ uy danh của Quan Trạng, tôn vinh tài học của người Làng, song đa phần cũng chỉ một chín một mười mà thôi. Tuy nhiên, trong những cuộc so tài đó, ai có thể đối đáp ngang ngửa với Quan Trạng đều được Làng phong danh hiệu Trạng Nguyên, cũng có nghi thức đón rước Trạng Nguyên về…tận nhà và điều quan trọng nhất là cũng được cưới “Công Chúa của Làng” mà không tốn kém một đồng bạc nào! Việc chọn ra “Công Chúa của Làng” được tiến hành hàng năm nên lúc nào cũng có sẵn Công chúa ngọc ngà đế Tân khoa Trạng Nguyên đón Nàng về dinh động phòng hoa chúc!
Trải qua thời gian, số Trạng Nguyên được Làng phong tặng ngày càng nhiều và hầu hết những Trạng Nguyên này đều mãn nguyện với cuộc sống của mình: vợ đẹp con khôn và không bao giờ lo đói bởi đó sẽ là những ông Đồ đắt giá (sau này là Gia sư) vĩnh viễn của Làng, thậm chí các làng khác trong vùng cũng đem con em tới nhờ dạy bảo! Và, như một tất yếu khách quan, những Ông Trạng không sắc phong này “coi Trời bằng vung”, nói một tấc đến Trời, tức nói khoác không ai bằng! Vì thế, người trong vùng gọi Làng Hạ Long này là Làng Nói Trạng! Hàng năm, Làng đều có tổ chức thi nói Trạng và ai đoạt giải nhất  cũng được Làng phong danh hiệu Trạng Nguyên!
*
Chúng ta đã được biết một số Làng nói Trạng do những nhà sưu tầm văn hóa dân gian, nhà báo sưu tầm và kể lại trên một số báo chí như Quảng Cư (Quảng Bình),Vĩnh Hoàng (tỉnh Quảng Trị), Đồng Sài (tỉnh Bắc Ninh), Trúc Ổ (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Văn Lang (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ),v.v… Song, Làng nói Trạng Hạ Long sẽ khiến cho người tiếp xúc lần đầu tiên phải thốt lên: “Không thể nói khoác hơn!”…
Những nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folkllore) có quê gốc là Làng Nói Trạng Hạ Long đang khẩn trương sưu tập những câu chuyện Nói Trạng của Làng để in thành ba tập sách, mỗi tập khoảng một ngàn trang, dự kiến hết năm 2010 sẽ xong mọi vấn đề và sẽ được in ấn, phát hành vào quý một năm 2011. Đến lúc ấy, bạn đọc có thể “no sôi chán chè” về Truyện Nói Trạng. Những gì tiếp dưới đây là được rút từ bộ sách nói trên.
*
Làng Nói Trạng có rất nhiều nhân vật thuộc loại Kỳ nhân dị tướng, tất nhiên. Nhân vật có nhiều huyền thoại bao quanh nhất là ông Song Long. Ông Song Long chính là con trai trưởng của ông Trưởng Làng với bà vợ có tướng cách Đại quý Ô Long quấn ngọc trụ, người đã từng được tiếp kiến Tả Ao Tiên sinh đã nói trên. Năm nay, ông Song Long đã hơn trăm tuổi, song sức khỏe còn rất tốt, có thể nói là đẹp Lão, không thua gì các vị Đại Tiên trên Thượng giới. Khi ông được sinh ra, rất đặc biệt, không như người thường. Theo lệ thường, khi người mẹ ra nước ối thì đứa con sẽ chui ra ngay, nhưng ông Song Long thì không chịu ra ngay mà phải một ngày sau. Lúc ông chui ra, bà đỡ thấy tay ông cứ nắm chặt “con Ô Long” của người mẹ thì không biết làm thế nào, bởi nếu làm đứt “con Ô Long” của người mẹ thì rất nguy hiểm bởi người mẹ sẽ mất đi cái Tướng cách Đại quý Ô Long quấn ngọc trụ! Bà đỡ bèn nói rõ tình hình với người mẹ, lập tức người mẹ quát lớn: “Thả tay ra ngay! Mẹ đã cho con những hai con Ô Long rồi còn muốn gì? Sờ tay lên đầu xem!”. Ông Song Long, tức thằng bé vừa chui ra từ bụng mẹ liền sờ tay lên đỉnh đầu, quả nhiên ngay giữa huyệt Bách hội, có hai sợi tóc đen nhánh, to gấp ba lần những sợi khác, dài tới mười phân! Từ đó, đứa bé được đặt tên là Song Long. Hai sợi tóc đó của thằng bé dài ra không ngờ, khi năm tuổi thì có thể quấn kín người như cái áo giáp, dao chém không đứt, dáo đâm không thủng. Bình thường phải cuộn hai sợi tóc đó lại, cho vào một cái túi vải, đeo dưới nách!
Khi mới mười tuổi, cậu bé Song Long đã đỗ đầu kỳ thi Hương, kỳ thi Hội cũng đỗ Á khoa, nhưng đến kỳ thi Đình thì bị đánh trượt vì chê con gái yêu của Quan Chủ khảo là xấu xí, không chịu thành thân. Thực ra, cậu bé Song Long đã được ông Trưởng Làng chọn cho người vợ ở cùng Làng có Tướng cách cực quý là Song Long nhiễu nguyệt, hai vợ chồng đều có quý tướng thì còn mơ tưởng gì nữa!
Sau lần hỏng thi đó, cậu bé Song Long ở nhà, cưới vợ rồi vui thú chuyện vợ con, chẳng thiết gì chuyện thi cử lập công danh nữa! Tuy thế, tài học cũng như tài nói khoác của Song Long đã bay tứ phương, nhiều Đại Nho quanh vùng phải tâm phục khẩu phục!
Lần ấy, có một vị quan Thượng Thư người miền trong, từng đậu Trạng Nguyên, đi kinh lý qua Làng Hạ Long, đã nghe đồn nhiều về Song Long, bèn vào Làng tìm Song Long xem thực hư thế nào. Quan Thượng Thư vốn ghét những người không đỗ đạt mà lại nói khoác nên muốn tìm cách dồn Song Long vào chỗ chết. Lúc đó, Song Long mới gần hai mươi tuổi, đang sức trai tràn trề, mà chỉ loanh quanh ở nhà, không mấy khi đi ra khỏi lũy tre làng, nên quả là có nhiều quả ngon vật lạ ở tứ phương mà chưa biết tới. Quan Thượng Thư muốn khai thác chỗ yếu đó của Song Long, bèn nói: “Ta có người thiếp, tuổi chỉ xấp xỉ bằng ngươi, nhưng đã đi khắp nơi trong Nam ngoài Bắc, món ngon vật lạ gì cũng đã nếm qua. Vậy ngươi có món ăn gì khiến cho Nàng thích như là mới biết lần đầu thì được thưởng ngàn lạng bạc, bằng không sẽ bị chém đầu. Ngươi có dám nhận lời thách đố không?”. Song Long chấp nhận ngay và yêu cầu Quan Thượng Thư quây vải thành cái buồng giữa sân để dâng đặc sản!
Khi Song Long dâng đặc sản, mọi người chỉ nhìn thấy Song Long bưng cái mâm đồng trên úp lồng bàn nên không thể biết trong mâm là món gì? Nhưng chỉ năm phút sau thì người thiếp của Quan Thượng Thư bước ra nói: “Quả là Thiếp chưa từng được nếm món này!... Cực ngon!...”. Lúc ấy Song Long bưng cái mâm ra, Quan Thượng Thư vội lật lồng bàn ra xem thì không thấy gì, tròn mắt hỏi: “Món ấy đâu?”. Người Thiếp nói: “Thiếp đã ăn hết ngay!”… Đám đông xì xào bàn tán hồi lâu mà không biết Song Long đã dâng món gì? Hỏi mấy ông già lão làng thì chỉ nói kiểu gợi ý: Nhìn tạng người Quan Thượng Thư hom hem như thế, tất khi “hành sự” chỉ như “đuôi chuột ngoáy lọ mỡ”, như thế người Thiếp trẻ đẹp kia tất sẽ nuốt chửng cái “món ấy” của chàng trai trẻ!...
*
Có một cao thủ nói khoác ở một Làng nói Trạng khác của tỉnh nọ, nghe đồn Làng nói Trạng Hạ Long có nhân vật huyền thoại Song Long, liền tìm đến thách đấu. Cao thủ nói khoác này có người vợ yêu cực kỳ sung mãn, đặc biệt là đôi nhũ hoa đẹp không thể tả, với số đo vòng một theo kiểu đo bây giờ phải tới hơn chín mươi phân. Người này cũng dò hỏi và biết Song Long có người vợ có quý tướng Song Long nhiễu nguyệt thì háo hức muốn biết Song Long nhiễu nguyệt có hơn Nhũ hoa điểm son của vợ mình hay không, liền đưa ra điều kiện thách đố là “Được hoặc mất vợ với đối phương”. Khi người kia tới thách đấu, Song Long nhận lời ngay. Người vợ Song Long thấy vậy thì nói: “Sao chàng lại đem thiếp ra nhận thách đấu? Lỡ Chàng thua thì làm sao Thiếp sống nổi với người ta?”. Song Long bình thản nói: “Người này thách đấu như thế là đã tự hại mình, thua là cái chắc bởi ba điều: 1/ Mới vào cuộc anh ta đã chăm chăm muốn chiếm đoạt vợ người, không biết có chiếm được vợ người hay không nhưng mất vợ mình là không tránh khỏi; 2/ Vợ anh ta mạnh về đôi nhũ hoa, mà đôi nhũ hoa là tài sản của con cái chứ không phải của người chồng, vậy là anh ta đã cầm lộn vũ khí, con cái sẽ phản đối, chưa đánh đã thua; 3/ Có câu “Thái quá bất cập”, tức đôi nhũ hoa của vợ anh ta to đến như thế là hết cỡ. Anh ta nói khoác ắt nói về đôi nhũ hoa vô địch của vợ, ắt nói nó sẽ to nhất thế giới, phình to đến như thế ắt sẽ nổ tung, anh ta thua cuộc là cái chắc!”. Vợ Song Long nghe nói vậy thì yên tâm và thầm nghĩ, nếu chồng mình biết dùng vũ khí đặc biệt là “Đôi Rồng đang ấp mặt trăng” của mình thì thế nào cũng bắt trói được cô nàng có “Nhũ hoa điểm son” về làm vợ bé cho mình có người sai khiến! Quả nhiên, khi vào cuộc thi nói khoác, tay cao thủ kia cứ bơm mãi cho đôi nhũ hoa của vợ mình lớn đến cực đại để đến nỗi đối thủ chỉ khẽ chọc cũng nổ tung. Còn Song Long cứ tha hồ kéo dài cặp “Song Long nhiễu nguyệt” ra tới vô cực!... Người vợ của kẻ nói khoác bại trận có đôi nhũ hoa điểm son sau đó thành vợ bé của Song Long, khiến cho gia thế thêm thịnh vượng!
*
Khoảng nửa Thế kỷ thứ 21 trở lại đây, “phong trào nói khoác” ở Làng Hạ Long cũng như ở các Làng Nói Trạng khác có phần im ắng, bởi có thời gian, chính quyền địa phương cho chuyện nói Trạng, nói khoác là không tốt, thậm chí có hại cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước! Song, khoảng chục năm trở lại đây, vấn đề tìm về cội nguồn dân tộc để xác định bản sắc văn hóa của dân tộc được chú ý nên chuyện Nói Trạng lại được chú ý khai thác, bảo tồn bởi đó là một trong những nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc!...
Một ngày kia, Làng nói Trạng Hạ Long lại tổ chức Hội Thi Nói khoác, có mời các Làng nói Trạng ở các nơi tham dự, giải thưởng được treo cực lớn, có mơ như kiểu nói khoác cũng không thể ngờ!... Song, người bị bất ngờ lại chính là Ban Giám khảo của Hội Thi Nói Trạng, trong đó có dị nhân Song Long đã thọ hơn trăm tuổi! Họ bị bất ngờ vì nhận được chín bài dự thi được đóng xén rất đẹp thành chín cuốn sách khổ lớn như Lịch treo tường, dày hơn ngàn trang! Nội dung của chín tập sách đó là gì? Đó là những bản Báo cáo Tổng kết hàng năm (chỉ tập hợp các Báo cáo điển hình trong khoảng mười năm gần đây) của các cơ quan cấp Bộ như Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế,  Bộ Văn hóa, v.v… và một số Tỉnh, Thành phố nổi tiếng về “Báo cáo láo” để phô trương thành tích {mà báo chí gọi là “Bệnh thành tích”)… Hỏi tác giả của những “Bài thi” đó thì toàn là chuyên viên cao cấp chuyên ngành viết Báo Cáo của các Bộ, Tỉnh thành nói trên!
Ban Giám khảo họp một ngày và quyết định trao giải Nhất đồng hạng cho cả chín cuốn Bài thi nói  Khoác! Sau Tết năm con Cọp sẽ làm lễ phát thưởng, chưa biết ngày chính xác là ngày nào? Có lẽ sẽ phải là một ngày dài hơn Thế kỷ!.../.
Sài Gòn, 2010
Đỗ Ngọc Thạch

Làng tôi xanh bóng tre

Làng tôi xanh bóng treLàng Yên Khê là một vùng bán sơn địa, tuy nhỏ nhưng phong cảnh thật ngoạn mục: có núi Voi phục cao gần một ngàn mét, in hình trên nền trời xanh, nhìn xa xa như một con voi đang phủ phục.
Từ núi voi, một dòng suối nhỏ chảy lượn lờ như một dải lụa mềm qua một khu đồi thấp chỉ có cây sim, cây mua lúp súp. Dòng suối nhỏ lúc nào cũng yên bình và trong xanh nên người ta đặt tên cho nó là Yên Khê. Suối Yên Khê uốn lượn được khoảng ba cây số thì chảy vào một cái đầm lớn gọi là đầm Vạc, bởi ở đây chỉ có con cò con vạc. Bên kia đầm Vạc là xã Thanh Thủy…
Khởi thủy, làng Yên Khê là khu đồi hoang sơ, chỉ là nơi dừng chân nghỉ ngơi tắm rửa của những người tiều phu từ Thanh Thủy tới núi Voi kiếm củi. Con suối Yên Khê không ngờ có một bãi tắm rất đẹp: lòng suối mở rộng, nước sâu tới ngực và trong vắt, nhìn tới đáy thấy những viên đá cuội trắng như ngọc trai. Người ta nói đó là bãi tắm Tiên, xưa kia các Nàng Tiên thường tới đây tắm và nô đùa cả buổi. Thời nay, chưa ai nhìn thấy các Nàng Tiên tắm nhưng cái tên bãi tắm Tiên thì vẫn còn. Có một số cô gái ở Thanh Thủy tin là nếu tắm ở bãi tắm Tiên thì sẽ được đẹp như Tiên nên thi thoảng cũng rủ nhau đi núi Voi kiếm củi để rồi tới bãi tắm Tiên. Quả nhiên, sau mỗi lần tắm ở bãi tắm Tiên, các cô gái Thanh Thủy đều thấy mình đẹp hơn, da dẻ trắng ngần…
Vào thời Minh Mạng (*) nhà Nguyễn, ở Thanh Thủy, nhà kia có hai chị em sinh đôi, chị tên Hiền, em tên Hậu, đều thuộc loại đẹp người, đẹp nết nhưng không hiểu sao cả hai chị em đều bị chứng bệnh ngớ ngẩn, càng lớn bệnh càng nặng, nhất là khi hai chị em qua tuổi thập tam. Và sau vài lần đi tắm ở bãi tắm Tiên về, cái bụng của cả hai chị em cứ lớn dần. Bởi vì mắc chứng bệnh ngớ ngẩn nên cả hai chị em đều không thể nói ra được kẻ nào đã làm cho họ mang hoang thai. Các bô lão nói với bà Tình, mẹ của hai chị em: “Cứ theo lệ làng thì hai chị em đều sẽ bị làng phạt vạ, nhưng các bô lão thương tình người bị bệnh ngớ ngẩn nên không phạt vạ mà chỉ bị “đi đầy”: Làng sẽ làm cho hai chị em một căn nhà nhỏ dưới chân núi Voi để tới đó mà sinh nở!”. Ngày mãn nguyệt khai hoa, chỉ có bà Tình, người mẹ của hai chị em tới chăm sóc hai người mẹ trẻ rồi bà cũng ở lại với con và hai đứa cháu gái. Năm người giới tính nữ đó chính là năm người đầu tiên của làng Yên Khê… Một thời gian sau, người ta thấy có khá nhiều người đến chân núi Voi phục cư ngụ, mà những tốp người đầu tiên đến họ đều vốn là nghĩa quân của Phan Bá Vành trôi dạt tới. Chính những người này đã bao bọc, che chở cho năm người giới tính nữ đầu tiên của làng Yên Khê. Khi chính quyền mới được thiết lập, tức năm 1945, thì hai người con của hai bà Hiền và Hậu đã trăm tuổi, để lại ba thế hệ con cháu nữa mà bà Thanh Yên, sinh năm 1946, là thế hệ thứ năm…
*
Làng Yên Khê bây giờ trở nên sầm uất vì nó đã trở thành khu du lịch sinh thái liên hoàn với Đầm Vạc: du khách sau khi chơi thuyền trên Đầm Vạc sẽ được du ngoạn ngắm cảnh suối Yên Khê đẹp như Bồng Lai Tiên cảnh rồi được chơi trò “Tắm Tiên” ở bãi tắm Tiên. Tất nhiên có rất nhiều các “Nàng Tiên” chân dài cùng nô đùa trong dòng nước trong vắt nhìn thấy đáy. Dọc theo con suối Yên Khê và dưới chân núi Voi phục, người ta xây những nhà nghỉ kiểu biệt thự nhỏ, không lúc nào vắng khách…
Cách chân núi Voi phục khoảng năm cây số về phía Nam, có một xóm nhỏ gọi là xóm Ngẩn Ngơ. Gọi là xóm Ngẩn Ngơ vì cư dân của xóm này toàn là những người bị bệnh ngớ ngẩn, vốn là con cháu của năm người giới tính nữ đầu tiên ở chân núi Voi phục. Tuy nhiên, không hiểu sao, con gái của cái xóm nhỏ này lại đều xinh đẹp như Tiên nữ giáng trần khiến ai mới thoạt nhìn cũng đều ngẩn ngơ hàng giờ. Có lẽ cái tên xóm Ngẩn Ngơ hình thành là do cái lý do này. Những người ở xóm Ngẩn Ngơ vốn cư ngụ ngay dưới chân núi Voi phục, nhưng khi qui hoạch khu du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê, người ta đã “giải tỏa - đền bù” và vận động tất cả di dời đến vị trí bây giờ, tức ở phía Nam, cách chân núi Voi phục năm cây số. Có một điều kỳ lạ là khi xóm Ngẩn Ngơ hình thành, bỗng xuất hiện một dòng suối nhỏ chảy từ núi Voi phục tới xóm Ngẩn Ngơ. Dòng suối này ngày càng lớn và không khác gì dòng suối Yên Khê, nơi ở cũ của những người xóm Ngẩn Ngơ. Vì thế người ta gọi dòng suối mới này là Nam Yên Khê. Và điều kỳ lạ nữa đang xảy ra từng ngày là dòng suối Yên Khê cũ có vẻ như đang nhỏ dần, có vẻ như nó đang muốn biến mất để nhập vào dòng suối Nam Yên Khê?
Cho đến thế hệ bà Thanh Yên thì dường như bệnh ngớ ngẩn của con cháu bà Hiền, bà Hậu đã thuyên giảm rất nhiều. Bà Thanh Yên tuy không học hết bậc học phổ thông trung học vì vẫn mắc chứng bệnh “nhớ trước quên sau”, nhưng bà có những năng khiếu bẩm sinh tức cầm kỳ thi họa cái gì cũng giỏi. Hẳn là bà Thanh Yên được thừa hưởng những tài hoa ấy từ người ông nội, một nhà Nho tài tử trong đám nghĩa quân của Phan Bá Vành ngày xưa. Trong những nét tài hoa của bà Thanh Yên thì đặc biệt hơn cả là tài hội họa và thanh nhạc: khi bà cầm bút vẽ thì không khác gì danh họa nổi tiếng thời xưa. Chỉ qua lời kể của các bậc tiền nhân mà bà Thanh Yên đã vẽ được một bộ tranh từ năm người đầu tiên của làng Yên Khê cho đến những người đang sống. Không chỉ vẽ người, bà Thanh Yên còn vẽ được một bộ tranh về làng Yên Khê từ thuở khai sinh cho đến hôm nay. Nhìn vào bộ tranh của bà Thanh Yên, người ta đã viết lại được rất đầy đủ câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê”. Và người viết lại được câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê” chính là một chàng trai ở xã Thanh Thủy, bên kia Đầm Vạc, tên là Thanh Long, tức chồng bà Thanh Yên bây giờ.
Về năng khiếu thanh nhạc, bà Thanh Yên có một giọng ca trời phú và chỉ nghe ca sĩ nào đó hát một lần, bà có thể hát lại không sai một nốt nhạc và điều bất ngờ là giọng hát của bà truyền cảm hơn rất nhiều, cứ như là nhạc sĩ sáng tác ra bài hát đó là chỉ để riêng cho bà hát mà thôi! Điều đặc biệt là bà rất hay hát và hát rất hay cả bốn bài hát cùng có tên là Làng tôi (**), đặc biệt là hai bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Chung Quân. Mỗi khi bà hát bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao, người ta như nghe thấy tiếng chuông nhà thờ đang ngân rung trên thinh không:
Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung
Đời đang vui đồng quê yêu dấu
Bóng cau với con thuyền, một giòng sông.
Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.
Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tan hoang.

Chiều khi quân Pháp qua
Chiều vắng tiếng chuông ngân, phá tan nhà thờ xưa.
Làng tôi theo đoàn quân du kích,
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa.
Bao căm hờn từ xa quê nhà, rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa.
Từ xa quê trông lớp cây già, làng quê còn thấy buồn đau.

Ngày diệt quân Pháp tan,
Là lúc tiếng chuông ngân, tiếng chuông nhà thờ rung.
Làng tôi theo đoàn quân chiến thắng, đánh tan lũ quân thù về làng xưa.
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu, cùng lập chiến lũy đào hào sâu.
Giặc chưa tan chiến đấu không thôi, đồng quê chào đón ngày mai.
(Làng tôi - Văn Cao)
Còn khi bà Thanh Yên hát bài Làng tôi của Chung Quân, người ta như thấy mọi cảnh vật của làng mình hiện ra ngay trước mắt, sống động biết bao và cũng u buồn tới mức muốn khóc:
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng
Nhưng than ôi có một chiều thu lá thu rơi
Có một chiều thu lá thu rơi
Ôm súng chiều quê tôi thầm mơ bóng ngày về
Mơ trong bóng ngày về
Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương
(Làng tôi - Chung Quân)
*
Ông Thanh Long khi còn đang tuổi học trò cũng thường lên núi Voi kiếm củi và khi đi qua bãi tắm Tiên đã bị tiếng hát mê hồn của “Nàng Tiên cá” Thanh Yên quyến rũ. Rồi khi đến tuổi lấy vợ, ông Thanh Long nhất quyết đòi bố mẹ đến làng Yên Khê xin cưới Thanh Yên. Nhưng cả bố và mẹ ông Thanh Long đều không đồng ý cho ông cưới cô gái ngớ ngẩn… cho đến khi ông đem về cho song thân hai bức tranh chân dung của chính hai người do Thanh Yên vẽ chỉ qua lời kể của ông Thanh Long thì hai ông bà mới bái phục tài “cô gái ngớ ngẩn” và đồng ý cho Thanh Long cưới Thanh Yên! Sau khi cưới Thanh Yên, chàng Thanh Long tới làng Yên Khê ở rể và đã hoàn chỉnh câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê”. Tới khi những người qui hoạch khu du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê muốn đẩy tất cả những người ngớ ngẩn ở làng Yên Khê đi khỏi chân núi Voi tới năm cây số, tức xóm Ngẩn Ngơ bây giờ, chàng rể Thanh Long lúc này tuy đã là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng cũng không thể làm gì để cứu vãn tình thế bị di dời! Mặc dù đầy ấm ức, nhưng Thanh Long cũng đành ngậm đắng nuốt cay cùng vợ và những người ngớ ngẩn về nơi “tái định cư” ở xóm Ngẩn Ngơ!
*
Tuy đã phải về định cư ở xóm Ngẩn Ngơ, nhưng chàng rể Thanh Long vẫn ngày đêm âm thầm điều tra cái công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê và chàng đã thu thập được khá nhiều bằng chứng về hoạt động buôn bán bất hợp pháp, nhất là hoạt động đánh bạc và “kinh doanh thân xác phụ nữ”, thậm chí không chỉ phạm vi trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Một năm rồi hai năm trôi qua, Thanh Long đã hoàn chỉnh hồ sơ tố cáo Công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê và quyết định giao nộp cho một người cán bộ lãnh đạo đứng thứ hai của tỉnh, dưới một người trên vạn người, cũng là người đồng hương ở xã Thanh Thủy. Người này nhận hồ sơ và hẹn ba ngày sau sẽ gặp lại rồi cho câu trả lời. Thanh Long mừng thầm ra về và bàn với các bô lão về dự án xây dựng kinh tế trang trại tại Làng Yên Khê sau khi đuổi cổ được cái công ty du lịch sinh thái trá hình kia và cùng nhau “trở lại cố đô”!
Nhưng, niềm hi vọng của Thanh Long chỉ tồn tại được đúng ba ngày. Tới ngày hẹn, người cán bộ lãnh đạo đứng thứ hai của tỉnh cho gọi Thanh Long vào phòng làm việc và nói liền một mạch, như là không muốn cho người nghe chen ngang: “Chúng tôi đã cho người đi thẩm tra hoạt động kinh doanh của công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê, họ làm ăn rất tốt, đóng thuế đầy đủ và nộp ngân sách cao nhất trong tỉnh, lại còn đứng đầu tỉnh về công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng và những người có công đang gặp khó khăn. Nếu như họ mà biết anh là tác giả của cái hồ sơ tố cáo này, họ sẽ kiện anh tội vu khống, lúc đó không ai có thể cứu anh được. Vì thế, coi như chưa hề có chuyện tố cáo này… Nhân đây, tỉnh muốn giao cho anh với tư cách một nhà khoa học, đọc duyệt bản thảo một cuốn sách về địa chí của tỉnh mà chủ yếu là về phần viết về vùng đất Thanh Thủy quê ta, trong đó Làng Yên Khê như là một điểm sáng văn hóa và tiềm năng làm kinh tế du lịch!”.
Ông Thanh Long biết là chưa thể nói gì thêm về cái vụ làm ăn phi pháp của Công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê nên vội nhận lời đọc cái cuốn địa chí kia, vì nó sẽ liên quan nhiều đến cái nghề sưu tầm văn hóa dân gian của ông. Nhưng khi đọc đến phần nói về “Lịch sử ra đời và phát triển của Làng Yên Khê” thì ông kinh ngạc tột độ bởi trong đó không hề có một chữ nào nói về những người lập làng là năm người giới tính nữ mà lại dựng đứng lên rằng những người đầu tiên khai sinh ra Làng Yên Khê này là những người hát Ả đào, hay còn gọi là hát cô đầu và khẳng định rằng làng Yên Khê là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát Ca Trù, vì thế bây giờ cần phục hồi và phát huy truyền thống đó!
*
Tính từ sau khi bàn với các bô lão về dự án làm kinh tế trang trại rồi lên gặp lãnh đạo tỉnh trở về, người dân xóm Ngẩn Ngơ không hiểu vì sao chàng rể Thanh Long, tức nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Long bỗng trở nên có biểu hiện của căn bệnh ngơ ngẩn nặng nhất xóm Ngẩn Ngơ. Mấy bô lão đã được Thanh Long mời bàn bạc về chuyện kinh tế trang trại, mỗi lần nhìn thấy người vợ của Thanh Long là Thanh Yên thì đều xúm lại hỏi nhưng chỉ nhận được những lời ca tha thiết mà u buồn của bài hát Làng tôi:
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng…
Sài Gòn, tháng 5-2011
Đỗ Ngọc Thạch
----
Chú thích:
(*) Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791-1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn. Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu.
Minh Mạng được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.
(**) Hai bài Làng tôi khác là của Nhạc sĩ Hồ Bắc và Lê Việt.