Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (NBĐ)

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Trang Văn trong nước
1. Ngày…tháng …năm

Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) -Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
[16.05.2012 21:08]
1. Ngày…tháng …năm

Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?

Nếu như mẹ muốn nổi tiếng thế giới thì con cũng có thể hiểu được phần nào lý do mẹ ra đi bởi bây giờ đây, con cũng đang phải chọn lựa “Đi hay ở”, nhưng con không đi theo người đàn ông nào cả và con không đi ra khỏi đất nước thân yêu của dân tộc ta, con chỉ đi khỏi Hà Nội…
Tại sao con phải ra đi, chắc chắn chỉ một mình con biết và không thể không thông báo với mẹ, người sinh thành và gắn bó với con suốt cả tuổi ấu thơ: Có ba lý do: 1/ Con đã thi trượt Đại học, cũng không lọt được vào Top 5 của cuộc thi Hoa hậu tuổi học trò; 2/ Bố vừa mới cưới vợ mới, cưới vợ mới thì cũng được thôi nhưng đằng này lại cưới đứa bạn học rất thân với con ở lớp 12! Thì ra hai người đã “quan hệ tình dục” với nhau từ đầu năm học mà con không hề hay biết gì cả! Đúng là con gái của mẹ thật ngốc nghếch, có mắt mà như mù, “rước giặc vào nhà” mà không biết! Con thật bất hạnh phải không mẹ, vừa mới mất mẹ giờ lại mất bố! 3/ Lý do thứ ba là : “Bí mật”! Con người ta ai cũng phải giữ cho mình một Bí mật thì mới có thể tạo nên cú đột biến bất ngờ nào đó!...
Mẹ ơi, chỉ sau vài phút tâm sự với mẹ mà con đã vững tâm để đưa ra quyết định rồi: Đi! Nói đến đây, con lại nhớ đến một câu thơ mà cũng ở trong nhật ký của me: “Bước chân đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy…” Mẹ ơi, tại sao Người Hà Nội nào khi phải ra đi cũng nghĩ đến câu thơ ấy? Mà sao từ ngày mẹ có người yêu mới, mẹ hay thơ với thẩn thế? Mà lại yêu một nhà thơ nữa cơ chứ, may mà nhà thơ này lại giàu cỡ tỉ phú không thì mẹ chết đói mất!...
2.Ngày…tháng…năm
Đã quyết dứt áo ra đi rồi mà đến phút chót, tại sao ta lại chần chừ, lưỡng lự, luyến tiếc cái gì thế này? Có phải trái tim ta còn quá yếu mềm, ta chưa đủ bản lĩnh để bước chân vào cuộc đời của kẻ giang hồ, mà “Giang hồ hiểm ác”? Tại sao nghĩ đến hai chữ “Giang hồ” ta bỗng thấy ớn lạnh? Có phải giang hồ đầy những cạm bẫy mà ta thì chưa có một chút gì gọi là kinh nghiệm trường đời? Hay là gọi điện thoại cho mẹ xin một lời khuyên, một lời chỉ dẫn, cũng tốt thôi và biết đâu mẹ sẽ phù hộ cho ta?
-A lô! Có phải là mẹ Lan Hương đó không, con Thiên Hương đây!
-Ôi, con gái đáng thương của mẹ, mẹ thật có lỗi với con, đã không có bên con vào những lúc hệ trọng của cuộc đời! Con đã lên tàu chưa?
-Chào mẹ! Con đang đứng ở sân ga, một cuộc ra đi âm thầm không một người đưa tiễn! Lúc này con muốn có mẹ ở bên con!... Nhưng thôi, con chỉ cần mẹ nói với con một câu: lên tàu hay quay về nhà?
-Đương nhiên là lên tàu rồi! Con tàu nó đang đợi con chứ không có căn nhà nào chờ con gọi cửa đâu!
-Nhưng con thấy như có một bàn tay vô hình níu kéo con lại!
-Con có nhớ trong “Tam thập lục kế” có kế “Ve sầu thoát xác” không? Con đổi áo, thay mũ, đeo kính mát vào và lên tàu ngay! Chần chừ là tự sát! Mẹ tin là con gái của mẹ sẽ thượng lộ bình an! Mẹ sẽ theo dõi từng bước đi của con và sẽ cầu Bồ Tát phù hộ cho con! Con lên tàu đi, hồi còi thứ nhất đã vang lên rồi đó!...

3.Ngày…tháng…năm…
Tàu đã chạy được mười phút. Lên tàu là mình chui lên cái giường tầng sát nóc tàu và nhắm chặt mắt bởi mình không dám nhìn thấy những hình ảnh cuối cùng của Hà Nội chạy loang loáng qua cửa sổ con tàu! Mình muốn ngủ một giấc để cho khi tỉnh dậy thì đã có mặt ở Sài Gòn! Nhưng vừa mới chợp mắt thì có ai đánh thức dậy, thì ra đó là người kiểm soát vé. Mình tìm cái túi du lịch để lấy vé thì giật mình, cái túi du lịch, và cả cái va-li đựng quần áo cũng không cánh mà bay!..
Người soát vé không tin là mình bị mất hết hành lý, cả vé và cả tiền (chỉ còn vài chục tiền lẻ trong túi quần), cứ bắt mình mua vé phạt và còn đòi bắt mình xuống ga khi tàu dừng đón khách ở ga tới. Đang nói qua nói lại thì một bà ở giường đối diện nói với người soát vé: “Tôi là người mua vé cùng lúc với cô bé này ở ga Hà Nội, tôi có thể xác nhận cô bé đã bị mất hành lý và mua vé phạt cho cô ta về tới ga Sài Gòn!”. Mọi việc được giải quyết mau lẹ. Khi người đàn bà đưa cho mình cái vé phạt mà bà đã mua cho, mình mới nhìn kỹ bà và kinh ngạc khi thấy bà có nhiều nét rất giống mẹ, đến nỗi mình suýt ôm chầm lấy bà mà la lên: “Mẹ ơi!...” Hình như người đàn bà này đọc được suy nghĩ và cảm xúc của mình, bà nở nụ cười phúc hậu rồi kéo mình vào lòng bà và ôn tồn nói: “Con cũng rất giống con gái của mẹ. Nó vào Sài Gòn một năm rồi. Lần này mẹ vào thăm nó và ở luôn với nó. Nếu con thích thì chúng ta có ba người, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao, không sợ gì hết! Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền…”…
Không biết người đàn bà này còn nói gì nữa không nhưng mình lại bị kinh ngạc lần nữa khi càng nghe bà nói, càng thấy rất giống cách nói chuyện của mẹ: đó là rất tự tin vào cách lý giải sự việc của mình và thường xen kẽ ca dao, tục ngữ và cả thơ nữa!...
4.Ngày…tháng…năm…
Vào đến Sài Gòn, như là có bàn tay sắp đặt từ trước của Tạo hóa, đến ở với mẹ con người đàn bà đã cứu giúp mình trên tàu. Và lại một điều trùng hợp nữa khiến mình cứ kinh ngạc hoài: người mẹ có tên là Minh Hương, còn cô con gái, cùng năm sinh và chỉ hơn mình sáu tháng tuổi, cũng có tên Hương – Thanh Hương!
Thanh Hương cũng có khuôn mặt hao hao như mình còn hình thể thì giống hệt: cao 1,78 mét, số đo ba vòng là 88-58-88 (Khi vừa đo các số đo cho mình xong, Thanh Hương đã ôm chầm lấy mình mà nói: “Ôi, thật là kỳ diệu, chúng ta cùng có số đo “năm số 8”, thế thì chúng ta sẽ cùng có mặt trên sàn Catwalk, cùng trở thành siêu người mẫu!”). Thế là buổi gặp mặt trở thành lễ kết nghĩa Tỉ - Muội thật cảm động. Nói thêm ra điều này thật khó tin nhưng không thể nói khác: bà Minh Hương cũng mới ly hôn và vào Sài Gòn với người chồng mới (không cần đăng ký kết hôn nữa!) cũng là một…Nhà Thơ tỉ phú!
Mới vào Sài Gòn  chưa được một năm nhưng Thanh Hương đã am hiểu Sài Gòn khá kỹ và cuộc sống  khá tiện nghi, do được ông bố dượng là nhà thơ tỉ phú kia đỡ đầu, chỉ dẫn...tường tận. Thanh Hương – đại tỉ của mình và cũng là sư phụ khi quyết định cùng mình nhập cuộc thế giới người mẫu Sài Gòn. Đại tỉ thường nói nhiều lần câu này: “Sàn Catwalk như một đấu trường khốc liệt, vì vậy chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ trước khi bước nhịp đôi chân dài trên sàn Catwalk! Khi đã vào cuộc là chỉ được chiến thắng! Chiến thắng hay là chết!” Khi mới nghe lần đầu mình cũng thấy lạnh gáy nhưng nghe hoài thì thành quen rồi, đến nỗi khi gặp chuyện gì vui, thay vì hát một câu gì đó như người ta thì mình la lớn: “Chiến thắng hay là chết!”. Những lúc đó, mình lại gọi điện thoại cho mẹ, mẹ cứ nói hoài một câu: “Con gái của mẹ sẽ chiến thắng!”…
Một hôm, đại tỉ Thanh Hương đưa ra một tập tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp của giới người mẫu Sài Gòn và bảo phải đọc kỹ, thậm chí phải thuộc lòng những chỗ nói về những người mẫu “Nam Tiến”  đi trước – gọi là “Tiền bối”. Mình có thể ghi lại đây một vài đoạn về những người mẫu “Nam Tiến” đã thành danh như sau:
Sự chuyển vùng miền của những người đẹp chân dài, từ những “đàn chị tiền bối”như Giáng My, Trương Ngọc Ánh đã khai thông con đường “Nam Tiến". Tuy nhiên, những người đẹp này không sống chết vì nghề người mẫu. Họ chỉ tham gia thời trang như một sự tô điểm cho tên tuổi thêm sáng đẹp, rực rỡ, đa dạng hơn. Phải đến lứa của siêu mẫu Bình Minh thì mới là sự nhập cuộc hết mình. Bình Minh đã thành công, không chỉ với nghề người mẫu, mà còn cả sân khấu, điện ảnh. Đến nay, Bình Minh đã có vài vở diễn đều đặn tại sân khấu kịch Phú Nhuận. Với Sài Gòn, Bình Minh đã có tất cả, từ gia đình, danh tiếng, tiền bạc.
Sau BM có thể kể đến một loạt những gương mặt mới, như HA, TT, XT, QH, TP, HG, TH, TD... Họ bổ sung cho đội ngũ người mẫu Sài Gòn những sắc thái mới, đa dạng. Và cũng chính họ, tự xác lập vị trí của mình trên sàn catwalk. HA thành công với nhiều phim ảnh. XT với giải vàng siêu mẫu 2008, HG là một trong 5 người mẫu sáng giá nhất của công ty PL…
5.Ngày…tháng…năm…
HG là một nhân vật “Nam Tiến” khá đặc biệt, rất đáng để cho mình noi theo: HG là Hoa hậu của tỉnh Hải Dương, vào SG  đã được hai năm và cô đã làm được nhiều việc đáng nể: vừa tốt nghiệp Khoa Báo chí của trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, cộng tác với kênh Real TV (chương trình truyền hình thực tế, đoạt giải Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu người Việt toàn cầu (Miss Vietnam Global 2009) tổ chức tại Mỹ và hiện là người mẫu quan trọng của Công ty người mẫu PL. Những lời bộc bạch sau đây của HG thật đáng chú ý:
 “ Năm tôi ra đi, tôi mới 19 tuổi, mẹ thì ở Hải Dương, chị thì ở Hà Nội, gia đình ba người mà ở ba miền đất khác nhau, xa cả ngàn cây số, nói thật là cũng suy nghĩ rất nhiều. Nếu vì tình yêu thì có lẽ ngay khi vào Sài Gòn tôi đã... cưới ngay. Nhưng thôi, tuyệt đối không nhắc đến tình yêu vào lúc này. Tôi thích giữ những bí mật. Còn chuyện di chuyển, khi ấy tôi chưa yêu thích thời trang như bây giờ. Tôi chỉ thích thay đổi môi trường sống, tốt cho sức khỏe. Và tôi thích làm việc trong ngành truyền thông. Nếu ở Hà Nội, tôi sẽ rất vất vả tìm chỗ đứng và khẳng định bản thân. Tôi xác định chuyển vào Sài Gòn vì sự nghiệp của mình nhiều hơn..
-Ban đầu, tôi không có ý định làm người mẫu chuyên nghiệp đâu. Tôi ký hợp đồng làm người mẫu với công ty PL là vì muốn có tiền để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở đây. Nhưng sau hai năm, thực sự tôi bị thời trang cuốn hút, đến giờ thì yêu thích. Và thời điểm này tôi muốn hết mình và đẩy mạnh công việc người mẫu. Tôi sẽ tạo một phong cách riêng, đó là hình ảnh một quý cô sang trọng. Mỗi người cần có phong cách của riêng mình.
- Trong một môi trường cạnh tranh cao, thì mình phải học và tập rất nhiều, để có thể đứng vững. Và đó chính là điều làm tôi thay đổi. Ngày trước tôi hoàn toàn mơ hồ về âm nhạc, về tiết tấu và giai điệu. Tôi cũng chẳng biết gì về trang phục và phong cách. Đi làm rồi phải học cách cảm nhạc, phải biết tiết tấu để di chuyển trên sân khấu cho có thần. Người mẫu mà không có thần thì đi trên sân khấu giống cái hình nộm thôi.
Giờ tôi nhìn một bộ trang phục là hiểu ngay nó theo phong cách nào, nó phải phối hợp với những phụ trang gì, trang sức ra sao và trang điểm theo tông màu nào nữa. Tôi vốn không biết trang điểm và rất ít khi mua sắm. Đi làm nghề trong lĩnh vực này mình cũng thấy... khôn ra, nhìn mọi thứ rõ ràng hơn…
Tôi vào đây tay trắng, đi thuê nhà để học, vậy mà rồi cuộc sống cũng ổn và còn phát triển được nghề người mẫu nữa, phải nói là cũng gặp may. Giải thưởng từ Miss Vietnam Global 2009 cũng làm tôi thấy mình có được những cơ hội mới trên sàn diễn. Nhiều người biết đến hơn và hình như... thu nhập cũng tốt hơn rất nhiều… Tôi cũng nhận được những lời mời, nhưng đóng phim chiếm mọi thời gian trong ít nhất 3 tháng. Tôi không dám đánh đổi mọi công việc hiện tại để theo phim ảnh. Nghề người mẫu vẫn là công việc tôi muốn gắn bó vào thời gian này…”
6.Ngày…tháng…năm…
Ngày hôm nay, đại tỉ nói sẽ dẫn đi tiếp xúc với người mẫu HG bằng xương bằng thịt chứ không phải chỉ bằng tài liệu nữa, nhưng rồi lại bảo hoãn vì HG bận, không tiếp được! Gặp người mẫu mà cũng khó vậy sao?
Đại tỉ bảo tiếp tục “nghiên cứu” tài liệu, hôm nay sẽ đọc tới TH và TD:
TH vốn là học sinh trường Múa, chuyên về ballet, từng là Á khôi 2 cuộc thi Hoa khôi Hà Nội 2005, sau giải “Siêu mẫu phong cách” tại cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2009, TH lại có mặt trong cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Hãy xem TH nói về lúc mới đặt chân vào Sài Gòn như thế nào?
- Khi đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, thực lòng tôi hoang mang nhiều lắm. Dù gì ở Hà Nội tôi cũng chẳng phải lo gì nhiều. Có gia đình, nhà cửa để ở. Có việc để làm. Nghĩa là việc kiếm sống với mình nó nhẹ nhàng, nó như vui chơi ấy thôi. Nhưng khi vào đây, mình chẳng quen ai, hầu như các mối quan hệ chỉ là sơ giao. Mà mình thì nghe nhiều chuyện về sự cạnh tranh, những đố kỵ trong giới người mẫu nữa. Nhưng phải nhập cuộc ngay lập tức. Nếu không thì mình sẽ bị sốc, bị chán nản và sẽ muốn quay về.
Thực sự ở Hà Nội người mẫu không có nhiều điều kiện làm nghề. Khi vào môi trường mới, tôi có những cơ hội tốt trong nghề nghiệp, đi diễn nhiều hơn, chụp hình tạp chí cũng nhiều, tham gia quảng cáo cho một số nhãn hàng. Nếu ở Hà Nội có lẽ lúc này tôi đã giải nghệ, đi làm việc khác. Còn ở đây thì mình được làm nghề. Bạn bè đồng nghiệp cũng quý nhau. Tôi may mắn là không gặp sự cố nào trong nghề nghiệp…
Với siêu mẫu TD, là trường hợp khá đặc biệt. TD từng đoạt giải vàng siêu mẫu phía Bắc 2005, đã lọt vào Top 10 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và tham gia một cuộc thi quốc tế nữa. Nhưng quả là không may mắn, cô gần như vẫn chưa được giới thời trang biết tới khi mọi hoạt động của cô vẫn còn trong khuôn khổ của Đoàn nghệ thuật Quân khu 2. Và đến giữa năm 2009, cô mới chính thức gia nhập đội ngũ người mẫu tại TP Hồ Chí Minh, sau khi giã từ môi trường quân đội.
Ở tuổi ngoài 20, TD được các nhiếp ảnh gia mê đắm, vì khả năng biến hóa trong những phong cách khác nhau, tạo nên những bức ảnh thời trang đặc biệt. Điều này không dễ có. Đó là điểm mạnh nhất của chân dài này. Cao, mảnh mai và gần như không trang điểm trong đời thường, TD mang đến cảm giác giản dị. Nhưng khi cô chạm đến những bộ trang phục và sắc diện biến ảo theo từng gam màu make up, cô đã là một người khác. "Cô Bắc kỳ nho nhỏ" đang là một cơn gió lạ, xuất hiện đều đặn trên sàn catwalk Sài Gòn và có cuộc đổ bộ rầm rộ trên các trang tạp chí.  Cuối  cùng, cô đã bắt nhịp rất nhanh chóng với cuộc sống và công việc. TD được dự báo sẽ là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong làng người mẫu  thời trang năm 2009…
7. Ngày…tháng…năm…
Hôm nay Đại Tỷ nói sẽ dẫn đi gặp TD và có thể sẽ gặp cả HG, TH và một số siêu người mẫu chân dài đắt giá khác vì nơi sẽ đến là nơi quần anh tụ hội của những cô gái chân dài... Mình đang muốn được gặp một người Hà Nội nào đó cho đỡ nhớ Thủ đô thì việc gặp TD thật là tuyệt. Nhưng khi đến nơi hẹn thì TD vẫn đang phải tiếp rất nhiều khách, nhất là cánh nhà báo, đành ngồi đợi ở ngoài hành lang. Được dăm phút thì có một  người phụ nữ trạc ba mươi tuổi, nhìn như là người mẫu đã giải nghệ, ra nói: “Chắc phải ngày mai TD mới gặp hai chị em được, sẽ liên lạc điện thoại sau”. Người này định quay đi nhưng lại nói tiếp: “Nếu hai chị em rảnh thì có thể vào đăng ký thi tuyển người mẫu, đã khóa sổ, nhưng TD đã giới thiệu thì OK!”. Đại Tỷ nghe nói vậy thì kéo mình đi theo người này vào một căn phòng rộng thênh thang, chỉ có một bộ bàn ghế, dường như là phòng để cho người mẫu tập đi đứng. Người này lấy một cuốn sổ khổ to tướng ra ghi tên tuổi, lý lịch trích ngang hai tỉ muội mình xong thì có hai người đàn ông trạc tứ tuần bước vào, nói là kiểm tra sơ bộ hình thể. Hai tỉ muội phải đi tới đi lui đến gần mười phút rồi người phụ nữ lấy thước dây ra đo ba vòng. Người phụ nữ đo xong xướng con số lên thì hai người đàn ông làm như bộ không tin, giằng lấy thước đòi đo lại và cứ lẩm bẩm như nhà sư tụng kinh: “Số đo huyền thoại, số đo quyến rũ, số đo hút hồn, số đo bốc lửa!...”
Đến đây thì không thể viết vào cuốn sổ Nhật ký này được nữa và sau đó thì hai tỉ muội mình “bỏ chạy” khỏi cái sự “đo đạc” kia và thề là sẽ không bao giờ đến cái “ổ nhền nhện” này nữa!...      
8.Ngày…tháng…năm…
Đọc xong tập tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp của “Làng người mẫu thời trang Sài Gòn”, mình có cảm giác như choáng ngợp! Nhất là các siêu mẫu ở ngoài Bắc mới “Nam Tiến” khoảng hai, ba năm mà họ đã và đang tỏa sáng trên sàn Catwalk! Liệu mình có làm được như các đàn chị “Tiền bối” ấy hay không? Biết được tâm trạng đó của mình, đại tỉ nói: “Không có gì phải run sợ! Muội lấy ảnh của mình đặt bên cạnh ảnh của các đàn chị tiền bối ấy xem có thua kém chỗ nào không? Còn chiều cao và số đo ba vòng của tỉ muội ta cũng ngang ngửa họ đấy chứ! Và cái mà chúng ta có mà họ không thể có nữa đó là tuổi trẻ! Muội phải tự tin ở sức mạnh kỳ diệu của tuổi trẻ!” Nghe đại tỉ nói thế, mình thấy mọi vấn đề đều có thể… khả thi! 

Một lúc sau, đại tỉ lại đưa đến một tập tài liệu dày cộm có nhan đề “Thế giới người mẫu: Chuyện hậu trường” và nói: “Muội phải đọc kỹ , thật kỹ tập tài liệu này để hiểu tường tận mọi ngóc ngách của thế giới người mẫu. Muốn vững vàng, tự tin rảo bước trên sàn Catwalk thì ta phải biết rõ đến từng chi tiết thế giới người mẫu từ A đến Z!” Nghe đại tỉ Thanh Hương nói cứ như giọng điệu của một người mẫu nhà nghề, mình ngạc nhiên về sự tìm hiểu kỹ càng của tỉ, không biết còn phải “nghiên cứu” cái thế giới người mẫu này bao lâu nữa?

Tập tài liệu “Thế giới người mẫu: chuyện hậu trường” quả là đã cuốn hút mình đọc liền một mạch cả ngày, cả đêm mới xong. Thì ra mọi chuyện không đơn giản như mình hình dung ban đầu, đằng sau ánh sáng rực rỡ của sàn Catwalk là muôn trùng những âm mưu đen tối, có rất nhiều nước mắt và có cả những xác chết! Cảm giác của mình lúc đầu là hoảng sợ, nhưng sau lại nghĩ “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nếu đường tới đỉnh vinh quang toàn hoa thơm cỏ lạ thì cái đích mà mình đạt được sẽ nhạt nhẽo làm sao! Và thế là hết luôn cái cảm giác sợ hãi mà thay vào đó là tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá! Ước gì mình được nhanh chóng nhập cuộc!...

9. Ngày…tháng…năm…
Gần một tuần liền chúi mũi vào nghiên cứu tài liệu về “Thế giới người mẫu chân dài” mình như là không hề biết gì phố phường vẫn đang cuồn cuộn như thác đổ từng phút, từng giây!...Ngó ra ngoài cửa sổ, mảnh trăng lưỡi liềm đã treo lửng lơ từ bao giờ! Trăng thanh, gió mát mới gợi cảm làm sao! Mình bỗng nghe thoảng trong gió tiếng đàn đánh điệu “Vũ khúc Tây Ban Nha”? Đúng rồi, đó chính là tiếng đàn của Kinh Kha, người bạn học cùng lớp 12 với mình, cũng thi trượt đại học, chẳng lẽ cũng lưu lạc vào đây như mình?

…Mình đi một đoạn khoảng 50 mét thì thấy dưới mái hiên của một quầy tạp hóa nhỏ, có một thanh niên đang ngồi đánh đàn ghi-ta, trước mặt là một cái rổ nhựa nhỏ. Và đúng là anh chàng Kinh Kha, không thể là ai khác!...Hồi lâu, Kinh Kha mới nói: “Cả ông nội mình, cả bố mình đều nói nếu năm tới không thi đỗ Đại học thì đừng vác mặt về nhà!...Mình vào đây vừa đi làm kiếm sống vừa học ở một lò luyện thi danh tiếng, không đỗ không lấy tiền!... À, cậu định hỏi tại sao lại đi hát xẩm kiếm ăn chứ gì? Mình bắt chước ông nội đó, nhà nghèo phải đóng giả thằng mù hát xẩm kiếm ăn! Cậu cứ lặng im mà nghe mình nói nhé, suốt ngày mình làm thằng câm nên giờ cần nói bù, nhất là nói cho Hoa hậu của lớp 12A1 nghe! Ban ngày mình đi làm “Bao cát di động” cho người ta đấm đá, ban đêm thì ngồi đánh đàn, thực ra là ngồi “vận công luyện khí” đấy, để ngày mai lại chịu đấm, ăn đá!...Cậu thương xót cho mình đấy à, không sao đâu, mình chịu đòn giỏi lắm, mình được học “nội công” từ nhỏ cơ mà!... Cậu vẫn xinh đẹp như hồi còn đi học, có phần sâu lắng hơn! Cậu khỏi phải nói mình cũng đoán ra là cậu đang chuẩn bị chiếm lĩnh thế giới người mẫu chân dài! Mình mà là ông bầu Thời trang, mình sẽ “mua”  cậu bằng mọi giá!...Khi nào cậu nổi danh trở thành siêu người mẫu chân dài thì thuê mình làm vệ sĩ nha!...”

Nghe Kinh Kha nói đến hai chữ “Vệ sĩ”, mình mới chợt thấy lạnh gáy khi nhận ra rằng mình quyết định vào đây hoàn toàn “đơn thương độc mã”, “tứ cố vô thân”, không có ai thân quen để nương nhờ, giúp đỡ thì làm gì có bảo vệ mới chả vệ sĩ!...(Việc gặp bà Minh Hương ở trên tàu và chị Thanh Hương ở trong này có lẽ là do Bồ Tát giúp chăng?).

10. Cuốn Nhật ký của cô gái Thiên Hương mới ghi được chín ngày thì cô đột ngột mất tích. Một tuần trôi qua mà vẫn chưa có tung tích gì về Thiên Hương, hai mẹ con Thanh Hương mới đi báo án, không biết bên cảnh sát hình sự có manh mối gì chưa?

Vì sao cô gái Thiên Hương mất tích? Có tìm thấy Thiên Hương hay không? Muốn biết đáp án của hai câu hỏi này, xin mời đọc tiếp truyện ngắn  “Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (Phần 2)” …

Sài Gòn, 4-9-2009

Đỗ Ngọc Thạch
(Theo Bản tác giả gửi Người Bạn Đường)
Tin liên quan:
Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch (18.04.2012 01:09)
Chùm hai truyện ngắn về Hôn nhân của Đỗ Ngọc Thạch (13.01.2012 20:45)
Chị em sinh ba - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (07.12.2011 23:15)
Ký ức binh nhì - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (05.12.2011 03:48)
Hai truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch (12.11.2011 19:10)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
1. Ngày…tháng …năm

Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?
Xem chi tiết
I. TUỒNG VÀ CHÈO

1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
Xem chi tiết
Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN

Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh.

Xem chi tiết
Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó.
Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Xem chi tiết
Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… Xem chi tiết
BẠN HỌC LỚP BỐN

1.Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn!
Xem chi tiết
CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT

1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … Xem chi tiết
Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
Mà như đứng giữa năm cửa ô
Giữa góc phố, con đường bóng đổ
Những mái nhà ngói nhỏ lô xô

(Thay lời Đề từ cho chùm thơ về Hà Nội)

Xem chi tiết
1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br /> Xem chi tiết
1.
Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế!

Xem chi tiết
Chuyển đến trang 1, 2  [sau]
Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
1. Chuyện của cô Đào

Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh đồi A1 ác liệt, anh chiến sĩ Lê Văn Binh chưa tới hai mươi tuổi, bị một viên đạn của quân địch đục một lỗ ở trán rồi chui vào đầu từ lúc nào không hay biết, khiến anh bất tỉnh. Những chiến sĩ cứu thương đưa anh về tuyến sau, nghĩ là anh đã chết, liền đưa anh tới một nhà dân nhờ mai táng. Nhưng đúng lúc gia chủ đào huyệt cho anh thì anh tỉnh lại…
Xem chi tiết
Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra /Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.Không phải ngẫu nhiên mà với nhà thơ Henric Hainơ mùa hạ lại kỳ diệu như vậy và cũng như vậy, tôi thấy mùa hạ thật kỳ diệu bởi mùa hạ đó, tôi đã gặp em…
Xem chi tiết
Tôi bắt đầu viết báo từ thời còn là sinh viên nhưng chỉ là nổi hứng thì viết và chỉ mới biết báo chí ở sản phẩm “giấy trắng mực đen” chứ chưa biết gì về nghề báo, tức để có tờ báo “giấy trắng mực đen” đó, người ta đã phải làm những gì, tức qui trình làm báo từ A tới Z. Từ khi về “làm việc” ở Viện Văn học, tôi đọc báo nhiều hơn và cũng tích cực viết báo hơn bởi đã có ý thức hơn về nhuận bút, một khoản thu nhập không nhỏ đối với đồng lương “khổ hạnh” của đời “ăn lương” Nhà nước, mặc dù nhuận bút cũng “mỏng manh” như tờ giấy báo mà thôi
Xem chi tiết
Xuân Đào cắt thịt

Chuyện xưa có nàng Xuân Đào hiếu thảo, nhà nghèo, mẹ già lại ốm đau mà không có tiền mua thịt cho mẹ ăn, liền cắt thịt trên cánh tay nấu cháo cho mẹ ăn.

Xem chi tiết
1. Pha trộn thể loại

Có một nhà văn chuyên viết văn xuôi và một nhà thơ chuyên viết thơ tự do, cùng nhau đi thực tế cơ sở ở một làng quê vùng sâu vùng xa. Cảnh vật ở đây sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Nhưng con người ở đây thì thưa vắng như lá mùa thu, hai nhà văn-thơ kia tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có một cô thôn nữ tạm “sạch nước cản” có thể làm “chất xúc tác” cho cảm hứng sáng tạo, tức làm người tình trong quá trình “thai nghén” tác phẩm, tức cả nhà văn và nhà thơ cùng sở hữu chung một người tình.
Xem chi tiết
BA LẦN THOÁT HIỂM
Năm 1961, tôi học lớp Năm ở trường Phổ thông cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên, nay là Thành phố Thái Nguyên. Tính đến nay (năm 2011) là đã chẵn 50 năm. Số bạn học cùng tôi ở lớp Năm hồi đó, suốt 50 năm qua tôi chưa hề gặp lại người nào. Những tưởng đó chỉ còn là ký ức xa mờ thì thật diệu kỳ, trong dịp lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 vừa rồi, tôi đã bất ngờ gặp lại không chỉ một mà tới ba người bạn học cùng lớp Năm từ hồi năm 1961 đó. Có cuộc hội ngộ không tiền khoáng hậu này bởi mấy người bạn học của tôi đã đứng ra tổ chức một buổi họp lớp “Bạn học thời cởi truồng”. Xem chi tiết
Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 đã trao giải “Thành tựu trọn đời về Thơ” cho Tuyển thơ Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam hợp tác xuất bản, H.2010) của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (1948-1988). Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010) với hơn 100 thi phẩm có thể xem như tuyển tập thơ Lưu Quang Vũ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất cho đến thời điểm này. Tuyển tập thơ sẽ đem lại cho độc giả hình dung khá toàn diện về hành trình thơ Lưu Quang Vũ, nơi mỗi chặng đường đều in dấu những suy nghĩ, xúc cảm sâu đậm của tác giả và ghi dấu nhiều biến động của lịch sử, xã hội trong những thập niên cuối của thế kỷ 20.
Xem chi tiết
Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hôn. Xem chi tiết
Chuyển đến trang [trước]  1, 2
nguồn: nguoibanduong.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét