TƯƠNG TÁC TRÊN INTERNET
(Tác giả Đỗ Ngọc Thạch đối thoại với Bạn đọc về Truyện ngắn)
Đỗ Ngọc Thạch
Bạn đọc: Tôi là “Cư dân Mạng” đã 9 năm nay, tôi đọc trên nhiều lĩnh vực nhưng khu vực văn học, nghệ thuật tôi quan tâm nhiều hơn. Hình như ông mới “Vô Mạng” vào những ngày trước Tết năm con Trâu ?
Đ.N.T: Đúng vậy. Tôi làm quen với Internet hơi muộn và cho đến nay vẫn còn nhiều thao tác trên Mạng chưa biết, chưa thành thục, máy móc có vấn đề là phải kêu thợ! Và có lẽ gần giống như bạn, tôi “Lướt Mạng” khắp nơi, khắp chốn và dừng lại lâu ở khu vực văn học, nghệ thuật!
Bạn đọc: Tuy là cư dân Mạng mới được hơn 8 tháng, nhưng ông đã xuất hiện trên nhiều trang Web với nhiều thể loại. Có phải ông nhờ có Mạng mà lao vào nghiệp viết văn?
Đ.N.T: Trước khi in trên “Báo Mạng”, tôi đã hành nghề “Viết lách” trên báo giấy và làm việc ở những cơ quan chuyên ngành về văn học, nghệ thuật. Từ năm l988, tôi đã bỏ nhiệm sở và lăn vào cuộc sống – xã hội Kiếm sống theo đúng nghĩa đen. Vào Sài Gòn, tôi gặp một số bạn học cũ giúp tôi làm việc ở các cơ quan báo chí,vì thế lại trở về với công việc viết văn! Thế mới biết, chữ Nghiệp ấy thật đáng sợ, nó như cái ách đeo lên cổ con trâu, muốn thoát mà không được!...
Những gì tôi đã gửi đăng trên các Trang Web là những cái đã in trên báo giấy trước đây, có sửa chữa ít hoặc nhiều và những cái mới viết từ năm 2005 đến nay. Nếu nhìn tổng thể thì tôi chỉ nhờ Internet công bố một nửa tác phẩm của mình. Nói cụ thể như với Thể loại Truyện ngắn, đến nay tôi đã đăng 52 truyện ngắn trên các trang Web chuyên về văn học, nghệ thuật (như phongdiep.net, trieuxuan.info, vanvn.net, vanchuongviet.org, newvietart.com…) thì 26 cái truyện ngắn đã in rải rác trên báo trước đó và gom lại in trong tập “Quà tặng tuổi hai mươi” (NXB. Công An ND, năm 2005), còn 26 cái là mới viết từ năm 2005 đến nay…
Bạn đọc: Ông vừa nói tới thể loại Truyện ngắn. Có phải đó là thể loại mà ông lựa chọn để đầu tư nhiều nhất?
Đ.N.T: Khi còn là anh sinh viên Văn khoa nhiều mơ mộng thì tôi làm thơ, có thơ đăng báo từ năm thứ Nhất hồi đó là oai lắm! Ra trường, khi làm công tác nghiên cứu (ở Viện Văn học và Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật) thì tôi viết phê bình, nghiên cứu, đến khi “phiêu bạt giang hồ” (từ1988) thì tôi mới viết truyện ngắn nhiều hơn hai thể loại kia. Nói vậy để thấy rằng hoàn cảnh sống đã chọn cho tôi thể loại. Hoặc nói cách khác, tôi không thể tự chọn thể loại mà thể loại nó đã chọn tôi!...
Bạn đọc: Như vậy thì tôi có thể hiểu tại sao truyện của ông đều có hoàn cảnh khá nghiệt ngã và tính cách các nhân vật của ông thì rất mạnh mẽ, quyết liệt. Có phải vì chúng được viết ra khi ông gian nan, cực khổ nhất?
Đ.N.T: Đúng vậy. Dân Khu 4 có câu rất hay: “Lời nói đọi máu”, đọi là chén, bát . Tuổi thanh niên tôi ở trong quân ngũ 4 năm thì 3 năm ở khắp Khu Bốn, tôi thấy câu thành ngữ ấy là từ cuộc sống của người dân Khu 4 sinh ra, chắc nó đã “mang nặng đẻ đau” không chỉ 9 tháng 10 ngày. Tôi muốn mượn cách nói đó của người Khu 4 để nói về truyện ngắn của mình: “Truyện ngắn thấm máu”!
Bạn đọc: Như thế tức ông rất tâm huyết với Truyện ngắn của mình. Vậy ông có thể nói khi đọc truyện ngắn của ông, người ta sẽ chú ý đến điều gì trước nhất và nhiều nhất: tư tưởng chủ đạo hay nghệ thuật viết truyện?
Đ.N.T : Ý đồ tư tưởng bao giờ cũng là khởi điểm, nó kéo nhà văn đến bàn viết và khi đặt tay lên bàn phím (máy chữ hoặc vi tính) thì nó sẽ dẫn dắt nhà văn đi từ câu mở đầu đến câu kết thúc!
Bạn đọc: Ông nói vậy có nghĩa là tư tưởng của tác phẩm quyết định và chọn lựa cách thức thể hiện?
Đ.N.T : Đúng vậy! Một tư tưởng lớn tự nó sẽ tìm được một kết cấu nghệ thuật hoàn hảo, giống như một hiệp sĩ sẽ phải tìm cho mình một bộ giáp trụ giáo đâm không thủng, một thanh gươm chém sắt như chém bùn và một con thiên lý mã! Còn một ả gái điếm chỉ cần một mảnh bikini là đủ “chiến đấu tới cùng”! Đó chính là điều lý luận văn học gọi là sự kết hợp hữu cơ giữa nội dung và hình thức!
Bạn đọc: Ông nói vậy thì tôi có thể hiểu là: chỉ cần có ý đồ tư tưởng lớn lao, cao sâu là có thể viết truyện ngắn thoải mái! Thế thì những nhà triết học, nhà sử học, nhà chính trị hoặc cả những nhà khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lý học,Hóa học, Sinh học… đều có thể trở thành nhà văn?
Đ.N.T : Đúng vậy! Trước đây và nay cũng thế, tồn tại một quan niệm sai lầm rằng chuyện văn chương là của nhà văn, người khác “xía vô” thì bị gọi là ngoại đạo, rằng ai muốn viết văn phải qua trường Viết Văn! Song, đây là một vấn đề “dài dòng” sẽ trở lại vào một dịp khác. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến ý tưởng: Khi tác giả có tư tưởng lớn thì mọi thành phần của một kết cấu nghệ thuật sẽ được huy động để tạo nên một hình thức tương xứng với tư tưởng đó! Chẳng hạn khi anh định lắp ráp một tên lửa đẩy vệ tinh thì những kỹ thuật viên sẽ đưa tới những linh kiện tương ứng, còn nếu định lắp một cái xe đạp thì sẽ đem tới những phụ tùng xe đạp!... Còn huy động như thế nào thì đó là cả một quá trình
của điển hình hóa: chỉ những ai được Nàng Thơ ban cho sự nhạy cảm đặc biệt trước cuộc sống mới có thể chuyển hóa tư tưởng lớn lao đó thành tác phẩm. Sự nhạy cảm đặc biệt này chính là năng lực diễn đạt tư tưởng lớn lao thành tác phẩm. Ở đây có thể nảy sinh một ý tưởng mới: không có một mẫu số chung cho mọi tác phẩm cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật!
Nói tới đây là ta đã đi hơi xa nội dung muốn trao đổi hôm nay, không khéo là lạc vào “vườn địa đàng” của Lý luận văn học... Trở lại câu hỏi anh đã nêu ra: tôi chú ý tư tưởng hay nghệ thuật viết truyện?
Như chúng ta thường thấy, người hom hem, ghẻ lở thường muốn che đậy, giấu đi , tất phải mặc quần áo lòe loẹt (đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại), còn người có cơ thể cường tráng, đẹp như người mẫu thì ngược lại! Tôi có thiên hướng làm sao để truyện ngắn của mình như những người mẫu, cuốn hút người đọc bằng vẻ đẹp của nội dung bên trong chứ không bằng kỹ xảo ngôn từ tạo nên vẻ đẹp bên ngoài!
Bạn đọc: Nói vậy có nghĩa là ông chỉ cho nhân vật của mình trình diễn bikini?
Đ.N.T : Vừa đúng vừa không đúng! Đúng là nhân vật của tôi lấy trình diễn bikini làm sở trường. Không đúng là không chỉ có trình diễn bikini, còn có trình diễn áo dài, trang phục dạ hội và cả y phục nghi lễ trang trọng. Đó là sự đa dạng của sắc thái thẩm mỹ!
Bạn đọc: Làm được như vậy không dễ. Ông có tự làm khó cho mình không?
Đ.N.T: Nếu muốn tìm sự dễ dãi thì đi viết “Điếu văn”!
Bạn đọc: Thông thường, tôi thấy mỗi nhà văn chuyên viết về một đề tài nào đó. Chẳng hạn như mấy nhà văn miệt vườn Miền Nam chuyên về người nông dân ĐBSCL, mấy nhà văn quân đội chuyên về người lính, mấy nhà văn vùng cao chuyên về người dân tộc, các nhà văn vùng mỏ chuyên về người công nhân, còn mấy nhà văn “cậu ấm, cô chiêu” thì chuyên về sex, kinh dị, ma quái, v.v… Còn ông, tôi thấy có nhiều vùng đất, từ Bắc vào Nam, lên rừng xuống biển với nhiều loại người, nhiều đẳng cấp khác nhau, có cả người lính, người nông dân, lại có cả tướng lãnh, quan chức, đại gia, đẹp như người mẫu, dị dạng như nạn nhân chất độc màu da cam,v.v.. nói chung là không chuyên về đề tài nào, không tập trung vào loại người nào cả? Vì sao vậy?
Đ.N.T: Về vấn đề này, tôi đã nói tương đối rõ trong bài tiểu luận “Suy nghĩ về đề tài trong sáng tác văn học”. Nay có thể nhắc lại luận điểm bao trùm là: tôi viết với đề tài duy nhất là chống cái Xấu, cái Ác, ca ngợi cái Thiện, cái Đẹp! Còn nhân vật của tôi là thuộc loại người nào thì đó là do ngẫu nhiên tôi bắt gặp khi quan sát cuộc sống, họ đi vào tác phẩm của tôi dường như là duyên nợ từ tiền kiếp!
Bạn đọc: Một câu hỏi nữa: truyện của ông thường có nhiều yếu tố ngẫu nhiên và dị biệt .Vậy nó có làm giảm đi tính chân thực của tác phẩm không?
Đ.N.T: Ngẫu nhiên và Dị biệt cũng là cuộc đời, cũng là một hiện thực có tính đặc thù. Sao ta lại e ngại khi dùng nó? Vấn đề là đặt nó ở đâu cho đắc địa? Đó là cả một bí ẩn lớn của nghệ thuật viết Truyện ngắn. Tôi thích câu được ghi trong sổ tay từ lâu, mờ mất tên tác giả: Thiên cổ do truyền kỳ tuyệt sự!...
Sài Gòn, Tháng 9-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Bạn luôn muốn kết nối với nhiều bạn bè hơn trên blog và trang web cá nhân? Tạo Pingbox mới nhất ngay hôm nay!http://vn.messenger.yahoo.com/pingbox/
(Tác giả Đỗ Ngọc Thạch đối thoại với Bạn đọc về Truyện ngắn)
Đỗ Ngọc Thạch
Bạn đọc: Tôi là “Cư dân Mạng” đã 9 năm nay, tôi đọc trên nhiều lĩnh vực nhưng khu vực văn học, nghệ thuật tôi quan tâm nhiều hơn. Hình như ông mới “Vô Mạng” vào những ngày trước Tết năm con Trâu ?
Đ.N.T: Đúng vậy. Tôi làm quen với Internet hơi muộn và cho đến nay vẫn còn nhiều thao tác trên Mạng chưa biết, chưa thành thục, máy móc có vấn đề là phải kêu thợ! Và có lẽ gần giống như bạn, tôi “Lướt Mạng” khắp nơi, khắp chốn và dừng lại lâu ở khu vực văn học, nghệ thuật!
Bạn đọc: Tuy là cư dân Mạng mới được hơn 8 tháng, nhưng ông đã xuất hiện trên nhiều trang Web với nhiều thể loại. Có phải ông nhờ có Mạng mà lao vào nghiệp viết văn?
Đ.N.T: Trước khi in trên “Báo Mạng”, tôi đã hành nghề “Viết lách” trên báo giấy và làm việc ở những cơ quan chuyên ngành về văn học, nghệ thuật. Từ năm l988, tôi đã bỏ nhiệm sở và lăn vào cuộc sống – xã hội Kiếm sống theo đúng nghĩa đen. Vào Sài Gòn, tôi gặp một số bạn học cũ giúp tôi làm việc ở các cơ quan báo chí,vì thế lại trở về với công việc viết văn! Thế mới biết, chữ Nghiệp ấy thật đáng sợ, nó như cái ách đeo lên cổ con trâu, muốn thoát mà không được!...
Những gì tôi đã gửi đăng trên các Trang Web là những cái đã in trên báo giấy trước đây, có sửa chữa ít hoặc nhiều và những cái mới viết từ năm 2005 đến nay. Nếu nhìn tổng thể thì tôi chỉ nhờ Internet công bố một nửa tác phẩm của mình. Nói cụ thể như với Thể loại Truyện ngắn, đến nay tôi đã đăng 52 truyện ngắn trên các trang Web chuyên về văn học, nghệ thuật (như phongdiep.net, trieuxuan.info, vanvn.net, vanchuongviet.org, newvietart.com…) thì 26 cái truyện ngắn đã in rải rác trên báo trước đó và gom lại in trong tập “Quà tặng tuổi hai mươi” (NXB. Công An ND, năm 2005), còn 26 cái là mới viết từ năm 2005 đến nay…
Bạn đọc: Ông vừa nói tới thể loại Truyện ngắn. Có phải đó là thể loại mà ông lựa chọn để đầu tư nhiều nhất?
Đ.N.T: Khi còn là anh sinh viên Văn khoa nhiều mơ mộng thì tôi làm thơ, có thơ đăng báo từ năm thứ Nhất hồi đó là oai lắm! Ra trường, khi làm công tác nghiên cứu (ở Viện Văn học và Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật) thì tôi viết phê bình, nghiên cứu, đến khi “phiêu bạt giang hồ” (từ1988) thì tôi mới viết truyện ngắn nhiều hơn hai thể loại kia. Nói vậy để thấy rằng hoàn cảnh sống đã chọn cho tôi thể loại. Hoặc nói cách khác, tôi không thể tự chọn thể loại mà thể loại nó đã chọn tôi!...
Bạn đọc: Như vậy thì tôi có thể hiểu tại sao truyện của ông đều có hoàn cảnh khá nghiệt ngã và tính cách các nhân vật của ông thì rất mạnh mẽ, quyết liệt. Có phải vì chúng được viết ra khi ông gian nan, cực khổ nhất?
Đ.N.T: Đúng vậy. Dân Khu 4 có câu rất hay: “Lời nói đọi máu”, đọi là chén, bát . Tuổi thanh niên tôi ở trong quân ngũ 4 năm thì 3 năm ở khắp Khu Bốn, tôi thấy câu thành ngữ ấy là từ cuộc sống của người dân Khu 4 sinh ra, chắc nó đã “mang nặng đẻ đau” không chỉ 9 tháng 10 ngày. Tôi muốn mượn cách nói đó của người Khu 4 để nói về truyện ngắn của mình: “Truyện ngắn thấm máu”!
Bạn đọc: Như thế tức ông rất tâm huyết với Truyện ngắn của mình. Vậy ông có thể nói khi đọc truyện ngắn của ông, người ta sẽ chú ý đến điều gì trước nhất và nhiều nhất: tư tưởng chủ đạo hay nghệ thuật viết truyện?
Đ.N.T : Ý đồ tư tưởng bao giờ cũng là khởi điểm, nó kéo nhà văn đến bàn viết và khi đặt tay lên bàn phím (máy chữ hoặc vi tính) thì nó sẽ dẫn dắt nhà văn đi từ câu mở đầu đến câu kết thúc!
Bạn đọc: Ông nói vậy có nghĩa là tư tưởng của tác phẩm quyết định và chọn lựa cách thức thể hiện?
Đ.N.T : Đúng vậy! Một tư tưởng lớn tự nó sẽ tìm được một kết cấu nghệ thuật hoàn hảo, giống như một hiệp sĩ sẽ phải tìm cho mình một bộ giáp trụ giáo đâm không thủng, một thanh gươm chém sắt như chém bùn và một con thiên lý mã! Còn một ả gái điếm chỉ cần một mảnh bikini là đủ “chiến đấu tới cùng”! Đó chính là điều lý luận văn học gọi là sự kết hợp hữu cơ giữa nội dung và hình thức!
Bạn đọc: Ông nói vậy thì tôi có thể hiểu là: chỉ cần có ý đồ tư tưởng lớn lao, cao sâu là có thể viết truyện ngắn thoải mái! Thế thì những nhà triết học, nhà sử học, nhà chính trị hoặc cả những nhà khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lý học,Hóa học, Sinh học… đều có thể trở thành nhà văn?
Đ.N.T : Đúng vậy! Trước đây và nay cũng thế, tồn tại một quan niệm sai lầm rằng chuyện văn chương là của nhà văn, người khác “xía vô” thì bị gọi là ngoại đạo, rằng ai muốn viết văn phải qua trường Viết Văn! Song, đây là một vấn đề “dài dòng” sẽ trở lại vào một dịp khác. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến ý tưởng: Khi tác giả có tư tưởng lớn thì mọi thành phần của một kết cấu nghệ thuật sẽ được huy động để tạo nên một hình thức tương xứng với tư tưởng đó! Chẳng hạn khi anh định lắp ráp một tên lửa đẩy vệ tinh thì những kỹ thuật viên sẽ đưa tới những linh kiện tương ứng, còn nếu định lắp một cái xe đạp thì sẽ đem tới những phụ tùng xe đạp!... Còn huy động như thế nào thì đó là cả một quá trình
của điển hình hóa: chỉ những ai được Nàng Thơ ban cho sự nhạy cảm đặc biệt trước cuộc sống mới có thể chuyển hóa tư tưởng lớn lao đó thành tác phẩm. Sự nhạy cảm đặc biệt này chính là năng lực diễn đạt tư tưởng lớn lao thành tác phẩm. Ở đây có thể nảy sinh một ý tưởng mới: không có một mẫu số chung cho mọi tác phẩm cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật!
Nói tới đây là ta đã đi hơi xa nội dung muốn trao đổi hôm nay, không khéo là lạc vào “vườn địa đàng” của Lý luận văn học... Trở lại câu hỏi anh đã nêu ra: tôi chú ý tư tưởng hay nghệ thuật viết truyện?
Như chúng ta thường thấy, người hom hem, ghẻ lở thường muốn che đậy, giấu đi , tất phải mặc quần áo lòe loẹt (đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại), còn người có cơ thể cường tráng, đẹp như người mẫu thì ngược lại! Tôi có thiên hướng làm sao để truyện ngắn của mình như những người mẫu, cuốn hút người đọc bằng vẻ đẹp của nội dung bên trong chứ không bằng kỹ xảo ngôn từ tạo nên vẻ đẹp bên ngoài!
Bạn đọc: Nói vậy có nghĩa là ông chỉ cho nhân vật của mình trình diễn bikini?
Đ.N.T : Vừa đúng vừa không đúng! Đúng là nhân vật của tôi lấy trình diễn bikini làm sở trường. Không đúng là không chỉ có trình diễn bikini, còn có trình diễn áo dài, trang phục dạ hội và cả y phục nghi lễ trang trọng. Đó là sự đa dạng của sắc thái thẩm mỹ!
Bạn đọc: Làm được như vậy không dễ. Ông có tự làm khó cho mình không?
Đ.N.T: Nếu muốn tìm sự dễ dãi thì đi viết “Điếu văn”!
Bạn đọc: Thông thường, tôi thấy mỗi nhà văn chuyên viết về một đề tài nào đó. Chẳng hạn như mấy nhà văn miệt vườn Miền Nam chuyên về người nông dân ĐBSCL, mấy nhà văn quân đội chuyên về người lính, mấy nhà văn vùng cao chuyên về người dân tộc, các nhà văn vùng mỏ chuyên về người công nhân, còn mấy nhà văn “cậu ấm, cô chiêu” thì chuyên về sex, kinh dị, ma quái, v.v… Còn ông, tôi thấy có nhiều vùng đất, từ Bắc vào Nam, lên rừng xuống biển với nhiều loại người, nhiều đẳng cấp khác nhau, có cả người lính, người nông dân, lại có cả tướng lãnh, quan chức, đại gia, đẹp như người mẫu, dị dạng như nạn nhân chất độc màu da cam,v.v.. nói chung là không chuyên về đề tài nào, không tập trung vào loại người nào cả? Vì sao vậy?
Đ.N.T: Về vấn đề này, tôi đã nói tương đối rõ trong bài tiểu luận “Suy nghĩ về đề tài trong sáng tác văn học”. Nay có thể nhắc lại luận điểm bao trùm là: tôi viết với đề tài duy nhất là chống cái Xấu, cái Ác, ca ngợi cái Thiện, cái Đẹp! Còn nhân vật của tôi là thuộc loại người nào thì đó là do ngẫu nhiên tôi bắt gặp khi quan sát cuộc sống, họ đi vào tác phẩm của tôi dường như là duyên nợ từ tiền kiếp!
Bạn đọc: Một câu hỏi nữa: truyện của ông thường có nhiều yếu tố ngẫu nhiên và dị biệt .Vậy nó có làm giảm đi tính chân thực của tác phẩm không?
Đ.N.T: Ngẫu nhiên và Dị biệt cũng là cuộc đời, cũng là một hiện thực có tính đặc thù. Sao ta lại e ngại khi dùng nó? Vấn đề là đặt nó ở đâu cho đắc địa? Đó là cả một bí ẩn lớn của nghệ thuật viết Truyện ngắn. Tôi thích câu được ghi trong sổ tay từ lâu, mờ mất tên tác giả: Thiên cổ do truyền kỳ tuyệt sự!...
Sài Gòn, Tháng 9-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Bạn luôn muốn kết nối với nhiều bạn bè hơn trên blog và trang web cá nhân? Tạo Pingbox mới nhất ngay hôm nay!http://vn.messenger.yahoo.com/pingbox/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét