Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch -trích: Ô Chợ Dừa; Mối tình đầu

Chúc mừng Năm Mới Nhâm Thìn 2012

http://images.yume.vn/blog/201107/25/1311582317-dongocthach.jpg

truyện ngắn đỗ ngọc thạch

Ảnh riêng

Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

Thứ tư, 11 Tháng 1 2012 20:39 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Mối tình đầu

Mối tình đầu1.Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!
Thứ tư, 11 Tháng 1 2012 20:38 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Tình già

Tình giàNhà dưỡng lão Thanh Bình do hai vợ chồng nhà doanh nghiệp Lê Văn Thanh và Võ Hòa Bình lập ra từ khi có phong trào “Đổi mới tư duy” năm 1986.
Thứ tư, 11 Tháng 1 2012 20:35 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Ô Quan Chưởng

Ô Quan ChưởngCó bốn người thường xuất hiện ở Ô Quan Chưởng, khá đều đặn, ngày ngày, có khi vào buổi sáng, có khi vào lúc xế chiều. Đó là một ông già, khoảng ngoài sáu mươi tuổi, tóc đã bạc trắng nhưng từ khuôn mặt đến dáng người đều thấy rõ sự rắn chắc của người đã kinh qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian.
Thứ tư, 11 Tháng 1 2012 20:22 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Email In PDF.

Ô chợ Dừa

Ô chợ DừaPhải đến năm 1980 tôi mới chính thức trở thành cư dân của Ô Chợ Dừa, tức là lúc tôi từ Viện Văn học ở phố Lê Thái Tổ (gần Hồ Hoàn Kiếm – tức Trung tâm Thủ đô) chuyển về cơ quan Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, nằm bên đường Đê La Thành thuộc địa phận phường Ô Chợ Dừa.
Đọc thêm...

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch



Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1 Mối tình đầu 8
2 Tình già 5
3 Ô Quan Chưởng 6
4 Ô chợ Dừa 6
5 Kén rể 75
6 Băng nhân 47
7 Kiếm tiền 35
8 Kiếm tiền tiêu Tết 35
9 Chuyện một nhà báo 43
10 Bà chủ quán và cô nhà báo tập sự 40
11 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 6) 75
12 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 5) 62
13 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 4) 57
14 Chuyện tình đồi hoa sim (chương 3) 61
15 Chuyện tình đồi hoa sim (Chương 2) 60
16 Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini) 53
17 Thân gái dặm trường (Chương 6 và hết) 76
18 Thân gái dặm trường (Chương 5) 69
19 Thân gái dặm trường (Chương 4) 64
20 Thân gái dặm trường (Chương 3) 47
21 Thân gái dặm trường (Chương 2) 52
22 Thân gái dặm trường (tiểu thuyết mini) 57
23 Anh hùng thọ nạn 73
24 Người đưa thư 69
25 Ca trực đêm giao thừa 74
26 Trộm Long tráo phụng 53
27 Nữ võ sĩ huyền đai 46
28 Võ trạng nguyên truyện 47
29 Cô Tấm và quả thị 40
30 Đầu năm xuất hành: Về quê 43
Trang 1 trong tổng số 3
nguồn: vannghechunhat.net

Ô chợ Dừa

Thứ tư, 11 Tháng 1 2012 20:22 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Ô chợ DừaPhải đến năm 1980 tôi mới chính thức trở thành cư dân của Ô Chợ Dừa, tức là lúc tôi từ Viện Văn học ở phố Lê Thái Tổ (gần Hồ Hoàn Kiếm – tức Trung tâm Thủ đô) chuyển về cơ quan Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, nằm bên đường Đê La Thành thuộc địa phận phường Ô Chợ Dừa.
Nói đến các cửa ô ở Hà Nội là nói đến vùng ngoại vi của Thành Thăng Long xưa, chứ bây giờ tất cả các cửa ô của Hà Nội đều đã trở thành Trung tâm sầm uất, đô hội của Thủ đô chứ không còn một chút gì gợi nhớ vùng ngoại vi, vùng ven đô nữa! Tuy nhiên, sự chuyển chỗ làm (và cũng có nghĩa là chỗ ở vì tôi làm ở đâu là ở luôn đó, nằm lên bàn làm việc luôn), của tôi từ khu Trung tâm Bờ Hồ ra vùng cửa Ô Chợ Dừa vẫn bị gia đình, bạn bè cho là dại dột, giống như bỏ chỗ sáng ra chỗ tối! Song, tôi lại nghĩ đó là duyên phận, tức số phận tôi đã gắn bó với Ô Chợ Dừa lầm bụi từ kiếp trước!

Thực ra từ năm 1970, lúc tôi ra quân, trở về tiếp tục học lại tại Khoa Toán Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, thì gia đình tôi đã chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội được hai năm và ở trong khu tập thể Bộ Y tế trên đường Giảng Võ. Thời gian đầu, tôi ở ngoại trú, hàng ngày đạp xe từ Giảng Võ tới Khoa Toán ở Khu Thượng Đình (đối diện khu Nhà máy Cao – Xà – Lá) cho nên ít nhất là mỗi ngày tôi đã đi qua Ngã năm Ô Chợ Dừa hai lần! Con đường từ Giảng Võ – đê La Thành – Ngã năm Ô Chợ Dừa – Hàng Bột – Ngã Tư Sở - Bến xe điện Cao-Xà-Lá – Khu Thượng Đình đã trở thành quen thuộc đối với tôi, như mạch máu trong cơ thể. Thêm nữa, tôi có người bạn học cùng lớp Khoa Toán lúc ấy, tên là Vũ, có nhà ở ngay chỗ chuyển tiếp từ đường Đê La Thành qua Hàng Bột nên tôi thường vào đây chơi và vì thế, có thể nói cửa ô Ô Chợ Dừa đã rất thân thuộc đối với tôi từ năm 1970. Ở ngay cạnh nhà bạn Vũ, có Bưu Điện Ô Chợ Dừa, là nơi tôi thường xuyên tới mua báo, gửi thư và nhận Bưu kiện, thư bảo đảm…Chợ của Ô Chợ Dừa khá đặc biệt: toàn bộ khu chợ thấp hơn mặt đường đê La Thành khoảng năm mét, cho nên muốn xuống chợ phải tụt dốc khá nguy hiểm, ai đi không quen có thể sẽ té ngã vài lần! Có lẽ vì khu chợ khá đặc biệt như vậy cho nên tên của chợ được lấy làm tên cửa ô?
Nếu lần giở các tài liệu thư tịch cũ, ta sẽ thấy Ô Chợ Dừa thường được nhắc tới trong “Top 5 cửa ô” còn sót lại của 16 cửa ô (có nơi nói 21?) của thành Thăng Long xưa: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Đông Mác, Ô Cầu Dền. Và trong 5 cửa ô còn sót lại trong ký ức của người dân Hà Nội thì chỉ có Ô Quan Chưởng là còn gần như nguyên vẹn kiến trúc cửa ô ban đầu, trong khi bốn cửa ô kia chỉ còn cái tên mà thôi! Song, việc chỉ còn lại cái tên mới gợi nhiều suy nghĩ, nhất là đối với những người có nhiều trí tưởng tượng. Chẳng hạn như có một nhà thơ người Hà Nội, tên là Thi Hào Nam, có một dạo, cứ vào khoảng nửa đêm giờ Tý lại đến nhà tôi (lúc đó tôi đang ở trong cơ quan Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật), rủ tôi ra ngã Năm Ô Chợ Dừa uống rượu rồi cứ đi tìm vị trí đích thực của cửa ô ngày xưa ở đâu? Mỗi lần đứng ở một vị trí mà ông cho rằng đó chính là vị trí của cửa ô ngày xưa, ông lại đọc câu thơ như là bùa chú: “Nếu đây là nơi cửa ô ngàn xưa / Thì ta xin hóa thành con ngựa đá / Nếu đây là nơi em đứng mộng mơ / Thì ta xin hóa thành xanh thảm cỏ!”. Tôi thường nói: “Những cái gì nó đã qua đi, không thích ở lại, thì cho nó qua! Chẳng nên gượng ép làm gì uổng công!”. Nhà thơ như là nổi giận, nói: “Không được! Nó trôi qua không có nghĩa là nó không thích ở lại! Nhiệm vụ của những thế hệ sau là phục dựng lại những cái đã trôi qua và muốn biến mất của quá khứ!”. Lúc đó, tôi cho rằng nhà thơ này gàn dở nên chẳng bao giờ tranh luận dài dòng. Mặc cho ông ta đi xác định vị trí đích thực của cửa ô ngày xưa, tôi ngồi uống hết chai rượu! Và thật kỳ lạ, lần nào cũng vậy, cứ gần hết ly rượu cuối cùng là tôi lại mơ màng ngủ gà ngủ gật và thấy ngay chỗ tôi ngồi hiện lên một cái cửa ô rất cao lớn, uy nghi đường bệ và thấy rất đông văn nhân sĩ tử nối nhau đi qua cửa ô, đi thẳng đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám!

Nhà thơ người Hà Nội có tên là chính Làng quê mình mà tôi vừa nói tới ở ngay trong Làng Hào Nam, tức từ trên đê La Thành, đổ dốc qua khu vực cơ quan Tạp chí của tôi (cùng một vị trí này là bốn viện nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa : Viện Văn hóa, Viện Mỹ Thuật, Viện Sân khấu, Viện Âm nhạc) là địa phận làng Hào Nam. Nhà thơ của tôi có thể là một “Nhà Hà Nội học” ngang ngửa với không ít những “Nhà Hà Nội học” nhưng có vẻ như là một “Nhà Hào Nam học” số một. Ông có thể nói vanh vách về Làng Hào Nam của mình từ thuở sơ khai đến nay và có thể nói trúng không sai một chữ rằng đã có những tài liệu nào, cuốn sách nào nói về làng Hào Nam của ông. Khi có ai muốn hỏi ông điều gì đó về Làng Hào Nam thì trước tiên là nghe ông nói chậm rãi, thong thả như cha cố giảng đạo, như sư thầy đọc kinh những nội dung sau:

“Đình và đền ở Làng Hào Nam (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) là một trong những cụm di tích lịch sử văn hóa rất độc đáo và có nhiều giá trị văn hóa hiếm có hiện còn trên địa bàn Hà Nội.

Đình là một trong 13 nơi thờ Thánh Linh lang Đại vương, còn đền là nơi thờ Vạn ngọc Thuỷ tinh công chúa. Đã thành thông lệ, từ ngày mùng 10 đến 13 tháng Hai Âm lịch hàng năm, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của các đấng linh thiêng.

Theo sử sách đã ghi, Linh Lang Đại vương sinh năm 1030, là con của vua Lý Thái Tông, năm 1077 ông hy sinh khi cùng Lý Thường Kiệt sau khi đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trước khi mất, ông nói với vua cha: “Ta là con thần Rồng nước lên giúp vua đánh giặc giữ nước, xong công việc rồi phải trở về cùng Rồng nước”. Sau đó, ông được phong là Linh Lang Đại vương thượng đẳng tối linh thần.Vua Lý Thái Tông sai lập đền, miếu thờ ông ở các nơi như: Trại Thủ Lệ ngay chỗ cung bà mẹ ở; Làng Bồng Lai quê hương bà mẹ và các làng Đại Quan, Hào Nam là những nơi ông đã trú quân. Đền Hào Nam thờ bà Thủy Tinh công chúa, tức công chúa phù Thái úy Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt. Đình – đền Hào Nam là một trong những cụm di tích cổ ở Hà Nội thuộc diện “Tối Linh Từ”. Bao năm nay người dân nơi đây ý thức rất rõ về công lao của các anh hùng có công với đất nước nên không ngừng giữ gìn, tôn tạo, tu bổ công trình. Theo lưu truyền trong dân gian, năm nào cũng vậy, mỗi khi Hào Nam tổ chức lễ hội, rước kiệu lên Thủ Lệ (nơi chính thờ Linh Lang) thì đều có hiện tượng “kiệu bay”, người dân thường nhắc nhau câu thơ: “Dân Hào Nam niềm vui khôn xiết / Khách thập phương dâng lễ rất đông / Dân ta con cháu Lạc Hồng / Hào Nam - Thủ Lệ lạ lùng kiệu bay”.

Đình - đền Hào Nam có kiến trúc độc đáo với kiểu dáng và họa tiết cũng như bài trí theo cách truyền thống xưa. Đình được thiết kế theo hình chữ Đinh, đền thì hình chữ Tam. Toàn bộ đều được chạm bọng, chạm lộng, tinh tế. Hai đầu của đình có rồng vờn mây. Nhất là trên hai cột đồng trụ nghi môn có thượng cầm hạ thú, dưới cột thay hình Long, Lân, Quy, Phượng của ngôi đình khác, ở đây chỉ có duy nhất chữ “Linh”. Điều này phần nào đã nói rõ tất cả sự linh thiêng cũng như khác biệt của đình Hào Nam. Ngoài ra, ở hai bên đầu hồi đình, cạnh cột đồng trụ có gắn bức phù điêu cá chép hóa rồng. Bởi Hào Nam là vùng trũng, nhiều tôm cá, đây cũng là một nét văn hóa vật thể làm nên cái riêng, cái đặc sắc của Hào Nam. Nằm ngay bên cạnh là năm gian tiền bái và hai bên tả vu, hữu vu của ngôi đền, bên trong mọi họa tiết vẫn được giữ nguyên như thuở ban đầu. Đặc biệt là hình của hai ông Nghê, toát ra vẻ mặt thiêng liêng và đầy nghiêm khắc của người kiểm soát linh hồn kẻ hành hương. Nơi đây vẫn giữ được một không gian văn hóa cổ kính và linh thiêng với hàng chục cây cổ thụ trăm năm tuổi, những văn chỉ thờ đức Khổng Tử cũng như nơi thờ thầy đồ Vũ Thạch đã có công mở trường dạy học cho người Hào Nam…

Tự hào về truyền thống lâu đời của mình, cứ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân Hào Nam làm lễ rước kiệu Đức thánh Linh Lang Đại vương về miếu thờ mẹ ông ở Thủ Lệ và đến ngày 13 tháng 2 âm lịch lại võng lọng rước về đình - đền Hào Nam, tưởng nhớ truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta và lịch sử hiển hách, ngàn năm văn hiến”.
Nếu tính từ năm 1970, tức là thời gian tôi mới “làm quen” với Ô Chợ Dừa, đến năm 1980, là năm tôi đã trở thành cư dân chính thức của Ô Chợ Dừa, nhập hộ khẩu vào Ô Chợ Dừa, thì là cả một thời gian dài 10 năm. Vậy mà lạ lùng thay, ngày đầu tiên “dọn nhà” về Ô Chợ Dừa, tôi vẫn có cảm giác như đến một vùng đất hoàn toàn mới. Bằng chứng là buổi tối đầu tiên về ở Ô Chợ Dừa, tôi thả bộ đi ra ngã Năm Ô Chợ Dừa, tính ngồi uống vài ly để ngắm nhìn cho thỏa cái nơi sẽ là chỗ mình đi lại hàng ngày, thì có hai thanh niên đang ngồi trước cửa một căn nhà, hướng mặt ra đường, thấy tôi đi gần tới thì đẩy cả hai đôi dép ra trước mặt, trên lề đường (hè đường), chỗ mà tôi sẽ đi qua! Tôi đã quá rành với những trò “khiêu khích”, “gây sự” kiểu này (chỉ cần tôi đi tới, dẫm lên đôi dép đó là chúng sẽ hành hung, hoặc nếu bị vấp ngã thì sẽ thành trò cười cho chúng…), cho nên tôi thực hiện sách lược “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, thay vì đi qua chỗ hai thanh niên muốn gây sự, tôi quay lại ba bước, ngồi xuống trước một gánh cháo gà. Khu vực hè đường này từ chập tối cho đến nửa đêm là chỗ bán hàng rong (với nhiều chủng loại như cháo gà, cháo vịt, phở, hột vịt lộn, bánh mỳ, bắp ngô nướng…) khá đông vui và tôi đã tới đây nhiều lần vào nhiều dịp trong suốt 10 năm qua, hàng cháo gà mà tôi vừa ngồi xuống cũng là chỗ quen, do hai mẹ con bán, người mẹ khoảng năm mươi, người con gái khoảng gần hai mươi tuổi. Khi cô gái đưa tôi chén rượu và tôi chưa kịp uống thì hai thanh niên kia bất ngờ ào tới ngồi sát tôi rồi kêu rượu như hảo hán Lương Sơn Bạc! Hai mẹ con người bán hàng nhìn nhau như ngầm trao đổi cách xử lý thì một thanh niên thò tay vào gánh hàng, cầm lấy hai chân con gà luộc định lấy ra thì người con gái nhanh như trong phim võ thuật, dùng đôi đũa điểm huyệt vào cánh tay người thanh niên đang định lấy con gà luộc ra khiến người này tê dại cả cánh tay và van xin rối rít: “Xin tha mạng! Xin tha mạng!”. Người thanh niên còn lại nhanh chóng nhận ra tình thế thì cũng nói líu ríu “Xin lỗi! Xin lỗi!” rồi đứng lên kéo người thanh niên bị điểm huyệt đi về căn nhà ban nãy!

Khi đã uống cạn chén rượu, tôi mới hỏi cô gái vừa điểm huyệt thằng thanh niên kia: “Lâu mới gặp lại cô hàng cháo, dạo này có gì mới không?”. Cô gái, tên Hà Thi, mỉm cười rồi nói nhỏ: “Đợi anh hỏi thăm thì em đã sắp đi lấy chồng rồi! Em sắp tốt nghiệp hệ Trung cấp đàn dân tộc của Nhạc viện Hà Nội!”. Tôi ngạc nhiên thật sự vì ngày mới gặp hai mẹ con bán cháo gà ở đây, cô gái còn khoe là vừa thi đỗ vào Khoa nhạc cụ dân tộc của Nhạc viện Hà Nội! Thực ra thì do tôi thỉnh thoảng mới tới ăn cháo gà ở đây và không chú ý tới cô gái đánh đàn tam thập lục này! Có lẽ từ giờ tôi sẽ chú ý tới cô gái bởi Nhạc viện và cơ quan Tạp chí của tôi chỉ cách nhau một con sông nhỏ (là sông Tô Lịch, nhưng nước đã rất đen và hôi thối!) và tôi sẽ ra đây ăn cháo gà thường xuyên hơn! Vì thế, tôi hỏi cô gái: “Vậy em sẽ học tiếp đại học hay đi làm?”. Cô gái ngập ngừng: “Nếu có ai nuôi em thì em sẽ tiếp tục đi học!”. Chút xíu nữa thì tôi đã nói: “Tôi sẽ nuôi em được không?”, song tôi đã kịp thời kìm lại được. Tuy nhiên, không biết cô gái có đoán ra ý nghĩ đó của tôi hay không mà khi múc cháo cho tôi, tôi thấy có vẻ như đó là một tô cháo đặc biệt!

Ngày hôm sau, thật là trùng hợp kỳ lạ: khi tôi đang nghĩ cách để qua Nhạc viện chơi (chủ yếu là tìm cô gái bán cháo gà đang học ở lớp Tam thập lục) thì chị Loan, cán bộ biên tập phần Âm nhạc của Tạp chí nói với tôi: “Hôm nay tôi có giờ lên lớp về lịch sử âm nhạc Việt Nam ở Khoa nhạc cụ dân tộc bên Nhạc viện, cậu có thích thì qua nghe?”. Thế là chỉ mười phút sau, tôi đã có mặt bên Nhạc viện và khi vào lớp, vừa nhìn thấy Thi, tôi đã lặng lẽ đi tới và ngồi ngay xuống bên cạnh!
Khi tôi về ở hẳn Ô Chợ Dừa, có tới ba sự trùng hợp: nhà thơ người Hà Nội Thi Hào Nam (mà tôi quen ở Thư Viện Quốc Gia, từ khi còn là sinh viên Khoa Văn) lại là cậu ruột của cô gái bán cháo gà. Thì ra trước đây, nhà thơ Thi Hào Nam thường dẫn tôi ra uống rượu và ăn cháo gà ở hàng của bà chị ruột mà tôi không để ý và cứ thầm thán phục nhà thơ có “duyên ngầm” là được mẹ con bà cháo gà cho “ký sổ” thoải mái! Sự trùng hợp thứ hai là một ông chiêm tinh gia có hạng ở Hà Nội đã nói với tôi là khi tôi về Ô Chợ Dừa thì sẽ có vợ, có con rồi sẽ có nhà và vợ tôi sẽ là người trong khu vực “xướng ca vô loài”! Cho nên đã không dưới một lần, nhà thơ Thi Hào Nam cứ giục tôi phải cưới cô cháu gái của ông ngay kẻo để lâu ngày lại có kẻ dèm pha! Thực ra thì tôi và cả hai mẹ con Hà Thi đều muốn tiến hành lễ cưới ngay nhưng bạn bè ai cũng ngăn cản và nói: “Chờ thi Nghiên cứu sinh xong mới nên tính chuyện vợ con!”, vì đối với dạng cán bộ nghiên cứu “nghèo hèn” như tôi thì chỉ có đi nghiên cứu sinh nước ngoài mới có thể “đổi đời” – tức sẽ cải thiện cơ bản cuộc sống gia đình về sau! Mà việc thi nghiên cứu sinh thời kỳ này không khác gì xếp hàng mua gạo, mua thịt cá: chưa chắc đến lượt và đến lượt chưa chắc còn hàng!

Khi phải chờ thời gian phán xét cho một quyết định lớn của cuộc đời thì thời gian đó thật là nặng nề, có thể nhìn thấy, cảm nhận được bánh xe thời gian đang lăn qua từng giây, từng phút và hiểm họa thì luôn rình rập! Và quả nhiên, trong khi tôi phải ngày ngày ngồi nhìn bánh xe Thời gian nó lạnh lùng, tàn nhẫn lăn qua số phận của mình mà không thấy hé mở một tia hy vọng gì thì hiểm họa ập đến thật bất ngờ và nhanh như tia chớp!

Tối hôm đó, như lệ thường, tôi lại ra chỗ “Cửa hàng ăn uống di động” ở ngã năm Ô Chợ Dừa để phụ bán cháo gà cho mẹ con Hà Thi (từ khi quyết tâm cưới Hà Thi thì tôi không còn là khách hàng ăn cháo nữa mà trở thành người phụ bán cháo, bởi tôi nhẩm tính, chỉ cần nhịn uống rượu, ăn cháo gà nửa năm là có thể may được bộ đồ cưới cho cả cô dâu và chú rể!). Vào khoảng gần 23 giờ đêm, đường phố đã thưa thớt người xe thì bỗng có tiếng rú ga mạnh của một chiếc Honda 67 và khi tôi chợt nhận ra chiếc Honda đang lao thẳng vào gánh hàng cháo của mẹ con Hà Thi thì theo phản xạ tự nhiên, tôi đứng dậy tính đẩy “cái vật thể bay” ra khỏi gánh hàng cháo thì tôi thấy có tiếng gió vút qua tai và chỉ kịp nhìn thấy Hà Thi lao vút cả người như một mũi lao, lao vào chiếc Honda! Kết quả là Hà Thi đã đạp văng cả chiếc Honda và người lái nó ra khỏi gánh hàng tới năm mét nhưng sự va chạm giữa Hà Thi và “vật thể bay” kia quá mạnh khiến Hà Thi bị chấn thương rất nặng!
Cái chết của Hà Thi khiến cho tôi quá thất vọng về tương lai. Tôi quyết định cạo trọc đầu để quên chuyện lấy vợ đi và tập trung vào việc viết bài vì muốn được thi nghiên cứu sinh, phải có ít nhất ba bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí Chuyên ngành của Trung ương. Tôi viết một lèo đến năm bài nhưng lúc Bộ báo chỉ tiêu về thì chỉ có một, mà lúc đó trong cơ quan Tạp chí của tôi lại có những hai người muốn được chọn. Vậy là tôi nhận được phán quyết của Tổng Biên tập: năm nay nhường cho bạn, để sang năm thì tới lượt! Nhưng người bạn kia thi trượt, sang năm lại đòi đi thi nữa! Không hiểu sao, lúc ấy tôi lại không biết đấu tranh cho quyền lợi của mình mà lại lao vào chuyện…lấy vợ! Và quả nhiên việc lấy vợ của tôi đúng như ông chiêm tinh gia báo từ trước, chỉ có điều sau khi Hà Thi chết tới sáu tháng: Đám cưới ở Ô Chợ Dừa và ngay trong phòng làm việc của Tổng Biên tập Tạp chí; có vợ, có con rồi có nhà (khi con tôi được đầy tháng thì cơ quan cho dùng phòng kho làm phòng ở); vợ tôi cũng vẫn là người của khu vực “xướng ca” (là diễn viên của đoàn Văn công Quân Khu 5 thời chống Mỹ, hết chiến tranh thì vào học lớp Kịch nói của Trường Nghệ thuật sân khấu Mai Dịch Hà Nội, học xong thì thất nghiệp cho tới lúc làm mẹ được hai, ba năm!)…

Ô Chợ Dừa không phải của riêng ai, nhưng tôi có cảm giác như nó là của mình! Sau này, khi phải đi khỏi Ô Chợ Dừa (vào Tây Nguyên, xuống Sài Gòn), mỗi khi xem báo, tivi… thấy có nói về Ô Chợ Dừa, tôi lại chăm chú lắng nghe, nhìn cho rõ và có cảm giác như mình được trở lại quê hương! Thực ra thì “quê lý lịch” của tôi, tức nơi tôi sinh ra (ở Phú Thọ), đã quá xa cách và khi đã lớn, tôi chỉ về được quê hai lần, thời gian rất ngắn. Vì thế, tôi coi Ô Chợ Dừa là quê thứ hai, bởi tôi tôi đã sống tới năm năm (từ 1980 đến 1985) ở đó và đã làm những việc quan trọng như lấy vợ, đẻ con…

Các nhạc sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó Nhạc viện Quốc gia! Các Họa sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó có Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, các nhà văn không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó có trường Viết Văn Nguyễn Du (dù bây giờ chỉ là một Khoa trong trường Đại học Văn hóa)! Quả là Ô Chợ Dừa rất xứng đáng để được gọi là mảnh đất Địa Linh Nhân Kiệt, điều này không cần bàn cãi! Riêng tôi, tôi không thể không thường xuyên nhớ về Ô Chợ Dừa vì đã đi khỏi từ năm 1985, nhưng tôi chưa cắt hộ khẩu bởi biết chuyển hộ khẩu về đâu ngoài Ô Chợ Dừa lầm bụi của tôi?
Sài Gòn, tháng 4-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Tiếp theo >

Mối tình đầu

Thứ tư, 11 Tháng 1 2012 20:39 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Mối tình đầu1.Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!
Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế! 
 
Năm tôi học lớp Mười (niên khóa 1965-1966), mặc dù đã 17, 18 tuổi nhưng tôi vẫn “vô tư” như trẻ con, tức không hề cân nhắc tính toán trong mọi hành động của mình. Chẳng hạn như tôi chỉ quan niệm đơn giản là học trò thì phải học giỏi, thế là đủ, ngoài ra không hề biết rằng, ngoài việc học, người học trò phải “trông trước, ngó sau” trong rất nhiều mối quan hệ của cái “môi trường” mà người học trò đó tồn tại. Chẳng hạn như có một chuyện “to bằng cái đình” đối với tôi là chuyện vào Đoàn Thanh niên. Tôi không hề biết rằng nếu không phải là Đoàn viên thì việc vào Đại học sẽ rất khó khăn, cũng như tôi không hề biết rằng những ai có lý lịch “đen” (con cái Tư sản, địa chủ, hoặc những người làm việc cho chính quyền Thực dân, phong kiến trước năm 1954) sẽ không được vào Đại học. Sau này nhìn lại lúc đó tôi mới hú vía, nếu tôi không đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học, đã từng ở trong đội tuyển của Thành phố Hải Phòng tham dự thi học sinh giỏi Toán toàn quốc thì tôi đã “tiêu đời” – tức sẽ không được vào Đại học, vì tôi chưa là Đoàn viên! Thực ra, ngay từ khi cắp sách đến trường, trong “Từ điển học trò” của tôi không hề có những từ như điểm kém, lưu ban, thi trượt hay đại loại như thế! Tôi cũng không hiểu tại sao tôi đọc sách giáo khoa cũng thích thú như đọc truyện và cũng thuộc ngay như thuộc một bài thơ hay! “Kiểu tư duy” như thế này thật Nguy hiểm trong hai khu vực Tình yêu và Môi trường công tác khi trưởng thành! Có được sự nhận thức sơ đẳng như vậy là khi tôi đã… nghỉ việc theo chế độ “Một Cục”!
 
2.
 
Na là một cô gái rất xinh đẹp, có đôi mắt lúng liếng, nụ cười mê hồn sau làn môi mọng ướt như quả mận chín! Tôi chỉ có thể tả Na được như thế và cũng không biết có chính xác hay không bởi không bao giờ tôi dám nhìn thẳng vào mặt Na quá hai phút! Và chúng tôi cũng chỉ có cơ hội để đứng gần nhau, trao đổi dăm ba câu vu vơ vào ngày chào cờ thứ hai đầu tuần, bởi tôi đang học lớp Mười, còn Na học lớp Chín. Khi tập trung toàn trường, mỗi lớp chúng tôi đứng thành bốn hàng dọc (mỗi tổ một hàng dọc), tôi luôn đứng cuối hàng và Na cũng đứng cuối hàng, hai lớp, hai tổ của chúng tôi lại cạnh nhau nên tôi và Na đương nhiên là đứng cạnh nhau, chỉ cách một cánh tay! Tôi nhớ lần đầu tiên tôi và Na “quen nhau” là sau một tuần đầu tiên của năm học. Sau khi chào cờ, thầy Hiệu trưởng nói về tình hình học tập tuần qua và mỗi lớp có một người đạt số điểm bình quân các môn cao nhất lớp sẽ được lên đứng dưới cột cờ để cả trường hoan hô (chúng tôi gọi đùa là được “Bêu dương” – thực ra chữ dùng chính xác là “Biểu dương”). Lúc ấy, tôi đang mải “nhìn trộm” đôi môi chín mọng như quả mận chín của Na thì Na bỗng quay sang tôi, tôi vội nhìn đi chỗ khác thì nghe thấy tiếng Na: “Bạn Thạch! Thầy Hiệu trưởng vừa đọc tên bạn kìa!” Tôi quay lại, nhìn nhanh vào mồm Na thì thấy ngay nụ cười mê hồn! Lúc ấy chắc là tôi ngơ ngác hay tương tự như thế nên Na phải nhắc lại câu nói vừa rồi, và mấy bạn ở lớp tôi cũng quay xuống giục tôi đi lên cột cờ! Lúc ấy tôi mới biết phải làm gì! Tôi nghĩ có lẽ sau lần ấy, tôi đã luôn luôn nghĩ về Na, hay nói cách khác là …yêu Na! Và tuần nào cũng vậy, bao giờ cũng phải là sau câu nói của Na, tôi mới “bừng tỉnh” và đi lên chỗ “Bêu dương”!
 
Tôi không thể nhớ chính xác giờ nào, ngày nào, tháng nào Thần Tình yêu đã bắn Mũi Tên Vàng “Xuyên táo” cả tôi và Na? Tôi cũng không thể nhớ chính xác lần đầu tiên tôi và Na đã hôn nhau như thế nào, hôn vào đâu trước hay chỉ nép vào nhau mà thôi! Tôi đã đọc được ở đâu đó câu thơ “Hải Phòng có mối tình đầu / Cái hôn vụng dại làm nhàu áo em!” và tôi đã thuộc luôn và cứ nghĩ, sao chỉ đơn giản như thế mà mình không làm nổi lấy một câu thơ để tặng Na - người yêu – Mối tình đầu của tôi! Khi tôi “ngứa tay” chép câu thơ đó đưa cho Na xem thì Na cười nói: “Bạn không cần tặng Thơ mình vẫn yêu bạn! Mình muốn bạn tặng mình cái hôn bằng môi bạn chứ không phải bằng thơ!” Nói rồi chúng tôi hôn nhau không muốn rời nhau ra!...
 
Đã không biết làm thơ, thì cũng có thể “Tạm tha”, nhưng vô tư đến mức không hề biết người mình yêu có “quan hệ” với những ai, nói nôm na là có những ai cũng yêu người mình yêu và người mình yêu “đáp lại” những tình cảm đó như thế nào, thì không thể tha thứ được! Tức đó là sai lầm lớn nhất của tôi trong cái vụ “Mối tình đầu” này!
 
Sau “Cái hôn đầu”, tôi và Na thường hẹn gặp nhau vào bảy, tám giờ tối trên bờ con mương thủy lợi có hàng phi lao thẳng tắp rất đẹp. Địa điểm mà chúng tôi hẹn gặp nhau nằm ở điểm giữa của khoảng cách từ nhà tôi đến nhà Na. Từ nhà tôi đến điểm hẹn hò phải đi qua trường học. Ở trường học có hai phòng dùng làm “Nhà Công vụ” cho một số thầy, cô giáo không phải là người địa phương, tức người ở nơi khác về trường làm giáo viên. Mỗi phòng có hai người – hai thầy giáo và hai cô giáo – vừa đúng “hai cặp đôi”, tức hai thầy giáo mà cưới hai cô giáo thì vừa đủ hai đám cưới. Mỗi lần đi đến chỗ hẹn, nhìn vào “Nhà Công vụ” thấy hai thầy giáo và hai cô giáo đang ngồi nói chuyện với nhau, tôi đều nghĩ thầm như vậy! Nhưng thực ra lại không phải vậy! Chỉ có một thầy và một cô sau này cưới nhau, còn một thầy, tức thầy Mân, dạy môn Tiếng Nga lớp tôi, không cưới cô giáo còn lại mà đòi cưới…Na!
 
Tôi chỉ được biết cái “tin sét đánh” ấy sau một tháng hẹn hò với Na. Hôm ấy hình như Na đến chỗ hẹn để “chia tay” tôi, cho nên vừa gặp nhau, Na đã hôn tôi nồng nàn…Cuối cùng thì Na nói: “Có lẽ từ nay, chúng ta sẽ không gặp nhau như thế này nữa!...” Tôi định nói thì Na đã che mồm tôi và nói liền một mạch: “Bạn đừng nói gì hết! Thầy Mân đã đến nhà mình “Cầu hôn”. Bố mẹ mình đã đồng ý! Mình không thể từ chối lời cầu hôn của thầy Mân vì nhiều lý do rất khó nói!...” Đúng là “Mặt đất tối sầm nếu không có Tình yêu!”…
 
3.
 
Tôi cố quên đi “Mối tình đầu” ngắn ngủi, cố quên đi cuộc “Cạnh tranh không bình đẳng” nhưng càng cố quên thì lại càng không thể nào quên!...Năm học trôi nhanh hơn đối với kẻ thất tình là tôi. Cuối năm, tôi thấy các bạn học lớp tôi cứ xì xào, săn đón về danh sách dự kiến đề nghị vào các trường Đại học của nhà trường gửi lên Ban tuyển sinh Đại học của Thành phố, rồi danh sách ấy gửi lên Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, có thay đổi, rơi rụng gì không? Sau này, nghĩ lại tôi thấy ngạc nhiên về mình: Tại sao tôi không hề quan tâm đến chuyện đó? Mà ngày ngày, những lúc gió mát trăng thanh, tôi lại tha thẩn đi ra chỗ tôi và Na thường hẹn nhau lúc trước, để làm gì thì tôi cũng không biết?
 
Một buổi trưa, đúng giờ Ngọ, trời nhiều mây nên không hề có nắng, gió mát lạnh, tôi mang cần câu ra chỗ vẫn hẹn với Na bên con mương thủy lợi, dưới hàng phi lao rì rào gió thổi, ngồi…câu cá! Câu được hai con cá riếc thì Na đến ngồi cạnh tôi từ bao giờ, nhẹ nhàng không một tiếng động! Khi tôi giật mình nhận ra Na thì đã nằm gọn trong vòng tay của Na!...Sau khi trở lại trạng thái bình thường, Na nói: “Bạn có giấy gọi vào Đại học rồi! Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chỉ có mình bạn thôi, oai nhất trường rồi nhé!” Tôi nghĩ là Na nói đùa nên không quan tâm mà muốn hỏi Na là tại sao từ hôm nói chia tay là chia tay luôn, không thể gặp nhau nữa? Như là đọc được suy nghĩ của tôi, Na nói: “Hôm nay, bạn có giấy gọi vào Đại học rồi, mình mới có thể nói hết sự thật với bạn! Khi thầy Mân “tỏ tình” với mình, mình từ chối ngay và nói thật rằng mình đã yêu bạn, hai người đã có ước nguyền sâu nặng! Mình thật không ngờ lời nói thật đó lại trở thành “điểm yếu” để thầy Mân tấn công vào! Thầy bảo, em phải từ bỏ mối tình dại dột này ngay và nhận lời tỏ tình của tôi, nếu không tôi sẽ gạt cậu ta ra khỏi danh sách đề nghị vào Đại học sắp gửi lên Sở Giáo dục, tôi có thể làm như vậy vì tôi là phó Ban Tuyển sinh của trường! Mình ngạc nhiên vô cùng, hỏi lại ngay: Bạn ấy luôn học giỏi nhất lớp thì làm sao lại gạt ra khỏi danh sách? Thầy Mân cười nhạt, nói khẽ mà mình nghe váng cả tai: Vì cậu ấy không là Đoàn viên, mà đoàn viên là tiêu chuẩn bắt buộc thứ hai! Lúc ấy, mình như bị một cú đấm “nốc-ao” choáng váng! Thầy Mân thấy vậy thì nói : cho em năm ngày suy nghĩ, nếu còn yêu nhau thì cậu ta sẽ không được vào Đại học, nếu muốn cậu ta vào Đại học thì phải cưới tôi! Trời ơi, tại sao lại có chuyện như vậy, tại sao số phận cuộc đời cậu lại nằm trong tay mình? Mình đem chuyện này nói hết với Mẹ, thì Mẹ mình nói: Thảo nào mẹ thấy thầy Mân thường hay tới nhà mình, lấy cớ này nọ, nhưng chỉ lần thứ ba là mẹ biết ông ta thích con! Nếu đã như vậy thì chỉ có một lựa chọn là phải nhận lời cưới ông ta. Nhưng con hãy nói là khi nào cậu ấy có giấy gọi vào Đại học thì mới đồng ý làm đám cưới! Như vậy là con đã góp phần cho việc vào đại học của người con yêu thêm chắc chắn! Nghe mẹ mình nói như vậy, mình thấy nhẹ cả người. Nhưng khi quyết định phải nói lời chia tay với cậu, mình thấy khó vô cùng, cuối cùng lại phải nhờ mẹ cố vấn cho!...Đã có giấy gọi vào Đại học nhưng nhà trường chưa công bố, không biết còn om lại làm gì? Đây là do thầy Mân nóng lòng muốn cưới mình nên đã lên Ban Tuyển sinh Thành phố lấy trước cho riêng cậu thôi đấy. Vì thế cậu đừng vội cho ai biết!” Khi Na lấy trong một cuốn vở ra cái giấy gọi vào Đại học đưa cho tôi, tôi mở ra xem nhanh, khi đọc thấy tên mình và tên trường Đại học thì lóng ngóng thế nào để tuột tờ giấy khỏi tay và một làn gió ào tới, đưa tờ giấy chao liệng xuống…dòng mương! Na với người theo bắt lại tờ giấy nhưng không được, suýt thì rớt xuống mương! Tôi vội kéo Na lại và ôm chặt, chỉ sợ Na trôi đi như tờ giấy kia!...
 
Khoảng năm phút sau thì có tiếng nói: “Thôi đủ rồi! Chia tay nhau thế là quá đủ!” Người nói câu đó chính là thầy Mân, thầy cầm tờ giấy gọi còn nhểu nước đặt xuống trước mặt Na và nói: “Giấy này không có tờ thứ hai đâu!”, rồi đi về phía trường! Cả tôi và Na đều giật mình, song Na thở mạnh một cái rồi đứng dậy, nói: “Chắc tờ giấy trôi tới cổng trường! Để một lát cho khô rồi bạn cầm về nhé!” Nói rồi Na đi nhanh như làn gió, thoáng cái đã không thấy đâu cả!...
 
Đám cưới của Na với thầy Mân được tiến hành sau ngày đó đúng mười ngày. Đó cũng là ngày những người có giấy gọi vào Đại học tụ tập tại nhà bạn Tuấn (có giấy gọi vào Khoa Lý, cùng trường ĐHTH với tôi, như vậy lớp Mười của tôi năm đó chỉ có hai người được vào trường Đại học Tổng hợp – Trường được coi là khó học nhất thời đó!) để ăn mừng, chia tay. Thì ra số người được gọi vào đại học không nhiều, sĩ số gần 50 mà chưa tới mười người được gọi. Lúc đó, tôi mới chợt nhận ra Na vì yêu tôi mà đã hy sinh Tình yêu để tôi khỏi bị liên lụy, nói theo kiểu tiểu thuyết là “Chết vì Tình”!... Tuy nhiên, tôi cũng cùng đám bạn có giấy gọi ĐH đến chúc mừng đám cưới của thầy Mân, muốn gì thì gì, một người là Sư phụ của tôi, còn một người là Người tôi yêu!...
 
4.
 
Nhập trường được ba tháng thì tôi nhập ngũ, và tôi vẫn “vô tư” như xưa, không hề nghĩ con đường mình đang đi sẽ như thế nào, và tương lai sau này sẽ ra sao? Vèo một cái là bốn năm trôi qua, tôi lại trở về với Khoa Toán của trường ĐHTH, học ngay ở Khu Thượng Đình, Hà Nội chứ không phải ở chỗ sơ tán tận Đầm Mây (huyện Đại Từ, Thái Nguyên xa xôi). Các bạn học với tôi lúc mới nhập học trên khu sơ tán ngày xưa đã ra trường, có hai người ở lại Khoa làm cán bộ giảng dạy là Tam và Vĩ. Bạn học lớp Mười với Tôi là Tuấn học ở Khoa Lý ra trường về dạy ở Hải Phòng, trường ĐH Hàng Hải, rủ tôi về Hải Phòng chơi, nhớ đến Na, tôi đi ngay (gia đình bố mẹ tôi lúc này đã lại về Hà Nội). Nhưng về đến Hải Phòng, gặp lại mấy bạn lớp Mười cũ, ai cũng nói là không nên gặp Na nữa, Nàng đã có tới bốn đứa con với thầy Mân, mà thầy Mân giờ thường xuyên ở nhà, canh chừng vợ rất ngặt! Ấy vậy mà lúc tôi lên tàu về Hà Nội, lúc vừa ngồi xuống ghế thì thật là bất ngờ, Na đột ngột xuất hiện, ngồi xuống cạnh tôi rồi ôm chầm lấy tôi, khóc như mưa!...Khi tàu tới ga Hải Dương, Na mới đi sang tàu về lại Hải Phòng! Đó là lần cuối cùng tôi gặp Na!...Sau này, mỗi lần nhớ đến Na, tôi lại ra chợ mua hai quả na về…ăn!
 
Chương trình học của Khoa Toán lúc tôi trở lại Khoa, chủ yếu dựa vào sách của Liên Xô (Nước Nga cũ), vì thế, tiếng Nga đặc biệt cần thiết. Các bạn học lớp tôi lúc đó có một cách học Tiếng Nga thần tốc là học thuộc cuốn Từ Điển Nga-Việt. Có bạn chỉ sau hai tháng là “nuốt” cả cuốn Từ điển vào bụng! Tôi vừa cố nuốt Từ điển vừa nhờ một anh bạn thời lính đang học bên Đại học Ngoại ngữ, Khoa Tiếng Nga kèm thêm. Chưa được một tháng thì anh bạn nói: “Cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau!...Bạn bè chơi với nhau thì vui nhưng học với nhau thì không ổn! Hai thằng mình cứ cặp kè hoài bọn con gái lớp tớ nó lại tưởng là chúng ta Đồng tính luyến ái! Vì vậy tớ mới tìm cho cậu một “cô giáo” rất giỏi Tiếng Nga, đang là sinh viên năm cuối, người cao to như vận động viên bóng chuyền, nếu Hà Nội có bị ngập lụt thì Nàng có thể cõng cậu mà thoát hiểm (Hà Nội đang bị đe dọa bởi nước sông Hồng đã mấy phen mấp mé bờ đê)!”. Và có điều rất hay là Nàng trùng tên với tôi, cả hai chữ Ngọc Thạch!... Bạn tôi vừa dứt lời thì “Cô giáo” tiếng Nga xuất hiện, hẳn là bạn tôi đã có sự chuẩn bị từ trước! Và “Cô giáo” làm việc ngay như là ở trường Ngoại Ngữ! Sau nửa giờ đồng hồ “quần thảo” tôi không kịp thở (cô giáo không dùng tiếng Việt, chỉ nói tiếng Nga mà tôi nghe chỉ hiểu được một nửa, còn một nửa thì nghe như chim hót), cô giáo mới cười mỉm và nói chuyện với tôi bằng thứ tiếng Việt cực hay, cũng như chim hót! Tôi thầm nghĩ, quả là anh bạn tôi rất giỏi chọn người, đó là kinh nghiệm của bốn năm làm việc ở Quân lực trong quân đội! Dường như anh bạn tôi coi việc chọn vợ cho tôi là nhiệm vụ chính, còn cô giáo tiếng Nga là nhiệm vụ thứ yếu! Quả là tính toán kỹ càng, một mũi tên bắn hai đích, khác hẳn bản tính vô tư của tôi, làm gì chỉ nhắm vào một mục đích mà thôi!...
 
Sau một tháng có cô giáo tiếng Nga, tôi đọc sách Toán tiếng Nga đã khá nhanh, cuốn Từ điển Tiếng Nga đã nuốt được đến vần L, nhưng đến chữ “Liu-bờ-liu” (Tôi yêu) thì thấy trong bụng không ổn! (Xin mở ngoặc là chuyện “Nuốt Từ điển” không phải là nghĩa bóng, mà là nghĩa đen, tức mỗi ngày xé ra một tờ, cảm thấy thuộc hết các từ trong đó thì nuốt luôn tờ giấy đó vào bụng! Giấy Từ điển Nga-Việt thời đó rất mỏng và trắng sạch, có thể ăn ngon lành nếu đói, mà sinh viên thời đó đói là chuyện hàng ngày! Việc nuốt Từ điển nó buộc ta phải thuộc Từ tiếng Nga như tiếng Việt, sau này không được ỷ lại vào Từ điển, có thể nói nó giống như việc Tào Tháo dùng binh, thường đóng quân, hạ trại quay lưng ra bờ sông, miệng vực chứ không dựa lưng vào núi cao như lệ thường, khi lâm trận quân sĩ buộc phải cố mà đánh lui quân địch vì không có chỗ tháo chạy!)! Khi Cô giáo biết chuyện tôi nuốt Từ điển thì cười nói: “Học hành không nên gây căng thẳng, làm theo như mấy nhà Nho thời xưa buộc tóc lên xà nhà để không ngủ gật, thức mà học thâu đêm không phải là cách của người làm khoa học trường kỳ! Như anh đang nuốt Từ điển, nếu thấy dạ dày không ổn thì nên ngừng lại, tôi sẽ giúp anh cách học có hiệu quả! Anh vừa nuốt đến chữ “Liu-bờ-liu” chứ gì? Tôi sẽ hướng dẫn anh dịch bài thơ “Tôi yêu Em” của nhà thơ A. Puskin. Chúng ta không chỉ tập dịch sách Toán học mà phải học cả cách dịch sách văn học. Nền văn học Nga và cả Nga Xô-viết là một nền văn học Khổng lồ!”. Thế là từ đó, cô giáo tiếng Nga của tôi dạy tôi dịch cả thơ Puskin, Lec-môn-tôv, Ê-xê-nhin,v.v…
 
5.
 
Sau hai tháng có cô giáo Tiếng Nga, anh bạn tôi nói đã đến lúc phải Cầu hôn ngay kẻo Đêm dài lắm mộng, uổng công anh ta thiết kế tốn kém bao công sức!...Nỗi lo của anh bạn tôi quả là có lý, bởi vật quý dễ vỡ, báu vật dễ bị mất trộm! Đúng hôm anh bạn tôi thiết kế một chuyến đi Hồ Tây bơi thuyền rồi ăn đặc sản Bánh Tôm thì cô giáo tiếng Nga nói: “Em đâu còn bụng dạ nào mà đi ăn bánh Tôm Hồ Tây với các anh!” Hỏi vì sao thì cô giáo nói: “Việc ra trường làm ở đâu, bố em đã lo xong từ nửa năm rồi, Sở Giáo dục Hà Nội đã đồng ý nhận. Vậy mà vừa rồi lại nghe nói em phải nhận công tác ở Thủy Điện Hòa Bình!”, nói xong thì bật khóc! Tôi và anh bạn đều ngớ người! Tôi nói liều: “Để tôi về hỏi bố tôi xem có thể xin về Bộ Y tế được không!” Và ngay ngày hôm sau, tôi về nhà nói với bố tôi thì bố tôi nói: “Bây giờ nội bộ lãnh đạo của Bộ đang năm bè bảy mối, những chuyện như thế không ai dám quyết. Phải chờ một thời gian nữa cho sóng yên gió lặng đã!” Tôi nói lại tình hình như vậy thì anh bạn tôi nói: “Thế thì phải chờ chứ làm sao? Nhưng tớ vẫn lo Đêm dài lắm mộng!”. Quả nhiên, Đêm dài lắm mộng! Ba ngày sau, cô giáo tiếng Nga cho biết: ông bố cô đã nhờ người chạy thì có một chỗ cực kỳ thơm, đó là về dạy tiếng Nga ở Khoa Toán của tôi, và người nhận giúp là ông thầy Hân, hiện đang là giáo viên dạy tiếng Nga của Khoa Toán, tức là thầy giáo tiếng Nga của tôi. Thì ra ông thầy Hân có biết “cô giáo” do mấy năm trước còn dạy ở bên trường ĐH Ngoại ngữ, đã dạy cô ở năm thứ nhất và đã từng “tỏ tình” với cô. Ông thầy Hân nói sẽ xin cho “cô giáo” về Khoa Toán nhưng với điều kiện cô phải là vợ của ông!...
 
 Điều kiện như thế đối với các cô sinh viên năm cuối của các trường Đại học ở Hà Nội đã quá quen thuộc nên anh bạn tôi thở dài mà nói rằng: “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng! Bây giờ cậu là Chu Du còn ông thầy Hân là Gia Cát Lượng, cậu chịu thua đi thôi! Mà cũng tại tớ, đáng lẽ ngay từ khi giới thiệu cô giáo với cậu, phải tham mưu cho cậu thực hiện kế sách “Gạo nấu thành cơm” thì có phải hay hơn không!”. Tôi nói ngay: “Đừng tiếc than mà làm gì! Trong cuộc đua ở “Đấu trường Ái tình” tớ luôn thủ sẵn “Con cờ chiến bại” nên quen rồi!”. Bạn tôi phá ra cười rồi bày bàn cờ, nói: “Bây giờ tớ với cậu chơi một ván cờ định mệnh, nếu cậu thắng tớ sẽ làm mặt dày mai mối lần nữa, dẫn cậu tới bà chị họ hàng xa, thuộc loại lá ngọc cành vàng, nhà giàu cỡ Thạch Sùng, cậu chỉ việc cơm no bò cưỡi!”. Tôi nói ngay: “Vậy thì còn dài dòng gì nữa, tớ sẽ chấp cậu một xe!” Người bạn tôi không nói gì, cậy thế hơn quân, xua quân sang hà thả sức tàn sát mà không ngờ rằng tôi đã cho một tổ thám tử lẻn vào tận hậu cung bắt sống tướng sĩ của anh ta! Bị thua trong nháy mắt, anh bạn tôi phải dẫn tôi tới nhà bà chị họ hàng xa để gặp người lá ngọc cành vàng! Khi tới nơi thì nhà vắng vẻ làm sao, nhấn chuông một lúc mới có một người Osin chạy ra nói qua lỗ cánh cổng sắt to đùng: “Bà chủ, ông chủ đưa cô chủ đi chuyển đổi giới tính ở nước ngoài rồi! Một tháng nay, cô chủ bỗng giở chứng cứ đòi làm con trai!”…
 
Hình như cái bà Osin còn nói gì nữa nhưng anh bạn tôi đã lôi tôi đi và nói: “Ta đi làm mấy chén cuốc lủi rồi đi mua quà mừng đám cưới của Thầy giáo cậu cưới “Cô giáo” của cậu! Không thể xem thường chuyện này được!” Quả nhiên, chỉ ba ngày sau chúng tôi nhận được Thiệp cưới , chỉ trước ngày cưới một ngày. Tới ngày cưới, anh bạn tôi đi cùng người yêu sắp cưới, trông rực rỡ hơn cả cô dâu – chú rể, còn tôi, cô người yêu anh bạn cũng kiếm cho tôi được một “bạn nhảy” đúng mốt và nhờ thế mà khi tới phần khiêu vũ của đám cưới, tôi không bị cô đơn! Song tôi vẫn bị cảm giác cô đơn xâm chiếm khi bất ngờ gặp thầy Mân ở đám cưới này, người đã cưới Na – mối tình đầu của tôi. Thì ra thầy Mân từng là học trò của thầy Hân ở Đại học Ngoại Ngữ, tức thầy Hân là Sư phụ của Sư phụ của tôi – tức thầy Mân, song, thầy Hân hiện đang là Sư phụ của tôi. Vì thế, tôi có hai cách để gọi thầy Hân: Sư phụ của Sư phụ, hoặc Sư phụ! Gọi cách nào cũng đúng!
 
Sài Gòn, 29-10-2009
Đỗ Ngọc Thạch
< LùiTiếp theo >
 
nguồn: vannghechunhat.net

Tìm tag: truyện ngắn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét