Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thân gái dặm trường - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch



tìm đỗ ngọc thạch trên Google - trích: Lên Rừng xuống Biển


Thứ hai, ngày 30 tháng chín năm 2013

tìm đỗ ngọc thạch trên Google - trích: Lên rừng xuống biển


Thác Dray Nur
Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên Google - trích: Lên rừng xuống biển


  1. ĐỖ NGỌC THẠCH - Việt Văn Mới
  2. newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html

    Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.

  3. ĐỖ NGỌC THẠCH - Hội Nhà văn TP HCM

    nhavantphcm.com.vn/dỗ-ngoc-thach-nha-van-thu-vien.html

    NHÀ VĂN ĐỖ NGỌC THẠCH. Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970.

  4. Đỗ Ngọc Thạch - văn học & nghệ thuật

    www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail...

    Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;. Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp ...
  5. Hình ảnh cho đỗ ngọc thạch

       - Báo cáo hình ảnh
    •    
    •    
    •    

  6. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    phongdiep.net › Home › Nội dung website

    Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ...

  7. Nhà Văn Và Lịch Sử - Đỗ Ngọc Thạch - Nhà Văn Và Lịch Sử ...

    4phuong.net/ebook/48725087/nha-van-va-lich-su.html

    (Đọc tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, Nhà xuất bản Văn Học, 2005). Có một đại văn hào nói ở đâu đó rằng: Chính nhà văn chứ không phải ...

  8. Đỗ Ngọc Thạch - trieuxuan.info

    www.trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495

    Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại ...

  9. Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html

    Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề gì đáng quan tâm ...
  10. Du lịch Buôn Ma Thuột - Thác Dray Sap - iVIVU.com
    Thác Dray Sap 

    Lên rừng xuống biển

    bodoiĐi bộ đội, ai cũng mong lên sao, lên vạch (giống như ở dân sự mong thăng quan, tiến chức), đó là lẽ thường.
    Vì thế, Lê Lâm và Hoàng Hải đi bộ đội năm năm mà chỉ là Binh nhất, Binh nhì; Hết chiến tranh, đi học Đại học rồi đi làm việc ở cơ quan Nhà nước hơn 30 năm, tới lúc về hưu vẫn là “Phó thường dân”, thì không còn là lẽ thường nữa. Cho nên hai nhân vật Lê Lâm và Hoàng Hải trở thành đối tượng của Thể loại Truyện ngắn “Đời thường mà không bình thường”.

    Lê Lâm là con cháu Vua Lê, không phải Lê Chiêu Thống (hình như con cháu Lê Chiêu Thống bị Nhà Thanh giam lỏng ở đâu đó bên Trung Quốc, lúc mới sang cũng phải “nhập gia tùy tục” để Tóc đuôi sam, không biết có bị “Hán hóa” toàn phần hay không?). Phải nói ngay như thế bởi khi nói ai họ Lê, lập tức người ta sẽ đặt câu hỏi: Là dòng máu Lê Lợi hay Lê Chiêu Thống, tức dòng máu Anh hùng cứu nước hay dòng máu gian hùng bán nước? Việc tra rõ gốc tích của con người rất quan trọng, bởi cho dù con cháu có thay đổi thế nào (Biến dị) thì về bản chất vẫn thể hiện cái “E chủ đạo” của Tổ tông (Di truyền). Cũng có trường hợp con cháu chẳng có bóng dáng gì của cha ông cả, tức “Mất gốc”, nhưng đó chỉ là cá biệt, không mang tính phổ biến!

    Lê Lâm thì rõ rồi, còn Hoàng Hải thì không thể tra rõ được gốc gác vì Hải là trẻ mồ côi, được nhà họ Hoàng xin về làm con nuôi từ Trại trẻ mồ côi, mà cái Trại trẻ mồ côi này làm ăn luộm thuộm nên đứa bé mồ côi về nhà họ Hoàng mà không có một mẩu giấy nào. Cái tên Hoàng Hải họ Hoàng đặt cho là để ghi nhớ lúc nhận về nhà họ Hoàng là ở Hải Phòng. Cái Trại Trẻ mồ côi kia giải thể lúc nào cũng chẳng ai nhớ, nên gốc gác của Hoàng Hải chỉ có một chữ Hải, tức Hải Phòng!

    Học hết phổ thông Trung học, Lê Lâm vào học ở Khoa Lý, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, còn Hoàng Hải học ở Khoa Hóa, cùng trường. Cho đến lúc này, Lâm và Hải chưa biết nhau, vì Hải ở Hải Phòng còn Lâm ở Bắc Giang, một người ở dưới biển, một người ở trên rừng. Song, đến lúc hai người cùng nhập ngũ (1966) thì họ đã trở nên một đôi bạn thân thiết vì được ở cùng một Tiểu đội của một Đại đội Ra-đa. Đại đội Ra-đa này thường thay đổi địa điểm đóng quân, lúc thì ở vùng biển Diễn Châu, lúc thì lên miền núi Nghĩa Đàn, khi không biết chọn biển hay rừng thì ở vùng đồi Trung du của Đô Lương. Ba địa danh vừa nói đều thuộc tỉnh Nghệ An. Phải đi lên rừng rồi xuống biển và dừng lại ở vùng đồi mới thấy hết vẻ đẹp của Xứ Nghệ: Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh họa đồ!...

    *

    Lần đầu tiên Đại đội Ra-đa kéo quân vào Xứ Nghệ là lên tuốt miền rừng núi Nghĩa Đàn. Nói là lên rừng là nói đại thể như thế, chứ không phải chui tọt vào tận đại ngàn sâu thẳm bởi xe pháo, máy móc cồng kềnh như thế làm sao mà trèo đèo lội suối như Tiều phu hoặc thợ săn được? Có nghĩa là phải đến chỗ nào đã có đường cho ô-tô vào được. Chỉ có cách tốt nhất là đến chỗ nào có Nông, Lâm trường. Ở Huyện Nghĩa Đàn này có mấy nông trường lớn như Đông Hiếu, Tây Hiếu, Cờ Đỏ, v.v… Hình ảnh lá cờ Đỏ gần gũi, thân quen với người lính nhất, vì thế, các Thủ trưởng Đại đội đã quyết định chọn Nông trường Cờ Đỏ.

    Nông trường Cờ Đỏ được triển khai trên một vùng đồi rộng lớn, gồm nhiều quả đồi lớn kế tiếp nhau nhấp nhô như sóng biển, có con sông Hiếu chảy quanh như dải lụa mềm, đúng như câu ca vừa nói trên:…non xanh, nước biếc như tranh họa đồ! Nông trường Cờ Đỏ có lực lượng chủ chốt là một Tiểu đoàn bộ đội Miền Nam tập kết năm 1954, Tiểu đoàn trưởng làm Giám đốc Nông trường. Khi Nông trường mở mang sản xuất thì tuyển thêm người địa phương, chủ yếu là nữ để cho các anh lính chiến chuyển sang làm kinh tế có nơi mà “trút bầu tâm sự” và hầu như các nữ nông trường viên người bản địa đều chọn được bạn đời trong số các nam nông trường viên vốn là lính đó. Song, từ năm 64, 65, các anh lính tập kết lần lượt trở lại Miền Nam quê hương để tiếp tục con đường binh nghiệp thì không ít nữ nông trường viên phải chịu cảnh vợ người chinh phu!

    Sản phẩm chủ yếu của nông trường Cờ Đỏ là Cam với đủ các chủng loại. Vào mùa thu hoạch, trên tuyến đường từ nông trường qua huyện lỵ Nghĩa Đàn tới thành phố Vinh, những ô-tô chở cam chạy như con thoi và nó làm rơi vãi cam xuống đường như là Công chúa Mỵ Châu rắc lông ngỗng để cho Trọng Thủy biết mà tìm!

    Phải tả cảnh vòng vo một lúc như thế để nói rằng chỗ Đại đội Ra-đa đóng quân thật là tuyệt vời: có cảnh đẹp để mà ngắm và có Cam ngọt để thưởng thức. Máy Ra-đa đặt trên đỉnh một đồi cam cao nhất, giữa một đồi cam đẹp như mơ! Và chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh khi mùa cam tới, quả cam vàng óng trĩu cành, đung đưa theo tiếng cười, tiếng hò, tiếng hát của các cô gái nông trường đang chăm sóc vườn cam!

    Đại đội đã có lệnh nghiêm cấm chiến sĩ không được hái cam. Đương nhiên rồi, bởi trong 10 Lời thề của người lính đã có câu “Không lấy cái kim, sợi chỉ của nhân dân”. Nhưng Chính trị viên (CTV) Đại đội bảo: “Mười lời thề ghi rõ là cái kim, sợi chỉ, vậy bọn lính nó bảo lấy cam chứ có lấy cái kim, sợi chỉ đâu thì sao? Cho nên vẫn phải có lệnh Cấm hái cam, được viết chữ to trên giấy cứng (là hộp giấy) và được treo khắp nơi. Lệnh cấm thứ hai là cấm quan hệ với nữ nông trường viên. Điều này thì trong 10 Lời thề cũng đã có câu “Đoàn kết với thanh niên, đứng đắn với phụ nữ”, nhưng CTV Đại đội bảo: “Mười lời thề viết là Đứng đắn thì chung chung quá, phải nói rõ ràng là cấm quan hệ nam nữ với nữ nông trường viên. Nữ nông trường viên ở đây ai cũng người thì mỡ màng, mắt thì lúng liếng, miệng như tép nhẩy, vú thì căng mẩy…mà lính ta thì nhìn thấy là như mèo thấy mỡ! Không cấm ngặt thì …loạn!”. Thế là Lệnh cấm cũng được viết chữ to và treo khắp nơi: Cấm quan hệ nam-nữ!

    Trong rất nhiều thứ Cấm thì “Cấm xả rác bừa bãi”, “Cấm đái bậy”, “Cấm viết linh tinh lên tường” là rất khó cấm. Tuy vậy, nếu tăng cường lực lượng Thanh niên Cờ Đỏ (đeo băng đỏ ở cánh tay), dân phòng, cảnh sát đường phố,v.v… thì vẫn có thể cấm được. Còn “Cấm quan hệ nam-nữ” thì quả là cực khó, bởi đó là một trong những mối quan hệ cơ bản của xã hội loài người, đó cũng là một trong những lẽ tồn tại của con người! Nói cho có “Lý sự” thì đó là duy ý chí! Tìm hiểu kỹ thì những người đưa ra lệnh cấm này thường là do họ không được “mãn nguyện” nên ra uy cấm người khác cho bõ ghét! Trong dân gian cũng có câu rất hay về cái chuyện cấm này: Ngày xưa ai cấm duyên bà, bây giờ bà cấm duyên tôi!

    CTV Đại đội là người cương quyết đưa ra lệnh cấm này và là người trực tiếp kiểm tra việc thi hành lệnh cấm. Hai chiến sĩ Lê Lâm và Hoàng Hải là đối tượng được CTV để mắt tới nhiều nhất. Một lần, thoáng thấy bóng Lâm và Hải đang đi dạo trong vườn cam (việc đi dạo ngắm cảnh đâu có lệnh cấm), CTV liền bí mật bám theo. Hai anh lính đang thơ thẩn thì có hai cô gái nông trường viên xuất hiện, chặn đường, tươi cười chào hỏi rồi nói: “Lần trước gặp các anh vì đông người quá nên chưa mời các anh ăn cam được. Lần này chúng em quyết mời hai anh ăn cam!”. Lâm nói: “Chúng tôi có lệnh cấm hái cam, ai vi phạm sẽ bị phạt!”. Một cô có má lúm đồng tiền nói: “Vậy để em hái mời hai anh. Nông trường em chỉ cấm đem cam ra khỏi vườn cam, còn ăn tại chỗ thì thoải mái! Em nhờ ăn cam nhiều mà da dẻ mịn màng, má hồng môi thắm đấy!”. Nói rồi liền bứt hai quả cam chín mọng đưa cho Lâm và Hải mỗi người một quả. Cô kia có đôi mắt lúng liếng thì cười tủm tỉm rồi nói: “Các anh có biết quả cam này giống cái gì không?”. Hải nói: “Giống cái gì cơ?” Cô gái bèn bứt một quả cam to, chín mọng đặt lên ngực mình mà rằng: “Anh thấy quả cam có giống hai quả của em không?”. Cô gái vừa dứt lời thì cái cúc bấm ở ngực bật ra, để lộ phân nửa “quả cam trắng hồng” của cô nàng! Hải quả là dân miền biển, nhanh như cá Chim, “bay” tới “quả cam trắng hồng” của cô gái! Còn Lâm thì được cô gái kia cho biết thế nào là “da dẻ mịn màng, má hồng môi thắm”! Nói thì hơi dài dòng như vậy nhưng sự việc diễn ra rất nhanh đến nỗi Chính trị viên trố mắt mà nhìn đến ngây người mà không ra “bắt quả tang” được như đã dự định!

    Ngay hôm sau, trong buổi tập trung Đại đội, dù không bị bắt quả tang, Lâm và Hải vẫn bị CTV phê bình trước toàn Đại đội về tội vi phạm Lệnh cấm quan hệ nam-nữ và phạt bằng hình thức hạ cấp bậc từ Binh nhất xuống Binh nhì. Hai anh lính biết là không thể cãi lại được (chẳng hạn như cứ chối phăng, đòi bằng chứng), và cũng không nên cãi lại cấp trên, nên chỉ đứng im và nói với nhau. Lâm nói: “Lần sau hết cấp dưới Binh nhì rồi chắc bắt đi phụ giúp Nhà bếp quá!”. Hải cười: “Đi phụ giúp Nhà bếp càng hay! Có hơi mệt một chút nhưng được ăn no và nếu thích thì xin đi làm tiếp phẩm, ra chợ rất nhiều thú vui!”. Lâm đồng tình ngay và bảo: “Thề thì “mật báo” cho Chính trị viên bắt quả tang tối nay đi!”.

    Đến tối, CTV nhận được mảnh giấy nhỏ có viết: “Tôi vô tình biết được cuộc hẹn hò của hai anh lính L. và H. với hai cô gái nông trường. Thời gian, địa điểm:…Người đưa tin Bí mật”. Tới đúng thời gian và địa điểm như “mật báo”, CTV quả nhiên thấy hai đôi nam nữ kia đang ân ái với nhau như là đang ở “đỉnh điểm”! Trên hai tấm vải bạt to bằng cái giường ở dưới hai gốc cam, hai tấm thân mịn màng của hai cô gái nổi lên thành một màu trắng như sữa bò pha loãng với những đường cong huyền ảo như đang lung linh trong bóng đêm thần thoại của cái vườn cam “Cổ tích”! … CTV làm sao mà chỉ huy được hành động của mình khi đã “hồn xiêu phách lạc”!...

    Hôm sau, CTV gọi Lâm và Hải lên phòng làm việc của mình và nói ngay: “Các cậu có biết dưới Binh nhì là cái gì không?”. Lâm nói nhỏ nhẹ: “Báo cáo Thủ trưởng, dưới Binh nhì là Binh Bét!” CTV nói ngay: “Đó là nói vui, còn nói thật thì là Lính Tạp vụ, nó giống như tù khổ sai ấy, các cậu biết chưa?” Hải nói nhanh: “Báo cáo Thủ trưởng, chúng em cũng biết rồi ạ!” CTV nhìn hai anh lính Binh nhì, cười vẻ thân thiện, rồi nói: “Nếu các cậu biết rồi thì tốt, chú ý đừng để ma dẫn lối quỷ đưa đường vào đó! Và tôi sẽ có cách giúp các cậu giữ chặt cái hột cuối cùng của người lính (quân hàm Binh nhì có một ngôi sao nhỏ trên miếng tiết màu đỏ, gọi vui là hột). Chỉ cần các cậu nói chuyện anh em thân mật với tớ, đừng kêu “Thủ trưởng” nữa, nó xa cách quá!”. Lâm và Hải cùng nói: “Chúng đệ xin nghe đại ca tâm tình!”. CTV cười to rồi nói: “Có thế chứ, được lời như cởi tấm lòng!... Bây giờ tớ hỏi thật nhé, các cậu có bỏ bùa mê thuốc lú gì không mà con gái nó theo xoắn suýt thế?”. Lâm và Hải nhìn nhau rồi Lâm nói trước: “Dạ, chúng đệ cho mình uống chứ không phải cho họ uống!”. CTV tròn mắt, hỏi: “Sao lại ngược đời thế, các cậu mà uống thuốc lú thì còn “làm ăn” được gì?”. Hải nói ngay: “Dạ, đó không phải là thuốc lú mà là thuốc can đảm, tức thuốc nó làm cho mình không biết sợ, mặt dầy lên! Chắc Đại Ca biết câu Bí quyết tán gái chứ: Thứ nhất đẹp trai, thứ hai mặt dầy! Chúng ta vừa đẹp trai, vừa mặt dầy thì bách chiến bách thắng!” CTV gật gù rồi cười lớn: “Trời ơi!... Tưởng gì chứ chỉ đơn giản như vậy thì quá dễ! Đâu, đưa cho Đại Ca vài viên thuốc can đảm xem nào!”. Hải lục trong túi quần thấy có gói Pô-li-vi-ta-min thì liền đưa cho CTV mà nói: “Xin kính dâng Đại Ca, chúng đệ chỉ còn có một gói này thôi, mời Đại Ca dùng thử!” CTV cầm lấy gói thuốc (được đựng trong bọc ni-lông), dơ lên săm soi rồi định lấy ra thì Lâm ngăn lại, nói: “Ấy, chỉ dùng trước khi lâm trận năm phút mới có tác dụng!”. CTV nói “Ừ nhỉ!” rồi cho gói thuốc vào trong túi áo!

    Hôm sau nữa, CTV chủ động tìm Lâm, Hải và tươi cười khoe ngay: “Thuốc can đảm của các đệ hiệu nghiệm như thuốc Tiên! Hôm qua, tớ đến gặp bà Tình phó chủ tịch Công Đoàn để bàn kế hoạch cho bộ đội ta giúp Nông trường thu hoạch Cam cho nhanh gọn, tránh thất thoát do rơi rụng, dập nát, thì thật không ngờ, cả công tư đều trôi chảy băng băng!” Cả Lâm và Hải cùng hỏi: “Đại Ca kể rõ lại xem nào?”. CTV cười hì hì: “Tớ vừa ngồi xuống bàn, đang mở cặp tài liệu để lấy bản kế hoạch thì bà Tình đi lại phía sau lưng tớ, cúi xuống để coi bản kế hoạch, thì tớ thấy có vật gì mềm mềm đè lên vai và một mùi hương ngào ngạt như chui vào đầy mũi!...Tớ quay mặt lại định nói gì đó thì cả khuôn mặt tớ nằm gọn trong thung lũng giữa hai gò Bồng Đảo!”. CTV vừa nói đến đó thì cả Lâm và Hải cùng nói to: “Thôi, thôi…Đại Ca đừng kể nữa!”

    Sau “phi vụ” bà Tình Công Đoàn, CTV còn “độc lập tác chiến” hai “phi vụ” nữa, đều thành công ngoài sức tưởng tượng! CTV không ngờ “Thuốc can đảm” nó lại giúp con người ta có được sức mạnh phi thường để có thể tả xung hữu đột và đánh đâu thắng đó như thế! CTV định tiến hành tiếp “phi vụ” thứ tư thì hết “Thuốc can đảm”, hỏi hai đệ tử thì nó bảo đang chờ ngoài Hà Nội gửi vào! Đành chờ thuốc! Trong khi chờ thuốc, CTV quay lại ba cái “trận địa” cũ thì không có trở ngại gì, đúng là chỉ khó khăn lúc đánh trận mở màn thôi, khi “Cửa mở” đã giải quyết xong thì đại quân ta cứ kéo vào vô tư! Thì dân gian đã có câu “Vạn sự khởi đầu nan” đó là gì!

    *

    Khi có lệnh cơ động thay đổi địa điểm đóng quân, lúc các chiến sĩ Ra-đa đang làm nhiệm vụ tháo rời dàn lưới phản xạ ra thành từng tấm nhỏ rồi xếp lên xe để kéo đi…, thì mấy cô gái có “người yêu” đã biết tin và đang đứng tụm năm, tụm ba cạnh những cây cam, để chia tay “người yêu”. CTV đi kiểm tra công tác cơ động (thu dọn doanh trại, nhắc nhở chiến sĩ không được va quệt vào những cây cam…) và thật sự ngạc nhiên khi thấy có nhiều các cô gái đến chia tay các chiến sĩ của mình như thế! Thì ra không chỉ có hai anh lính Lâm và Hải có tài “cưa gái” mà hầu như rất nhiều, không thể biết hết! Mà lạ thật, thời gian của lính tráng bị quản lý và kiểm soát rất chặt, không có một kẽ hở thì chúng nó hẹn hò, gặp gỡ rồi ân ái vào lúc nào?...Thấy hai cô gái đang đứng ngơ ngẩn bên một cây cam, CTV tới hỏi: “Các cô ra tiễn ai đấy?”. Một cô nói: “Chúng em tiễn tất cả!”. Lại hỏi: “Các cô yêu anh lính nào, nói thật đi!”. Lại đáp: “Em yêu tất cả!”. Lại hỏi: “Vậy cô có yêu tôi không?”. Lại đáp: “Không!”. Hỏi nữa: “Vì sao?”. Đáp nữa: “Vì Thủ trưởng nói nhiều quá!”. Hai cô nói rồi chạy lại một tốp đông người đang vây quanh mấy anh lính, để lại cho CTV một chùm tiếng cười rúc rích! CTV giật mình và chợt nhận ra: Trong tình yêu không nên nói nhiều!

    ... Lúc đoàn xe máy móc, khí tài xếp thành một hàng dài chuẩn bị xuất phát thì các cô gái không còn cười nói nữa mà khóc như mưa rào! Thì ra họ cũng “yêu đương, nhớ nhung” chứ không chỉ là “âm - dương hút nhau” đơn thuần! CTV cố nhìn trong đám những cô gái đang “khóc ly biệt” kia có ba “người tình” của mình không nhưng tuyệt nhiên không có! Cái bà Tình Công Đoàn, tên là Tình mà chẳng “thắm tình quân dân” gì cả! Cho dù chỉ “thích” ta một vài lần thì cũng phải ra tiễn biệt với danh nghĩa “Tình quân dân như cá với nước” chứ! Và, CTV chợt phát hiện ra rằng không chỉ có “Thuốc can đảm” mà còn có “Bí quyết” gì đó mà hai tiểu đệ Lâm và Hải chưa tiết lộ, đại khái như điều CTV vẫn thường “Lên lớp về công tác dân vận”: đó là phải làm sao để “Đi dân nhớ, ở dân thương”!

    Con đường dù có dài thế nào đi nữa thì đi mãi cũng tới đích. Đích của Đại đội Ra-đa là một huyện miền biển của Xứ Nghệ: Diễn Châu. Nếu như ở Nghĩa Đàn là non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình thì ở Diễn Châu lại là những bãi cát vàng miên man trải dài tới biển khơi xa có sóng võ suốt ngàn năm không ngưng nghỉ! Đại đội Ra-đa của Lâm và Hải triển khai trận địa trên một bãi phi lao lúc nào cũng rì rào gió thổi! Rừng phi lao đương nhiên là không có cái ăn ngon như vườn cam mà lại có thừa bụi cát và lá phi lao chốc chốc lại rụng như tuyết rơi nếu có gió mạnh. Trong tô cơm, bát canh nào của các chiến sĩ cũng có cát và lá phi lao! Tuy nhiên, có một cái thú là khi gió mát trăng thanh, mắc võng bạt trong rừng phi lao và mặc cho gió đung đưa thì không khác gì vị Vua mắc võng dưới cây Xoan đào trong truyện cổ tích Tấm Cám! Chính vì thế mà một hôm, khi có năm cô thôn nữ ra thăm các chiến sĩ Ra-đa, vừa ngồi thử lên những chiếc võng bạt đơn sơ đã như là bị “Khắc nhập” không thể dứt ra được!

    “Tin đồn” năm cô thôn nữ ở Diễn Châu ra rừng phi lao “đánh võng” với các Trắc thủ Ra-đa không hiểu sao tới tận tai Chính ủy Trung đoàn. Chính ủy điện xuống Đại đội bắt CTV phải lên Trung đoàn tường trình vụ việc. CTV không biết sẽ “gỡ” vụ này ra sao nếu như không nhận được lá thư của bà mẹ già từ quê nhà gửi tới có mấy dòng như sau: “…Mày cứ đi hoài không về cưới vợ cho U có cháu bế! Giờ thì thôi rồi! Cái con bé Nụ đẹp người đẹp nết nhất làng mà U đã dạm hỏi cho mày đó, giờ nó hóa thành đàn ông rồi: quanh mồm râu ria tua tủa, đôi nhũ hoa căng tròn hồi nào biến mất rồi, không biết cái “bướm” của nó đã hóa thành cái “chim” chưa?...”. Khi đọc xong đoạn thư này, CTV reo to và nhảy cẫng : “Đây rồi! Lối thoát là đây: Năm cô thôn nữ kia đã chuyển đổi giới tính thành Nam nhi, nằm vạ ở rừng phi lao vì Đại đội Ra-đa không thể nhận trực tiếp Năm “Chàng trai” này vào đơn vị được mà năm “Chàng trai” thì cứ nằng nặc đòi nhập ngũ ngay để được góp sức mình vào cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước! Khi lên Trung đoàn tường trình vụ việc, không ngờ cả Ban Chính trị Trung đoàn đều cười đến chảy nước mắt! Thì ra họ tức cười cái chuyện đang là con gái mơn mởn má hồng, long lanh mắt biếc môi son mà bỗng nhiên chuyển thành đàn ông thì ai mà tin được!

    Thực ra cái vụ năm cô thôn nữ ra rừng phi lao lại xúc động thấu đến tận Cao Xanh! Sự thể là các cô gái quê ra thăm các chiến sĩ Ra-đa, thấy các chiến sĩ ăn uống kham khổ quá (món mặn là thịt hộp kho lõng bõng, chỉ có vài mảnh vụn thịt lượn lờ như cá cờ, món canh thì bí xanh cõng bí đỏ bơi lội bì bõm!...) thì cô nào cũng rơm rớm nước mắt, rồi cứ đòi được làm giúp các chiến sĩ công việc gì đó, giống như các cô ra trận địa pháo phòng không lau chùi mấy quả đạn pháo bóng láng! Nhưng thực ra ở đơn vị Ra-đa, chẳng có việc gì có thể đưa các cô làm giúp, trừ việc đấm lưng, xoa bóp (mà sau này gọi là Mát-sa) bởi ngồi hoài trong xe hiện sóng tưởng là nhàn hạ hóa ra lại rất cực nhọc: mỏi lưng, hoa mắt, đau đầu,v.v…vừa bước ra khỏi thùng xe hiện sóng (kín như bưng giống như xe đông lạnh mà ai cũng đã nhìn thấy) thì ai cũng ngã lăn kềnh ra đất! Khi biết được sự cực nhọc âm thầm đó của các chiến sĩ trắc thủ Ra-đa, năm cô thôn nữ đã tận tình “đấm bóp” cho các chiến sĩ đến ngất xỉu!

    Thực ra, ở gần biển thích hơn ở gần rừng. Không có cảnh phải luồn lách trong rừng rậm đầy gai góc để mở đường mà đi. Ra tới bờ biển, không gian như mở ra vô tận và ta như bỗng hóa thành hạt cát! Rồi khi đứng trước biển xanh dạt dào sóng vỗ, ta lại như vụt lớn lên với những ý tưởng mạnh mẽ như đôi cánh chim Hải Âu! Có lẽ chính vì thế mà tình cảm của bộ ba CTV và Lâm, Hải ngày càng trở nên thắm thiết - một trường hợp hiếm thấy của mối quan hệ giữ Chính trị viên Đại đội và lính tráng. Trong đợt lên quân hàm nhân ngày Quốc Khánh, CTV đề nghị cho Lâm và Hải được phong vượt cấp từ Binh nhì lên Hạ sĩ thì Chính trị viên phó và Đại đội phó (cả hai người đều mới được điều về đơn vị từ trường Sĩ quan) đều phản đối kịch liệt - đó là dấu hiệu của sự thay thế cấp trưởng ở tương lai gần. CTV đem chuyện này tâm sự với Lâm và Hải, tưởng hai cậu lính buồn ai ngờ chúng tỉnh bơ và nói: “Đại ca có lòng với chúng em như vậy em xin ghi nhớ suốt đời. Còn việc lên sao lên hạt chúng em không coi trọng, sao cũng được. Điều chúng em muốn là được trở lại trường Đại học tiếp tục học. Nếu Đại ca có ra Hà Nội thì hỏi Quân lực dùm nha!”. Nghe hai đứa tiểu đệ nói vậy, CTV xúc động lắm. Thì ra chúng nó chẳng để bụng cái chuyện mình kỷ luật hạ cấp chúng nó từ Binh nhất xuống Binh nhì! Vậy thì phải giúp chúng nó hết sức. CTV tìm mọi cách để có thể ra được Hà Nội, đến Bộ Tư lệnh Binh chủng Ra-đa để hỏi bên Quân lực xem thế nào. Khi người ta quyết tâm làm cái gì thì thế nào cũng làm được! Trường hợp của CTV đúng với câu nói đó!

    …Gần tới mùa mưa, bọn máy bay Hải quân Mỹ thường ẩn trong những đám mây giông từ phía Biển đông bay vào bắn phá các mục tiêu suốt một dải đất Khu Bốn. Địa hình hẹp chiều ngang của Khu Bốn khó cho lực lượng Phòng không - Không quân của ta triển khai hỏa lực, bày binh bố trận. Trong khi đó lại dễ cho bọn Máy bay Hải quân từ Biển Đông bất ngờ ào vào “cắn trộm” rồi nhanh chóng chuồn mất tiêu! Đại đội Ra-đa đóng quân ở rừng phi lao được hơn nửa tháng thì có lệnh di chuyển về vùng đồi Đô Lương để tránh khả năng bị bọn máy bay Hải quân Mỹ “cắn trộm”. Lần di chuyển trận địa này rất bí mật, đoàn xe máy móc, khí tài chia thành nhiều tốp nhỏ, lặng lẽ đi trong ánh trăng đầu tháng mờ ảo. Cuộc di chuyển không có chia tay, lưu luyến rồi khóc như mưa như ở Nghĩa Đàn. Nhưng, không phải vậy. Khi chiếc xe Hiện sóng mà Lâm và Hải có nhiệm vụ “áp tải” đi được nửa giờ thì Lái xe dừng xe, nói với CTV (ngồi cùng ca-bin với lái xe): “Báo cáo Thủ trưởng, em dừng xe đi “cầu” một chút!”. Nhưng CTV đang ngủ gà ngủ gật, khi xe dừng thì ngả đầu ra phía sau ngủ ngon lành, còn ngáy o o ! Thấy vậy, Lái xe ra phía sau mở cửa thùng xe, hai cô gái nhảy xuống. Chỉ nghe tiếng Lâm và Hải nói nhỏ với hai cô gái: Tạm biệt! Trời cho sống ta còn gặp lại!... Hai cô gái đi được ba bước thì có ba cô nữa nhập bọn, vừa đi vừa đấm lưng nhau thùm thụp, cười rúc rích!

    Đến Đô Lương, Đại đội Ra-đa triển khai trận địa trên một quả đồi lớn, giàn lưới phản xạ đặt trên đỉnh đồi, xe hiện sóng, máy nổ…đặt xung quanh bên sườn đồi, các chiến sĩ Ra-đa được bố trí ở nhờ trong nhà dân, mỗi nhà là một tổ hai, ba người. Lâm và Hải được bố trí ở trong nhà của hai chị em Minh Huệ và Minh Đức. Nhà chỉ có hai ông bà già đã ngoài sáu mươi và hai cô con gái. Minh Huệ hai mươi còn Minh Đức mười tám, đều chưa có chồng.

    Sau ba ngày, hai ông bà già chủ nhà nói với Lâm và Hải: “Hôm nay là ngày Tốc Hỷ, tôi mời hai chú uống với tôi chén rượu, tôi xin thưa chuyện!”. Ông chủ nhà vừa nói xong thì cô chị Minh Huệ bưng lên một mâm có con gà luộc và vài cái chén bát. Vừa lúc cô em Minh Đức đi vào nhà, tay cầm chai rượu trắng. Ông chủ nhà rót rượu rồi mời Lâm và Hải. Ông uống cạn chén rượu nhỏ rồi nói: “Hôm nay tôi làm bữa tiệc tiễn hai cô con gái đi làm nhiệm vụ ở Ngã Ba Đồng Lộc. Ngày mai cả hai chị em sẽ nhập vào đại đội TNXP ở đó, tuy đây tới đó không xa nhưng thỉnh thoảng mới được về thăm nhà!”. Cả Lâm và Hải cùng nói: “Chúc hai chị em lên đường may mắn!”. Ông chủ nhà lại nói: “Tôi mới biết hai chú nhưng rất ưng hai chú, bà nhà tôi cũng vậy. Hai chị em chúng nó cũng vậy. Được biết hai chú chưa có vợ, còn đi học dở dang thì vào bộ đội. Nên tôi muốn nhận hai chú làm con rể! Hai cô con gái của tôi rất ngoan và cũng được mọi người khen là đẹp. Chắc hai chú không chê chứ?”. Đã phần nào biết trước câu chuyện, nên Lâm và Hải bình tĩnh ngồi uống hết chén rượu thứ hai mới thay nhau nói! Lâm nói trước: “Duyên trời đã xe thì không thể khước từ! Nhưng để chúng cháu bàn với hai chị em nên làm như thế nào cho hợp lẽ!”. Hải tiếp lời: “Chúng cháu mà được Nguyệt Lão xe duyên thì thật có phúc! Còn biết nói gì nữa!”. Ông chủ nhà uống cạn chén rượu thứ ba thì nói như là lời quyết định cuối cùng: “Như vậy là các chú đồng ý rồi nhé! Tôi sẽ nhờ người tìm ngày tốt và gặp Thủ trưởng của các chú để thưa chuyện! Bây giờ ta ăn uống thoải mái đi! Tôi biết khẩu phần ăn của bộ đội các chú cũng rất kham khổ nên khao các chú thêm món thịt me (bê con) đặc sản của vùng đồi Đô Lương này đấy!”. Món thịt me quả là hấp dẫn khiến cho hai anh lính ăn hoài mà sau đó không còn nhớ là món thịt me đó nướng hay sào!

    Tối hôm đó, ông chủ nhà và bà vợ kê phản ra ngoài hè nằm ngủ để cho hai cô con gái và hai anh lính giãi bày tâm sự. Ai cũng gặp giấc mơ đẹp, nhưng bà mẹ của hai cô con gái thì lại gặp giấc mơ không đẹp: Vào buổi xế chiều ngày hôm sau, một tốp máy bay Mỹ đã ném bom xuống cung đường mà hai chị em Minh Huệ và Minh Đức đang làm nhiệm vụ, cả hai chị em đều hy sinh!

    Ngày hôm sau, sự việc đã xảy ra đúng như giấc mơ không đẹp của người Mẹ!...

    Đỗ Ngọc Thạch
     nguồn: vannghechunhat.net







    Đề tài nghiên cứu khoa học (chùm truyện ngắn mini)

    1- Thay đổi số phận
    Sa Phi là người phụ nữ có tướng sát phu nổi tiếng cả một vùng : người đàn ông nào cưới cô xong cũng chết bất đắc kỳ tử ngay sau đêm tân hôn. Có ông vào hàng quan chức họ Trần, sau vụ làm ăn thua lỗ, mất cả chì lẫn chài tức mất cả chức quyền lẫn tiền bạc chỉ còn hai bàn tay trắng !



    Tên tướng cướp hoàn lương

    Tên tướng cướp hoàn lươngl. Khi còn làm việc ở Sở Văn hóa Thông tin của một tỉnh miền cao nguyên đất đỏ, tôi thường đi xuống các huyện (đi cơ sở) và đi họp ở Sài Gòn bằng xe ô tô (loại xe TOYOTA) với ông Giám đốc Sở. Đi đường dài tất xảy ra nhiều chuyện không thể lường trước, cũng giống như câu thành ngữ “Đi đêm nhiều tất có ngày gặp ma”.



    Các bài khác...

    Page 19 of 39