Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật
Chủ nhật, 12 Tháng 2 2012 19:33 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Bảo vệ danh tiết (chùm truyện mini)
1. Họa phúc không lường
Hai vợ chồng ông Đinh May đều đã về hưu, tài hèn sức mọn nên chỉ sống nhờ vào quán trà nhỏ lúc tuổi già.
Hai vợ chồng ông Đinh May đều đã về hưu, tài hèn sức mọn nên chỉ sống nhờ vào quán trà nhỏ lúc tuổi già.
Chủ nhật, 12 Tháng 2 2012 19:28 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Đề tài nghiên cứu khoa học (chùm truyện mini)
1- Thay đổi số phận
Sa Phi là người phụ nữ có tướng sát phu nổi tiếng cả một vùng : người đàn ông nào cưới cô xong cũng chết bất đắc kỳ tử ngay sau đêm tân hôn. Có ông vào hàng quan chức họ Trần, sau vụ làm ăn thua lỗ, mất cả chì lẫn chài tức mất cả chức quyền lẫn tiền bạc chỉ còn hai bàn tay trắng !
Sa Phi là người phụ nữ có tướng sát phu nổi tiếng cả một vùng : người đàn ông nào cưới cô xong cũng chết bất đắc kỳ tử ngay sau đêm tân hôn. Có ông vào hàng quan chức họ Trần, sau vụ làm ăn thua lỗ, mất cả chì lẫn chài tức mất cả chức quyền lẫn tiền bạc chỉ còn hai bàn tay trắng !
Chủ nhật, 12 Tháng 2 2012 19:16 0 Comments ĐỜI SỐNG VĂN HỌC - Đời sống văn nghệ
Thơ tặng vợ của Nhà thơ Nguyễn Duy
Trong tập thơ VỀ (tập hợp những bài viết từ 1990 đến 1994) xuất bản cuối năm 1994, nhà thơ Nguyễn Duy đã thể hiện rất rõ quan điểm mỹ học "Về với cội nguồn" của thơ Nguyễn Duy:
Thơ tặng vợ của Nhà thơ Nguyễn Duy
Chủ nhật, 12 Tháng 2 2012 19:16 0 Comments ĐỜI SỐNG VĂN HỌC - Đời sống văn nghệ
Trong tập thơ VỀ (tập hợp những bài viết từ 1990 đến 1994) xuất bản cuối năm 1994, nhà thơ Nguyễn Duy đã thể hiện rất rõ quan điểm mỹ học "Về với cội nguồn" của thơ Nguyễn Duy:Rơm rạ ơi ta trở về đây
xin cúi lạy vong linh làng mạc
bà và mẹ hóa cánh cò cánh vạc
ông và cha man mác kiếp trâu cày
Rơm rạ ơi ta trở về đây
ngôi chùa cũ mái đình xưa khuất bóng
cỏ áy vàng bãi tha ma vắng
lòng ngổn ngang gò đống tổ tiên nhà...
(Về đồng)
Những câu thơ nặng trĩu hồn quê, lay động tận trong sâu thẳm tâm linh và như từ lúc nào đưa người đọc trở về với bản ngã, với những gì con người nhất. Một lần tôi hỏi Nguyễn Duy, tại sao một con người có máu lang bạt kỳ hồ rất mạnh như anh lại ra hẳn một tập thơ VỀ, anh nói rất rõ:”Đường về trên đồ thị thời gian của thơ tôi như một vòng luân hồi. Tôi đã thử theo nhiều nẻo đường thơ mong đi tìm cho mình một giọng điệu lạ, lòng vòng mãi, lại lần mò về chính cái điểm khởi đầu cuộc hành trình của mình, đó là thơ sáu tám. Kế đó là đường về trên đồ thị không gian thơ tôi, lang bạt hết miền đất này sang vùng trời nọ, rồi lại trở về với vũ trụ chính mình nơi có tất cả những gì gần gũi, thân thuộc, máu thịt nhất của mình. Thêm nữa là sự trở về trong tâm linh, làm thức dậy ký ức cùng những giá trị tinh thần đang rũ rượi ngủ mê hoặc đang chết dần trong lòng mình. Thêm nữa là… về già, về vườn, về nhà với vợ…”.
Và thế là chúng ta có tập thơ VỢ ƠI…Tập thơ VỢ ƠI…(tập hợp 18 bài viết từ 1971 đến 1994 do NXB Phụ nữ xuất bản cuối năm 1995) là sự về với vợ trăm phần trăm của thơ Nguyễn Duy. Những bài thơ này đã in rải rác trong các tập thơ trước đó của Nguyễn Duy, lúc đó, đặt bên cạnh những bài thơ có tinh thời cuộc bức xúc, nóng bỏng khác, những bài thơ về với vợ có vị trí khiêm nhường, tĩnh lặng, giản dị… Nhưng khi được tập hợp lại thành một chủ đề về với vợ thì tập thơ “VỢ ƠI…” khiến người đọc giật mình về độ lớn cũng như chiều sâu của hình tượng văn học NGƯỜI VỢ trong thơ Nguyễn Duy. Xin dẫn lại nguyên văn bài thơ “Vợ ơi…” và tôi tin rằng bất kỳ bậc mày râu nào cũng sẽ thấy mình bé nhỏ trước người vợ bình dị mà vô cùng lớn lao khi trở về với vợ :
Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy
ta chạy rông như gì nhỉ - quên đời
lúc xơ xác bờm xơm từng sợi tóc
đói lả mò về
cơm đâu
vợ ơi…
*
*
Và tao tác bạn bè cơn hoạn nạn
đòn du côn tóe máu tâm hồn
Và tung tóe cả bướm vàng bướm trắng
này giọt cay giọt đắng giọt buồn nôn
này giọt cay giọt đắng giọt buồn nôn
móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc
vợ dìu ta
từng bậc
thang mòn
*
*
Đêm huyền ảo một kinh kỳ se lạnh
một mình ta cô quạnh giữa muôn người
mặt sông lạ gợn nếp nhăn đuôi mắt
bủn rủn buồn
ta thầm kêu
vợ ơi…
(Praha,7-1990 – Hà Nội,12-1990)
“Về với vợ” là một nẻo về có vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm linh thơ Nguyễn Duy được viết bằng những câu thơ ấn tượng mạnh. Nếu như ở tập thơ VỀ vừa nói ở trên con có gì đó trừu tượng, mông lung, huyền ảo thì ở đây vợ là Cõi về cụ thể:
Mải nưng nứng mộng siêu nhân
lên cơn giá vũ đằng vân giang hồ
Cuộc chơi hành hiệp lơ ngơ
vắt mình ra mấy giọt thơ nhạt nhèo
Dần mòn con chữ tong teo
liêu xiêu lều quán lèo tèo ven đê
Cánh buồm mây tướp chiều quê
Ruỗng
tênh hênh
bịch
rơi
về
cõi em
Ruỗng
tênh hênh
bịch
rơi
về
cõi em
( Cõi về )
Ta mơ màng ta uốn éo ta lả lơi
để mặc kệ mái nhà xưa dột nát
mặc kệ áo quần thằng cu nhếch nhác
mặc kệ bàn tay mẹ nó xanh xao
Ta rất gần bể rộng với trời cao
để xa cách những gì thân thuộc nhất
nồi gạo hết lúc nào ta chả biết
thăm thẳm nỗi lo trong mắt vợ u sầu
Viên thuốc nào dành để lúc con đau
vợ nằm đó xoay xở mần răng nhỉ
cơn hoạn nạn bỗng làm ta tĩnh trí
ngọn gió tha hương lạnh toát gia gà
( Bán vàng )
Trong cuộc đời Nguyễn Duy, cái nạn lớn nhất là vợ ốm và có lẽ qua cái đại hạn này, nhà thơ mới hiểu hết vị trí cũng như giá trị của người vợ trong cuộc đời thi nhân:
1
Vừa một xuân lại một xuân
1
Vừa một xuân lại một xuân
vợ ơi đại hạn đã gần một năm
một nhà là sáu mồm ăn
một thi nhân hóa phăm phăm ngựa thồ
2
2
Cái lưng em sụm bất ngờ
tứ chi anh lõng thõng quơ rụng rời
thông thường thượng giới rong chơi
trần gian choang choác sự đời tùy em
3
3
Nghìn tay nghìn việc không tên
mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng
thình lình em ngã bệnh ngang
phang anh xát bát xang bang sao đành
4
4
Cha con chúa Chổm loanh quanh
anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia
việc thiên việc địa việc nhà
một mình anh vãi cả ba linh hồn…
( Vợ ốm )
Nguyễn Duy thường có những câu thơ mạnh cả về ngữ nghĩa và âm thanh và thường là thiên về cách nói cay độc, nhiều khi thái quá. Nhưng khi về với vợ, nhũng câu thơ của anh như được chuốt ra từ bàn tay diệu kỳ của người vợ thành những vần thơ lung linh – đó là những vần thơ “thi trung hữu họa” về chân dung người vợ :
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều
Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu
em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng
Má hồng về xứ hồng hoang
tóc rơi mỗi sợi nghe ngàn lau rơi
Dịu dàng vang tiếng mắt cười
bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
Bỏ qua tội tháng nợ năm
tự nhiên giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng…
( Dịu và nhẹ )
Mỗi độ xuân về Tết đến Nguyễn Duy đều có thơ cho vợ và phải nói đó là những cảm hứng thi ca đẹp nhất của hồn thơ Nguyễn Duy và cũng là những bài thơ được đông đảo bạn đọc đồng cảm nhất, bởi khi nhà thơ về với vợ là về với tình yêu vợ chồng bình dị mà vô hạn – đó mới chính là THƠ TÌNH trọn vẹn nhất, cao đẹp nhất:
Ứa nước mắt mà yêu nhau trọn vẹn
khấp khểnh đường dài thập thễnh bon chen
lắm lúc chữ nghĩa vô nghĩa tuốt
bàn tay bé con phủi bụi ưu phiền
Trời cho sống ta cũng già em ạ
con thương cha không bằng bà thương ông
tình như rượu chôn lâu đằm lịm lại
cuối đời đem ra nhấm mới mềm lòng…
(Yêu)
nguồn: vannghechunhat.net
xem thêm bài cùng chuyên mục của Đ.N. Thạch:
Đời sống văn nghệ
Tiêu đề của danh mụcSố truy cập1 | Thơ tặng vợ của Nhà thơ Nguyễn Duy | 2 |
2 | Phê bình văn học - một cơ chế đặc thù của văn hoá | 33 |
3 | Ca trù - nơi gặp gỡ giai nhân, tài tử | 48 |
4 | Lưu Quang Vũ "Sống mãi tuổi 17" | 81 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét