Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

GS Đặng Thị Hạnh:...Diễn giải và Siêu Diễn giải


Ảnh của Quảng Thu Hà.



GS Đặng Thị Hạnh: Xung quanh vấn đề Diễn giải và siêu diễn giải...

  1. Mới đây, tại các hiệu sách đã xuất hiện cuốn sách mới "Cô bé nhìn mưa", cuốn hồi ức, "tự truyện trưởng thành" của bà Đặng ...
    cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/6/94167.cand
    Thêm kết quả từ cand.com.vn »
  2. Đặng Thị Hạnh. I. Bối cảnh của cuộc thảo luận về Diễn giải và Siêu diễn giải. Ở phương Tây, đặc biệt ở châu Âu, diễn ...
    phebinhvanhoc.com.vn/?tag=dang-thi-hanh


    Tag: Đặng Thị Hạnh


    Xung quanh vấn đề diễn giải và siêu diễn giải của Umberto Eco

    Đặng Thị Hạnh
    I. Bối cảnh của cuộc thảo luận về Diễn giải và Siêu diễn giải
    Ở phương Tây, đặc biệt ở châu Âu, diễn giải ý nghĩa văn bản đã có một lịch sử lâu đời do truyền thống chú giải văn bản cổ và tôn giáo. Sang thế kỷ 20, nhất là từ những năm 40, do sự phát triển của nền giáo dục Đại học trong khu vực nói tiếng Anh, đặc biệt trong các khoa Anh ngữ, đã diễn ra một bước ngoặt quan trọng liên quan đến nghiên cứu văn học: đó là khuynh hướng (gắn với trào lưu New Criticism) phản bác phương pháp “khoa học”, di sản của châu Âu thế kỷ 19, thay thế bằng một cách thực hành phê bình tập trung vào các chi tiết của từ để nghiên cứu tác phẩm kinh điển, “coi tác phẩm văn học như một tác phẩm nghệ thuật tự trị, autotéliqua, mà ngành phê bình cần làm sáng tỏ động lực của ý nghĩa tự đủ của nó”. Vào những năm 50 và 60, tuy không sẵn sàng tiếp nhận một số trào lưu mới của châu Âu (thuộc khoa chú giải văn bản cổ, hiện tượng học và ngôn ngữ học cấu trúc), nền văn học và phê bình văn học nói trên vẫn chịu ảnh hưởng của một số khái niệm cơ bản của Saussure (tính võ đoán của ký hiệu…) gắn kết với một bộ phận của nhân chủng học Lévi-Strauss. Đặc biệt thời cuối những năm 60 đánh dấu sự hội tụ ngoạn mục của lý thuyết giải cấu trúc của Derrida với truyền thống phê bình vốn đầy nghịch lý của Hoa Kỳ; ở đây, vẫn có một sự ưa thích nổi bật với tính lý thuyết trong tiếp cận văn học (déconstruction đã biến thành déconstructionnisme) điều mà giới nghiên cứu lục địa không mấy mặn mà. Và trong giới giảng dạy văn học ở Mỹ đã hình thành hai phe đối lập: một bên phái giải cấu trúc, nổi tiếng nhất là “bè lũ bốn tên” ở trường Đại học Yale, (Hartman, Hiller, Bloom, de Man) và bên kia, phái chống đối, nổi tiếng nhất là Searle, Rorty… Trong quy trình nhập vào “một nước Mỹ giải cấu trúc”, khái niệm giải cấu trúc của Derrida đã chịu nhiều biến thái, bản thân nó vốn mang tính lưỡng phân và có tác dụng mở. Tuy rất biết ơn đất nước đón nhận mình, Derrida đã tố cáo một kiểu giải cấu trúc nào đó của Mỹ, “một lý thuyết thực dụng, dễ dãi, tiện lợi và còn có thể bán được nữa”, kể cả ngược lại là một kiểu hệ thống hóa có phần cứng so với sự tinh tế của “đường đi derridien”. Trong bối cảnh trên xuất hiện những tranh luận náo nhiệt trong giới giảng dạy các trường Đại học Mỹ và Anh, về bản chất của nghĩa, các khả năng và giới hạn của dẫn giải, mở rộng ra là về bản chất và mục đích của nghiên cứu văn học. Năm 1990, khi được mời tham gia thuyết trình ở Hội đồng Tanner Lectures (Clare Hall, Cambridge), Umberto Eco đã chọn đề tài: Diễn giải và Siêu diễn giải, có nghĩa là ông xác định chỗ đứng của mình trong cuộc tranh luận. Sau khi vào những năm 60, 70, đã là một trong những người nhấn mạnh đến vai trò người đọc trong quy trình “sản xuất” nghĩa, vào lúc này trong nhiều tác phẩm, ông tỏ ra không thật đồng tình trước một vài hướng đi của tư duy phê bình hiện nay – đặc biệt của dòng phê bình giải cấu trúc – cho phép người đọc tạo ra “một ngọn trào những cách đọc không giới hạn và không kiểm nghiệm được”.
    II. Tóm lược các luận điểm của Umberto Eco trong ba bản thuyết trình:Diễn giải và lịch sử, Siêu diễn giải các văn bản và Giữa tác giả và văn bản 1.Đọc tiếp

    Từ khóa (chủ đề) do độc giả đề xuất:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét