Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Sinh ngày 30/4 - Đỗ Ngọc Thạch



Sinh ngày 30/4  - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch





Truyện ngắn
29.03.2009
Đỗ Ngọc Thạch
Sinh ngày 30 tháng 
Giải Phóng là con trai trưởng của bà chị con ông bác, gọi tôi bằng cậu. Bà chị tôi đặt tên con trai là Giải Phóng để kỷ niệm ngày giải  phóng Huế, quê người bố. Ngày giải phóng Huế, cứ ngỡ sẽ sinh con nên bà chị đã đặt tên trước cho con là Giải Phóng, bất luận trai hay gái. Nhưng không hiểu sao, mãi tới ngày 26-4-1975, bà chị tôi mới sinh con. Lúc đó quân ta mới bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh – giải  phóng Sài Gòn. Với cách đánh thần tốc, quân ta đã giải phóng Sài Gòn vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bà chị tôi thường nói: “Tuy thằng Phóng không sinh đúng ngày giải phóng Huế nhưng lại cận ngày giải phóng Sài Gòn, như thế càng có ý nghĩa lớn hơn. Chỉ tiếc là không chui ra đúng ngày 30 tháng 4 mà lại sớm mất bốn ngày, thật là  tiếc!”. Ông anh rể tôi thì lại nói: “Nếu sinh đúng ngày 30 tháng  4 thì cũng hay, nhưng sớm hơn bốn ngày như thế lại có ý nghĩa  hay hơn: nó là nhà tiên tri báo trước rằng ta sẽ giải phóng Sài Gòn!”. Tuy  nhiên, ông anh rể trong bụng cũng thích thằng con trai đầu của mình sinh đúng ngày 30 tháng 4, vì dù sao, đó là ngày sáng chói trong lịch sử giữ nước của dân  tộc!
      Những đứa trẻ sinh vào đúng ngày 30 tháng 4 quả nhiên được hưởng niềm vinh dự đặc biệt: kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm nào cũng vậy, nhất là vào những năm chẵn như mười năm, hai mươi năm, chúng được lên báo, lên ti-vi… cha mẹ tha hồ mà nở mày nở mặt! Những lúc ấy, bà chị và ông anh rể tôi cứ suýt xoa  tiếc, chỉ lùi lại có bốn ngày thôi chứ có khó khăn gì đâu! Và điều oái oăm nữa là thằng Phóng  không những không được lên báo, lên tivimà chính nó phải vác cái máy quay to tướng  theo đoàn phim của đài truyền hình đi quay phim những  đứa trẻ đã sinh đúng ngày 30 tháng 4 kia! Năm nay, lễ kỷ niệm ngày 30 tháng 4 sẽ làm rất lớn vì đã tới con số 30 năm! Thằng Phóng con bà chị tôi vẫn phải làm công việc cũ nhưng có hai cái mới: 1- nó không phải trực tiếp vác máy quay nữa mà chỉ huy cả đoàn làm phim, tức nó đã lên chức làm “Sếp”.  2- năm nay, những đứa trẻ sinh ngày 30 tháng 4 đã  ba mươi tuổi, tức đã trưởng thành, mà ở tuổi này, các cụ xưa có câu “Tam thập nhi  lập”, cho nên thằng Phóng có nhiệm vụ phải đi quay phim phóng sự về những  nhà doanh nghiệp trẻ có nhiều thành công. Ngay từ những  ngày sau Tết con Gà, thằng Phóng và đoàn làm phim của nó đã rong ruổi trên đường!
      Vào những ngày cuối tháng ba, bà chị và ông anh rể mời tôi đi Huế để dự lễ kỷ niệm 30 năm giải phóng  Huế. Sở dĩ mời  tôi đi Huế vì năm nay họ hàng  nhà anh rể tôi làm đại lễ để ăn mừng sự thành đạt của rất nhiều người trong họ, có người là nhà doanh nghiệp lớn, có người là quan chức lớn tương đương  với chức quan Thượng thư mà ông  tổ của họ đã kinh qua, lại có người đã đeo lon thiếu tướng, đại tá có tới năm người và các chức danh khác như tiến sĩ  giáo sư, nhà văn, nhà báo… thì nhiều lắm! Cuộc đại lễ nhà ông anh rể tôi thật đông vui và thật bất ngờ lớn đối với tôi: tôi gặp lại người bạn học cũ từ hồi lớp chín ở  trường Ngô Quyền, Hải Phòng. Đó là Xuân Liên, cô gái xinh đẹp, nhí nhảnh  và học giỏi nhất lớp. Liên là học sinh trường miền Nam, năm đó các trường học sinh miền nam có chủ trương cho một số học sinh có gia đình  ra học ở  các trường nơi gia đình cư trú. Tôi học với Liên chỉ có một năm lớp chín, vì lên lớp mười, trường phải đi sơ tán ở huyện Vĩnh Bảo, nên tôi chuyển về trường Hải An, là  huyện ngoại thành  nên không phải đi sơ tán và ở cạnh nhà tôi. Từ đó tôi không gặp lại Liên cho đến dịp này. Ngồi cạnh  Liên là người đàn ông đã gần sáu mươi, mặc quân phục đeo quân hàm đại tá,  ngực rất nhiều huân chương, nhưng  gương mặt thì vô hồn, vô cảm. Thì ra đó là chồng Liên, vốn là sĩ quan đặc công , vì bị  thương nhiều lần và hiện trong  đầu còn  một đầu đạn không thể lấy ra được nên đã thành người mất trí , mất hết mọi cảm giác.
      Sau buổi tiệc, tôi về nhà Liên. Vừa nhìn thấy đứa con trai đang ngồi giữa nhà, mặt  thì ngơ ngác, nước miếng cứ chảy dòng  xuống ngực, vài giây lại đập tay xuống sàn nhà  “bộp, bộp”,  Liên òa khóc. Phải năm phút sau, có một  bà giúp việc nhà  đi đâu về, thu xếp cho người chồng Liên nằm lên cái giường xếp  rồi cho đứa con trai Liên ăn cơm, Liên mới bình tĩnh  pha trà mời tôi uống và kể:
-    Hết phổ thông, mình được vào học ở đại học Y dược, sơ tán tuốt trên huyện Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên. Hết năm thứ tư thì chuyển sang quân y rồi được điều vào chiến trường  miền Trung. Tại đây, mình đã gặp anh ấy, một sĩ quan đặc công anh hùng. Rồi chúng mình  làm lễ cưới, chỉ sống vợ chồng với nhau được đúng một ngày một đêm! Đúng ngày 30 tháng 4 năm  1975, mình sinh con và bố của nó cũng bị thương nặng!Bạn đã  thấy rồi đấy, hai bố con không thể nhận ra nhau và cũng  chẳng biết mình là ai? Ngay từ lúc biết ngồi thằng con mình đã liên tục đập tay xuống sàn nhà như vậy, bây giờ tay nó cứng như một cái búa tạ!  - Liên cười mếu máo nhưng nước mắt  lại  trào ra… - Đã lâu lắm mình không biết khóc nữa, hôm nay chắc là gặp lại bạn,  tuổi học trò  của mình  cứ hiện về ào ạt, khiến cho nước mắt cứ trào ra!
      Tôi nhìn Liên dở khóc dở cười mà thấy cổ họng đắng ngắt, tim như bị một bàn tay vô hình bóp ngẹt! Những hình ảnh của Liên thời học trò quả là đang hiện về như cuốn phim tài liệu được quay  nhanh trước mắt tôi! Cái hình ảnh  hiện về rõ  nhất là nụ cười và cái nhìn thách thức của Liên mỗi  khi trả bài  kiểm tra, Liên luôn luôn hơn tôi một điểm! Hồi đó, tôi đã tức phát điên lên khi không sao bằng điểm chứ đừng nói hơn điểm Liên! Nhiều lần, tôi đã mượn bài kiểm tra của Liên để xem thầy giáo chấm có thiên vị hay không, hoặc giả bài của Liên có còn lỗi nào không mà thầy giáo bỏ sót, nhưng  tuyệt nhiên không có. Bài làm của Liên luôn trình bày rất đẹp, chữ viết cứ như chữ in trong sách  tập viết lớp một, các đáp số của bài tập đều đóng khung nghiêm chỉnh! Trong khi đó, đặt bài làm của tôi bên cạnh thì mới thấy rõ: chữ viết xiêu vẹo,  lại còn hay viết tắt, kẻ ô ghi điểm và lời phê của thầy giáo thì vừa nhỏ vừa viết thiếu: đáng lẽ phải viết đầy đủ là  “Lời phê của thầy giáo”.thì tôi chỉ viết “Lời phê”! Tôi có một kỷ niệm khó quên với Liên  là tại kỳ thi  học sinh  giỏi toán toàn thành phố Hải Phòng năm ấy (1966), trước khi vào phòng thi, tôi nhận được một phong bì, bên trong là lá thư ngắn ngủi của Liên: “Th. thân mến, đáng lẽ hôm nay L. cũng tham dự cuộc thi này, nhưng đêm qua L. bị sốt nặng, ông Trời không ủng hộ L. rồi! Sáng nay L. muốn cố đi, nhưng cơn sốt đêm qua đã khiến toàn thân mệt mỏi rã rời!  Vậy là Th, không có đối thủ  rồi! Chúc thành công! Hẹn ngày mai gặp lại nhau Th, đã là một nhà Toán học tài năng!”. Lá thư ấy của Liên tôi còn giữ mãi cho đến ngày nhập ngũ, để trong một cuốn sổ nhỏ, chuyên ghi chép những bài thơ hay, những bài hát ưa thích, thì bị  chính trị viên tịch thu với tội danh  “ghi chép và lưu hành thơ lãng mạn và nhạc vàng!”.
      Tôi đang như bay lãng đãng trên những tầng mây trắng xốp thì Liên vỗ vào tai tôi, cười nói:
- Bạn nghĩ gì mà như người mất hồn thế! – Tôi giật mình bừng tỉnh, Liên kéo tôi lại chỗ thằng con trai rồi nói – Thằng con mình rất lạ, tuy nó không hề nói năng gì gần ba mươi năm nay chỉ biết đập tay xuống sàn nhà, nhưng mắt nó thì có sự thay đổi. Mình mới phát hiện ra điều này khoảng  năm năm nay: khi có khách tới thăm, hễ nó thích ai  thì mắt nhìn thẳng vào người đó, lộ ra đôi tròng đen và cặp mắt có màu xanh, còn hễ không thích ai, ghét ai thì ngó nghiêng trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng! Lúc đầu, mình không để ý, nhưng dần dần mình nhận thấy rằng những người bạn tốt đến thăm, nó đều lộ rõ cặp mắt xanh, còn những người mình không thích, hoặc đến với những ý đồ xấu thì nó đều ngó nghiêng trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng! Mình đã kiểm tra lại nhiều lần thì quả là đúng như vậy!
      Tôi giật mình nhìn kỹ vào đôi mắt của thằng bé (đã ba mươi tuổi), dần dần lộ ra màu xanh! Khi màu xanh đã lộ rõ, Liên nắm chặt lấy tay tôi, reo lên:-    Màu xanh! Bạn  đúng là người tốt rồi!
     Như một hành động vô thức, Liên nắm chặt lấy tay tôi rồi úp mặt vào ngực tôi. Tôi lặng người khi những sợi tóc Liên mơn man lên má tôi. Tôi nhìn xuống mái tóc Liên: những sợi bạc đã chiếm phần nửa! Tôi không còn biết cảm xúc của mình lúc đó như thế nào khi chợt nghe có tiếng chuông điện thoại! Liên đi lại bàn nghe điện thoại xong thì nói:
-  Có đứa bạn cùng đơn vị cũ tới nhờ con mắt xanh kiểm tra xem người giám đốc công ty này tốt hay xấu. Ông ta là bạn học cũ với nó, trước đây rất thân nhau nhưng gần đây nó nghi ngờ ông ta có liên quan tới một đường dây tham nhũng cỡ lớn, toàn loại VIP!
    Vừa nói xong thì người bạn của Liên đã tới. Đó là một bác sĩ quân y, đeo quân hàm đại tá. Còn người đàn ông kia dáng vẻ bệ vệ, trông giống như hình vẽ của các họa sĩ tranh biếm thường đăng trên báo. Thoạt nhìn, tôi đã nhận thấy ông này không phải loại người tốt, trên mặt có “tà  khí”. bốc lên  ngùn ngụt! Quả nhiên, ông ta vào nhà Liên chưa được hai, ba phút  thì  thằng con Liên ngó nghiêng  trợn ngược, mắt để lộ ra hai tròng trắng, tay nó thì đập xuống sàn nhà nhanh và mạnh  hơn bình thường!  Ông khách kia thấy vậy thì lẩm bẩm: “Quái thai như vậy mà sống dai như đỉa đói!”, rồi móc túi lấy ra cái điện thoại di động gọi đi đâu đó! Lúc đó, Liên và người bạn đang nói chuyện với nhau nhưng hình như đều nghe  thấy câu nói lẩm bẩm kia, Liên lặng người, còn người bạn thì giận  run cả tay. Người bạn Liên quay lại nói với ông ta: “Hôm nay tôi dẫn anh đến gặp ông bạn Trưởng Ban thanh tra của tôi là để anh tự thú chứ không phải để gặp mặt thân mật  như anh  muốn đâu! Có đồng  ý thì đi!”. Ông kia nghe nói vậy thì trố mắt kinh ngạc và gào lên: “Bà điên à? Bạn bè năm mươi năm rồi mà lại lật mặt như vậy sao? Được rồi, tôi sẽ cho bà biết phản bội bạn bè là như thế nào!”. Nói rồi ông ta đi ra nhanh như chạy!
     Liên giới thiệu người bạn với tôi. Người bạn tên Hường, cũng là học sinh miền Nam tập kết như Liên, cũng học ngành Y nhưng là ở nước ngoài.  Hường nhìn tôi cười vui vẻ, trên gương mặt đã có nhiều nếp nhăn và nhuốm màu phong sương bỗng ánh lên những nét  tươi  trẻ  của thời con gái! Hường tuyên bố chắc nịch như ra lệnh lúc ở chiến trường:
-   Hôm nay tôi khai trừ thằng  Phệ ấy ra khỏi nhóm bạn và kết nạp người bạn mới này! Đã lâu lắm rồi chúng ta chưa say sưa cùng bạn bè, hôm nay phải say  hết mình!
    Nói  rồi  Hường  gọi điện thoại cho bốn người bạn nữa, trong  khi chờ đợi,  Hường nói:
-   Chúng tôi ở Huế đây chỉ có bảy người là bạn học từ thời  “tập kết”, ai cũng thành đạt  cả, gọi là “Thất hiệp hoa phượng đỏ”, bởi đều cùng từ thành phố Hải Phòng ra đi lập nghiệp. Dạo này, tôi cứ lo là khai trừ thằng Phệ rồi, sẽ chỉ còn sáu người, mà sáu người thì là “lục súc”, cái  tên ấy nghe mà ớn! Nay thì mất một lại được một, cuộc đời thật là công bằng!
    Tôi vội nói: - Có lẽ tôi chỉ là thành viên “dự thính”của nhóm bạn “Thất hiệp” này  thôi. Tôi không phải là người thành đạt, cái số phiêu du chưa chắc đã hết! Vả  lại...
     Hường nói cắt  ngang:
-   Vả  lại  Liên chưa nói gì phải không? Liên nó nói với tôi rằng nó thích bạn từ cái hồi học lớp chín mà lúc ấy bạn ngốc lắm, có biết nó nghĩ gì đâu? Người chồng sĩ quan đặc công  này của Liên chỉ là tình yêu chợt đến, rồi thương tật đã đem anh ấy đi luôn rồi còn đâu? Gần ba mươi năm nay, Liên nó đã vượt qua bao khó khăn để nuôi hai bố con mà chỉ được làm vợ đúng một ngày một đêm cái ngày cưới cách đây  ba mươi năm đó! Thế là nó đã nói quá nhiều rồi đấy, chẳng lẽ cậu lại không nghe thấy gì?
     Chắc là Hường sẽ còn nói gì  nữa và chắc là đầu tôi sẽ nổ tung nếu như lúc đó, những người bạn kia không ào đến như một cơn gió lốc!
    Trở về Sài Gòn, tôi gặp ngay thằng cháu Phóng. Nó đã làm xong hai cuốn phim phóng sự về hai nhà doanh nghiệp tuổi 30 liền gọi điện thoại cho tôi tới coi. Một nhà doanh nghiệp sinh vào đúng  mười hai giờ trưa ngày 30 tháng 4, còn nhà doanh nghiệp kia sinh vào giây phút giao thừa giữa ngày 29  và ngày 30, vì thế nói là ngày 29 cũng đúng  và  ngày 30 cũng được! Nhà doanh nghiệp sinh vào buổi trưa ngày 30 tháng  4 hiện rất thành công trong ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc, còn nhà doanh nghiệp sinh vào  lúc nửa đêm thì lại  rất phát đạt về đồ điện tử, máy vi tính… Đây là hai lĩnh vực rất nóng trong khoảng mười năm trở lại đây!
     Xem xong hai cuốn phim phóng sự của Phóng , tôi có cảm giác bất ổn về hai doanh nhân tuổi ba mươi này. Nói về sự thành đạt trong kinh doanh mà cứ  như những bản báo cáo tổng kết mừng công của các “chuyên gia”.viết báo cáo nghe rất đại ngôn và đầy mỹ từ!  Đến khi trả lời phỏng vấn “Cảm xúc như thế nào về ngày 30-4, về mùa Xuân đại thắng của dân tộc” thì toàn nói những lời có cánh  như một nhà thơ chuyên viết  tụng ca! Sáo nhất là câu nói “Dường như số phận chọn đúng ngày 30-4 để cho tôi được chào đời, để cho đúng lúc tôi  cất tiếng chào  đời thì vầng hào quang sáng rực của lịch sử đã trùm lên đầu tôi!” của nhà doanh nghiệp sinh vào buổi trưa ngày 30-4 và câu nói của nhà doanh nghiệp sinh vào lúc nửa đêm thì đầy vẻ tự mãn: “Tôi sinh ra vào thời điểm giao thừa của lịch sử dân tộc, có nghĩa rằng, chiến tranh  đã kết thúc, lịch sử đã trao vào tay chúng  tôi nhiệm vụ mới: làm giàu cho đất nước, đưa dân tộc ta từ đói nghèo tiến thẳng lên triệu phú, tỷ phú!”. Tôi không thể giải thích để cho thằng cháu Phóng của tôi hiểu được cái cảm giác bất ổn của tôi về hai nhân vật doanh nhân đó, nhưng với linh cảm  nghề nghiệp của hơn hai chục năm lăn lộn trong nghề làm báo đủ các đẳng cấp, tôi không tin được tính chân thực của hai cái phim phóng sự này. Để khỏi làm mất lòng thằng cháu và để có thời gian suy nghĩ thêm, tôi nói để lại cho tôi mượn xem thêm một đêm, nếu có hứng thú tôi sẽ nhận viết lời bình cho nó! Cầm hai cuốn phim phóng sự về nhà, tôi suy nghĩ miên man và đi tới trước cửa một cửa hàng  in sang băng từ lúc nào không hay. Thấy tôi đứng ngơ ngác trước cửa hàng , một cô gái từ trong cửa hàng nhanh nhẹn bước ra và không hiểu bằng cách nào, cô gái đã kéo tôi vào trong. Khi tôi tỉnh táo lại thì trước mặt tôi là bốn cuốn băng, tức việc in sang  băng đã hoàn tất! Tôi nghĩ tại sao cô gái ở cửa hàng  lại biết tôi muốn in sang băng? Hay là tôi đã nói  mà không còn nhớ là mình đã nói gì?  Hình ảnh hai doanh nhân trong hai cuốn băng cứ chập chờn trước mặt tôi như ma chơi  và bỗng biến mất nhanh như ông Phệ, bạn của cô  bạn Hường ở  Huế! Hình ảnh  đứa con trai của Liên bỗng hiện ra trước mặt  tôi rõ như  bằng  xương bằng thịt! Tôi reo lên: “Cặp mắt xanh!”, và chạy như bay đến Bưu điện : phải gửi  ngay hai cuốn băng cho cặp mắt xanh! Tôi gửi chuyển phát nhanh và gọi điện thoại báo cho Liên biết yêu cầu của tôi!
   Trong khi chờ đợi kết quả thẩm định của cặp mắt xanh, tôi ngồi xem lại hai cuộn băng phóng sự về hai doanh nhân ba mươi tuổi của thằng cháu Phóng. Được một lúc thì ông hàng xóm sang rủ chơi cờ. Nhìn lên màn hình, ông hàng xóm nói:
Đó là thằng Mão, con đại úy Dần cùng đơn vị với tôi hồi xưa! Giữa năm 1974, đại úy Dần đột nhiên được sang Mỹ dự một khóa huấn luyện đặc biệt, liền mang cả vợ theo. Hắn thật là hên, thoát được những trận đánh ác liệt đầu năm l975. Hắn về nước cách đây năm năm, thằng con tên Mão đó đẻ ở Mỹ, đúng trưa ngày 30 tháng 4, giống bố như đúc. Bây giờ nó đã thành nhà doanh nghiệp lớn rồi cơ à? Lại kinh doanh ngành xây dựng và địa ốc thì có chết người không cơ chứ!
   Tôi ngạc nhiên hỏi:- Tại sao ông lại nói vậy?
Ông hàng xóm nhắm nghiền mắt, ngửa mặt lên trời một lúc rồi nói:
- Đại úy Dần tuy là sĩ quan đơn vị chiến đấu nhưng ông ta chỉ lo kiếm tiền. Là sĩ quan tác chiến của Bộ Tư lênh vùng chiến thuật, ông ta chỉ lo móc nối để nhận thầu xây dựng các công trình quân sự. Các công trình xây dựng đó bị bớt xén vật liệu rất tàn bạo, gọi là bê tông nhưng thực ra xi măng, cốt sắt hầu như không có, chỉ một phát B.40 là cả cái lô cốt tan thành cát bụi!
- Tại sao ông lại biết như vậy? – tôi ngạc nhiên hỏi.
- Thì tôi là phó của đại úy Dần! – ông hàng xóm cười ranh mãnh rồi nói tiếp – Anh mới tiếp xúc với tôi nên chắc là chưa biết nhiều về tôi. Hồi đó, tôi được một người bà con giác ngộ, tôi đã xin bỏ hàng ngũ ngụy quân để sang hàng ngũ quân giải phóng, nhưng người bà con đó bảo cứ ở lại  đó thêm một thời gian làm cơ sở bí mật cho quân giải phóng. Khi nghe tôi nói chuyện đại úy Dần hay “rút ruột”.các công trình xây dựng quân sự, người bà con đó lai bảo phải giúp hắn rút ruột nhiều hơn nữa để quân giải phóng đỡ tốn  thuốc nổ và đạn B40 khi đánh các căn cứ quân sự của quân Ngụy. Nhờ vậy mà tôi đã được tính công. Chỉ tiếc là tôi chưa được trở thành người chiến sĩ quân giải phóng đàng hoàng, công khai thì đã giải phóng miền Nam!
- Dạo này ông có gặp cha con ông Dần không?- tôi lại hỏi.
- Có! Cha con ông ta có đến gặp tôi ba  lần, mời tôi làm phó giám đốc cho cái công ty của con ông ta, tức cái thằng Mão đó. Nhưng tôi từ chối vì lý do: cha con đại úy Dần muốn tôi tiếp tục “trổ tài rút ruột” các công trình xây dựng! Chẳng lẽ cái công ty của thằng Mão lại làm ăn giống như bố nó ngày xưa? Nếu vậy thì thật nguy hiểm!
Nghe ông hàng xóm nói đến đó, tai tôi như có tiếng bom nổ ùng oàng! Chuông điện thoại của tôi đổ ba bốn hồi tôi mới biết. Đầu đằng kia là tiếng nói của Liên: “Không có cặp mắt xanh, xem đến lần thứ hai vẫn là hai tròng trắng! Mà nó đập tay rất mạnh, vỡ cả gạch men nền nhà!”
  Thằng cháu Phóng của tôi tái mặt khi nghe tôi kể chuyện về ông hàng xóm và người có cặp mắt xanh. Phóng lặng người đến năm phút rồi mới nói:
-  Cháu sẽ bỏ hai cái phóng sự này! Nhưng cậu phải dẫn cháu đến gặp người mẹ và anh con trai có cặp mắt xanh ngay, cháu sẽ làm phim về họ!
- ?!
-  Phải đi Huế ngay cậu ơi! Chỉ còn ba ngày nữa là hết hạn. Cháu sẽ làm với tinh thần của chiến dịch Hồ Chí Minh: Thần tốc! Và lần này thì nhất định là cậu phải viết lời bình cho cháu! Nhân vật của cháu là nạn nhân chất độc màu da cam!
    Tôi không thể từ chối lời đề nghị của thằng cháu nhưng tôi cứ nghĩ giá như cháu tôi tự nó tìm đến chỗ người  có cặp mắt xanh thì hay hơn vì thực ra tôi chưa biết mình sẽ đến với Liên bằng tư cách gì? Lòng tôi  rối bời, trong khi đó thằng cháu cứ giục hối như còi tàu! Trong lúc đó, trên tiviđang đưa tin vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đã gặp trở ngại lớn! Những nạn nhân chất độc màu da cam trong đó có hai bố con cặp mắt xanh như đang hiện ra trước mặt tôi, mỗi lúc càng rõ ràng  như bằng xương bằng thịt! Không kịp suy nghĩ gì nữa, tôi và thằng cháu Phóng đi ngay ra sân bay!
    Khi  tôi và thằng cháu Phóng đến nhà Liên, tất cả đang ở nhà. Vừa nhìn thấy Phóng, người con của Liên đã lộ rõ cặp mắt xanh, thay vì vẫn đập tay xuống sàn nhà, anh ta nhìn Phóng với cặp mắt xanh lấp lánh và nở nụ cười thật hồn nhiên khi Phóng giơ máy quay phim lên trước mặt anh ta! Chiếc máy ảnh nhỏ xíu của tôi đã kịp thời ghi lại được hình ảnh đó, đó cũng là hình ảnh mở đầu của tập phim phóng sự “Người sinh ngày 30 tháng Tư”. Hình ảnh  này người quay phim không thể ghi lại được bằng máy quay phim!
TP.HCM, Tháng 3- 2005/ 3-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Tác giả gửi www.trieuxuan.info
 nguồn: trieuxuan.info

29.3.2009
Sinh ngày 30 tháng Tư (truyện ngắn)
24.03.2009
Cô gái Sơn Tây (truyện ngắn)
23.03.2009
Chuyện sinh ba (truyện ngắn)



Ngày sinh ảnh hưởng tới số phận mỗi người?

Vietnamnet – 46 phút trước  
Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều điều liên quan đến tháng sinh như sự thừa cân, tính tình lạc quan hay bi quan, và thậm chí có bao nhiêu con…
Căn cứ trên thống kê về tháng năm sinh và ngoại hình, tính cách, bệnh tật, số phận… người ta đã tìm ra những mối liên quan nhất định giữa ngày tháng sinh với số phận mỗi người.
Trong những tháng mang thai đầu tiên của một người mẹ, các yếu tố môi trường (thời tiết, thức ăn, nhiễm trùng theo mùa) có ảnh hưởng quan trọng tới thai nhi một cách khác nhau.  
Tất nhiên, chẳng ai có thể nói tháng nào là tháng tốt nhất mà chỉ có thể cho rằng mối tháng đều có ưu và nhược điểm của nó, lợi về mặt này lại hại về mặt khác. Có điều là biết được những gì có thể xảy ra, bạn có thể điều chỉnh lại cách sống của mình và chủ động đối phó với những rắc rối.
Những đứa trẻ sinh ra vào mùa đông
Hầu hết mọi người thuận tay trái được sinh ra trong những tháng lạnh nhất là tháng12, tháng 1 và tháng 2 (và theo thời tiết, đó là những tháng có nhiệt độ thấp nhất nên người châu Âu quy định đó là mùa đông).
Trẻ em sinh mùa đông lớn lên thường có khuynh hướng mắc các bệnh tim mạch - theo các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Bristol và Edinburgh (Anh Quốc). Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở "trẻ em mùa đông"  hơn trẻ em sinh ra trong các mùa khác là 24%.
Đồng thời vao mùa đông, các bà mẹ do phải chống rét nên chế độ ăn nhiều mỡ cũng tạo cho các bà mẹ có mỡ máu cao. Vì thế nếu sẽ phải sinh vào mùa đông, các bà mẹ nên chú ý đặc biệt đến chuyện ăn kiêng. 
Theo các nhà tâm lý học, những người sinh vào mùa đông thường là những người thành đạt. Họ năng động, có tài và có ý chí. Họ biết cách làm việc, tự tin trong hành động, chủ động gạt bỏ những khó khăn trên đường đời và do vậy dễ thành công.
Tuy nhiên, trẻ em sinh trong mùa đông thường tự kiêu và cứng đầu. Từ khi còn nhỏ chúng hay cãi lại bố mẹ, không dễ dàng thừa nhận sai lầm, khó làm việc theo nhóm và thường xây dựng gia đình muộn.
Những đứa trẻ sinh ra vào mùa xuân
Trẻ em sinh vào mùa xuân (tháng 3, tháng 4 và tháng 5) rất nhạy cảm với thời tiết, dễ bị cảm lạnh, dị ứng, hay ốm đau hơn trẻ em sinh ra trong những mùa khác. Bởi vậy các bậc che mẹ phải quan tâm đến chúng nhiều hơn. Hãy chú ý đến dự báo thời tiết hàng ngày để giúp chúng đối phó kịp thời.
Các nhà tâm lý học cho rằng những người sinh ra trong mùa xuân thường sống theo cảm tính, không quyết đoán, dễ bị thuyết phục và phụ thuộc vào người khác. Không ham làm lãnh đạo. Trẻ em sinh trong mùa xuân thường rất dễ bảo, biết vâng lời, có tính tỉ mỉ và biết lắng nghe.
Chúng thực ra có những ý kiến chính xác về nhiều vần đề nhưng không muốn nói ra và thực hiện ý định của mình, ngại tranh luận, dễ sống trong tập thể. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ sinh con trong mùa xuân là phải chú ý rèn luyện cho chúng lòng tự tin, chủ động, có ý chí và tham vọng, kiên nhẫn, dám làm dám chịu.
Những đứa trẻ sinh ra vào mùa hè
Trẻ sinh ra trong mùa hè (tháng 6, 7 và 8) lạc quan, may mắn và vui tính - điều này đã được các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Hertfordshire chứng minh.
Người sinh ra trong mùa hè thường tự đánh giá cao về mình, hài lòng với bản thân nên lạc quan, yêu đời, luôn thấy mình hạnh phúc. Các nhà tâm lý học cho rằng họ thuộc loại người nhạy cảm, tốt bụng, rộng rãi, bốc đồng, có thể nóng tính nhưng không thù dai hay thành kiến.
Họ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro, mạo hiểm, ưa thích những chuyến đi xa. Cha mẹ của những đứa trẻ sinh vào mùa hè nên tạo điều kiện cho chúng tham gia vào công tác xã hội, các phong trào tình nguyện, khuyến khích chúng bênh vực những bè bạn cùng lớp yếu hơn mình. 
Những đứa trẻ sinh vào mùa thu

Trẻ sinh ra trong mùa thu (tháng 9, tháng 10 và tháng 11) nói chung sẽ sống lâu hơn những bạn đồng trang lứa. Sau khi phân tích những số liệu thống kê về cuộc đời của hơn 1 triệu người từ Australia đến Na Uy, các nhà khoa học thấy họ đều có tuổi thọ cao.
Họ sống khoan dung, luôn luôn điềm tĩnh, thận trọng và tỉ mỉ trong công việc, giải quyết các vấn đề thường có lý có tình và luôn là người có uy tín trong xã hội.
Trẻ em sinh vào mùa thu siêng năng trong học tập, ít gây gổ cãi nhau với bạn bè, sớm hiểu được giá trị của đông tiền và biết vâng lời. Các bậc cha mẹ có con sinh ra trong mùa thu đã có một “nguyên liệu quý” để tạo ra những người công dân gương mẫu. Hãy cố gắng hướng cho chúng đi đúng hướng.

 nguồn: dantri.com

(Dân trí) - Gracie Carvalho, 23 tuổi, cao 1,74m là một trong những gương mặt quảng cáo chủ đạo của Victoria’s Secret hiện nay. Người đẹp tới từ Brazil này sở hữu thân hình mê hoặc và làn da nâu mặn mòi, quyến rũ.

VN
Gracie Carvalho xinh đẹp khởi nghiệp người mẫu từ năm 2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét