Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

truyện ngắn đỗ ngọc thạch - trích: bạn học Lớp Bốn




Truyện ngăn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Bạn học Lớp Bốn


  1. ĐỖ NGỌC THẠCH - Hội Nhà văn TP HCM

    nhavantphcm.com.vn/dỗ-ngoc-thach-nha-van-thu-vien.html

    NHÀ VĂN ĐỖ NGỌC THẠCH. Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970.

  2. Đỗ Ngọc Thạch - văn học & nghệ thuật

    www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail...

    Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;. Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp ...
  3. Hình ảnh cho đỗ ngọc thạch

     - Báo cáo hình ảnh

  4. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    phongdiep.net › Home › Nội dung website

    Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ...

  5. Nhà Văn Và Lịch Sử - Đỗ Ngọc Thạch - Nhà Văn Và Lịch Sử ...

    4phuong.net/ebook/48725087/nha-van-va-lich-su.html

    (Đọc tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, Nhà xuất bản Văn Học, 2005). Có một đại văn hào nói ở đâu đó rằng: Chính nhà văn chứ không phải ...

  6. Đỗ Ngọc Thạch - trieuxuan.info

    www.trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495

    Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại ...

  7. Đỗ Ngọc Thạch

    dongocthach18.vnweblogs.com/

    09-12-2012 - Hóa Thạch - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch. Hóa thạch - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch. 1.Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ ...

  8. Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html

    Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề gì đáng quan tâm ...


    1. ĐỖ NGỌC THẠCH - Việt Văn Mới

      newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html

      Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa
  9. NGƯỜI CUỐI CÙNG CỦA MỘT DÒNG HỌ VÕ TƯỚNG
  10. ÂM MƯU VÀ TÌNH YÊU
  11. TƯỢNG NHÀ MỒ
  12. CHUYỆN NGƯỜI HỎNG THI
  13. TÔI ĐI LÀM GIA SƯ
  14. NHÀ SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ NHÀ ĐỊA CHẤT
  15. BẠN HỌC LỚP BỐN
  16. BẠN HỌC LỚP BẢY

Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH

BẠN HỌC LỚP BỐN

1.
Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn!
Năm học lớp Bốn (niên khóa 1959-1960) tôi học ở trường Tiểu học Gia Sàng, thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Gia đình tôi ở trong khu tập thể của Bệnh viện Khu Gang Thép Thái Nguyên, Cả bố và mẹ tôi đều làm việc ở Bệnh viện . Năm đó tôi 12 tuổi, không còn là trẻ con nữa vì tôi là “Lao động chính” của một đại gia đình gồm 10 người: Bà Nội, Bố , Mẹ, hai người chị trên tôi (chân yếu tay mềm) và 4 người em trai sau tôi, mà chú út mới sinh đầu năm 1960). Nói là “Lao động chính” vì tất cả những công việc nặng đều do tôi đảm nhiệm: gánh nước (giếng khá xa nhà), kiếm củi (thời đó chưa có bếp dầu hay bếp ga), và 1001 công việc khác như nấu cơm, giặt rũ, rửa chén bát, chăm sóc ba đứa em nhỏ (mới đẻ, ba tuổi và năm tuổi),v.v…Nói tóm lại, tôi không khác một Oshin trong nhà!...
Nếu phải “đầu tắt mặt tối” như thế, phần lớn là sẽ bị “cái núi khổ ải” kia đè bẹp và sẽ suốt đời chỉ biết làm Oshin mà thôi! Nhưng tôi đã vượt qua bởi được trời phú cho hai báu vật, đó là sức khỏe và sự nhận thức nhanh, nhạy ! Tức tôi không bao giờ thấy mỏi mệt và bệnh tật, ốm đau này nọ (cho đến tận năm 60 tuổi, hầu như tôi không bao giờ dùng đến thuốc và nằm viện!). Còn về chuyện đi học, đối với tôi quá dễ, bài vở tất cả các môn tôi chỉ đọc một lần là nhớ hết nội dung chính, đọc lần thứ hai là thuộc những gì cần thuộc, bài tập về nhà tôi chỉ giải quyết trong năm, mười phút! Chính vì thế, tháng nào tôi cũng xếp thứ nhất với điểm tối đa! Chính vì thế, sau một tháng , tôi được cô giáo chỉ định là Lớp phó phụ trách học tập, còn lớp trưởng là cô bạn gái Lâm Tuyền, hơn tôi tới hai tuổi, là nhân vật chính của Truyện ngắn này!
2.
Trường Gia Sàng của tôi chỉ là một cái nhà mới làm (tường gạch, mái lợp lá cọ) đứng chơ vơ, đơn độc trên một quả đồi có những bụi cây sim, cây mua lúp xúp. Xung quanh quả đồi có trường tôi là những quả đồi khác, tiếp nối nhau như bát úp, làm thành một vùng đồi thơ mộng. Cô giáo tôi có bài thơ ngắn về ngôi trường mà tôi còn nhớ vài câu như sau:“Trường tôi đứng giữa đồi sim / Hoa sim tinh nghịch trốn tìm hoa mua / Bốn mùa chẳng quản gió mưa / Cùng đàn em nhỏ sớm trưa học hành…” Ngôi trường có 5 gian, 1 gian dùng làm văn phòng, bốn gian là bốn lớp từ lớp 1 đến lớp 4. Có hai buổi học sáng và chiều. Như thế trường tôi chỉ có tất cả 8 lớp, 2 lớp 1, 2 lớp 2, 2 lớp 3 và 2 lớp 4. Tôi học lớp buổi chiều vì buổi sáng phải ở nhà giải quyết hết “núi công việc” như đã nói trên. Đa số thường thích học buổi sáng nhưng tôi thấy buổi chiều cũng có cái hay của nó. Nếu học sáng, bạn phải dậy sớm, vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng là tới giờ, thường là ai cũng cập rập, vội vàng, rồi quên thứ nọ thứ kia! Nhưng học buổi chiều tôi rất ung dung, thong thả: ăn no, tắm mát xong xách cặp thả bộ tới trường, vừa đi vừa hát :”Trường của em be bé / Nằm ở giữa đồi sim / Cô giáo em tươi trẻ / Bạn bè ríu rít như chim!”… 
Từ nhà tôi đến trường đi bộ hết mười phút. Một giờ trưa vào học thì một giờ kém mười tôi mới đi, không thiếu, không thừa một giây! Chính vì tôi đi học đúng giờ như vậy nên những nhà ở sát con đường tôi đi qua lấy sự xuất hiện của tôi làm đồng hồ (khi đó dân ta còn nghèo, không phải nhà ai cũng có đồng hồ treo tường như bây giờ, và nếu bạn đeo đồng hồ đi trên đường thì sẽ bị hỏi giờ liên tục!). Có một người học cùng lớp tôi, lấy tôi làm đồng hồ, thấy tôi đi qua ngõ thì lập tức bám đuôi, mà phải ba ngày sau tôi mới biết. Đó chính là cô bạn Lâm Tuyền, lớp trưởng của tôi! Ngày đầu tôi không để ý. Sang ngày thứ hai, mỗi khi ngoái nhìn phía sau, lại thấy có cô bé lầm lì đi theo, khoảng cách chỉ hơn chục mét. Cô gái đội nón sùm sụp nên tôi không nhìn rõ mặt. Tôi nghĩ không biết cô bé bám đuôi mình làm gì? Khi gần đến trường tôi ngoảnh lại thì không thấy cô bé đâu nữa! Ngày hôm sau, khi có cảm giác cô bé bám đuôi, tôi bất ngờ quay lại và đi thật nhanh tới sát cô bé! Khi tới nơi, tôi ghé mắt nhìn qua vành nón thì buột mồm la to: “Lâm Tuyền! Tưởng gián điệp theo dõi tôi chứ, té ra là bạn! Sao bạn không gọi tôi, chúng ta đi cùng nhau!” Tuyền kéo nón lên, cười nói: “Mình có gọi đấy chứ, tại bạn không nghe thấy!” Tôi ngạc nhiên hết sức: “Bạn có gọi tôi? Gọi thế nào, sao tôi không nghe thấy gì cả, tai tôi rất thính đấy chứ!?” Tuyền lại cười, lần này thành tiếng, nghe như tiếng reo nhẹ của chiếc chuông nhỏ, và Tuyền nói cũng nhỏ, chỉ vừa đủ nghe: “Mình đã gọi rất nhiều lần như thế này này : Thạch ơi …ơ…i! Đợi Tuyền với!... Nhưng tại mình chỉ gọi thầm nên bạn đã không nghe thấy!” Tôi bật cười và định nói “Nói thầm thì bố ai nghe được” nhưng kịp nói ra câu khác: “Thì bây giờ mình nghe thấy bạn gọi rồi! Ta cùng đi nào!” Tôi vô tình cầm tay Tuyền cùng đi nhưng được vài bước thì thấy có người đi đường nhìn chúng tôi cười cười nên gỡ tay ra. Tuyền nhìn tôi nói nhỏ: “Người ta cười kệ người ta! Mình thích cầm tay bạn!” Nói rồi Tuyền cầm lấy bàn tay của tôi! Tôi để yên tay tôi trong tay Tuyền!...
Thế là từ hôm sau, khi tới cổng nhà Tuyền, tôi liền dừng lại, ngó vào. Thường là Tuyền đã đợi sẵn, và chúng tôi cùng đi đến trường. Nhà Tuyền có cái cổng có mái che và hai cánh cổng bằng gỗ chắc chắn. Đi qua một cái sân rộng khoảng trăm mét vuông mới vào tới nhà. Ngôi nhà to và cũng 5 gian như ngôi trường của chúng tôi. Có vẻ như những người thợ xây đã lấy ngôi nhà của Tuyền làm mẫu? Vì thế, mỗi khi vào nhà Tuyền tôi có cảm giác như đến trường, vào lớp. Nhưng vào nhà Tuyền thì thấy kín đáo, ấm cúng, còn vào lớp học thì như trèo lên đỉnh núi Olympia vì xung quanh trống trơn, không có tường rào, cây cối xòe bóng mát như những ngôi trường khác!
Tôi và Tuyền đã trở nên thân thiết với nhau một cách tự nhiên và vì một lý do nữa là chúng tôi có cuộc thách đố hàng tháng: ai xếp thứ nhất lớp thì người kia phải đến nhà lao động không công hai ngày cho người thắng cuộc! Và tôi luôn luôn thắng vì hoàn cảnh của tôi buộc phải thắng: nhà tôi luôn có núi việc đang chờ tôi giải quyết nên tôi không thể bỏ nhà mình để làm không công những hai ngày! Khi Tuyền thua cuộc sang nhà tôi làm việc, Tuyền chăm sóc đứa em út của tôi rất khéo, không khác một người mẹ. Khi em út tôi khóc, tôi thường cho vào trong nôi và bảo đứa anh 5 tuổi đưa nôi, nó không hết khóc và đòi bế, tôi bảo: “Khóc nhiều nở phổi!” Nhưng Tuyền cứ bế nó lên và đung đưa bằng “nôi tay” vừa hát, vừa ru cho nó ngủ! Tôi thật không ngờ Tuyền thuộc nhiều bài hát ru như thế!...
Tuyền là con út, bố mẹ đều là nhà giáo từ chế độ cũ, gọi là giáo viên lưu dụng, cũng sắp nghỉ hưu. Tuyền học giỏi không khó khăn lắm và còn học đàn dương cầm nữa, do mẹ Tuyền dạy. Tôi thỉnh thoảng mới vào nhà Tuyền chơi và bố mẹ Tuyền đều có vẻ thích tôi. Ông bố Tuyền chủ động cho tôi mượn sách về đọc, còn mẹ Tuyền thì lần nào thấy tôi cũng nói: “Gái hơn hai, trai hơn một, thật đẹp đôi! Khi nào cháu 18 tuổi thì ta cho cháu cưới con Tuyền ngay! Để lâu tất sinh chuyện!”…
Và quả nhiên, khi tôi còn sáu năm nữa mới tới 18 tuổi thì đã có chuyện đối với Tuyền rồi!...
3.
Cô giáo của lớp tôi tên là Nương, mới hơn 20 tuổi nhưng cô đã có chồng, chồng cô đang đóng quân ở tận biên giới Việt – Lào, thi thoảng mới về thăm cô. Nhà cô ở trên một quả đồi cây cối um tùm chứ không trơ trụi như trường học mà cô mới dạy được hai năm. Cô giáo Nương ở với bố mẹ chồng, đã ngoài 60 tuổi và sức khỏe đã bắt đầu giảm sút. Chính vì thế mà chồng cô quyết định lấy vợ, tức cưới cô, khi cô còn đang học ở trường Sư phạm Mười cộng Hai. Hai người lấy nhau chỉ qua mối mai nhưng nhanh chóng tác hợp vì chồng cô cần có vợ để chăm sóc bố mẹ già, mà cái nghề “gõ đầu trẻ” thì rảnh rỗi nhất trong danh mục những người làm việc ăn lương Nhà nước. Còn cô Nương thì sống trong một gia đình đông con, có tới mười hai anh em, cô muốn thoát khỏi sự chật chội, bức bối mà cô đã phải lãnh đủ suốt thời ấu thơ, nên khi được bà mối mô tả gia cảnh của chồng cô bây giờ, cô đồng ý ngay, dù lúc đó chưa biết chồng mình mặt ngang mũi dọc như thế nào! May cho cô là người chồng không đui què mẻ sứt gì (nếu có khuyết tật gì thì bộ đội không bao giờ tuyển quân), nhưng “trong may có rủi”, chồng cô Nương không hợp thủy thổ nơi rừng thiêng nước độc nên dính ngay bệnh sốt rét, sức khỏe giảm sút rất nhanh và đương nhiên, chuyện “quan hệ vợ chồng” cũng “bất khả kháng”! Cấp trên cũng muốn điều chồng cô Nương về thị xã để chữa bệnh nhưng sao chưa quyết? Trong khi đó, cô Nương từ ngày về nhà chồng đã “thay da đổi thịt” ngoài sức tưởng tượng, đến nỗi sau nửa tháng xa nhà, khi cô về nhà không ai nhận ra , cứ tưởng diễn viên văn công đi lạc đường, vì nhìn cô lúc nào cũng mắt biếc môi son, khi cô bước đi, toàn thân uốn lượn như Rắn ! Những người như thế dân Tướng số gọi là Xà tướng – Tướng Rắn!
Khoảng thời gian cô giáo Nương “thay da đổi thịt” là lúc cô hành nghề sư phạm được hơn nửa năm, tức niên học thứ nhất. Khi cô nhận tiếp phụ trách lớp tôi, là niên học thứ hai, tức cô đã “thay da đổi thịt” hoàn chỉnh, tức thoạt nhìn cô, không ai nghĩ cô lại là cô giáo mà chỉ có thể là ca sĩ hoặc diễn viên màn bạc! Tôi nhớ mãi buổi lên lớp đầu tiên, cô gọi tất cả số bạn nữ lên đứng một hàng (có Mười bạn nữ trong sĩ số 30) rồi chỉnh đốn áo quần từng bạn (lúc đó học sinh chưa mặc đồng phục như bây giờ) và nói: “Nữ sinh là bộ mặt của lớp cho nên ăn mặc phải đẹp, tóc tai phải gọn gàng. Từ ngày mai ai không làm được như tôi nói thì không được vào lớp! Trong 10 em chỉ có em Tuyền là đạt yêu cầu, và lớn tuổi nhất, vì thế tôi giao cho em phụ trách Nữ công và làm Lớp trưởng! Mười em nữ sẽ ngồi hai bàn đầu và hai đầu bàn bàn thứ hai! Tất cả về chỗ!”.
Sau khi mười bạn nữ yên vị, 20 bạn nam được gọi lên xếp thành hai hàng. Sau khi điểm danh lại (lúc cả lớp còn ngồi cô đã điểm danh khi mới vào lớp), cô nói: “Nam nhi quân tử gì mà nhìn lại xem, không khác một toán Cái Bang ! Em Thạch là học sinh Hà Nội Thủ đô chuyển về, nhìn học bạ ba năm trước của em đều Nhất lớp, vì vậy tôi giao cho em Thạch chỉnh đốn lại toán Cái Bang này thành như một đội Ngự Lâm Quân, đồng thời là Lớp phó phụ trách học tập của cả lớp!”.
Buổi lên lớp đầu tiên của cô Nương thật ấn tượng và không thể phủ nhận tác dụng tức thời: Chỉ sau hai, ba ngày lớp 4B của tôi đã “thay da đổi thịt” đến bất ngờ: Ngày thứ hai chào cờ, nhìn vào hàng ngũ lớp 4B, không khác gì học sinh Liên Xô trong Họa báo Liên Xô! Song, chính sự nổi trội quá mức của lớp 4B đã khiến lớp bị chú ý, và hai người bị hàng trăm con mắt nhìn vào xét nét, soi mói chính là cô giáo Nương và bạn Lớp trưởng Tuyền! Và sự rắc rối, éo le, có cả nghiệt ngã của cuộc đời bắt đầu nảy sinh từ đây!...
4.
Những giờ giải bài tập Toán ở lớp, cô Nương thường giao cho tôi thực hiện. Cô chỉ ngồi ở lớp xem tôi làm khoảng năm phút rồi bỏ đi, nhìn theo hướng đi của cô, tôi đoán là cô đi ra chỗ họp chợ chiều mua thức ăn, sau đó là về nhà nấu cơm cho bố mẹ chồng, gần hết giờ cô mới trở lại lớp, nói vài điều gì đó là hết giờ. Cũng có nhiều hôm, cô không trở lại lớp, chúng tôi làm hết bài tập thì giải tán. Lâu dần, thành lệ, cứ đến giờ giải bài tập Toán là cô Nương giao khoán cho tôi, mỗi tiết học năm bài, hai tiết thì mười bài, xong sớm nghỉ sớm. Tôi nghĩ rằng việc cô Nương giao hẳn giờ làm bài tập trên lớp cho tôi để về chăm sóc bố mẹ chồng cũng không phải là điều sai trái và như vậy là cô đã tạo điều kiện cho tôi làm được Việc Tốt là góp phần giúp cô chăm sóc bố mẹ già. Lúc đó, phong trào “Thi đua làm ngàn việc tốt” được phát động rất rầm rộ trong các trường học và phải thừa nhận rằng có kết quả rất tốt, nó không chỉ giúp trẻ con trở nên cao đẹp mà ngay cả người lớn, mỗi khi định làm một việc xấu cũng phải chùn tay! Đó là nói phần nổi của “Tảng băng trôi”, còn phần chìm của nó thì sao?
Hôm ấy, cũng như thường lệ, đến giờ làm bài tập Toán trên lớp, tôi nhờ Tuyền làm thay vì phải tranh thủ về nhà, đứa em út của tôi bị tiêu chảy đã sang ngày thứ hai, chắc là tã lót, quần áo dính cứt đã chất đầy hai cái chậu to, cần phải giải quyết ngay vì còn có nắng phơi mới khô, không thì đến tối không còn đồ mà thay! Tôi chạy vút về nhà, quả nhiên là có hai chậu đầy! Tôi giặt và phơi xong chỉ hết 15 phút, rồi lại chạy tới lớp. Tất cả chỉ hết ba mươi phút! Ngó vào lớp, thấy Tuyền đang say sưa làm mấy bài toán về “Tỷ lệ thuận, tỷ lệ nghịch”, tôi liền thả bộ đi ra triền đồi phía sau lớp. Những bụi sim, bụi mua mọc xen kẽ nhau và trải ra thành từng cụm, từng cụm nhìn thật ngoạn mục, nhất là khi hoa sim và hoa mua đua nhau nở rộ, đó là vào độ cuối mùa xuân đầu mùa hè. Vào những mùa khác, hoa sim và hoa mua vẫn nở, vẫn có quả nhưng lác đác mà thôi. Lúc đó đang là mùa thu, hay còn gọi là Mùa hè rớt, sim chín còn sót lại của mùa hè ăn rất ngon, nhưng phải mất công tìm kiếm, vì nó ẩn ở giữa bụi sim! Có những quả sim chín mọng, rất to chắc là đã ẩn mình suốt cả mùa hè mà không bị đứa trẻ nào phát hiện, ăn vào ngọt lịm! Tôi đã gặp được hai quả như thế, ăn xong tỉnh cả người như ăn linh đơn của Thái Thượng Lão Quân! Tôi vừa cúi xuống một bụi sim lớn và nhìn thấy một quả sim chín mọng to đùng! Vừa đưa tay ra định hái thì bỗng nghe thấy ngay phía bên kia bụi sim có tiếng nói, giọng nữ: “Dậy! Dậy ngay, định ngủ luôn đấy à? Có làm “hiệp hai” nữa thì dậy!”. Tiếp theo là giọng nam: “Có “hiệp hai” chứ! Ba ngày mới được ân ái thì phải ba hiệp!”. Rồi lại giọng nữ: “Từ từ thôi!...” Tôi không còn tin ở tai mình nữa khi nhận ra giọng nữ chính là cô Nương còn giọng nam là của thầy Mùi hiệu trưởng! Tôi vừa nghĩ đến chữ “thầy Mùi hiệu trưởng” thì giọng nam lại vang lên: “Từ giờ cách 1 ngày ân ái 1 lần mới thỏa chí tang bồng! Nghe chưa!...” Rồi tiếp theo là giọng nữ: “Đang sướng đừng lắm mồm! Giờ thì ôm chặt đi! Nữa!...Nữa! Đúng rồi!...”…Tôi lao vút khỏi bụi sim như con chim cút và chạy một mạch về nhà! Nhìn vào chậu ngâm quần áo đã thấy tã lót tới nửa chậu!...
Ngày hôm sau, tôi đi học sớm 15 phút, tới cổng nhà Tuyền, thấy cánh cổng khép hờ, định bước vào thì thấy thầy Mùi hiệu trưởng từ trong nhà đi ra. Tôi lùi lại, chờ cho thầy Mùi đi xa mới đi vào. Tuyền vẫn đứng sau cánh cổng, như là đã nhìn thấy tôi và có ý chờ. Thấy tôi, Tuyền hỏi: “Sao hôm nay cậu đi sớm thể? Có chuyện gì à?” Tôi nói ngay: “Có đấy. Nhưng tớ muốn biết thầy Mùi đến làm gì thế?” Tuyền đáp: “Thầy bàn với bố mẹ mình chuyện sinh hoạt ngoại khóa của trường. Thầy muốn mời bố mình tới nói chuyện về thời Pháp thuộc học sinh mình đã học hành ra sao?” Tôi hỏi Tuyền: “Thế thầy Mùi có nói gì với Tuyền không?” Tuyền có vẻ khó chịu khi bị “thẩm vấn” liên tục hay là vì lý do khác mà như là không muốn nói chuyện nữa. Đúng lúc đó, có tiếng gọi của mẹ Tuyền: “Tuyền!...Đến giờ đi học rồi, còn làm gì ngoài đó?”, tôi đành đứng đợi ngoài cổng, chờ Tuyền vào lấy cặp sách vì đã đến giờ đi học…
Trên đường đến trường, tôi đã nói chuyện “Bí mật đồi sim” cho Tuyền nghe và tôi thật không ngờ khi Tuyền nói: “Cậu giờ mới biết chứ tớ biết từ lâu rồi!” Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Làm sao cậu biết?” Tuyền ngần ngừ một chút rồi nói: “Cậu quên là tớ hơn cậu hai tuổi à?” Tôi ú ớ không biết nói gì thì ngôi trường đã lù lù trước mặt!...
5.
Ba ngày liền sau đó, tôi cứ bị ám ảnh bởi ý nghĩ: thế nào thầy hiệu trưởng cũng gọi Tuyền tới “gặp riêng”, và sau đó thì… thật là khủng khiếp! Tối ngày thứ ba, mới có khoảng chín giờ, tối hôm đó cả bố và mẹ tôi đều trực ở Bệnh viện vì số bệnh nhân tăng đột biến, tôi đang ru cho cậu em út ngủ thì Tuyền đến. Tuyền thở gấp, hình như vừa chạy một quãng đường dài. Khi em út tôi ngủ, tôi mới kéo Tuyền ra góc sân hỏi xem có chuyện gì? Tuyền nói nhỏ: “Thầy hiệu trưởng hẹn mình 8 giờ tối đến văn phòng trường có việc quan trọng. Mình vừa vào phòng thì thầy đóng cửa và nhào tới ôm chầm lấy mình, mình sợ quá, cố đẩy thầy ra nhưng không được. Đúng lúc mình cảm thấy đuối sức thì có người xô cửa xông vào, kéo thầy hiệu trưởng ra. Mình kịp nhận ra đó là cô Nương và chạy vút ra ngoài!...” Chờ cho Tuyền bình tĩnh tôi mới nói: “Quả nhiên là đã xảy ra chuyện đó!” Tuyền tỏ vẻ ngạc nhiên, hỏi: “Sao cậu lại nói như vậy?” Tôi an ủi Tuyền, vỗ nhẹ vào vai Tuyền và nói: “Thôi, chuyện qua rồi, không sao là tốt rồi! Về đi ngủ một giấc cho quên hết mọi chuyện phiền toái!” Tuyền giữ lấy bàn tay tôi, nói: “Mai mình đi Hà Nội, rồi cả nhà mình sẽ đi Pháp, không biết có trở lại Việt Nam hay không?” Tôi ngạc nhiên hết sức và thấy tai như ù ù tiếng cối xay lúa, mắt như thấy hoa cà, hoa cải!...Rồi tôi thấy mình như ngột thở bởi vòng tay xiết mạnh của Tuyền!...
Sáng hôm sau, tôi vừa làm xong mọi việc, qua nhà Tuyền thì ngôi nhà đã là chủ mới! Tôi mới sực nhớ là khi đi xa, người ta thường đi rất sớm, từ lúc bình minh vừa hé rạng!...
Buổi chiều đến trường lại gặp chuyện bất ngờ: người ta đang làm đám ma cho thầy hiệu trưởng, thầy chết từ đêm hôm qua, tìm thấy xác thầy trần truồng sau một bụi cây sim lớn! Mọi người xì xào bàn tán về nguyên nhân cái chết của thầy nhưng tôi không muốn tham gia, tôi lẳng lặng đi về nhà vì đang có rất nhiều việc chờ tôi giải quyết!...
Hết lớp Bốn, tôi học lớp Năm ở trường Lương Ngọc Quyến trên thị xã Thái Nguyên. Tôi phải đi bộ một quãng đường khá xa, nhưng lại có cảm giác đến trường rất nhanh vì tôi vừa đi vừa nghĩ ra cảnh tượng sẽ gặp lại Tuyền, ở đâu và vào thời gian nào thì mỗi ngày nghĩ ra đáp án!...


Sài Gòn, 2008-2009
Đỗ Ngọc Thạch
 nguồn newvietart.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét