Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Bạn học Lớp Bảy


Thứ bảy, ngày 28 tháng chín năm 2013

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - trích: Bạn học Lớp Bảy

hoacai












Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: BẠN HỌC LỚP BẢY


  1. 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề ...
    vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html

Bạn học lớp bảy

hoacai1. Lớp Bảy (hệ thống 10 lớp) là năm cuối cấp 2, là năm có nhiều ngã rẽ: 1/ Tiếp tục học lên lớp Tám; 2/ Học Sư phạm 7+2 ra dạy cấp 1 (từ lớp 1 đến lớp 4); và 3/ Bỏ học đi làm sớm phụ giúp bố mẹ, nếu nhà nghèo. Nhóm thứ hai và nhóm thứ ba gọi là “Vào đời sớm”. Vì thế Truyện ngắn này có cả các bạn cùng học lớp 7 rồi lớp 8 với tôi và không thể thiếu nhóm bạn cùng học lớp 7 rồi “Vào đời sớm” theo hai ngã rẽ cuộc đời nói trên…

Năm lớp Bảy (niên học 1962-1963), tôi học ở trường PT Cấp 2 xã Đằng Giang, huyện Hải An, TP. Hải Phòng. Gọi là trường cho oai chứ thực ra tất cả nằm gọn trong một cái Đình, gọi là Đình Trung. Cái Đình vừa to vừa dài, cửa là những tấm ván lớn ghép lại khi đóng và tháo hẳn ra xếp một đống khi mở. Vì chỉ mở cửa một phía nên ánh sáng không chia đều được cho tất cả mọi chỗ, phía ngoài thì thừa sáng nhưng phía trong thì “mờ mờ nhân ảnh”. Bậc cửa, tức chỗ để ghép những tấm ván, khá cao nên ra vào rất khó khăn. Nói tóm lại, nếu tôi là Hiệu trưởng tôi đã không nhận cái Đình này. Chẳng lẽ kinh phí cho giáo dục của Huyện không có để có thể làm cho Trường một cái nhà tàm tạm ở một nơi rộng rãi khoáng đạt khả dĩ có thể gọi nó là Trường học?

Đáng lẽ tôi vẫn học ở trường PT cấp 2-3 Ngô Quyền ở nơi trung tâm thành phố như năm lớp Sáu, khi gia đình tôi mới chuyển về Hải Phòng. Nhưng vì gia đình tôi ở Khu Tập Thể của Viện Điều Dưỡng, thuộc địa phận xã Đằng Giang, gần Đình Trung, nên học ở đây cho gần, còn đi tới trường Ngô Quyền thì quá xa! Đó là do quyết định của bố tôi, còn nếu cho tôi chọn, tôi vẫn thích học ở trường Ngô Quyền, dù phải đi xa! (Trong khi đó, hai người chị của tôi vẫn được học ở trường Ngô Quyền, do đích thân bố tôi đưa đón, rõ là “trọng nữ khinh nam”!).

Tuy nhiên, “méo mó có hơn không”, “dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, tôi đã tự an ủi như vậy và ngày ngày vẫn xách cặp tung tăng đến trường. Từ nhà tôi đang ở đến trường chỉ băng qua một cánh đồng rì rào lúa hát là tới. Thích nhất là lúc “lúa đang thì con gái” xanh mướt! Song đến lúc lúa lên đòng ngậm sữa thì lại thấy không đâu đẹp bằng! Nhưng tới khi lúa vàng trĩu bông thì không còn thiết nghĩ đến điều gì khác!...Nhiều lúc tôi cứ nghĩ nếu không có những tháng ngày đi học băng qua cánh đồng như thế thì làm sao tôi hiểu được tại sao cô thôn nữ lại có vẻ đẹp lung linh kỳ ảo để rồi sinh ra biết bao nhà thơ Đất Việt?

Nói vòng vo Tam Quốc như thế thực ra tôi muốn nói rằng, năm học lớp Bảy của tôi gắn bó chặt chẽ với Cánh đồng từ lúc lúa đang thì con gái cho đến lúc lúa trĩu bông vàng!

2.

Không cứ đường dài mới lắm chuyện, nhiều sự cố và những chuyện “to bằng cột đình” cũng có thể xảy ra ở cả trên những đoạn đường ngắn, thậm chí rất ngắn !

Từ chỗ nhà tôi ở, phải đi qua phần đuôi của một làng nhỏ thì tới một bãi đất trống khá rộng, cuối bãi đất trống là một cây đa cổ thụ, cách cây đa cổ thụ ba, bốn mét là bắt đầu “cánh đồng tuổi thơ”… Lối mà tôi thường đi là con đường đất đắp cao hơn mặt ruộng nửa mét, rộng chưa tới hai mét, chạy băng qua cánh đồng khoảng một cây số thì tới con mương thủy lợi, bờ mương bên cánh đồng khá rộng, cỏ mọc xanh rờn dưới hàng phi lao chạy dọc theo con mương. Vượt qua con mương là một cái cầu tre khá chắc chắn để tới bờ bên kia là con đường lớn rộng khoảng ba mét, chạy song song với con mương và cũng chạy dọc theo Làng Đình Trung. Đình Trung tức Trường PT Cấp 2 Đằng Giang của chúng tôi chỉ cách cái cầu tre chưa tới 50 mét. Như vậy, từ nhà tôi tới trường chỉ hơn một cây số!...
Cái Đình được ngăn thành 5 phòng, 1 phòng làm Ban Giám hiệu, 1 phòng làm phòng Giáo viên, ba phòng còn lại làm lớp học. Như vậy, tất cả chỉ có 6 lớp: 2 lớp 5, hai lớp 6 và hai lớp 7, chia làm hai buổi học là sáng và chiều, buổi sáng là ba lớp 5A, 6A và 7A, buổi chiều là 5B, 6B và 7B. Tôi học lớp 7B, buổi chiều…Chính vì học trong cái Đình làng suốt cả năm lớp 7 cho nên tôi đã thuộc và thích những câu ca dao, tục ngữ có nói về Đình làng như : Trúc xinh trúc mọc đầu đình / Em xinh em đứng một mình cũng xinh; Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu,v.v…

Vào năm học được hai tháng, tức đầu tháng Mười Một, Mùa Đông đã tới rất gần… Rét đầu mùa – ta sẽ được nếm trải những cảm giác thật khó tả! Biết bao nhà văn, nhà thơ đã viết về cái cảm giác rét đầu mùa như Thạch Lam với Gió đầu mùa , Chế Lan Viên thì có những câu thơ thật gợi cảm: “Cái rét đầu mùa – rét xa em / Trời trở lạnh, chăn chia làm hai nửa / Nửa đắp cho em đằng cuối bể / Nửa đắp cho mình ở phía không em”!. ..

Rét đầu mùa đối với nhà văn, nhà thơ thì cảm xúc dâng trào, nhưng đối với những người nông dân nghèo thì đó là “Loạt đạn đầu” mà sự đói rét tấn công họ! Đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được phần nào bi kịch của cuộc chiến nghiệt ngã này. Hôm ấy, trời se lạnh, đó là sự ảnh hưởng ban đầu của đợt gió mùa Đông – Bắc. Tan học, tôi đi về nhà ngay như mọi lần. Khi tới cây đa cổ thụ bên kia cánh đồng thì thấy có một cô gái trạc tuổi tôi, đứng dưới gốc đa, nhìn tôi chăm chăm. Tôi đi sát tới cô gái và không thấy cô gái nói gì, tôi định đi tiếp thì cô gái đi nhanh lên mấy bước, chắn trước mặt tôi và nói:
- Bạn không biết tôi là ai à?
Tôi ngạc nhiên về câu hỏi và nhìn thật nhanh cô gái: một khuôn mặt xinh đẹp, có nét dịu hiền, phúc hậu như bao cô thôn nữ khác, không có ấn tượng gì đặc biệt! Tôi liền nói:
- Tôi không biết bạn là ai! Tại sao bạn lại biết tôi?
- Trời ơi!- Cô gái nói như sắp khóc – Tôi với bạn học cùng lớp 7B đã hai tháng rồi mà bạn không biết tôi là ai?
Tôi tròn mắt kinh ngạc nhìn chăm chú vào cô gái, cố tìm xem có nét nào “quen quen” không nhưng không thấy! Tôi hỏi lại:
- Bạn cũng học lớp 7B với tôi?
- Tôi là Trần Thị Nữ, học sinh lớp 7B, trường Phổ thông cấp 2 Đằng Giang, bạn nghe rõ chưa, bạn Đỗ Ngọc Thạch? – Cô gái nói chậm rãi từng tiếng như đọc chính tả!

Chính chút thời gian đọc chậm kéo dài đó của bạn Nữ đã khiến tôi nhận ra tại sao tôi lại không biết mặt bạn gái cùng lớp này: khi các bạn xếp hàng vào lớp tôi mới tới trường và bao giờ cũng là người vào lớp sau cùng, và ngồi ngay ở đầu bàn sát cửa. Còn giờ ra chơi, tôi ra đầu tiên và đi tuốt ra con đường lớn chạy dọc rìa làng, tìm chỗ “trút bầu tâm sự”. Xong, tôi thích đi dọc con mương ngắm cảnh ruộng đồng, nghe tiếng kẻng mới chạy vào lớp. Tan học, tất nhiên tôi là người bước ra khỏi phòng học đầu tiên và thường là đi một mạch về nhà! Nếu bạn Nữ ngồi ở dãy bàn phía trong, mà lại sát tường “tranh tối tranh sáng” thì quả là tôi không nhìn thấy mặt bao giờ, dù cả năm học trôi qua cũng vậy!

Tôi liền thấy đúng là mình có lỗi “xa lánh bạn bè”, bèn nói:
- Xin lỗi bạn!...Từ giờ thì tôi nhớ mãi cái tên rất hay Trần Thị Nữ và khuôn mặt rất thôn nữ của bạn! Giờ thì bạn Nữ ơi, bạn tìm tôi có việc gì không?
Nữ vừa nói vừa sụt sùi khóc:
- Tôi xin nghỉ hai tiết sau về nhà vì có người nhắn cả bố và mẹ tôi đều bị bệnh nặng. Tôi về nhà thì thấy cả hai người đều sốt, anh chị tôi đều đi làm ở tận Cảng, đến tối mới về. Tôi biết bố bạn là Bác sĩ, nên chạy ra đây chờ bạn, nhờ bạn nói với bố tới xem giúp bố mẹ tôi thế nào?
Tôi đã chứng kiến rất nhiều những chuyện tương tự như thế này, nên không nói gì mà theo phản xạ “cứu người như cứu hỏa”, cầm tay bạn Nữ kéo đi như chạy!... Bố tôi cũng vừa hết giờ làm việc, theo Nữ về nhà ngay. Thì ra cả bố và mẹ Nữ đều bị bệnh Lao phổi đang ở giai đoạn cuối !

3.
Sau lần đó, vài ba ngày, tan học là tôi lại ghé nhà Nữ, cũng ở gần trường, bệnh tình của bố, mẹ Nữ có vẻ như ngày càng trầm trọng, khó qua khỏi Mùa Đông này… Nhìn vào khu vực chăn màn của gia đình, tôi thấy quả là rất “đơn giản”. Rồi đến cái chạn, cái bếp, không thấy có mùi tương cà mắm muối gì cả chứ đừng nói đến mùi thịt mỡ bơ sữa. Là đứa bé phải “lăn vào bếp” từ rất sớm (Bảy tuổi tôi đã là Đầu bếp chính của gia đình), nên tôi hiểu ngay là gia đình bạn Nữ của tôi đang phải chống chọi với cái đói, cái rét từng ngày!
Cha, mẹ Nữ đều là nhà nông, vừa làm ruộng vừa trồng rau màu, cũng có lúc trồng hoa. Khi hai ông bà còn khỏe thì cũng tạm đủ sống, vài vụ được mùa cũng dư giả chút ít. Nhưng từ khi cả hai ông bà đều nhiễm bệnh thì kinh tế gia đình sa sút. Cả anh và chị Nữ lần lượt nghỉ học ở lớp Bảy, đi làm công nhân ở Cảng để phụ giúp bố mẹ, dần dần trở thành lao động chính. Nếu còn đi học, năm nay người anh đã vào đại học, người chị tới lớp 10. Nữ cũng muốn nghỉ học luôn, nhưng cả bố và mẹ đều không cho. Hai ông bà gắng gượng làm việc, cho con út đi học, chí ít thì cũng phải hết lớp 10 rồi đi học nghề Trung cấp gì đó, còn hơn suốt đời cứ phải bám lấy mấy luống đất mà kiếm ăn!
Không biết từ lúc nào, tôi cứ nghĩ hoài một ý nghĩ: Phải làm gì để giúp gia đình Nữ vượt qua cái đói rét đang tấn công hàng ngày? Quả là ý nghĩ đó vượt quá khả năng của một cậu bé lớp bảy như tôi và một sự việc bất ngờ xảy ra ngoài sức tưởng tượng của tôi…Đã ba ngày, tôi không thấy Nữ đi học, hỏi bạn Nụ ngồi cạnh thì Nụ nói : “Nữ nó xin nghỉ ở nhà chăm sóc bố mẹ ốm vài ngày, nhưng xem chừng nó sẽ nghỉ luôn!” Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao? Nữ nghỉ học luôn à? Sao không thấy nó nói gì cả? “ Nụ cười vẻ bí hiểm, nói giọng úp mở: “Nó ở nhà để đi làm …người con gái” Tôi chưa kịp hiểu Nụ nói gì thì kẻng vào lớp… Tan học, tôi đi ngay tới nhà Nữ để xem thực hư thế nào thì chỉ gặp chị Nữ ở nhà, đang ngồi trang điểm son phấn. Thấy tôi, chị nói ngay: “Từ giờ Nữ sẽ không đi học nữa và cậu cũng đừng đến tìm nó nữa. Nó phải đi làm tận trên phố, giờ đi và về thất thường, không biết trước được! Tôi nói luôn để cậu khỏi phải hỏi nhiều: Nó đi bán hoa!” Tôi nói ngay: “Nhà có trồng hoa đâu mà Nữ đi bán hoa? Nó bán thuê cho người ta à?” Chị của Nữ phì cười, nói như quát: “Bán hoa là gì mà không biết, sao cậu ngố thế! Thôi, cậu về hỏi mẹ thì biết! Tôi cũng phải đi đây!” Nhìn chị của Nữ đã trang điểm xong, tôi chợt nhớ là từ “Bán hoa” tôi đã nghe nói đến rất nhiều từ rất lâu, vậy mà không hiểu sao lúc này tôi lại quên? Có lẽ đầu óc tôi đã bị mụ mỵ đi chăng? Tôi lẳng lặng đi về và khi đến giữa cánh đồng, tôi quay lại định hỏi xem Nữ “bán hoa” ở đâu, song lại nghĩ thế thì thật là ngốc, chị của Nữ sẽ không bao giờ nói! Vậy mà kết quả cuối cùng lại là tôi đi về phía con mương, cái cầu tre chứ không phải cây đa cổ thụ có bãi đất trống?!
Hôm sau, cô bạn Nụ nhìn thấy tôi thì nói: “Yêu rồi hay sao mà mặt mày ngơ ngác thế? Nhớ cái Nữ rồi chứ gì?” Tôi không biết nói sao và thực ra tôi cũng không biết mình đang nghĩ gì, vui hay buồn?
Ba ngày sau thì cô bạn Nụ cũng lặng lẽ biến mất khỏi dãy bàn “mờ mờ nhân ảnh”. Đến lúc đó, tôi mới thực sự chú ý đến dãy bàn này. Trong khi thầy giáo đang giảng bài trên bục giảng thì ở đây là cảnh tượng này: chỗ thì rúc rích nói chuyện, cấu véo nhau, chỗ thì ngủ gục, có bạn còn ngáy “khò…khò”… Sau khi Nụ nghỉ học thì có vài bạn nữa cũng không thấy đến lớp. Đến giữa Mùa Đông thì sĩ số của lớp giảm đi gần chục người!...

4. Mùa Đông năm đó thật buồn và dường như giá rét hơn mọi năm. Có lẽ cái cảm giác buồn và giá rét hơn là do sự “biến mất” của Nữ khiến tôi cứ thỉnh thoảng lại thơ thẩn ngoài cánh đồng như người mộng du! Tuy nhiên cái cảm giác gọi là “buồn” đó cũng qua nhanh vì có hai chỗ có thể thu hút tôi ngồi suốt ngày mà không biết chán, đó là Thư viện của Viện Điều Dưỡng và “Bàn cờ Tướng của ông Tin”.

Viện Điều Dưỡng là nơi nghỉ ngơi , củng cố và nâng cao sức khỏe cho những cán bộ, viên chức Nhà nước có nhiều công lao đóng góp nên những phương tiện vui chơi, giải trí được đầu tư rất lớn. Hầu như tất cả các chủng loại vui chơi, giải trí đều có, đặc biệt là một Thư viện rất phong phú và khá lớn. Những lúc mưa gió rét mướt, tôi chui vào Thư viện, tha hồ mà “chu du” khắp nơi!...

Ông Tin là người có “con mắt tinh đời” khi nhận thấy rằng những người đến an dưỡng ở cái Viện Điều dưỡng này có nhu cầu đi đây đó khắp thành phố chứ không thể chỉ giam mình trong cái Tu viện kín cổng cao tường này (chỗ hiện sử dụng làm Viện Điều dưỡng vốn là một Tu viện). Thế là ông mượn một miếng đất bỏ hoang cạnh cổng của Viện Điều dưỡng làm một cái nhà dài bằng tre nứa lá nhưng cao ráo đẹp mắt để giữ xe (chủ yếu là xe đạp) cho những người trong Viện An dưỡng. Ở đầu nhà, ông kê một cái giường đơn, một cái bàn uống trà và một bàn cờ Tướng đẹp, quân cờ bằng sừng nhẵn bóng! Và thế là ngày ngày, đêm đêm, ông chỉ việc ngồi uống trà, chơi cờ Tướng và thu tiền gửi xe! Quả là cách kiếm tiền nhàn hạ nhất trần đời!...

Tôi biết chơi cờ Tướng từ hồi học lớp Hai khi nhà tôi ở trong Quân Y viện 9, các chú thương, bệnh binh đã rất nhiệt tình dạy tôi chơi cờ và tôi đã nhanh chóng trở thành người “bạn cờ” của các chú. Lần đầu tiên chơi cờ với ông Tin, tôi thắng ông ba ván liền, khiến ông ôm hận “phục thù” mãi không nguôi, đến nỗi hễ nhìn thấy mặt tôi là bắt tôi vào chơi để ông gỡ! Song, tôi nhất quyết không để cho ông Tin phục thù rửa hận! Vì thế, ngày nào cũng phải chơi với ông ba ván!...

Một hôm, ông Tin nói:
- Tại sao tớ không thể thắng nổi cậu? Cậu có bí quyết chơi cờ gì không?
- Cháu chẳng có bí quyết gì cả! Bác thua là vì bác ham ăn quân nên mất cảnh giác, để hở “huyệt đạo”! – Tôi nhắc lại những câu nói mà các chú thương – bệnh binh thường nói với tôi khi dạy tôi chơi cờ!- Cách đánh tấn công ào ạt của bác dễ bại trước cách đánh thủ trước công sau của cháu! Nhìn cách xuất xuân của bất cứ ai: pháo đầu, lên mã, xuất xe…tấn công ngay, là cháu sẽ thắng!
- Cậu nói chỉ đúng một phần! Ông Tin uống một ngụm trà rồi khề khà nói – những gì cậu vừa nói chỉ là lý thuyết, còn thực tế lại biến hóa vô cùng! Chỉ người nào thông minh mới dành chiến thắng! Tôi phải thừa nhận cậu có tư chất thông minh! Nhưng đó cũng lại chỉ là lý thuyết! Chỉ khi nào cậu “kinh nghiệm đầy mình” như tớ thì mới gọi là sự hài hòa tuyệt đỉnh! Giá như tớ có được cái tư chất thông minh như cậu thì thiên hạ cứ gọi là “lác mắt”!
Đột nhiên, ông Tin nhìn tôi chằm chằm rồi nói:
- Bây giờ tớ nhận cậu làm đệ tử, tớ sẽ truyền hết kinh nghiệm trường đời cho cậu thì chắc chắn sau này cậu sẽ “thiên hạ vô địch”! – Không đợi cho tôi nói gì, ông Tin khề khà nói tiếp – Tớ về hưu đã hai năm, tưởng chừng sẽ chết già bên bà vợ già và năm cô con cao lớn lồng ngồng nhưng đoảng và học dốt, rồi thế nào cùng thành gái ế chồng!... Nhưng nay gặp cậu, tớ thấy việc nhận cậu làm đệ tử là một việc làm cuối đời có ý nghĩa! Bây giờ cậu lạy tớ làm sư phụ, ta sẽ bày một bàn tiệc rượu đơn giản là xong!
Thấy tôi còn chần chừ, ông Tin cười khà khà rồi nói tiếp:
- Nếu cậu lại có “số đào hoa” thì tớ có năm cô con gái đó cậu muốn cưới cô nào cũng được, không thách cưới thách đố gì cả, thậm chí cưới hai, ba cô cũng được, thích ở rể thì ở rể!...
- Nhưng…- Tôi ngập ngừng một chút rồi nói – cháu đã đến tuổi cưới vợ đâu?
- Chuyện đó cậu khỏi lo! Hồi còn đi làm, tớ nắm trong tay cả cái văn phòng ủy ban huyện làm gì không giải quyết được mấy chuyện thủ tục giấy tờ đó! Cậu hỏi thế nghĩa là cậu đồng ý phải không?
- Con xin lạy sư phụ ba lạy!...- Không hiểu tại sao tôi lại bái lạy sư phụ nhanh như thế! Và cũng thật bất ngờ, ông Tin cúi xuống nâng tôi lên mà nghẹn ngào, xúc động không nói nên lời!...

5. Ông Tin sinh năm 1905 , trong một gia đình nông dân vô sản nên không có tiền cưới vợ, phải chờ đến năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông tham gia trong đội quân cướp chính quyền rồi vào bộ đội kháng chiến chống Pháp, mặc quân phục về làng thì mới lấy được vợ, lúc đó ông đã ngoài 40 tuổi. Chính vì thế, sau khi có vợ, vợ ông đẻ sòn sòn năm một cho ông năm cô con gái liền, từ năm 1947 đến năm 1951. Sau năm 1954, ông bị thương, phục viên về làng, làm chủ tịch xã rồi lên tới phó chủ tịch huyện. Do văn hóa ông thấp, mới có lớp bốn Bổ túc, nên ông dừng ở chức vụ đó cho tới lúc về hưu, hơi sớm một chút!

Năm cô con gái của ông giống mẹ, ai cũng cao lớn, hiện cả năm cô đều cao trên mét sáu, nếu giống hệt mẹ thì sẽ có người cao tới mét bảy! Thời đó, người cao lớn ngộc nghệch thường bị coi là xấu và dốt, người ta gọi là “Tồ”. Năm chị em con gái ông Tin cũng theo “qui luật chung đó”, hiện có ba cô đang học lớp bảy, tức hai cô chị bị đúp lại, cùng học với cô em, còn hai cô em sau thì một học lớp sáu, một học lớp năm, cả 5 chị em cùng học một trường và cũng là trường của tôi. Nhưng mãi tới sau khi “bái sư” tôi mới biết cô con gái thứ ba của ông Tin học cùng lớp 7B với tôi, vì như trên đã nói, cô gái ngồi ở phía trong sát tường mờ ảo, còn hai cô chị học đúp thì học lớp 7A buổi sáng nên tôi không biết là đương nhiên!

Việc tôi nhận ông Tin làm Sư phụ và ông Tin đã đồng ý gả cô con gái đầu cho tôi không hiểu sao chỉ hai ngày sau, bố mẹ tôi lại biết? Hẳn là ông Tin đã không gặp trực tiếp bố mẹ tôi mà “bắn tin”, “đánh tiếng” để thăm dò phản ứng. Và bố tôi đã phản ứng quyết liệt: ông nện cho tôi một trận tơi bời và đuổi đi (cách hành xử như thế của bố tôi đối với tôi khá nhiều lần, và tôi thấy đó cũng là cách hành xử phố biến của bậc cha mẹ người Việt ta: có thể đánh con bất cứ vì lý do gì và đuổi đi bất cứ lúc nào!). Ông Tin thấy tôi mình mẩy thâm tím thì tái mặt! (bố tôi thường dùng cái thắt lưng quần của bộ đội – ông vốn là bộ đội – chập đôi lại và đánh cho tới khi ông mệt thì thôi, hoặc có lần “đánh mệt nghỉ” – tức hết mệt thì đánh tiếp!... Cho đến tận bây giờ, tức đã ngoài 60 tuổi, đã có con – và đặc biệt tôi không bao giờ đánh con -, tôi cũng không hiểu vì sao lại bị đòn nhiều và dữ như thế trong khi tôi là đứa con học giỏi, là lao động chính trong nhà…Cũng có lúc tôi thoáng nghĩ: hay vì tôi là con của “người hàng xóm”?) Ông Tin nghĩ, bố tôi đánh tôi tức là đánh ông, bởi chuyện này do ông khởi xướng. Ông lặng người đi giây lát rồi đứng dậy, nói : “Ta phải đi gặp ông bố của cậu ngay! Là cán bộ, lại là bác sĩ mà cư xử phản khoa học như vậy sao được!” Tôi cản lại và nói: “Thôi, bác cho qua đi! Chuyện cháu bị ăn đòn, bị đuổi đi như thế này đã quen rồi, cháu hết thấy đau rồi! Bác cháu ta làm vài ván cờ cho quên chuyện này đi!” Ông Tin tròn mắt nói: “Quên là quên làm sao? Bà vợ tớ và cả năm cô con gái đồng ý nhận cậu làm “Phò Mã” rồi! Đã thế ta về nhà làm lễ “Động phòng hoa chúc” rồi cho cậu ở rể luôn, thủ tục giấy tờ tớ đã sai lính làm xong rồi!”. Ông Tin nói rồi khóa cửa cái nhà giữ xe lại và đưa tôi về nhà ông!...
Việc tôi làm đệ tử rồi làm con rể ông Tin, ngỡ chỉ là chuyện đùa vậy mà lại thành thật! Ngay đêm hôm đó, vợ chồng ông Tin đã làm lễ “Động phòng” cho tôi và cô con gái lớn nhất, sinh năm 1947, tức hơn tôi một tuổi, tên là Kim (có ông thầy tướng đặt tên sẵn cho 5 đứa con gái của ông Tin từ hôm làm đám cưới lần lượt là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Hôm làm lễ “Động phòng” là tôi đã hơn 15 tuổi (năm 1963), tất nhiên là tôi đã biết “chuyện vợ chồng” từ lâu rồi!
Tôi ở rể nhà ông Tin được một tuần ( tức vừa qua “Tuần trăng mật”) thì mẹ tôi tới và nói: “Thôi, về nhà đi, diễn kịch như thế đủ rồi! Công việc ở nhà đang ùn đống, thằng Út (sinh năm 1960) lại đang sốt!...” Tôi nói ngay: “Bố đuổi con đi thì bố phải tới đón con về và thề là từ giờ không được đánh con nữa!” Mẹ tôi không nói gì, lẳng lặng đi về! Như vậy theo như trước đây thì có nghĩa là, tôi muốn về lúc nào thì về!...

Chuyện tôi bị đánh, bị đuổi đi rồi mẹ tôi lại đi kêu tôi về là chuyện xưa như Trái Đất nhưng còn chuyện “Đêm tân hôn” thì có một không hai, vợ tôi nói phải hơn 40 năm sau mới được công khai nên lần này mới nói ra… một nửa sự thật!
Khi đã xong xuôi mọi thủ tục, “vợ” tôi vẫn ngồi ở bàn uống trà mà không lên giường như mọi “cô dâu” khác, tôi thấy lạ, liền hỏi: “Sao chưa đi ngủ, ngồi nghĩ gì vậy?” . “Vợ” tôi nói nhỏ nhưng tôi nghe rất rõ: “Chuyện này chỉ tôi và anh biết thôi nhé! Trước đây, hồi tôi 12 tuổi, tôi cũng bình thường như bao bé gái khác. Nhưng từ khi tôi 13 tuổi, cái “bướm” của tôi nó cứ thu nhỏ lại, bây giờ chỉ bé bằng đầu ngón tay, đi đái cũng hơi bất tiện! Vì thế, tôi không thể là một người vợ bình thường được!” Nghe nói vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên và khi “vợ” cho xem thì quả nhiên là như vậy!... Sau này tôi tìm tài liệu Y học đọc thì mới biết là “vợ” tôi đang “chuyển đổi giới tính”! Chuyện này, “vợ chồng” tôi giữ kín không cho ai biết (“vợ” tôi thích thế). Năm 1968, khi tôi đang tại ngũ, có được nghỉ “tranh thủ” vài ngày, tôi đã về Hải Phòng xem “tình hình chuyển đổi giới tính” của “vợ” tôi, thì người hàng xóm nhà ông Tin nói: “Cái cô Kim ấy đã chuyển thành đàn ông được một năm rồi. Cả nhà chuyển về quê gốc ở Kiến An mới được một tuần. Nghe nói chàng Kim cũng sắp cưới vợ!”. Tôi nghe thì thở phào nhẹ nhõm, từ nay không còn phải lo nghĩ về cái vụ “Tảo hôn” ấy nữa!

6. Năm học lớp Bảy rồi cũng kết thúc. Phần lớn các bạn lớp tôi đều thôi học mà đi học nghề, đi làm kiếm sống, có 5 bạn vào trường sư phạm 10+2, chỉ có 5 bạn học tiếp lớp Tám, trong đó có tôi. Lúc đó, huyện Hải An chưa có trường PT Cấp 3 nên chúng tôi phải học ở trường cấp 3 Thái Phiên, một trường cấp 3 mới ra đời sau trường Ngô Quyền, có lẽ do Trường Ngô Quyền quá tải. Đi học ở trường Thái Phiên còn xa hơn đến trường Ngô Quyền, nhưng lúc này không xin vào trường Ngô Quyền được nữa. Thế là tôi lại phải “Hành quân xa”. Tuy nhiên, tôi đã 16 tuổi, đang rất sung sức nên đường xa, mưa nắng, gió bụi cũng không là gì…

Một hôm, vào giờ Toán, cô giáo bị bệnh, gửi giấy đến bảo chúng tôi làm 5 bài tập (trong sách giáo khoa) rồi nộp bài cho lớp Trưởng. Vì những bài tập này tôi đã làm hết ở nhà (tôi có thói quen là trước khi đến lớp, làm hết các bài tập có trong sách giáo khoa), nên chỉ việc chép ra giấy, chưa hết 10 phút. Nộp bài xong, tôi thả bộ dọc con đường nửa thành phố, nửa nông thôn cạnh trường, suy nghĩ miên man về cuộc đời học sinh …Đang “thả tâm hồn treo ngược trên cành cây” thì có tiếng gọi từ một quán giải khát bên đường. Nhìn vào, tôi thấy có bốn cô gái đang ngồi uống nước, đang dơ tay vẫy tôi vào, vẫy liên tục. Tôi đi vào. Thì ra cả 4 cô gái đều là bạn học lớp 7B của tôi, tên toàn là các loài hoa: Huệ, Lan, Cúc, Hồng. Huệ và Lan đang đi làm ở một xí nghiệp dệt may sau 1 tháng học nghề, Cúc và Hồng thì đang học sư phạm 7+2, sẽ làm cô giáo. Sau khi gọi cho tôi một cốc nước cam to đùng, Huệ nói: “Chúng tớ hàng tháng đều “họp lớp” 7B ở đây , nếu cậu thích thì đăng ký, ngày nào cụ thể sẽ báo sau!” Tôi nói ngay: “Thích chứ! Đã họp lớp được mấy lần rồi?” Lan nói: “Mới ba lần. Cũng do tình cờ vì nhà bốn đứa tớ đều gần đây. Còn hai bạn nữa, chắc cũng sắp tới. Thêm cậu là 7. đúng con số lớp 7, thật là tuyệt!” Lan vừa nói xong thì Sen và Đào xuất hiện. Cả Sen và Đào đều là học sinh cũ của lớp 7B và bây giờ cũng học ở Thái Phiên với tôi nhưng là lớp 8 E buổi chiều, tôi là lớp 8 B buổi sáng (trường tôi có tới 8 lớp 8 từ A đến I, chia làm 2 buổi sáng và chiều). Sau một hồi tán dóc đủ thứ chuyện , Huệ nói giọng trịnh trọng: “Sáu đứa chúng tớ đã quyết định việc này từ kỳ họp trước, Sen và Đào chưa kịp báo với cậu thì tự cậu xuất hiện, đúng là ý Trời! Sự việc nói ngắn gọn thế này: hồi còn học lớp 7, cả sáu đứa tớ đều bị thầy D. cưỡng bức! Hận này cố nuốt mà không trôi! Chúng tớ nghĩ nát óc mà chưa nghĩ ra kế sách nào để báo thù. Ai cũng chợt nghĩ đến chuyện Thạch Sanh! Thế là cái Đào nói phải nhờ cậu làm chuyện này vì cậu thường hay gặp ông ta, chúng tớ sẽ trả công hậu hĩ, suốt đời!” Đào tiếp lời: “Tớ nghĩ là cậu sẽ không từ chối vì cậu có máu “anh hùng cứu mỹ nhân” phải không?”. Vừa nghe tới mấy tiếng “Anh hùng cứu mỹ nhân”, tôi nói ngay, như là một phản xạ tự nhiên: “Sao lại không nhận lời! Dù có phải nhảy vào biển lửa, vạc dầu tớ cũng không sợ! Thời gian thực hiện ra sao? Có cần nhanh gấp không?”. Huệ lại từ tốn nói : “Không nên nôn nóng! Quân tử báo thù 10 năm chưa muộn! Nhưng cậu phải nhớ: đòn trả thù phải đích đáng như trong phim “Thù trả ba lần” ấy!” Huệ vừa dứt lời thì Hồng, có nước da đẹp như hoa hồng, tươi cười nói: “Thật là xúc động khi thấy cậu dám xả thân vì chúng tớ như thế! Tớ sẽ là người đầu tiền xin “Xả thân” đền đáp ân tình của cậu!...” Nghe đến đó, tôi như có cảm giác bay vút tầng không!...
Từ hôm đó trở đi, tôi luôn tìm lý do để gặp thầy D. Nhìn thầy D nghiêm chỉnh trong bộ “veston” đạo mạo, tôi luôn tự nghĩ: mình không thể “hạ thủ” trong tư thế thầy giáo của ông ta mà phải chờ khi ông ta đang ở trong tư thế “Yêu Râu xanh”! Song, như vậy thì sẽ rất tốn công phu!...

Một hôm, tôi đến nhà thầy D thì vợ thầy mếu máo, vừa khóc vừa nói: “Cậu không lo bảo vệ thầy, thầy bị Công an bắt tối qua rồi!” Tôi hỏi: “Thế thầy bị bắt vì tội gì?”. “Đánh bạc! Có cả mấy giáo sư, Tiến sĩ gì nữa ở Trường Đại học! Cậu mau tìm cách cứu thầy của cậu ra đi! Bố cậu quen biết nhiều lắm mà!” – vợ thầy lại khóc lớn hơn! Tôi vụt chạy khỏi nhà thầy D, không phải đi “cứu” (tôi mà nhờ bố tôi chắc chắn là sẽ bị ăn đòn) mà đi gọi điện thông báo tin mới đó cho nhóm bạn 7 người. Huệ nói ngay: “Như thế không có nghĩa là cậu xong việc. Chỉ có thể tính cho cậu một lần, còn hai lần nữa nhé!”…

Ba ngày sau, tôi đến nhà thầy D, thấy vợ chồng thầy D đang cãi lộn ầm ĩ, đồ đạc trong nhà bị xáo trộn, đổ vỡ lung tung cả! Nhìn thấy tôi, thầy D nói: “Cậu vào lấy cho tớ hai bộ quần áo cho vào cái cặp da đen rồi xách đến nhà ông Tiễn!”, nói rồi thầy đi luôn! Tôi vào nhà, phải nghe vợ thầy D “hát cải lương, pha cả chèo” một lúc mới làm xong nhiệm vụ. Thì ra thầy “họa vô đơn chí”: vừa bị thua bạc cháy túi, lại bị bắt nhốt hai ngày, bị phạt tiền! Tình cảnh của thầy thật đáng thương, chẳng lẽ tôi lại “ra tay báo thù” cho các bạn nữ như đã nhận lời giúp? Tôi tới nhà ông Tiễn, bạn nhậu của thầy, làm việc ở Văn phòng Ủy ban Huyện. Ông Tiễn đã đứng sẵn ở cửa, đưa tôi tờ giấy bạc lớn, nói: “Cậu đi mua cho tớ nửa cân thịt quay và một chai rượu cam, về nhanh tớ sẽ cho cậu hưởng “sái”! Đưa cái cặp da của thầy D đây! Đi đi!”. Lúc đó, đầu óc tôi thật rối bời, bao nhiêu ý nghĩ cứ quay tròn như đèn kéo quân!...Khi tôi mua đồ xong, quay trở lại nhà ông Tiễn thì thấy có một cái xe của Công an đỗ ngoài cửa, người ta đã xúm quanh ỳ xèo bàn tán, bình luận: “Ai ngờ cái ông Tiễn lại là một đường dây của bọn “Nhà thổ”, tổ chức mua bán dâm tại nhà nữa chứ, đúng là “coi trời bằng vung”!” Vừa tới lúc cả ông Tiễn, thầy D và hai người đàn ông khác bị dẫn giải ra xe, bốn cô gái cũng bị dẫn ra, và tôi giật thót người khi nhận ra trong bốn cô gái đó có cả hai chị em bạn Nữ, bạn học lớp 7B của tôi ngày nào!...

Hình như có ai đó giật gói thịt quay và cả chai rượu trên tay tôi! Tai tôi như ù, mắt như hoa, tôi chạy khỏi đám đông và lúc dừng lại thì là cửa Bưu điện! Tôi gọi cho Huệ thông báo “tin mới”, Huệ nói giọng bình thản mà sao tôi thấy rợn người: “Tính cho cậu hai lần! Kỳ “họp lớp” tới, hy vọng nghe thông báo kết quả! Mà đừng gọi điện thoại nữa, chúng tớ muốn nghe từ mồm cậu nói ra!”. Tôi muốn hét lên: “Lại còn thế nữa!”, nhưng lại thôi vì nghĩ, các bạn gái của tôi phải “ôm mối hận” kia quá lâu rồi, cho nên có thái độ “máu lạnh” là đương nhiên! Tuy thế, ngày ngày tôi không nghĩ cách hoàn thành “nhiệm vụ của Thạch Sanh” mà lại cầu Bồ Tát “hóa giải” cái mối hận này, bởi tôi bỗng nghĩ rằng “oan oan tương báo, bao giờ mới hết” !

Sài Gòn, 2009

Đỗ Ngọc Thạch
 nguồn: vannghechunhat.net

Thượng kinh ký sự (hay là ba lần tới thủ đô)

Thượng kinh ký sự (hay là ba lần tới thủ đô)1.Giáo đầu
Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng!





Mùng ba Tết thầy

Thay_giaoMùng Một Tết Cha, Mùng Ba Tết Thầy, thông lệ đó được rất nhiều người tuân thủ nghiêm ngặt, trong đó có ông Lý Trần Tôn Sư, đương kim Chủ tịch Huyện. Cha của ông Tôn Sư cũng chính là một thầy giáo lâu năm nên việc ông đặt tên cho người con trai đầu lòng của mình là Tôn Sư là chuyện đương nhiên.


Cô giáo mầm non

TRE_EM1. Phan Lê Ái Nhi là “Con nhà nòi” nghề dạy học đã bốn đời, mỗi đời đều có ít nhất hai người nối nghiệp cha ông. Đến Ái Nhi, bố mẹ cô chỉ sinh được một cô con gái, chính là cô Ái Nhi cực kỳ xinh đẹp. Càng lớn, Ái Nhi càng có hình dáng, điệu bộ như siêu người mẫu!

Các bài khác...

Page 29 of 39

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét