Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Bão giập mưa vùi - Tiểu thuyết của Đỗ Ngọc Thạch


Thứ ba, ngày 01 tháng mười năm 2013

Bão giập mưa vùi - Tiểu thuyết của Đỗ Ngọc Thạch




Bão giập mưa vùi - Tiểu thuyết của Đỗ Ngọc Thạch














Bão giập mưa vùi - Tiểu thuyết 12 chương của Đỗ Ngọc Thạch


  1. 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề ...
    vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html





       * Bão giập mưa vùi (Chương 5)





     









    Bão giập mưa vùi - Tiểu thuyết của Đỗ Ngọc Thạch

    Bão giập mưa vùi - Tiểu thuyết của Đỗ Ngọc Thạch Trải bao bão giập mưa vùi 
    Trái tim vẫn hát vang lời yêu thương!
    Chương 1
    Vùng thượng lưu sông Hồng, có một nhánh sông nhỏ chảy qua một vùng đất hoang vắng. Cách bến sông khoảng vài dặm có một dãy núi vì thế người ta gọi nó là Cận Sơn. Rồi có một dạo, khách lữ hành qua đây, cứ vào khoảng từ giờ Thân đến giờ Dậu, là bị bọn lục lâm thảo khấu từ trong rừng tràn ra cướp của, giết người, nên từ giờ Thân, người ta phải ăn đợi nằm chờ bên này sông cho đến sáng hôm sau mới dám qua đò sang sông, vì thế, cái tên Cận Sơn được đổi thành Vọng Hôn, nghĩa là khách đến đây phải chịu cái cảnh ngồi mà nhìn hoàng hôn chậm chạp đi qua trong nỗi lo âu, thấp thỏm!...Đến thời vua Lê-chúa Trịnh, người ta bỗng thấy con sông nhỏ này ban ngày thì xanh biếc, ban đêm thì đỏ như máu nên đặt tên con sông là Nhật Lam – Dạ Huyết và mảnh đất bên tả gọi Nhật Lam, mảnh đất bên hữu gọi Dạ Huyết. Đến cuối đời Vua Lê- Chúa Trịnh thì hai cái bến sông nhỏ ấy đã đông vui tấp nập, phát triển thành hai cái làng hai bên sông với tên gọi làng Nhật Lam và làng Dạ Huyết.
    ***
     Ở bến sông làng Dạ Huyết, có hai vợ chồng người lái đò nghèo, chồng tên là Trần Đức Hiền, vợ tên là Lê Thị Lương. Không ai còn nhớ hai vợ chồng người lái đò này đến bến sông làng Dạ Huyết sinh sống bằng nghề lái đò từ bao giờ. Cũng không ai biết họ bao nhiêu tuổi, vì sao mà không có con, hay là có con mà không nuôi được. Người ta chỉ biết chắc chắn rằng, hai vợ chồng nhà này rất tốt bụng, đúng như cái tên của họ vậy.

    Cuộc sống của vợ chồng người lái đò nghèo, tưởng chừng cứ âm thầm trôi qua theo năm tháng. Nhưng hóa ra lại đầy biến động !

    Sự cố thứ nhất xảy ra vào năm đói Ất Dậu. Cái đói khủng khiếp cũng tràn tới bến sông hẻo lánh của cái làng Dạ Huyết. Những người lái đò khác đã bỏ thuyền bỏ lái, bỏ dòng sông lên rừng đào củ mài. Còn vợ chồng ông Hiền bà Lương đành bám lấy cái bến đò, lần hồi sống qua ngày. Cũng may mà ông Hiền có tài bắt cá, câu tôm, mỗi ngày cũng đổi được lon gạo, cơm cháo nuôi nhau.

    Vào một đêm, không hiểu sao hai vợ chồng đều không ngủ được. Trằn trọc mãi, ông Hiền liền ra ngồi mũi thuyền câu cá, giết thời gian. Ông đăm đăm nhìn ra mặt sông, sóng gợn lăn tăn, lấp lánh ánh trăng mờ. Thốt nhiên, ông thấy một cái mảng đen hiện lên giữa dòng sông lấp lánh. Cái mảng đen lớn dần, đang trôi theo dòng nước. Khi ông nhận ra đó là một cái bè chuối thì cũng là lúc trên cái bè chuối đó vang lên tiếng khóc trẻ con yếu ớt. Theo bản năng tự nhiên, ông lái con thuyền nhỏ đón theo cái bè chuối đó. Khi tới sát cái bè chuối, chỉ còn cách mấy sải tay, ông kinh ngạc khi nhìn thấy trên cái bè chuối, trong đám rẻ rách bùng nhùng là hai đứa trẻ sơ sinh bé tý, đang cất tiếng khóc yếu ớt, ngắt quãng. Ông định gọi vợ thì vợ ông đã đứng sau lưng ông từ bao giờ, đang nhìn chăm chú vào hai đứa bé. Hai vợ chồng cùng thốt lên:” Hai đứa bé!”. Tức thì, ông Hiền trao mái chèo cho vợ rồi nhảy tùm xuống sông. Chỉ ba sải bơi, ông đã níu được cái bè chuối.

    Nhận hai cái bọc từ tay chồng, bà Lương bàng hoàng sửng sốt khi thấy hai đứa bé còn đỏ hỏn, như vừa mới từ bụng mẹ chui ra! Toàn thân chúng ướt lép nhép, chân tay cử động yếu ớt, tiếng khóc cũng như sắp tắt!...

    Ông Hiền nhóm lửa rồi cùng bà Lương lau người, sưởi ấm cho hai đứa bé. Tất cả quần áo của hai người chỉ vừa đủ bọc kín cho chúng. Khi đã hết lạnh, hai đứa bé khóc to hơn, như là đòi bú mẹ! Bà Lương nhìn ông Hiền lo lắng:

    - Chúng nó đói lắm đấy! Ông đặt nồi cháo, lấy nước cho chúng nó ăn !

    - Nhưng phải có cái gì cho chúng nó ăn ngay bây giờ !...

    Ông Hiền lúng túng một lúc rồi đưa hai ngón tay lên mồm, cắn mạnh. Hai dòng máu đỏ rỉ ra, ông nhét vội vào mồm hai đứa bé, chúng mút chùn chụt. Được chừng một khắc, bà Lương nói :

    - Thôi, ông để tôi cho bú tiếp! Ông đi nấu cháo đi !

    Bà Lương cắn hai đầu vú của mình bật máu rồi bồng hai đứa lên, nhét vào miệng chúng, nhanh nhẹn như một người mẹ cho con bú. Hai đứa bé thấy đầu vú thì ngậm chặt, mút chùn chụt, hai bàn tay quờ quờ rồi bấu chặt lấy bầu vú căng tròn, rắn chắc của bà Lương !...

    Ngồi cho hai đứa bé xa lạ bú bằng máu của mình, bà Lương run người lên vì một cảm giác kỳ lạ chưa bao giờ có ở bà! Bà ràn rụa nước mắt !...Chỉ mình bà biết được rằng chồng bà bị mất khả năng sinh sản, nhưng vì muốn giữ thể diện cho chồng, bà đã nhận “lỗi” về mình. Gia đình nhà chồng muốn chồng bà lấy vợ khác, nhưng chồng bà thương yêu bà, rủ nhau bỏ làng quê mà lên bến sông hẻo lánh này sống với nhau. Ông Hiền thì không tin là họ mất khả năng sinh sản. Ông nghĩ rằng , đời cha ông đã “ăn mặn” (ông cụ rất nhiều vợ và đông con!) thì đến đời con là ông phải chịu “khát nước”, ông Trời muốn phạt ông. Vì thế, muốn có con phải tu nhân tích đức, đến lúc nào đó ông Trời sẽ thương tình !...Bây giờ đây, bế hai đứa bé trên tay, bà Lương vừa mừng vừa sợ. Mừng vì mình đã được ông Trời cho một lúc hai đứa con. Sợ vì như thế, chẳng lẽ mình sẽ không được đẻ con mà phải đi nuôi con thiên hạ hay sao ?

    Hai đứa bé, sau khi bú no, đã thiêm thiếp ngủ. Nồi cháo đang sôi lục bục. Hai vợ chồng nhìn nhau, không nói gì nhưng cùng chung một ý nghĩ là: phải nuôi hai đứa bé này bằng mọi cách !... Nhưng bằng cách nào thì họ đều chưa nghĩ ra nổi vào cái thời buổi nạn đói hoành hành dữ dội này !...

    Hai vợ chồng người lái đò thiếp ngủ được một lúc thì hai đứa bé tỉnh giấc, khóc oe oe đòi ăn! Hai vợ chồng tỉnh dậy, lấy nước cháo đổ cho hai đứa bé thì cũng là lúc trời đã hửng sáng. Nhìn hai đứa trẻ nuốt nước cháo ừng ực, người vợ mỉm cười, nói :

    - Hai đứa bé chắc là sinh đôi, nhưng sao không giống nhau mấy ?

    - Làm sao mà biết được đó là hai đứa bé sinh đôi? Vả lại, sinh đôi mà một trai một gái thì khó giống nhau lắm !- Tư lự giây lát, ông Hiền nói tiếp – Đặt tên cho hai đứa là gì nhỉ ?

    - Thì cứ lấy tên ông và tôi ghép lại mà đặt !

    - Phải! Thằng bé trai sẽ là Trần Nhân Đức, còn con bé gọi là Trần Thị Hiền Lương. Bà thấy được không ?

    - Được đấy. Nhưng không biết chúng nó có được như thế không ?

    - Ôi dào! Bố mẹ đặt tên, ông Trời sinh tính nết. Biết sao mà nói trước được ?

    Bà Lương ngần ngừ rồi nói :

    - Phải có sữa cho chúng nó! Lấy đâu ra bây giờ ?

    - Tôi sẽ kiếm người cho chúng nó bú chực. Còn bà thử đến nhà ông Lý xem sao, xin cho chúng nó ít sữa bò. Nhà ông ta có hai con bò sữa to lắm !

    - Không được đâu ông ơi! Càng nhà giàu, người ta càng giữ của! Ăn mày, ăn xin qua nhà ông ấy, có bao giờ được một xu !

    Hai vợ chồng đã cho hai đứa bé ăn nước cháo xong, bàn bạc mãi cũng không biết kiếm đâu ra thêm tiền để mua sữa cho chúng nó. Ông Hiền đi khắp làng nhưng chẳng tìm được ai có thừa sữa mà cho chúng nó bú chực! Hai vợ chồng đành phải giảm bớt phần ăn của mình, dành gạo nấu cháo cho hai đứa trẻ. Được năm ngày, hai đứa trẻ đã khỏe mạnh hẳn ra, cho ăn bao nhiêu cũng còn thòm thèm! Hai vợ chồng ông Hiền vừa mừng vừa lo nhưng không biết làm sao bây giờ? Thôi đành cầu Trời khấn Phật phù hộ cho qua được cái nạn đói này!...

    Hai vợ chồng người lái đò không biết hai đứa bé ấy là con cái nhà ai, vì sao mà trôi dạt đến khúc sông này. Dân làng Dạ Huyết cũng không ai biết tông tích hai đứa bé, nhưng một tháng sau thì bà Còng, bán nước ở bến đò biết được. Bà Còng không nói với ai, chỉ nói với bà Lương về hai đứa bé như sau:

    Ở bên làng Nhật Lam, có một cô gái bị điên, không biết vì cớ sao, từ bao giờ. Cô gái điên này rất khỏe, da thịt còn mơn mởn, khiến nhiều gã đàn ông phải nhìn thèm thuồng nhưng không làm gì được vì cô rất dữ. Có lão Xã trưởng thèm muốn cô gái điên lắm! Một đêm, lão sai tay chân lấy chăn chiên chùm lấy cô, vác vào vườn, đè giữ chặt cứng cho lão thỏa mãn! Vài lần như vậy, cô gái lại hết điên, thành người hầu gái cho vợ lão Xã trưởng! Rồi cô có thai, đến khi mãn nguyệt khai hoa, đẻ ra hai đứa con, một trai một gái. Nhưng người mẹ sau cơn đau đẻ chưa kịp hồi sức, lúc mới tỉnh lại thì không thấy con mình đâu cả! Thì ra mụ vợ lão Xã trưởng đã sai người đóng bè chuối rồi cuốn hai đứa bé bỏ lên đó cho trôi sông! Mụ vợ lão Xã trưởng không muốn có hai đứa con hoang của chồng ở trong nhà! Còn người mẹ của hai đứa bé, khi không thấy con mình đâu thì lại phát điên dữ dội: cô gái điên đã cầm dao chém chết cả hai vợ chồng lão Xã trưởng! Rồi từ đó, người ta thấy cô gái điên lại đi lang thang khắp làng, tay ôm một cái bọc giẻ như bồng bế đứa con, mồm thì hát ru những câu hát lạ lùng!

    Sau khi kể như vậy, bà Còng bán nước nói với bà Lương :

    - Bố mẹ của hai đứa trẻ đã chết cả rồi, bà cố mà nuôi chúng khôn lớn. Tôi nhìn tướng bà, phải có ba bốn con là ít! Mà bà sẽ có lộc nhờ cái vía của con cái đấy !
    Mỗi khi cho hai đứa bé nhai đầu vú để chờ cháo chín, bà Lương lại nghĩ đến lời của bà Còng bán nước. Bà Lương thầm ao ước được đẻ dù chỉ một đứa con, bà sẽ có rất nhiều sữa cho con bú, cho cả hai anh em thằng Đức và con Hiền Lương này bú sữa ! Thế rồi, một sự việc xảy ra, khiến cho bà Lương có con thật !

    Ấy là vào một lần, đúng mùa mưa lũ. Ông Hiền đang lặn hụp trên dòng nước để vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về thì thấy có một người đang ôm chặt lấy một cây gỗ, bị dòng nước cuốn đi. Ông Hiền đã vật lộn với dòng nước, đưa được cả cây gỗ và người bị nạn ấy vào bờ. Khi tỉnh lại, người bị nạn nói :

    - Ông đã cứu sống tôi, cũng có nghĩa là ông đã có công với cách mạng. Riêng tôi, sẽ đền ơn ông xứng đáng. Còn bây giờ, đang cấp bách, ông cầm tờ giấy này, đến làng X, xóm Y để người ta cho người về đón tôi !

    Nói rồi người bị nạn trao cho ông Hiền một mảnh giấy nhỏ, dặn nói vài điều rồi giục đi cho gấp. Nghe người kia nói là cán bộ cách mạng, ông Hiền tức tốc khăn gói đi ngay .

    Đêm hôm ấy, người bị nạn lạ mặt đã ăn nằm với bà Lương như thế nào, không ai biết được, vì bà Lương không kể lại với ai hết. Mấy tháng sau, khi bà Lương ốm nghén, thì ông Hiền nghe bà Còng bán nước nói: “Mấy tuần nay, đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy có một con giao long cuộn lấy bà vợ ông. Rồi thế nào bà ấy cũng có thai và sinh ra quý tử. Rồi ông sẽ có lộc lớn. Hãy nghe tôi mà chăm sóc cái thai ấy cho tốt! Thần linh đã đầu thai vào vợ ông đó !”. Ông Hiền nghe bà Còng nói vậy thì mừng lắm, ông nghĩ : “Mấy ông thầy tướng làng ông đã nói là rồi thế nào ông cũng có con và phát lớn trên sông nước, thì bây giờ quả là đã ứng nghiệm rồi! Vợ ông mà sinh quý tử thì ắt là lộc sẽ đến!”. Và quả nhiên, sau khi bà Lương đẻ thằng Trần Duy Nhất (ông Hiền chỉ muốn có một thằng con nữa thôi, nên ông đặt tên nó như vậy) thì lộc đã đến với ông ngoài sức tưởng tượng của mọi người ở cái làng Dạ Huyết này.

    Lúc ấy, cách mạng tháng Tám đã thành công, chính quyền mới đã được thiết lập. Trong cái không khí mới đó, ông Hiền nhận được một món tiền lớn và một cái giấy phép đặc biệt: Ông được tự do khai thác lâm thổ sản trong vòng ba năm, không phải đóng thuế, không ai được phép ngăn cấm, cản trở. Kèm theo là một lá thư ngắn của người bị nạn lạ mặt ngày xưa: “Gửi ông Hiền ! Ông ở hiền thì sẽ gặp lành! Tôi sẽ còn hậu tạ ông nhiều nữa nếu khả năng còn cho phép. Ông hãy chuyển sang nghề buôn bè gỗ nứa lá thì mới đủ sống và nuôi mấy đứa con! Chúc ông mau phát đạt. Tôi sẽ luôn theo dõi và có dịp sẽ giúp ông! Người được ông cứu mạng : Nguyễn Văn X.”.
    Theo lời khuyên đó, ông Hiền bỏ tiền ra thành lập một đội khai thác, một đội đi bè. Chỉ sau một năm, ông Hiền đã trở nên giàu nhất cái làng Dạ Huyết, không thua kém gì những địa chủ lớn ở các vùng lân cận. Hai đứa con nuôi và đứa con đẻ (do Thần Giao long đầu thai, ông luôn tin như vậy) của ông đã được ăn ngon mặc đẹp, lớn nhanh như thổi, béo tốt không thua gì các hoàng tử, công chúa! Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ông Hiền còn xuất của nhà ra nuôi cả Trung đoàn bộ đội mà vẫn không suy chuyển gì! Đến khi cái giấy phép kia hết hạn, ông Hiền chuyển sang chữa thuốc Nam, ấy là do ông học được nghề của cánh thợ sơn tràng khi còn đi bè với họ. Ông chữa bệnh đâu phải để lấy tiền, ai có thì trả, ai nghèo khó ông còn cho thêm tiền mà đi bốc thuốc hay cho mau lành bệnh !...Những tưởng đã qua cái thời gian nan vất vả, vợ chồng ông Hiền vừa lòng với cuộc sống đầy đủ, an nhàn mà chuyên tâm vào việc nuôi dạy con cái. Nhưng, một biến cố mới lại ập đến với vợ chồng ông .

    Ấy là vào những năm Cải cách ruộng đất…

    Đội Cải cách đóng trụ sở tại nhà ông Hiền. Đội trưởng chẳng phải ai xa lạ, chính là Trí Trá Bướu cổ.

    Lai lịch của Trí Trá cũng khác thường lắm. Một phiên chợ, bà Lương thấy có một người nằm còng queo ở góc chợ. Thân hình của hắn ta lở loét, gầy đét nhưng cổ thì có cái bướu to bằng quả bong bóng trâu! Thương tình, bà Lương mua cho hắn tô bún riêu. Ăn xong, hắn tỉnh như sáo và cứ một hai gọi bà Lương là mẹ. Bà Lương động lòng, dắt hắn về nhà. Ông Hiền phải tắm rửa thuốc men suốt một tuần mới khỏi ghẻ lở và mập mạp lên tí chút. Hai tháng sau mới khỏi bệnh bướu cổ. Hắn không nhớ hắn là con nhà ai, tên là gì, bao nhiêu tuổi. Ông Hiền lưỡng lự không biết đặt tên cho hắn là gì thì mấy người thợ bè nói : “Thằng này hay nói dối, tướng mạo lại gian tà, đặt tên Trí Trá cho nó là đúng lắm !Trí Trá bướu cổ!”. Từ đó, hắn có tên Trí Trá và làm việc vặt trong nhà ông Hiền.

    Bây giờ, không hiểu sao, thằng Trí Trá đã là Đội trưởng Đội Cải cách, mà “Nhất Đội nhì Giời”, quyền sinh quyền sát trong tay Trí Trá cả ! Vì sao mà Trí Trá được làm Đội trưởng? Chẳng ai biết cả! Chỉ biết là Trí Trá bây giờ được mọi người gọi là Đội trưởng Trí Trắc và Trí Trắc tỉnh bơ làm như không hề quen biết gì vợ chồng ông Hiền vậy! Ông Hiền nhìn Trí Trắc suốt ngày suốt đêm lật đi lật lại cái danh sách những địa chủ cường hào gian ác cần phải đem ra đấu tố mà nẫu cả ruột! Ông bỗng nhớ đến câu thơ của danh tướng Đặng Dung xưa : “Thời lai đồ, điếu thành công dị - Vận khứ anh hùng ẩm hận đa !”. Đúng là gặp thời thì những kẻ hàng thịt hàng cá cũng làm nên vương tướng, hết thời thì kẻ anh hùng cũng đành ôm hận mà thôi ! Nhưng con người ta cũng phải còn một chút tình chứ ? Vợ chồng ông ở hiền mong gặp lành, tu nhân tích đức mong tuổi già được mồ yên mả đẹp và con cháu ấm thân. Vậy mà sao bây giờ, trong cái danh sách đấu tố của Đội trưởng Trí Trắc kia, ông thấy có tên vợ chồng ông? Họ sẽ làm gì vợ chồng ông đây? Hai vợ chồng ông Hiền thức trắng mấy đêm liền, chỉ biết ôm nhau than thở. Bà Lương ôm chặt lấy ông Hiền mà khóc không thành tiếng, rồi đến đêm thứ ba, bà nói : “Ông ơi ! Chẳng lẽ ông Trời lại không thương chúng mình hay sao? Nào mình có làm nên tội gì? Chẳng lẽ lúc yên hàn thế này trời lại bắt ông chết ?”. Ông Hiền nói : “Bà chỉ nói gở, làm sao mà tôi chết ? Bất quá là họ tịch thu tài sản, thì mình nộp hết cho xong. Vợ chồng mình lại đi chở đò cũng có sao đâu?”. Bà Lương tức thì khóc rống lên: “Ông ơi, không phải thế đâu ! Tôi nghe bà Còng bán nước nói rằng, mấy hôm nay ông có gân đỏ từ lỗ mũi chạy ra trông như rễ cỏ. Ấy là dấu hiệu của hao tán tiền của và thân thì bị hại đó ông ?”. Ông Hiền nghe mà đớ người, vì ông tin tướng số, tin bà Còng lắm, bà ấy đã nói câu gì thì không bao giờ sai ! Ông Hiền chưa kịp nói gì thì có tiếng đập cửa thình thình kèm theo tiếng la hét của Đội trưởng Trí Trắc: “Bàn nhau đem chôn giấu tiền của hả? Chúng tao đã theo dõi mấy đêm nay rồi! Phải bắt giam hai vợ chồng thằng địa chủ này lại!”. Thế là mặc dù chưa đến ngày phát động đấu tố, hai vợ chồng ông Hiền đã bị trói gô lại, dẫn lên giam tại đình làng, có một tiểu đội vác súng đứng gác nghiêm ngặt.

    Được độ nửa giờ, có lệnh thả bà Lương về nhà với lý do có nhiều con nhỏ. Bà Lương chưa kịp ngủ, lại có tiếng gõ cửa và tiếng Trí Trắc vọng vào, đủ nghe : “Tôi là Đội trưởng đây ! Tôi cần nói chuyện quan trọng với bà !”. Bà Lương mở cửa cho Trí Trắc, hắn vừa lách vào thì cài then lại và nói : “Tôi tiết lộ điều bí mật này cho bà biết : Chồng bà sẽ bị tịch thu hết tài sản và sẽ bị xử bắn !”. “Trời ơi ! Ông thương chồng tôi với ! Tôi cắn cỏ lạy ông, ông tha cho chồng tôi, tôi sẽ xin nộp hết !” Bà Lương ôm lấy chân Trí Trắc mà van lạy hoảng hốt, bà tưởng như ông Hiền đã đang bị dẫn ra pháp trường vậy! Trí Trắc đỡ bà Lương dậy, nói nhỏ : “Bà không phải van lạy! Van lạy chẳng ích gì hết. Có một cách cứu được chồng bà, bà có chịu không?”. Trí Trắc nắm chặt lấy hai cánh tay bà Lương, mặt hắn kề sát má bà. Bà Lương thốt rùng mình hoảng sợ, nhưng vì nỗi sợ chồng chết còn lớn hơn, bà vội hỏi : “Cách gì ? Tôi sẽ cố hết sức miễn cứu được chồng tôi!”. Trí Trắc nói nhỏ : “Không khó gì đâu! Bà chỉ việc cho tôi nằm với bà! Tôi sẽ tha tội chết cho chồng bà!”. Nói rồi, Trí Trắc ôm chặt lấy bà Lương. Bà Lương kinh hoảng, vừa gỡ tay hắn ra vừa nói:”Ấy chết! Tôi già rồi, ông còn thèm muốn làm gì! Tôi sẽ làm mối cho ông con gái tơ hẳn hoi!”. Trí Trắc đã nhanh tay giật được áo của bà Lương ra, hắn vừa thọc tay xuống tụt quần bà, vừa cười khầng khậc vừa nói:”Ôi, ngực bà còn đẹp gấp mười gái tơ, mông bà còn căng gấp mười gái tơ!...Nằm với bà thích hơn trăm lần gái tơ!...”. Rồi hắn đè bà Lương xuống. Bà Lương chống cự dữ dội. Thấy vậy, Trí Trắc rít lên:”Bà mà không chịu, tôi ra lệnh bắn thằng Hiền tức thì!”. Nghe thế, bà Lương thấy choáng váng như có ai lấy búa tạ đập vào đầu, người bà mềm nhũn ra, trong đầu bà vụt hiện lên cái hình ảnh ở góc chợ năm nào!... Trong khi đó, Trí Trắc túm lấy bầu vú của bà Lương mà cắn cấu rồi hắn ôm chặt lấy bà mà rên lên ư ử!...

    Ngay sáng hôm sau, đã có lệnh từ trên đưa xuống: phải tiến hành đấu tố ngay không được chậm trễ!
    Bãi đấu tố được thiết lập ngay trên bến đò làng Dạ Huyết. Một cái bàn mộc được phủ vải đỏ, Đội trưởng Trí Trắc ngồi đặt tay lên bàn, oai vệ. Sau lưng Trí Trắc là một tiểu đội dân quân xã bồng súng oai nghiêm. Sau nữa, trên cao là một loạt những biểu ngữ với những hàng chữ cắt dán xiêu vẹo: “Đả đảo địa chủ cường hào ác bá!”, “Đả đảo áp bức bóc lột !”, “Đả đảo!...Đả đảo!... Đả đảo!”, v.v….Thiếu nhi được huy động cầm chiêng trống thanh la đủ loại. Thanh niên thì cầm loa, cầm gậy giữ trật tự và hướng dẫn quần chúng hô khẩu hiệu… Cái bến đò hẻo lánh từ ngàn xưa bỗng rung lên bần bật mỗi khi những tiếng hô “Đả đảo…Đả đảo!” vang lên như sấm rền!

    Ông Hiền bị đưa ra đấu tố đầu tiên. Ông bị hai người cầm súng áp tải, dẫn ra bắt quỳ xuống bãi cát, quay lưng về phía chủ tọa, quay mặt về phía đám đông . Mới có một đêm bị giam mà mặt ông đã phờ phạc, không còn sinh khí, tóc đã bạc trắng ! Hai cánh tay ông bị trói giật cánh khỉ cứ rung lên như người bị sốt rét !...Sau hàng tràng tiếng hô “Đả đảo”, đám đông im phăng phắc để nghe Đội trưởng Trí Trắc đọc bản luận tội ông Hiền! Bản luận tội dài dằng dặc, không ai kịp nhớ hết nó gồm những cái gì. Nhưng khi Trí Trắc đọc xong, đám đông lao xao như gió rừng, mọi người nhớn nhác, xì xào to nhỏ. Có vài tiếng nói cất lên, không to lắm : “Oan cho nhà ông ấy quá ! Ông Hiền tốt nhất cái làng Dạ Huyết này đấy!”. “Ông ấy đã cứu sống bao nhiêu người, chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu người !”, “Hình như ông Đội trưởng ngày xưa cũng được vợ chồng ông ấy cứu sống đấy !”… Bỗng “Đoành! Đoành! Đoành!”, ba tiếng súng nổ vang như sét, tiếng đầu đạn rít lên, xé không khí bay vút lên trời ! Đám đông đột ngột im phăng phắc, nghe rõ cả tiếng thở, tiếng tim đập thình thịch !...

    Mọi người chưa kịp hoàn hồn thì tiếng Đội trưởng vang lên: “Bà con hãy nghe một nhân chứng sống của sự áp bức bốc lột đứng ra tố khổ và vạch trần tội ác của thằng địa chủ Hiền! Nó tên là Hiền nhưng nó không hiền đâu bà con ơi! Đó là bộ mặt giả nhân giả nghĩa của nó đấy! Nào, em Đức, hãy ra vạch mặt tên địa chủ cường hào gian ác này đi !”. Dứt lời, một đứa bé chừng bảy tám tuổi, lưng buộc một sợi dây chuối, bên sườn giắt một khẩu súng lục bằng gỗ, tay cầm một cái gậy tre nhỏ, lon ton chạy ra, tới trước ông Hiền (ông Hiền phải thường xuyên trong tư thế quỳ, cúi đầu) thì lấy cái gậy tre gõ vào đầu ông Hiền hai cái “cốc ! cốc !”. Ông Hiền giật mình ngẩng đầu lên, ông tròn mắt kinh ngạc, thốt lên : “Trời ơi ! Con, Đức ơi !...”. Thằng Đức, đúng là thằng Đức, liền chỉ đầu gậy vào mồm ông , nói, giọng choe chóe: “Câm ngay ! Thằng địa chủ cường hào gian ác! Mày không phải là bố tao! Mày xui mẹ mìn bắt tao về nhà mày để làm thằng ở cho mày! Nhận tội ngay không thì tao đập cho bể sọ!”. Đám đông lập tức nhốn nháo, lao xao như bão rừng. Có những tiếng ai đó hét lên: “Mất dạy! Con mà dám đấu bố! Quật chết nó đi!”, “Trời ơi là trời ! Đời thuở nhà ai mà con lại đấu bố hả trời !” v.v… Lập tức vang lên một tràng súng nổ chói tai : “Đoành ! Đoành ! Đoành ! Đoành !...” Nhưng , đám đông không thể lấy lại trật tự như lúc nãy. Người ta nhào vào đỡ ông Hiền khi thấy ông đổ gục xuống bãi cát. Có ai đó giằng lấy cái gậy tre trên tay thằng Đức và quất nó túi bụi, nó khóc ré lên. Lại thấy bà Còng bán nước vặn tai nó, dí mặt nó xuống cát, giằn giọng hỏi : “Ai xui mày? Hả, ai xui mày nói láo? Nói ngay không bà đánh chết !”. Tiếng thằng Đức : “Ái ! Ối !... Hu ! Hu !...Ông Đội !...Ông Đội hứa sẽ cho cháu đi bộ đội làm sĩ quan, đeo chân giò, đi giày cộp !...”. Đám đông càng nhốn nháo, ồn ào khi có ba bốn người nhà ông Hiền chạy ra bến đò, vừa chạy vừa hét to : “Ối ông Hiền ơi! Ối giời ơi ! Đứa nào hiếp bà Lương, bà ấy treo cổ tự tử rồi !...”. Khi câu nói ấy chạy đến chỗ ông Hiền, ông bật đứng người dậy, đoạn ngửa mặt lên trời mà rằng: “Giời ơi là Giời !...”, rồi một dòng máu đỏ lòm từ miệng ông Hiền vọt ra, như vòi phun nước, rơi trúng đầu Đội trưởng Trí Trắc và mấy người cầm súng đứng cạnh! Rồi người ta thấy ông Hiền chết gục trên tay mấy người đang định cởi trói cho ông! Không ai nhìn thấy, trừ bà Còng bán nước, Đội trưởng Trí Trắc cùng tiểu đội dân quân xã biến mất từ lúc nào!...
    ***
    Sau cái buổi đấu tố không thành ấy, Đội cải cách chuyển sang làng Nhật Lam bên kia sông. Đội trưởng Trí Trắc đem theo thằng Trần Nhân Đức. Không ai biết chuyện này, trừ bà Còng bán nước.

    Sau đám tang ông Hiền và bà Lương, có một người buôn bè lúc trước thường đi lại với ông Hiền đã lén đưa cô bé Trần Thị Hiền Lương đi, nghe nói ông ta sẽ chuyển vào Nam sinh sống. Còn cậu bé Trần Duy Nhất, được một ông giáo quê ở làng Dạ Huyết nhưng đang dạy học ở Hà Nội đem đi, không nói cho ai biết. Nhưng tất cả những sự việc trên không qua được đôi mắt sắc sảo của bà Còng bán nước. Thỉnh thoảng có người hỏi bà về ba đứa con của ông Hiền và bà Lương thì bà không trả lời mà chỉ bỏm bẻm nhai trầu mà ngâm nga câu Kiều:
    “…Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao!...”
    (Còn tiếp)
    Đỗ Ngọc Thạch













    Bão dập mưa vùi (Chương 12)

    Bão dập mưa vùi(Chương 12)Khi thấy báo đăng tin về cái chết của Đại Đức, Văn Báo vội đọc nghiến ngấu : “Đồng chí Đại Đức tức Trần Nhân Đức, Phó giám đốc NOLACO ĐĂK đã từ trần ngày…tháng…năm…trong một cuộc đụng độ lớn với bọn Phunrô tại khu vực suối Đăk Lây Linh.















    Bão dập mưa vùi(Chương 11)





    Bão dập mưa vùi(Chương 11)Không biết từ đâu cái tin đồn “ở khu rừng Đăk Lây Linh có mỏ vàng lộ thiên” lan đi khắp nơi. Những người chuyên đi đãi vàng dọc theo con suối Đăk Linh ở quãng hạ lưu, cách khu rừng thiêng khoảng bốn năm ngày đường, là những người đầu tiên đã tìm đến khu rừng có con suối Đăk Lây Linh. 
























    Bão dập mưa vùi(Chương 10)

    Bão dập mưa vùi(Chương 10)Ông Đại Trí đã bị con trăn khổng lồ nuốt vào bụng trên dòng suối khô lúc đó chỉ có hai con khỉ nhỏ chứng kiến, vậy mà không hiểu sao trên một tờ báo của tỉnh, người ta vẫn thấy một bài báo nói về cái chết của ông Đại Trí trên dòng suối cạn khá tỉ mỉ và không sai lệch so với sự thực là mấy, trừ một số chi tiết nhỏ





    Bão dập mưa vùi (Chương 9)

    Bão dập mưa vùi (Chương 9)Ông Đại Trí ngả lưng ra ghế bạt, lim dim mắt nhìn thằng cha “bồi bút” chiến hữu của ông nhai nai khô mà không nói gì. Sở dĩ ông Đại Trí thân mật như bồ ruột với tay nhà báo lá cải này vì hắn rất nhanh, rất được việc cho ông. Mỗi khi ông cần phô trương thanh thế của ông trên báo, trên đài của tỉnh, ông chỉ cần dẫn hắn đi nhậu một chầu là ngay ngày hôm sau, bài viết về ông có đăng kèm ảnh cỡ lớn đã có ngay trên mặt báo, trên đài phát thanh thì tiếng nói của ông kèm những câu hỏi, câu bình luận của hắn qua băng ghi âm được phát đi khắp phố phường, át cả tiếng rú của xe hôn-đa, xe lam ! Tại sao hôm nay hắn lại mò đến đây làm gì ? Ông đã hẹn với hắn là khi nào ông về sẽ cung cấp tài liệu cho hắn ngay cơ mà ?

    Bão dập mưa vùi (Chương 8)

    Bão dập mưa vùi (Chương 8)
     Khi đoàn đến làng K’tung, dân làng đang chuẩn bị làm lễ cúng Zang Pơ đa đồng thời tổ chức hành tội ma lai. Không khí trong làng thật là nặng nề, căng thẳng. Trong ánh mắt, dáng đi của mọi người đều lộ rõ sự hãi hùng. Nếu như Thầy Phát không biết tiếng Bâhnar và đã từng đến đây hai lần thì các già làng nhất định là không cho đoàn vào làng . Mấy cô sinh viên mới lên miền núi lần đầu, thấy vậy cũng phát hoảng . Một cô nói :

    Bão dập mưa vùi (Chương 7)






    Bão dập mưa vùi (Chương 7) Ông Đại Trí sững sờ khi thấy người ta khiêng Đại Đức về. Đại Đức mặt tái nhợt. Nhìn gương mặt thất thần của Đại Đức, ông Đại Trí còn thấy hằn rõ những nét kinh hãi tột độ. Không còn là một giám đốc Đại Đức lúc nào cũng đường bệ, tự đắc và mãn nguyện nữa. Chỉ còn là một thân hình thảm hại.





    Bão giập mưa vùi (Chương 6)

    Bão giập mưa vùi  (Chương 6)  Đã sang mùa mưa được hơn một tuần. Bầu trời cao nguyên vốn cao xanh lồng lộng mà lúc này ướt sũng . Từng đám mây nặng trĩu thay nhau trút nước. Nước dâng đầy các thung lũng vốn khô cạn, nước ngập tràn các con suối, dòng sông. 

    Bão giập mưa vùi (Chương 5)

     Bão giập mưa vùi  (Chương 5) Đội văn nghệ - thông tin tuyên truyền dừng chân bên bờ suối Đăk Linh: Đội gồm bốn người: 1) Võ Hoàng: đội trưởng, soạn các bản tin, giải thích, vận động bà con thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng, đồng thời cũng là cây ghi-ta, sáo; 2) Kso Rin: người Gia Rai, chuyên đánh trống, chiêng và hát bằng tiếng dân tộc; 3) H’Lan: người Ba Na, đánh đàn t’rưng, Klông pút, hát tiếng dân tộc và 4) Trần Thị Hiền Lương: hát bằng tiếng Kinh, ngâm thơ…































    Bão giập mưa vùi (Chương 4)
    Bão giập mưa vùi  (Chương 4) Sau khi bị đưa xuống ga Đà Nẵng, Trần Duy Nhất được nhốt chung với một bọn toàn dân trộm cắp, trấn lột, gái điếm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Thương thay cho anh chàng thư sinh chân yếu tay mềm, chỉ biết có sách vở, giờ đây mới biết đến một thế giới hoàn toàn xa lạ : thế giới của dân “giang hồ”.


    Bão giập mưa vùi (Chương 3)

    Bão giập mưa vùi (Chương 3)Trong khi Trần Nhân Đức đang say sưa bí tỉ với cái ngày ra mắt của Công ty khai thác rừng, trong khi Trần Duy Nhất đang bị giam cùng với bọn lưu manh trộm cướp ở ga Đà Nẵng, thì ở Sài Gòn, trong một biệt thự vắng vẻ trên đường Trương Minh Giảng, Trần Thị Hiền Lương đang lâm vào một tình thế không kém phần hiểm nghèo ! 











    Page 7 of 39

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét