Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích:

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: 

phat di lac Vật Phẩm Phong Thủy Mang Lại Sự An Lành Thái Hòa


Tìm Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên Google: Trích: Chuyện người bán thuốc


  1. ĐỖ NGỌC THẠCH - Việt Văn Mới

    newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html

    Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.

  2. ĐỖ NGỌC THẠCH - NHÀ VĂN - Thư viện | Hoi Nha Van Thanh Pho ...

    nhavantphcm.com.vn/dỗ-ngoc-thach-nha-van-thu-vien.html

    Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ...
  3. Hình ảnh cho đỗ ngọc thạch

     - Báo cáo hình ảnh 

  4. Đỗ Ngọc Thạch - văn học & nghệ thuật

    www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail...

    Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;. Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp ...

  5. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    phongdiep.net › Home › Nội dung website

    ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...



    1. ĐỖ NGỌC THẠCH - Việt Văn Mới

      newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html

      Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.



      ĐỖ NGỌC THẠCH


      CHUYỆN NGƯỜI BÁN THUỐC


      Lợi là con mồ côi cả bố lẫn mẹ, được ông chủ tịch xã thương tình đem về nuôi từ năm lên sáu tuổi, lúc Lợi đang lặn lội suốt ngày ngoài đồng mò cua bắt ốc. Làm con nuôi ông chủ tịch xã, nếu Lợi chịu khó học hành có lẽ đã được đi đây đi đó, thậm chí đi học nước ngoài vì nhiều năm phân bổ tiêu chuẩn cho xã nhưng chẳng có ai. Lợi mải chơi, suốt ngày chỉ chạy lông nhông ngoài đường cho nên ông bố nuôi xếp cho Lợi làm cái chân văn thư chạy công văn giấy tờ cho xã. Làm công việc này Lợi rất thích vì được đón tiếp vui vẻ. Nhưng có người nói với Lợi : “Cậu đã đến tuổi trưởng thành mà cứ lông nhông thế này thì khi ông bố nuôi nghỉ hưu, cậu vẫn hai bàn tay trắng, biết trông cậy vào ai ? Chi bằng đi học lấy một cái nghề thời nào cũng sống được …”. Người đó lại bảo Lợi nên đi học nghề thuốc vì thời nào cũng có người đau ốm, cần có thuốc men, vả lại cái nghề này cũng sạch sẽ, nhàn hạ. Thế là Lợi nói với bố nuôi cho đi học lớp y tá, có vài tháng đã ra trường, về làm việc ngay tại Trạm Ytế xã. Từ ngày làm ở Trạm Y tế xã, Lợi được dân làng săn đón, quý nể còn hơn cả ông chủ tịch xã, Lợi thích lắm !...

      Nhưng , “niềm vui ngắn chẳng tày gang” : có một lần, Lợi cho người bệnh uống nhầm thuốc, gây tử vong ! Gia đình nạn nhân kiện Lợi, Lợi sợ hãi bỏ trốn. Người nhà nạn nhân biết được, đuổi theo bắt Lợi phải đền mạng. Đuổi đến một cái cầu bắc qua con sông lớn, nước chảy xiết thì Lợi luýnh quýnh thế nào rớt xuống sông. Người nhà nạn nhân thấy vậy thì hoảng sợ, chạy về ngay…
      Số Lợi còn dài nên có một ông lão đang ngồi trên thuyền câu đã nhìn thấy Lợi rớt xuống sông. Ông lão thợ câu vớt Lợi lên, hỏi rõ đầu đuôi rồi nói:
      - Mày có tướng “Quý nhân phò trợ”, không những không chết mà còn có thể phát rất mạnh. Trước hết, mày hãy vào thành phố, đến mấy cái bệnh viện mà xin việc làm, chỉ thời gian sau là thành triệu phú, rồi tỷ phú không chừng !...Lúc ấy đừng quên ông già câu cá này nhá !...
      Nói rồi ông lão thợ câu cho Lợi vài đồng làm lộ phí. Lợi đi một mạch tới thành phố mà chưa tiêu hết một xu nào !..
       
      Ngày đầu tiên ở thành phố, Lợi thuê một gường ở phòng trọ bình dân rồi thả bộ đi quan sát phố phường. Vừa đi Lợi vừa nghĩ : “Phố phường thật vui, cái gì cũng có, người xe như nước, áo quần như nêm…Suýt nữa thì ta chết già ở cái xóm nghèo heo hút !...May mà ta gặp nạn mới được tới thành phố như thế này. Đúng là trong cái không may lại có cái may !”…
      Tới một phố vắng toàn nhà cao cửa rộng, hai bên đường có hai hàng cây cổ thụ rì rào gió mát, Lợi bỗng thấy có một cánh cổng sắt bật mở, một người đang bế một đứa bé chạy vội ra, một người đàn bà to béo chạy theo vừa khóc vừa kêu la rối rít. Lợi đi lại gần thì người đàn bà tóm lấy Lợi mà rằng :
      - Cậu ơi, cậu chạy đi gọi xích lô cho tôi mau lên, con bé nhà tôi nó bị đau bụng dữ dội, nhanh lên không chết mất !...
      Lợi nhìn đứa bé, nó khoảng năm sáu tuổi, người khỏe mạnh béo tốt, đang ôm bụng kêu la ầm ĩ. Lợi rờ tay vào bụng đứa bé và giật mình khi thấy cuộn lên một bó giun ! Giun trong bụng đứa bé nó đang nhảy múa đó mà ! Lợi nói với bà mẹ :
      - Đứa bé bệnh rất nặng, nhưng tôi có thể cấp cứu và chữa được !...
      - Cậu chữa được à ? Cậu là bác sĩ à ? – Bà mẹ níu chặt lấy tay Lợi hỏi dồn dập.
      - Bình tĩnh, bà cứ bình tĩnh…Đưa em nó vào nhà đặt lên gường, cởi hết quần áo ra…
      Người ta làm răm rắp theo Lợi. Khi đứa bé nằm trên gường rồi, Lợi day mấy cái huyện cho nó ngủ yên rồi bảo người nhà chạy ra hiệu thuốc mua thứ này một ít, thứ kia một ít…
      Cuối cùng thì Lợi cũng làm được cái chuyện là lôi cổ đám giun đũa trong bụng đứa bé ra. Không hiểu tại sao lúc ấy Lợi lại nói năng, hành động rất mau lẹ, hoạt bát và nói những điều rất hay ho về bệnh tật đến nỗi bà chủ nhà cứ há mồm ra mà nghe. Bà chủ tin Lợi, phục Lợi và ơn Lợi cũng phải thôi vì chỉ hai ngày sau, đứa bé đã trở lại bình thường , chạy nhảy tung tăng rất dễ thương. Qua những câu chuyện, Lợi được biết bà chủ nhà là vợ một ông cán bộ cấp tỉnh mới được điều về thành phố khoảng năm sáu năm gì đó, hiện đang đi học thêm ở nước ngoài. Còn bà chủ nhà sáu năm trước cũng là một cô thôn nữ nhà nghèo, đọc chưa thông viết chưa thạo, ngoài nhiệm vụ đẻ con cho chồng ra thì không biết làm gì nữa. Lợi bỗng vụt ý : “Ta cứ tưởng người thành phố phải như thần thánh, tiên phật cơ chứ, hóa ra cũng vốn từ đồng ruộng mà ra cả !...Họ sống và giàu có được thì ta cũng phải sống được và làm giàu như họ…”. Thế là từ hôm đó, Lợi ao ước và dự tính sẽ phải có được một cái nhà lầu to đẹp như ông bà chủ này !...
      Ơn cứu người thật là vô giá nên Lợi được bà chủ lưu lại như là thượng khách. Không hiểu tại sao Lợi lại sáng tác ra được một lý lịch rất “kịch tính” về hoàn cảnh của mình : Là sinh viên trường Y năm cuối, chuẩn bị nhận bằng bác sĩ thì “tranh chấp tình yêu” với ông thầy, và vì giận cô người yêu phụ tình, bỏ anh học trò nghèo mà theo ông thầy vừa già vừa giàu nên Lợi đã bỏ trường Y đi sống giang hồ, học thêm nghề thuốc ở trường đời !...Nghe hết câu chuyện tình đẫm lệ của Lợi, bà chủ thổn thức hàng giờ liền và sau khi lau khô những giọt lệ nóng bỏng, bà chủ thú thực với Lợi :
      - Giá tôi chưa có chồng thì tôi sẽ thành người tình của cậu !...Thú thực, đây là lần đầu tiên trong đời tôi thấy con tim mình như có ai xé nát ! Tại sao người con gái kia lại bạc tình bạc nghĩa như thế ?...
      Lợi đã đủ khôn ngoan để không bỏ lỡ cơ hội trước một con tim đang thổn thức. Lúc ôm bà chủ mập ú vào mà hôn như điên, Lợi suýt bật ra tiếng nói cứ lởn vởn trong đầu : “Ước gì ta trở thành ông chủ của tòa biệt thự này !”…Song, bà chủ nhà tỏ ra rất tỉnh trong hoàn cảnh xa chồng của mình. Bà ân ái với Lợi nhưng lại thu xếp cho Lợi đến tá túc ở nhà một bà bạn đã bỏ chồng, hiện đang bán thuốc tây ở hè đường. Trước khi chia tay Lợi, bà chủ gia hẹn : “Nếu chồng tôi có ngoại tình lăng nhăng thì tôi sẽ li hôn và chúng ta sẽ cưới nhau rồi ở trong nửa cái biệt thự này !”. Thế là từ đó, Lợi “sống chung” với một người đàn bà bán thuốc tây ở hè đường. Nhiều lúc Lợi cứ thầm nghĩ : “Sao người ta ra thành phố nhiều thế và kiếm sống khó khăn thế ? Còn ta, lại thuận lợi làm sao và nếu như lời ông thợ câu bên sông mà đúng thì ta sẽ phất lên nhờ cái nghề bán thuốc này đây ?”.
      Lời ông thợ câu quả thật là thiêng : Người đàn bà “sống chung” với Lợi buôn bán thật nhẹ nhàng mà tiền vào như nước. Bà ta chỉ cần Lợi “đáp ứng về mặt tình cảm” còn mua sắm cho Lợi không thiếu thứ gì. Từ căn nhà lụp xụp nơi bãi sông, bà ta mua được căn nhà mặt tiền trên phố đông đúc. Từ khi có cửa hàng cửa hiệu, công việc mua bán càng phát triển, nhiều lúc không đủ hàng mà cung cấp cho các đầu mối từ các tỉnh về. Vào một hôm rảnh rỗi vì bán hết thuốc, bỗng Lợi nảy ra một sáng kiến : Sao ta không chủ động sản xuất ra thuốc mà cứ phải chờ đợi ở đâu đưa đến ? Thế là từ đó, Lợi cho người đi thu gom các loại bao bì, nhãn thuốc để “sản xuất” ra thuốc mới. Thuốc mới của Lợi chủ yếu là làm từ bột mì, bột sắn pha màu như thuốc thật rồi đóng lại vào trong các “con nhộng” hoặc dập thành viên. Lợi nghĩ : “thuốc của mình vô hại, trộn lẫn với thuốc thật thì chẳng ai mà biết được. Vả lại, bây giờ người ta ưa dùng thuốc liều cao gấp đôi ba lần bình thường, thì có lẫn vài viên thuốc “vô hại” vào có ăn nhằm gì ? Không ngờ Lợi lại có “hoa tay” trong cái nghề “sản xuất” thuốc giả này, phải uống thử mới có thể phân biệt được đâu là thuốc thật và đâu là “thuốc” do Lợi “sản xuất” ! Vào những đợt khan hiếm thuốc, Lợi đã phất lên như diều gặp gió. Đúng sau ba năm hành nghề. Lợi đã có thể sánh ngang với các tỉ phú của thành phố !...
       
      Để ăn mừng sự thành đạt và tưởng nhớ đến người đã cứu mạng đồng thời cũng là nhà tiên tri là ông thợ câu, Lợi đã tổ chức đại tiệc. (Lợi đã cho người tìm về bến sông thì không thấy ông thợ câu đâu nữa). Nhưng sau bữa tiệc, cả nhà Lợi bỗng lăn ra đau bụng dữ dội, ai cũng ôm bụng quằn quại, riêng Lợi thì bị cấm khẩu. Người hàng xóm bảo đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng Lợi không chịu, viết giấy, ra hiệu nhờ đi kiếm thầy lang đông y. Một lúc sau, người hàng xóm đưa một ông lang đến. Lợi nhìn thấy ông lang thì giật mình nhận ra đó chính là ông thợ câu ở bến sông ba năm về trước ! Ông lão nói :
      - Mày có quý tướng nhưng đồng thời cũng có phá tướng, tất gặp nạn lớn nếu cứ lao vào kiếm tiền bằng cái cửa hàng thuốc này. Ta sẽ chữa khỏi cho cả nhà ngươi, nhưng kèm theo một điều kiện ?
      Lợi viết ra một tờ giấy : “Điều kiện gì tôi cũng xin theo nếu ông lại một lần nữa cứu mạng”.
      Ông lão lại nói :
      - Viết giấy hiến toàn bộ ngôi nhà lầu này cho trường nuôi trẻ tàn tật !...
      Lợi viết vào tờ giấy : “Thế thì tôi sẽ ở đâu ?”
      Ông lão nói liền một mạch :
      - Nhà ngươi trở về làng xưa mà sống. Ông bố nuôi của mày đã nghỉ hưu ba năm nay, nhưng con trai lớn ông mới nhận chức chủ tịch xã như bố ngày xưa. Anh ta cần người chạy công văn giấy tờ cho xã và đã cho người đi tìm mày về để làm cái công việc ấy ! Chỉ có một cách duy nhất đó mà thôi. Nếu mày không nghe thì cứ nằm đấy mà đợi thần chết đón đi !
      Lợi vội vàng viết vào tờ giấy : “Xin ông cứu mạng, tôi sẽ nghe theo tất cả !”
      Ông lão thợ câu bèn lấy ra ba viên thuốc đen bóng nhét vào mồm Lợi rồi vạch quần đái tồ tồ vào mồm Lợi. Lợi sặc sụa rồi nuốt ừng ực. Sau một phút. Lợi nằm ngủ thiếp đi. Sau đó, ông thợ câu cho người đưa tất cả vợ con Lợi vào bệnh viện cấp cứu. Trong lúc chờ Lợi tỉnh lại, ông lão thợ câu gọi người đến cho tất cả thuốc ở cửa hàng của Lợi vào bao tải rồi đem đổ xuống sông…
       
      …Bây giờ, nếu ai đến trụ sở UBND cái xã Thủy Sơn ấy, sẽ thấy một người chạy văn thư rất khó đoán tuổi, lúc nào cũng đeo cái túi đựng công văn giấy tờ, thư báo bên sườn, đó chính là Lợi, người đã từng là một đầu nậu thuốc Tây nổi tiếng một thời. Dù ốm đau, bệnh tật thế nào, ông ta cũng cương quyết không uống thuốc và bất chợt nhìn thấy ai uống thuốc, ông ta cũng giật mình hốt hoảng rồi bỏ chạy như bị ma đuổi!...
                                                                     
      TP.HCM, l996-2009
      Đỗ Ngọc Thạch
         nguồn newvietart.com.
  6. CHỊ EM SINH BA
  7. CÔ GÁI SƠN TÂY VÀ ANH LÍNH BINH NHÌ
  8. SỰ NGHIỆT NGÃ CỦA SỐ PHẬN
  9. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
  10. CHUYỆN NGƯỜI BÁN THUỐC

  11. SINH NGÀY 30 THÁNG 4
  12. CÁI HÚT NƯỚC
  13. CÂU LẠC BỘ VIP

  14. Một số thí sinh ấn tượng của vòng Casting Siêu mẫu Việt Nam 2013:
    Dàn thí sinh sáng giá của Siêu mẫu Việt Nam - 1
    Thí sinh Anh Đào, cô từng đoạt giải Á khôi 1 Người đẹp Phụ nữ qua ảnh.
    Dàn thí sinh sáng giá của Siêu mẫu Việt Nam - 2
    Đào Như Ý
    Dàn thí sinh sáng giá của Siêu mẫu Việt Nam - 3
    Lại Thị Thanh Hương là gương mặt từng gây ấn tượng và để lại tiếng vang tại cuộc thi Siêu mẫu Quốc tế ở Singapore.
    Dàn thí sinh sáng giá của Siêu mẫu Việt Nam - 4
    Lan Khuê được biết đến như một gương mặt sáng giá của làng mẫu Việt, côtừng đại diện cho Việt Nam dự thi Siêu mẫu Châu Á 2012 và lọt vào top 3
    Dàn thí sinh sáng giá của Siêu mẫu Việt Nam - 5
    Truyền thông vẫn gọi cô là "bản sao Hà Anh"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét