NGƯỜI CON GÁI SÔNG LA
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
1.
“Người con gái sông La / Đôi mắt trong tựa ngọc…” – đó là lời mở đầu bài hát Người con gái sông La, hát về những cô gái Thanh niên xung phong (TNXP) của tỉnh Hà Tĩnh trên chiến trường Khu Bốn, cụ thể là ở Ngã ba Đồng Lộc, đầy mưa bom, bão đạn những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Những cô gái TNXP đó cùng lứa tuổi với tôi và đúng vào thời kỳ không quân Mỹ tập trung đánh phá Khu Bốn thì đơn vị Ra-đa của tôi cũng chiến đấu ở chiến trường khu Bốn này. Chỉ riêng hai điều đó đã khiến cho tôi không thể quên được vùng đất này, huống chi “…trong từng nắm đất / có một phần xương thịt của Em tôi…”- EM TÔI ở đây chính là O Việt!...
Ngay hôm đầu tiên gặp O Việt, tôi hỏi em tên gì, nhà ở đâu thì em cứ hát hoài câu hát Người con gái sông La… Vì thế tôi đành gọi em là Người con gái sông La…
*
Nơi đóng quân để làm nhiệm vụ của Đơn vị Ra-đa chúng tôi gọi là Trận địa Ra-đa, cũng na ná như trận địa pháo phòng không (hoặc còn gọi là Cao xạ pháo), máy móc, khí tài được đặt trong những ụ đất cao bốn, năm mét, còn giàn Ăng-ten thì đặt trên một gò đất cao. Khi từ Nghệ An hành quân vào Hà Tĩnh, đơn vị Ra-đa chúng tôi đóng quân ở Can Lộc, tận dụng một gò đất cao tự nhiên, chỉ việc san lấp mặt bằng trên đỉnh gò một ngày là có thể kéo máy lên. Nhưng khi làm trận địa Ra-đa ở xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ thì tốn khá nhiều công sức: chỗ chọn làm trận địa chỉ là bãi đất rộng đầu làng, vốn là khu trồng khoai, đậu nên địa hình bằng phẳng, toàn bộ bốn ụ đất hình chữ U để một xe hiện sóng, một xe đối không (dùng để liên lạc trực tiếp với máy bay ta), hai xe máy phát điện và một gò đất cao năm mét để đặt giàn Ăng-ten (lưới phản xạ) đều phải dùng sức người, tức lực lượng TNXP của huyện Đức Thọ. Đại đội phó Tấn đã chọn tôi làm “trợ lý” để thực hiện thi công trận địa này.
Lực lượng TNXP giúp chúng tôi đào đắp trận địa đều của huyện Đức Thọ. Nếu không đi khắp làng quê Việt Nam những năm chiến tranh chống Mỹ thì sẽ không thể hình dung nổi lực lượng TNXP lại hầu hết là nữ. Gần 100 cô gái làm trận địa Ra-đa cho chúng tôi lúc này đều là nữ. Có ba đặc điểm làm tôi hết sức bất ngờ, đó là: 1/ Các cô gái đều đã học xong PTTH; 2/ Các cô gái đều có mái tóc dài thướt tha; và 3/ Các cô gái đều rất giỏi ca hát, giỏi đối đáp và nói chung là đều xinh đẹp tuyệt vời! Không khí làm việc sôi động không kém gì trên công trường Đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải ở ngoài Bắc ngày trước! Như chúng ta đã biết, hát, hò đối đáp là phải “có nam có nữ mới nên vần nên điệu”, nhưng ở đây tất cả chỉ có tôi và đại đội phó là nam. Vì thế chúng tôi phải “dùng hết công suất” mà vẫn không đối đáp kịp. Rất may là có hai cô gái đã tới trợ giúp tôi và đại đội phó. Thường là nghĩ ngay ra lời đối đáp và đọc cho chúng tôi hò, khi thấy chúng tôi có vẻ sắp “đuối sức” thì hò giúp luôn! Hai cô gái trợ giúp có tên gọi là O Thanh và O Việt…
Thông thường, mỗi trận địa làm trên địa hình bằng phẳng như thế này, với khoảng năm chục người, thì một tháng là xong. Đại đội phó muốn rút ngắn thời gian nên đã xin tăng gần gấp đôi số người, nhưng do thời kỳ này, máy bay Mỹ thường xuyên bắn phá bến phà Linh Cảm, Ngã ba Đồng Lộc nên bay qua khu vực trận địa đang làm. Nên mỗi khi có máy bay bay qua, toàn bộ lực lượng đang làm trận địa phải tản ra tránh bom. Cứ cò cưa như vậy mất khá nhiều thời gian…Vì thế, một tháng trôi qua mà trận địa vẫn chưa hoàn thành...Đúng lúc đó lại có lệnh từ Trung đoàn phải cơ động di chuyển trận địa, đại đội trưởng đích thân tới thị sát tình hình. Hai thủ trưởng bàn tính mãi mới đưa ra kết luận: nhanh nhất cũng phải bốn ngày mới xong trận địa, nhanh hơn tính toán trước của đại đội phó là hai ngày! Tuy nhiên, đó mới chỉ là ước tính! Tôi chỉ ngồi nghe các thủ trưởng bàn tính mà không dám có ý kiến gì, ngồi suy nghĩ về câu truyện Tấm Cám trong Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, khi cô Tấm ngồi khóc bên đống gạo trộn lẫn với thóc, tôi vụt nghĩ: nếu huy động được “Đàn chim sẻ” của ông Bụt đến chuyển đất từ dưới ruộng lên gò thì chỉ trong chớp mắt ta sẽ có ngay một gò đất cao để đặt giàn Ăng-ten lưới phản xạ! Tôi đang mơ màng với Cô Tấm và đàn chim sẻ thì đại đội trưởng vỗ vai tôi, nói: “Anh chàng lính sinh viên này có mưu kế gì không? Nghĩ đi, sẽ trọng thưởng bằng ba ngày “tranh thủ” về nhà!” Đối với lính tráng chúng tôi thời đó, được “tranh thủ” về nhà là phần thưởng lớn nhất! Vì thế, tôi nhận lời với đại đội trưởng sẽ có kế sách để rút ngắn thời gian hoàn thành trận địa.
Tôi đi tìm O Việt, tính nhờ O Việt huy động lực lượng thiếu niên trong xã. Khi tôi nói với O Việt về tình hình khẩn cấp của việc hoàn thành trận địa và ý định của mình, O Việt ủng hộ ngay và nói: “Anh tìm đúng người rồi đó. Năm ngoái em làm cán bộ Huyện Đoàn, phụ trách công tác Đội Thiếu niên, em có thể huy động lực lượng Thiếu niên cả huyện tới tham gia làm trận địa! Nhưng anh phải hứa sẽ giúp em một việc!”. Tôi nói ngay:”Một việc chứ trăm ngàn việc tôi cũng sẵn sàng! O Việt nói đi!” O Việt lưỡng lự một phút rồi nói: “Thôi để làm trận địa xong em sẽ nói!”…
Ngay ngày hôm sau, O Việt đã đến các xã lân cận và chỉ sau một ngày, đã huy động được hơn 100 học sinh thiếu niên tới và chỉ sau một ngày làm việc, trận địa Ra-đa của chúng tôi đã hoàn thành, trước thời gian dự kiến hai ngày! Tôi đi tìm O Việt để hỏi xem cái việc O định nhờ tôi là gì thì mới được biết O Việt cùng một tiểu đội TNXP đã được lệnh tăng cường cho khu vực Ngã Ba Đồng Lộc! Tôi bồn chồn không yên bởi đó đang là điểm đánh phá ác liệt!...
2.
Ngày hôm sau, đại đội Ra-đa của chúng tôi đã cơ động đến trận địa mới, xe máy, khí tài, giàn Ăng-ten … đều được đưa vào đúng vị trí không sai một li! Cũng phải thầm cám ơn Ông Trời vì không mưa gió, nếu không sẽ cực kỳ khó khăn vất vả khi triển khai máy móc, khí tài dưới trời mưa, đất bùn trơn trượt!...
Khi Trung đoàn ra lệnh mở máy chiến đấu thì tất cả đã ở tư thế sẵn sàng! Đại đội trưởng gọi tôi lên Ban Chỉ huy Đại Đội, nói: “Đúng như lời hứa, cậu sẽ được đi “tranh thủ” ba ngày! Chúc thượng lộ bình an!”. Tôi chạy về Trung đội, đã thấy Tiểu đội trưởng cầm cái ba-lô cóc của tôi đi tới đón đầu tôi và nói: “Thủ trưởng Đại đội đã báo cho cậu được đi “tranh thủ” ba ngày. Ba-lô quần áo, lương khô và có cả năm cái thư của mọi người nhờ đem về Hà Nội rồi bỏ vào thùng thư Bưu Điện cho nhanh! Đi ngay xuống nhà bếp vì có xe đi lấy gạo, có thể quá giang một đoạn!” Tôi chạy ngay xuống nhà bếp Đại đội, thấy Quản lý Mại đã ngồi trên ca-bin cái xe “gát” cà khổ, dơ tay ngoắc tôi nhanh lên! Khi tôi trèo lên thùng xe đã thấy Tiểu đội trưởng Anh nuôi Sùng và chiến sĩ nuôi quân Khang ngồi đó. TĐT Sùng đưa tôi đưa tôi cái bao tải buộc túm một đầu và nói: “Đây là tiêu chuẩn ăn ba ngày của cậu. Tớ tặng thêm cho cậu một lon thịt hộp, một lon sữa và một gói lương khô! Nhớ có quà Hà Nội nhé, tốt nhất là đem vào cho tớ một chai rượu Làng Vân!...” Tôi nói chắc như đinh đóng cột: “Nhất định là ông anh sẽ có rượu Làng Vân! Còn chiến hữu Khang, thích cái gì?” Khang không nói gì, tưởng anh ta đang “lựa chọn sở thích” tôi lại hỏi, thì Khang nói cụt lủn: “Thích về nhà với vợ! Hỏi nữa không?” Tôi giật mình và thấy như mình có lỗi với anh ta!...
Xe tới Thành phố Vinh thì Quản lý Mại nói: “Xe phải dừng ở đây rồi! Cậu đi kiếm cái xe khác nhé! Chúc may mắn!” Tôi tạm biệt mọi người rồi nhảy xuống đường. Tôi thoáng nghĩ, đứng ở đây vẫy xe không biết đến bao giờ, chi bằng vào Ga Vinh chờ tàu chắc chắn hơn. Tôi vừa đi được dăm bước thì có một chiếc “Zin 3 cầu” đi sát vào tôi, người ngồi ở ca-bin vỗ vào cánh cửa rầm rầm rồi nói: “Có đi Ngã Ba Đồng Lộc thăm người yêu không thì lên xe!” Vừa nghe thấy hai chữ “Đồng Lộc”, tôi vụt nghĩ ngay đến O Việt và không kịp suy nghĩ gì, dơ tay ra hiệu có đi nhờ và khi chiếc “Zin 3 cầu” đi chầm chậm sát bên tôi thì tôi bám thành xe nhảy lên thùng xe! Khi xe chạy được ba phút, tôi mới nhận ra mình đang đi ngược lại lúc nãy, tức về hướng Nam!...
3.
Tới Ngã Ba Đồng Lộc thì trời sập tối, nhưng tôi vẫn nhìn rõ con đường ngổn ngang đất đá, nham nhở những hố bom đang lấp dở. Và điều rất dễ nhận ra là cái mùi khét nồng, có cảm giác như sẽ ngạt thở - đó là cái “Mùi chiến trường” rất đặc trưng chỉ ở những nơi “Mưa bom bão đạn” hàng ngày mới có!... Trên con đường ngổn ngang, nham nhở và khét nồng đó, từng tốp, từng tốp các cô gái TNXP đang cặm cụi làm việc!...
Chưa có lệnh thông đường, chiếc Zin 3 cầu dừng lại trước một cô gái TNXP, một tay đang cầm một lá cờ trắng, là cho xe đi qua, một tay đang cầm một lá cờ đỏ, là để dừng xe lại. Người chiến sĩ lái xe nhảy xuống đất, chạy lại chỗ cô gái TNXP cầm cờ, hai người nói chuyện líu ríu, chốc chốc lại cười rúc rích! Tôi cũng nhảy xuống đất, vừa vặn có một cô gái TNXP đi tới. Tôi tóm lấy hỏi ngay O Việt ở đâu. Cô gái nhìn nhanh tôi từ đầu đến chân rồi nói rất nhanh: “O Việt mới bị thương lúc xế chiều, vết thương rất nặng, hiện đang nằm ở Bệnh viện dã chiến! Anh có đến gặp O Việt thì đến nhanh lên!”…
Theo chỉ dẫn của cô gái TNXP, tôi chạy một mạch đến Bệnh viện dã chiến. Phải chạy gần nửa tiếng tôi mới tới Bệnh viện. Tìm được O Việt rất nhanh, nhưng O Việt đang nằm bất động, hơi thở yếu ớt, mắt nhắm hờ. Cô Y tá nói với tôi: “O Việt này bị thương rất nặng, khó mà qua khỏi đêm nay!” Nhưng cô Y tá vừa nói đến đó thì O Việt từ từ mở mắt, nhìn thấy tôi thì mắt O như có đốm sáng bừng lên, đôi môi khô nẻ khẽ mỉm cười và thật kỳ lạ, khuôn mặt trắng bệch bỗng ửng hồng, rạng rỡ. Và O Việt bỗng cất tiếng nói, tuy rất nhỏ nhưng tôi nghe rất rõ: “Cái Lan, cái Thanh học cùng lớp em đã có giấy báo vào Đại học, mà em vẫn chưa có…Nhờ anh ra Hà Nội đến Bộ Đại học hỏi giùm em và nếu có thì cầm vào cho em!...” O Việt ngừng nói, mắt lại nhắm hờ! A, thì ra cái việc mà O Việt định nhờ tôi chính là cái giấy báo gọi vào đại học! Tôi nắm nhẹ bàn tay O Việt như có ý muốn nói, tôi sẽ đi hỏi ngay! O Việt khẽ bóp tay tôi như đặt vào tôi niềm tin mạnh mẽ!...
Tôi thoáng nghĩ, giấy báo gọi vào Đại học gửi về các địa phương thường nằm ở văn phòng Ủy ban xã. Ta hãy đến Văn phòng Ủy ban xã hỏi đã rồi ra Hà Nội cũng chưa muộn! Nghĩ vậy, tôi dặn cô Y tá trực canh chừng O Việt rồi chạy vút đi. Rất may là từ bé tôi đã thường xuyên chạy trên vùng đồi mênh mông quê tôi và từ hồi nhập ngũ, sáng nào lính tráng chúng tôi cũng phải chạy “có vũ trang” nửa tiếng cho nên chẳng mấy chốc tôi đã chạy tới nhà ông chủ tịch Xã của O Việt. Lúc đó đã nửa đêm, ông chủ tịch xã bị tôi dựng dậy thì cằn nhằn vài câu, nhưng khi nghe tôi nói tình trạng nguy kịch của O Việt, ông lo lắng và xem chừng rất xúc động, ông dẫn tôi đến ngay văn phòng Ủy Ban, vừa đi vừa “thanh minh thanh nga”: Xã thiếu lực lượng cán bộ trẻ nên có chủ trương giữ một số người có giấy gọi Đại học lại, dự tính hết chiến tranh sẽ cho đi học “bù”. Tôi bảo: “Sao không nói thẳng yêu cầu của xã?” Ông chủ tịch xã ấp úng rồi nói: “Nếu nói thật yêu cầu của xã thì chẳng ai chịu ở lại cả. Vùng chúng tôi là “Đất hiếu học” mà. Có giấy gọi trong tay là họ bay đi luôn!”. “Tôi thật không hiểu tại sao các ông phải dùng cách “nói dối” như thế! – tôi la lên và chạy vọt lên trước.
Chưa hết câu chuyện “nói dối, nói thật” thì chúng tôi đã tới trụ sở Ủy ban Xã. Chỉ trong ba phút, ông chủ tịch xã đã tìm thấy cái giấy gọi vào Trường Đại học Y dược Hà Nội của O Việt. Vừa cầm tờ giấy, tôi đã phóng vút đi…
Khi tôi về tới phòng bệnh, cô Y tá đang ngồi ngủ gà ngủ gật bỗng giật mình hoảng hốt bởi tôi đã reo lên rất to: “O Việt!... Giấy gọi vào Đại học của O đây rồi!” Hình như tiếng reo to của tôi đã đánh thức O Việt. Lần này, O Việt mở mắt ra rất nhanh và ánh mắt có vẻ linh hoạt gần như thường ngày, O nói với tôi chậm rãi nhưng tiếng nói to và rõ hơn ban nãy: “Anh đọc hết nội dung cái giấy gọi vào Đại học lên cho em nghe đi nào!”. O Việt nói rồi ra hiệu cho cô Y tá đỡ mình ngồi dậy, nhìn tôi ngóng đợi. Tôi thấy bỏng rát trong cổ, chắc phải chạy đi chạy lại quá nhiều. Sau khi uống hết một bát nước đầy, tôi hắng giọng và đọc từ những dòng chữ đầu tiên. Khi đọc đến bốn chữ Phan Lê Lạc Việt, tôi thấy từ hai con mắt O Việt hai dòng nước trong vắt nhẹ nhàng chảy ra, lăn qua gò má chảy xuống đôi môi tím tái và bỗng làm cho đôi môi trở lại mọng ướt như không hề bị thương. Cô Y tá hình như bị lây truyền nên cũng nước mắt ràn rụa. Còn tôi, nhìn những dòng chữ như nhìn qua sương mù, và khi đến dòng cuối cùng, tức chỗ ghi “Ngày…tháng…năm…” thì tôi không nhìn thấy gì nữa. Tôi vội dụi mắt và nhìn vào khuôn mặt rực sáng của O Việt thì bàng hoàng, chân tay rụng rời bởi đôi mắt của O Việt đã khép lại vĩnh viễn, duy chỉ có đôi môi là vẫn mọng ướt và còn vương lại nụ cười của người trinh nữ!...
4.
Tôi cùng tiểu đội TNXP của O Việt lo tang lễ cho O Việt xong thì đã sang nửa ngày “tranh thủ” thứ hai, làm sao đủ thời gian mà đi ra tới Hà Nội nữa? Tôi đang lúi húi trồng thêm xung quanh nấm mộ của O Việt mấy khóm hoa sim thì bỗng nghe văng vẳng tiếng hát từ đâu vọng tới: Người con gái sông La / Đôi mắt trong tựa ngọc… Lời bài ca như có sức thôi miên kỳ lạ! Tôi đi như chạy ra bờ sông… Không biết tôi có nhảy xuống sông bơi qua bơi lại một vòng như mọi khi hay không nhưng khi tôi về tới đơn vị thì Đại đội phó ôm chầm lấy tôi mà nói: “Cứ tưởng cậu đang ngồi ăn kem ở Nhà Thủy Tạ Hồ Gươm rồi chứ, ai ngờ lại thi bơi vượt sông La!...Cậu trở lại rất đúng lúc! Tớ vừa nhận được lệnh đi làm một trận địa Ra-đa nữa ở huyện Thạch Hà, chưa biết lấy ai làm “trợ lý” và chọn chỗ nào ở huyện Thạch Hà? Lại chọn cậu thì sẽ rất tốt vì tên của huyện có một chữ trùng với tên cậu?”… Người lính chúng tôi không được lựa chọn công việc mà ngàn lẻ một công việc nó đã chọn người lính chúng tôi! Vì thế tôi lại đi theo đại đội phó làm một trận địa mới!...
Sài Gòn, 2008-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Anh hùng La Thị Tám lúc ở Ngã ba Đồng Lộc năm 1968 - 1972
Nguồn ảnh: Internet
Khi mùa xuân tới
Nguồn Ảnh: Internet
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
1.
“Người con gái sông La / Đôi mắt trong tựa ngọc…” – đó là lời mở đầu bài hát Người con gái sông La, hát về những cô gái Thanh niên xung phong (TNXP) của tỉnh Hà Tĩnh trên chiến trường Khu Bốn, cụ thể là ở Ngã ba Đồng Lộc, đầy mưa bom, bão đạn những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Những cô gái TNXP đó cùng lứa tuổi với tôi và đúng vào thời kỳ không quân Mỹ tập trung đánh phá Khu Bốn thì đơn vị Ra-đa của tôi cũng chiến đấu ở chiến trường khu Bốn này. Chỉ riêng hai điều đó đã khiến cho tôi không thể quên được vùng đất này, huống chi “…trong từng nắm đất / có một phần xương thịt của Em tôi…”- EM TÔI ở đây chính là O Việt!...
Ngay hôm đầu tiên gặp O Việt, tôi hỏi em tên gì, nhà ở đâu thì em cứ hát hoài câu hát Người con gái sông La… Vì thế tôi đành gọi em là Người con gái sông La…
*
Nơi đóng quân để làm nhiệm vụ của Đơn vị Ra-đa chúng tôi gọi là Trận địa Ra-đa, cũng na ná như trận địa pháo phòng không (hoặc còn gọi là Cao xạ pháo), máy móc, khí tài được đặt trong những ụ đất cao bốn, năm mét, còn giàn Ăng-ten thì đặt trên một gò đất cao. Khi từ Nghệ An hành quân vào Hà Tĩnh, đơn vị Ra-đa chúng tôi đóng quân ở Can Lộc, tận dụng một gò đất cao tự nhiên, chỉ việc san lấp mặt bằng trên đỉnh gò một ngày là có thể kéo máy lên. Nhưng khi làm trận địa Ra-đa ở xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ thì tốn khá nhiều công sức: chỗ chọn làm trận địa chỉ là bãi đất rộng đầu làng, vốn là khu trồng khoai, đậu nên địa hình bằng phẳng, toàn bộ bốn ụ đất hình chữ U để một xe hiện sóng, một xe đối không (dùng để liên lạc trực tiếp với máy bay ta), hai xe máy phát điện và một gò đất cao năm mét để đặt giàn Ăng-ten (lưới phản xạ) đều phải dùng sức người, tức lực lượng TNXP của huyện Đức Thọ. Đại đội phó Tấn đã chọn tôi làm “trợ lý” để thực hiện thi công trận địa này.
Lực lượng TNXP giúp chúng tôi đào đắp trận địa đều của huyện Đức Thọ. Nếu không đi khắp làng quê Việt Nam những năm chiến tranh chống Mỹ thì sẽ không thể hình dung nổi lực lượng TNXP lại hầu hết là nữ. Gần 100 cô gái làm trận địa Ra-đa cho chúng tôi lúc này đều là nữ. Có ba đặc điểm làm tôi hết sức bất ngờ, đó là: 1/ Các cô gái đều đã học xong PTTH; 2/ Các cô gái đều có mái tóc dài thướt tha; và 3/ Các cô gái đều rất giỏi ca hát, giỏi đối đáp và nói chung là đều xinh đẹp tuyệt vời! Không khí làm việc sôi động không kém gì trên công trường Đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải ở ngoài Bắc ngày trước! Như chúng ta đã biết, hát, hò đối đáp là phải “có nam có nữ mới nên vần nên điệu”, nhưng ở đây tất cả chỉ có tôi và đại đội phó là nam. Vì thế chúng tôi phải “dùng hết công suất” mà vẫn không đối đáp kịp. Rất may là có hai cô gái đã tới trợ giúp tôi và đại đội phó. Thường là nghĩ ngay ra lời đối đáp và đọc cho chúng tôi hò, khi thấy chúng tôi có vẻ sắp “đuối sức” thì hò giúp luôn! Hai cô gái trợ giúp có tên gọi là O Thanh và O Việt…
Thông thường, mỗi trận địa làm trên địa hình bằng phẳng như thế này, với khoảng năm chục người, thì một tháng là xong. Đại đội phó muốn rút ngắn thời gian nên đã xin tăng gần gấp đôi số người, nhưng do thời kỳ này, máy bay Mỹ thường xuyên bắn phá bến phà Linh Cảm, Ngã ba Đồng Lộc nên bay qua khu vực trận địa đang làm. Nên mỗi khi có máy bay bay qua, toàn bộ lực lượng đang làm trận địa phải tản ra tránh bom. Cứ cò cưa như vậy mất khá nhiều thời gian…Vì thế, một tháng trôi qua mà trận địa vẫn chưa hoàn thành...Đúng lúc đó lại có lệnh từ Trung đoàn phải cơ động di chuyển trận địa, đại đội trưởng đích thân tới thị sát tình hình. Hai thủ trưởng bàn tính mãi mới đưa ra kết luận: nhanh nhất cũng phải bốn ngày mới xong trận địa, nhanh hơn tính toán trước của đại đội phó là hai ngày! Tuy nhiên, đó mới chỉ là ước tính! Tôi chỉ ngồi nghe các thủ trưởng bàn tính mà không dám có ý kiến gì, ngồi suy nghĩ về câu truyện Tấm Cám trong Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, khi cô Tấm ngồi khóc bên đống gạo trộn lẫn với thóc, tôi vụt nghĩ: nếu huy động được “Đàn chim sẻ” của ông Bụt đến chuyển đất từ dưới ruộng lên gò thì chỉ trong chớp mắt ta sẽ có ngay một gò đất cao để đặt giàn Ăng-ten lưới phản xạ! Tôi đang mơ màng với Cô Tấm và đàn chim sẻ thì đại đội trưởng vỗ vai tôi, nói: “Anh chàng lính sinh viên này có mưu kế gì không? Nghĩ đi, sẽ trọng thưởng bằng ba ngày “tranh thủ” về nhà!” Đối với lính tráng chúng tôi thời đó, được “tranh thủ” về nhà là phần thưởng lớn nhất! Vì thế, tôi nhận lời với đại đội trưởng sẽ có kế sách để rút ngắn thời gian hoàn thành trận địa.
Tôi đi tìm O Việt, tính nhờ O Việt huy động lực lượng thiếu niên trong xã. Khi tôi nói với O Việt về tình hình khẩn cấp của việc hoàn thành trận địa và ý định của mình, O Việt ủng hộ ngay và nói: “Anh tìm đúng người rồi đó. Năm ngoái em làm cán bộ Huyện Đoàn, phụ trách công tác Đội Thiếu niên, em có thể huy động lực lượng Thiếu niên cả huyện tới tham gia làm trận địa! Nhưng anh phải hứa sẽ giúp em một việc!”. Tôi nói ngay:”Một việc chứ trăm ngàn việc tôi cũng sẵn sàng! O Việt nói đi!” O Việt lưỡng lự một phút rồi nói: “Thôi để làm trận địa xong em sẽ nói!”…
Ngay ngày hôm sau, O Việt đã đến các xã lân cận và chỉ sau một ngày, đã huy động được hơn 100 học sinh thiếu niên tới và chỉ sau một ngày làm việc, trận địa Ra-đa của chúng tôi đã hoàn thành, trước thời gian dự kiến hai ngày! Tôi đi tìm O Việt để hỏi xem cái việc O định nhờ tôi là gì thì mới được biết O Việt cùng một tiểu đội TNXP đã được lệnh tăng cường cho khu vực Ngã Ba Đồng Lộc! Tôi bồn chồn không yên bởi đó đang là điểm đánh phá ác liệt!...
2.
Ngày hôm sau, đại đội Ra-đa của chúng tôi đã cơ động đến trận địa mới, xe máy, khí tài, giàn Ăng-ten … đều được đưa vào đúng vị trí không sai một li! Cũng phải thầm cám ơn Ông Trời vì không mưa gió, nếu không sẽ cực kỳ khó khăn vất vả khi triển khai máy móc, khí tài dưới trời mưa, đất bùn trơn trượt!...
Khi Trung đoàn ra lệnh mở máy chiến đấu thì tất cả đã ở tư thế sẵn sàng! Đại đội trưởng gọi tôi lên Ban Chỉ huy Đại Đội, nói: “Đúng như lời hứa, cậu sẽ được đi “tranh thủ” ba ngày! Chúc thượng lộ bình an!”. Tôi chạy về Trung đội, đã thấy Tiểu đội trưởng cầm cái ba-lô cóc của tôi đi tới đón đầu tôi và nói: “Thủ trưởng Đại đội đã báo cho cậu được đi “tranh thủ” ba ngày. Ba-lô quần áo, lương khô và có cả năm cái thư của mọi người nhờ đem về Hà Nội rồi bỏ vào thùng thư Bưu Điện cho nhanh! Đi ngay xuống nhà bếp vì có xe đi lấy gạo, có thể quá giang một đoạn!” Tôi chạy ngay xuống nhà bếp Đại đội, thấy Quản lý Mại đã ngồi trên ca-bin cái xe “gát” cà khổ, dơ tay ngoắc tôi nhanh lên! Khi tôi trèo lên thùng xe đã thấy Tiểu đội trưởng Anh nuôi Sùng và chiến sĩ nuôi quân Khang ngồi đó. TĐT Sùng đưa tôi đưa tôi cái bao tải buộc túm một đầu và nói: “Đây là tiêu chuẩn ăn ba ngày của cậu. Tớ tặng thêm cho cậu một lon thịt hộp, một lon sữa và một gói lương khô! Nhớ có quà Hà Nội nhé, tốt nhất là đem vào cho tớ một chai rượu Làng Vân!...” Tôi nói chắc như đinh đóng cột: “Nhất định là ông anh sẽ có rượu Làng Vân! Còn chiến hữu Khang, thích cái gì?” Khang không nói gì, tưởng anh ta đang “lựa chọn sở thích” tôi lại hỏi, thì Khang nói cụt lủn: “Thích về nhà với vợ! Hỏi nữa không?” Tôi giật mình và thấy như mình có lỗi với anh ta!...
Xe tới Thành phố Vinh thì Quản lý Mại nói: “Xe phải dừng ở đây rồi! Cậu đi kiếm cái xe khác nhé! Chúc may mắn!” Tôi tạm biệt mọi người rồi nhảy xuống đường. Tôi thoáng nghĩ, đứng ở đây vẫy xe không biết đến bao giờ, chi bằng vào Ga Vinh chờ tàu chắc chắn hơn. Tôi vừa đi được dăm bước thì có một chiếc “Zin 3 cầu” đi sát vào tôi, người ngồi ở ca-bin vỗ vào cánh cửa rầm rầm rồi nói: “Có đi Ngã Ba Đồng Lộc thăm người yêu không thì lên xe!” Vừa nghe thấy hai chữ “Đồng Lộc”, tôi vụt nghĩ ngay đến O Việt và không kịp suy nghĩ gì, dơ tay ra hiệu có đi nhờ và khi chiếc “Zin 3 cầu” đi chầm chậm sát bên tôi thì tôi bám thành xe nhảy lên thùng xe! Khi xe chạy được ba phút, tôi mới nhận ra mình đang đi ngược lại lúc nãy, tức về hướng Nam!...
3.
Tới Ngã Ba Đồng Lộc thì trời sập tối, nhưng tôi vẫn nhìn rõ con đường ngổn ngang đất đá, nham nhở những hố bom đang lấp dở. Và điều rất dễ nhận ra là cái mùi khét nồng, có cảm giác như sẽ ngạt thở - đó là cái “Mùi chiến trường” rất đặc trưng chỉ ở những nơi “Mưa bom bão đạn” hàng ngày mới có!... Trên con đường ngổn ngang, nham nhở và khét nồng đó, từng tốp, từng tốp các cô gái TNXP đang cặm cụi làm việc!...
Chưa có lệnh thông đường, chiếc Zin 3 cầu dừng lại trước một cô gái TNXP, một tay đang cầm một lá cờ trắng, là cho xe đi qua, một tay đang cầm một lá cờ đỏ, là để dừng xe lại. Người chiến sĩ lái xe nhảy xuống đất, chạy lại chỗ cô gái TNXP cầm cờ, hai người nói chuyện líu ríu, chốc chốc lại cười rúc rích! Tôi cũng nhảy xuống đất, vừa vặn có một cô gái TNXP đi tới. Tôi tóm lấy hỏi ngay O Việt ở đâu. Cô gái nhìn nhanh tôi từ đầu đến chân rồi nói rất nhanh: “O Việt mới bị thương lúc xế chiều, vết thương rất nặng, hiện đang nằm ở Bệnh viện dã chiến! Anh có đến gặp O Việt thì đến nhanh lên!”…
Theo chỉ dẫn của cô gái TNXP, tôi chạy một mạch đến Bệnh viện dã chiến. Phải chạy gần nửa tiếng tôi mới tới Bệnh viện. Tìm được O Việt rất nhanh, nhưng O Việt đang nằm bất động, hơi thở yếu ớt, mắt nhắm hờ. Cô Y tá nói với tôi: “O Việt này bị thương rất nặng, khó mà qua khỏi đêm nay!” Nhưng cô Y tá vừa nói đến đó thì O Việt từ từ mở mắt, nhìn thấy tôi thì mắt O như có đốm sáng bừng lên, đôi môi khô nẻ khẽ mỉm cười và thật kỳ lạ, khuôn mặt trắng bệch bỗng ửng hồng, rạng rỡ. Và O Việt bỗng cất tiếng nói, tuy rất nhỏ nhưng tôi nghe rất rõ: “Cái Lan, cái Thanh học cùng lớp em đã có giấy báo vào Đại học, mà em vẫn chưa có…Nhờ anh ra Hà Nội đến Bộ Đại học hỏi giùm em và nếu có thì cầm vào cho em!...” O Việt ngừng nói, mắt lại nhắm hờ! A, thì ra cái việc mà O Việt định nhờ tôi chính là cái giấy báo gọi vào đại học! Tôi nắm nhẹ bàn tay O Việt như có ý muốn nói, tôi sẽ đi hỏi ngay! O Việt khẽ bóp tay tôi như đặt vào tôi niềm tin mạnh mẽ!...
Tôi thoáng nghĩ, giấy báo gọi vào Đại học gửi về các địa phương thường nằm ở văn phòng Ủy ban xã. Ta hãy đến Văn phòng Ủy ban xã hỏi đã rồi ra Hà Nội cũng chưa muộn! Nghĩ vậy, tôi dặn cô Y tá trực canh chừng O Việt rồi chạy vút đi. Rất may là từ bé tôi đã thường xuyên chạy trên vùng đồi mênh mông quê tôi và từ hồi nhập ngũ, sáng nào lính tráng chúng tôi cũng phải chạy “có vũ trang” nửa tiếng cho nên chẳng mấy chốc tôi đã chạy tới nhà ông chủ tịch Xã của O Việt. Lúc đó đã nửa đêm, ông chủ tịch xã bị tôi dựng dậy thì cằn nhằn vài câu, nhưng khi nghe tôi nói tình trạng nguy kịch của O Việt, ông lo lắng và xem chừng rất xúc động, ông dẫn tôi đến ngay văn phòng Ủy Ban, vừa đi vừa “thanh minh thanh nga”: Xã thiếu lực lượng cán bộ trẻ nên có chủ trương giữ một số người có giấy gọi Đại học lại, dự tính hết chiến tranh sẽ cho đi học “bù”. Tôi bảo: “Sao không nói thẳng yêu cầu của xã?” Ông chủ tịch xã ấp úng rồi nói: “Nếu nói thật yêu cầu của xã thì chẳng ai chịu ở lại cả. Vùng chúng tôi là “Đất hiếu học” mà. Có giấy gọi trong tay là họ bay đi luôn!”. “Tôi thật không hiểu tại sao các ông phải dùng cách “nói dối” như thế! – tôi la lên và chạy vọt lên trước.
Chưa hết câu chuyện “nói dối, nói thật” thì chúng tôi đã tới trụ sở Ủy ban Xã. Chỉ trong ba phút, ông chủ tịch xã đã tìm thấy cái giấy gọi vào Trường Đại học Y dược Hà Nội của O Việt. Vừa cầm tờ giấy, tôi đã phóng vút đi…
Khi tôi về tới phòng bệnh, cô Y tá đang ngồi ngủ gà ngủ gật bỗng giật mình hoảng hốt bởi tôi đã reo lên rất to: “O Việt!... Giấy gọi vào Đại học của O đây rồi!” Hình như tiếng reo to của tôi đã đánh thức O Việt. Lần này, O Việt mở mắt ra rất nhanh và ánh mắt có vẻ linh hoạt gần như thường ngày, O nói với tôi chậm rãi nhưng tiếng nói to và rõ hơn ban nãy: “Anh đọc hết nội dung cái giấy gọi vào Đại học lên cho em nghe đi nào!”. O Việt nói rồi ra hiệu cho cô Y tá đỡ mình ngồi dậy, nhìn tôi ngóng đợi. Tôi thấy bỏng rát trong cổ, chắc phải chạy đi chạy lại quá nhiều. Sau khi uống hết một bát nước đầy, tôi hắng giọng và đọc từ những dòng chữ đầu tiên. Khi đọc đến bốn chữ Phan Lê Lạc Việt, tôi thấy từ hai con mắt O Việt hai dòng nước trong vắt nhẹ nhàng chảy ra, lăn qua gò má chảy xuống đôi môi tím tái và bỗng làm cho đôi môi trở lại mọng ướt như không hề bị thương. Cô Y tá hình như bị lây truyền nên cũng nước mắt ràn rụa. Còn tôi, nhìn những dòng chữ như nhìn qua sương mù, và khi đến dòng cuối cùng, tức chỗ ghi “Ngày…tháng…năm…” thì tôi không nhìn thấy gì nữa. Tôi vội dụi mắt và nhìn vào khuôn mặt rực sáng của O Việt thì bàng hoàng, chân tay rụng rời bởi đôi mắt của O Việt đã khép lại vĩnh viễn, duy chỉ có đôi môi là vẫn mọng ướt và còn vương lại nụ cười của người trinh nữ!...
4.
Tôi cùng tiểu đội TNXP của O Việt lo tang lễ cho O Việt xong thì đã sang nửa ngày “tranh thủ” thứ hai, làm sao đủ thời gian mà đi ra tới Hà Nội nữa? Tôi đang lúi húi trồng thêm xung quanh nấm mộ của O Việt mấy khóm hoa sim thì bỗng nghe văng vẳng tiếng hát từ đâu vọng tới: Người con gái sông La / Đôi mắt trong tựa ngọc… Lời bài ca như có sức thôi miên kỳ lạ! Tôi đi như chạy ra bờ sông… Không biết tôi có nhảy xuống sông bơi qua bơi lại một vòng như mọi khi hay không nhưng khi tôi về tới đơn vị thì Đại đội phó ôm chầm lấy tôi mà nói: “Cứ tưởng cậu đang ngồi ăn kem ở Nhà Thủy Tạ Hồ Gươm rồi chứ, ai ngờ lại thi bơi vượt sông La!...Cậu trở lại rất đúng lúc! Tớ vừa nhận được lệnh đi làm một trận địa Ra-đa nữa ở huyện Thạch Hà, chưa biết lấy ai làm “trợ lý” và chọn chỗ nào ở huyện Thạch Hà? Lại chọn cậu thì sẽ rất tốt vì tên của huyện có một chữ trùng với tên cậu?”… Người lính chúng tôi không được lựa chọn công việc mà ngàn lẻ một công việc nó đã chọn người lính chúng tôi! Vì thế tôi lại đi theo đại đội phó làm một trận địa mới!...
Sài Gòn, 2008-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Anh hùng La Thị Tám lúc ở Ngã ba Đồng Lộc năm 1968 - 1972
Nguồn ảnh: Internet
Chuyện tình Sơn NữTruyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch | |
| |
Đỗ Ngọc Thạch |
Khi mùa xuân tới
Nguồn Ảnh: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét