Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Bạn học Lớp Hai - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Bạn học Lớp Hai - Đỗ Ngọc Thạch



BẠN HỌC LỚP HAI

Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8446
BẠN HỌC LỚP HAI - Đỗ Ngọc Thạch
   
BẠN HỌC LỚP HAI 
Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch
 

1. 
Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác định nhất. Nếu muốn so sánh với một cái gì đó trong cuộc sống hiện đại thì có thể nghĩ tới Thế giới Mạng (Internet) – thựcảo lẫn lộn, biến hóa khôn lường!...
Trong các  “loại hình” bằng hữu thì bạn thả diều chăn trâu (bạn tuổi thơ), bạn tuổi hoa phượng  (bạn học – đồng học, đồng môn), bạn chiến đấu trong cùng chiến hào (bạn lính -đồng đội) là ba mối quan hệ đẹp nhất! Có thể mọi người suy nghĩ khác, nhưng tôi tin rằng sau khi đọc xong cái Truyện ngắn này, sẽ đồng cảm với tác giả…
Trong ba loại hình bằng hữu vừa nói trên, đối với tôi, Bạn học để lại nhiều kỷ niệm nhớ đời , và tôi nghĩ rằng rất hiếm có người có hoàn cảnh rất đặc biệt như tôi:
-Thời gian đi học dài kéo dài từ 10 năm phổ thông qua 4 năm đại học, xen kẽ vào 4 năm đi chiến đấu ở binh chủng Ra-đa, với tôi lại thêm 1 năm đại học vì tôi học xong năm thứ nhất Khoa Toán thì chuyển sang Khoa Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội);
- Do 10 năm phổ thông tôi học ở Mười trường (lớp 1 ở  Hà Nội học kỳ 1 và học kỳ 2 ở  trường Nam Tiểu học Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Đông; lớp 2 ở trường Tiểu học Thị xã VĩnhYên – tỉnh Vĩnh Yên; lớp 3 ở trường Tiểu học Ô Đông Mác – Hà Nội; lớp 4 ở trường Gia Sàng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; lớp 5 ở trường Lương Ngọc Quyến, tỉnh Thái Nguyên; lớp 6 ở trường Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; lớp 7 ở trường Đằng Giang, huyện Hải An, TP. Hải Phòng; lớp 8 ở trường Thái Phiên, TP. Hải Phòng; lớp 9 ở trường Ngô Quyền, TP.HP; lớp 10 ở trường Hải An, TP. Hải Phòng) nên số bạn học là rất nhiều! 
Khi đã lùi xa cái tuổi học trò, nhiều lúc nhìn lại, hầu như không ai là không thấy nó đẹp kỳ lạ và đều muốn “thời gian quay trở lại”!... Và với tôi, thật là ngẫu nhiên, cứ vào dịp mùa hoa phượng nở đỏ rực cả trời xanh, tôi lại gặp một người bạn học cũ, ngay giữa cuộc đời chứ không phải chỉ trong những giấc mơ!... Truyện ngắn này nói về việc gặp lại hai người bạn học từ lớp 2 !... 
2. 
Năm lớp 2, tôi học ở một trường tiểu học của Thị xã Vĩnh Yên. Tôi không còn nhớ những phòng học của trường tôi như thế nào, nhưng rất nhớ con đường vào trường: Từ đường cái lớn phải đi ngoằn nghoèo một hồi lâu mới tới trường. Thầy giáo của lớp tôi tên là Tảo. Tôi còn nhớ thầy có dáng cao gày, tóc đã điểm bạc… Cuối năm, thầy Tảo gọi tôi tới nhà giúp thầy cộng điểm cho lớp. Cách xếp hạng là cộng tất cả các điểm của học kỳ 2 (học kỳ 1 đã làm khi kết thúc học kỳ 1) rồi chia ra số lần có điểm lấy bình quân, số điểm bình quân của học kỳ 2 lại cộng với số điểm bình quân của học kỳ 1 rồi chia 2 lấy điểm bình quân cả năm. Đây là điểm để xếp hạng cả năm. Điểm bình quân của tôi cao nhất là 4,8 (thời đó cho điểm theo hệ số 5), thứ nhì là em trai tôi, được 4,5, thứ ba là một bạn tên Bản, được 4,2. Đúng quy định thì ba người này sẽ xếp thứ nhất, nhì và ba. Nhưng thầy Tảo nói: “Hai anh em cậu lấy hết phần thưởng thì không công bằng. Bây giờ xếp 2 anh em Thứ Nhất, Bản thứ nhì và lấy thêm Lan, được 4,0 xếp thứ ba!” Tưởng thầy nói đùa, ai ngờ đến hôm tổng kết năm học, kết quả đó là chính thức. Mỗi hạng Nhất, nhì, ba có một giấy khen và một gói phần thưởng. Đọc quyết định xong, gọi chúng tôi lên nhận thưởng và giấy khen, hạng nhất của 2 anh em tôi chỉ có 1 tờ giấy khen (viết tên cả hai) và 1 gói phần thưởng!
Tôi bảo em tôi nhận rồi chạy một mạch ra con đường ngoằn nghoèo!...Con đường ngoằn nghoèo này có nhiều lối rẽ đi vào các khu dân cư (nay chắc là đã thay đổi nhiều), các lối rẽ này chỉ là đường đất, trời mưa thì đi lại khó khăn do trơn trượt, nhưng lúc nắng ráo thì là chỗ chơi đáo lỗ tuyệt vời…Trong trường cấm chơi đáo nên tôi thường ra đây chơi với đám trẻ con dân phố và tôi chơi vào loại “mả” ( từ dùng chỉ người chơi giỏi). Hôm đó, tôi đã đại thắng, chọi bách phát bách trúng và thả lỗ đáo thì không trượt lần nào! Khi em tôi ra kiếm tôi để đi về thì “chiến lợi phẩm” đã đựng căng phồng trong cái cặp da! Tôi dẫn người em vào một cửa hàng Ăn uống (lúc đó chủ yếu là của Mậu dịch, tức Nhà nước chứ chưa có hàng ăn tư nhân đầy nhóc như bây giờ) và gọi những món ngon nhất, bày kín mặt bàn như trong phim Tàu, đó là phần thưởng xứng đáng cho người xếp thứ Nhất, vừa ăn tôi vừa nghĩ như vậy!...
(Nói qua vài dòng về cái trò chơi đáo lỗ này. Cách chơi phổ biến là khoét một cái lỗ có đường kính bằng đồng tiền Bảo Đại, vạch một đường sát lỗ đáo và vạch một đường cách khoảng 2 mét để cho người chơi đứng. Khi người chơi tung một nắm khoảng chục đồng tiền (thường là tiền nhôm, gọi là hào, không có lỗ) lên trên vạch có lỗ đáo, nếu có dính đôi, hoặc ba, bốn, thì được chọi, bằng một đồng cái, thường là ghép 2 đồng tiền loại nặng (hoặc đổ chì lấy từ ống đựng thuốc đánh răng đã dùng hết). Người chọi mà chọi trúng cái dính đôi cho tách ra là thắng. Nếu không có dính đôi thì đối phương sẽ thách chọi một đồng hào nào đó hoặc thả đồng cái trúng vào lỗ đáo!...Có một câu thành ngữ “Mắt như lỗ đáo” là nói về những người có đôi hốc mắt to và sâu như cái lỗ đáo! Một cách nói thông dụng của cuộc sống được hình thành từ một trò chơi con trẻ thì trò chơi đó phải rất phổ biến, rất hấp dẫn, rất thịnh trong cuộc sống!)…
Năm học đã hết, mùa hè đã về từ bao giờ, hoa phượng đỏ rực khắp nơi. Chắc là các bạn học của tôi đang Nghỉ Hè tại gia hoặc đi về quê ngoại, nội, hoặc đi tắm biển, tùy người…Nhưng tôi không được Nghỉ Hè mà ngày mai, gia đình tôi lại làm một cuộc di chuyển nữa: về Hà Nội! (Cho đến lúc này, gia đình tôi đã chuyển nhà ba lần: sau giải phóng Thủ đô chuyển từ quê về Hà Nội- bố tôi là BS Quân Y, làm việc ở BV l08, rồi chuyển từ Hà Nội về Hà Đông- BV 103, từ Hà Đông chuyển tới Vĩnh Yên- Quân Y viện 9). Cứ như là bàn chân tự tìm đường mà đi, tôi đã đứng giữa sân trường từ lúc nào! Các phòng học cứ quay vun vút trước mặt tôi như là cái đèn cù, rồi tất cả những hình ảnh của năm học vừa qua vụt hiện về rồi lại quay vun vút như đèn cù!...Rồi đột ngột như trong truyện cổ tích, có một Nàng Tiên hào quang rực rỡ xuất hiện trước mặt tôi! Khi tôi dụi mắt nhìn cho rõ thì hóa ra là cô bạn học cùng lớp tên Lan, người được lấy bổ sung vào danh sách khen thưởng cuối năm vừa rồi! Lan nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, cộng với cái lúm đồng tiền làm cho nụ cười trở nên tuyệt đẹp.
Hình như chúng tôi cứ đứng nhìn nhau như thế vì một lúc sau mới thấy Lan nói: “Tớ nghe thầy Tảo nói cậu đã làm thủ tục chuyển trường về Hà Nội! Tớ tính tới nhà cậu nhưng nhìn thấy cái cổng Bệnh viện to tướng, lại có cả lính gác, nhìn vào bên trong thấy rộng mênh mông, không biết cậu ở đâu mà tìm, nên không vào nữa! Thì ra đến trường lại tóm được cậu!” Tôi hỏi lại: “Làm sao cậu biết tớ ở đây?” Lan ra vẻ bí hiểm, nói nhỏ: “Thế mới giỏi, đây là bí quyết không thể tiết lộ!” Tôi lại nói: “Không tiết lộ thì thôi! Vậy cậu tìm tớ làm gì?” Lan nói rất rõ ràng, giọng có vẻ nghiêm trang: “Về cái chuyện phần thưởng cuối năm vừa rồi! Tớ hơi bất ngờ khi mình được khen thưởng. Tớ và mẹ đã cộng điểm lại thì thấy tớ chỉ được 3,8 chứ không phải 4,0 như công bố trên lớp. Có thể cậu hoặc thầy Tảo đã cộng nhầm!...” Tôi ngắt lời: “Thôi, chuyện đã qua rồi, nhắc lại làm gì?” Lan nói ngay: “Tớ chưa đủ 4,0 không xứng đáng nhận phần thưởng, còn hai anh em cậu phải nhận hai phần thưởng mới đúng! Vì thế tớ trả lại phần thưởng này cho cậu!” Nói rồi Lan lấy trong túi xách ra một gói giấy báo, dúi vào tay tôi, nhưng tôi không nhận mà nói ngay: “Tớ không thể nhận như thế! Phải có giấy quyết định của thầy Hiệu Trưởng mới hợp lệ! Hơn nữa, đây là phần thưởng cho người xếp thứ ba, còn của tớ là xếp thứ nhất cơ mà!” Nghe tôi nói vậy, Lan ngớ người rồi nói: “Ừ nhỉ! Muốn làm lại thì rất phức tạp! Nhưng không làm gì thì tớ không thấy yên tâm!...
Hay là thế này nhé, nhân chuyện chuyển trường của cậu, tớ sẽ chiêu đãi cậu một chầu túy lúy, ăn uống tùy thích! Được không?” Tôi thoáng ngần ngừ rồi nói: “Không được, chúng mình đi cùng nhau ăn uống như thế, chúng nó mà nhìn thấy thì ngượng lắm! Mà cậu lấy tiền đâu mà chiêu đãi?” Lan nói ngay: “Cậu khỏi lo, tớ có “ngân quỹ” riêng hai năm nay rồi, còn chuyện chúng nó nhìn thấy thì mặc kệ, cười hở mười cái răng!” Tôi thoáng nghĩ, nếu đi cùng Lan sẽ lâu, mà tôi thì phải về để thu xếp đồ đạc, ngày mai đã đi rồi, liền nói: “Thời gian không có nhiều, làm như thế thì vui nhưng rềnh ràng quá. Theo tớ chỉ cần trao đổi kỷ vật là đủ!” Lan đồng ý ngay và hẹn tám giờ tối sẽ chờ tôi ở cổng Bệnh viện để trao đổi kỷ vật!...Đúng 8 giờ tối, tôi đi ra cổng Bệnh viện thì nhìn thấy ở bên gốc cây cổ thụ bên kia đường, Lan đang đứng cạnh cái xe đạp lấp loáng ánh điện. Tôi chạy qua đường và đưa ra món đồ của mình trước: đó là một cuốn sổ loại nhỏ mà bố tôi mua cho tôi để tôi viết Nhật ký (bố tôi bắt anh chị em chúng tôi viết hàng ngày), chưa viết Nhật Ký mà tôi chỉ chép tặng Lan một bài thơ ghép tên các bộ phim hay đang chiếu thời đó, bài thơ do các chú bộ đội thuyết minh phim đọc trong các buổi chiếu phim, bài thơ rất dài, mở đầu như sau: “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim ?
Ngày mai anh sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Lan cũng đưa tôi một gói nhỏ, cầm lấy, tôi đoán chừng cũng là một quyển sổ, vì lúc đó vật được dùng để làm quà tặng, phần thưởng thường là sổ và bút máy, ở nông thôn thì là khăn tay, khăn mặt!... Chúng tôi vừa trao đổi vật kỷ niệm xong thì tôi thoáng thấy hình như bố tôi xuất hiện ở cổng bệnh viện, đang nói chuyện gì đó với người gác cổng. Linh tính báo cho tôi biết bố tôi đang tìm tôi, tôi liền nói với Lan: “Cậu về đi, bố tớ đang gọi tớ đấy!” Lan liền kéo tôi về phía bên kia gốc cây, không bị ánh đèn của cổng bệnh viện chiếu sáng, nói sát vào tai tôi: “Tạm biệt cậu nhé! Cậu hôn tớ đi, như trong phim ấy!” Tôi lúng túng chưa biết làm gì thì Lan ôm chặt lấy tôi, hôn vào mỗi má tôi một cái! Theo phản xạ, tôi cũng làm như Lan, hôn vào hai má Lan, nhưng hôn rất lâu!...Bỗng có tiếng “rầm”, một cành cây khô rất lớn rơi xuống bên kia gốc cây, chỗ tôi và Lan vừa đứng! Chúng tôi cùng giật thót, buông nhau ra! Tôi nhìn về cổng bệnh viện, thấy bố tôi đứng chống nạnh ngay giữa cổng! Tôi nói với Lan: “Cậu lên xe phóng về ngay đi!” Lan ngồi lên xe, phóng vút đi! Tôi liền kéo cành củi khô đi thẳng vào cổng bệnh viện, vừa đi vừa nghĩ, sáng mai sẽ có củi cho mẹ tôi nấu bữa cơm cuối cùng, nhà đang hết củi, đúng là Trời cho!... 
3. 
Lúc tôi và Lan chia tay nhau ở trước cổng Quân Y Viện 9 thị xã Vĩnh Yên là vào năm 1956, và phải đến năm 1988, tức 32 năm sau mới gặp lại. Lúc đó, không biết “ma dẫn lối, quỷ đưa đường” thế nào mà tôi bỏ nhiệm sở Nhà nước, nhận “một cục” 22 tháng lương (tính từ năm 1966, năm tôi nhập ngũ) rồi “phiêu bạt giang hồ”, nôm na là lang thang kiếm sống ở Sài Gòn, làm đủ mọi việc, thượng vàng hạ cám!...Một hôm, tôi đang lang thang ở quận 5 thì thấy có một phòng mạch tư rất đông người ra vào, nhìn biển hiệu thì thấy dòng chữ rất lạ: Phòng Mạch Lã Bố: chuyên trị phụ khoa và nam khoa với 2 bác sĩ lành nghề. Tò mò, với lại dạo này cảm thấy như là trong người có “bệnh lạ”, tôi đi vào. Nhưng phải chờ chừng nửa tiếng mới tới lượt. Đang ngồi trong phòng khám là một nữ Bác sĩ, dáng người cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt khả ái. Câu hỏi đầu tiên của Nữ BS là: “Xin ông cho biết tên, tuổi, nghề nghiệp và tình trạng bệnh tật?”

 Nghe tôi nói họ tên, nữ BS định viết vào một cuốn sổ to trước mặt, thì ngừng lại, nhìn tôi một phút rồi nói: “Ông trùng tên với một người bạn học cũ của tôi”, vừa nói nữ BS vừa viết tên tôi vào cuốn sổ to. Tôi nói: “Thỉnh thoảng tôi cũng gặp người trùng tên, nhưng cả họ và chữ đệm thì rất hiếm!” Nữ BS nói ngay: “Đúng vậy! Vì thế tôi ngờ ngợ…Ông có thể cho biết hồi học lớp 2 ông học ở đâu không?” Tôi thoáng suy nghĩ rồi nói: “Lớp 2 à, thế thì tôi nhớ ra rồi! Lớp 2 tôi học ở thị xã Vĩnh Yên, thầy giáo là thầy Tảo, còn bạn học thì nhiều quá làm sao nhớ nổi?” Nữ BS nhìn tôi chăm chú rồi nói: “Ông thử cố nhớ một, hai cái tên xem sao?
Chẳng lẽ sau một năm học lại không có cái tên nào được lưu trong bộ nhớ?” Như một ánh chớp, những hình ảnh ở trước cổng Quân Y viện 9 vụt hiện ra, tôi nói ngay: “Có rồi! Đó là Lan!...” Nữ BS nói tiếp: “Có phải ông đã tặng cô bé cuốn sổ tay có chép bài thơ ghép tên các bô phim “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim…” Nữ BS ngừng lại, nhìn tôi chăm chú. Còn tôi thì bàng hoàng, bâng khuâng, ngơ ngác, bồi hồi… nói tóm lại là không thể dùng một khái niệm nào bằng ngôn từ để diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, và tôi đọc tiếp bài thơ ghép tên các bộ phim mà nữ BS vừa đọc: “Ngày mai tôi sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Người  Nữ BS nhìn tôi không chớp mắt, rồi những giọt lệ lung linh lăn ra như những viên ngọc trai! Trong đầu tôi vang lên tiếng nói :”Đúng là Lan rồi!...Lan ơi!...”, nhưng mồm tôi như bị á khẩu, ngồi nghệt như tượng! Nữ Bác sĩ đứng bật dậy, lấy khăn lau mấy giọt nước mắt, rồi nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, nhưng má lúm đồng tiền thì không còn nữa, song tôi vẫn khẳng định đó đúng là Lan! Lan hít một hơi dài, rồi nói: “Khi cậu vừa nói tên là tớ biết chính là cậu chứ chẳng thế là ai khác! Giờ cậu nói thêm một cái tên nữa xem sao, vì nó rất quan trọng?”
Hình ảnh buổi lễ Tổng kết cuối năm vụt hiện về, tôi nói ngay: “Bản!...Đó là cái tên thứ hai tôi nhớ sau Lan!” Lan nghe nói vậy thì nói: “Cậu chờ chút nhé!”, rồi lấy tấm biển nhỏ có chữ “Nghỉ khám bệnh” treo ra trước cửa rồi đi sang một căn phòng khác. Lúc trở lại có thêm một người cũng mặc Blu trắng, dáng mập mạp, trắng trẻo. Lan đẩy người đó ra trước mặt tôi rồi nói:  “Cậu nhìn xem có đúng là Bản đây không?” Vì đã  nói trước cái tên Bản nên những hình ảnh từ 32 năm trước bay vùn vụt về đậu lên người đàn ông đứng trước mặt tôi, khiến tôi như là nhìn thấy cậu học trò Bản lớp 2 ngày nào! Tôi  chưa kịp nói gì thì người đàn ông kia đã nhào tới chụp lấy tay tôi mà nói: “Thạch! Đúng là cậu rồi! Tuần vừa rồi, chúng mình có về thăm lại Vĩnh Yên và vợ chồng mình nhắc tới cậu hoài!...”
Đêm hôm đó, ba người bạn học từ lớp 2 đã ngồi với nhau thâu đêm tới sáng, họ như được sống lại  cái thời bảy, tám tuổi!...
Thời gian của những cuộc hội ngộ thường trôi qua nhanh như sóng thác, nhìn đồng hồ đã 5 giờ, Lan nói: “Bây giờ chúng ta qua bên kia làm tô phở cho vợ chồng mình chuẩn bị đến Bệnh viện. Còn cậu thì về làm giấc ngủ bù kẻo mệt. Năm giờ Chiều lại tới nhé, hôm nay phòng mạch nghỉ, tớ sẽ chiêu đãi cậu một bữa đại tiệc túy lúy, trả cái món nợ mà 32 năm trước không thực hiện được!” Tôi giật mình nghĩ, cô bạn này nhớ dai thật, và lại nghĩ, giá như hồi đó mình nhận lời đi chiêu đãi với Lan thì biết đâu  “số phận” sẽ khác? 
Lúc ba chúng tôi vừa bước qua cổng nhà Lan thì một cành cây khô to tướng rơi bịch xuống chỗ chúng tôi vừa bước qua! Ba người cùng giật mình! Lan bỗng bật cười hỏi tôi: “Thế cái cành cây khô rơi trước cổng Bệnh viện hôm ấy cậu xử lý thế nào?” Tôi nói một mạch như là đang sống lại cái thời điểm ấy: “Nhờ kéo cái cành cây khô ấy về nhà mà khi đi qua cổng bố tôi không hỏi han gì, vì tôi vẫn thường đi kiếm củi như thế mỗi khi nhà hết củi đun và sáng hôm sau mới có củi cho mẹ tôi nấu cơm! Đó là bữa cơm cuối cùng ở Vĩnh Yên, trong bát cơm có mùi nụ hôn của Lan!...” 

4. 
Bữa đại tiệc mà vợ chồng Lan chiêu đãi tôi rất thịnh soạn, có đủ các món ăn đặc sản của cả Bắc và Nam, tuy nhiên, chúng tôi ăn ít mà nói chuyện nhiều, đủ mọi đề tài nhưng nhiều nhất vẫn là đề tài ngành Y. Lan nói: “Cuộc chia tay với cậu ở cổng bệnh viện đã khiến cho tớ quyết theo học ngành Y với ý nghĩ: cậu sẽ vào học Trường Y nối nghiệp bố và chúng ta sẽ gặp nhau ở đó!” Tôi chỉ biết nói kiểu “vuốt đuôi” : “Ôi, tớ thấy tiếc thật sự vì khi có giấy gọi vào Khoa Toán ĐH Tổng hợp, bố tớ đã dẫn tớ đến gặp ông hiệu trưởng Trường ĐH Y – Dược, đưa giấy gọi cho ông để nhờ ông đổi giấy gọi vào Trường Y, ông Hiệu trưởng đã đồng ý. Nhưng lúc ấy tớ còn trẻ người non dạ nên cứ mơ thành nhà Toán học và không nghe lời bố mà đi một mạch tới Khoa Toán!...Giá như lúc ấy gặp cậu thì…” Bản nói: “Bàn tay Tạo hóa đã xếp đặt như thế, làm gì có chuyện giá như!” Lan cười , nói: “Đúng là tài ba không qua số phận, nhưng ta cứ thử chống lại định mệnh xem, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” mà!” Tôi hỏi: “Chống lại bằng cách nào?” Lan nói luôn: “Tớ sẽ giúp cậu làm lại từ đầu! Giờ cậu mới 40 tuổi, so với ông Bành vẫn là con nít! Tớ định thế này: cậu đến phòng mạch này phụ giúp vợ chồng tớ, tớ sẽ cung cấp sách vở, tài liệu cho cậu, cậu thi vào một lớp tại chức Đại học Y, không hề khó, chỉ dăm năm là cậu có cái bằng Bác sĩ!” …Tôi thầm nghĩ, đó cũng là một ý tưởng luôn đeo bám tôi từ khi tôi phát hiện ra rằng trong cái “trường văn trận bút” mà tôi đã lao vào  hơn chục năm qua, đầy bất trắc, rủi ro …Thế là tôi theo sự sắp đặt của bàn tay “Tạo hóa Lan”, ngày ngày đến phòng mạch của Lan và Bản làm việc!...
Cái tên “Phòng mạch Lã Bố” có là do ghép chữ cái tên của hai người Lan và Bản, còn tại sao lại là Lã Bố thì chỉ vì Bản có hoa tay đặc biệt: vẽ lại hình ảnh các nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa rất giống và Bản đặc biệt thích nhân vật Lã Bố: ba anh em Lưu, Quan, Trương không đánh nổi Lã Bố thì phải gọi Lã Bố là Ba lần anh hùng!...
Phòng mạch Lã Bố rất đông người tới khám bệnh, phải thuê thêm 4 diều dưỡng Trung cấp mà nhiều lúc không giải quyết hết bệnh, phải hẹn hôm sau, hôm sau lại tồn đọng nhiều hơn! Cứ thế, số bệnh nhân tồn đọng tăng dần lên theo thời gian! Tôi hỏi Lan: “Bệnh nhân nhiều thế sao không tăng thêm phòng khám, hoặc có thể nâng lên thành Bệnh viện?” Lan cười nói: “Bố tớ bảo không nên phình to giống như con ếch muốn phình bụng bằng con bò! Cứ làm nhỏ gọn mới bền, mới hiệu quả!” Nghe Lan trả lời, tôi không ngờ cô bạn bé nhỏ ngày xưa lại có suy nghĩ sâu sắc như vậy!
Loại bệnh đến phòng mạch Lã Bố chủ yếu liên quan đến tình dục, vì thế vừa dễ lại vừa khó. Dễ là không phải loại bệnh nguy hiểm chết người, không bao giờ xảy ra chết chóc. Khó là do các loại bệnh này rất lâu thấy hiệu quả. Chẳng hạn như bệnh “không thấy ham muốn”, “yếu sinh lý” (lãnh cảm , khó tiết ra chất dịch làm trơn khi “quan hệ” ở phụ nữ, liệt dương  đàn ông) thì phải “trường kỳ kháng chiến” mới mong thắng lợi!... Tôi hỏi Bản: “Sao lại chọn loại bệnh khó nói, tế nhị như thế này? Lúc khám bệnh, bệnh nhân người ta “mắc cỡ” thì làm sao nói hết tình trạng bệnh tật?” Bản cười nói: “Chỉ những người “sách vở”, cao đạo thì mới mắc cỡ, còn phần đông dân chúng người ta cũng coi như đau răng, đau mắt mà thôi! Khi ta đứng ở xa thì nhìn vấn đề tình dục hơi “khó coi”, nhưng khi là “người trong cuộc” thì không có vấn đề gì?” Tôi định hỏi lại “Có thật là không có vấn đề gì không?”, nhưng lại nghĩ ở những khu vực vấn đề có liên quan đến tình dục thì mọi tranh luận đều không đi đến đâu cả, nên lại thôi!
Tôi làm việc ở phòng mạch Lã Bố bước đầu chủ yếu là công việc văn phòng, chẳng hạn như trực điện thoại, ghi sổ sách, giải quyết các việc không tên ở phòng chờ…Công việc nhẹ nhàng, lại được vợ chồng Lan và Bản rất  “cưng chiều” (chắc 2 người thấy tôi trải qua quá nhiều gian khổ, bị thiệt thòi nhiều nên giờ muốn “bù đắp”) nên chỉ lo tập trung vào việc đọc sách, chuẩn bị thi vào trường Đại học Y theo hệ chính quy đàng hoàng chứ không phải là hệ tại chức, vì Lan và Bản đều nói đã mất công làm lại thì làm đàng hoàng, vả lại tôi có chức gì đâu mà học tại chức?
Những tưởng mọi việc sẽ êm trôi theo sự sắp đặt của “Bàn tay Tạo hóa Lan”, ai ngờ có một chuyện đã làm đảo lộn tất cả!... 
5. 
Phòng mạch Lã Bố của Lan và Bản hành nghề đã được hơn chục năm và uy tín của phòng mạch cứ tăng dần theo năm tháng. Đặc biệt nhất là chuyện chữa bệnh Vô sinh. Những ca vô sinh do bên người vợ thì có nhiều khó khăn, nhưng vô sinh do người chồng (tinh trùng yếu hoặc cụt đuôi…) thì chỉ sau đúng chín tháng mười ngày là có kết quả rất mỹ mãn: một đứa con kháu khỉnh, bụ bẫm cất tiếng khóc oe oe chào đời… 
Một ngày kia, có tới chục người mẹ từ nhiều tỉnh khác nhau, từ miền Trung xứ Quảng, Tây Nguyên cho tới chót Mũi Cà Mau, cùng dắt những đứa con của mình là kết quả chữa vô sinh ở phòng mạch Lã Bố, tới thăm ông chủ phòng mạch Bản. Những đứa trẻ, tuổi sàn sàn từ bốn, năm tuổi cho tới tám, chín tuổi có một đặc điểm là đều khỏe mạnh và rất giống nhau, và điểm này mới là quan trọng: rất giống ông chủ phòng mạch Lã Bố, tức Bác sĩ Bản! Không hẹn mà gặp, chục bà mẹ và chục đứa con kia đều đến vào buổi sáng, tức lúc đó phòng mạch chưa làm việc, cả Lan và Bản đều đang làm việc ở Bệnh viện, đến 4 giờ chiều mới về phòng mạch. Lúc đó chỉ có tôi đang ngồi đọc mấy cuốn sách Y học ờ phòng mạch. Lần nhấn chuông gọi cửa đầu tiên là một người, lần thứ hai là ba người, rồi từ từ đủ cả chục người mẹ và chục đứa con đã tới phòng mạch! Ngay từ lần gọi cửa thứ hai, tôi đã hình dung ra chuyện gì đã xảy ra, liền gọi điện thoại cho Lan, nói rõ sự tình. Mười phút sau, Lan tới phòng mạch . Tôi những tưởng sẽ có động đất hoặc sóng thần xảy ra ở phòng mạch Lã Bố nhưng sự việc lại khác hẳn: Khi vừa nhìn thấy mười bà mẹ và mười đứa con giống Bản như cùng một khuôn đúc ra, Lan đã ngất xỉu!... 
6.
 
Lan và Bản giải quyết vụ những đứa trẻ giống nhau và giống Bản như thế nào, tôi không muốn hỏi vì nghĩ rằng những cái gì đến thì nó sẽ đến! Nhân có một người bạn học khác cần có bạn cùng đi chơi Vũng Tàu rồi Côn Đảo rủ tôi đi cùng, tôi liền đi Vũng Tàu, Côn Đảo khoảng một tuần. Khi trở về, vụ “mười đứa trẻ giống Bản” vẫn chưa suy chuyển. Lan vừa thấy tôi về thì nói ngay: “Tớ muốn chờ ý kiến của cậu mới quyết định có li hôn Bản hay không?” Tôi ngạc nhiên hết sức, hỏi ngay: “Ý kiến của tôi về cái gì? Về mười đứa trẻ này thì tôi không có ý kiến!” Lan nói ngay: “Không phải chuyện mười đứa trẻ mà là chuyện của tớ và cậu!...Tớ nói ngay, cậu có thích cưới tớ không? Nếu cậu cưới tớ thì tớ sẽ li dị Bản. Bản sẽ cưới một người trong số mười người mẹ có con với Bản!” Trời đất ơi, tại sao Lan lại đặt tôi vào tình huống khó xử như vậy? Không biết Bản đang ở đâu, tôi phải đi gặp Bản. Dường như Lan đọc được ý nghĩ đó của tôi, liền nói: “Cậu không cần phải hỏi lại Bản mà hãy hình dung ra rằng chúng ta đang đứng dưới gốc cây cổ thụ trước cổng Bệnh viện hôm ấy!...” Lần này thì tôi không kinh ngạc nữa vì cũng đúng lúc Lan nói như vậy, tôi như vụt trở lại 32 năm trước!...  
Sài Gòn, 1989-2009
Đỗ Ngọc Thạch
 nguồn: phongdiep.net
Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

Đường Văn ::
  Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Xem thêm:
  1. Bạn học lớp hai - Đỗ Ngọc Thạch - Bạn học lớp hai - 4phuong.net

    4phuong.net/ebook/39684542/index.html
    Bạn học lớp hai. Đỗ Ngọc Thạch. 1. Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác ...
  2. Ba Lần Thoát Hiểm - Đỗ Ngọc Thạch - Ba Lần Thoát Hiểm ...

    4phuong.net/ebook/42332327/ba-lan-thoat-hiem.html
    Đỗ Ngọc Thạch. Năm 1961, tôi học lớp Năm ở trường Phổ thông cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên, nay là Thành phố Thái Nguyên. Tính đến nay ...
  3. Bạn học lớp hai - Đỗ Ngọc Thạch

    v1.quancoconline.com/Stories/ViewContent.asp?g=46027
    Truyện Ngắn - Đỗ Ngọc Thạch - Bạn học lớp hai - Bạn học lớp hai.
  4. Bạn Học Lớp Hai - Đỗ Ngọc Thạch | Blog | Tamtay.vn

    blog.tamtay.vn/entry/view/712590
    Đỗ Ngọc Thạch. Bạn học lớp hai. 1. Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác ...
  5. BẠN HỌC LỚP BẢY - Newvietart

    newvietart.com/index3.1845.html
    15 Tháng Mười 2009 – Cô gái nói như sắp khóc – Tôi với bạn học cùng lớp 7B đã hai tháng rồi ... bạn nghe rõ chưa, bạn Đỗ Ngọc Thạch? – Cô gái nói chậm rãi từng ...
  6. Truyện ngắn 2 Đỗ Ngọc Thạch (TP.HCM) - Vandanviet.net - Dien ...

    vandanvn.net/vi/.../Truyen-ngan-2-Do-Ngoc-Thach-TP-HCM-484/
    30 Tháng Tám 2012 – Truyện ngắn 2 Đỗ Ngọc Thạch (TP.HCM). Thứ năm ... Tác giả Đỗ Ngọc Thạch ... Người chồng sau của bà Lý là một người bạn của người đàn ông kia. Họ sống ... Ông đã cho Thơ tá túc và còn cho Thơ theo học một lớp y tá.
  7. 2 truyện ngắn về Bạn học của THẠCH | Đỗ Võ Cẩm Thạch

    dovocamthach.vnweblogs.com/post/27317/395527
    ĐỖ NGỌC THẠCH. 4 truyỆn cỰc ngẮn ; tÔi Đi lÀm gia sƯ ; 7 truyỆn cỰc ngẮn ; nhÀ sƯu tẦm vĂn hỌc dÂn gian vÀ nhÀ ĐỊa chẤt ; bẠn hỌc lỚp .
  8. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net

    dovocamthach.vnweblogs.com/print/27317/382531
    24 Tháng Chín 2012 – Hai truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch ... Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là ...
  9. Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net › TruyệnĐỗ Ngọc Thạch
    Chi tiết: Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 262 ... Nhóm thứ hai và nhóm thứ ba gọi là “Vào đời sớm”. Vì thế Truyện ngắn này có cả các bạn cùng học lớp 7 rồi lớp 8 với tôi và không thể thiếu nhóm bạn cùng học lớp 7 rồi ...
  10. Bài viết của Đỗ Ngọc Thạch - YuMe

    yume.vn/dongocthach18/article?p=11
    Bạn học Lớp Hai - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (vannghechunhat.net). 04/11/ 2011 13:20. Bạn học lớp hai Thứ năm, 03 Tháng 11 2011 16:44 0 Comments BẠN ...

3 chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (PD)

3 chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (phongdiep.net)
 Kiến ba khoang… khoan lo sợ
Kiến ba khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch



  Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Đường Văn::
Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Nhà côn trùng học nọ vốn là bạn học với bác sĩ sản khoa kia, vừa gặp bạn đã chộp lấy nói một tràng như bắn tiểu liên AK: "Thời gian qua, do các điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết và môi trường, loại kiến ba khoang đuôi nhọn đã phát triển, xuất hiện tại một số địa phương trên cả nước như khu chung cư, cư xá, ký túc xá, tái định cư, nhà ở tập thể tại TP.HCM, Huế, Hà Nội... làm phiền hà trong sinh hoạt và gây bệnh viêm da cho cộng đồng người dân - Ngày đăng: 31/12/2012. Lần đọc: 9. Cập nhật bởi: DiepAnh

Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch


 Đỗ Ngọc Thạch
1. Kiến ba khoang

Nhà côn trùng học nọ vốn là bạn học với bác sĩ sản khoa kia, vừa gặp bạn đã chộp lấy nói một tràng như bắn tiểu liên AK: "Thời gian qua, do các điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết và môi trường, loại kiến ba khoang đuôi nhọn đã phát triển, xuất hiện tại một số địa phương trên cả nước như khu chung cư, cư xá, ký túc xá, tái định cư, nhà ở tập thể tại TP.HCM, Huế, Hà Nội... làm phiền hà trong sinh hoạt và gây bệnh viêm da cho cộng đồng người dân. Vấn đề này hiện nay tuy không còn mới lạ nhưng cộng đồng cần biết rõ đặc điểm của loại kiến ba khoang để chủ động phòng chống. Kiến ba khoang đuôi nhọn, tên khoa học là Paederus fuscipes curtis (Staphylinidae, Coleoptera). Loại côn trùng này có hình dạng giống như hạt thóc với kích thước dài từ 1 - 1,2cm; ngang từ 2 - 3mm; có nhiều khoang với màu sắc khác nhau trông gần giống các loại kiến thông thường. Kiến ba khoang còn có các tên gọi khác theo tiếng từng địa phương như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...Thân kiến ba khoang có từng khoang  màu đen và màu da cam với đầu màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng bọ hóng, thường bay vào ánh đèn ban đêm ở trong nhà. Kiến trưởng thành có thể sống trong thời gian vài tháng và sinh sản ra khoảng từ 2 - 3 thế hệ mỗi năm...". Người bạn bác sĩ sản khoa không thể nào chen vào được liền bỏ chạy, lúc đó nhà côn trùng học mới ngừng nói, đuổi theo bạn mà rằng: "Được rồi, tôi xin nhường lời cho bạn, có chuyện gì hay thì nói lẹ đi!". Bác sĩ sản khoa cười nói: "Cậu vẫn chứng nào tật ấy, nói lấy được, không cần biết người nghe thế nào như mấy người bên Tuyên huấn. Chuyện kiến ba khoang của cậu cũ mèm rồi, chuyện của tớ là Người ba khoang!". Nhà côn trùng tròn mắt kinh ngạc rồi rối rít giục bạn nói mau, nói nhanh. Lúc đó bác sĩ sản khoa mới nói: "Ở chỗ tớ có tới hai sản phụ vừa sinh con ba khoang như là kiến ba khoang của cậu vậy: phần đầu thì da đen bóng như người châu Phi, phần thân trắng toát như người bạch tạng, còn phần chân thì như người da vàng chúng ta!". Nhà côn trùng hỏi ngay: "Thế chỗ giáp ranh giữa phần thân màu trắng và phần chân da vàng thì là màu gì?". Bác sĩ sản khoa nói ngay: "Màu đen! Có lẽ do người da đen quá khỏe!". sau khi nghe chuyện người ba khoang, nhà côn trùng học không chú ý tới kiến ba khoang nữa mà chuyển qua nghiên cứu người ba khoang. Đề tài nghiên cứu người ba khoang của nhà côn trùng học kia như thế nào, vẫn chưa thấy công bố?

2. Tứ tuyệt và Trường ca

Lại nói về nhà côn trùng kia, khi đang tập trung váo đề tài người ba khoang thì được người bạn bác sĩ sản khoa thông báo một tin mới: "Tới chỗ tôi ngay, có một ca song sinh rất kỳ lạ: một đứa thì bé nhỏ tí hon như Xì-trum, còn một đứa thì chân tay dài lòng thòng như con cò, con sếu đầu đỏ!". Nhà côn trùng nói: "Thế thì kỳ lạ thật. Nhưng tớ đang bị kiến ba khoang đốt, toàn thân sưng tấy không thể đi đâu được. Cậu nói tiếp đi, sản phụ có nói gì về người cha của cặp song sinh kia không?". Bác sĩ sản khoa nói: "Sản phụ nói đã cùng lúc quan hệ với hai nhà thơ: một người chuyên viết Tứ tuyệt, một người chuyên viết Trường ca!". Nhà côn trùng nghe nói vậy thì quên cả chuyện bị kiến ba khoang đốt, tức tốc đến ngay chỗ bác sĩ sản khoa. Không biết sau này nhà côn trùng học có nghiên cứu đề tài Tứ tuyệt và Trường ca hay không?

3. Vấn đề an toàn giao thông

Có nhà xã hội học kia đã trải qua gần ba mươi năm rong ruổi trên mọi nẻo đường đất  nước để nghiên cứu đề tài an toàn giao thông mong tìm ra một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề nan giải này. Người vợ của nhà xã hội học kia, một hôm đang đi xe máy trên đường thì bị một xe đầu kéo tông thẳng vào rồi bị cuốn vào gầm xe và bị kéo lê đi ba chục mét. Song, điều kỳ diệu đã xảy ra: lúc chiếc xe đầu kéo dừng hẳn thì từ trong gầm xe đầu kéo, người vợ nhà xã hội học từ từ chui ra rồi đứng lên như không hề hấn gì! Có nhà báo đi ngang qua, thấy vậy thì nhào tới tác nghiệp. Sau đây là những câu hỏi và trả lời: "Chị vừa thoát chết trong gang tấc! Chị có biết vì sao điều kỳ diệu lại đến với chị như thế không?". "Kỳ diệu cái con khỉ! Hai đứa con tôi đã bị xe du lịch tông chết, chồng tôi bị gãy một chân vì bị tacxi cán phải, còn gì nữa đâu mà nói kỳ diệu?". Nhà xã hội học kia khi biết chuyện thoát chết của vợ thì đấm ngực bịch bịch mà rằng: "Tôi thật đáng chết, tôi đã làm khổ vợ con mà không biết!". Từ đó, nhà xã hội học kia không rong ruổi trên mọi nẻo đường nữa mà xin nghỉ hưu non, ngày ngày ở bên vợ, chăm sóc vợ như chăm sóc trẻ sơ sinh!
4. Bài ca

Một nhạc sĩ đang giảng bài về ca khúc cho học sinh trường nhạc: "Bài ca của người mẹ hát về những đứa con, bài ca của con tàu hát về xa khơi... Đó là những bài ca bất tận". Một học sinh xin hỏi nhạc sĩ: "Thưa thầy, bài ca của những người yêu nhau hát về điều gì?". Nhạc sĩ nói ngay: "Thời của tôi thì người ta hát về những chuyện như qua cầu gió bay, bỏ quên chiếc áo bên cành hoa sim...còn bây giờ người ta hát về những đường cong có số đo bốc lửa của ba vòng mỹ nhân có cặp chân dài miên man...". Học sinh suy nghĩ một lát rồi nói: "Thưa thầy, có nhạc sĩ nổi tiếng nói với em, mỗi ca khúc của ông là kết quả một cuộc tình với một người đàn bà và ông thường viết nó lúc cuộc tình bốc lửa mạnh nhất, tức là muốn viết những ca khúc đó, phải "Lên giường" mới viết được?". Thầy giáo nhạc sĩ: "Có những câu hỏi rất khó trả lời!". Từ đó học sinh kia không hỏi thầy nữa vì có lẽ là toàn những câu khó trả lời?

5. Phúc đó, họa đó

Một người lính cựu chiến binh kia có 10 năm lăn lộn khắp chiến trường khu 5, Tây Nguyên, thương tích đầy mình...nhưng một tờ giấy lận lưng cũng không có nên không những không được một chế độ thương tật gì mà ngay cả việc vào Hội Cựu chiến binh cũng chưa được! Nhiều bạn lính thường đến chia buồn và san sẻ những món "quà xương máu" mỗi khi có những ngày lễ này nọ, nhưng người CCB kia không than phiền mà chỉ nói: "Còn sống là may rồi, còn đòi hỏi gì nữa!". Ngày kia, Hội CCB tỉnh tổ chức một chuyến đi tham quan du lịch xuyện Việt, nhưng cuối cùng người lính CCB kia vẫn không được đi, vì chưa được kết nạp vào Hội CCB, ai cũng tới chia buồn, nhưng anh chỉ nói: "Các bạn cứ vui vẻ mà đi, tôi dõi theo các bạn trên tivi thì cũng coi như là đi rồi!". Rồi tin dữ đưa về, khi đoàn ô tô 2 chiếc của Hội CCB đến một con đèo ở miền Trung thì một chiếc bị lăn xuống vực, không ai đủ can đảm nói ra con số thương vong!...Người lính CCB khóc bạn đến chảy máu mắt, thỉnh thoảng lại nói chỉ một câu: "Giá như kết nạp tôi vào Hội, cho tôi được tham gia chuyến đi thì tôi đã được chết bên bạn tôi rồi!". Người vợ im lặng suốt ngày mới nói: "Phúc đó, họa đó, làm sao mà biết trước, làm gì có Giá như!". Người lính CCB nghe vợ nói vậy thì như bừng tỉnh ngộ, từ đó ngày ngày đêm đêm chỉ  lo vào việc chăm sóc vườn cây thuốc Nam cho vợ, cùng hành nghề Đông Y.

6. Ở đâu nguy hiểm

Người mẹ thấy con gái bị điều lên tận miền sơn cước nơi biên thùy thì nói: "Nghề dạy học cao đẹp thật, nhưng lên tận nơi rừng xanh núi đỏ thì nguy hiểm trùng trùng...Hãy nghe lời mẹ, bỏ đi, ở nhà mẹ con rau cháo có nhau, nếu có cơ hội thì lại làm cô giáo cũng chưa muộn!". Con gái nói: "Không thể bỏ nghề như mẹ nói được! Bây giờ ai chống lại quyết định điều động thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo, lấy đâu ra tiền bây giờ? Mẹ không phải lo xa thế, nói đến nguy hiểm thì ở đâu cũng có, nghề nào cũng có, con gái mẹ có số quý nhân phò trợ, không sao đâu. Rồi từ từ con sẽ xin chuyển vùng về với mẹ, hoặc biết đâu mẹ lại thích chuyển lên rừng núi sống với con thì sao?". Người mẹ nghe con nói vậy thì không nói gì nữa, lo chuẩn bị cho con lên đường...
Năm năm sau, người mẹ nhận được thư của con gái: "Thưa mẹ, giờ con là hiệu trưởng kiêm phó chủ tịch một xã, người mà con sẽ cưới làm chồng vào cuối năm nay là đồn phó đồn biên phòng kiêm chủ tịch xã. Mẹ lên làm đám cưới cho con rồi ở lại luôn với chúng con, ở đây rừng núi bạt ngàn, mẹ tha hồ mà lập trang trại, trồng cây gì cũng được...". Người mẹ đọc đến đấy thì lên đường ngay, không cần đợi đến cuối năm... Nhưng, cuộc đời bao giờ cũng có chữ "Nhưng", thương thay cho người mẹ, bà vừa ra khỏi cửa thì một chiếc xe tải to dùng từ đâu lao thẳng vào bà, khiến bà không thể tiếp tục lên đường tới chỗ con gái!

7. Học sinh dốt môn Địa Lý

Người ta thường thấy học sinh dốt môn văn, môn sử, nhưng thực ra dốt môn địa lý hơn nhiều. Ví dụ như trong một cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, câu hỏi là tỉnh nào vừa giáp biển vừa giáp Trung Quốc, thí sinh nọ liền chọn Khánh Hòa!? Còn nữa, trong câu hỏi mấy tỉnh có chữ Quảng, tỉnh nào có bề ngang hẹp nhất, thí sinh kia chọn Quảng Ngãi!? Chưa hết, trong một cuộc thi khác, câu hỏi là sông Đăk Bla chảy tới đâu thì thí sinh nọ trả lời là sông nào mà không chảy tới Biển Đông!? Tuy nhiên, những học sinh dốt địa lý nhất lại là những người rất thích môn địa lý. Hỏi ngẫu nhiên hai học sinh dốt môn địa lý, rằng tại sao lại thích môn địa lý, thì nhận được hai lý do: thích đi du lịch và sau này sẽ nối nghiệp nhà kinh doanh địa ốc!

8. Chuyện khó xử ở một trại sáng tác

Ở một trại sáng tác nọ, phong cảnh hữu tình khiến cho các trại viên nảy sinh tình cảm tràn trề, nhất là một trại viên nữ đang độ hồi xuân. Kết quả là trại viên nữ kia "có tin vui" với những ba người: trại trưởng, một nhà thơ và một nhà văn. Tới chín tháng mười ngày mà trại viên nữ kia vẫn chưa sinh nở, liền đi khám thai. Bác sĩ sản khoa sau khi khám thai xong thì nói: "Chị có tới ba đứa con trai lận, chúng tự xưng là trại trưởng, nhà thơ rồi nhà văn, nhưng chúng tranh nhau ra trước nên cứ ôm lấy nhau thành một cục, cho nên không đứa nào có thể ra được! Bây giờ phải đi hỏi những người bố xem đứa nào được ra trước, điều này rất quan trọng vì nó sẽ là anh cả, còn nếu chúng tôi can thiệp tức mổ lấy thai ra thì không biết gọi đứa nào là anh cả, anh hai và em út". Nữ trại viên liền gọi điện hỏi trại trưởng thì nhận được câu trả lời: "Tất nhiên là con tôi phải ra trước và là đại ca!". Hỏi nhà thơ thì nhà thơ nói ngay: "Tất nhiên con của nhà thơ phải ra trước vì thơ là thể loại xung kích, nhà thơ là ca sĩ của thời đại!". Còn nhà văn thì nói: "Tiểu thuyết là thể loại đại tự sự, nó là diện mạo chính của nền văn học, không thể là em út được!". Bác sĩ sản khoa nghe xong thì than rằng: "Cuộc tranh cãi muôn thuở này bao giờ mới dứt, Y học không thể can thiệp!". Sản phụ tức nữ trại viên kia sinh nở ra sao, thông tin này chưa cập nhật!

9. Hệ thống phòng thủ tên lửa

Có viên sĩ quan tên lửa thường đi công cán xa nhà, không chỉ đi tới nhiều nơi trong nước mà còn khắp nơi trên thế giới, nên thời gian xa nhà thường kéo dài. Người vợ của viên sĩ quan tên lửa vốn là một siêu mẫu chân dài nên mỗi khi chồng đi xa, nàng lại thoải mái dan díu với đám bồ bịch cũ. Trong đám bồ bịch cũ của người vợ viên sĩ quan tên lửa, có một vị là quan chức nên không muốn hẹn hò lên giường ở khách sạn, sợ gặp người quen, nên đã nửa đêm về sáng đột nhập phòng ngủ tại gia của tình nhân. Vừa nhìn thấy tình nhân đại gia, nàng siêu mẫu chân dài nói ngay: "Chúng ta tới khách sạn ngay!", nói rồi kéo tình nhân đi ngay. Tình nhân quan chức ngạc nhiên hỏi: "Chồng em về nhà đột ngột hay sao?". Tình nhân siêu mẫu chân dài nói ngay: "Căn phòng này có một hệ thống phòng thủ rất hiện đại, bất kỳ kẻ đột nhập nào cũng sẽ bị tan xác như pháo đài bay B52 của Mỹ trong chiến dịch "Điện Biên phủ trên không!". Vốn là một lính tên lửa thời kỳ đánh B52 nên khi nghe nói vậy thì biến mất dạng, còn nhanh hơn cả tên lửa!

10. Nồi thịt kho ba ngày Tết

Cô gái Lê Thị Hiếu Thảo là một người con hiếu thảo đúng như tên gọi vậy. Cha, mẹ Hiếu Thảo đã hơn tám mươi và đều đau yếu, bệnh tật liên miên, vì thế Hiếu Thảo làm việc cật lực tối ngày cũng chỉ bữa đói bữa no, mỗi năm vào ba ngày Tết, bữa ăn của ba người cũng không hơn được ngày thường. Tết năm ấy, cả cha và mẹ đều nói với Hiếu Thảo: "Tết năm nay, con cố kiếm tiền lo cho được một nồi thịt kho trứng ăn trong ba ngày Tết nha, đã lâu quá rồi nhà ta không có nồi thịt kho trứng...". Nghe cha và mẹ nói vậy, Hiếu Thảo hứa với cha mẹ là sẽ lo bằng được nồi thịt kho. Rồi cuối cùng, ngày Tết cũng đến. Khi làm bữa cơm cúng chiều ngày 30 tết, cả cha và mẹ Hiếu Thảo đều như khỏe lại, khuôn mặt như bừng sáng khi nhìn thấy tô thịt kho trứng thơm phức trên mâm cơm! Rồi cả hai người ăn hết tô thịt kho với niềm hân hoan khôn tả, trong khi đó cô gái Hiếu Thảo nước mắt đầm đìa, bát cơm như chan đầy nước mắt!...
Sáng mồng một Tết, người hàng xóm sang nhà Hiếu Thảo xông nhà và chúc tết thì thấy cả ba người đã hồn lìa khỏi xác, trên gương mặt cha mẹ Hiếu Thảo còn vương lại nụ cười mãn nguyện. Khi liệm xác cô gái Hiếu Thảo, người ta mới phát hiện một bên đùi của cô đã bị lóc hết thịt!

11. Gương vỡ lại lành

Hai vợ chồng ông Tỵ bà Quý đều cùng tuổi con rắn, cùng là bạn học từ thời trung học rồi qua đại học, cùng thăng quan tiến chức rất nhanh, nhưng ông Tỵ bị về hưu sớm vì dính vào một đường dây tham nhũng. Tuy nhiên, tình cảm vợ chồng vẫn chưa sứt mẻ gì. Nhưng khi bà Quý nghỉ hưu thì va chạm, xung đột giữa hai người ngày càng tăng và kết cục là li thân (sở dĩ không li hôn vì con cái đã lớn và đều thành đạt, các con không cho bố mẹ li hôn vì sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của một đại gia đình quan chức). Từ khi li thân, cả ông Tỵ và bà Quý đều có ham thích là khiêu vũ và tất nhiên là mỗi người tham gia vào một câu lạc bộ khiêu vũ khác nhau, cách xa nhau. Và cả hai người đều nhanh chóng tìm được bạn tình trong câu lạc bộ khiêu vũ. Rồi tất nhiên các cặp bạn tình khiêu vũ muốn hẹn hò trao thân gửi phận phần đời còn lại. Cuộc hẹn hò của họ đúng vào ngày Lễ tình nhân Valentine. Thật ngẫu nhiên, địa điểm hẹn hò người tình của cả hai ông bà lại cùng một chỗ. Tuy nhiên, đến giờ hẹn thì người tình của cả hai người đều gặp sự cố , không thể đến chỗ hẹn, rút cục ông Tỵ và bà Quý cùng xuất hiện một lúc tại chỗ hẹn. Vừa nhìn thấy ông Tỵ, bà Quý nghĩ thầm: Lòng vả cũng như lòng sung, chắc là hắn đang chờ mụ già nào đây? Trong khi đó, vừa nhìn thấy bà Quý, ông Tỵ cũng nghĩ thầm: mụ già này lửa tình vẫn chưa tắt, đang chờ thằng cha nào vậy? Thời gian cứ âm thầm trôi qua mà người tình của hai người vẫn chưa tới, ông Tỵ và bà Quý thi thoảng lại nhìn trộm nhau nhưng cứ làm như không quen biết. Đột nhiên trời đổ mưa, bà Quý vốn là người biết lo xa nên đã mang theo cái ô, liền xòe ra che mưa. Còn ông Tỵ chỉ biết dùng hai bàn tay che mưa, như ngày xưa, như những buổi hẹn hò với bà Quý thời trẻ. Cái hình ảnh thời xa xưa ấy hiện ra trước mắt bà Quý khiến bà như bị thôi miên, rồi đi như bay tới chỗ ông Tỵ, lấy cái ô che mưa cho ông. Và rồi hai người quấn lấy nhau như thuở ban đầu...

12. Ngẫm sự đời

Hai người bạn già (vốn làm nghề tuyên huấn, tuyên giáo) nói chuyện với nhau về thế sự suốt ngày, thậm chí cả đêm mà không biết chán, tất nhiên là cái sự "suốt ngày dài lại đêm thâu" đó kéo từ ngày sang tháng, từ tháng qua năm và không bao giờ có điểm dừng. Họ nói với nhau về những đề tài gì? Không thể kể hết, từ cổ tới kim, từ đông sang tây và tất nhiên bao giờ cuộc nói chuyện cũng tới phần tranh luận sôi nổi tới mức quá ồn ào khiến cho những nhà hàng xóm cần sự yên tĩnh phải sang can thiệp. Và sự can thiệp này chỉ như đổ thêm dầu vào lửa nếu như hai bà vợ già của hai người bạn già không nghĩ ra một giải pháp tối ưu: khi cuộc bàn luận thế sự của hai ông sắp tới cao trào, hai bà gọi điện cho Trung tâm Y học cổ truyền thuê hai cô gái chuyên xoa bóp mát-xa tới hành nghề. Và sau khi các cô gái hành nghề, hai ông bạn già đều đi vào giấc mộng ở nước Bướm hoặc chốn Bồng Lai... Lời bàn: chỉ ở những nơi đó mới thanh bình tuyệt đối!  

 Đỗ Ngọc Thạch

Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

Đường Văn ::
  Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
  Hóa Thạch - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch

Di truyền - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Trong ngày ăn mừng cậu cả đậu thủ khoa tới ba trường đại học, ai cũng mặt mày hớn hở tới chúc mừng cậu cả liên tục, tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì trên gương mặt cậu cả đang tàng ẩn một nỗi u sầu sâu thẳm. Người mẹ cậu cả phát hiện điều này ngay từ đầu bữa tiệc và muốn lờ đi... - Ngày đăng: 21/12/2012. Lần đọc: 114 . Cập nhật bởi: DiepAnh




  Đường Văn::  
Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch







Đường Văn ::
  Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch

Hóa Thạch - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát hiện ra rằng ngành khảo cổ học không còn vấn đề gì đáng quan tâm nữa, liền chuyển qua văn học - nơi mà có thể đón nhận người từ mọi ngành nghề chuyển tới. Khi bước vào thế giới văn học, vị Tiến sĩ khảo cổ học được nhóm các nhà nghiên cứu, phê bình chèo kéo với lí do: ở đây ai cũng bằng cấp, học vị cao đầy mình, còn ở bên sáng tác thì trình độ rất lôm côm, có cả người chỉ có học vấn tiểu học! - Ngày đăng: 25/12/2012. Lần đọc: 58 . Cập nhật bởi: DiepAnh.
Di truyền - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
Trong ngày ăn mừng cậu cả đậu thủ khoa tới ba trường đại học, ai cũng mặt mày hớn hở tới chúc mừng cậu cả liên tục, tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì trên gương mặt cậu cả đang tàng ẩn một nỗi u sầu sâu thẳm. Người mẹ cậu cả phát hiện điều này ngay từ đầu bữa tiệc và muốn lờ đi... - Ngày đăng: 21/12/2012. Lần đọc: 114 . Cập nhật bởi: DiepAnh


xem thêm
: Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Than gai dam truong - Tieu thuyet mini ĐNT


 

 ĐỖ NGỌC THẠCH

Thân gái dặm trường - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch
  1. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ ... - Phong Điệp

    phongdiep.net › HomeNội dung website
    SÁCH MỚI ĐƯỢC TẶNG. -Thư không gửi cho ba (truyện thiếu nhi, Anh Thư). - Sơn nữ Tam Trĩ Nguyên (tiểu thuyết Trần Ngọc Dương). - Đi trong sương giăng ...
  2. THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ ... - Phong Điệp

    phongdiep.net › HomeNội dung website
    THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (chương 1- 3). THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG. Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch. Một mình ...
  3. Thân gái dặm trường - Đỗ Ngọc Thạch (phongdiep.net) | Blog ...

    blog.tamtay.vn/.../Than-gai-dam-truong-Do-Ngoc-Thach-phongdiep...
    thân gái dặm trường... Tamtay.vn - Vòng tay lớn mãi.
  4. Thân gái dặm trường - Đ.N.T | Blog | Tamtay.vn

    blog.tamtay.vn/entry/view/709430
    phongdiep.net/... - Đã lưu trong bộ nhớ cache ... THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (tiếp theo và hết). THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG .

thân gái dặm  trường
Thân gái dặm trường 

Thân gái dặm trường


Trích: Thân gái dặm trường (chương 1, chương 2, chương 3)

THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (chương 1- 3)
THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG
    
Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch

Một mình lưỡng lự canh chầy,
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!
                  (Kiều - Nguyễn Du)

Chương Một
    … Mãi đến "Nửa đêm giờ Tý canh ba”, những người khách cuối cùng mới khật khưỡng rời khỏi nhà hàng Bồng Lai- một nơi du hý của những khách VIP, ẩn sâu trong một con hẻm sâu hun hút. Những cô gái tiếp viên,- hầu như ai cũng say mềm vì phải "chiều khách” mà uống quá nhiều bia, rượu-, đi vội vào phòng thay quần áo rồi lăn ra ngủ vùi. Duy chỉ có Liễu là vẫn như mọi lần, cô phải vào phòng tắm xả nước hết cỡ cho trôi đi hết những thứ mà cô gọi là ô uế đã bám dính vào khắp người cô từ chập tối đến giờ… Và, bao giờ cũng vậy, sau năm phút đứng bất động dưới vòi nước hoa sen cho nước chảy từ đầu xuống chân mà cô không nghĩ ngợi gì, Liễu bắt đầu một công việc mà cô làm rất tỉ mỉ, rất say sưa là kỳ cọ khắp người… Liễu có thân hình mà theo như ngôn ngữ của giới người mẫu, đó là một vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ đến không thể cưỡng nổi. Với chiều cao 1,70 mét, các số đo ba vòng là 84-60-89, Liễu có thể đã trở thành một người mẫu thời trang đắt giá nếu như cô không bị mấy cô người mẫu "ma cũ” đánh ghen một trận hút chết ngay sau khi một đại gia thời trang đưa cô từ nhà hàng Bồng Lai về công ty người mẫu thời trang do ông ta làm chủ. Sau lần ấy, Liễu nghĩ rằng mình không thể "đứng núi này trông núi nọ” như bà chủ nhà hàng Bồng Lai đã nói hoài với Liễu bởi bà muốn cột chặt Liễu vào cái nhà hàng máy lạnh này. Tuy nhiên, Liễu cũng âm thầm dự tính một "kế hoạch” tự giải thoát khỏi cái "Tổ nhện” này, bởi với một cô gái gần hai mươi tuổi, sau ba năm "lăn lộn trường đời” thì nhu cầu Tự do là nỗi ám ảnh không nguôi…
*
    "Liễu cao kều” là biệt danh mà bọn bạn học gọi Liễu từ khi lên lớp Mười. Lúc ấy, Liễu chỉ cao 1,65 mét, nhưng vì Liễu rất gầy cho nên càng nhìn …càng thấy cao! Không có ai trong lớp cao bằng Liễu, thậm chí lớp Liễu lại rất nhiều người lùn, chỉ trên 1,50 mét một chút. Đã lùn mà lại béo mập cho nên lớp Liễu bị các lớp khác gọi là "Lớp Chim cánh cụt”! Lúc ấy, Liễu cũng thấy chiều cao của mình là quá khổ, là xấu và cô luôn thấy mắc cỡ khi phải đứng nói chuyện với ai thấp hơn mình đến một cái đầu!
    Liễu là con của hai nhà giáo, một nhà thơ và một nhà văn ở một "tỉnh lẻ” (mẹ Liễu là giáo viên môn văn, làm thơ suốt ngày suốt đêm, còn bố Liễu là giáo viên môn sử, viết tiểu thuyết lịch sử suốt đêm suốt ngày), cho nên việc Liễu vào đại học Sư phạm rồi nối nghiệp cha hoặc mẹ là chuyện không có gì khó khăn. Nhưng sự đời quả là luôn có những biến cố mà người ta không thể lường trước: đó là vào những ngày Liễu chuẩn bị thi đại học thì mẹ Liễu bỗng "mất tích” ba ngày liền. Đến ngày thứ tư, hai bố con Liễu nhận được một cuộn băng video quay rất chi tiết ba ngày mẹ Liễu chung sống rất say mê, rất lãng mạn với một nhà thơ lớn ở Hà Nội trên bãi biển ở tận Vịnh Hạ Long! Trong bức thư gửi kèm theo cuộn băng video, người gửi còn nói rõ, sở dĩ có cuộn băng này là do ông ta thuê thám tử quay để có chứng cứ "đánh” nhà thơ lớn kia, nhưng vì ông ta cũng có biết sơ qua hai vợ chồng nhà văn – nhà thơ tỉnh lẻ nên nhân tiện gửi cho ông chồng sử học biết mình đã bị vợ cắm sừng như thế nào! Và ông ta cũng khuyên là coi cho biết thôi chứ không nên làm to chuyện với vợ vì nhà thơ nữ tỉnh lẻ chỉ là nạn nhân mà thôi!... Song, nhà văn – nhà sử học lại không chịu nổi một "sự thật lịch sử” rất nghiệt ngã của chính mình, cho nên trái tim nhạy cảm của người chồng tội nghiệp đã vỡ thành trăm ngàn mảnh, khiến ông đột tử!
    Sau cái chết đột ngột và đầy bi kịch của người cha, Liễu không còn đầu óc nào mà lều chõng đi thi nữa, nhất là người mẹ- nhà thơ, của Liễu cứ về Hà Nội, bám riết lấy nhà thơ lớn kia! Và, trong một đêm trời đầy sao rụng, cô bé Liễu đã nhảy xuống dòng sông Đà quê hương, để mặc cho những con sóng tung bọt muốn đưa đi đâu thì đưa!... 
*
    Người thấy Liễu trôi dạt trên một bãi cát ven sông ở vùng hạ lưu là một chàng thanh niên Chử Đồng Tử thời nay, tức một người đánh dậm nghèo khổ. Anh chàng đánh dậm đưa Liễu về nhà, một căn lều nhỏ bên bến sông vắng. 
    Anh chàng đánh dậm sống với người cha, cũng làm nghề đánh dậm, mới hơn năm mươi tuổi. Hai cha con người đánh dậm đã mời được ông thầy lang của làng tới thuốc thang cho Liễu. Vốn đã quen chạy chữa cho những người bị chết đuối ở khúc sông này cho nên chỉ sau một ngày một đêm, Liễu đã hoàn toàn hồi tỉnh. Anh chàng đánh dậm thấy Liễu đã trở lại bình thường mà không hề bị tổn thương gì, mừng lắm, nói với Liễu: "Từ hai ngày trước, Hà Bá đã báo mộng cho tôi rằng tôi sẽ có vợ là một cô gái sẽ bị trôi dạt đến khúc sông này. Vậy bây giờ cô đã tới đây là đúng như sự xếp đặt của thần linh. Vậy ba ngày nữa chúng ta sẽ làm đám cưới!”. Từ lúc tỉnh lại, Liễu nghĩ cái số mình chưa chết, ông Trời không cho mình chết. Thực ra, Liễu đã bơi lội rất giỏi từ khi năm sáu tuổi, cho nên sau khi nhảy xuống sông, Liễu không chìm mà cứ trôi theo dòng nước, cho đến khi Liễu cảm thấy mình nằm trên một bờ cát thì mới kiệt sức ngất đi! Bây giờ tỉnh lại, Liễu thấy mình thật là dại dột, tại sao lại phải tìm đến cái chết chỉ vì những chuyện rắc rối của bố và mẹ? Song, Liễu cũng thấy không thể trở về nhà được nữa: bố thì đã chết, mẹ thì đang mê đắm cái ông nhà thơ nào đó ở Hà Nội, đã chắc gì có nhà? Cho nên, Liễu cũng không biết phải đi đâu, làm gì tiếp theo? Vì thế, khi nghe anh chàng đánh dậm nói là Hà Bá đưa đưa mình tới cho anh ta cưới làm vợ thì Liễu giật mình nghĩ đến những câu chuyện dị thường mà cô vẫn thường đọc thấy trong những chuyện cổ tích, thần thoại từ nhỏ! Những chuyện kỳ dị như thế giờ lại nhằm vào chính mình sao? Mình sẽ làm vợ một anh chàng đánh dậm xa lạ sao? Liễu nhìn kỹ anh chàng đánh dậm, thấy cũng chạc tuổi mình, mặt mũi cũng đầy đủ và nghiêm chỉnh, ngó bộ có vẻ là người chăm làm lụng, lại cũng cao lớn như mình thì thoáng nghĩ, đúng là trời sinh một cặp cao kều, cứ mặc cho số phận xem sao? Liễu liền nói: "Nếu là số Trời thì cứ cưới đi! Nhưng tôi nói trước, nếu tôi thấy chán anh là tôi bỏ đi đó!”. Chàng đánh dậm nghĩ bụng, có vợ là thích rồi, cứ ngỡ là nghèo như ta thì chẳng lấy được vợ, nay Trời cho có vợ ngày nào thì hay ngày đó, nghĩ nhiều làm gì? Anh chàng đánh dậm liền thề thốt với Liễu hết lời, rằng sẽ chăm sóc, hầu hạ Liễu từ A tới Z, rằng Liễu sẽ không phải làm gì nặng nhọc, vất vả, anh ta sẽ kiếm được thật nhiều tôm cá cho Liễu ăn chán thì thôi!
    Ba ngày sau, đám cưới của anh chàng đánh dậm và Liễu được tổ chức rất đông vui, những người đến dự được đánh chén một bữa tôm cá ê hề. Thực ra, đám binh tôm tướng cá của vua Thủy Tề thấy trên bến sông có chuyện lạ, tức xuất hiện một trinh nữ từ trên thượng nguồn trôi dạt về, liền kéo nhau tới xem, liền bị hai cha con người đánh dậm đem lưới ra bắt gần hết! Những tên còn sống sót, chạy về Thủy cung cấp báo với vua Thủy Tề, vua Thủy Tề liên tục điều thêm binh đi tiếp cứu, nhưng có đi mà không có về. Đó là sự giải thích cho hiện tượng vì sao từ khi có cô gái xuất hiện trên bến sông này, tôm cá lại tụ về đây nhiều vô kể! Và nhờ được ăn nhiều tôm cá, chỉ sau một tháng, Liễu từ một cô bé cao gày như cò hương bỗng thay da đổi thịt trở thành một cô gái cân đối, nở nang, da dẻ mịn màng, trắng bóc và toàn thân tỏa ra một mùi hương quyến rũ kỳ lạ! Và ngay cả khuôn mặt của Liễu, khi còn gày gò thì nhìn dài như mặt ngựa nhưng nay thì "khuôn trang đày đặn nét ngài nở nang” khiến cho ai đã nhìn thì cứ muốn nhìn mãi không thôi! Đến tháng thứ ba, tức sau hai tháng làm vợ anh chàng đánh dậm, nhìn Liễu, ai cũng phải trố mắt mà kinh ngạc thốt lên: "Tiên nữ giáng trần!”…
    Trong khi anh chàng đánh dậm sướng run lên mỗi khi chạm tay vào Liễu thì những con "Yêu râu xanh” ở cái làng bên sông này bắt đầu chú ý đến từng bộ phận trên cơ thể Liễu và ngay lập tức nảy sinh ý đồ chiếm đoạt. Một trong những con "Yêu râu xanh” đó chính là ông chủ tịch xã, kiêm trưởng làng, vì ông vừa mới từ cái chức trưởng làng lên làm chủ tịch xã mà chưa kịp tìm người kế nhiệm cái chức trưởng làng. Cái Làng bên sông này tuy thưa dân và nghèo khó nhưng đã có một bề dày lịch sử khá dài và lệ làng khá khắc nghiệt. Bên cạnh những lệ làng khắc nghiệt , có một cái lệ làng "bất thành văn” là: chỉ những ai đức cao vọng trọng, có vai vế trong làng, trong xă th́ mới được cưới vợ đẹp và khi anh chàng cùng đinh nào đó chót có vợ đẹp thì người đẹp đó phải "trở về với người chủ xứng đáng”, tức phải về làm lẽ, làm thiếp trưởng làng hoặc ai đó do trưởng làng đề cử! Vì thế, sau gần hai tháng Liễu làm vợ anh chàng đánh dậm, những người có vai vế trong làng đã họp với nhau và đi đến quyết định: Liễu phải ly hôn anh chàng đánh dậm mà về nhà trưởng làng kiêm chủ tịch xã làm bà ba!
    Khi nghe được tin đó, anh chàng đánh dậm hoảng sợ vô cùng, chạy ngay về nhà bàn với cha và Liễu đi trốn. Nhưng người cha nói ngay: "Chạy trốn không phải là cách vẹn toàn, trốn được ngày hôm nay không trốn được ngày mai! Từ ngàn đời nay, biết bao nhiêu cặp trai gái rủ nhau đi trốn đều không có kết quả tốt đẹp, trước sau rồi cũng bị bắt, nếu không bị bắt thì phải sống chui nhủi nơi đất khách quê người, muôn đời không ngóc đầu lên được!”. Anh chàng đánh dậm nghe vậy thì nhăn nhó: "Vậy cha bảo phải làm sao bây giờ?”. Người cha nói ngay: "Chẳng làm sao hết! Cứ để cái gì đến thì nó sẽ đến. Con không thấy chuyện tự nhiên có vợ rồi tự nhiên mất vợ là chuyện tất nhiên sẽ xảy ra sao? Con đã chấp nhận chuyện trước thì cũng phải chấp nhận chuyện sau. Vả lại, có câu "Vợ đẹp là vợ người ta”, con không biết sao?”. Nghe hai cha con người đánh dậm nói một hồi, Liễu nói: "Cha nói đúng đấy, chúng ta là dân đen thấp cổ bé họng, không có ai bảo bọc thì làm sao mà chống lại được lệ làng phép nước. Cách tốt nhất là cứ ngồi đợi số phận xem Con Tạo nó xoay vần tới đâu?”. Anh chàng đánh dậm như là vẫn không chịu sẽ có một kết cục là mất vợ cho nên hết vò đầu bứt tai lại dậm chân, đấm thùm thụp vào ngực! Đúng lúc đó thì chủ tịch xã và mấy người nữa đi tới, làm thành một hình cánh cung trước căn lều bé nhỏ của cha con người đánh dậm. Người cha thì đứng im bất động trước cửa, người con thì sững sờ rồi ngã quỵ, còn Liễu thì từ từ đi đến bên cạnh chủ tịch xã nói: "Ông hãy đón tôi về từ bãi cát bên bờ sông thì coi như tôi chưa từng là vợ người đánh dậm mà là Trời trao tôi cho ông chứ không phải ông cướp vợ từ tay người đánh dậm!”.
Chủ tịch xã nghe vậy thì bùi tai và đồng ý ngay, cho giải tán đám người hộ tống rồi về nhà, mặc bộ quần áo đẹp nhất, nai nịt chỉnh tề rồi đi ra bờ sông.
    Khi chủ tịch xã ra tới bãi cát bên bờ sông, nơi Liễu bị trôi dạt tới hơn hai tháng trước, thì đã thấy Liễu đang ngồi mơ màng trên bãi cát, từng đợt gió nhẹ thổi từ mặt sông lên mát rượi, làm những lọn tóc mai của Liễu bay phơ phất, khiến cho hình ảnh của Liễu còn đẹp hơn cả Tiên nữ giáng trần. Nhìn thấy Liễu, ông chủ tịch xã không kìm được lòng ham muốn đang thiêu đốt trong người như lò lửa, ông liền nhào tới muốn ôm chầm lấy Liễu. Nhưng, như đã chuẩn bị trước, Liễu tránh được cú "hổ vồ mồi” của ông chủ tịch xã và nhanh tay vốc một nắm cát ném vào giữa mặt ông ta. Ông chủ tịch xã bị bất ngờ, tối tăm mặt mũi rồi ngã đổ vật xuống bãi cát. Liễu liền vốc một nắm cát nữa nhét vào cái mồm đang ú ớ của ông ta và nói: "Đây là kết cục cho những kẻ lòng lang dạ thú, chỉ muốn đè nén, áp bức người khác! Muốn cướp vợ người đâu có được?”. Bị một vốc cát nữa vào mồm, vào mũi ông chủ tịch xã như là đã bị ngạt thở, nằm lịm đi trên bãi cát!
*
    … Liễu cứ vừa đi vừa chạy men theo bờ sông, không nghĩ ngợi, không cảm giác. Được khoảng nửa giờ thì Liễu thấy mệt và bờ sông cũng không còn là những bãi cát mịn nữa mà là những bãi sình lầy, những con còng  đang chạy như gió, những con cua bò nghênh ngang, những con cá nhỏ đang cố lách qua những vũng bùn lầy, không biết chúng sẽ tới đâu? Liễu dừng lại bên đám sình lầy và mải mê quan sát đám sinh vật nhỏ bé đang chạy tới chạy lui mà không biết trên mặt sông lúc đó, ngang chỗ Liễu đứng, có một chiếc tàu pha sông-biển đang neo đậu từ bao giờ. Có một người thanh niên cao lớn, từ trên tàu đã nhìn thấy Liễu liền xuống một chiếc xuồng nhỏ, chèo vào bờ. Khi người thanh niên tới sát bên Liễu, Liễu vẫn không hay biết!...
    Thì ra người thanh niên cao lớn đó tên Tư Hải, là thuyền trưởng của con tàu pha sông biển đang neo đậu trên khúc sông đó để chờ giao hàng. Con tàu của Tư Hải thường nhận chở hàng đủ loại từ bến cảng ở Hải Phòng đi các tỉnh lân cận, cũng có khi vào cả miền Trung, miền Nam tùy theo yêu cầu của chủ hàng. Tư Hải rất ngạc nhiên khi thấy một cô gái xinh đẹp như người mẫu thời trang lại bơ vơ nơi bến sông hẻo lánh này. Sau khi mời Liễu lên tàu, ngồi uống trà một lúc Liễu mới "hoàn hồn” kể lại đầu đuôi câu chuyện từ khi Liễu bị trôi dạt đến bến sông đó và trở thành vợ người đánh dậm rồi bị ông chủ tịch xã âm mưu chiếm đoạt và đã thoát khỏi ông chủ tịch xã như thế nào! Nghe Liễu kể lể sự tình xong, Tư Hải nói: "Chúng ta quả là có duyên cho nên ông Trời mới cho gặp nhau như thế này. Song, chúng ta có phận hay không thì còn phải chờ xem ông Tơ Bà Nguyệt có buộc sợi chỉ hồng vào tay hai người không đã! Tôi tính thế này, cô cứ ở trên tàu này với tôi một thời gian, nếu chúng ta hợp nhau, nếu cô thích tôi thì chúng ta sẽ bái đường thành thân, kết nghĩa vợ chồng trăm năm. Còn nếu không thì tôi sẽ giúp cô tìm chỗ sinh sống thích hợp, chúng ta sẽ là bạn tốt!”. Nghe Tư Hải nói năng từ tốn, nhã nhặn, khuôn mặt lại rất phúc hậu và đặc biệt khi anh ta cười thì thật là hiền lành, đáng yêu, Liễu muốn trao ngay đờimình cho Tư Hải, song cứ như lời anh ta nói thì chẳng nên vội vàng mà làm gì, hoa muốn nở, quả muốn chín còn phải chờ thời gian huống chi tình cảm con người! Thế là từ ngày hôm đó, Liễu trở thành Bếp trưởng của con tàu pha sông biển…
*
    Ở đời, có những lúc chẳng thể làm một việc nào đó theo một trình tự, lớp lang đàng hoàng, mà sự kiện nọ nó cứ thúc đẩy sự kiện kia trở nên gấp gáp hơn, dồn dập hơn. Tư Hải muốn để một thời gian cho Liễu hoàn toàn bình tâm sau những biến cố dữ dội và liên tiếp, rồi sẽ đưa Liễu về quê giới thiệu với gia đình, họ hàng và cưới hỏi đàng hoàng. Tư Hải còn muốn Liễu đi học một khóa Y tá hay dược tá gì đó, để có một cái nghề căn bản, mà nghề Y, Dược thì thời nào cũng cần, ở đâu cũng có giá trị. Con người ta mà không có một nghề nghiệp chuyên môn nào đó thì gọi là loại "vô công rồi nghề”, đó là điều mà ông bố của Tư Hải luôn nói với con cái từ khi còn nhỏ tuổi. Tư Hải nói chuyện đó với Liễu và Liễu cũng đồng ý ngay, bởi dù sao thì cô cũng là con cái nhà có học. Song, đúng lúc chuẩn bị đi học một lớp Y tá thì Liễu mới phát hiện ra mình đã có thai với người chồng đánh dậm, tính kỹ ra thì đã gần ba tháng!
    Tư Hải vốn là người nhân từ, đức độ cho nên khi Liễu nói đã có thai với người chồng đánh dậm, Tư Hải nói anh sẽ làm bố đứa con này và sẽ coi như con đẻ, bởi nếu phá thai thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đến những lần sinh đẻ sau! Liễu tin là Tư Hải sẽ là ngườicha tốt của đứa con người đánh dậm này, nhưng cô vẫn thấy không thật yên tâm và thực ra, cô cũng không muốn giữ "giọt máu của người đánh dậm” làm gì!
    Đúng lúc Liễu còn đang lưỡng lự, phân vân chưa quyết định dứt khoát chuyện cái thai thì một sự cố bất ngờ đầy kinh hoàng ập đến với Tư Hải và Liễu: Trong một đêm trời đầy sao rụng, Tư Hải và Liễu đang ngồi uống trà trên boong tàu, con tàu đang chở đầy hàng cao cấp thì từ hai bên mạn tàu, có bốn con thuyền nhỏ áp sát và gần chục người bịt mặt, quăng giây nhảy vọt lên tàu. Khi Tư Hải thấy có tiếng động lạ bên mạn tàu, liền chạy ra lan can ngó xuống và kêu to lên "Bọn cướp đường sông!”, thì một cái móc sắt quăng trúng người và anh bị kéo rớt xuống mạn tàu, lập tức bị một thằng cướp chém một nhát trúng đầu!...
*
    Tư Hải đã chết ngay trong đợt tấn công đầu tiên của bọn cướp đường sông. Về chuyện tình duyên giữa Tư Hải và Liễu, đúng như câu Kiều: "Ông Tơ gàn quải chi nhau/ Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi”. Còn số phận của Liễu sau đó ra sao, xin xem chương hai sẽ rõ.

Chương Hai

Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia!
(Kiều - Nguyễn Du)

    … Khi Liễu tỉnh dậy thì đã tám, chín giờ sáng, nắng đã chiếu rực rỡ trên vạn vật, cỏ cây. Liễu thấy mình đang nằm trên một cái giường bằng tre, đầu gối lên một cái gối được đan bằng mây, một tấm vải hoa sặc sỡ đắp trên người. Liễu bật ngồi dậy quan sát ngôi nhà. Ngôi nhà loại ba gian, toàn bằng tre nứa lá. Liễu đang nằm ở gian giữa, đồ đạc không có ǵ ngoài một cái bàn và bộ ghế cũng bằng mây tre, trên bàn là một cái b́nh nước bằng gốm trắng đặt trong một cái khay lớn có sau cái cốc nhỏ. Các gian được ngăn cách bằng những bức vách đan bằng nứa, chỉ đan kín phần dưới, phần trên là những ô giả cửa sổ, được trang trí bằng những thanh trúc nhỏ, nhẵn bóng, nhìn rất vui mắt. Liễu bước xuống, đi ra cửa ngó quanh thì ra ngôi nhà nằm trong một khu vườn trồng đủ các loại cây ăn trái, như mít, xoài, đu đủ, cam, chanh, bưởi… nhìn rất đẹp. Thấp thoáng sau những hàng cây kia là hai ngôi nhà tranh nữa, hình như có người đang ở, bởi Liễu nghe như là có tiếng người í ới…

    Liễu định bước ra sân thì có một người đàn bà đột ngột xuất hiện, tươi cười nhìn Liễu và nói: "Em dậy rồi à? Chị tính tới kêu em đi tắm rửa, rồi đi ăn cơm là vừa!”. Liễu nhìn người đàn bà: khoảng bốn mươi tuổi, tuy không đẹp lắm nhưng có dáng người đậm đà, khuôn mặt tươi tắn, ánh mắt tinh nhanh, cặp môi ướt át và hàm răng trắng đều tăm tắp. Chắc không phải là kẻ độc ác? Liễu nghĩ vậy và khẽ hỏi: "Chị có thể cho biết em đang ở đâu không? Ai đưa em tới đây, để làm gì?”. Người đàn bà toét miệng cười, đôi mắt thì lấp lánh, cầm lấy cánh tay Liễu vừa nắn nhẹ vừa nói: "Em đang ở đại bản doanh của một băng cướp đường sông khét tiếng. Em được ông Trời đưa tới đây để làm Áp Trại Phu nhân, tức vợ của thủ lĩnh băng cướp! Có thích không? Có nằm mơ cũng không ai được như em đấy!”. Liễu vụt nhớ lại lúc ở trên con tàu pha sông biển của Tư Hải, lúc Liễu nhìn thấy Tư Hải bị một cái móc sắt kéo rơi xuống mạn tàu thì cũng là lúc Liễu bị một cái bao tải chụp vào đầu rồi mê man không biết gì nữa, chắc hẳn trong bao tải đã có sẵn thuốc mê? Thì ra băng cướp này đã cướp tàu của Tư Hải, chắc là giết chết Tư Hải rồi và đã bắt mình về đây! Trước đây, khi đọc truyện hoặc xem ti-vi, Liễu cũng biết sơ qua thế nào là "Áp Trại Phu nhân” nên khi nghe người đàn bà kia nói mấy tiếng đó, Liễu bật cười khi nghĩ rằng không ngờ cuộc đời mình lại như là trong phim ảnh thế này! Người đàn bà kia thấy Liễu mỉm cười thì nghĩ rằng cô bé này rất thích làm Áp Trại Phu nhân bèn nói: "Giờ thì chúng ta đi tắm rửa cho rũ sạch bụi trần rồi chị sẽ trang điểm cho em đẹp như Tiên nữ!”. Người đàn bà kéo Liễu đi và Liễu bước theo như một cái bóng, cô cũng không biết mình đang nghĩ gì, vui hay buồn, sợ hãi hay thích thú?
    Hai người đi hết khu vườn cây ăn quả thì tới một triền đồi có thảm cỏ xanh rờn, thỉnh thoảng có vài bụi cây sim, cây mua lúp súp. Đi hết triền đồi là tới con suối nước chảy róc rách, ngoằn ngèo uốn lượn như một con trăn khổng lồ. Chỗ hai người dừng lại tắm là một khúc suối bỗng phình rộng ra thành như một cái hồ nhỏ, xung quanh có những phiến đá cuội lớn bằng cái mặt bàn. Tương truyền đây là chỗ tắm của các Nàng Tiên khi Thiên đình và hạ giới còn có nhiều sự đi lại, chẳng hạn như các Nàng Tiên thích tìm người yêu nơi hạ giới, còn các chàng trai hạ giới, nhất là đám thư sinh, thì lại yêu mê mệt các Nàng Tiên!
    Liễu vừa trút bỏ quần áo thì người đàn bà kia tròn mắt kinh ngạc, ngắm nghía mãi từng "bộ phận” trên thân thể Liễu mà chỉ nói được câu "Tiên nữ giáng trần!”, quả là rất xứng đáng làm Áp Trại Phu nhân! Rồi bà ta kể cho Liễu nghe bà ta cũng từng là Áp Trại Phu nhân, mà là người đầu tiên ở ngôi vị này. Không may là Phu quân của bà chết yểu, bà thành bà góa! Bù lại, thằng em trai tài giỏi của bà lại giành được vị trí thủ lĩnh sau khi đã loại bỏ được tất cả các đối thủ trong một cuộc tỉ thí quyết liệt!
    Khi kỳ cọ tắm rửa cho Liễu, người đàn bà phát hiện Liễu có thai hơn hai tháng thì nói: "Lát nữa chị sẽ cho em uống loại thuốc phá thai rất tốt, chỉ cần uống một liều là xong, rất nhẹ nhàng như không có gì xảy ra!”. Nghe nói vậy, Liễu thấy cũng tốt bởi chẳng có gì mà phải giữ lại cái thai của cái anh chàng đánh dậm đó?! Người đàn bà lại nói: "Thủ lĩnh đang đi làm ăn hơi xa một chút, ba bốn ngày nữa sẽ về, em sẽ có rất nhiều quà và chúng tôi sẽ tổ chức lễ cưới cho em!”. Tắm rửa xong, người đàn bà trang điểm cho Liễu như một người thợ trang điểm lành nghề. Vừa trang điểm cho Liễu, người đàn bà vừa hát đi hát lại bài Lý Ngựa Ô:
    Khớp con ngựa ngựa ô/ Khớp con ngựa ngựa ô/ Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vàng/ Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen/ Búp sen lá dặm, giây cương nhuộm thắm/ Cán roi anh bịt đồng thòa/ Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng/ Anh đưa nàng về dinh/ Là đưa ý a đưa nàng, đưa nàng/ Anh đưa nàng về dinh…
    Nhìn bà "Cựu Áp Trại Phu nhân” say sưa hát bài Lý Ngựa Ô, Liễu chợt phát hiện ra rằng người đàn bà này hát hay như một ca sĩ chuyên nghiệp và điều khiến cho bài hát trở nên sống động bởi bà ta đang làm cái việc rất phù hợp với nội dung của lời ca. Đột nhiên Liễu cảm thấy rất vui và những ý nghĩ lung tung, lộn xộn của Liễu từ nãy đến giờ như bị bài ca cuốn đi hết để cho mọi xúc cảm cũng như thân hình của Liễu nhảy múa theo giai điệu của lời ca:
    Khớp con ngựa ngựa ô/ Khớp con ngựa ngựa ô/ Ngựa ô anh khớp đi khắp các nẻo xa/ Đi qua núi mộng, trở lại đồi mơ/ Đi bên suối đợi, đi sang rừng nhớ/ Dắt nhau trông biển hẹn hò/ Là theo í a theo nàng, anh theo nàng/ Anh theo nàng một phen/ Là theo í a theo nàng, anh theo nàng/ Anh theo nàng một phen…
    Rồi không biết từ lúc nào, Liễu đã hát đi hát lại bài ca đó với sự ngẫu hứng kỳ lạ, khiến cho người đàn bà kia cứ đứng há mồm mà ngó nghiêng:
          Khớp con ngựa ngựa ô
          Khớp con ngựa ngựa ô
          Ngựa ô anh khớp duyên bén ta thành đôi
          Trong sân pháo nổ, cả họ mừng vui
          Em mang áo đỏ, chân đi hài tía
          Thắt lưng dây lụa màu vàng
          Cùng nhau í a tơ hồng, lễ tơ hồng
          Lễ tơ hồng cùng nhau
          Cùng nhau í a tơ hồng, lễ tơ hồng
          Lễ tơ hồng cùng nhau …

*
    Băng cướp đường sông này chỉ có "quân số” hơn chục người nhưng hoạt động xuất kỳ bất kỳ, đến không ai biết, đi không ai hay, cho nên hoạt động đã gần chục năm trời mà không những không bị tiêu diệt mà xem chừng có vẻ ngày càng lớn mạnh. Thực ra, cách thức tồn tại của băng cướp không có gì là thần bí mà theo một nguyên tắc có tính "truyền thống”: hòa lẫn vào trong dân chúng – khi "hành sự” mới là cướp còn hàng ngày vẫn là dân thường! Thậm chí, một số nhân vật có vai vế của băng cướp còn giữ những chức vụ của chính quyền, đoàn thể của địa phương. Chẳng hạn như phó thủ lĩnh là người phụ trách dân quân xã, có vợ cũng là thành viên băng cướp, phụ trách công việc chữa trị thương tích, bệnh tật thì giữ chức Trạm trưởng Y tế xã. Hoặc quân sư của băng cướp là Hiệu trưởng trường Tiểu học của xã từ khi thành lập trường, còn bà vợ của ông ta là chủ tịch Hội phụ nữ xã, kiêm luôn công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình!

    Trong những ngày thủ lĩnh dẫn một nhóm chỉ gồm sáu người đi làm ăn ở địa bàn xa thì bà vợ của phó thủ lĩnh, tức bà trạm trưởng Y tế xã, được giao nhiệm vụ ở nhà chuẩn bị đám cưới cho thủ lĩnh ngay sau khi thủ lĩnh thắng trận trở về.
    Lâu không lên tỉnh, nhân cần mua một số đồ cần thiết cho đám cưới của thủ lĩnh, bà Trạm trưởng Y tế xã dành cả ngày đi dạo phố phường. Càng đi, bà càng thấy có bao nhiêu thứ mới lạ mà mình không hề biết? Vì thế càng đi, bà càng thấy mình thật là ngốc, tại sao khi mới ra trường lại nhận về làm Trạm trưởng Y tế ở cái xã xa xôi hẻo lánh đó? Lúc đó, người ta "dụ khị” cô gái quê mùa khờ khạo rằng về xã vùng sâu, vùng xa và miền núi sẽ được hưởng lương cao hơn các nơi khác, lại được làm chỉ huy ngay nữa chứ! Ở Thành phố mà không có "ô dù” thì suốt đời chỉ là lính trơn mà có khi còn bị tụt bậc nữa chứ! Thế là bà về làm Trạm trưởng cái Trạm Y tế chưa có cả nhân viên và trụ sở này! Thế là bà phải làm từ A đến Z để có được cái cơ ngơi khá lớn với gần một trăm giường bệnh và một vườn thuốc Nam bát ngát như vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa. Nhưng, để có được cái cơ ngơi như thế, bà đã là "người đàn bà” của ông dân quân xã và rất tự nhiên, bà đã thành "người của băng cướp”!

    Vừa đi vừa suy nghĩ mông lung, bà Trạm trưởng Y tế xã đụng rất mạnh vào một người đi ngược chiều. Bà chưa kịp nói gì thì người kia đã chạy lại nắm chặt hai bàn tay bà mà vừa lắc mạnh vừa nói: "Dần!... Trời ơi! Con Dần ngố, mày không nhận ra tao sao?”. Thì ra đó là con bé Liên, xinh đẹp nhất lớp nhưng cũng đanh đá, chua ngoa không ai bằng. Cùng học trường Y, cùng lớp, lại cùng cả tổ, nhưng khi ra trường, bà Trạm trưởng Y tế xã nhận công tác trước tiên nên bà không biết ai làm gì, ở đâu? Liên nói đang làm trưởng một Khoa ở bệnh viện tỉnh, chồng thì làm bên Công an tỉnh. Hàn huyên một hồi, Liên nói: "Sở Y tế có dự định sẽ xây dựng một bệnh viện Liên xã, trang thiết bị rất hiện đại, trong đó có xã của mày. Người ta muốn điều tao về làm giám đốc nhưng tao không thể đi được, sống ở thành phố nó quen rồi, về nơi xa vắng sẽ buồn chết. Nhưng cái chức ấy sẽ rất phù hợp với kiểu "người nhà quê” như mày. Nếu mày thích thì tao sẽ tiến cử thay mạng cho tao, thích không?”. Bà Trạm trưởng Y tế xã thích quá, nói líu ríu một hồi mà không rõ câu "Mày hãy giúp tao về làm Giám đốc Bệnh viện đó, tao đội ơn suốt đời!”. Nhưng với người bạn tên Liên kia thì đó lại là sự "thế mạng”, hoặc hai bên cùng có lợi nên chẳng nói chuyện ơn huệ gì mà dẫn bà Trạm trưởng Y tế xã đến ngay Sở Y tế.

    Mọi chuyện sẽ rất nhanh gọn nếu như bà Trạm trưởng Y tế xã cũng mau mồm mau miệng và biết đong đưa tình cảm với các Sếp ở Sở. Những trường hợp như thế này, người muốn được việc thì phải thò ra một trong hai thứ "Tình” hoặc "Tiền”. Song, cả hai người bạn học đều cho rằng điều kiện để bà Trạm trưởng Y tế xã nhận chức giám đốc BV mới là rất đủ rồi, không cân phải "chạy chọt” gì cả! Khi hai người về nhà bà Liên chơi, người chồng của bà Liên cũng nhất trí như vậy. Suy nghĩ một lúc, người chồng bà Liên mới chậm rãi nói: "Chị đã là bạn của vợ tôi thì tôi xin nói thẳng, nói thật: Tôi được giao nhiệm vụ điều tra về một băng cướp đường sông mà chưa có nhiều manh mối. Theo như "tin mật” mà chúng tôi mới nhận được thì vợ chồng chị có quan hệ với băng cướp này, bệnh xá của chị thường điều trị cho bọn trộm cướp khi bị thương tích. Vậy nếu chị chịu làm nội ứng, giúp chúng tôi phá được vụ án này thì chị sẽ được ghi công đầu. Lúc đó chị có thể sẽ được phong anh hùng, được giao cho những chức vụ cao hơn nữa chứ giám đốc cái BV Liên xã ấy chỉ là chuyện nhỏ!”. Bà Trạm trưởng nghe nói vậy thì vụt nghĩ: Thì ra hoạt động của băng cướp đã bị rò rỉ, vợ chồng mình có thể đã bị theo dõi, đang nằm trong tầm ngắm. Chi bằng nhân thời cơ này, ta "làm việc” cho bên CA thì lợi cả đôi đường, vừa tránh được họa tù ngục vừa được nhận chức Giám đốc BV mới! Nghĩ vậy và bà Trạm trưởng quyết định ngay, bà nói với người cán bộ CA chồng người bạn tên Liên: "Tôi xin chấp nhận làm theo sự gợi ý của anh!”…

*
    Việc bà Trạm trưởng Y tế xã "bán đứng” băng cướp được giữ bí mật cho mãi đến sau này, bởi người ta muốn bà tiếp tục làm cái việc cấp cứu, chữa bệnh cho bọn trộm cướp dài dài để nhân đó mà tóm gáy bọn chúng! Còn việc Công an tỉnh giăng lưới bắt gọn cả băng cướp thì rất đơn giản: sau đám cưới thủ lĩnh băng cướp (thực ra thì mới được một nửa thời gian của đám cưới), tất cả băng cướp đều "ngộ độc thực phẩm” và đều được nhẹ nhàng chuyển vào bệnh viện của CA tỉnh rồi được giải độc rồi chuyển qua nơi tạm giam, không tốn một mũi tên, hòn đạn! Tất nhiên là bà trạm trưởng Y tế xã được ghi công đầu và sau đó được nhận cái chức Giám đốc Bệnh Viện Liên xã mới xây dựng rất đẹp, rất hiện đại.
    Còn số phận của cô dâu của đám cưới thành "đám tang” ấy ra sao, phải đến ba ngày sau người ta mới được biết qua tin nhắn rất ấn tượng: ai bảo lãnh và cãi trắng án cho cô Liễu thì cô sẽ thuộc về người ấy trọn đời! Thực ra thì cô Liễu bị băng cướp bắt về, tức là nạn nhân của băng cướp, phải được phóng thích ngay chứ tại sao lại bị bắt cùng băng cướp và nghe nói sẽ bị ra Tòa như là một thành viên của băng cướp? Không ai hiểu tại sao lại như thế? Song, sau khi "tin nhắn” kia được phát tán thì có khá đông những nhân vật "có máu mặt” đến công an tỉnh xin bảo lãnh và giải quyết mọi chuyện cho Liễu. Cuối cùng thì người "nhanh tay” nhất giải quyết gọn ghẽ vụ này là một Đại gia mà ai nghe thấy tên cũng phải nghiêng mình kính nể…

*
    Đại gia cùng Liễu vào Đà Lạt hưởng tuần trăng mật tại một khách sạn mi-ni kín đáo. Vậy mà không hiểu sao, chỉ sau hai ngày, khách sạn mi-ni kia đã bị ba người phụ nữ lạ mặt, đều có dáng dấp như bà chủ tấn công bất ngờ.

    Đó là vào lúc năm giờ sáng, cảnh vật Đà Lạt còn đang mờ ảo trong màn sương trắng đục thì có một chiếc xe du lịch 12 chỗ ngồi lướt nhẹ rồi đỗ xịch trước cổng khách sạn mi-ni, nơi có vị Đại gia và cô Liễu đang còn chưa tỉnh giấc. Ba người đàn bà có ba nam vệ sĩ nhìn rất lực lưỡng bước nhanh vào tiền sảnh. Phải gọi cửa rầm rầm người bảo vệ khách sạn mới tỉnh dậy ra mở cổng. Cổng vừa mở, một người vệ sĩ khống chế người bảo vệ, còn hai vệ sĩ kia theo ba người phụ nữ đi nhanh lên cầu thang…

    Song, nhóm người tấn công khách sạn mi-ni này không hề biết rằng khi họ vừa đỗ xe trước cổng khách sạn thì từ căn nhà đối diện phía bên kia đường, cũng là một khách sạn, có sáu người võ sĩ vào loại cao thủ từ trong nhà đi ra cổng, đứng đợi lệnh. Và khi nhóm người kia ập vào khách sạn thì sáu người bên kia đường cũng lướt qua, nhanh như gió! Vì thế, khi ba người phụ nữ cùng hai vệ sĩ đẩy được các cửa của mấy căn phòng trên lầu ra để tấn công Liễu thì đã bị chặn đứng! Cả ba người vệ sĩ của ba người phụ nữ dường như thấy yếu thế nên ngay từ phút đầu tiên đã không chống cự mà xin rút lui, chỉ có ba người phụ nữ vẫn cố nhào vào phòng tìm Liễu và vị đại gia kia để ăn thua đủ! Song, vị đại gia kia thật là thính tai, ngay từ khi nghe thấy tiếng động lạ đã nhanh như sóc nhảy qua cửa sổ chuồn mất tăm!...
*
    Sau khi sóng yên biển lặng, ông chủ khách sạn mi-ni nói với Liễu: "Nếu cô thích thì ở lại làm việc cho khách sạn. Còn nếu cô muốn về quê nhà hoặc đi đâu, tôi sẽ cấp lộ phí và cho người đưa đến tận nơi!”. Ông chủ khách sạn nói giọng hào phóng như thế là cốt để Liễu chọn cách thứ nhất, tức là ở lại làm việc cho khách sạn, bởi bất cứ người làm nghề kinh doanh du lịch-khách sạn nào cũng nhìn thấy ở Liễu một khả năng "hái ra tiền”! Song, nước cờ của ông chủ khách sạn đã thất bại bởi ông không thể ngờ rằng Liễu không hề nghĩ đến chuyện làm việc gì hết mà trong ý nghĩ của cô vẫn còn hình ảnh đáng sợ là ba người phụ nữ tay cầm ba cái gậy sắt láng ánh thép cứ muốn nhào tới cô mà đánh! Vì thế, Liễu nghĩ ngay rằng nếu mình không có võ thì thế nào cũng bị những người phụ nữ kia tìm đánh! Vì thế, ý nghĩ luôn thường trực trong đầu Liễu lúc này là phải đi học võ, bằng mọi giá!


    Và một người trong số sáu người võ sĩ của ông chủ khách sạn đã đọc được ý nghĩ đó của Liễu. Người võ sĩ này quê ở miền đất võ huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thực ra, Liễu đang ở trong tình thế "nhắm mắt đưa chân” nên khi người võ sĩ An Nhơn kia ngỏ ý đưa Liễu về quê mình thì Liễu đồng ý ngay. Người võ sĩ đưa Liễu về tới cổng nhà mình thì thấy ở trong sân có bốn người lạ mặt đang tấn công người cha của mình bằng những chiêu thức rất tàn độc. Người võ sĩ An Nhơn đưa Liễu cái túi đồ, nói Liễu ra đợi ở ga Diêu Trì rồi nhảy vào sân tiếp ứng cho cha…

*
    Liễu chạy một mạch ra ga Diêu Trì mà không nghĩ ngợi gì, có vẻ như đôi chân cô đang chịu sự sai khiến của người võ sĩ An Nhơn. Khi cô đến ga Diêu Trì thì trời đã sập tối, Liễu ngồi lên cái ghế ngay gần cửa ra vào rồi chờ mãi mà không thấy người võ sĩ kia tới? Gần nửa đêm, nghe nói có tàu vào nam Liễu liền mua vé rồi lên tàu ngay, bởi ngồi mãi ở đây có vẻ như không ổn!
    Liễu lên tàu, tới cái ghế có hai bà cháu đang ngồi thì ngồi xuống cạnh đứa bé rồi ôm chặt cái túi đồ mà ngủ một mạch, cho tới khi nắng rực rỡ, chói chang khắp nơi, Liễu mới bừng tỉnh. Đứa bé nói với bà già: "Chúng ta đang ở đất Bình Thuận phải không bà?”. Bà già gật đầu rồi nhìn ra ngoài cửa sổ toa tàu, gần như là một màu vàng rực bởi các cồn cát khổng lồ cứ nối đuôi nhau như không muốn rời nhau ra! Nhìn những cồn cát, Liễu muốn đọc lên một câu thơ hay một câu ca dao về cồn cát mà nghĩ mãi chưa ra? Liễu vừa nghĩ ra thì đã nghe tiếng bà già ngâm nga, nghe thật nao lòng: Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng cồn nọ dặm hồng bụi kia...
    Con tàu sẽ đưa Liễu tới đâu, vào Nam hay lại quặt ra Bắc, xin xem chương Ba sẽ rõ.

Chương Ba

    Lại nói đến chuyến tàu đưa Liễu vào Sài Gòn, đoạn tới vùng đất tỉnh Bình Thuận với những "cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”!

    Tới ga Tháp Chàm, lúc chờ tránh tàu từ Sài Gòn đi ra Bắc, khi nhěn đoàn tàu từ Sài Gòn đi vào ga, Liễu nhìn sang chỉ thấy loang loáng những người là người lướt qua, không kịp nhìn rõ mặt ai. Nhưng, ở một ô cửa sổ toa tàu kia, Liễu bỗng thấy có một người đàn bà giống hệt mẹ mình! Liễu vội dán ánh mắt đuổi theo cho đến khi con tàu dừng lại thì sững sờ khi nhận ra đó chính là mẹ mình chứ không thể là ai khác! Như một phản xạ tự nhiên, Liễu hét lên "Mẹ!...” và đứng dậy, chạy xuống sân ga và nhảy lên con tàu mà Liễu nghĩ là mẹ cô đang ở đó. Rất may cho Liễu là con tàu ra Bắc hôm đó không đông khách, nên cô có thể chạy khắp nơi để tìm mẹ.
    Đúng là Liễu không hề có một chút kinh nghiệm nào về việc tìm người trên tàu cho nên cô cứ chạy tới chạy lui mà vẫn không thể tìm thấy mẹ cô ngồi ở đâu. Liễu mải mê tìm mẹ mà con tàu đã chuyển bánh từ lúc nào Liễu cũng không hề hay biết. Khi Liễu mệt rũ, chân mỏi rã rời thì con tàu đã đưa Liễu ra tới ga Đà Nẵng. Tàu dừng ở ga Đà Nẵng khá lâu. Liễu thấy đói bụng, liền xuống sân ga ăn một tô phở.
    Liễu ăn được nửa tô phở thì có một người đàn ông và một người đàn bà tới ngồi xuống bàn, phía đối diện với Liễu. Người đàn bà nói nhỏ với người đàn ông: "Chẳng phải là cô bé Liễu, con cô giáo Thơ và thầy Sử đó sao?”. Người đàn ông nói: "Chúng ta đi khỏi trường mới có hai năm mà nhìn nó thay đổi nhiều quá: trước đây nó gày gò và nói chung không có gì gọi là nữ tính cả! Vậy mà bây giờ thì…”. Người phụ nữ cướp lời: "Lại sắp sửa rồi đấy! Để tôi hỏi chuyện nó xem dạo này trường cũ của chúng ta thế nào?”. Nói rồi người đàn bà ngồi lại cái ghế ngay sát cạnh Liễu, vừa định hỏi Liễu thì Liễu đã nhận ra ngay đó là cô Vân, và kia là thầy Long, giáo viên của trường Liễu, tuy không trực tiếp dạy Liễu nhưng là bạn học cũ với mẹ Liễu nên thi thoảng có đến nhà Liễu chơi với mẹ. Sau khi nghe Liễu kể vắn tắt những biến động vừa qua của Liễu và của cả bố, mẹ, cô Vân nói: "Cô và thầy Long sẽ đưa em về nhà với mẹ. Chúng ta sẽ làm lại từ đầu, sang năm em sẽ lại thi đại học và nhất định sẽ đậu thủ khoa!”.
    Liễu đang thất vọng vì không tìm thấy mẹ trên tàu (và cũng có thể đó không phải là mẹ Liễu mà chỉ là một người gần giống với mẹ mà thôi) thì khi nghe cô Vân nói như vậy, Liễu rất mừng và có cảm giác như có một bàn tay vô hình luôn luôn đưa ra cứu trợ, cứu nạn mỗi khi Liễu gặp tai ương hoặc cùng đường tuyệt lộ!
*
    Trên đường trở về phía Bắc, con tàu có vẻ vắng khách hơn những chuyến tàu vô Nam. Ngồi bên cạnh Liễu cũng lại là một bà già và một đứa bé. Bà già cũng thích đọc Kiều nhưng không phải là đã thuộc mà nhìn vào một cuốn sách mà ngâm nga:

          Biết bao bướm lả ong lơi
          Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
          Dập dìu lá gió cành chim
          Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
          Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
          Giật mình mình lại thương mình xót xa
          Khi sao phong gấm rủ là
          Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
          Mặt sao dày gió dạn sương
          Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
    Bà già đang đọc thì dừng lại khi thấy Liễu chăm chú lắng nghe. Bà già nhìn Liễu một lát rồi nói một mình: "Lạ thật! Cứ lần nào ta đọc đến chỗ này thì lại gặp một "Kiều nữ”? Có lẽ nào lại có nhiều thân phận tài hoa bạc mệnh như vậy?”. Liễu thấy bà già lẩm bẩm một mình thì nói: "Cháu đang rất cần nghe một lời mách bảo, chỉ dẫn. Bà có thể nói với cháu được không?”. Bà già nhìn Liễu bằng ánh mắt thân thiện rồi thong thả nói: "Ta cũng đang định tìm cách nói cho cháu biết cái kiếp nạn mà cháu sẽ phải đối mặt. Nay cháu đã có lời như vậy thì ta chẳng còn ngần ngại gì nữa. Cháu hãy nghe đây, cháu đang đi học thì gặp gia biến và đang trở thành một món hàng trong tay bọn buôn người đấy!”. Liễu giật mình sửng sốt, hỏi lại: "Ai là bọn buôn người? Chẳng lẽ là hai người kia, cô Vân và thầy Long?”. Liễu nhìn sang hàng ghế đối diện, chỉ thấy cô Vân đang ngủ gà ngủ gật, còn thầy Long thì không thấy đâu? Liễu liền đứng dậy, đi ra tới cuối toa tàu, chỗ bậc lên xuống thì thấy thầy Long đang đứng cúi mặt vào chỗ góc, nói chuyện bằng điện thoại di động với ai đó. Liễu đi tới sát sau lưng thầy Long thì nghe được vài tiếng: "…Có "hàng” mới cho Sếp đây, trẻ đẹp, rất ác chiến!... Gặp nhau ở Ga Vinh nhé!...”. Thầy Long nói xong thì cho điện thoại di động vào túi quần rồi trở lại trong toa tàu, không hề để ý đến Liễu đang đứng ngay sau lưng.
    Liễu thấy đầu óc rối bời và quay như đèn kéo quân! Chẳng lẽ hai người đã từng là cô giáo và thầy giáo kia đã trở thành những kẻ buôn người tàn ác, hiểm độc? Liễu thấy buốt óc, không thể nghĩ nhiều và quyết định trở về chỗ ngồi, sẽ từ từ hỏi bà già cách đối phó. Khi Liễu trở lại chỗ ngồi, thầy Long và cô Vân đang ôm nhau ngủ gà ngủ gật. Bà già thì đang chăm chú nhìn vào cuốn truyện Kiều, đọc lẩm nhẩm. Liễu ngồi xuống cạnh bà già, định nói gì đó với bà thì bà già nói: "Cháu tranh thủ chợp mắt đi! Tới ga Vinh bà sẽ đánh thức dậy! Rồi bà sẽ đưa cháu về nhà bà. Con gái bà, tức mẹ của đứa bé này đang là giáo viên Trung học phổ thông của trường huyện, sẽ có thể giúp cháu trở lại con đường học hành!”. Nghe hai tiếng "Ga Vinh”, Liễu giật mình thoáng nghĩ: sao bà già lại biết kế hoạch của hai người kia? Và câu trả lời đã có ngay: thì bà cũng như mình, ngẫu nhiên mà nghe được! Nghĩ vậy, Liễu yên tâm ngả người vào thành ghế, nhắm mắt lại, cái ngủ ập tới ngay. Nhưng đó là một giấc ngủ chập chờn, luôn có tiếng bánh xe tàu hỏa nghiến xuống đường ray nghe như tiếng ma nói chuyện với quỷ!
*
    Khi tàu sắp tới ga Vinh, bà già đánh thức Liễu dậy. Những tưởng hai người tên Vân và Long kia cũng tỉnh dậy theo như lời hẹn trong điện thoại di động với ai đó, nhưng họ vẫn ôm chặt lấy nhau mà ngủ như chết! Bà già nói nhỏ với Liễu: "Hai người kia vẫn còn ngủ rất say nên ta cứ lẳng lặng mà rút quân!”. Tàu vừa dừng, Liễu và hai bà cháu bà già nhanh nhẹn xuống tàu và đi vào trong sân ga nhốn nháo, đông đúc…Đang là những ngày cuối tháng nên mới sập tối mà tất cả vạn vật như đã biến mất, nhường chỗ cho những hình thù kỳ dị luôn biến ảo như những bóng ma!
    Mới bước đi trong sân ga được hơn chục bước, Liễu có cảm giác như mình bị một cái bao tải lớn loại đựng gạo, chụp mạnh vào đầu rồi bị ai đó vác lên vai, chạy đi rất nhanh. Đó là Liễu nhớ lại từ khi bước trên tàu xuống sân ga. Còn bây giờ thì Liễu thấy rõ ràng mình bị trói cả tay, cả chân vào một cái cột trong một căn nhà nhỏ, loại nhà dùng làm quán bán hàng thường thấy bên ven đường quốc lộ ở khắp nơi.
    Căn nhà có buồng trong, buồng ngoài, Liễu đang bị nhốt ở buồng trong, tối om. Buồng ngoài chỉ có một cái đèn Hoa Kỳ loại nhỏ, đặt trên mặt một cái bàn nhỏ. Có ánh đèn pin loang loáng rồi có hai người đi vào nhà. Một người hỏi: "Anh nhận được tin là tới ngay. Các chú làm tốt lắm! "Hàng” không có vấn đề gì chứ?”. Một người khác đáp: "Đại ca cứ yên tâm mà thưởng thức, đệ đã kiểm tra sơ bộ, ngon lành, thơm thịt hết ý con bà Tý!”. Có ánh sáng đèn pin loang loáng ngoài cửa căn buồng nhốt Liễu. Liễu giật mình lo sợ nghĩ, chắc thằng Đại ca vừa tới sẽ vào "ăn thịt” mình đây! Vừa nghĩ tới đó thì Liễu nghe thấy có tiếng bà già, đúng là bà già ban nãy, vọng vào từ ngoài cổng: "Bọn chúng đã cuỗm "Hàng” của tôi rồi đưa vào đây. Chắc chắn chưa thể kịp chuyển đi chỗ khác!”. Có tiếng nói khác: "Anh em! Ai giết được tướng sẽ được thưởng mỹ nhân! Xông lên!...”. Tiếng nói kia vừa dứt thì bọn ở trong căn nhà nhỏ ào ra sân, bọn ở ngoài cổng cũng nhất tề nhảy vào, cuộc hỗn chiến xảy ra tức thì!
    Liễu cố cựa quậy để thoát ra khỏi chỗ tổ quỷ này nhưng dường như càng cựa quậy thì sợi dây trói càng thít chặt! Đây là kiểu trói của bọn chuyên nghiệp. Liễu tưởng như bất lực buông xuôi thì có một đứa bé lách vào, đến bên Liễu và vừa lần mò cởi dây trói cho Liễu vừa nói nhỏ: "Em đến cứu chị đây! Giờ em sẽ đưa chị trở lại sân ga, nhưng chị chờ tàu vào Nam rồi hãy lên tàu! Vào Nam, tới thẳng Sài Gòn, chị sẽ dễ sống hơn!”. Liễu chưa hết ngạc nhiên khi nhận ra đứa bé là cháu của bà già ban nãy thì đứa bé đã cởi xong dây trói, nhẹ nhàng dắt Liễu đi ra khỏi căn nhà nhỏ. Ngoài sân, ngoài cổng vẫn còn diễn ra cuộc hỗn chiến giữa hai băng nhóm tranh giành một mối hàng. Đó là chuyện xảy ra thường xuyên ở đây. Tới sân ga, đứa bé móc trong cái túi được may phía trong cái quần, lấy ra hai tờ giấy bạc, đưa cho Liễu và nói nhanh: "Chúc chị gặp nhiều may mắn! Vài năm nữa thế nào em cũng vào Sài Gòn, nếu có duyên chị em mình sẽ lại gặp nhau! À, em cũng tên là Liễu, em thích gọi là Dương Liễu!”. Cô bé Dương Liễu đã đi từ lâu mà Liễu còn cầm mãi hai tờ giấy bạc cô bé đưa cho! Liễu có cảm giác như bàn tay bé nhỏ của cô bé luôn còn đậu lại trên bàn tay cô, khiến cô có một cảm giác sung sướng kỳ lạ! Cái cảm giác này sẽ theo Liễu đi suốt cuộc đời!

*
    Tàu vào Nam vừa dừng trong sân ga, Liễu đã nhanh nhẹn nhảy lên tàu, tìm một chỗ ngồi bên cạnh hai người bộ đội. Theo như suy nghĩ của Liễu thì những người bộ đội là những người đáng tin cậy nhất khi ta đi giữa dòng đời.
    Hai người bộ đội đó là hai viên sĩ quan đều đeo quân hàm trung úy, một người tên Trung, một người tên Hạ. Hai người vừa mơ màng trong giấc ngủ chập chờn thì cùng tỉnh dậy khi cùng thấy có một mùi hương lạ đang tỏa hương ngây ngất. Trung tỉnh dậy trước, vừa nhìn thấy Liễu ngả đầu vào vai mình mà ngủ thì vụt nghĩ: "Trong giấc mơ, mình đã mơ thấy có một nàng Tiên từ trên trời nhẹ nhàng bay xuống rồi ngồi xuống bên mình, ngả đầu lên vai mình mà ngủ ngon lành, thì khi tỉnh dậy, đúng là như thế? Thế này thì kỳ lạ thật? Thần Tiên báo mộng chăng? Số phận đã đem cô gái này giao phó cho mình chăng?”. Trung vừa nghĩ tới đó thì Hạ tỉnh dậy. Hạ ngồi ở phía trong ghế, sát cửa sổ của toa tàu. Hạ cũng phát hiện ra mùi hương lạ đang tỏa hương, một mùi hương đặc biệt quyến rũ! Khi nhìn thấy có một cô gái cực kỳ xinh đẹp đang ngả đầu vào vai Trung mà ngủ thì nghĩ: "Trong giấc mơ, rõ ràng là mình nằm mơ thấy có một nàng Công chúa chạy đến bên mình và nói "Hãy cứu em! Bọn cướp đang đuổi theo, chúng muốn làm nhục em!”, Hạ liền kéo nàng Công chúa vào lòng và nói "Đã có anh đây, đứa nào đụng vào em anh sẽ bắn vỡ sọ!”, có ba thằng cướp mặt mũi dữ tợn đuổi tới nơi, thấy vậy thì đều bỏ chạy!...Vậy sao bây giờ nàng Công chúa đó lại ngả đầu vào vai Trung mà ngủ ngon lành? Bộ ngực căng tròn của cô gái khẽ phập phồng theo hơi thở nhẹ, khuôn mặt trắng hồng như đang mỉm cười, chắc cô gái đang mơ một giấc mơ đẹp?”. Hạ nhìn Trung ngạc nhiên, Trung cũng ngạc nhiên nhìn Hạ không hiểu người bạn nhìn mình như vậy có nghĩa thế nào? Hai người còn lúng túng chưa biết nói với nhau thế nào về những ý nghĩ vừa chợt đến trong đầu thì Liễu tỉnh dậy. Liễu thấy hai anh bộ đội cứ nhìn mình chằm chằm thì nói: "Hai anh cho em ngồi ở đây nhé? Em vừa mới lên tàu, chưa kịp mua vé…”.
Trung nói ngay: "Không sao! Chúng tôi sẽ mua vé bổ sung cho cô! Vậy cô đi đâu?”. Liễu nhớ ngay tới lời cô bé lúc chia tay thì nói ngay: "Em vào Sài Gòn!...”. Hạ nhanh nhảu: "Thế thì cùng xuống ga với chúng tôi rồi! Vậy cô sẽ tới quận mấy, thăm người nhà à?”. Trung cướp lời: "Cậu hỏi gì mà nhiều thế, cứ như là lấy khẩu cung thì ai người ta trả lời kịp!”. Hạ liền rối rít "xin lỗi…xin lỗi” khiến cho Liễu bật cười và cô thấy hai anh bộ đội này thật vui, đúng là người tốt, có thể tin tưởng được!
*
    Sau khi biết rõ hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã của Liễu, cả hai anh chàng trung úy ngồi thừ người đến mười phút. Vẫn là trung nói trước: "Rất khó khăn là chúng tôi còn tại ngũ, việc thu xếp chỗ ở cho Liễu có bất tiện nhưng ta sẽ làm từng bước, không có việc gì mà không giải quyết được. Trước mắt, chúng tôi sẽ tìm nhà trọ cho Liễu ở tạm. Hai tháng nữa, chúng tôi sẽ ra quân và sẽ kiếm một căn hộ đàng hoàng, chúng ta sẽ cùng luyện thi đại học! Liễu sẽ trở lại con đường học hành, chúng tôi cũng sẽ quyết thi đỗ! Không có việc gì khó!”. Hạ tiếp lời: "Trung nói rất đúng! Việc Liễu ngẫu nhiên gặp chúng tôi tuy có bất ngờ nhưng chúng ta có cùng chí hướng: chúng tôi quyết thi vào đại học còn Liễu thì nối lại chuyện học hành đã bị đứt đoạn mấy tháng nay! Chỉ cần quyết tâm là có thể thành công!”. Nghe hai anh chàng sĩ quan trẻ nói chuyện học hành, rồi chuyện thi vào đại học, Liễu thấy mình như được trở lại như là cô bé Liễu "cao kều” trước đây! Chỉ mới có mấy tháng trời trôi dạt nơi góc biển chân trời mà có những lúc Liễu tưởng như mình đã là người của chốn giang hồ rồi! Từ trong thâm tâm, Liễu nghĩ mình thật may mắn khi gặp được hai anh chàng bộ đội này. Nhưng có lúc Liễu chợt nghĩ: có vẻ như là cả hai anh chàng đều rất thích Liễu, đều dành cho Liễu những tình cảm thật đặc biệt! Rất mơ hồ, nhưng Liễu đã nhìn rõ cảnh ngộ mới của mình: cô đang phải đối mặt với một mối tình tay ba mà không bao giờ có đáp án cụ thể nếu cả ba người cùng tồn tại!

*
    Những ngày ở trọ của Liễu tưởng chừng sẽ êm ả bởi có hai chàng sĩ quan làm vệ sĩ thì còn sợ gì ai, nhưng tai ương không tấn công Liễu bằng vũ lực mà bằng những lời đường mật. Và kẻ dùng những lời đường mật kia tấn công Liễu không phải từ đâu xa xôi mà chính là bà chủ nhà trọ.
    Bà chủ nhà trọ vốn là một Tú Bà đã hoàn lương, đã "rửa tay gác kiếm” một thời gian dài. Nhưng khi nhìn thấy Liễu, cái "máu Tú Bà” trong người bà chủ nhà trọ lại réo sôi trong huyết quản. Bà chủ nhà trọ khẳng định ngay Liễu chính là "Con gà đẻ trứng vàng” mà số phận đã trao vào tay bà! Người xưa đã có câu, cờ đến tay mà không biết phất là người khờ! Và thế là bà quyết phất bằng được mới nghe! Đầu tiên là bà chủ kết thân với Liễu, mua sắm quần áo, đồ trang sức cho Liễu một cách vô tư, khiến Liễu cảm động mà gọi bà là "Nghĩa mẫu”. Những lúc đêm khuya thanh vắng, bà chủ thường tâm tình với Liễu: "Hai anh lính kia không thể đem lại hạnh phúc cho con. Có thể họ là người tốt, yêu thương con thật lòng nhưng con sẽ phải sống trong nghèo khổ…Con có một hình thể rất đẹp mà cô người mẫu thời trang nào nhìn thấy cũng phải ganh tỵ! Con có thể trở thành người mẫu thời trang nổi tiếng mà không khó khăn gì! Nhưng làm người mẫu thời trang là mua vui cho thiên hạ, là làm giàu cho kẻ khác. Vả lại, sắc đẹp, cái hình thể quyến rũ của con không phải là thứ vĩnh hằng, nó sẽ tàn phai. Vì thế, con phải làm bà chủ, nắm trong tay tiền tỷ và điều khiển được cả những quan chức tai to mặt lớn!...”. Khi thấy khát vọng làm bà chủ đã chinh phục được phần nào ý chí của Liễu, bà chủ nhà trọ mới vạch ra con đường cụ thể: "Thi vào đại học cũng tốt nhưng công sức bỏ ra nhiều mà thu về chẳng đáng là bao! Sinh viên tốt nghiệp đại học bây giờ thất nghiệp hàng đống, phải đi làm bồi bàn cho các nhà hàng kiếm sống là cái gương nhãn tiền, con không thể cứ nhắm mắt mà lao vào con đường đó! Mà con phải làm bà chủ nhà hàng, con có thể thuê mướn những sinh viên kia làm công cho con, như thế là con đã đứng cao hơn họ rồi đó!”. Liễu nghe thấy quả là có lý. Ngay cả bố và mẹ của Liễu, đều đã tốt nghiệp đại học mà cuộc sống luôn khó khăn, có bao giờ được ăn ngon, mặc đẹp, rồi đến nỗi gia cảnh đầy tai biến? Liễu nói với "Nghĩa mẫu”: "Nhưng con hiện đang trắng tay, sao mà làm bà chủ được?”.
Bà chủ nhà trọ nói ngay: "Sao lại gọi là trắng tay? Bàn tay con là vàng ngọc, cả cơ thể con là một khối vàng!... Vấn đề là phải biết tìm chỗ đứng! Nếu con đứng đúng chỗ mà số phận dành cho con thì con sẽ tỏa hào quang, còn nếu không thì suốt đời chỉ như viên đá lót đường mà thôi!...”. Và bà chủ nhà trọ đã tìm cho Liễu một chỗ đứng tuyệt vời: Có một ông chủ tịch phường, vốn là "người quen” của bà chủ nhà trọ, đã có vợ nhưng vợ lại vừa xấu vừa già, ốm đau tối ngày. Bà chủ nhà trọ mối mai cho Liễu làm "vợ bé” ông chủ tịch phường, thực chất là để lấy giấy phép kinh doanh nhà hàng máy lạnh, và đương nhiên ông chủ tịch phường phải làm "vệ sĩ” vòng ngoài cho Nhà hàng Bồng Lai mà bà chủ nhà trọ đứng tên kinh doanh còn Liễu thì làm bà chủ điều hành (thực ra mọi hoạt động của Nhà hàng đều do bà chủ nhà trọ điều khiển)…

*
    Tới ngày Nhà hàng Bồng Lai khai trương, hai chàng trung úy mới biết vì được mời dự lễ khai trương! Khi nhận được giấy mời dự lễ khai trương nhà hàng máy lạnh Bồng Lai, Trung nói với Hạ: "Chúng ta đã "lao tâm khổ tứ” biết bao nhiêu mới đưa được cô Liễu ấy vào đây an toàn nguyên vẹn, nay chẳng lẽ lại để họ "nẫng tay trên” như vậy sao?”. Tức thì Hạ nói: "Sao với giăng gì nữa, chúng ta phải đến đòi lại, "những cái gì của Xê-da thì phải trả lại cho Xê-da”!”. Nói rồi hai anh chàng trung úy nai nịt gọn gàng xuất phát. Không biết hai anh chàng sĩ quan trẻ tuổi có giành lại được người đẹp hay không, xin xem hồi sau (chương 4) sẽ rõ!

 Đỗ Ngọc Thạch
(Còn nữa)
Phongdiep.net
Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

Đường Văn ::

nguồn: phongdiep.net