Đỗ Ngọc Thạch - YuMe.vn
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (tìm trên Google)- 4 truyỆn cỰc ngẮn ; tÔi Đi lÀm gia sƯ ; 7 truyỆn cỰc ngẮn ; nhÀ sƯu tẦm vĂn hỌc dÂn gian vÀ nhÀ ĐỊa chẤt ; bẠn hỌc lỚp ...www.newvietart.com/DONGOCTHACH_ saigon.html - Bộ nhớ cache
- Đọc lại Bóng Chữ của Lê Đạt. Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 7 Cuộc đời và Thơ Lê Đạt (1) có ...www.vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc- thach.html - Bộ nhớ cache
- nhân kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10-10, mời nọi người đọc truyện ngắn viết về Hà Nội này, rất hay!blog.tamtay.vn/entry/view/730406/Truyen- ngan-Dac-Trung-The-Loai-Do... - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ blog.tamtay.vn » - Khi tôi về nhận công tác ở Sở văn hóa tỉnh X thì bất ngờ gặp lại Tháo, đương chức giám đốc sở Lâm nghiệp.blog.tamtay.vn/entry/view/726918/Cau- Lac-bo-VIP-Truyen-ngan-Do... - Bộ nhớ cache
- Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. ... (truyện ngắn) 05.03.2009: Chùm thơ về chiến tranh của Đỗ Ngọc Thạch (thơ)trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495 - Bộ nhớ cache
- YuMe.vn - TƯỢNG NHÀ MỒ Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Đến Tây Nguyên, tôi bị thu hút vào “những nỗi đau đã hóa đá ...yume.vn/dongocthach18/article/tuong-nha- mo-vi-hanh-do-ngoc-thach... - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ yume.vn » - Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt ... Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn) Làng nói trạng (truyện ngắn)vanchuongviet.org/ index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831 - Bộ nhớ cache
- YuMe.vn - 11 Truyện ngắn ngắn đỗ ngọc thạch trên vanchuongviet.org ...yume.vn/dongocthach18/article/11-truyen- ngan-ngan-do-ngoc-thach... - Bộ nhớ cache
- TRANG CHỦ; GAMESHOW. Đấu Trường 100; Chìa Khóa Vàng; Chơi Chữ; Ô Chữ Vàng; Khám Phá Chữ Việt; Khắc Nhập Khắc Xuất; REALITYSHOWsongvangproduction.com.vn/index.php/tin- tuc-lien-quan-dt100/69-u... - Bộ nhớ cache
Search Shortcut
- Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch. Tuyển tập những bài viết của tác giả Đỗ Ngọc Thạch Truyện ngắn Vũ Thị Nhuận; Chuyên mục.www.vannghechunhat.net/truyen - Bộ nhớ cache
- Truyện ngắn Thơ Truyện dài Truyện cười Phê bình Tư liệu văn học Truyện cổ tích Lịch sử Hồi ký, tùy bút Tuổi học trò Kiếm ...4phuong.net/ebook/38965607/truyen-ngan- ngan-1.html - Bộ nhớ cache
- Lời thề thứ Hai - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lời thề thứ hai - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch Lời thề thứ hai ...viettruyen.vn/dongocthach18 - Bộ nhớ cache
- Truyện ngắn Thơ Truyện dài Truyện cười Phê bình Tư liệu văn học Truyện cổ tích Lịch sử Hồi ký, tùy bút Tuổi học trò Kiếm ...4phuong.net/ebook/39108392/truyen-ngan- ngan-6.html - Bộ nhớ cache
- Truyện ngắn Trần Dũng: Bến Gừa. Nguyên phân vân dừng xe trước ngã ba đường. Làng Long Thạnh bây giờ đổi thay nhiều quá.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/ truyen-ngan/do-ngoc-thach... - Bộ nhớ cache
- * T ọa đàm về văn xuôi nữ do Viện văn học tổ chức dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 - 2012phongdiep.net/ default.asp?action=article&ID=12876 - Bộ nhớ cache
- TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH . NVTPHCM- Có ngàn lẻ một cách kiếm sống, từ nhọc nhằn cho đến nhàn hạ.nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/ truyen-ngan/do-ngoc-thach... - Bộ nhớ cache
- 2 truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch. 12/11/2011 21:27 | 37 lượt xemblog.yume.vn/xem-blog/2-truyen-ngan-ve- ban-hoc-cua-do-ngoc-thach... - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ blog.yume.vn » - Nó có tên tuổi, có bố mẹ như bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng bây giờ người ta chẳng cần biết gốc gác, lai lịch của nó như thế ...vandanvn.net/vi/news/Thu-vien-truyen- ngan/Truyen-ngan-2-Do-Ngoc... - Bộ nhớ cache
- (Nhân đọc ba truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch) Trên trang mạng phongdiep.net, nhà văn Đỗ Ngọc Thạch vừa cho xuất hiện liên tiếp ...www.vanchuongviet.org/ index.php?comp=tacpham&action=detail&id=9855 - Bộ nhớ cache
- Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch . Sơn Tây từ xa xưa đã là phên giậu của kinh đô Thăng Long . ... Đỗ Ngọc Thạch : Các bài khác: ...bichkhe.org/home.php?cat_ id=147&id=1398&kh=6b25cf - Bộ nhớ cache
- Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch . Ngày mười bốn tháng chín năm bảy chín, đoàn khảo sát văn hóa dân gian của ông Tô Ngọc đến ...phongdiep.net/ default.asp?action=article&ID=6455 - Bộ nhớ cache
- Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết ...nguoibanduong.net/ index.php?nv=News&at=article&sid=6282 - Bộ nhớ cache
- Giai điệu mùa hè - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạchwww.nguoibanduong.net/ index.php?nv=News&at=article&sid=5679 - Bộ nhớ cache
- Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch . Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại ...www.bichkhe.org/home.php?cat_ id=147&id=1428 - Bộ nhớ cache
- Tập truyện ngắn Dị Hương của nhà văn ... Đỗ Ngọc Thạch ...sites.google.com/site/vanhocfamily/dho- ngoc-thach-ve-hoi-the
Thêm kết quả từ sites.google.com » - Truyện Ngắn - Đỗ Ngọc Thạch - Tứ Đại Đồng Đường - Tứ Đại Đồng Đườngelib.quancoconline.com/ui/ viewcontent.aspx?g=46179 - Bộ nhớ cache
- Truyện Ngắn - Đỗ Ngọc Thạch - Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện - Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyệnelib.quancoconline.com/ui/ viewcontent.aspx?g=45792 - Bộ nhớ cache
- Truyện ngắn; Xã Hội. Giờ trái đất; Năm 2012; Video; ... Đỗ Ngọc Thạch. Rating: 0.0/10 (0 votes cast) Rating: 0 (from 0 votes) Tags: ca trực, Ca ...www.ymoi.com/2010/02/ca-truc-dm-giao- thua-do-ngoc-thach - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ ymoi.com » - Nghêu, Sò, Ốc, Hến Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở Tuồng Hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng mẫu ...sachxua.net/forum/ index.php?topic=12141.0 - Bộ nhớ cache
Tượng Nhà Mồ ; Vi Hành - Đỗ Ngọc Thạch - YuMe.vn
Tượng Nhà Mồ ; Vi Hành - Đỗ Ngọc Thạch
TƯỢNG NHÀ MỒ
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Đến Tây Nguyên, tôi bị thu hút vào “những nỗi đau đã hóa đá” – những
bức tượng nhà mồ hình người ôm mặt đau khổ, có ở rất nhiều nơi trên
vùng đất Gia Lai – Kon Tum này. Và rồi cơn gió lành đã đưa
đến cho tôi một ông phó tiến sĩ nghệ thuật học hẳn hoi, cũng mê cái
đề tài nghiên cứu này. Thế là chúng tôi bắt tay nhau, tiến vào những bát
trận đồ bí ẩn…
Nếu như ông bạn phó tiến sĩ nghệ thuật học của tôi, theo bản năng nghề nghiệp, quan tâm đến những mảng khối, động thái, mô-típ, phong cách này nọ của những pho tượng , thì tôi lại quan tâm nhiều đến điều khác, ở ngoài khu vực nhà mồ, đó là người tạc tượng nhà mồ - tác giả của những pho tượng. Vì sao họ tạc tượng ? Họ suy nghĩ gì khi làm ra những tiếng nói bằng gỗ ấy ? Vì thế, trong khi ông bạn tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, rồi say sưa đo đạc, quan sát, chụp ảnh…thì tôi đi lùng sục trong buôn làng để tìm cho ra tác giả của những pho tượng. Song, qua bao nhiêu khu tượng nhà mồ, tôi đều thất vọng, vì tôi chỉ tìm thấy những người làm theo mẫu có sẵn, kiểu như những người thợ gỗ, chứ không phải là tác giả đích thực, theo như quan niệm của tôi.
Song, chính vào thời điểm tôi thất vọng gần như hoàn toàn thì tôi đã tìm ra .
Hôm ấy, chúng tôi đến một làng người Gia Rai, gặp một khu nhà mồ, còn khá mới và rất nhiều tượng. Ông bạn của tôi lao vào chụp ảnh, đo đạc, ngắm ngía như người ghiền gặp cuộc nhậu…Trời nắng và nóng quá, tôi đứng dưới một tán cây, ngắm nhìn khu nhà mồ và suy nghĩ miên man về những cái chết của con người…
- Này ! Nghĩ gì mà đứng nghệt ra như tượng thế ?- Hiên, người hướng đạo, vỗ bộp vào lưng tôi và cười khậc khậc ! Tôi giật mình và chưa kịp định thần thì tóc gáy đã dựng ngược khi nhìn thấy một con sâu kỳ lạ, to đùng, lông tua tủa đang bò trên cánh tay áo ! Tôi chưa kịp hết cơn sợ hãi (tôi vốn rất sợ loài sâu bọ) thì Hiên đã nhẹ nhàng nhón con sâu khỏi tay áo tôi, gói vào một mảnh giấy, bật quẹt châm lửa đốt. Khi ngọn lửa vừa tắt, Hiên tung cái xác con sâu từ bàn tay nọ qua bàn tay kia, thổi phù mấy cái rồi ném gọn vào mồm nhai ngon lành trước sự khiếp đảm của tôi.
- Thuốc bí truyền đấy ! – Hiên nói tỉnh khô – Loại sâu này ăn một thứ búp lá đặc biệt và chế ra một loại thuốc quý, còn hơn cả “cường lực đại bổ”, “sâm qui tinh” vì nó còn có thể chữa bách bệnh !
- !?
- Ông không tin à ? Sao ông cứ nhìn tôi như một tên mọi thế ! Này, xin báo cho ông biết, thuốc này còn gọi là “kháng sinh thực vật”, hiệu nghiệm hơn cả Pê-ni-xi-lin, cả lanh-cô-xin nữa đấy nhé. Khì ! Khì !...- Hiên cười tít mắt – Cái gì ông cũng tròn xoe mắt ra thế kia thì có ngày con ma-lai nó nuốt chửng ông đấy ! Phải thổ công như tôi đây này !
Hiên còn luyên thuyên gì nữa mà tôi nghe không rõ vì lúc thì anh ta xen tiếng dân tộc, lúc xen tiếng Tây bồi, hoa chân múa tay tít mù, cứ như là thầy phù thủy.
Hiên có khuôn mặt và hình thể khó tả : không già không trẻ ,không béo không gầy, đôi lúc có vẻ bí ẩn, xa xôi .Điệu bộ của Hiên lúc thì trịnh trọng, thoắt cái đã rất nhắng nhít, liến thoắng như người bán thuốc rởm ở bến xe ô tô. Theo như lời tự giới thiệu. Hiên vốn là cán bộ thông tin xã (chuyên cầm loa đi đọc tin thời sự, vận động bà con ăn chín uống sôi, làm hố xí hai ngăn…), nhập ngũ rồi đi B. Làm đủ việc, bách nghệ, nhưng chưa bao giờ cầm súng bắn giặc ! Thế rồi Hiên cũng leo lên lon thiếu úy, chính trị viên phó đại đội, rồi trợ lý tuyên huấn trung đoàn, sư đoàn. Sau giải phóng 75, do tỉnh thiếu cán bộ văn hóa thông tin, Hiên chuyển ngành làm trưởng phòng văn nghệ. Nhờ có “năng khiếu” ca dao, hò vè và nhanh mồm, mau miệng, tích cực đi nói chuyện thời sự khắp các ban, ngành trong tỉnh, chẳng mấy chốc lên phó giám đốc Sở. Đang chuẩn bị lên chức chánh thì đùng một cái “phốt” khá nặng : sau khi xin cho một cô bé vào làm việc ở Sở, Hiên “bồ bịch” làm cô bé có thai, nạo thai, không may bị chết ! Hiên bị cách chức xuống làm cán bộ cấp huyện, nhân có đợt tăng cường cấp huyện. Lại mắc “phốt”. Hiên xuống làm cán bộ văn hóa thông tin xã ở cái xã này cho đến lúc gặp chúng tôi.
- Ông ạ ! Người ta sinh ra từ cát bụi, rồi lại trở về cát bụi, ai nói thế chí lý thật ! – Hôm mới tiếp xúc với tôi, sau khi tâm sự lịch sử trường đời, Hiên nói – Tôi vốn bước vào trường đời bằng cái loa, bây giờ lại trở về với cái loa. Chỉ có khác là cái loa “xì-te-ri-ô” bây giờ hiện đại lắm …Thỉnh thoảng mở nhạc “đít cô” nghe cũng vui, quên đời !...Nhiều lúc buồn, ngồi ngẫm nghĩ sự đời cũng thấy ân hận, xót xa ! Loài sâu bọ, nhìn tởm thế mà còn có ích. Còn mình thì…Tội của mình đáng chết chém mà chỉ tụt bậc, thế là phúc lớn bằng cái đình rồi ! Nghĩ kỹ, mình thất học, ngu dốt, chỉ quen sống mồm miệng đỡ chân tay mà bổng lộc cao sang, cao lương mỹ vị nếm đủ cả, còn đòi hỏi gì nữa ? Thú thật với ông , mới nhìn thấy tôi bố nhắng thế, chứ tôi sống nội tâm lắm !...
- ! ?
- Đó là sau khi tôi tỉnh ngộ ra, nhờ được biết nguồn gốc của cái tượng nhà mồ đau khổ kia. Từ ấy, tôi luôn bị ân hận, day dứt hai điều : đã không tìm được chỗ đứng thích hợp trong cuộc sống. Và, chính từ đó đã dẫn đến điều thứ hai : thành kẻ giết người !...Con người ta được thanh lọc khi cảm nhận bị kịch xót xa ! Nhà văn các ông thường nói thế là gì ? Rồi tôi sẽ kể cho ông nghe, và có thể phải nhờ ông một việc…
Tôi đang bồng bềnh trong những ý nghĩ về Hiên, về sự thăng trầm, biến đổi của đời người thì “bộp”, một con sâu giống hệt con ban nãy lại rơi xuống tay áo tôi. Tôi chưa kịp sởn gai ốc thì đã thấy con sâu vàng ươm, thơm ngậy nằm trên bàn tay xương xẩu của Hiên ! Hiên chìa con sâu nướng vào mặt tôi nói tỉnh khô :
- Ông ăn đi ! Ông được “sâu sa” là gặp hên đó ! Loài sâu này là nhà luyện đan tài tình. Tôi quí ông mới bày cho ông ăn, không những không chết mà còn trường sinh bất lão ! Biệt dược Tây Nguyên đấy !
Trước đây, tôi đã từng bị ép nuốt thạch sùng, nhái bén để chữa bệnh, cho nên, như có phản xạ tự nhiên của người luôn bị bệnh tật đe dọa, tôi há mồm để Hiên ném nhẹ con sâu vào mồm, lại nghĩ đến chùm lông tua tủa của con sâu cứ uốn lượn khi nó bò trên tay áo, tôi định nhắm mắt nuốt thì “Ọe… ! Ọe…Ộc !...”
Khi tỉnh lại, thấy thần kinh thanh thản thì nhận ra mình đang nằm trên thảm cỏ, kề bên là hai máng nước đang chảy óc óc…roạt roạt !... Thì ra Hiên đã đưa tôi đến bến nước. Thấy tôi đã tỉnh, Hiên vỗ tay cười và nói vui vẻ .
- Ông bị rối loạn tiền đình ! Cũng có khả năng rối loạn tiêu hóa và cả rối loạn kinh mạch nữa ! Nhưng đã nôn được ra mật như thế là tốt ! Sau khi ông hết nôn, tôi đã nghiền vị thuốc đó với nước nguồn này cho ông uống, ông mới hồi tỉnh đấy chứ ! Thuốc bách bệnh mà lị !
Nghe Hiên nói vậy, tôi lại cảm thấy như con sâu đầy lông đang bò trong cổ và chực nôn. Lập tức, Hiên nhét vào mồm tôi một quả gì đó bé tí và nói :
- Ông nhai đi và đừng nghĩ gì đến con sâu ấy nữa. Ông mắc bệnh tưởng rồi ! Rất tiếc là tôi không rành tâm thần học. Nhưng nhai quả đi và uống thêm ba ngụm nước nữa ông sẽ thấy thanh thản, như là thoát tục, lên tiên vậy !
Nhìn mạch nước nguồn từ trong khe núi chảy ra, như là vô tận, tôi bị thôi miên vào nguồn nước ấy. Dòng nước ấy chảy ra từ đâu và sẽ dừng lại ở đâu ? Là nước mắt của núi rừng sao không bao giờ khô cạn ? Là niềm vui của con người sao chứa đựng bao tai họa bí ẩn ?... Không khí ở bến nước dịu mát đã nhanh chóng làm thần kinh tôi hưng phấn, tỉnh táo.
- Bến nước này có lịch sử li kỳ lắm, rồi tôi sẽ kể cho ông nghe . Ở cái đất Tây Nguyên này có nhiều cái thú vị đối với cái nghề văn chương của các ông lắm. Bây giờ, tôi tranh thủ kể cho ông nghe về sự tích tượng nhà mồ. Xin thề với ông là chưa hề ai được nghe câu chuyện này. Chỉ với ông thôi – Hiên đột ngột đăm chiêu kỳ lạ - Thật đấy, chỉ với ông, tôi mới kể. Đó là cái tình cảm tri ngộ. Nhìn tướng ông, tôi kính nể ông lắm !...
Nếu như ông bạn phó tiến sĩ nghệ thuật học của tôi, theo bản năng nghề nghiệp, quan tâm đến những mảng khối, động thái, mô-típ, phong cách này nọ của những pho tượng , thì tôi lại quan tâm nhiều đến điều khác, ở ngoài khu vực nhà mồ, đó là người tạc tượng nhà mồ - tác giả của những pho tượng. Vì sao họ tạc tượng ? Họ suy nghĩ gì khi làm ra những tiếng nói bằng gỗ ấy ? Vì thế, trong khi ông bạn tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, rồi say sưa đo đạc, quan sát, chụp ảnh…thì tôi đi lùng sục trong buôn làng để tìm cho ra tác giả của những pho tượng. Song, qua bao nhiêu khu tượng nhà mồ, tôi đều thất vọng, vì tôi chỉ tìm thấy những người làm theo mẫu có sẵn, kiểu như những người thợ gỗ, chứ không phải là tác giả đích thực, theo như quan niệm của tôi.
Song, chính vào thời điểm tôi thất vọng gần như hoàn toàn thì tôi đã tìm ra .
Hôm ấy, chúng tôi đến một làng người Gia Rai, gặp một khu nhà mồ, còn khá mới và rất nhiều tượng. Ông bạn của tôi lao vào chụp ảnh, đo đạc, ngắm ngía như người ghiền gặp cuộc nhậu…Trời nắng và nóng quá, tôi đứng dưới một tán cây, ngắm nhìn khu nhà mồ và suy nghĩ miên man về những cái chết của con người…
- Này ! Nghĩ gì mà đứng nghệt ra như tượng thế ?- Hiên, người hướng đạo, vỗ bộp vào lưng tôi và cười khậc khậc ! Tôi giật mình và chưa kịp định thần thì tóc gáy đã dựng ngược khi nhìn thấy một con sâu kỳ lạ, to đùng, lông tua tủa đang bò trên cánh tay áo ! Tôi chưa kịp hết cơn sợ hãi (tôi vốn rất sợ loài sâu bọ) thì Hiên đã nhẹ nhàng nhón con sâu khỏi tay áo tôi, gói vào một mảnh giấy, bật quẹt châm lửa đốt. Khi ngọn lửa vừa tắt, Hiên tung cái xác con sâu từ bàn tay nọ qua bàn tay kia, thổi phù mấy cái rồi ném gọn vào mồm nhai ngon lành trước sự khiếp đảm của tôi.
- Thuốc bí truyền đấy ! – Hiên nói tỉnh khô – Loại sâu này ăn một thứ búp lá đặc biệt và chế ra một loại thuốc quý, còn hơn cả “cường lực đại bổ”, “sâm qui tinh” vì nó còn có thể chữa bách bệnh !
- !?
- Ông không tin à ? Sao ông cứ nhìn tôi như một tên mọi thế ! Này, xin báo cho ông biết, thuốc này còn gọi là “kháng sinh thực vật”, hiệu nghiệm hơn cả Pê-ni-xi-lin, cả lanh-cô-xin nữa đấy nhé. Khì ! Khì !...- Hiên cười tít mắt – Cái gì ông cũng tròn xoe mắt ra thế kia thì có ngày con ma-lai nó nuốt chửng ông đấy ! Phải thổ công như tôi đây này !
Hiên còn luyên thuyên gì nữa mà tôi nghe không rõ vì lúc thì anh ta xen tiếng dân tộc, lúc xen tiếng Tây bồi, hoa chân múa tay tít mù, cứ như là thầy phù thủy.
Hiên có khuôn mặt và hình thể khó tả : không già không trẻ ,không béo không gầy, đôi lúc có vẻ bí ẩn, xa xôi .Điệu bộ của Hiên lúc thì trịnh trọng, thoắt cái đã rất nhắng nhít, liến thoắng như người bán thuốc rởm ở bến xe ô tô. Theo như lời tự giới thiệu. Hiên vốn là cán bộ thông tin xã (chuyên cầm loa đi đọc tin thời sự, vận động bà con ăn chín uống sôi, làm hố xí hai ngăn…), nhập ngũ rồi đi B. Làm đủ việc, bách nghệ, nhưng chưa bao giờ cầm súng bắn giặc ! Thế rồi Hiên cũng leo lên lon thiếu úy, chính trị viên phó đại đội, rồi trợ lý tuyên huấn trung đoàn, sư đoàn. Sau giải phóng 75, do tỉnh thiếu cán bộ văn hóa thông tin, Hiên chuyển ngành làm trưởng phòng văn nghệ. Nhờ có “năng khiếu” ca dao, hò vè và nhanh mồm, mau miệng, tích cực đi nói chuyện thời sự khắp các ban, ngành trong tỉnh, chẳng mấy chốc lên phó giám đốc Sở. Đang chuẩn bị lên chức chánh thì đùng một cái “phốt” khá nặng : sau khi xin cho một cô bé vào làm việc ở Sở, Hiên “bồ bịch” làm cô bé có thai, nạo thai, không may bị chết ! Hiên bị cách chức xuống làm cán bộ cấp huyện, nhân có đợt tăng cường cấp huyện. Lại mắc “phốt”. Hiên xuống làm cán bộ văn hóa thông tin xã ở cái xã này cho đến lúc gặp chúng tôi.
- Ông ạ ! Người ta sinh ra từ cát bụi, rồi lại trở về cát bụi, ai nói thế chí lý thật ! – Hôm mới tiếp xúc với tôi, sau khi tâm sự lịch sử trường đời, Hiên nói – Tôi vốn bước vào trường đời bằng cái loa, bây giờ lại trở về với cái loa. Chỉ có khác là cái loa “xì-te-ri-ô” bây giờ hiện đại lắm …Thỉnh thoảng mở nhạc “đít cô” nghe cũng vui, quên đời !...Nhiều lúc buồn, ngồi ngẫm nghĩ sự đời cũng thấy ân hận, xót xa ! Loài sâu bọ, nhìn tởm thế mà còn có ích. Còn mình thì…Tội của mình đáng chết chém mà chỉ tụt bậc, thế là phúc lớn bằng cái đình rồi ! Nghĩ kỹ, mình thất học, ngu dốt, chỉ quen sống mồm miệng đỡ chân tay mà bổng lộc cao sang, cao lương mỹ vị nếm đủ cả, còn đòi hỏi gì nữa ? Thú thật với ông , mới nhìn thấy tôi bố nhắng thế, chứ tôi sống nội tâm lắm !...
- ! ?
- Đó là sau khi tôi tỉnh ngộ ra, nhờ được biết nguồn gốc của cái tượng nhà mồ đau khổ kia. Từ ấy, tôi luôn bị ân hận, day dứt hai điều : đã không tìm được chỗ đứng thích hợp trong cuộc sống. Và, chính từ đó đã dẫn đến điều thứ hai : thành kẻ giết người !...Con người ta được thanh lọc khi cảm nhận bị kịch xót xa ! Nhà văn các ông thường nói thế là gì ? Rồi tôi sẽ kể cho ông nghe, và có thể phải nhờ ông một việc…
Tôi đang bồng bềnh trong những ý nghĩ về Hiên, về sự thăng trầm, biến đổi của đời người thì “bộp”, một con sâu giống hệt con ban nãy lại rơi xuống tay áo tôi. Tôi chưa kịp sởn gai ốc thì đã thấy con sâu vàng ươm, thơm ngậy nằm trên bàn tay xương xẩu của Hiên ! Hiên chìa con sâu nướng vào mặt tôi nói tỉnh khô :
- Ông ăn đi ! Ông được “sâu sa” là gặp hên đó ! Loài sâu này là nhà luyện đan tài tình. Tôi quí ông mới bày cho ông ăn, không những không chết mà còn trường sinh bất lão ! Biệt dược Tây Nguyên đấy !
Trước đây, tôi đã từng bị ép nuốt thạch sùng, nhái bén để chữa bệnh, cho nên, như có phản xạ tự nhiên của người luôn bị bệnh tật đe dọa, tôi há mồm để Hiên ném nhẹ con sâu vào mồm, lại nghĩ đến chùm lông tua tủa của con sâu cứ uốn lượn khi nó bò trên tay áo, tôi định nhắm mắt nuốt thì “Ọe… ! Ọe…Ộc !...”
Khi tỉnh lại, thấy thần kinh thanh thản thì nhận ra mình đang nằm trên thảm cỏ, kề bên là hai máng nước đang chảy óc óc…roạt roạt !... Thì ra Hiên đã đưa tôi đến bến nước. Thấy tôi đã tỉnh, Hiên vỗ tay cười và nói vui vẻ .
- Ông bị rối loạn tiền đình ! Cũng có khả năng rối loạn tiêu hóa và cả rối loạn kinh mạch nữa ! Nhưng đã nôn được ra mật như thế là tốt ! Sau khi ông hết nôn, tôi đã nghiền vị thuốc đó với nước nguồn này cho ông uống, ông mới hồi tỉnh đấy chứ ! Thuốc bách bệnh mà lị !
Nghe Hiên nói vậy, tôi lại cảm thấy như con sâu đầy lông đang bò trong cổ và chực nôn. Lập tức, Hiên nhét vào mồm tôi một quả gì đó bé tí và nói :
- Ông nhai đi và đừng nghĩ gì đến con sâu ấy nữa. Ông mắc bệnh tưởng rồi ! Rất tiếc là tôi không rành tâm thần học. Nhưng nhai quả đi và uống thêm ba ngụm nước nữa ông sẽ thấy thanh thản, như là thoát tục, lên tiên vậy !
Nhìn mạch nước nguồn từ trong khe núi chảy ra, như là vô tận, tôi bị thôi miên vào nguồn nước ấy. Dòng nước ấy chảy ra từ đâu và sẽ dừng lại ở đâu ? Là nước mắt của núi rừng sao không bao giờ khô cạn ? Là niềm vui của con người sao chứa đựng bao tai họa bí ẩn ?... Không khí ở bến nước dịu mát đã nhanh chóng làm thần kinh tôi hưng phấn, tỉnh táo.
- Bến nước này có lịch sử li kỳ lắm, rồi tôi sẽ kể cho ông nghe . Ở cái đất Tây Nguyên này có nhiều cái thú vị đối với cái nghề văn chương của các ông lắm. Bây giờ, tôi tranh thủ kể cho ông nghe về sự tích tượng nhà mồ. Xin thề với ông là chưa hề ai được nghe câu chuyện này. Chỉ với ông thôi – Hiên đột ngột đăm chiêu kỳ lạ - Thật đấy, chỉ với ông, tôi mới kể. Đó là cái tình cảm tri ngộ. Nhìn tướng ông, tôi kính nể ông lắm !...
Hồi ấy – Hiên kể - tôi được giao phụ trách một đội văn nghệ tổng hợp
của sư đoàn. Tôi tuy nốt nhạc bẻ đôi không biết nhưng cái khoản ca dao,
hò vè, tấu nói rồi hề cương thì không ai bằng. Với
lại, tôi có cái tướng làm quan, tôi phụ trách ngon lành, đâu ra đấy.
Đội văn nghệ của tôi rất có tín nhiệm với quân khu. Nhưng giờ nghĩ lại
mới thấy hồi ấy mình làm ăn thật nhắng nhít ! Nhưng
khốn nỗi, hồi ấy người ta quen xài mấy thứ tào lao ấy. Ông coi, lúc
ấy, làm gì có thời gian mà bài bản, chính qui được. Với lại, chẳng ai
kịp nghĩ đến mấy thứ cao sang, người ta thuộc lòng đầy
bụng những tấu, “thơ Bút Tre” của tôi rồi còn gì !
Một lần, đội văn nghệ xung kích chúng tôi đang hành quân thì chạm trán bọn phục kích. Thú thật với ông, tôi bị cái bệnh sợ tiếng nổ từ bé, nên khi nghe tiếng súng nổ là hồn vía lên mây ! Tôi chạy quáng quàng một hồi và khi biết mình đã lạc vào giữa mênh mông ngút ngàn thì chỉ thấy trơ thổ địa một mình mình . Phúc tổ là không sứt mẻ gì !
Tôi cứ đi lang thang trong rừng, mặc cho muốn đến đâu thì đến. Tuy sợ, nhưng tôi yên tâm vì mấy ông chiêm tinh làng tôi nói : tôi thường gặp may, lại có quý nhân phù trợ, cứ bình chân như vại trước mọi nguy nan ! Tôi đã nghiệm thấy đúng lắm !...Khi tôi đến một khu rừng thưa thì trời đã tối. Trăng mọc sớm, treo lơ lửng ở một góc rừng. Hoang vắng rợn người, âm u, bí hiểm như là trong các phim thần thoại, ma quỷ ! Tôi đang loay hoay tìm chỗ mắc võng đánh một giấc cho đã thì nghe có tiếng người rì rầm, rì rầm, xen tiếng khóc thổn thức, tắc nghẹn ! Tôi lắng nghe…Và rồi tiếng nói vang lên, như là thoang thoảng trong gió, tịch mịch, nhưng rất rõ :
- Ôi, Thần ông tượng ! Con xin cắn cỏ xin Thần ông tượng ra tay cứu khó phò nguy, cứu người mà con yêu quý nhất đời qua được cái chết nơi rừng sâu hoang vắng này !...Ơi !...
Tôi nhẹ nhàng tiến đến phía có tiếng nói. Tôi căng mắt ra nhìn, tìm kiếm. Tiếng nói biến mất. Ánh trăng như sáng lên. Tôi vừa lách qua một khóm lá thì lặng người, bàng hoàng, sửng sốt : trước mắt tôi là một người đang ngồi bất động, chống tay lên má . Dưới ánh trăng huyền ảo, khuôn mặt ẩn hiện với những nét đau đớn huyền bí, xa xôi !...Cái khuôn mặt đau đớn ấy , càng nhìn càng dễ sợ !.
Khi kịp bình tĩnh lại, tôi tính rút êm khỏi nơi này thì có bóng người động đậy ở ngay kề cái người ngồi chống cằm đau khổ và bí hiểm kia. Tôi chưa kịp nhìn rõ thì lại vang lên tiếng thổn thức, tắc nghẹn khi nãy. Và khoảng hai, ba phút kế tiếp thì tiếng khóc đột ngột thét lên, kinh hoàng tột độ !...
Khuôn mặt Hiên thoáng biến sắc. Hiên lặng đi một hồi lâu rồi như bừng tỉnh, kể tiếp.
-… Đấy, tôi chỉ nhớ rõ được đến như thế, cho đến khi tôi hoàn toàn tỉnh táo để quan sát được chính xác quang cảnh quanh mình lúc ấy. Đó là một khu nhà mồ của đồng bào Gia Rai, đã trở nên hoang vắng từ lâu lắm, chỉ còn sót lại một pho tượng người chống cằm đau khổ mà tôi nhìn thấy từ đầu. Còn ngồi bên cạnh tôi lúc này là Xuyến, một cây đơn ca của đội văn nghệ chúng tôi. Bên cạnh Xuyến là nấm mộ đơn sơ, mới đắp của Lai, một cây ghi-ta của đội. Xuyến đã nói vắn tắt tình hình như thế này : Đội chúng tôi chạm trán với một đại đội thám báo. Anh chị em đã chiến đấu rất dũng cảm (trừ tôi, ma dẫn lối quỷ đưa đường thế nào mà ngay từ tiếng súng nổ đầu tiên, đã “lạc” mất đơn vị !). Cả đại đội thám báo đã bị tiêu diệt nhưng bên ta, chỉ còn lại Lai (đã bị thương nặng) và Xuyến (cũng bị thương ở cánh tay phải). Và cho đến lúc này, chỉ còn lại tôi và Xuyến !
Xuyến ngồi im lặng, như pho tượng kia, rất lâu. Tôi không biết nói gì, cũng ngồi im lặng nhìn Xuyến qua ánh trăng đã trắng đục vì sương đêm. Có lẽ cái cảnh ấy đã kéo dài, rất lâu. Có lúc, tôi cảm giác như Xuyến đã hóa thành pho tượng gỗ !...Thoáng một làn gió nhẹ khiến tôi lành lạnh. Có lẽ trời sắp sáng , phải chấm dứt tình trạng này. Nghĩ thế, tôi gọi khẽ :
- Xuyến !...
Xuyến vẫn ngồi im, bất động. Tôi xích lại gần, vỗ nhẹ vào vai Xuyến. Khi bàn tay tôi chạm bờ vai Xuyến, tôi có cảm giác như chạm vào sự ấm nóng , mềm mại lạ kỳ ! Một luồng điện như chạy nhanh trong người tôi !...Xuyến khẽ giật mình, quay lại nhìn tôi thảng thốt. Dưới ánh trăng, tôi chỉ còn nhìn thấy khuôn mặt bí ẩn, trắng ngần, tuyệt đẹp của Xuyến. Và, cái cúc áo ngực của Xuyến bị đứt từ bao giờ, để lộ ra phần trên của bộ ngực nở căng, nối với cái cổ cao, tạo nên một màu trắng mịn màng khiến tôi mê man. Xuyến bỗng ú ớ như nói cái gì, rồi bàn tay Xuyến, ấm nóng, nắm chặt lấy cánh tay tôi, thở gấp … Lại như có luồng điện phóng qua người tôi ! Tôi ngột thở. Tôi như chỉ còn nhìn thấy bộ ngực nở căng của Xuyến đang phập phồng . Rồi tôi cắm mặt vào bộ ngực ấy, cuồng dại…Khi tôi đã đè Xuyến xuống bãi cỏ, khi cơn nhục dục trong tôi sắp lên đến tột đỉnh thì, bỗng nhiên, tôi thấy như có vật gì giáng xuống đầu tôi đánh “đốp”…Tôi bị ngất đi !
Khi tỉnh lại, tôi thấy trời đã sáng, còn mình thì bị trói giật cánh khỉ bằng sợi dây dù thít chặt. Xuyến đang ngồi gục bên mộ Lai, bất động. Cạnh đó, pho tượng gỗ kỳ lạ nằm đổ vật trên bãi cỏ. Bình tĩnh lại, tôi ước đoán là chính pho tượng gỗ kia đã đổ xuống đầu tôi vào đúng lúc ấy !
Rất đột ngột, Xuyến đứng phắt dậy, nhìn tôi bằng ánh mắt nảy lửa. Cầm khẩu AK, lấy nòng súng gảy cằm tôi lên, Xuyến nói , giọng khô khốc :
- Anh đã làm nhục tôi vào đúng lúc tôi đau khổ đến mất trí vì cái chết của Lai và đồng đội !...Đồ đốn mạt ! Anh đáng nhận cả băng AK này !
- Hãy bắn chết tôi đi ! – Không kịp suy nghĩ gì, tôi bỗng hét lên, như thằng điên – Tôi đáng bị phanh thây xé xác ! Bắn đi !...
Xuyến nhìn tôi bằng cái nhìn lạnh băng , rồi bất ngờ lấy bàn chân di di vào mặt tôi, ấn mạnh một cái vào mồm tôi rồi nói gằn :
- Câm ngay ! Đừng có rống lên như chó chết thế ! Anh chưa được chết đâu, đồ đốn mạt như anh không được chết cùng với những người lính chúng tôi. Phải sống mà chuộc lại những tội lỗi và thi hành ngay mệnh lệnh của tôi đây ! Hãy chôn tôi bên cạnh mộ Lai và trồng xung quanh hai nấm mộ một vòng hoa pét . Xuyến vừa dứt lời, hai tiếng AK nổ vang, rung chuyển cả khu rừng vắng ! Xuyến lảo đảo, quăng khẩu AK rồi đổ nhào trên nấm mộ Lai !...
Một lần, đội văn nghệ xung kích chúng tôi đang hành quân thì chạm trán bọn phục kích. Thú thật với ông, tôi bị cái bệnh sợ tiếng nổ từ bé, nên khi nghe tiếng súng nổ là hồn vía lên mây ! Tôi chạy quáng quàng một hồi và khi biết mình đã lạc vào giữa mênh mông ngút ngàn thì chỉ thấy trơ thổ địa một mình mình . Phúc tổ là không sứt mẻ gì !
Tôi cứ đi lang thang trong rừng, mặc cho muốn đến đâu thì đến. Tuy sợ, nhưng tôi yên tâm vì mấy ông chiêm tinh làng tôi nói : tôi thường gặp may, lại có quý nhân phù trợ, cứ bình chân như vại trước mọi nguy nan ! Tôi đã nghiệm thấy đúng lắm !...Khi tôi đến một khu rừng thưa thì trời đã tối. Trăng mọc sớm, treo lơ lửng ở một góc rừng. Hoang vắng rợn người, âm u, bí hiểm như là trong các phim thần thoại, ma quỷ ! Tôi đang loay hoay tìm chỗ mắc võng đánh một giấc cho đã thì nghe có tiếng người rì rầm, rì rầm, xen tiếng khóc thổn thức, tắc nghẹn ! Tôi lắng nghe…Và rồi tiếng nói vang lên, như là thoang thoảng trong gió, tịch mịch, nhưng rất rõ :
- Ôi, Thần ông tượng ! Con xin cắn cỏ xin Thần ông tượng ra tay cứu khó phò nguy, cứu người mà con yêu quý nhất đời qua được cái chết nơi rừng sâu hoang vắng này !...Ơi !...
Tôi nhẹ nhàng tiến đến phía có tiếng nói. Tôi căng mắt ra nhìn, tìm kiếm. Tiếng nói biến mất. Ánh trăng như sáng lên. Tôi vừa lách qua một khóm lá thì lặng người, bàng hoàng, sửng sốt : trước mắt tôi là một người đang ngồi bất động, chống tay lên má . Dưới ánh trăng huyền ảo, khuôn mặt ẩn hiện với những nét đau đớn huyền bí, xa xôi !...Cái khuôn mặt đau đớn ấy , càng nhìn càng dễ sợ !.
Khi kịp bình tĩnh lại, tôi tính rút êm khỏi nơi này thì có bóng người động đậy ở ngay kề cái người ngồi chống cằm đau khổ và bí hiểm kia. Tôi chưa kịp nhìn rõ thì lại vang lên tiếng thổn thức, tắc nghẹn khi nãy. Và khoảng hai, ba phút kế tiếp thì tiếng khóc đột ngột thét lên, kinh hoàng tột độ !...
Khuôn mặt Hiên thoáng biến sắc. Hiên lặng đi một hồi lâu rồi như bừng tỉnh, kể tiếp.
-… Đấy, tôi chỉ nhớ rõ được đến như thế, cho đến khi tôi hoàn toàn tỉnh táo để quan sát được chính xác quang cảnh quanh mình lúc ấy. Đó là một khu nhà mồ của đồng bào Gia Rai, đã trở nên hoang vắng từ lâu lắm, chỉ còn sót lại một pho tượng người chống cằm đau khổ mà tôi nhìn thấy từ đầu. Còn ngồi bên cạnh tôi lúc này là Xuyến, một cây đơn ca của đội văn nghệ chúng tôi. Bên cạnh Xuyến là nấm mộ đơn sơ, mới đắp của Lai, một cây ghi-ta của đội. Xuyến đã nói vắn tắt tình hình như thế này : Đội chúng tôi chạm trán với một đại đội thám báo. Anh chị em đã chiến đấu rất dũng cảm (trừ tôi, ma dẫn lối quỷ đưa đường thế nào mà ngay từ tiếng súng nổ đầu tiên, đã “lạc” mất đơn vị !). Cả đại đội thám báo đã bị tiêu diệt nhưng bên ta, chỉ còn lại Lai (đã bị thương nặng) và Xuyến (cũng bị thương ở cánh tay phải). Và cho đến lúc này, chỉ còn lại tôi và Xuyến !
Xuyến ngồi im lặng, như pho tượng kia, rất lâu. Tôi không biết nói gì, cũng ngồi im lặng nhìn Xuyến qua ánh trăng đã trắng đục vì sương đêm. Có lẽ cái cảnh ấy đã kéo dài, rất lâu. Có lúc, tôi cảm giác như Xuyến đã hóa thành pho tượng gỗ !...Thoáng một làn gió nhẹ khiến tôi lành lạnh. Có lẽ trời sắp sáng , phải chấm dứt tình trạng này. Nghĩ thế, tôi gọi khẽ :
- Xuyến !...
Xuyến vẫn ngồi im, bất động. Tôi xích lại gần, vỗ nhẹ vào vai Xuyến. Khi bàn tay tôi chạm bờ vai Xuyến, tôi có cảm giác như chạm vào sự ấm nóng , mềm mại lạ kỳ ! Một luồng điện như chạy nhanh trong người tôi !...Xuyến khẽ giật mình, quay lại nhìn tôi thảng thốt. Dưới ánh trăng, tôi chỉ còn nhìn thấy khuôn mặt bí ẩn, trắng ngần, tuyệt đẹp của Xuyến. Và, cái cúc áo ngực của Xuyến bị đứt từ bao giờ, để lộ ra phần trên của bộ ngực nở căng, nối với cái cổ cao, tạo nên một màu trắng mịn màng khiến tôi mê man. Xuyến bỗng ú ớ như nói cái gì, rồi bàn tay Xuyến, ấm nóng, nắm chặt lấy cánh tay tôi, thở gấp … Lại như có luồng điện phóng qua người tôi ! Tôi ngột thở. Tôi như chỉ còn nhìn thấy bộ ngực nở căng của Xuyến đang phập phồng . Rồi tôi cắm mặt vào bộ ngực ấy, cuồng dại…Khi tôi đã đè Xuyến xuống bãi cỏ, khi cơn nhục dục trong tôi sắp lên đến tột đỉnh thì, bỗng nhiên, tôi thấy như có vật gì giáng xuống đầu tôi đánh “đốp”…Tôi bị ngất đi !
Khi tỉnh lại, tôi thấy trời đã sáng, còn mình thì bị trói giật cánh khỉ bằng sợi dây dù thít chặt. Xuyến đang ngồi gục bên mộ Lai, bất động. Cạnh đó, pho tượng gỗ kỳ lạ nằm đổ vật trên bãi cỏ. Bình tĩnh lại, tôi ước đoán là chính pho tượng gỗ kia đã đổ xuống đầu tôi vào đúng lúc ấy !
Rất đột ngột, Xuyến đứng phắt dậy, nhìn tôi bằng ánh mắt nảy lửa. Cầm khẩu AK, lấy nòng súng gảy cằm tôi lên, Xuyến nói , giọng khô khốc :
- Anh đã làm nhục tôi vào đúng lúc tôi đau khổ đến mất trí vì cái chết của Lai và đồng đội !...Đồ đốn mạt ! Anh đáng nhận cả băng AK này !
- Hãy bắn chết tôi đi ! – Không kịp suy nghĩ gì, tôi bỗng hét lên, như thằng điên – Tôi đáng bị phanh thây xé xác ! Bắn đi !...
Xuyến nhìn tôi bằng cái nhìn lạnh băng , rồi bất ngờ lấy bàn chân di di vào mặt tôi, ấn mạnh một cái vào mồm tôi rồi nói gằn :
- Câm ngay ! Đừng có rống lên như chó chết thế ! Anh chưa được chết đâu, đồ đốn mạt như anh không được chết cùng với những người lính chúng tôi. Phải sống mà chuộc lại những tội lỗi và thi hành ngay mệnh lệnh của tôi đây ! Hãy chôn tôi bên cạnh mộ Lai và trồng xung quanh hai nấm mộ một vòng hoa pét . Xuyến vừa dứt lời, hai tiếng AK nổ vang, rung chuyển cả khu rừng vắng ! Xuyến lảo đảo, quăng khẩu AK rồi đổ nhào trên nấm mộ Lai !...
Nghe Hiên kể đến đây, người tôi run lên như sốt rét. Tôi muốn bật
dậy đạp vào cái bộ mặt đang đau đớn như dại đi của Hiên kia ! Song, tôi
vụt nghĩ : dù là ở những đầu óc u tối, con người ta sẽ có
được những ý nghĩ tốt đẹp khi được tự do suy nghĩ trong yên tĩnh .
Vì thế, thay vì sự kinh tởm gai người, tôi nằm ngả ra bãi cỏ hút thuốc,
làm như không hề biết có Hiên ở bên cạnh nữa !
… Có mấy cô gái Gia Rai ra bến gùi nước. Nhìn các cô gùi những quả bầu đựng nước đen bóng trên đôi vai tròn lẳn, thần kinh tôi như dịu lại, nhẹ nhõm. Tiếng nước óc ách trong gùi các cô gái về buôn như một bản nhạc tuyệt vời mà không nhạc sĩ tài ba nào diễn tả nổi…Chờ các cô gái về hết, Hiên rúc đầu vào máng nước rồi ngửa cổ uống ừng ực. Tôi nhìn Hiên và nghĩ: khi được uống nước ở nơi đầu nguồn, con người ta sẽ trở nên trong sạch! Các cụ thường nói ”Trăm nhơ lấy nước làm sạch” đó sao? Đây lại là nước đầu nguồn, nước từ Đất Mẹ chảy ra. Nước đầu nguồn là nước Thánh, là sữa của Đất Mẹ!...
Hiên trở lại ngồi gần tôi từ lúc nào. Khuôn mặt Hiên trở nên khác lạ, tái xanh. Những vết hằn của xương trên da mặt như đang được phóng lên cực độ, như muốn xóa bỏ đi lớp da mặt đã không còn sắc màu…Tôi nhắm mắt rùng mình khi có cảm giác như đang nhìn thấy một bộ xương mặt kỳ dị!
Hiên trầm ngâm một lúc rồi hít một hơi dài. Không khí mát lạnh của bến nước như thấm vào từng mao mạch Hiên. Ánh mắt như nhìn vào nơi vô định, Hiên chậm rãi kể tiếp.
…Phải sau đó khá lâu, tôi mới được một chú bé người Gia Rai tới giúp tháo sợi dây trói. Tôi đã thực hiện mệnh lệnh của Xuyến như một tên nô lệ. Chú bé Gia Rai ấy là con già làng Rơmah Pao. Khi thấy tôi đem pho tượng gỗ ấy về, già làng Pao đã kể cho tôi nghe sự tích tượng nhà mồ…
Ngày xưa, đã lâu lắm…Già làng Rơmah Pơ có người con gái rất xinh đẹp tên là H’Điêu. Vẻ đẹp của nàng đã được truyền tụng thành bài ca:
H’Điêu bước đi nhẹ nhàng
Chàng trai buôn làng ngó hướng Tây
Mây dạt về hướng Đông
Đồng cỏ rì rào ngả về phía Nam
Thấy nàng đẹp, nai ngơ ngác nhìn
Hươu đứng say mê quên ăn cỏ
Đàn cò sà xuống đầm lầy
Con cò lúng túng rơi xuống đất
Nàng đi uyển chuyển
Vòng ở chân, ở tay rộn ràng
Mặt nàng trắng như bông
Môi nàng đỏ như hoa pét…
Có chàng trai mồ côi tên là Siu Pa yêu nàng say đắm. Chàng Siu Pa khỏe mạnh, giỏi múa gươm, múa khiên nhất trong đám trai làng nên nàng H’Điêu cũng yêu chàng mê mệt. Nhưng vì chàng Siu Pa nghèo quá nên già làng Pơ không cho hai người cuới nhau. Trong khi đó, lão thầy cúng rắp tâm chiếm đoạt nàng H’Điêu cho thắng con trai chột mắt hung ác của lão. Lão dụ dỗ, bày đủ mưu mô nhưng không làm ngả nghiêng được lòng H’Điêu. Cuối cùng lão thầy cúng thực hiện âm mưu hiểm độc. Lão nói với già làng Pơ:”Ơ già làng Pơ! Đêm qua tôi nằm mộng thấy Giàng nói con ma lai (1) đang nằm trong tim con H’Điêu!”. Già làng Pơ kinh ngạc, hoảng hốt, không biết nói sao, chỉ giậm chân bịch bịch. Già làng Pơ nghĩ:”Mình ăn ở tốt với dân làng, không có tội gì, tại sao Giàng lại để cho con ma lai nhập vào H’Điêu, cô con gái xinh đẹp nhất làng của già? Hay là…?”. Già làng nghĩ mãi mà không tìm được lời giải đáp ! Thầy cúng liền ra điều kiện : Nếu già Pơ nói được nàng H’Điêu đồng ý cưới con trai lão thì lão sẽ làm phép cứu H’Điêu. Còn nếu không thì H’ Điêu phải bị đem ra xử tội theo lệ làng ! Già làng Pơ thương H’ Điêu, không nỡ ép H’ Điêu lấy thằng Ksor Ten con lão thầy cúng, nhưng già làng Pơ không làm gì được để cứu H’ Điêu khi lão thầy cúng đã tìm ra đủ thứ bằng chứng kết tội nàng là ma lai. Lệ làng tối cao do Giàng đặt ra, không ai được vi phạm ! Để cứu dân làng khỏi tai họa ma lai, H’ Điêu phải bị trừng phạt !...Già làng Pơ như đứt từng khúc ruột, nhưng rồi vẫn phải cố đứng vững như cây xà nu để nhìn lão thầy cúng làm lễ trừng phạt con ma lai… H’ Điêu ! “ Ơ Giàng ! H’ Điêu bị oan rồi ! H’ Điêu không thể là ma lai được !” Trong tim già Pơ có tiếng thét như vậy, nhưng lão thầy cúng không nghe thấy, mặt lão xám xịt, lạnh buốt, mồm lão đang lẩm bẩm những lời khấn mà chỉ mình lão hiểu !...Khi bàn tay mềm mại như cánh hoa pơ-lang của H’ Điêu bị chì nóng đổ vào, nàng rú lên một tiếng kinh hoàng rồi chết rũ như tàu lá chuối non bị bén lửa. Liền đó, già làng Pơ bỗng hét lên một tiếng dữ tợn, ông thấy trái núi Hơđrung như sụp đổ đè lên người ông, nghiến nát ông thành muôn ngàn hạt bụi !
Sau khi H’ Điêu chết, già làng Pơ bị ốm liệt gường. Rồi một đêm, người ta thấy già làng Pơ đi vào rừng sâu, nơi chôn nàng H’ Điêu và ngồi ôm mặt đau khổ bên nấm mộ nàng. Người ta cũng thấy chàng mồ côi Siu Pa ở đấy, chàng đang đánh cồng xung quanh mộ nàng, cầu mong nàng sống lại. Không biết bao nhiêu ngày đi qua mà không thấy già Pơ và chàng Siu Pa trở về? Vài người vào rừng tìm. Khi đến chỗ mộ nàng H’Điêu, người ta kinh ngạc khi thấy già làng Pơ và chàng Siu Pa đã hóa thành hai bức tượng gỗ bên mộ nàng H’ Điêu. Hiểu ra nàng H’ Điêu bị vu oan là ma lai, họ thương xót nàng H’ Điêu vô cùng, nhưng không biết làm sao ! Họ cũng đồng cảm với nỗi đau của già Pơ và chàng Siu Pa, nhưng cũng không biết làm gì ! Những người có mặt tại đó chỉ biết đứng lặng quanh mộ nàng H’ Điêu , bên cạnh già Pơ và chàng Siu Pa ! Rồi những người ấy cũng mãi mãi không trở về, họ cũng hóa thành tượng gỗ ! Từ đó, khi làm lễ bỏ mả (P’thi), người ta tạc những pho tượng như thế chôn xung quanh nhà mồ để cho người chết luôn có người thân bên cạnh !...
Hiên kể đến đó thì ngồi im lặng như pho tượng gỗ . Nhìn Hiên, tôi biết anh đang xúc động sâu xa. Chờ một lát, tôi hỏi :
- Này, ông có hư cấu tí nào không đấy ?
- Tôi xin thề độc – Hiên làm điệu bộ thề - Tôi mà phịa thì Giàng Bênh Gia vặt phứt lưỡi tôi ném cho chó ăn !
- Sao ông hay thề độc thế ? Giàng Bênh Gia là gì ?
- Khi nào trái tim tôi nói, tôi mới thề ! Còn Giàng Bênh Gia là thần Bến nước. Thần linh thiêng lắm. Tôi đã nằm mơ thấy thần phán rằng, rồi tôi sẽ hóa thành tượng gỗ !
- Thật không ?
- Tôi xin thề…
- Thôi đừng thề nữa ! Tôi không thích nghe thề vì lại quan niệm chỉ ai nói dối mới vin vào lời thề !
- Vậy xin chịu ông ! Ông không tin tôi thì để rồi tôi sẽ dẫn ông đi gặp già làng Rơmah Pao. Già làng nói ắt ông tin !
… Có mấy cô gái Gia Rai ra bến gùi nước. Nhìn các cô gùi những quả bầu đựng nước đen bóng trên đôi vai tròn lẳn, thần kinh tôi như dịu lại, nhẹ nhõm. Tiếng nước óc ách trong gùi các cô gái về buôn như một bản nhạc tuyệt vời mà không nhạc sĩ tài ba nào diễn tả nổi…Chờ các cô gái về hết, Hiên rúc đầu vào máng nước rồi ngửa cổ uống ừng ực. Tôi nhìn Hiên và nghĩ: khi được uống nước ở nơi đầu nguồn, con người ta sẽ trở nên trong sạch! Các cụ thường nói ”Trăm nhơ lấy nước làm sạch” đó sao? Đây lại là nước đầu nguồn, nước từ Đất Mẹ chảy ra. Nước đầu nguồn là nước Thánh, là sữa của Đất Mẹ!...
Hiên trở lại ngồi gần tôi từ lúc nào. Khuôn mặt Hiên trở nên khác lạ, tái xanh. Những vết hằn của xương trên da mặt như đang được phóng lên cực độ, như muốn xóa bỏ đi lớp da mặt đã không còn sắc màu…Tôi nhắm mắt rùng mình khi có cảm giác như đang nhìn thấy một bộ xương mặt kỳ dị!
Hiên trầm ngâm một lúc rồi hít một hơi dài. Không khí mát lạnh của bến nước như thấm vào từng mao mạch Hiên. Ánh mắt như nhìn vào nơi vô định, Hiên chậm rãi kể tiếp.
…Phải sau đó khá lâu, tôi mới được một chú bé người Gia Rai tới giúp tháo sợi dây trói. Tôi đã thực hiện mệnh lệnh của Xuyến như một tên nô lệ. Chú bé Gia Rai ấy là con già làng Rơmah Pao. Khi thấy tôi đem pho tượng gỗ ấy về, già làng Pao đã kể cho tôi nghe sự tích tượng nhà mồ…
Ngày xưa, đã lâu lắm…Già làng Rơmah Pơ có người con gái rất xinh đẹp tên là H’Điêu. Vẻ đẹp của nàng đã được truyền tụng thành bài ca:
H’Điêu bước đi nhẹ nhàng
Chàng trai buôn làng ngó hướng Tây
Mây dạt về hướng Đông
Đồng cỏ rì rào ngả về phía Nam
Thấy nàng đẹp, nai ngơ ngác nhìn
Hươu đứng say mê quên ăn cỏ
Đàn cò sà xuống đầm lầy
Con cò lúng túng rơi xuống đất
Nàng đi uyển chuyển
Vòng ở chân, ở tay rộn ràng
Mặt nàng trắng như bông
Môi nàng đỏ như hoa pét…
Có chàng trai mồ côi tên là Siu Pa yêu nàng say đắm. Chàng Siu Pa khỏe mạnh, giỏi múa gươm, múa khiên nhất trong đám trai làng nên nàng H’Điêu cũng yêu chàng mê mệt. Nhưng vì chàng Siu Pa nghèo quá nên già làng Pơ không cho hai người cuới nhau. Trong khi đó, lão thầy cúng rắp tâm chiếm đoạt nàng H’Điêu cho thắng con trai chột mắt hung ác của lão. Lão dụ dỗ, bày đủ mưu mô nhưng không làm ngả nghiêng được lòng H’Điêu. Cuối cùng lão thầy cúng thực hiện âm mưu hiểm độc. Lão nói với già làng Pơ:”Ơ già làng Pơ! Đêm qua tôi nằm mộng thấy Giàng nói con ma lai (1) đang nằm trong tim con H’Điêu!”. Già làng Pơ kinh ngạc, hoảng hốt, không biết nói sao, chỉ giậm chân bịch bịch. Già làng Pơ nghĩ:”Mình ăn ở tốt với dân làng, không có tội gì, tại sao Giàng lại để cho con ma lai nhập vào H’Điêu, cô con gái xinh đẹp nhất làng của già? Hay là…?”. Già làng nghĩ mãi mà không tìm được lời giải đáp ! Thầy cúng liền ra điều kiện : Nếu già Pơ nói được nàng H’Điêu đồng ý cưới con trai lão thì lão sẽ làm phép cứu H’Điêu. Còn nếu không thì H’ Điêu phải bị đem ra xử tội theo lệ làng ! Già làng Pơ thương H’ Điêu, không nỡ ép H’ Điêu lấy thằng Ksor Ten con lão thầy cúng, nhưng già làng Pơ không làm gì được để cứu H’ Điêu khi lão thầy cúng đã tìm ra đủ thứ bằng chứng kết tội nàng là ma lai. Lệ làng tối cao do Giàng đặt ra, không ai được vi phạm ! Để cứu dân làng khỏi tai họa ma lai, H’ Điêu phải bị trừng phạt !...Già làng Pơ như đứt từng khúc ruột, nhưng rồi vẫn phải cố đứng vững như cây xà nu để nhìn lão thầy cúng làm lễ trừng phạt con ma lai… H’ Điêu ! “ Ơ Giàng ! H’ Điêu bị oan rồi ! H’ Điêu không thể là ma lai được !” Trong tim già Pơ có tiếng thét như vậy, nhưng lão thầy cúng không nghe thấy, mặt lão xám xịt, lạnh buốt, mồm lão đang lẩm bẩm những lời khấn mà chỉ mình lão hiểu !...Khi bàn tay mềm mại như cánh hoa pơ-lang của H’ Điêu bị chì nóng đổ vào, nàng rú lên một tiếng kinh hoàng rồi chết rũ như tàu lá chuối non bị bén lửa. Liền đó, già làng Pơ bỗng hét lên một tiếng dữ tợn, ông thấy trái núi Hơđrung như sụp đổ đè lên người ông, nghiến nát ông thành muôn ngàn hạt bụi !
Sau khi H’ Điêu chết, già làng Pơ bị ốm liệt gường. Rồi một đêm, người ta thấy già làng Pơ đi vào rừng sâu, nơi chôn nàng H’ Điêu và ngồi ôm mặt đau khổ bên nấm mộ nàng. Người ta cũng thấy chàng mồ côi Siu Pa ở đấy, chàng đang đánh cồng xung quanh mộ nàng, cầu mong nàng sống lại. Không biết bao nhiêu ngày đi qua mà không thấy già Pơ và chàng Siu Pa trở về? Vài người vào rừng tìm. Khi đến chỗ mộ nàng H’Điêu, người ta kinh ngạc khi thấy già làng Pơ và chàng Siu Pa đã hóa thành hai bức tượng gỗ bên mộ nàng H’ Điêu. Hiểu ra nàng H’ Điêu bị vu oan là ma lai, họ thương xót nàng H’ Điêu vô cùng, nhưng không biết làm sao ! Họ cũng đồng cảm với nỗi đau của già Pơ và chàng Siu Pa, nhưng cũng không biết làm gì ! Những người có mặt tại đó chỉ biết đứng lặng quanh mộ nàng H’ Điêu , bên cạnh già Pơ và chàng Siu Pa ! Rồi những người ấy cũng mãi mãi không trở về, họ cũng hóa thành tượng gỗ ! Từ đó, khi làm lễ bỏ mả (P’thi), người ta tạc những pho tượng như thế chôn xung quanh nhà mồ để cho người chết luôn có người thân bên cạnh !...
Hiên kể đến đó thì ngồi im lặng như pho tượng gỗ . Nhìn Hiên, tôi biết anh đang xúc động sâu xa. Chờ một lát, tôi hỏi :
- Này, ông có hư cấu tí nào không đấy ?
- Tôi xin thề độc – Hiên làm điệu bộ thề - Tôi mà phịa thì Giàng Bênh Gia vặt phứt lưỡi tôi ném cho chó ăn !
- Sao ông hay thề độc thế ? Giàng Bênh Gia là gì ?
- Khi nào trái tim tôi nói, tôi mới thề ! Còn Giàng Bênh Gia là thần Bến nước. Thần linh thiêng lắm. Tôi đã nằm mơ thấy thần phán rằng, rồi tôi sẽ hóa thành tượng gỗ !
- Thật không ?
- Tôi xin thề…
- Thôi đừng thề nữa ! Tôi không thích nghe thề vì lại quan niệm chỉ ai nói dối mới vin vào lời thề !
- Vậy xin chịu ông ! Ông không tin tôi thì để rồi tôi sẽ dẫn ông đi gặp già làng Rơmah Pao. Già làng nói ắt ông tin !
Vì có việc đột xuất, đoàn điền dã khảo sát tượng nhà mồ chúng tôi
phải chia tay Hiên sớm hơn dự kiến, không kịp chờ Hiên dẫn tôi đến gặp
già làng Pao và khai thác hết cái kho fônclo trong đầu
Hiên. Mải mê với bao công việc, nửa năm sau tôi mới có dịp quay về
tìm gặp lại Hiên, tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu về tượng nhà
mồ Tây Nguyên. Nhưng khi đến làng, tôi được biết Hiên đã
mất tích gần tháng trời. Tôi chỉ gặp Rơmah Tơ, chú bé Gia Rai đã cứu
Hiên hồi nào. Rơmah Tơ cho biết già làng Pao cũng mới chết được nửa
tháng. Rơmah Tơ dẫn tôi đi tìm hỏi tung tích Hiên, nhưng
người thì nói gặp Hiên đi đãi vàng ở Đăk Glêi, người ta lại nói thấy
Hiên đi tìm trầm hương ở bên Chư Prông ! Tôi không tin là như vậy. Đang
nghĩ mông lung, tôi vụt nảy ra ý định đến thăm mộ Lai
và Xuyến.
Rơmah Tơ dẫn tôi đến nơi, sau nửa ngày luồn lách trong rừng. Khi đến nơi, cả tôi và Tơ cùng rú lên kinh ngạc : Hiên đang ngồi ôm mặt, đau đớn, dằn vặt sâu xa, chân thành bên hai nấm mộ mọc đầy hoa pét thắm đỏ ! Tôi càng kinh ngạc hơn khi lại gần thì đó chỉ là một pho tượng gỗ, tuy đẽo vạc đơn sơ nhưng sao mà giống Hiên kỳ lạ . Chẳng lẽ lại có chuyện thần thoại như thế ? Vậy mà Rơmah Tơ lại tin là Hiên đã hóa thành pho tượng gỗ kia ! Cứ để cho chàng Rơmah Tơ tin là như thế. Sự ăn năn thánh thiện của con người trước cái cao cả sẽ sinh ra những điều kỳ diệu mà không thể tìm lời giải đáp cặn kẽ .
Tôi và Rơmah Tơ đi lang thang hồi lâu trong rừng mặc cho bàn chân chỉ
huy cái đầu. Chúng tôi đến trước thác Ya Li từ lúc nào. Nhìn dòng nước
tung bọt trắng xóa, mù mịt cả một vùng rừng xanh ngút
ngàn, tôi đoán Hiên có lẽ đã được Thần Bến nước của anh ta mang đi !
Tôi muốn nhảy vào trong cái đám trắng xóa mù mịt ấy để túm cổ anh ta lôi
lại, bắt anh ta trả lời bao nhiêu câu hỏi cứ hiện ra
trong đầu tôi từ khi gặp Hiên ! Nhưng, những hạt nước li ti đã làm tôi
lạnh run. Chúng tôi trở lại, khi đi ngang qua mộ Xuyến và Lai, tôi cứ
nhìn mãi pho tượng gỗ giống hệt Hiên mà không thể khẳng
định được chắc chắn rằng ai đã tạo nên nó ? Già làng Pao hay là chính
Hiên ? Tôi đang đắm chìm trong những suy nghĩ bất tận thì nghe tiếng
Rơmah Tơ hát khẽ, thoang thoảng bên tai :Rơmah Tơ dẫn tôi đến nơi, sau nửa ngày luồn lách trong rừng. Khi đến nơi, cả tôi và Tơ cùng rú lên kinh ngạc : Hiên đang ngồi ôm mặt, đau đớn, dằn vặt sâu xa, chân thành bên hai nấm mộ mọc đầy hoa pét thắm đỏ ! Tôi càng kinh ngạc hơn khi lại gần thì đó chỉ là một pho tượng gỗ, tuy đẽo vạc đơn sơ nhưng sao mà giống Hiên kỳ lạ . Chẳng lẽ lại có chuyện thần thoại như thế ? Vậy mà Rơmah Tơ lại tin là Hiên đã hóa thành pho tượng gỗ kia ! Cứ để cho chàng Rơmah Tơ tin là như thế. Sự ăn năn thánh thiện của con người trước cái cao cả sẽ sinh ra những điều kỳ diệu mà không thể tìm lời giải đáp cặn kẽ .
- Ơi nỗi đau khổ.
Sao cứ bám theo con người suốt đời
Sao chẳng thể chôn ngươi xuống mộ
Vì con người không thể sống thiếu nỗi đau ?
Đó là lời một đoạn trong một H’ri (2) của người Gia Rai mà tôi có nghe vài lần . Chàng thanh niên Rơmah Tơ đã ngừng hát, vậy mà lời ca cứ trở đi trở lại bên tai tôi , ngân mãi, ngân mãi như tiếng cồng … ./.
---
Chú Thích:
(1) Ma Lai : Một quan niệm lạc hậu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Khi buôn làng gặp tai họa gì đó thì họ cho
là do ma lai gây ra (có người chết bất ngờ, dịch bệnh…). Thầy cúng là người đầu tiên loan tin ai đó là
ma lai. Người nào bị buộc tội là ma lai sẽ
phải chịu những hình phạt khủng khiếp cho đến chết. Đổ chì nóng vào tay như ở trong truyện là một cách khá phổ biến.
(2) H’ri : Tiếng Gia Rai, chỉ một loại trường ca của dân tộc Gia Rai ở tỉnh Gia
Lai – Kon Tum.
Plêiku, 5-1986 - TP.HCM,2009
Đỗ Ngọc Thạch*
VI HÀNH
Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH
Chỉ còn hơn hai ngày nữa là
hết năm 2009. Phải chia tay với năm 2009 thì thật là buồn vì đây là năm
có nhiều điều thú vị. Song, dù muốn hay không thì vẫn
phải chia tay! Vì thế, trong những ngày cuối năm này, tôi ngồi lưu
vào Bộ nhớ những gì thích thú nhất!...
Chuông điện thoại cắt ngang những dòng ký ức ào ạt bay về! Thì ra người gọi điện thoại là một người bạn cũ, giờ đã là quan chức đứng đầu hàng Tỉnh ở Miền Bắc. Người bạn này muốn làm một cuộc Vi hành ở Miền Nam và muốn nhân cuộc hội ngộ với bạn cũ, nhờ tôi làm người dẫn đường! Tôi bảo, sao không Vi hành ở Miền Bắc là địa bàn quen thuộc mà lại đến vùng đất lạ, thì ông ta không trả lời ngay mà nói lấp lửng kiểu “Hạ hồi phân giải”!
Kế hoạch chuyến Vi hành của chúng tôi chỉ là hai ngày, ngày 29 và 30 tháng 12 này. Khi đi, chúng tôi sẽ nhập vai người bán vé số dạo, bởi đây là công việc dễ nhập vai nhất và “Đạo cụ” hành nghề cũng gọn nhẹ nhất. Và để trao đổi trong lúc Vi hành , ông bạn tôi sẽ mang tên Vi, còn lại chữ Hành là tên tôi. Và để cho “Công bằng”, một thuật ngữ có tần số xuất hiện rất lớn trong đời sống, chúng tôi, mỗi người sẽ được chọn ba điểm đến, luân phiên nhau.
Vi chọn trước, điểm đến là Chợ , và chúng tôi vào chợ Tân Hương. Vi bảo, đến chợ ta sẽ được tiếp xúc với đủ các loại người trong xã hội và nhìn vào cái chợ, ta cũng sẽ thấy được phần nào bản sắc văn hóa của một vùng đất! Tôi nghĩ thầm, vào chợ sẽ gặp nhiều nhất là bọn trộm cắp và kẻ lừa đảo! Quả nhiên, chỉ sau mười phút len lỏi qua các sạp hàng, Vi ghé tai tôi nói nhỏ: “Bọn móc túi đã lấy mất cái bóp tôi để ở túi quần sau rồi! Tiền thì không có nhưng có nhiều giấy tờ quan trọng, trong đó có những giấy tờ chứng nhận thân phận thật của tôi!”. Tôi nói: “Thế thì không sao, các thứ giấy tờ đó sau này làm lại dễ ợt! Còn trong lúc Vi hành, không nên bộc lộ thân phận! Phải nhập cuộc trăm phần trăm thì mới đạt hiệu quả cao nhất!”. Tuy Vi không nói gì nhưng chốc chốc lại thấy ông ta sờ vào cái túi quần nơi vừa mất cái bóp thì đủ biết ông ta “tiếc của” lắm!
Đi lòng vòng một hồi, chúng tôi đã bán được một nửa số vé số mang theo và chứng kiến khá nhiều cảnh đời trái ngang! Đáng buồn nhất vẫn là cảnh tranh chấp, cãi lộn nhau chỉ vì mấy đồng bạc, thậm chí người ta còn muốn “ăn thua đủ” với đối phương! Và cuối cùng thì một cuộc ẩu đả rất quyết liệt tới mức muốn lấy mạng nhau đã diễn ra ngay trước mắt chúng tôi! Thực ra thì khi diễn ra cuộc ẩu đả, chúng tôi không thể nhìn thấy vì một đám người bao quanh những người ẩu đả. Chỉ khi đám đông tản ra, bỏ mặc hai người, một già một trẻ, đều là nữ, nằm bất động trên mặt đất, thì chúng tôi mới nhìn thấy cái kết cục của nó! Như một phản xạ tự nhiên, Vi chạy đi gọi hai cái xích lô rồi chúng tôi mỗi người dìu một nạn nhân lên xích lô, nói chở đến Bệnh viện!...
Chuông điện thoại cắt ngang những dòng ký ức ào ạt bay về! Thì ra người gọi điện thoại là một người bạn cũ, giờ đã là quan chức đứng đầu hàng Tỉnh ở Miền Bắc. Người bạn này muốn làm một cuộc Vi hành ở Miền Nam và muốn nhân cuộc hội ngộ với bạn cũ, nhờ tôi làm người dẫn đường! Tôi bảo, sao không Vi hành ở Miền Bắc là địa bàn quen thuộc mà lại đến vùng đất lạ, thì ông ta không trả lời ngay mà nói lấp lửng kiểu “Hạ hồi phân giải”!
Kế hoạch chuyến Vi hành của chúng tôi chỉ là hai ngày, ngày 29 và 30 tháng 12 này. Khi đi, chúng tôi sẽ nhập vai người bán vé số dạo, bởi đây là công việc dễ nhập vai nhất và “Đạo cụ” hành nghề cũng gọn nhẹ nhất. Và để trao đổi trong lúc Vi hành , ông bạn tôi sẽ mang tên Vi, còn lại chữ Hành là tên tôi. Và để cho “Công bằng”, một thuật ngữ có tần số xuất hiện rất lớn trong đời sống, chúng tôi, mỗi người sẽ được chọn ba điểm đến, luân phiên nhau.
Vi chọn trước, điểm đến là Chợ , và chúng tôi vào chợ Tân Hương. Vi bảo, đến chợ ta sẽ được tiếp xúc với đủ các loại người trong xã hội và nhìn vào cái chợ, ta cũng sẽ thấy được phần nào bản sắc văn hóa của một vùng đất! Tôi nghĩ thầm, vào chợ sẽ gặp nhiều nhất là bọn trộm cắp và kẻ lừa đảo! Quả nhiên, chỉ sau mười phút len lỏi qua các sạp hàng, Vi ghé tai tôi nói nhỏ: “Bọn móc túi đã lấy mất cái bóp tôi để ở túi quần sau rồi! Tiền thì không có nhưng có nhiều giấy tờ quan trọng, trong đó có những giấy tờ chứng nhận thân phận thật của tôi!”. Tôi nói: “Thế thì không sao, các thứ giấy tờ đó sau này làm lại dễ ợt! Còn trong lúc Vi hành, không nên bộc lộ thân phận! Phải nhập cuộc trăm phần trăm thì mới đạt hiệu quả cao nhất!”. Tuy Vi không nói gì nhưng chốc chốc lại thấy ông ta sờ vào cái túi quần nơi vừa mất cái bóp thì đủ biết ông ta “tiếc của” lắm!
Đi lòng vòng một hồi, chúng tôi đã bán được một nửa số vé số mang theo và chứng kiến khá nhiều cảnh đời trái ngang! Đáng buồn nhất vẫn là cảnh tranh chấp, cãi lộn nhau chỉ vì mấy đồng bạc, thậm chí người ta còn muốn “ăn thua đủ” với đối phương! Và cuối cùng thì một cuộc ẩu đả rất quyết liệt tới mức muốn lấy mạng nhau đã diễn ra ngay trước mắt chúng tôi! Thực ra thì khi diễn ra cuộc ẩu đả, chúng tôi không thể nhìn thấy vì một đám người bao quanh những người ẩu đả. Chỉ khi đám đông tản ra, bỏ mặc hai người, một già một trẻ, đều là nữ, nằm bất động trên mặt đất, thì chúng tôi mới nhìn thấy cái kết cục của nó! Như một phản xạ tự nhiên, Vi chạy đi gọi hai cái xích lô rồi chúng tôi mỗi người dìu một nạn nhân lên xích lô, nói chở đến Bệnh viện!...
*
Bệnh viện sẽ là điểm đến thứ hai mà tôi sẽ lựa chọn, cho nên đây quả
là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà rất thuận tiện. Vì thế, Vi và tôi đã đưa
hai nạn nhân tới phòng cấp cứu và làm đầy đủ mọi thủ
tục cần thiết để hai người này nhập viện. Đó là hai mẹ con, đều là
người buôn bán trái cây trong chợ. Vết thương tuy không nguy hiểm đến
tính mạng nhưng phải làm khá nhiều việc như: khâu những
vết rách ngoài da, nối xương tay, xương chân!...
Sau khi chia tay hai mẹ con người bán trái cây, Vi và tôi đi một vòng tới tất cả các phòng bệnh. Ấn tượng mạnh nhất đối với Vi là cảnh tượng lôi thôi, lếch thếch của những người nhà bệnh nhân đến bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân, họ sống vạ vật ở các hành lang phòng điều trị, không khác gì dân tị nạn ở Trung Đông hoặc các vùng bị thiên tai lớn trên thế giới mà chúng ta vẫn thấy hàng ngày trên ti vi. Bộ mặt của họ đau khổ, nhàu nát còn hơn chính cả những người bệnh. Vi thường gạn hỏi những người này nào là bệnh gì, nặng hay nhẹ, nằm viện bao lâu rồi… nhưng thường là một kết quả rất bi hài: sau khi trả lời vài câu hỏi của Vi (theo phản xạ tự nhiên), họ bỗng tròn mắt nhìn Vi bằng cái nhìn nghi ngờ rồi la toáng lên: “Hỏi gì mà hỏi nhiều thế? Tính chuyện lừa đảo hả? Cút ngay!”! Vi định giải thích này nọ nhưng tôi vội kéo tay Vi mà nói: Tẩu vi thượng sách! Đây có phải là phòng họp của Ủy ban ND Tỉnh đâu mà giải thích, mà “Thanh Minh, Thanh Nga”!...Như là “bệnh nghề nghiệp”, vừa bị đuổi té tát như thế, nhưng khi tới phòng bệnh khác, Vi lại sà vào “hỏi thăm” để rồi lại phải nhờ tôi tới giải cứu bằng chiêu thức “tẩu vi thượng sách”!
Vì tôi đã từng sống trong một gia đình cả bố và mẹ và vợ đều làm việc nghề Y, đều từng làm việc trong đủ các kiểu Bệnh viện, nên những cảnh tượng bi hài tới mức nào của “cái xã hội bệnh tật và chết chóc” đó tôi đều đã “mục kích sở thị”, vậy mà lần Vi hành này cũng có không ít chuyện tôi mới thấy lần đầu!...
Sau khi chia tay hai mẹ con người bán trái cây, Vi và tôi đi một vòng tới tất cả các phòng bệnh. Ấn tượng mạnh nhất đối với Vi là cảnh tượng lôi thôi, lếch thếch của những người nhà bệnh nhân đến bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân, họ sống vạ vật ở các hành lang phòng điều trị, không khác gì dân tị nạn ở Trung Đông hoặc các vùng bị thiên tai lớn trên thế giới mà chúng ta vẫn thấy hàng ngày trên ti vi. Bộ mặt của họ đau khổ, nhàu nát còn hơn chính cả những người bệnh. Vi thường gạn hỏi những người này nào là bệnh gì, nặng hay nhẹ, nằm viện bao lâu rồi… nhưng thường là một kết quả rất bi hài: sau khi trả lời vài câu hỏi của Vi (theo phản xạ tự nhiên), họ bỗng tròn mắt nhìn Vi bằng cái nhìn nghi ngờ rồi la toáng lên: “Hỏi gì mà hỏi nhiều thế? Tính chuyện lừa đảo hả? Cút ngay!”! Vi định giải thích này nọ nhưng tôi vội kéo tay Vi mà nói: Tẩu vi thượng sách! Đây có phải là phòng họp của Ủy ban ND Tỉnh đâu mà giải thích, mà “Thanh Minh, Thanh Nga”!...Như là “bệnh nghề nghiệp”, vừa bị đuổi té tát như thế, nhưng khi tới phòng bệnh khác, Vi lại sà vào “hỏi thăm” để rồi lại phải nhờ tôi tới giải cứu bằng chiêu thức “tẩu vi thượng sách”!
Vì tôi đã từng sống trong một gia đình cả bố và mẹ và vợ đều làm việc nghề Y, đều từng làm việc trong đủ các kiểu Bệnh viện, nên những cảnh tượng bi hài tới mức nào của “cái xã hội bệnh tật và chết chóc” đó tôi đều đã “mục kích sở thị”, vậy mà lần Vi hành này cũng có không ít chuyện tôi mới thấy lần đầu!...
*
Nhà hàng là điểm đến thứ ba mà Vi đã chọn, kết thúc ngày Vi hành thứ nhất. Việc Vi hành
vào nhà hàng thực ra không cần thiết vì cả Vi và tôi đều đã quá rành
mấy cái “Tổ con
chuồn chuồn” này. Song, khi chúng tôi đang “lớ ngớ” đi bách bộ trên
đường Ngô Thì Nhậm thì bị mấy “em gái” dẫn dụ vào tận “Thâm cung” từ lúc
nào không hay!...
*
Ngày thứ hai trong kế hoạch Vi hành, tức ngày 30 tháng 12,
chúng tôi dự định sẽ tới một Trường Đại học, một trường Trung học Phổ
thông và một Trường Mầm Non. Trường Mầm Non là do tôi
chọn, còn hai loại trường kia là do Vi chọn. Nhưng sau khi nghĩ lại,
tôi bảo: “Như thế có quá coi trọng ngành Giáo dục không? Sao không đổi
việc tới trường Trung học PT bằng việc tới một nhà tù
hay Trại giam nào đó? Đến Trường Đại học sẽ hình dung ra trường
Trung học PT hoặc ngược lại!” Vi cho là phải nhưng lại hơi băn khoăn khi
tôi nói đi Vi hành vào Nhà tù! Vi bảo, Vi
hành vào nhà tù phải sắm vai tù nhân thì thật là khó, Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại
mà! Song, tôi bảo sắm vai người thăm nuôi tù nhân cũng có thể biết gần
hết cuộc sống của
xã hội nhà tù!...Thế là Vi nghe theo và ngày thứ hai, chúng tôi sẽ
tới Trường Mầm Non vào buổi sáng, Trường Đại học vào buổi chiều và Nhà
Giam vào buổi tối!...
*
Trước bảy giờ sáng, chúng tôi đứng trước cổng trường Mầm Non Chích
Chòe. Giờ này là giờ cha mẹ các bé đưa con tới trường. Quang cảnh ở cổng
trường thật là …Mầm Non: cha mẹ quyến luyến chia tay
con cái, trao cả sinh mạng các con mình cho các cô giáo. Các cô giáo
ân cần, vui vẻ nhận trách nhiệm “Mẹ hiền” như một lẽ tự nhiên!... Nhìn
cơ ngơi, trường Mầm Non Chích Chòe khá khang trang,
sạch đẹp. Đó là điều đầu tiên để những người cha, mẹ tin tưởng trao
con cái mình cho trường, bởi không ai lại “Trao trứng cho Ác”!...Chúng
tôi dự tính sau khi hết giờ đón trẻ, sẽ vào trong Trường
với tư cách Nhà báo đi viết Phóng sự. Đang chuẩn bị “đồ nghề” máy
ảnh, máy ghi âm thì có một cô giáo Mầm Non từ trong trường đi ra, tới
ngay trước mặt Vi, nói nhỏ: “Ông có phải tên là Mại?”. Vi
ngạc nhiên, trả lời: “Cô nhận nhầm người rồi, tôi không phải là Mại,
mà là Vi, Phóng viên của báo Vì Trẻ Thơ, đang định vào Trường Chích
Chòe của cô để viết bài đây!”. Cô giáo kia vẫn nhìn Vi
chằm chằm và lại nói: “Tôi không thể nhìn nhầm được, ông chính là
Mại, người cầm đầu một đường dây mua bán trẻ em ra nước ngoài bị ra Tòa
cách đây năm năm! Ông mãn hạn tù rồi hay sao mà lại đến
đây tiếp tục con đường tội lỗi!?”. Giờ thì Vi kinh ngạc hết sức, vội
lấy giấy giới thiệu của báo Vì Trẻ Thơ ra đưa cho cô giáo kia. Nhưng cô
giáo chỉ liếc qua, không buồn cầm giấy Giới thiệu mà
nói dằn giọng: “Ông dẹp ngay cái trò lừa đảo này và biến lẹ không
tôi báo Công An tới bắt bây giờ!”. Tôi cũng rất ngạc nhiên trước tình
huống bất ngờ này và phán đoán: Rất có thể Vi có hình dạng
giống tên Mại buôn trẻ em mà cô giáo này đã biết mặt năm năm trước
đây ở một phiên tòa! Như vậy thì không thể giải thích gì được với cô
giáo có tính cảnh giác rất cao này trước nạn mua bán trẻ
em! Tôi bèn lại kéo Vi rút nhanh khỏi tình huống “Oan Thị Kính”
đó!...
Không vào được trường Mầm Non Chích Chòe, chúng tôi quyết định tới một trường Đại học. Đang lưỡng lự không biết nên tới trường nào thì một cái xe Dream đỗ xịch trước mặt, sau câu “Chào Đại ca!” là khuôn mặt rất “chiến trường” của nhà báo Pháo Pháo, phóng viên của một tờ báo chuyên viết cho mục “Nhà trường hay Chiến trường”. Sau khi hỏi thăm rối rít, nhà báo Pháo Pháo nói: “Nếu các huynh có ý định đi viết bài về Trường Đại học thì gặp may rồi. Đệ đang làm một loạt phóng sự về chuyện chất lượng thầy và trò các trường Đại học, có thể làm hướng đạo cho các Huynh rất tốt!”. Thế là chúng tôi làm thành một tổ chiến đấu, phóng ngay đến một trường Cao Đẳng vừa từ một trường Trung cấp được nống lên thành Cao Đẳng, và đang làm thủ tục để thành trường Đại học.
Tiếp chúng tôi là Tiến sĩ Học Học, Hiệu phó phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, công tác Đào tạo của trường. Ngồi nói chuyện một hồi, tôi chợt nhận ra vị Tiến sĩ Học Học này thực ra có tên là Ho, là người hàng xóm của tôi từ hồi học tiểu học, vì bị chứng bệnh Ho gà ngay từ tuổi sơ sinh cho nên có tên là Ho. Ho học dưới tôi hai lớp, luôn bị điểm “Gậy” và “Ngỗng” (tức 1 và 2) thì có uống thuốc Tiên cũng không thể thông minh đột biến để trở thành Tiến sĩ bây giờ được! Tôi đem thắc mắc ấy hỏi nhà báo Pháo Pháo thì anh ta nói: “Xin Huynh đừng bói ra ma quét nhà ra rác nữa! Xu hướng bây giờ là “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, căng buồm ra biển lớn! Cho dù ông ta có là “Tiến sĩ giấy” thì đó là “căn bệnh thời đại”, “Cả làng mắt toét chứ mình em đâu?”. Tôi hơi ngạc nhiên vì cái anh chàng Pháo Pháo này, hồi mới quen tôi, anh ta nổi tiếng xông xáo trong trận chiến chống Tham nhũng, hay là bây giờ phải chuyển hướng bởi “an toàn là bạn, tai nạn là thù” ? Nghĩ thế, tôi không để tâm đến chuyện cái anh chàng Ho đã “lột xác” để thành Tiến sĩ Học Học nữa mà theo Pháo Pháo đi tiếp xúc với các sinh viên – những “chủ nhân ông” tương lai của đất nước!
Nói chuyện với các sinh viên, tôi nhận thấy kiến thức văn hóa, lịch sử , địa lý … của họ quá ư là hổng, khuyết rất lớn! Ngay cả những kiến thức cơ bản và chuyên ngành cũng rất bập bõm! Vi nhận xét rằng, việc bùng nổ các trường Đại học, Cao đẳng không phản ánh đúng thực chất mặt bằng văn hóa nói chung của xã hội mà góp phần hạ thấp chất lượng sinh viên, học sinh bởi việc tuyển sinh chỉ vì tiền, tức mục đích của các trường ĐH, CĐ là kinh doanh kiếm lời bằng mọi giá chứ không phải là Trồng Người , là đào tạo nhân tài, những tinh hoa của đất nước! Đây quả là một thảm họa mà hậu quả của nó còn lớn hơn cả nạn diệt chủng!... Ông cha ta đã có câu “Quý hồ Tinh, bất quý hồ đa” , nói nôm na là, chúng ta cần cái tinh luyện, tinh chất chứ không thể là tạp chủng, tạp chất. Giống như bên quân sự, chúng ta cần đội quân Tinh nhuệ, thiện chiến chứ không thể xài một đội quân ô hợp. Nếu xài đội quân ô hợp, chưa đánh đã bại!
Không vào được trường Mầm Non Chích Chòe, chúng tôi quyết định tới một trường Đại học. Đang lưỡng lự không biết nên tới trường nào thì một cái xe Dream đỗ xịch trước mặt, sau câu “Chào Đại ca!” là khuôn mặt rất “chiến trường” của nhà báo Pháo Pháo, phóng viên của một tờ báo chuyên viết cho mục “Nhà trường hay Chiến trường”. Sau khi hỏi thăm rối rít, nhà báo Pháo Pháo nói: “Nếu các huynh có ý định đi viết bài về Trường Đại học thì gặp may rồi. Đệ đang làm một loạt phóng sự về chuyện chất lượng thầy và trò các trường Đại học, có thể làm hướng đạo cho các Huynh rất tốt!”. Thế là chúng tôi làm thành một tổ chiến đấu, phóng ngay đến một trường Cao Đẳng vừa từ một trường Trung cấp được nống lên thành Cao Đẳng, và đang làm thủ tục để thành trường Đại học.
Tiếp chúng tôi là Tiến sĩ Học Học, Hiệu phó phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, công tác Đào tạo của trường. Ngồi nói chuyện một hồi, tôi chợt nhận ra vị Tiến sĩ Học Học này thực ra có tên là Ho, là người hàng xóm của tôi từ hồi học tiểu học, vì bị chứng bệnh Ho gà ngay từ tuổi sơ sinh cho nên có tên là Ho. Ho học dưới tôi hai lớp, luôn bị điểm “Gậy” và “Ngỗng” (tức 1 và 2) thì có uống thuốc Tiên cũng không thể thông minh đột biến để trở thành Tiến sĩ bây giờ được! Tôi đem thắc mắc ấy hỏi nhà báo Pháo Pháo thì anh ta nói: “Xin Huynh đừng bói ra ma quét nhà ra rác nữa! Xu hướng bây giờ là “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, căng buồm ra biển lớn! Cho dù ông ta có là “Tiến sĩ giấy” thì đó là “căn bệnh thời đại”, “Cả làng mắt toét chứ mình em đâu?”. Tôi hơi ngạc nhiên vì cái anh chàng Pháo Pháo này, hồi mới quen tôi, anh ta nổi tiếng xông xáo trong trận chiến chống Tham nhũng, hay là bây giờ phải chuyển hướng bởi “an toàn là bạn, tai nạn là thù” ? Nghĩ thế, tôi không để tâm đến chuyện cái anh chàng Ho đã “lột xác” để thành Tiến sĩ Học Học nữa mà theo Pháo Pháo đi tiếp xúc với các sinh viên – những “chủ nhân ông” tương lai của đất nước!
Nói chuyện với các sinh viên, tôi nhận thấy kiến thức văn hóa, lịch sử , địa lý … của họ quá ư là hổng, khuyết rất lớn! Ngay cả những kiến thức cơ bản và chuyên ngành cũng rất bập bõm! Vi nhận xét rằng, việc bùng nổ các trường Đại học, Cao đẳng không phản ánh đúng thực chất mặt bằng văn hóa nói chung của xã hội mà góp phần hạ thấp chất lượng sinh viên, học sinh bởi việc tuyển sinh chỉ vì tiền, tức mục đích của các trường ĐH, CĐ là kinh doanh kiếm lời bằng mọi giá chứ không phải là Trồng Người , là đào tạo nhân tài, những tinh hoa của đất nước! Đây quả là một thảm họa mà hậu quả của nó còn lớn hơn cả nạn diệt chủng!... Ông cha ta đã có câu “Quý hồ Tinh, bất quý hồ đa” , nói nôm na là, chúng ta cần cái tinh luyện, tinh chất chứ không thể là tạp chủng, tạp chất. Giống như bên quân sự, chúng ta cần đội quân Tinh nhuệ, thiện chiến chứ không thể xài một đội quân ô hợp. Nếu xài đội quân ô hợp, chưa đánh đã bại!
*
Ăn cơm tối xong, chúng tôi đang nghĩ cách “thâm nhập” một Nhà tù hay
một Trại giam nào đó thì quả là sự bất ngờ luôn đồng hành với chúng tôi
khi tôi gặp “Tài chém”, vốn là một Đại ca Đầu gấu khét
tiếng một thời. Thực ra, “Tài chém” không có bản lĩnh cao cường gì
mà chỉ có máu liều, sẵn sàng “thí mạng cùi” bất cứ lúc nào, với ai! Cho
nên tục ngữ có câu “Vua thua thằng liều” chẳng bao giờ
sai! Sau khi hỏi han một hồi, thì ra giờ “Tài chém” đã lột xác, hoàn
lương và trở thành Phó Quản giáo của một Trại giam khá lớn. Quả là
những nhà tổ chức đã biết dùng chiêu “lấy độc trị độc”
trong nghệ thuật dùng người! “Tài chém” rất vui khi gặp lại tôi bởi
khi còn làm báo, tôi đã giúp “Tài chém” đăng báo những câu chuyện “thời
dao búa” của mình! Lúc ấy, tôi cứ nghĩ sau này “Tài
chém” sẽ thành một nhà văn lớn chuyên viết về “Xã hội đen”, nhưng
giờ hỏi lại thì “Tài chém” nói: “Chuyện viết lách quả là còn phức tạp
hơn cả những chuyện máu chảy đầu rơi của Xã hội đen!...Em
đã “gác bút” lâu rồi! Giúp mấy người phạm tội hoàn lương quả thật là
khó, không phải ai cũng nghĩ như mình!”…
“Tài chém” dẫn chúng tôi về cái trại mà anh ta làm Phó Quản giáo. Ngồi hàn huyên một hồi, “Tài chém” nói: “Các anh đã Vi hành thì nên đi tới đáy của vấn đề. Đã vào cái Trại này thì cũng nên thử nếm mùi tù nhân cho biết!”. Vi không ra đồng ý cũng không ra phản đối, còn tôi thì nghĩ cứ để mặc “Tài chém” sắp xếp cho nên không nói gì!...Tôi còn đang suy nghĩ xem “Tài chém” sắp xếp như thế nào thì đã thấy tôi, Vi và một người nữa bị đẩy vào một phòng giam. Phòng giam này khá rộng, ở ngay giữa phòng có một nhóm người đang ngồi bu quanh một người đầu trọc lốc, khuôn mặt rất “ấn tượng” bởi những vết chém còn để lại sẹo chằng chịt – chắc hẳn là một Đại ca thủ lĩnh! Cánh cửa sau lưng chúng tôi vừa đóng sầm thì một thằng nhỏ con từ trong đám người bu quanh kia vọt ra đứng trước chúng tôi, quát lớn: “Tất cả quỳ xuống chào Đại Ca!”. Tiếng quát của thằng kia quả là có uy lực ngầm khiến cả ba chúng tôi lập tức quỳ mọp, người đi cùng với chúng tôi còn vái lạy lia lịa! Gã Đại ca thấy vậy thì nói khề khà: “Thôi được rồi! May cho chúng mày là hôm nay Trẫm rất vui cho nên miễn cho trận đòn nhập Trại. Song, chúng mày phải thể hiện năng khiếu văn nghệ. Hay thì được thưởng, dở thì bị phạt. Thằng kia, mày thể hiện trước!”, và gã Đại ca chỉ thẳng vào Vi! Tôi giật mình lo ngại không biết Vi có qua nổi cái ải này không thì Vi bình thản nói: “Tôi xin hầu Đại ca và các Sư Huynh món Truyện Tiếu lâm!”. Lập tức cả bọn vỗ tay và há mồm ngồi nghe. Vi kể lại chuyện đi thi “Cu trường”. Truyện này kể chi tiết ra đây thì hơi tục, song nó thuộc loại “Kể tục, giảng thanh” nên xin tóm tắt Đại ý: Có một người kia, “cái ấy” khi cương hết mức mới dài tới đầu gối mà đã dương dương tự đắc cho là mình vô địch thiên hạ. Anh ta đi khắp nơi để tìm đối thủ. Một ngày kia, anh ta tới Làng nọ vì nghe đồn Làng này có rất nhiều người có “cái ấy” cực dài. Khi mới tới cổng Làng, anh ta thấy hai người đang cầm hai cây côn , như là làm nhiệm vụ canh gác. Song khi lại gần thì thấy cả hai người đang có vẻ như cùng đang “sướng”, anh ta bèn hỏi: “Chào hai Huynh đệ, cho tôi hỏi …”. Chưa nói hết câu thì cả hai người kia cùng nói: “Đi chỗ khác, lát nữa hãy hỏi, đừng phá đám cuộc giao hoan sắp tới đỉnh khoái lạc của ta!”. Anh ta thấy lạ, không kềm được, lại hỏi: “Vậy mỹ nhân đối tác của các Huynh đang ở đâu?”. Hai người kia cùng nói: “Ở nhà chứ còn ở đâu!” rồi như là trôi vào trong cơn đê mê! Anh chàng kia thấy vậy thì trố mắt kinh hoàng, hoảng sợ đến nỗi “cái ấy” thun lại chỉ còn bằng ngón tay út! Mới chỉ là hai thằng lính gác mà đã như thế thì các vị chức sắc trong Làng còn tới đâu? Anh ta nghĩ vậy và chạy mất tăm!... Cả bọn nghe xong thì cười nghiêng ngả, đòi Vi kể mãi! Tôi nghĩ chắc Vi sẽ lâm vào cái cảnh “Ngàn lẻ một đêm” nhưng không ngờ từ chuyện cười, Vi đã chuyển sang kể “chuyện khóc”! Và quả là bất ngờ, bọn này thật dễ mủi lòng, khóc lóc một hồi rồi lăn ra ngủ!...
*
“Tài chém” dẫn chúng tôi về cái trại mà anh ta làm Phó Quản giáo. Ngồi hàn huyên một hồi, “Tài chém” nói: “Các anh đã Vi hành thì nên đi tới đáy của vấn đề. Đã vào cái Trại này thì cũng nên thử nếm mùi tù nhân cho biết!”. Vi không ra đồng ý cũng không ra phản đối, còn tôi thì nghĩ cứ để mặc “Tài chém” sắp xếp cho nên không nói gì!...Tôi còn đang suy nghĩ xem “Tài chém” sắp xếp như thế nào thì đã thấy tôi, Vi và một người nữa bị đẩy vào một phòng giam. Phòng giam này khá rộng, ở ngay giữa phòng có một nhóm người đang ngồi bu quanh một người đầu trọc lốc, khuôn mặt rất “ấn tượng” bởi những vết chém còn để lại sẹo chằng chịt – chắc hẳn là một Đại ca thủ lĩnh! Cánh cửa sau lưng chúng tôi vừa đóng sầm thì một thằng nhỏ con từ trong đám người bu quanh kia vọt ra đứng trước chúng tôi, quát lớn: “Tất cả quỳ xuống chào Đại Ca!”. Tiếng quát của thằng kia quả là có uy lực ngầm khiến cả ba chúng tôi lập tức quỳ mọp, người đi cùng với chúng tôi còn vái lạy lia lịa! Gã Đại ca thấy vậy thì nói khề khà: “Thôi được rồi! May cho chúng mày là hôm nay Trẫm rất vui cho nên miễn cho trận đòn nhập Trại. Song, chúng mày phải thể hiện năng khiếu văn nghệ. Hay thì được thưởng, dở thì bị phạt. Thằng kia, mày thể hiện trước!”, và gã Đại ca chỉ thẳng vào Vi! Tôi giật mình lo ngại không biết Vi có qua nổi cái ải này không thì Vi bình thản nói: “Tôi xin hầu Đại ca và các Sư Huynh món Truyện Tiếu lâm!”. Lập tức cả bọn vỗ tay và há mồm ngồi nghe. Vi kể lại chuyện đi thi “Cu trường”. Truyện này kể chi tiết ra đây thì hơi tục, song nó thuộc loại “Kể tục, giảng thanh” nên xin tóm tắt Đại ý: Có một người kia, “cái ấy” khi cương hết mức mới dài tới đầu gối mà đã dương dương tự đắc cho là mình vô địch thiên hạ. Anh ta đi khắp nơi để tìm đối thủ. Một ngày kia, anh ta tới Làng nọ vì nghe đồn Làng này có rất nhiều người có “cái ấy” cực dài. Khi mới tới cổng Làng, anh ta thấy hai người đang cầm hai cây côn , như là làm nhiệm vụ canh gác. Song khi lại gần thì thấy cả hai người đang có vẻ như cùng đang “sướng”, anh ta bèn hỏi: “Chào hai Huynh đệ, cho tôi hỏi …”. Chưa nói hết câu thì cả hai người kia cùng nói: “Đi chỗ khác, lát nữa hãy hỏi, đừng phá đám cuộc giao hoan sắp tới đỉnh khoái lạc của ta!”. Anh ta thấy lạ, không kềm được, lại hỏi: “Vậy mỹ nhân đối tác của các Huynh đang ở đâu?”. Hai người kia cùng nói: “Ở nhà chứ còn ở đâu!” rồi như là trôi vào trong cơn đê mê! Anh chàng kia thấy vậy thì trố mắt kinh hoàng, hoảng sợ đến nỗi “cái ấy” thun lại chỉ còn bằng ngón tay út! Mới chỉ là hai thằng lính gác mà đã như thế thì các vị chức sắc trong Làng còn tới đâu? Anh ta nghĩ vậy và chạy mất tăm!... Cả bọn nghe xong thì cười nghiêng ngả, đòi Vi kể mãi! Tôi nghĩ chắc Vi sẽ lâm vào cái cảnh “Ngàn lẻ một đêm” nhưng không ngờ từ chuyện cười, Vi đã chuyển sang kể “chuyện khóc”! Và quả là bất ngờ, bọn này thật dễ mủi lòng, khóc lóc một hồi rồi lăn ra ngủ!...
Khi chia tay Vi, tôi hỏi: “Ông nói thật lòng cho tôi nghe xem ông đã thu hoạch được những gì sau chuyến Vi hành cuối năm này?”. Vi nói ngay: “Trước đây, nhất là khoảng dăm năm gần đây, tôi chỉ toàn suy ghĩ về những vấn đề Vĩ mô , những vấn đề mang tầm chiến lược. Cứ chăm chăm vào việc “Hội nhập thế giới”, đi các nước để học hỏi, thậm chí đem những mô hình của các nước phát triển để áp dụng vào nước ta. Song, giờ thì tôi nghĩ quả là không ổn. Cơ sở hạ tầng của ta còn quá nhiều khiếm khuyết, quá nhiều lỗ hổng. Vì thế, phải làm lại từ đầu. Tức phải xây dựng lại nền móng cho chắc. Nếu chúng ta cứ “Xây lâu đài trên cát, trên bùn” thì nó sẽ sụp đổ là điều tất yếu!”. Tôi lại hỏi: “Vậy ông có kế sách gì, hành động cụ thể gì không?”. Vi ngần ngừ một lát rồi nói: “Tôi sẽ xin xuống làm cán bộ cấp Huyện chứ không lên Trung ương như dự kiến nữa!”. Tôi băn khoăn: “Liệu ý tưởng ấy của ông có được ủng hộ không? Ông có nhớ câu “Một cánh én không làm nên Mùa Xuân” không? Tôi e rằng ông sẽ chỉ như một hòn sỏi ném xuống ao sâu, không thể sủi tăm!”. Vi thở dài rồi lại nói giọng quả quyết: “Không thể không thử xem!”…
Chúng tôi chia tay nhau. Vi hẹn tôi năm năm sau gặp lại thế nào cũng có tin vui! Nhìn Thời gian đang chuyển dịch tới Năm Mới 2010, dù là người đa nghi, tôi cũng không thể không chia sẻ niềm tin với con người quyết Hành động này!...
Sài Gòn, những ngày cuối năm 2009
Đỗ Ngọc Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét