Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (VNCN)
Trích: Chuyện Tình Thị Mầu
Bà chủ quán và cô nhà báo tập sự
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 296
Một buổi chiều, trời bỗng tối sầm và một cơn mưa bất chợp ập tới. Hai
người khách, một nam, một nữ, còn trẻ, bỗng chạy ào vào quán. Người
thanh niên nói :
Kiếm tiền
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 325
Chuyện tình của Thị Mầu
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 477
Ký ức mùa thi
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 378
Nói đến chuyện thi cử của thời học sinh, đối với tôi không có gì đặc biệt bởi với bất kỳ ở cấp học nào và với bất cứ hình thức thi cử nào, tôi cũng đều đi qua một cách nhẹ nhàng, hoặc nói theo kiểu so sánh thì nó đều dễ như ăn kẹo!
Báo hiếu
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 483
Các bài khác...
Trang 37 / 39
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 476
Có thể nói, nhân vật Thị Mầu là “đất
dụng võ” rất đắc địa của các nghệ sĩ tài năng, mà nghệ sĩ Ưu tú Thu
Huyền là một ví dụ. Về nội dung, Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng
Tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của Tình yêu đối với
những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo Phong kiến. Chính
vì thế mà cho đến nay, vở Chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và nhân vật
Thị Mầu nói riêng vẫn chinh phục hoàn toàn khán giả của cuộc sống
hiện đại. Hẳn công chúng Chèo không bao giờ quên được sự xuất hiện
rất độc đáo của Thị Mầu đã làm sôi động sân khấu Chèo - tâm hồn con
người hàng Thế kỷ qua:
Này chị em ơi ? (tiếng đế: sao ?) .
Nay tư mai đã là rằm .
Ai muốn ăn oản thời năng lên chùa đấy chị em ơi ?
(tiếng đế:Các già lên chùa từ bao giờ nhỉ ? – tiếng đế: Mười tư rằm )
Thế mà Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ, đò đưa cấm giá,
Tôi lên chùa từ mười ba… tôi lên chùa kia còn thời thấy tiểu mười ba.
Chị em ơi! (tiếng đế: sao?)
Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba, mà thấy sư mười bốn ,vãi già mười lăm đấy chị em.
A tôi thấy ông sư còn là mười bốn, vãi già còn là mười lăm.
Tôi muốn cho một tháng có đôi đôi rằm…
Chị em ơi! ( tiếng đế: Sao?)
Tôi muốn cho một tháng đôi rằm, mà trước vào lễ Phật để…sau thăm vãi già đấy chị em.
A nay trước tôi vào mà tôi lễ Phật, này mà để có sau thăm bên vãi già…
A nay trước tôi vào mà tôi lễ Phật, này mà để có sau thăm bên vãi già…
*
Có rất nhiều người mê Chèo, mà cụ thể
là mê nhân vật Thị Mầu, đã lấy tên Thị Mầu đặt tên cho con gái của
mình. Ông Lê Trào ở Làng Thượng Sơn là một trong số những người mê
Chèo, mê nhân vật Thị Mầu như thế. Nhà người ta, thường là cầu con
trai vì con gái thay nhau chui ra làm thành một bầy “Vịt Giời” khiến
cho gia chủ không có con trai nối dõi ! Nhưng nhà ông Lê Trào thì
ngược lại, vợ ông đã mười hai lần sinh nở mà toàn con trai, khiến nhà
ông biến thành “Trại lính”! Nếu như ông Trào không có thời gian năm
năm đã từng trong quân ngũ thì ông không thể khống chế nổi “ loạn
mười hai sứ quân” này! Ông Trào đặc biệt mê Chèo, không có đêm diễn
Chèo nào ở trong vùng mà ông bỏ qua, dù cách Làng ông chục cây số,
ông cũng “trèo đèo, lội suối” mà đến xem!...
Một lần, có một gánh Chèo nọ diễn vở
Quan Âm Thị Kính rất hay, đặc biệt là vai Thị Mầu, khiến cho người
xem, nhất là ông Trào “hồn bay phách lạc”! Hết buổi diễn, ông Trào tìm
gặp bằng được người sắm vai Thị Mầu và nói: “Vợ tôi đã sinh mười hai
lần mà toàn con trai. Nay tôi muốn sinh con gái mà lại muốn nó xinh
đẹp, hát hay diễn trò giỏi như Thị Mầu! Vậy Thị Mầu có cách gì giúp
tôi được không, tôi xin hậu tạ!”. Người sắm vai Thị Mầu lần đó, chưa
kịp tẩy trang, vì muốn cho nhanh xong chuyện, liền nói bừa: “Chỉ có
cách này, không biết có hiệu nghiệm hay không là còn tùy thuộc vào bà
vợ của ông! Ông hãy đưa ta vào buồng vợ ông, ta sẽ làm phép chui vào
bụng bà ấy, tất sẽ sinh ra một ả như Thị Mầu ta!”. Ông Trào nghe nói
thấy “có lý” liền nghe theo. Song có một điều mà lúc đó ông Trào
không hề biết là: người sắm vai Thị Mầu lần đó là một nam nhân chứ
không phải nữ nhân! Vì thế, khi người “Nam nhân” này “làm phép” chui
vào bụng vợ ông Trào thì quả nhiên hiệu nghiệm, tức sau chín tháng
mười ngay, vợ ông Trào đã sinh được một ả Thị Mầu hoàn hảo!...
Cô con gái ông Trào được đặt tên
chính thức là Lê Thị Mầu, dĩ nhiên là được vợ chồng ông Trào và mười
hai người anh yêu thương, chiều chuộng hết mức. Trong ý nghĩ của cha
mẹ Mầu và cả mười hai người anh trai, việc đặt tên là Mầu chỉ có ý
nghĩa “Ước lệ” mà thôi, chứ không ai nghĩ rằng lại muốn cho cuộc đời
của Mầu giống như nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quam Âm Thị Kính.
Song, cuộc đời lại xảy ra cái điều mà người ta không muốn nghĩ
tới!...
*
Có câu “Gái thập tam, nam thập lục”,
tức con gái mười ba tuổi là đã ra dáng một thiếu nữ mơn mơn xuân thì.
Mầu khi tới mười ba tuổi là đã phát triển đến mức đạt chuẩn: cao
1,67 mét, số đo ba vòng là 86-60-88, đó là số đo mà các cô người mẫu
thời nay ao ước!
Ngày đầu tiên Mầu đi lễ chùa cũng đúng là ngày mười ba.
Mầu cũng gặp một chú Tiểu đang quét
chùa, nhưng chú Tiểu này vừa nhìn thấy Mầu thì nhào tới tán tỉnh, sàm
sỡ. May mà vừa lúc Sư Thầy xuất hiện, quở mắng chú Tiểu. Chú Tiểu sợ
hãi bỏ chạy. Nhưng khi Sư Thầy nhìn kỹ Mầu thì …bám riết lấy Mầu đến
nỗi khi sư Trụ Trì xuất hiện cũng không biết, liền bị Sư Trụ trì quở
mắng thậm tệ! Đuổi Sư Thầy đi rồi, Sư Trụ trì vừa nói mời Mầu vào
trong làm lễ cúng Phật thì trời nổi giông bão, gió bụi bay mù
mịt!...Mầu đang luống cuống đứng giữa sân chùa thì hai người anh của
Mầu kịp xuất hiện, đưa Mầu về nhà!...
Ngày mười bốn, Mầu lại đi lễ chùa. Sự
việc lại xảy ra như ngày mười ba, chỉ khác ở đoạn cuối: khi sư Trụ
trì mời Mầu vào làm lễ cúng Phật thì trời không nổi giông bão mà nắng
vàng rực rỡ khác thường, nhìn từ xa, người ta thấy trên khoảng không
nhà chùa có đám mây ngũ sắc tụ lại rất lâu! Những người giỏi thiên
văn địa lý đều nói đó là điềm lành, Quan Âm Bồ Tát Ngài đã giáng
trần, nhà Chùa chuyến này có tin vui! Quả nhiên, chín tháng sau,
trước cổng chùa có một cái thúng lớn, trong thúng là ba đứa trẻ sinh
ba, xem chừng như mới sinh nhưng đã rất cứng cáp! Chú Tiểu là người
phát hiện ra cái thúng trước nhất, liền vào báo với sư Thầy. Sư Thầy
ra xem rồi vào báo với sư Trụ Trì. Sư Trụ Trì ra xem, nhìn thấy ba
đứa trẻ đều đang chắp tay trước ngực, mồm lẩm nhẩm như đọc Kinh Phật,
thì nói: “Quan Âm Bồ Tát gửi chùa chúng ta ba đệ tử của Ngài, mười
năm sau Ngài sẽ đến đón. Vì vậy hãy đón vào chùa chăm sóc cho chu
đáo!”. Sư Thầy và chú Tiểu liền đưa ba đứa trẻ vào chùa, từ đó thay
nhau chăm sóc tận tình…
*
Mười năm sau, ba đứa trẻ hồi nào đã
lớn thành ba thiếu niên xinh đẹp, khỏe mạnh và thông minh khác thường.
Nhà chùa có bao nhiêu Kinh sách ba đứa đều đọc hết và đều thuộc làu
làu. Tuy không nói ra công khai, nhưng ai cũng biết trong ba đứa trẻ
đó, có một đứa là con của chú Tiểu, bởi nó giống chú Tiểu như đúc, có
một đứa là con của sư Thầy, bởi nó giống sư Thầy như lột, còn đứa
thứ ba thì giống sư Trụ Trì như hai giọt nước, chỉ có điều nó không
già như sư Trụ trì mà thôi. Trong thâm tâm, cả chú Tiểu, sư Thầy và
sư Trụ trì đều muốn hoàn tục để cưới Mầu, để được công khai làm bố
đứa con của mình. Nhưng Mầu thì không thích cưới ai cả, và chỉ muốn
đón ba đứa con về ở với mình.
Đúng ngày ba đứa trẻ vào chùa, sau mười năm, Mầu lên chùa. Một chú Tiểu mới, thấy Mầu cứ ngó nghiêng mà không nói gì thì hỏi:
-Mầu lên chùa đấy à? Sao không “quậy” như trong vở chèo Quan Âm Thị Kính đi?
-Hôm nay ta không có hứng! – Mầu lạnh lùng nói – Gọi cho ta ba anh em sinh ba ra đây ta gặp!
-Không được! – chú Tiểu nói ngay – Sư
Thầy đã dặn không được cho ba anh em đó ra ngoài gặp bất cứ ai! Mầu
muốn gặp ba anh em thì phải hỏi ý sư Thầy. Để tôi đi hỏi sư Thầy cho!
Nhưng phải có điều kiện!
-Điều kiện gì thì nói toẹt ra đi,
chắc lại đòi “tòm tem” chứ gì? Mới vào chùa đã nhiễm cái máu “Sư hổ
mang” rồi! – Mầu thúc dục.
-Thôi được, Mầu đã hiểu ý thì tôi nói
thật: cho tôi gửi một đứa con và khi Mầu có thai, tôi sẽ đứng ra
nhận là bố cái thai chứ không làm ngơ như bố của ba đứa trẻ sinh ba
kia!...
Cuộc thỏa thuận giữa chú Tiểu và Mầu
diễn ra thật nhanh chóng, ba anh em sinh ba được ra gặp mẹ. Mầu thấy
ba đứa trẻ thì nhào tới ôm hôn, nhưng cả ba đứa đều lùi ra và cùng
nói, như là đồng ca: “ Nam mô A di đà Phật! Nam nữ thọ thọ bất
thân! Xin thí chủ giữ đúng phép tắc! Thí chủ có điều gì muốn nói thì
nói ngay kẻo không có nhiều thời gian!”. Mầu bỗng cười khanh khách mà
nói: “Thí chủ cái con khỉ! Con cái thấy mẹ mà không lạy chào, thật
là bất hiếu! Đã bất hiếu như thế thì còn tu cái gì, tu hú!”. Ba anh
em lại cùng nói: “Người mẹ mà bỏ con khi còn đỏ hỏn ngoài cổng chùa
thì là đã dứt tình mẫu tử. Bao năm qua, đứa trẻ được ai nuôi dưỡng,
cho bú mớm thì đó chính là mẫu tử!”. Mầu nghe nói vậy thì lặng người
một lúc rồi nói: “Thôi được, các ngươi không nhận người mẹ này cũng
không sao, nhưng phải vào Làng minh oan cho Mầu, trả lại danh dự cho
Mầu, nói với mọi người rằng Mầu không phải là hoang thai mà là Quan Âm
Bồ Tát cho môn đệ đầu thai vào Mầu. Sau đó đòi Làng bồi thường trăm
lạng vàng cho Mầu vì đã dùng hình phạt dã man đối với Mầu là bỏ rọ
trôi sông!”. Ba đứa trẻ sinh ba nghe Mầu nói vậy thì nhìn nhau như có
ý dò hỏi xem sẽ trả lời thế nào? Đứa có khuôn mặt giống sư Trụ trì
nói: “Thực ra chúng ta không dám nhận mẹ vì muốn bảo vệ danh dự cho
cha. Bây giờ mẹ đã nói thế thì quả là rất thiệt thòi cho mẹ. Lúc mẹ
bị Làng phạt vạ, chúng ta còn bé tý chưa làm gì được thì bây giờ phải
làm cái việc đó, lẽ ra phải làm từ mười năm trước!”. Đứa có khuôn
mặt giống sư Thầy nói tiếp: “Sư huynh nói rất đúng. Chúng ta không
thể cứ sai lại sai nữa. Phải trả lại danh dự cho mẹ và người bị phạt
phải là ba người cha!”. Đứa bé có khuôn mặt giống chú Tiểu liền nói
ngay: “Hai huynh nói rất hay, nhưng ba người cha đẻ của chúng ta đều
đang có chức tước lớn trong tổ chức Phật giáo, không thể đưa ra bất
cứ lời phán xét nào tới họ. Cách tốt nhất là nên tiếp tục im lặng. Sự
việc dù sao cũng đã xảy ra, đã qua lâu rồi thì cho qua luôn. Mẹ
chúng ta tuy có bị tiếng xấu này nọ nhưng cũng đã bình an, thế là tốt
rồi. Dĩ hòa vi quý, nếu cứ đem chuyện cũ ra phán xét cho đúng người
đúng tội thì muôn đời không bao giờ hết chuyện, oan oan tương báo bao
giờ mới dứt?”.Ba đứa trẻ tuy là nói chuyện trao đổi ý tứ với nhau
nhưng cố ý cho Mầu nghe thấy và đứa có khuôn mặt giống sư Trụ trì còn
nói riêng với Mầu: “Thí chủ là người có tướng cách rất quý, sẽ luôn
có quý nhân phò trợ, chẳng có gì đáng phiền muộn. Cuối năm nay có
người đến cầu hôn thì lấy chồng đi, tất sẽ vinh hiển suốt đời!”… Mầu
nghe nói vậy thì biết nói gì nữa bèn cáo lui!
*
Cuối năm, Làng Thượng Sơn có một
khoản tiền lớn nhờ có tới hai công ty nước ngoài tới đầu tư xây dựng
hai nhà máy khổng lồ, một cái ở đầu Làng, một cái ở cuối Làng. Mấy già
Làng nói, như thế gọi là đầu xuôi đuôi lọt, Làng ta từ đây làm cái
gì cũng sẽ thuận buồm xuôi gió! Quả nhiên, nhà nhà đều hoan ca, làng
trên xóm dưới không lúc nào ngớt tiếng sáo tiếng nhạc. Tất nhiên, các
vị Trưởng lão đã công phu đi mời một Đoàn Chèo có nhiều ngôi sao
sáng giá tới Làng diễn liên tục một tháng ròng!
Một hôm, khi chuẩn bị diễn lớp “Thị
Mầu lên chùa” thì diễn viên sắm vai đột nhiên đau bụng dữ dội. Mọi
người đều nói đó là bệnh đau ruột thừa, phải đưa đi bệnh viện mổ gấp
kẻo nguy đến tính mạng. Đưa người sắm vai Thị Mầu đi rồi, đi kiếm
người dự bị thì không biết chạy đâu. Lúc đó, ông Lê Trào có mặt ở gần
đó, thấy vậy liền nói: “Để tôi nói con Mầu nhà tôi nó đóng thế
cho!”, liền cho gọi Mầu tới. Quả nhiên, Mầu vào vai còn nhuyễn hơn cả
người đang giữ vai Thị Mầu của Đoàn Chèo. Riêng ông Trưởng Đoàn
Chèo, vừa nhìn thấy Mầu đã chết mê chết mệt, sau đó đã đòi cưới Mầu
bằng được. Dĩ nhiên là ông Lê Trào và Mầu đều đồng ý, vừa có chồng
vừa được tuyển thẳng thành diễn viên chính thức của Đoàn Chèo thì còn
gì hơn nữa. Sang năm mới, Mầu còn được “hưởng lộc” lớn hơn nữa khi
ông chồng được điều lên Bộ Văn hóa làm một chức quan nghe nói tương
đương hàng đầu cấp tỉnh, còn Mầu thì lên làm chức Trưởng đoàn Chèo,
tùy nghi muốn diễn kiểu nào thì diễn, muốn diễn ở đâu thì đến, tuy
nhiên vẫn còn có nhiều trói buộc... Khi nghe có chính sách, chủ
trương “Xã hội hóa sân khấu”, Mầu thích lắm bởi muốn làm Bà chủ hoàn
toàn, tuyệt đối của Đoàn chèo…
Thời gian trôi đi…Khi Đoàn Chèo chính
thức hoạt động theo qui chế mới, Mầu cho đổi tên thành “Đoàn Chèo
Thị Mầu” và cho mời ba anh em sinh ba tới , nói: “Giờ các con đã tới
tuổi trưởng thành, việc ở lại Chùa theo nghiệp tu hành hay hoàn tục
trở về cuộc sống dân gian là do các con tự quyết định. Tuy nhiên, dù
thế nào thì các con cũng phải tham gia vào Tổ sáng tác kịch bản của
Đoàn Chèo của Mẹ”. Cả ba anh em cùng nói: “Mẹ nói rất đúng, nhưng tự
chúng con không thể quyết định được là ở lại chùa hay về nhà với Mẹ,
bởi đây là “Duyên nghiệp”, có muốn cũng không được và không muốn cũng
khó tránh khỏi. Nhưng dù thế nào thì chúng con cũng sẽ là thành viên
tích cực của Tổ sáng tác kịch bản. Chúng con đã suy nghĩ rất nhiều
về đề tài mà Đoàn Chèo của Mẹ đang mang tên: Thị Mầu. Tuy nhiên, có
điều chúng con cứ phân vân mãi mà nghĩ chưa thông: Thị Mầu trong vở
Chèo kia có Tình yêu hay không? Và câu này mẹ có cho phép mới dám
hỏi? (Mầu ra hiệu cứ nói) Mầu mẹ có tình yêu với bố chúng con hay
không?”. Mầu bất chợt bị hỏi như vậy thì chưa thể trả lời, bởi thực
ra Mầu cũng không nghĩ là mình sẽ thích chứ đừng nói đến chữ yêu mấy
người đó, còn sự thể ra như thế là do họ dồn ép Mầu quá đáng, mà Mầu
thì không có kinh nghiệm tự vệ, phòng thân!...
Vui chân, Mầu tới chùa lúc nào không
hay. Một chú Tiểu thấy Mầu tới thì hỏi: “Hôm nay đã tới mười ba đâu
mà Mầu đã lên chùa?”. Mầu cười nói: “Từ nay ta đi lễ chùa không cần
kể là ngày nào! Được chưa?”. Chú Tiểu thấy vậy thì chạy vào gọi Sư
Thầy…/.
Sài Gòn, Tháng 1-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Nguồn: vannghechunhat.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét