Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Trích : Tướng cướp hoàn lươngHai lần bác sĩ
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 322
Bảo vệ danh tiết (chùm truyện mini)
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 376
Hai vợ chồng ông Đinh May đều đã về hưu, tài hèn sức mọn nên chỉ sống nhờ vào quán trà nhỏ lúc tuổi già.
Tên tướng cướp hoàn lương
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 329
Đề tài nghiên cứu khoa học (chùm truyện ngắn mini)
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 404
Sa Phi là người phụ nữ có tướng sát phu nổi tiếng cả một vùng : người đàn ông nào cưới cô xong cũng chết bất đắc kỳ tử ngay sau đêm tân hôn. Có ông vào hàng quan chức họ Trần, sau vụ làm ăn thua lỗ, mất cả chì lẫn chài tức mất cả chức quyền lẫn tiền bạc chỉ còn hai bàn tay trắng !
Ba lần thoát hiểm
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 307
Các bài khác...
Trang 19 / 39
Tên tướng cướp hoàn lương
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 329
Sau
này, nhớ lại mới thấy sao những lúc ấy mình không biết sợ là gì khi
biết bao hiểm nguy, tai biến luôn rình rập. Chẳng hạn như khi đi qua
đèo An Khê, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm sâu hun
hút như miệng con quái vật khổng lồ. Có đến ba lần, khi xe đang vượt
đèo, tôi đã nhìn thấy những cái xe xấu số đang lăn xuống vực y như
những cảnh tai nạn có rất nhiều trong các phim hành động của Mỹ, Hồng
Kông… Những lúc ấy, tôi nhìn tất cả những người trong xe (thường là
người lái xe, ông Giám đốc Sở và một, hai người nữa) thì thấy ai cũng
lặng thinh như tượng nhưng bên thái dương (nơi có tóc mai) thì rịn ra
những giọt mồ hồi, không biết là nóng hay lạnh? Hình như có tiếng nói
rất nhỏ của ông Giám đốc Sở: “Cầu Bồ Tát…”. Người lái xe có lẽ đã nói
câu này rất nhiều trước khi khởi hành nên mím môi và cầm chắc tay lái!
Còn những va quẹt lẻ tẻ và “suýt” đụng vào những xe khác đang lưu thông
thì nhiều vô kể, nó xảy ra thường xuyên giống như ai cũng không ít
lần vấp ngã hoặc ăn cơm mà nghẹn nấc hoặc cắn phải lưỡi! Nhưng chuyện
gặp cướp đường mà tôi sẽ kể dưới đây thì chỉ xảy ra một lần (mới chỉ
tính những khi có tôi đi trong xe) và ông Giám đốc đã tuyên bố ngay
sau đó là “Không hề xảy ra chuyện bị cướp đường” nên hầu như tôi cũng
như đã quên luôn. Nhưng, như có một nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đã
nói đại ý, trí nhớ như cái Rây Thần, nó cho qua đi tất cả những
chuyện vụn vặt và chỉ giữ lại những hạt vàng, đó là những “Hạt Vàng ký
ức”. Những năm qua tuổi 60, những ký ức của tôi thường hiện về rất
nhiều, trong đó có chuyện gặp cướp đường. Tôi nghĩ hẳn đây là một “Hạt
Vàng ký ức” nên viết thành cái truyện ngắn này…
2.
Lần ấy, có một cuộc họp về văn hóa, văn
nghệ các tỉnh khu vực phía nam, do tỉnh Cửu Long đăng cai. Đoàn chúng
tôi gồm có ông Giám đốc Sở VH-TT, một chuyên viên bên Ban Tuyên huấn
của tỉnh và tôi (lúc đó đang phụ trách công tác xuất bản và Tạp chí
Văn nghệ của Sở, chưa có Hội Văn nghệ như bây giờ). Đi họp thì có ba
người và đi chơi thì có một người, tức bà vợ ông Giám đốc, muốn xuống
Sài Gòn “đổi gió”. Tổng cộng trên xe có 5 người, ngồi vừa khít hai
hàng ghế: bà giám đốc ngồi phía trước, cạnh lái xe, ông Giám đốc,
người của Ban Tuyên huấn và tôi ngồi ở hàng ghế sau (đây là “đội hình”
phổ biến mỗi khi đi họp do Trung ương triệu tập). Hôm ấy, không hiểu
sao, tôi lại “ngứa mồm” tranh luận với ông Ban Tuyên huấn hết chuyện
nọ qua chuyện kia, và không biết bao giờ mới ngừng khi trước mặt bỗng
xuất hiện một cây tre dài chắn ngang đường và ở hai đầu cây chắn là
bốn người mặc đồng phục kiểu kiểm lâm, hai người cầm hai đầu cây tre
còn hai người đeo tiểu liên AK trước bụng, đứng bên cạnh.
Khi xe chỉ còn cách cây chắn khoảng 30
mét, người lái xe dừng xe và nhìn ông Giám đốc như muổn hỏi phải xử
trí thế nào? Ông Giám đốc nói: “Cậu xuống xem sao?”. Tôi vụt nghĩ: cho
dù là đội kiểm soát cơ động cũng phải dựng cây chắn đàng hoàng chứ
không thể cầm tay như thế, hơn nữa, nhìn thoáng qua tướng tá bọn này
giống như cướp đường chứ không phải kiểm lâm? Tôi nói nhanh với Giám
đốc: “Bọn này giống như cướp đường, ta nên ào qua là xong!”. Giám đốc
nói: “Không thể manh động, chúng nó bắn theo hỏng xe thì sao?”. Thấy
người lái xe chần chừ, giám đốc lại giục xuống xe xem sao! Người lái
xe cầm theo mấy thứ giấy tờ như lệ thường mỗi khi qua trạm kiểm soát
rồi xuống xe, đi tới chỗ chắn đường. Khi người lái xe đi được chục mét
thì bọn kia bỏ cây chắn xuống mép đường rồi cùng tiến lại phía người
lái xe, hai thằng có súng thì một tay cầm báng súng, một tay nâng nòng
súng về phía trước như sẵn sàng nhả đạn!
Khi bốn thằng tới sát người lái xe, tôi
đã nhìn thấy rất rõ: ba thằng da mặt nửa đen nửa nâu như người dân
tộc, tuy mặc đồng phục kiểm lâm nhưng bộ dạng lớ ngớ, lóng ngóng chứ
không oai phong đạo mạo như các chiến sĩ kiểm lâm. Ngay cả một thằng
đeo súng cũng không có dáng dấp lính chiến gì cả và điều này mới quan
trọng: khẩu súng thi thoảng lại đung đưa trước bụng mỗi khi nó thò tay
gãi lưng, gãi gáy nhưng không thấy lấp lánh ánh thép mà đen sì như
súng gỗ của mấy đoàn kịch! Tôi thầm nghĩ, đeo súng gỗ đi ăn cướp thì
quả là coi thường thiên hạ quá! Thằng còn lại thì từ khuôn mặt cho đến
bộ dạng đều giống như những tay anh chị trong đám giang hồ hảo hán,
lại còn đeo mắt kiếng đen nhìn càng ngang tàng, dữ tợn! Tôi lại nghĩ;
bọn này đúng là cướp đường giả dạng kiểm lâm! Vừa nghĩ tới đó thì vang
lên tiếng thằng đeo mắt kiếng đen: “Chúng tao là băng cướp “Tia chớp”
khét tiếng giết người trong chớp mắt! Trái lời hoặc chậm trễ là bắn
bỏ!...Bây giờ lái xe vào trong khu đồi kia, nhanh lên!”. Nòng khẩu
súng AK lấp lánh ánh thép chĩa thẳng vào ngực người lái xe khiến anh
ta lẳng lặng làm theo…
Tất cả những người trong xe không ai
nói gì và như đang hướng cả cái nhìn vào bốn tên cướp. Còn tôi, vụt
nhớ đến câu “Tùy cơ ứng biến” và câu “Nhất biến ứng vạn biến”! Và câu
này nữa: những cái gì phải đến ắt sẽ đến!
Đoạn đường chúng tôi bị chặn không biết
thuộc địa phận tỉnh nào mà hoang vắng đến rợn người, hai bên đường là
đồi hoang miên man, chỉ có những lùm cây dại lúp súp cao không quá
đầu người. Khi người lái xe đưa cái TOYOTA tới một bãi đất rộng có
trải sẵn một tám vải bạt lớn thì thằng đeo mắt kiếng đen (Từ đây gọi
là Tướng cướp vì nó đã lộ nguyên hình là Tướng cướp) quát lớn: “Đem
tất cả hành lý, đồ đạc trên xe xuống để vào tấm vải bạt trên bãi đất!
Tất cả tiền bạc, đồng hồ, đồ trang sức cũng phải cống nạp, không chừa
một đồng, một món!”. Tất cả im lặng, lầm lũi làm theo hiệu lệnh của
thằng Tướng cướp như là cùng một ý nghĩ: đến nước này thì đành bỏ của
chạy lấy người chứ biết làm sao?
Không hiểu sao, hình ảnh hình ảnh người
khuyết tật tay chân co quắp, lèo khoèo mà vẫn phải đi bán vé số ở bến
xe Liên tỉnh mà tôi mới gặp tuần trước bỗng vụt hiện lên trước mắt
tôi! Như là có sự điều khiển của ma quỷ (hay thần linh?), tôi chui ra
khỏi xe với bộ dạng như thằng khoèo bán vé số ở bến xe Liên tỉnh, di
loanh quanh bên cái TOYOTA và cái mồm thì làm bộ méo xẹo, phát ra
những âm thanh ú ớ! Thằng Tướng cướp thấy tôi như vậy thì hỏi người
lái xe: “Nó làm sao thế?”. Người lái xe nhìn tôi rất nhanh và nói: “À,
nó bị tật nguyền từ nhỏ. Nghe nói ở Thành phố có người chữa khỏi, thử
đem xuống xem sao!”. Thằng Tướng cướp tới sát bên tôi, nhìn tôi bằng
ánh mắt thương cảm rồi nói: “Tao cũng có người anh ruột bị tật nguyền
như thế này! Tội nghiệp!”. Có lẽ vì vậy mà nó rất tin là tôi bị tật
nguyền và lấy trong túi ra một quả xoài đưa cho tôi! Trong khi nó vỗ
vai tôi biểu lộ tình cảm thân mến thì tôi lại nghĩ làm sao để đoạt
được khẩu súng AK trên tay nó?
Khi tất cả hành lý đã xếp thành một
đống trên tấm vải bạt, bà vợ ông giám đốc nói: “Chúng tôi đã nộp đủ
tiền mãi lộ rồi, thả người đi chứ?”. Thằng Tướng cướp cười hề hề rồi
nói: “Chưa đủ! Bây giờ mới là lúc tới đoạn hấp dẫn nhất của cuốn phim
“Cướp đường” này!...Thoát y vũ! Xin mỹ nhân trình diễn một màn thoát y
vũ để bọn cướp đường vô học chúng tôi được mở rộng tầm mắt!”. Thằng
Tướng cướp nói xong thì nhìn chòng chọc vào bà vợ ông giám đốc khiến
người đẹp sợ run rồi bất ngờ múa màn thoát y như trong phim Mỹ khiến
cả bốn thằng cướp đứng ngây ra như tượng!
Xong màn thoát y vũ, thằng Tướng cướp
chỉ vào người của Ban Tuyên huấn, nói: “Thằng kia, vào nhảy điệu
Lambada với người đẹp đi!”. Vừa nghe nói vậy, ông người của Ban Tuyên
huấn tức thì nhào tới ôm chầm lấy bà vợ ông Giám đốc và tức thì bị bà
vợ ông Giám đốc đẩy mạnh ngã lăn quay! Thằng tướng cướp thấy vậy thì
la to: “Không phải như thế! Để tao nhảy cho mà xem!” Dứt lời, thằng
tướng cướp nhào tới người đẹp! Được hai bước, khẩu AK lủng lẳng trước
bụng làm cho thằng Tướng cướp thấy vướng víu và rất nhanh, nó lấy khẩu
AK ra và treo vào cổ tôi, làm như tôi là cái giá súng của nó! Khi
khẩu AK chạm bịch bịch vào bụng tôi, dường như hơi thép lạnh của khẩu
súng đã làm tôi bừng tỉnh: một tay cầm lấy báng súng, một tay kéo
quy-lát nghe roạt roạt và thét lớn: “Tất cả đứng im! Nhúc nhích là bắn
bỏ!”. Thằng Tướng cướp thốt giật mình, đứng khựng rồi quay ngoắt lại,
trố mắt nhìn tôi kinh ngạc! Song, chỉ chưa đầy một phút bàng hoàng,
thằng Tướng cướp gầm lên rồi nhào tới tôi như hổ vồ mồi! Nói thì chậm
làm thì nhanh, khi thấy thằng Tướng cướp lao tới, tức thì tôi kéo cò
súng, hai tiếng nổ ù tai và hai viên đạn bay ra khỏi nòng súng, cắm
phập vào đùi thằng Tướng cướp khiến nó đổ vật xuống đất!
*
Những tưởng là tôi sẽ không bao giờ gặp
lại thằng Tướng cướp hôm đó, nhưng bởi vì “quả đất tròn” nên năm năm
sau, tôi đã gặp lại người xưa song không phải như cảnh cũ. Lúc này,
tôi không còn làm việc ở Sở VHTT của cái tỉnh cao nguyên đất đỏ đó nữa
mà về Sài Gòn sống kiểu “Giang hồ vặt”. Khi tôi đang làm việc cho một
tờ báo ở Sài Gòn thì bất ngờ gặp lại một người bạn học cũ, mới nhận
chức TBT một tờ báo ngành. Tuy là báo ngành nhưng có rất nhiều chủng
loại: tuần ba số, số cuối tuần và cả nguyệt san, tức báo tháng. Còn
nội dung thì không chỉ là chuyện “nội bộ” trong ngành mà có đủ mọi
chuyện cuộc đời, cổ kim đông tây, trên trời dưới biển không thiếu
chuyện gì. Người bạn đưa cho tôi mấy số báo mới ra nhờ góp ý và mời
cộng tác. Tôi mới lật các trang báo xem lướt qua thì thấy có một cái
truyện nhiều kỳ đáng chú ý, viết về chuyện hoàn lương của những người
đã từng dính vòng lao lý, trong đó có một kỳ viết về một tướng cướp
chuyên chặn cướp những người đi qua những khu đường vắng. Câu chuyện
chặn xe của tên tướng cướp này được kể lại gần giống như chuyện đã xảy
ra với chuyến xe của chúng tôi đã nói trên, chỉ khác ở đoạn kết là:
bà vợ ông Giám đốc đã dùng mỹ nhân kế, cùng nhảy điệu Lambada với tên
tướng cướp rồi tới khi tên tướng cướp đê mê trong vòng tay nóng bỏng
của mỹ nhân mới ra tay hạ thủ, cùng với sự trợ giúp của người lái xe!
Tôi nghĩ ngay rằng tác giả của cái
chuyện dài kỳ về đề tài “Hoàn lương” này chính là tên tướng cướp ngày
xưa, liền gọi điện thoại hỏi người bạn về tác giả của loạt truyện dài
kỳ? Người bạn nói tác giả đúng là một tướng cướp hoàn lương và nói
thêm: Không những anh ta đã hoàn lương mà hoàn lương rất tích cực, bây
giờ anh ta không chỉ là cây bút viết truyện ký, phóng sự rất hấp dẫn
về đề tài xã hội mà viết về các vấn đề chuyên sâu của ngành cũng không
thua kém các chuyên gia lâu năm trong ngành. Sắp tới, báo của tớ sẽ
thành lập cơ quan thường trực ở Phía nam, sẽ giao cho anh ta phụ
trách!
*
Chỉ ba tháng sau, tôi nhận được điện
thoại của người bạn mời đến dự lễ khai trương của cơ quan thường trực
phía Nam của tờ báo của ông ta, mà Lê Nguyễn Tân Báo, người Trưởng đại
diện chính là tướng cướp của băng cướp “Tia chớp” ngày xưa. Khi tiệc
rượu đã gần tàn, tôi hỏi Trưởng đại diện Tân Báo: “Ông có thể kể cho
tôi nghe về lai lịch cái chân què của ông được không?”. Tân Báo: “Từ
khi tôi lành vết thương đến nay, chưa có ai hỏi tôi câu hỏi như thế.
Bây giờ có xu hướng “quên đi quá khứ để hướng tới tương lai” nên tôi
cũng muốn quên đi vì sao tôi đã bị hai viên đạn găm vào chân. Nhưng
mỗi khi vết thương cũ đau nhức, tôi lại nhớ như in cái hình ảnh người
bắn tôi lúc ấy: đó chỉ là một người tật nguyền và có vẻ như tâm thần
nữa. Chính nhờ hai phát đạn này mà tôi đã làm lại cuộc đời, đã có cuộc
sống mới… Cuộc đời thật nực cười: cái ông sếp của tôi, người được xã
hội trọng vọng lại đẩy tôi vào con đường giết người cướp của, vì ông
đã đã cưỡng bức người vợ trẻ xinh đẹp của tôi. Còn cái người tật
nguyên, tâm thần kia lại giúp tôi trở lại cuộc sống lương thiện!”.
Nghe Tân Báo nói vậy, tôi thấy chẳng
cần thiết phải nói cho anh ta biết sự thật về cái người tật nguyền lại
tâm thần đó. Mới đây, tôi nghe người bạn nói, hai vợ chồng anh ta
cùng vài người bạn nữa, hùn vốn lập ra một nhà an dưỡng cho những
người tật nguyền, với ngụ ý muốn tìm gặp lại người tật nguyền đã bắn
hai phát đạn AK trúng vào chân anh ta ngày ấy. Như thế thì lại càng
không nên nói rõ sự thật ra làm gì, bởi anh ta, Tân Báo, tức Tướng
cướp băng cướp “Tia chớp” đã tin chắc chắn rằng người khiến anh ta
hoàn lương chính là một người tật nguyền và tâm thần! Nhưng như thế sẽ
có người hỏi tôi, tác giả truyện ngắn này, vậy tại sao lại có cái
truyện ngắn này? Xin nói ngay, mới hôm qua, tôi nhận được Mail của
người bạn báo tin: Tân Báo đã bị một băng cướp nhí tấn công và bắn
chết tại chỗ khi đến nhìn ngắm lại nơi đã xảy ra vụ cướp do anh ta
thực hiện ngày xưa!...
Sài Gòn, 6-5-2011
Đỗ Ngọc Thạch.
nguồn: vannghechunhat.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét