Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

hai truyện ngắn về hôn nhân của đỗ ngọc thạch (nguoibanduong.net)


Thứ ba, ngày 23 tháng bảy năm 2013

truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên nguoibanduong.net - trích: 2 truyện ngắn về hôn nhân




Đào tiên ngâm rượu  tẩy độc đường tiêu hóa













truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên nguoibanduong.net - trích: 2 truyện ngắn về hôn nhân


Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước

1.ĐẢ LONG BÀO

Chuyện xưa, có ông Vua nọ phạm tội phải bị đánh trăm gậy, Vua muốn làm gương cho thiên hạ, nói với Thừa tướng cứ theo phép nước mà làm. Thừa tướng không dám đánh vua, bèn nghĩ ra kế “Đả Long bào”, tức lấy Long bào của Vua ra sai lính đánh trăm gậy. Mọi người ai cũng khen Thừa tướng xử lý giỏi. Lần khác, Vua phạm vào tội đáng chém đầu, sai Thừa tướng cứ làm theo Luật pháp. Thừa tướng sai người làm một con Rồng bằng giấy bồi, sơn son thếp vàng đẹp hơn Rồng thật, rồi sai đao phủ chém đầu con Rồng đó, gọi là “Trảm thủ Rồng”. Ai cũng khen Thừa tướng tài giỏi, Vua thưởng cho tiền bạc, Lụa là không biết bao nhiêu mà kể.

Xem chi tiết

“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…”, biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.

Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
Xem chi tiết

1. Giáo đầu

Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng! Ai dè vừa bước ra cửa, đụng ngay mấy người hàng xóm đang cãi lộn dữ dội, xem chừng muốn chuyển qua đánh lộn! Nhớ lời mẹ dặn lúc còn nhỏ rằng, thấy đám cãi lộn, đánh lộn là phải tránh xa, tôi vội quay trở lại, trèo lên gác… ngồi Thiền!

Xem chi tiết

1. Ngày…tháng …năm

Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?
Xem chi tiết

I. TUỒNG VÀ CHÈO

1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
Xem chi tiết

Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN

Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh.

Xem chi tiết

Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó.
Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Xem chi tiết

Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… Xem chi tiết

BẠN HỌC LỚP BỐN

1.Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn!
Xem chi tiết

CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT

1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … Xem chi tiết

Chuyển đến trang 123  [sau]


Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
Mà như đứng giữa năm cửa ô
Giữa góc phố, con đường bóng đổ
Những mái nhà ngói nhỏ lô xô

(Thay lời Đề từ cho chùm thơ về Hà Nội)



Xem chi tiết

1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br /> Xem chi tiết

1.
Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế!

Xem chi tiết

1. Chuyện của cô Đào

Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh đồi A1 ác liệt, anh chiến sĩ Lê Văn Binh chưa tới hai mươi tuổi, bị một viên đạn của quân địch đục một lỗ ở trán rồi chui vào đầu từ lúc nào không hay biết, khiến anh bất tỉnh. Những chiến sĩ cứu thương đưa anh về tuyến sau, nghĩ là anh đã chết, liền đưa anh tới một nhà dân nhờ mai táng. Nhưng đúng lúc gia chủ đào huyệt cho anh thì anh tỉnh lại…
Xem chi tiết

Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra /Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.Không phải ngẫu nhiên mà với nhà thơ Henric Hainơ mùa hạ lại kỳ diệu như vậy và cũng như vậy, tôi thấy mùa hạ thật kỳ diệu bởi mùa hạ đó, tôi đã gặp em…
Xem chi tiết

Tôi bắt đầu viết báo từ thời còn là sinh viên nhưng chỉ là nổi hứng thì viết và chỉ mới biết báo chí ở sản phẩm “giấy trắng mực đen” chứ chưa biết gì về nghề báo, tức để có tờ báo “giấy trắng mực đen” đó, người ta đã phải làm những gì, tức qui trình làm báo từ A tới Z. Từ khi về “làm việc” ở Viện Văn học, tôi đọc báo nhiều hơn và cũng tích cực viết báo hơn bởi đã có ý thức hơn về nhuận bút, một khoản thu nhập không nhỏ đối với đồng lương “khổ hạnh” của đời “ăn lương” Nhà nước, mặc dù nhuận bút cũng “mỏng manh” như tờ giấy báo mà thôi
Xem chi tiết

Xuân Đào cắt thịt

Chuyện xưa có nàng Xuân Đào hiếu thảo, nhà nghèo, mẹ già lại ốm đau mà không có tiền mua thịt cho mẹ ăn, liền cắt thịt trên cánh tay nấu cháo cho mẹ ăn.

Xem chi tiết

1. Pha trộn thể loại

Có một nhà văn chuyên viết văn xuôi và một nhà thơ chuyên viết thơ tự do, cùng nhau đi thực tế cơ sở ở một làng quê vùng sâu vùng xa. Cảnh vật ở đây sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Nhưng con người ở đây thì thưa vắng như lá mùa thu, hai nhà văn-thơ kia tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có một cô thôn nữ tạm “sạch nước cản” có thể làm “chất xúc tác” cho cảm hứng sáng tạo, tức làm người tình trong quá trình “thai nghén” tác phẩm, tức cả nhà văn và nhà thơ cùng sở hữu chung một người tình.
Xem chi tiết

BA LẦN THOÁT HIỂM
Năm 1961, tôi học lớp Năm ở trường Phổ thông cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên, nay là Thành phố Thái Nguyên. Tính đến nay (năm 2011) là đã chẵn 50 năm. Số bạn học cùng tôi ở lớp Năm hồi đó, suốt 50 năm qua tôi chưa hề gặp lại người nào. Những tưởng đó chỉ còn là ký ức xa mờ thì thật diệu kỳ, trong dịp lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 vừa rồi, tôi đã bất ngờ gặp lại không chỉ một mà tới ba người bạn học cùng lớp Năm từ hồi năm 1961 đó. Có cuộc hội ngộ không tiền khoáng hậu này bởi mấy người bạn học của tôi đã đứng ra tổ chức một buổi họp lớp “Bạn học thời cởi truồng”. Xem chi tiết

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 đã trao giải “Thành tựu trọn đời về Thơ” cho Tuyển thơ Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam hợp tác xuất bản, H.2010) của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (1948-1988). Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010) với hơn 100 thi phẩm có thể xem như tuyển tập thơ Lưu Quang Vũ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất cho đến thời điểm này. Tuyển tập thơ sẽ đem lại cho độc giả hình dung khá toàn diện về hành trình thơ Lưu Quang Vũ, nơi mỗi chặng đường đều in dấu những suy nghĩ, xúc cảm sâu đậm của tác giả và ghi dấu nhiều biến động của lịch sử, xã hội trong những thập niên cuối của thế kỷ 20.
Xem chi tiết

Chuyển đến trang [trước]  123  [sau]
Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hôn. Xem chi tiết

Chuyển đến trang [trước]  123

Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
Chùm hai truyện ngắn về Hôn nhân của Đỗ Ngọc Thạch
[13.01.2012 20:45]
Xem hình
Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN
Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh.


 Nhà Trần Mai vốn đã nghèo túng nên tiền thuốc thang làm cho anh điêu đứng. Đúng lúc đó, có ông Phó mộc tên Đoàn Phú Tài ở làng bên tới, nói với Trần Mai: “Hoàn cảnh của anh thật ái ngại, nhưng tôi có thể giúp!”. Trần Mai nói: “Tôi với ông không họ hàng thân thích, cũng không phải chỗ quen biết. Cớ sao ông lại giúp tôi?”. Ông Phú Tài nói: “Đúng là như thế, nhưng thằng con trai tôi nó lại biết anh. Nó biết anh qua cô Đào!”.
Trần Mai ngạc nhiên nói: “Ông nói vậy là sao?” – “Là thế này! Thằng con trai tôi hiện đang là Chủ tịch xã, nó rất thích cô Đào mà cô Đào thì đã có hẹn ước với anh. Nay nhà cô Đào đã không chịu gả cô Đào cho anh. Vậy anh hãy mở lối cho cô ấy đi lấy chồng, kẻo người con gái chỉ có thì mà thôi!”- “Ông nói gì mà tôi càng không hiểu? Sao tôi lại phải mở lối?” – “Bây giờ, rất nhiều người muốn cưới cô Đào xinh đẹp, song họ vẫn còn ngại anh. Vậy anh mà đứng ra mai mối cho cô Đào thì ai còn ngại gì nữa! Như thế gọi là mở lối cho cô Đào đi lấy chồng đó!” – “Trời ơi! Tôi lại dắt người tôi yêu đi trao cho kẻ khác, như thế sao được?” – “Không có gì mà không được! Mối lương duyên của anh với cô Đào coi như không thành rồi, chẳng lẽ cứ ngồi mà ôm sầu não, khóc than? Thua keo này bày keo khác, đó mới là cách hành xử của đàn ông đích thực!” – “Vậy bây giờ ông bảo tôi phải làm sao?” – “Thì như tôi vừa nói đó, anh hãy đứng ra làm ông mai cho cô Đào và thằng con Chủ tịch xã của tôi, tôi sẽ trả công anh thật hậu!”.
Sự việc diễn ra nhanh chóng và mỹ mãn hơn sức tưởng tượng của Trần Mai. Cô Đào lên xe hoa rất vui vẻ và còn nói với Trần Mai rằng “Rồi anh sẽ gặp người tình hơn em!”. Sự việc thật vẹn toàn chứ đâu có nặng nề hay đau khổ gì? Sau khi đưa tiễn người yêu cũ lên xe hoa trong vai trò người mai mối, Trần Mai không những giải quyết được tình trạng kinh tế khó khăn của nhà mình mà về mặt tâm lý cũng được giải tỏa: anh tin rằng lời chúc của cô Đào sẽ thành sự thật và Trần Mai quyết định chọn việc Mai Mối làm nghề kiếm sống!
Sau đám cưới của cô Đào với Chủ tịch xã, họ sống rất hạnh phúc, chưa hết chín tháng mười ngày đã sinh con con trai bụ bẫm. Anh chồng Chủ tịch xã của cô Đào lại chuẩn bị được thăng chức lên phó Chủ tịch Huyện, khiến cho Trần Mai nổi danh là người mát tay, người đến nhờ mai mối đông như đi trẩy hội!
Tôi – tác giả của Truyện ngắn này, được một người bạn giới thiệu  với Trần Mai khi Trần Mai chuẩn bị “nâng cấp” công việc mai mối của mình lên thành một Doanh nghiệp đàng hoàng, tức sẽ thành lập Công ty dịch vụ Tình yêu - hôn nhân Tơ Hồng. Khi gặp tôi, Trần Mai nói: “Lâu nay, công việc mai mối của tôi tiến hành rất thuận buồm xuôi gió, nhưng tôi nghĩ chủ yếu là do gặp may mắn chứ không phải là sự tính toán, nghiên cứu để giải quyết vấn đề một cách có khoa học. Vì thế, tôi muốn tuyển vài người vừa có kinh nghiệm trường đời vừa có trình độ văn hóa cao vào Hội đồng khoa học của Công ty Tơ Hồng, để muốn nói với thiên hạ rằng mai mối là một nghề nghiệp có tính khoa học cao chứ không phải chỉ là chuyện duyên số Trời ban như lâu nay người ta vẫn quan niệm!”. Đương nhiên là tôi nhận lời, coi như công việc làm thêm để cải thiện vì lương cơ quan Nhà nước lúc này không thể đủ sống hết 30 ngày/tháng lương!
Một hôm, Trần Mai gọi điện tới cơ quan tôi, nói tới ngay Công ty Tơ Hồng để ký mấy hợp đồng lớn. Khi tôi tới nơi, chỉ có Trần Mai và ông Đặng Hỷ, một người rất giỏi Hán nôm và thuật Tử vi, tướng số, một thành viên chủ chốt của Hội đồng Khoa học của Công ty Tơ Hồng. Trần Mai nhìn đồng hồ rồi nói: “Hội đồng Khoa học chỉ vắng mặt một người, nhưng đã tới giờ hẹn khách hàng, vậy chúng ta cứ tiến hành. Hôm nay sẽ có bốn khách hàng, đều là khách sộp, chấp nhận mọi điều khoản của chúng ta, miễn được việc. Vậy trong khi tôi hỏi han, nói chuyện với bốn đại gia này, hai ông phải quan sát kỹ tướng mạo họ để xem có quyết định ký hợp đồng hay không?”.
Ông Tơ bà Nguyệt - Tranh dân gian
Người thứ nhất bước vào phòng. Chúng tôi chỉ có mấy thông tin ngắn gọn: nữ giám đốc một công ty quốc doanh, 32 tuổi, chưa từng yêu, cao 1,60 mét, nặng 55 kg. Ông Đặng Hỷ nói có 4 ý (và đều thu vào máy ghi-âm):
-Sơn căn ngay ngắn cao và đầy đặn: có số sung sướng, đầy đủ; -Ấn đường tròn trịa, cao, đầy đặn và sáng sủa : có chức vụ cao, thành công về sự nghiệp; -Mắt phải, mắt trái cùng hàng, đều đặn, đen sáng và ngay ngắn, mục quang ôn hoà, thu phát tuỳ ý : dễ thành công vẻ vang, hưởng lộc trời trọn đời; -Hai lông mày cân phân, rõ nét, dài hơn mắt và phối hợp đúng cách của mắt : tất sung sướng, con cái đùm đề…Người này là quý tướng, có thể ký hợp đồng trọn gói!
Người thứ hai bước vào phòng. Chúng tôi cũng chỉ có mấy thông tin ngắn gọn: nữ hiệu trưởng một trường trung học, 36 tuổi, chưa từng yêu ai, cao 1,62 mét, nặng 52 kg. Tôi nói với ông Đặng Hỷ: “Người này cũng có nhiều dấu hiệu tốt, ông rành về quý tướng, xin tiếp tục!”. Ông Đặng Hỷ gật gù mấy cái rồi phán:
-Người này có chín nét tốt, hợp lại có thể gọi là quý tướng: 1. Đầu viên ngách bình (Đầu tròn, trán tròn, không gồ ghề, lồi lõm); 2. Cốt tề bì hoạt (Xương thon chắc, da dẻ mịn màng); 3. Thần hồng sỉ bạch  (Môi hồng, răng trắng và miệng thơm); 4. Nhãn trường Mi tú ( Mắt dài, lông mày đẹp, có thể nói là mày ngài mắt phượng); 5. Chỉ tiên trường hậu  (Tay dài, ngón tay thon thả búp măng); 6. Thanh thanh như thuỷ  (Tiếng êm ái dịu dàng và trong trẻo); 7. Tiếu bất lộ sỉ  (Cười không lộ nướu răng); 8. Hành bộ từ hoãn ngoạn đoan tĩnh  (Đi đứng nghiêm trang đoan chính); 9. Thần khí thanh hoà bì phu tế nhuận (Thần khí sáng suốt, ôn hoà, nói năng rõ ràng, đàng hoàng). Ký hợp đồng trọn gói!
Người thứ ba và thứ tư cùng bước vào. Vừa thoáng nhìn hai người này, ông Đặng Hỷ đã lắc đầu, lè lưỡi rồi nói: “Nhiều phá tướng quá trời! Cậu chuyên về phá tướng, hãy nói đi!”. Tôi lau lại mục kỉnh, chờ cho Trần Mai hỏi chuyện (có quen biết nên khá thoải mái, thân mật) hai người kia năm phút mới thong thả nói:
-Phá tướng nữ nhân có rất nhiều biểu hiện, nhưng không thể bỏ qua những dấu hiệu quá xấu, chẳng hạn như: Âm hộ suy phong (Đi tiểu mà phát ra tiếng kêu như tiếng huýt sáo, hoặc ồ ồ như vòi nước). Bộ mặt trắng đẹp, nhưng thân thể thì đen và hôi nách. Âm hộ vô mao như con nít, và nách không có lông một cách tự nhiên. Vô cớ hay thở dài, hay sụt sùi, suýt soa. Trán hói và bóng láng như thoa mỡ. Chân tay rất to và thô, bàn chân bằng phẳng như chân vịt.. Miệng rộng lớn như miệng cá chép, giọng nói khàn khàn hay như tiếng phèng la, hay tiếng như tiếng đàn ông, nói ra rả liên tu bất tận, nước bọt văng tung toé hay sùi bọt hay bên mép, ngủ hay chép miệng, nghiến răng.. là tướng dâm loạn, phá bại, khắc phu. Đàn bà mà có râu mép rõ ràng. Lông tay rậm rạp và lông ngực y như đàn ông. Đi đứng hiên ngang, chân chữ bát, đi dậm chân thình thịch như nhà binh. Nói chuyện hay nhăn mặt nhíu mày, mắt ốc nhồi, mắt đỏ, mặt xanh hay đỏ… Đàn bà mà có lưỡng quyền cao rộng, nẩy nở là tướng có khuynh hướng ăn hiếp chồng, cho nên khắc chồng. Mũi lệch trơ xương, cong queo, lỗ mũi hếch lên, thân mũi ngắn ngủn là tướng khắc hãm và làm tổn thương đến chồng, con. Mắt tròn vo, trắng dã, hở nướu răng, môi vẩu, tai nhỏ xíu, đầu to mà thân mình nhỏ, mông lép, mày rậm…. khắc chồng hại con, về già cô đơn khốn khổ. Mặt nhiều tàn nhang, mắt ướt, chủ về háo dâm.
Lệ đường hôn ám, có gân xanh chạy dài đến ngư vĩ là tính dâm và thích chuyện vụng trộm. Phía dưới mắt có nốt ruồi đen, mắt lúc nào cũng ướt như khóc là tiện dâm. Trò chuyện với đàn ông mà hay lè lưỡi liếm mép, hoặc hay nhắm mắt làm duyên, hay thường nhắm mắt trước khi nói là tính thích gian dâm. Miệng rộng, khoé miệng trễ xuống, mắt ướt hay đỏ, tiện dâm. Mũi quá cao, nhưng lưỡng quyền thấp hãm trơ xương, gọi là Hữu Tỵ vô quyền, tướng rất xấu, sát phu và cô độc. Trán cao, lưỡng quyền nở lớn, cằm tròn trịa nhưng mũi tẹt hoặc trơ xương, gọi là Quần Sơn vô chủ, tướng rất xấu, sát phu, 3 lần tái giá là ít. Trán cao và bóng láng, quyền cao, mắt đào hoa và da mặt hay hay hồng là sát phu, đa phu và dâm dật vô tả!... Mấy người này đều có ít nhất dăm ba dấu hiệu trên, cho nên đều không thể là người vợ tốt!
Ông Đặng Hỷ nói: “Cậu nói một hồi rồi cuối cùng lại cho là đồ bỏ, thế là sao?”. Tôi nói ngay: “Sao lại nói là đồ bỏ! Những người đến đây, dù tốt hay xấu thì ta cũng phải giúp họ có vợ, có chồng. Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo, nồi nào vung nấy!”. Ông Đặng Hỷ cười không thành tiếng một lúc rồi nói giọng nghiêm chỉnh: “Tôi xin được chuyên về “nồi tròn, vung tròn”, cậu nhận giùm những vụ “nồi méo vung méo”!”. Tôi không nói gì mà nghĩ: đúng là thiên hạ ai cũng muốn giành việc dễ, miếng ngon! Sao cái số mình lại gặp toàn xương xẩu?
Cuối cùng thì Giám đốc Công ty Tơ Hồng Trần Mai cũng ký hợp đồng trọn gói cả bốn người, tất nhiên ông Đặng Hỷ nhận kiếm “vung tròn” cho hai cái “nồi tròn”, còn tôi thì…  “Méo mó có hơn không”, miễn là có việc làm! Song, trời không phụ người có lòng quyết tâm, chỉ sau bốn ngày, tôi đã tìm được hai cái “vung méo” cho cả hai cái “nồi méo”. Ở những đối tượng có “khuyết tật” này, họ đều nóng lòng muốn có đôi lứa nên chỉ sau chục ngày, cả hai đều lên xe hoa! Trong khi đó thì hai đối tượng có rất nhiều quý tướng mà ông Đặng Hỷ đảm nhận lại chỉ mới ở mức độ liếc mắt đưa tình bởi “tình trong như đã mặt ngoài còn e”!...
Nhưng, chỉ sau ba bảy hai mươi mốt ngày, tôi lại gặp hai cái “nồi méo” ở một võ đường. Vừa nhìn thấy tôi, hai người tranh nhau nói: “Thằng chồng tôi vũ phu quá, nó đánh tôi như trên võ đài!” – Tôi nói: “Sao không kiện nó ra tòa tội bạo hành?” – “Nó đánh không nương tay nhưng sau đó lại cầu xin tha tội rất mùi mẫm, hứa sẽ không bao giờ động tới cái lông chân!...Và nó lại ân ái rất nhiệt tình! Khi lên “tới đỉnh” thì quên hết tội vũ phu của nó!...Vì thế chúng tôi phải đi học võ để có thể tránh đòn lúc nó vũ phu!”... Tôi nghĩ bụng, không dẫn đến ly hôn là tốt rồi, bởi trong hợp đồng có một điều khoản: trong vòng một năm mà xảy ra ly hôn thì Công ty Tơ Hồng phải bồi thường 50% tổng giá trị hợp đồng!
Phải tới gần nửa năm thì đám cưới của hai nhân vật nữ có quý tướng là một nữ doanh nhân và một nữ hiệu trưởng mới được cử hành. Cả hai chú rể tuy đã đứng tuổi nhưng đều là những quan chức thuộc vào hàng “Cục, Vụ, Viện”, thật là xứng đôi, vừa lứa. Song, điều quan trọng là nhờ hai chú rể này giúp đỡ mà mọi thủ tục hành chính để chính thức khai trương Công ty TNHH Tơ Hồng được giải quyết rất mau lẹ, các quan chức của các “cơ quan chức năng” không dám tới hạch sách, nhũng nhiễu. Cái lợi lộc lớn hơn mà Công ty Tơ Hồng có được là rất nhiều quan chức cấp cao đã đến nhờ tìm người bạn đời dù rằng họ đã đi quá nửa cuộc đời!
Trở lại nhân vật chính của câu chuyện chính là ông Giám đốc của Công ty TNHH Tơ Hồng Trần Mai. Mê mải lo xe duyên cho người khác mà ông Giám đốc Trần Mai như là quên đi chuyện kiếm vợ cho chính mình! Người ta thì cho là “dao sắc không gọt được chuôi” nhưng cả tôi và ông Đặng Hỷ  đều nghĩ: phải có người đứng ra mai mối cho Trần Mai! Và tôi đã bị ông Đặng Hỷ ép phải nhận nhiệm vụ này. Khi nhận nhiệm vụ, tôi nghĩ: người phụ nữ này phải là người có quý tướng Vượng phu ích tử và phải có mối liên hệ gì đó với cô Đào, mối tình đầu đã không thành của Trần Mai. Cô Đào đang làm Chủ tịch Hội Phụ nữ Xã và tôi có tới nhờ cô Đào chọn cho tôi vài người để làm mối cho Trần Mai. Cô Đào rất nhiệt tình và tỏ ra lo lắng cho Trần Mai vì chậm lấy vợ. Song, mọi cô gái mà cô Đào giới thiệu đến đều không duyệt được. Tới lúc tưởng chừng như tuyệt vọng thì trong một lần đến nhà một người bạn khác, tôi gặp một cô gái thoạt nhìn rất giống cô Đào. Khi người bạn giới thiệu đó là người em họ, tên Hường, hiện đang ở quê, làm phó chủ tịch Xã chuyên trách về công tác phụ nữ và thanh niên thì tôi mừng rú: người này chính là cô Đào “phẩy” (nói theo ngôn ngữ Toán học)!
Tôi lập tức quan sát kỹ thì thấy ngay rất nhiều dấu hiệu quý tướng: Ấn đường rộng rãi không xung phá, diện mạo tươi tỉnh. Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách : màu da khuôn mặt tươi nhuận đặc biệt là chuẩn đầu và tỵ lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp. Quan sát khi cô Hường ngồi thì Toạ như sơn, chi ổn tịch nhiên bất động ( Ngồi vững vàng như núi , thần thái trầm ổn ôn hoà, không động - Cực tốt ). Và khi cô Hường đứng lên đi lại thì Toạ nhược thái sơn,  khởi nhược vân (Ngồi vững vàng như núi, khi đứng dậy nhẹ nhàng, êm đềm như mây trôi - cực quý). Chưa hết, cô gái mặc cái áo cánh màu thanh thiên, bằng vải lụa mỏng, làm hằn lên rất rõ một giải thịt nổi lên như cái đai quấn quanh mình mà tướng học gọi là Ngọc đới yêu vi, đó là tướng đại phú, đại quý, vượng phu ích tử tột bậc! Tôi đem ý định làm mai mối ấy nói với người bạn thì người bạn OK ngay!
Đám cưới của Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tình yêu – Hôn nhân Tơ Hồng và cô Hường đã thêm một lần nữa khẳng định uy tín siêu hạng của Công Ty Tơ Hồng. Khách đến dự đám cưới đông vui như Hội. Vào lúc cao trào của đám cưới, có hai ông khách tóc bạc trắng, chắc đã gần thất thập, (hẳn phải là quan chức cỡ rất bự đã về hưu vì xung quanh luôn có tới nửa tá vệ sĩ sát khí đằng đằng) tới chúc mừng chú rể Trần Mai xong thì nói: “Chúng tôi muốn nhờ ông Mai Mối mát tay giúp cho mỗi người một cô vợ, tiêu chuẩn số một là trẻ và đẹp!”. Chú rể Trần Mai cho là hai ông kia nói đùa nên không phản ứng gì. Hai ông kia thấy vậy thì vẫy một người vệ sĩ tới nói nhỏ gì đó. Người vệ sĩ liền tới bên Trần Mai nói: “Ngày mai chúng tôi sẽ tới ký hợp đồng!”, rồi tất cả lặng lẽ rút quân. Hẳn là Trần Mai cho rằng mấy người kia thích nói đùa nên vẫn không có phản ứng gì. Nhưng tôi thì không cho là mấy người kia nói đùa, liền đi tìm ông Đặng Hỷ. Nghe tôi nói xong chuyện về hai ông đầu bạc muốn tới ký hợp đồng kiếm vợ, Đặng Hỷ nói ngay: “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách!”.
Chú thích:
(*) Trong Truyện Kiều có câu: Sự lòng ngỏ với băng nhân / Tin sương đồn đại, xa gần xôn xao. Đó là nói về lúc gia đình Kiều gặp tai biến, Vương Viên ngoại bị bắt, Kiều phải bán mình lấy ba trăm lạng chuộc cha, nên phải nhờ băng nhân tìm người gả bán. Sau đó băng nhân đã đưa Kiều vào tay Mã Giám Sinh rồi Mã Giám Sinh bán Kiều cho Tú Bà lầu xanh. Đó là sự mở đầu cho 15 năm chìm nổi của Thúy Kiều: Bắt phong trần phải phong trần / Cho thanh cao mới được phần thanh cao!
Băng nhân chỉ người mối lái chuyện cưới hỏi, gả bán. Chữ Băng nhân xuất xứ từ một điển tích đời Nhà Tấn bên Trung Quốc:
Văn nhân Linh Hồ Sách nằm mơ thấy mình đứng trên băng tuyết nói chuyện với một người lạ nằm dưới băng tuyết. Linh Hồ Sách đem chuyện nằm mơ của mình thuật lại cho Sách Thẩm, một người rất giỏi về thuật số. Sách Thẩm giải mộng rằng: Băng thượng nhân ngữ băng hạ nhân, tức là dương nói chuyện với âm. Điềm này tất có chuyện mai mối đây. Vậy nếu có ai nhờ tiên sinh se duyên, thì cứ nhận lời. Đến khi băng tan, thì lương duyên thành.
Mấy hôm sau Linh Hồ Sách được Điền Báo nhờ làm mai mối xin hỏi cưới con gái của Trương Công Vị. Linh Hồ Sách nhận làm mai mối và được Trương Công Vị đồng ý. Quả nhiên, đến mùa xuân, khi băng tan hết thì hôn lễ của Điền Báo với con gái Trương Công Vị được cử hành.

Còn trong dân gian, người ta cho rằng hai người nào đó thành vợ chồng là do Ông Tơ, Bà Nguyệt xe duyên, tức duyên phận đã được định trước.
Nguyệt Lão (Nguyệt: mặt trăng; Lão: ông già): ông cụ già ngồi dưới bóng trăng, chủ việc hôn nhân. Nguyệt Lão có xuất xứ từ điển tích: Đời nhà Đường, có một người tên Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi mình sẽ phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố cho là ông cụ trêu chọc, nhạo báng mình, sai người đâm chết con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "Nguyệt Lăo" chúng ta thường dịch nôm na là "Trăng già". Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra.
Sài Gòn, tháng 3-2010
Đ.N.T

Truyện thứ hai: KÉN RỂ
Hai vợ chồng ông Lê Văn Mậu và bà Trần Thị Tý chỉ là đẳng cấp "Phú Ông", "Viên ngoại" nhưng gia cảnh rất viên mãn, nhà cửa vườn tược thông thoáng và rộng rãi như một trang viên thời xưa và đặc biệt có tới năm cô con gái, - Ngũ Long công chúa, đều vào loại " Làn thu thủy nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh", chỉ cách nhau một tuổi! Việc sinh con một bề không hề khiến cho ông bà buồn phiền mà ngược lại, hai người luôn nghĩ mình sẽ rất vui nếu có được cả năm chàng rể hiền. Bởi rể thì có thể lựa chọn, cân nhắc kỹ càng chứ còn con mình đẻ ra, xấu tốt thế nào cũng đâu có được chọn lựa! Cho nên việc kén rể được vợ chồng ông Mậu bà Tý đặc biệt coi trọng.
Ngay từ khi cô con gái đầu tới tuổi trăng rằm, hai ông bà đã quyết định thành lập Hội đồng cố vấn gồm ba người đều là bạn thân của gia đình tình nguyện đảm nhận: một ông là bác sĩ, có biệt tài chỉ nhìn qua sắc diện, hình dạng cơ thể là có thể biết được sức khỏe có tốt không, bên trong người, lục phủ ngũ tạng có bệnh tật gì không – điều này quan trọng số một vì không thể lấy một người chồng bệnh tật, nay ốm mai đau; một ông là nhà tâm lý học kiêm tội phạm học, chỉ cần nhìn qua người nào đó là có thể khẳng định chắc chắn rằng đó là người tốt hay xấu, độc ác hay nhân từ, điều này quan trọng thứ hai vì không thể "giao trứng cho ác"; một ông là nhà tướng học, chiêm tinh gia có tài xem tử vi, tướng số con người ở bất kỳ đẳng cấp nào, có thể "trông mặt mà bắt hình dong" chính xác 99%, - điều này quan trọng thứ ba bởi người đời hay bị nhầm to khi thấy ai đó đang phất lên như diều gặp gió nhưng có ngờ đâu chỉ thời gian ngắn sau đó tất cả đã tan thành mây khói, ngược lại, có người nhất thời đang rất gian truân nhưng sau đó thì lên cao tột đỉnh!
Khi cô con gái đầu 17 tuổi, mới đang học lớp 11 trường Trung học, hai ông bà quyết định tìm rể bởi "đầu xuôi thì đuôi mới lọt", cho cô chị cả xuôi chèo sớm một chút thì sẽ không gây trở ngại gì đến đàn em về sau! Với lại, cô con gái đang hơ hớ tuổi xuân tránh sao khỏi ong bướm rập rình và bao con mắt "ác nhân" thèm khát nhòm ngó, nhất là trưởng nữ cùng ba cô em liền kề không hề thua kém Tứ đại mỹ nhân của người Tàu ngày xưa bởi cả bốn cô đều có sắc đẹp "Một hai nghiêng nước nghiêng thành / Sắc đành đòi một, tài đành họa hai / Thông minh vốn sẵn tính trời / Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm…"! Vì thế khi ông Mậu bà Tý đánh tiếng kén rể thì người đến "ghi danh" đông như đi chợ phiên!
Một người bà con xa có "thẻ chen ngang" (người nhà của nhân vật VIP), gạt đám đông ra, nghênh ngang dẫn tới một "Cậu Ấm" vào loại "văn võ song toàn": đai đen Karate và bằng thạc sĩ quản trị Kinh doanh!
Vừa nhìn thấy Cậu Ấm, Hội đồng cố vấn ba người lập tức làm việc ngay. Ông Bác sĩ lẩm bẩm "Màu da, màu mắt, giọng nói đều có vấn đề" rồi nói: "Da mai mái, môi thâm, mắt úa vàng, nói thì thở hổn hển…tất có bệnh ở cả tim, gan, phổi! Bệnh đang phát mạnh! Mặt nhám, môi thâm, mắt vàng / Tim heo, gan sứa, ngực mang phổi gà!... (Vừa nói tới đó thì Cậu Ấm kia ho như …gà ho!). Những người như thế mạng sống chỉ còn tính từng ngày, sao lại còn muốn lấy vợ?".
Nhà tâm lý học kiêm tội phạm học không đợi ông bác sĩ ngừng hẳn, nói ngay như sợ mất lượt: "Khuôn mặt hôn ám, mắt nhìn cứ lấm lét như thế tất chỉ thích làm những việc xấu xa, tội lỗi, làm sao mà có đủ số tế bào thần kinh thông minh tối thiểu để mà làm luận văn Đại học chứ đừng nói là Thạc sĩ này nọ. Bằng Thạc sĩ này tất là đồ dỏm, dùng thế lực "con ông cháu cha" đoạt được mà thôi! Xin mời ông Thầy tướng Chiêm tinh gia xác định lại xem tôi nói đúng tới bao nhiêu phần?".
Thầy tướng số, nhà Chiêm tinh như được gãi đúng chỗ ngứa, nói như đọc diễn văn hội nghị: "Nói về tướng tiện ác đàn ông, cần chú ý Tám dấu hiệu sau: 1/ Cước căn bất khan địa, tận mãi điền viên nhi tẩu tha hương (Người đàn ông đi chân không chấm đất, đi nhón gót, thì sẽ bán hết ruộng vườn rồi tha hương cầu thực); 2/ Tuy lộ nhi ngưỡng, tất bị ngọai tai, nhi chung lữ xá (Nếu cái mũi hếch như cò, thì sẽ bị tai nạn chết ở ngoài đường); 3/ Thần bất cải xỉ, vô sự chiêu hiềm (Nói không che kín răng, phải mang vạ miệng); 4/Câu hắc vô nhiêm, nam nhân thiểu lực (Nhân trung không có ria, thì thường bệnh hoạn và nghèo khổ); 5/ Ẩn đường thái trắc, tử vân thê trì (Ấn đường quá hẹp, vợ con muộn, hoặc bị tai nạn và xa cách); 6/Huyền bích ám hôn, nhân vong gia phá (Hai cung Huyền Bích bên má tối tăm, tất bị phá sản, có khi mạng vong); 7/ Kết hầu, lộ xỉ, cốt nhục phân ly (yết hầu gồ cao, hay môi không che kín răng thì huynh đệ tương tàn, phân ly); 8/ Thô cốt cập bì, thọ niên đoản túc (Da mỏng lòi xương là người thiếu sức khỏe, chết non)…Người này có hơn ba dấu hiệu của tướng tiện ác nói trên, không thể lấy làm chồng!
Chàng trai Cậu Ấm trong khi cùng người mai mối ngồi nói chuyện với "nhạc phụ nhạc mẫu tương lai", thấy ba ông già tóc muối tiêu kia ngồi ở cái bàn kê phía bên trái chủ nhà, cứ nhìn mình săm soi rồi lầm rầm nói chuyện với nhau thì "ngứa mắt" liền len lén nhìn trộm, dỏng tai cố nghe xem họ nói gì, nhưng chỉ nghe như tiếng gió thổi rì rào! Nhưng đến câu cuối của ông thầy tướng thì thoáng nghe thấy mấy tiếng "…tướng tiện ác… không thể lấy làm chồng!" liền đập bàn nói lớn: "Ta đi hỏi vợ chứ không phải đi coi bói!”. Vừa dứt lời, Cậu Ấm liền cầm bình trà ném vào giữa ba người kia! Sự việc sẽ trở nên rất tồi tệ nếu như một trong hai người vệ sĩ của Cậu Ấm không nhanh chân, nhanh tay bay theo bắt gọn bình trà khi nó còn lơ lửng trên đầu ba người của Hội đồng cố vấn! Cậu Ấm thấy vậy thì vụt đứng dậy nhưng đã bị người vệ sĩ thứ hai đứng sau lưng giữ lấy vai, nhẹ nhàng ấn ngồi xuống! Cậu Ấm bực tức ngồi khoảng ba phút rồi nói: "Ta phải về trước có việc khẩn, cáo từ!", nói rồi đi nhanh ra cửa, đúng là kiểu đi “Cước căn bất khan địa"! Thấy vậy, ông thầy tướng nhìn theo và ngâm nga: Mày tán hại thân, nhân nghĩa tuyệt / Dẫu như nước thu rồi cũng khuyết / Khắc phá vợ con, lão chẳng nhà / Cậy sức khoe tài nên hỏng việc …
*
Tiếp sau Cậu Ấm con quan là bốn Đại gia tức bốn nhà doanh nghiệp thuộc bốn lĩnh vực kinh doanh hái ra tiền hiện nay là Địa ốc, Công nghệ thông tin, Du lịch-Khách sạn và Vàng bạc đá quý. Gọi là Đại gia nhưng thực ra cả bốn người này đều mới ngoài hai mươi tuổi, được đứng vào hàng Đại gia do thừa hưởng gia tài, cơ nghiệp của người cha mới qua đời để lại. Không hẹn mà gặp, cả bốn đại gia đều như là đã chắc mẩm mình sẽ được cưới người đẹp nên đều đem theo đồ dẫn cưới và quà tặng cho cô dâu xếp đầy cả một xe tải.
 Tuy nhiên, chỉ sau mười phút trao đổi sơ giao, cả ba thành viên của Hội đồng cố vấn đều lắc đầu lè lưỡi! Ông bác sĩ thở dài mà rằng: "Những người này mới bước vào thế giới đại gia chưa được một năm mà đã nhiễm "bệnh nhà giàu" khá nặng thì làm sao mà làm tốt việc duy trì nòi giống?".
 Ông bác sĩ mới dứt lời, nhà tâm lý học kiêm tội phạm học đã phán như đinh đóng cột: "Làm thê tử của bốn người này tất phải xây nhà cạnh nhà tù!".
Thầy tướng số nghe hai người kia nói vậy thì nói liền như đã chuẩn bị sẵn: "Tướng học Nam nhân có nói không thể bỏ qua, xem thường mười bốn biểu hiện của Tướng tiện ác, đó là: 1- Hàm gồ và bạnh mà mặt nhỏ; 2- Chân đi không kịp chấm đất, đi nhón gót; 3- Trán tối tăm, hôn ám; 4- Con ngươi tròn đục như mắt cá; 5- Hình thể giống con heo; 6- Tóc vàng, con ngươi đỏ; 7- Mắt như mắt gà; 8- Mắt trông thấy bốn phía tròng trắng; 9- Gò má cao và ăn lấm nhấm; 10- Đầu lớn và mắt nhỏ; 11- Mắt ba góc; 12- Mắt nhìn lấm lét; 13- Mặt mốc như tro than; 14- Mũi lồi lõm ba khúc! Bốn vị đại gia tuổi trẻ này đều mắc ít nhất từ năm cái trong mười bốn biểu hiện của tướng tiện ác thì Thần Tiên cũng không cứu nổi nữa là người phàm chúng ta!". Bốn đại gia tuổi trẻ ngồi nói chuyện với gia chủ chưa được nửa giờ đồng hồ thì đã thấy ngứa ngáy khắp người, nhấp nhổm muốn về cho nên khi nghe gia chủ nói ba ngày sau sẽ cho người tới báo tin thì vọt về ngay, thật đáng kinh ngạc là cả bốn người đều có kiểu đi rất …đáng sợ: hai người thì chân không kịp chấm đất, hai người thì đi khạng nạng lúc thì như chữ "Bát" lúc thì như đệ tử Lưu Linh! Thầy tướng nhìn theo cười thầm rồi nói thêm: "Tướng đi như thế thì sớm muộn cũng phải đi ăn mày!"…
Có hai người nữa được đưa vào cùng một lúc và thật ngẫu nhiên, hai người này nhìn sơ qua dạng mạo bên ngoài thì khá giống nhau: vừa có những dáng nét của trí thức vừa có những cử chỉ của quan chức. Một người mới lên chức Phó Giám đốc một cơ quan cấp Sở, cũng có bằng Thạc sĩ, một người mới lên chức Phó Chủ tịch một Quận, có bằng Tiến sĩ nước ngoài, tuy chỉ là Hàn Quốc (chứ không phải Anh hay Mỹ, Pháp…) nhưng còn khá trẻ, chưa qua tuổi 30 mà đã "Nhi lập", phải nói là mẫu người lý tưởng của thời đại @! Tưởng như không có gì phải xem xét nữa, bởi đã lên tới những cấp bậc, chức vụ như vậy là đã qua nhiều lần tuyển chọn khắt khe của các cơ quan rất quan trọng chuyên về nhân sự của Nhà nước, và với cái đà phát triển mạnh hơn sóng thần của thời đại @ thì đó là những nhân vật trụ cột của đất nước trong tương lai gần!
 Song, sau khi nghe lời giới thiệu "Lý lịch trích ngang" mà khá dài dòng của hai người mai mối, ba người trong Hội đồng cố vấn nhìn nhau với bộ mặt nghiêm trọng và như là có sự "thảo luận ngầm bằng ánh mắt", từng người thong thả nói. Trước hết là ông bác sĩ. Ông bác sĩ ngần ngừ một lúc rồi nói: "Hai người này mới thoạt nhìn thì không thấy dấu hiệu gì của bệnh tật nhưng sau khi nói thì có mùi xú khí – mùi của xác chết! Tuy nhiên chưa thể nói chắc chắn nếu chưa có kết quả xét nghiệm máu và bản chụp X quang! Vì thế tôi chỉ mới đặt dấu hỏi và xin nhường lời cho hai người có khả năng nhìn thấy cái còn ẩn tàng!".
Nhà tâm lý học kiêm tội phạm học gật gù mấy cái rồi mới nói: "Quả là hai người này có nhiều điều ẩn tàng, nhìn vào như nhìn đám sương mù. Nếu tôi nói kỹ tất sẽ phải vận dụng đến phép soi mở ẩn tướng của ông thầy đây, như thế chẳng hóa ra múa rìu qua mắt thợ sao? Vậy xin nhường lời cho thầy tướng số tài ba của chúng ta!".
Cuối cùng, ông thầy tử vi tướng số không nói dài dòng như với người thứ nhất mà ngâm nga mấy câu lục bát diễn ca: Chân tay bắp thịt chẳng đầy / Hai đầu thẳng tuột tướng này long đong /Dù có sản nghiệp cha ông / Rồi sau cũng sống bần cùng lênh đênh /Đầu người, bẹp lép khổ hình / Lưới trời dành sẵn cho mình ở trong / Nếu chẳng khắc phá vợ con / Thì gia đạo cũng khó lòng được yên!...
Khi hai người này cáo từ, cả hai vợ chồng ông Mậu và bà Tý đều tỏ vẻ luyến tiếc hai chàng "rể hụt" tuổi trẻ tài cao và có ý muốn "trao đổi lại" với Hội đồng cố vấn, nhưng cả ba người trong Hội đồng cố vấn đều nhất quyết xếp hai vị quan chức trẻ tuổi ấy vào loại "đặc biệt nguy hiểm" bởi vừa có họa lao tù vừa có tướng "khắc sát phu thê", không thể quan hệ bình thường chứ đừng nói tới chuyện lấy làm chồng! Quả nhiên, chỉ nửa năm sau đó, người Phó Giám đốc Sở thì dính vào một vụ "Rút ruột công trình xây dựng" rất lớn, còn người Phó Chủ tịch Quận thì dính vào một vụ đưa và nhận hối lộ với đường dây dài chưa từng có! Nghe nói cả hai người đều phải ra tòa và phải nhận mức án cao nhất bởi "ô dù" của hai vị quan trẻ tuổi đều ngoảnh mặt làm ngơ, coi như không hề quen biết! Thế mới hay "Tình người" trong chốn quan trường "sớm nắng chiều mưa" không biết đâu mà lần!
Đã hơn chục người tới dự tuyển mà Hội đồng cố vấn vẫn chưa chọn được ai. Đúng lúc mọi người ai cũng thất vọng, chán nản thì trên thinh không như có tiếng hạc kêu rồi một đám mây ngũ sắc xuất hiện. Ông thầy tướng số bấm độn rồi nói: "Nếu tôi không nhầm thì vừa mới có một vị đại tiên bay qua đây và đệ tử của Ngài vừa nhập vào ai đó ở quanh đây. Vậy chúng ta hãy đi ra ngoài dạo một vòng, tất ứng nghiệm!". Nói rồi ba người trong Hội đồng cố vấn cùng chủ nhà thong thả đi ra ngoài vườn.
Bốn người vừa bước ra tới cổng thì gặp người thanh niên là một trong hai vệ sỹ của anh chàng Cậu Ấm đã bay người bắt gọn bình trà mà Cậu Ấm đã vô lễ ném tới ba người của Hội đồng cố vấn! Vừa nhìn thấy bốn người, chàng thanh niên liền bước tới cúi chào rất lễ phép, nói nhỏ nhẹ mà nghe như tiếng chuông ngân: "Xin chào tứ đại tiền bối! Tôi tên gọi Trọng Hiền, có việc muốn thưa trình song chỉ e làm phiền tứ đại tiền bối?". Thầy tướng số nhìn nhanh người thanh niên và thầm nghĩ: "Người này đầu vuông, đỉnh đầu cao là tướng cách của người ở ngôi vị cao tới bậc vua chúa; Người có tướng trán vuông, đỉnh đầu cao thì phát khởi là phụ tá lương thần. Đây quả là quý tướng hiếm thấy. Thêm nữa, đàn ông có tiếng nói cao và vang xa hoặc trầm hùng, ngân lâu như tiếng chuông là tướng âm thanh thượng cách, chủ về thông minh tháo vát, hoặc công danh đầy hứa hẹn. Chàng rể ta cần tìm chính là người này!"; bèn tiến lại gần người thanh niên mà nhẹ nhàng nói: "Chúng ta còn nợ chàng trai về vụ cái bình trà biết bay, còn chưa kịp trả ơn! Vậy có yêu cầu gì xin cứ cho biết?". Chàng trai bèn nói: "Vậy thì tôi xin nói thật tình: Tôi đang đi học mà phải bỏ dở để đi làm nuôi mẹ già, tức làm vệ sĩ cho cậu Ấm con quan đó! Nhưng tôi vừa bị cho thôi việc rồi, chưa biết làm sao thì chợt nghĩ có lẽ ở đây có nhận vệ sĩ chăng?”. Ông thầy tướng nhìn chủ nhà ra hiệu nên nhận. Tức thì ông Mậu vui vẻ nói: "Có nhận, có nhận! Trước nay, ta không cần vệ sĩ vì nghĩ mình không gây thù chuốc oán với ai thì ai dám hại mình? Nhưng sự đời quả là cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, ta không thể không có sự đề phòng kẻ xấu hãm hại. Với bản lĩnh và nhân cách của ngươi mà ta đã nhìn tận mắt thì ngươi đúng là anh hùng xuất thiếu niên, nhất thời vận may chưa tới mà thôi! Vậy ta thử làm "quý nhân phù trợ" ngươi xem sao?". Nói rồi cùng ngồi nói chuyện nhân sinh, thế sự tỏ ra rất tâm đầu ý hợp! Và chỉ sau một tuần làm vệ sĩ ở nhà ông Mậu bà Tý, cả ba người trong Hội đồng cố vấn đều rất ưng ý chàng trai nghèo nhưng có tài và có tâm Trọng Hiền nên cùng bàn với ông bà chủ quyết chọn anh ta làm rể đầu mà không hề thách cưới gì! Cưới vợ xong, Trọng Hiền quyết chí dùi mài kinh sử nên kỳ thi đại học sau đó đã đậu thủ khoa hai trường đại học!
*
Một ngày kia, có người ở vùng sơn cước hẻo lánh nghe nói ông Mậu bà Tý đã kén được rể hiền và vẫn còn tiếp tục mở cửa kén rể mới thì quyết đến dự tuyển. Người này vác theo một bó cây giang tính đem về xuôi bán lấy tiền lộ phí. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên: bà Tý vợ ông Mậu có nghề gói bánh chưng gia truyền và vẫn hành nghề gói bánh chưng như một thú vui tuổi già và cũng tại bởi khách hàng vẫn thường xuyên tới đặt hàng. Chính vì thế, khi người vùng sơn cước kia tới vùng này hỏi chỗ bán lạt giang thì người ta chỉ tới chỗ nhà bà Tý. Sau khi bán bó cây giang rồi thì người kia hỏi bà Tý tới nhà có năm cô con gái đang kén rể. Bà Tý nghe hỏi vậy thì lấy làm lạ liền cho gọi ba ông Hội đồng cố vấn tới gặp.
 Vừa nhìn thấy người vùng sơn cước, ông Thầy tướng giật mình nghĩ bụng: "Người này coi vẻ uy nghi như hổ hạ sơn - bách thú sợ hãi, như chim ưng bay trên trời - cáo thỏ đều kinh. Không dữ tợn mà có uy. Nhìn diện mạo thì rõ ràng là có quý tướng "Ngũ nhạc câu triều quý áp triều ban" (5 nhạc chầu vào nhau, chức vị đến bậc tể tướng). Đây tất không thể là người tầm thường!". Bèn mời vào phòng khách, tiếp đãi rất thịnh tình. Cả ba ông trong Hội đồng cố vấn xúm vào hỏi đủ chuyện trên trời dưới biển, cổ kim đông tây thì người vùng sơn cước này đều đối đáp đâu ra đó, thể hiện sự hiểu biết rất sâu rộng nhưng cũng rất giản dị, khiêm tốn. Nghĩ tới câu "Vĩ nhân thường có hình hài giản dị", nhà tâm lý học kiêm tội phạm học ra hiệu cho điểm tối đa. Còn ông bác sĩ thì cứ say sưa đàm thoại với người này về những vấn đề của Đông Y mà quên cả chuyện cho điểm! Người thầy tướng thấy vậy thì trao đổi với ông bà chủ quyết định nhận làm chàng rể thứ hai ngay! Khi nghe xong tuyên bố của chủ nhà, người vùng sơn cước cười nói: "Ông bà mới gặp tôi một lần mà đã nhận làm con rể, như vậy không sợ tôi là tên lừa đảo sao? Như vậy có thiệt thòi cho cô con gái xinh đẹp không?". Nghe người kia nói vậy, ông thầy tướng cười nói: "Tôi không những biết ông sẽ là người rể hiền mà còn biết ông đang là người đứng đầu một huyện, hẳn là Chủ tịch Huyện?". Người kia nghe nói vậy thì chắp tay vái ba vái mà rằng: "Xin bái phục, xin bái phục! Quả là danh bất hư truyền! Tôi xin nguyện làm chàng rể tốt!"…
Sau đám cưới của ông Chủ tịch Huyện Sơn Cước với cô con gái thứ hai, tiếng đồn nhà Mậu Viên ngoại có năm cô con gái đẹp như tiên và có tài kén rể - chọn mặt gửi vàng - rất đích đáng thì người bốn phương tìm đến dự tuyển ngày một đông. Tuy nhiên, anh hùng như sao buổi sớm, tuấn kiệt như lá mùa thu, không dễ gì mà tìm được những chàng rể vẹn toàn như hai người đến trước! Thời gian trôi đi năm năm nữa mà việc kén rể vẫn như mò kim đáy biển!
Một ngày kia, ông thầy tướng số đang ngồi đọc sách Tướng học Nam nhân, đọc đến đoạn coi tướng mạo qua đôi mắt thì thầm nghĩ: tướng mắt quả là quan trọng nhất, đôi mắt quả là cửa sổ của tâm hồn! Tại sao mấy hôm nay ta cứ bị đôi mắt ấy ám ảnh hoài, không biết ta đã gặp ở đâu? Nói rồi lại lấy sách ra đọc vang như học trò (mỗi khi cần suy nghĩ kỹ điều gì, ông thầy tướng thường làm như vậy): "Muốn nhìn sự việc trong tâm thì coi đôi mắt. Mắt hiền mắt ác biết tâm hiền tâm ác. Mắt nhìn lên thì tâm sự cao thượng, mắt trông xuống thì tâm sự băn khoăn. Mắt chuyển động mà không nói là trong lòng nghi ngờ, lo lắng. Mắt tà thị là loại người "khẩu phật tâm xà", ích kỷ hại nhân. Mắt nhìn thẳng thắn là người trung chính. Mắt ác tâm tất ác, mắt hiền tâm tất từ. Ai dư dả tiền bạc, lòng quảng đại vui sướng đều thấy hiện sắc chôn vàng đỏ ở nơi ngọa tằm (dưới mắt) và ấn đường. Đàn ông tiếng nói như sấm sét, như chiêng đồng, như tiếng vang trong chum, tiếng dài có âm hưởng thì dù tướng mạo không đẹp lắm cũng có thể phú quý. Người nhỏ tiếng lớn, người lớn tiếng oai vệ, thanh âm xuất tự đan điền đều được hưởng phúc lộc lâu dài: "Phú quý chi thanh xuất ư đan điền" (Tiếng nói phú quý xuất từ đan điền)"…
Vừa đọc đến đó, ông thầy tướng nghe có tiếng nói ngoài cửa vọng vào: "Ba anh em chúng tôi muốn kiếm việc làm, làm gì cũng được chỉ cần có cơm ăn!”. Rõ ràng là tiếng nói của "Người Cái Bang", mà sao âm thanh của nó thật khác lạ? Ông thầy tướng nói nhỏ "Phú quý chi thanh xuất ư đan điền"! Quả là tiếng nói của người này "xuất ư đan điền"! Tức thì bước ra cửa, ông thầy tướng thấy ba người còn trẻ tuổi, khuôn mặt, quần áo bám đầy bụi đường nhưng dáng người vẫn đĩnh đạc như chư hầu đứng trước Hoàng đế! Và đặc biệt là ánh mắt, tất cả đều vẫn lung linh sáng như vì tinh tú giữa trời đêm! Quả đây đúng là ánh mắt cứ ám ảnh ta mấy ngày nay! Ông thầy tướng nghĩ vậy thì tiến lại gần ba người kia và giật mình kinh ngạc khi thấy ba người giống nhau như ba giọt nước và nhìn vào mắt họ, ông thấy biển rộng mênh mông!...
Thì ra ba anh em sinh ba kia là dân miền biển đảo. Nghe lời cha mẹ vào vùng châu thổ lập nghiệp nhưng vừa lên bờ đã bị kẻ trộm lấy sạch hành lý, tiền lộ phí, phải vừa đi vừa làm thuê làm mướn kiếm sống. Được người cha báo mộng đi đến trang trại của Mậu Viên ngoại nên đã dò hỏi dần dần mà tới được đúng nơi “đất lành" chim đậu!
*
Đám cưới của ba cô em trong số Ngũ Long Công Chúa là kết thúc công việc kén rể của vợ chồng ông Lê Văn Mậu và bà Trần Thị Tý. Khi tiệc cưới đã tàn, vợ chồng Trang chủ muốn tới căn nhà của ba ông trong Hội đồng cố vấn ở khu vườn phía Đông trang trại để tiếp tục uống rượu vịnh thơ thì không thấy căn nhà ấy đâu? Trên nền khuôn viên căn nhà chỉ còn là một thảm cỏ xanh rờn và ở chính giữa thảm cỏ là ba cây Thiên Tuế cổ thụ, nhìn kỹ thì có hình dáng như các vị Đại Tiên!
Sài Gòn, tháng 3-2010
Đỗ Ngọc Thạch
(Theo Bản tác giả gửi NBĐ)
Tin liên quan:
“Đả Long bào - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (17.09.2012 20:29)
Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (27.05.2012 21:58)
Thượng Kinh ký sự (Hay là Ba lần tới Thủ đô) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (21.05.2012 20:02)
Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (16.05.2012 21:08)
Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch (18.04.2012 01:09)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email

nguồn: nguoibanduong.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét