
Đỗ Ngọc Thạch
Phê bình & Tiểu Luận của Đỗ Ngọc Thạch (24, VNCN)Nguyễn Khuyến - Mơ màng thế cuộc cũng cầm bằng
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 2

Nguyễn Du và trăng
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 27

Thi trung hữu nguyệt
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 49

Đọc lại Bích Khê
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 40

Nguyễn Trãi - Bui một tấc lòng ưu ái cũ
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 107
Nhớ Long Thành xưa
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 87

Thi pháp học - Lịch sử và vấn đề
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 68

Bạch vân cư sĩ Trạng Trình
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 70

Người khôn người tới chốn lao xao.
(Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Sân khấu Tuồng - nguồn gốc và quá trình phát triển
- Chi tiết
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 81
Thêm... Thêm bình luận mới

Lâu nay, trong công tác nghiên cứu, phê bình văn học, chúng ta thường phân chia các tác phẩm văn học theo từng diện đề tài : Đề tài lao động, đề tài chiến tranh, đề tài cách mạng, đề tài lịch sử, v.v…Trong các diện đề tài lớn đó lại được phân chia ra thành nhiều đề tài phạm vi hẹp hơn.

Cuộc
đời và Thơ Lê Đạt (1) có thể chia làm ba chặng: chặng một trước “vụ
Nhân văn-Giai phẩm”, từ 1955 đến 1958; chặng hai tính từ lúc “gặp nạn”
cho đến lúc được “xóa tội” là 30 năm (1958-1988); chặng ba là lúc cuối
đời, được tự do hoàn toàn, là 20 năm (1988-2008).
Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh (Nguyễn Minh Châu)
Phan
Khôi (1) là người mở đầu cho phong trào Thơ mới với bài thơ Tình già.
Phan Khôi là một nhà báo tài năng, một người tích cực vận dụng tư tưởng
duy lý phương Tây, phê phán mạnh mẽ thói hư tật xấu của quan lại
phong kiến và thực dân Pháp.
Đặc
trưng của từng thể loại văn học và sự tác động qua lại, mối quan hệ
giữa các thể loại trong tiến trình phát triển của văn học là những vấn
đề cơ bản của lý luận văn học.
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Trong
tập thơ VỀ (tập hợp những bài viết từ 1990 đến 1994) xuất bản cuối
năm 1994, nhà thơ Nguyễn Duy đã thể hiện rất rõ quan điểm mỹ học "Về
với cội nguồn" của thơ Nguyễn Duy:
Nhà thơ Tú Mỡ (*) có mấy câu thơ gieo toàn vần trắc nói về không khí Hát Cô đầu hồi đầu Thế kỷ 19 rất ấn tượng mà tôi thuộc ngay từ lần đọc đầu tiên, cách nay đã nửa thế kỷ:
Suy nghĩ về đề tài trong sáng tác văn học
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tản văn
- Lượt xem: 108

Lâu nay, trong công tác nghiên cứu, phê bình văn học, chúng ta thường phân chia các tác phẩm văn học theo từng diện đề tài : Đề tài lao động, đề tài chiến tranh, đề tài cách mạng, đề tài lịch sử, v.v…Trong các diện đề tài lớn đó lại được phân chia ra thành nhiều đề tài phạm vi hẹp hơn.
Vũ Trọng Phụng - Tài hoa bạc mệnh
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tản văn
- Lượt xem: 110

Văn học Việt Nam
giai đoạn 1930-1945 có ba người cùng trang lứa, cùng tài ba xuất chúng
và cùng đoản mệnh. Đó là Vũ Trọng Phụng (1912-1939), Hàn Mặc Tử (*)
(1912-1940) và Bích Khê (**) (1916-1946).
Đọc lại Bóng Chữ của Lê Đạt
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 55

Đổi mới quyết liệt Nguyễn Minh Châu
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 611

Ngự sử văn đàn Phan Khôi
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 428

Truyện ngắn - Đặc Trưng Thể Loại
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 685

Hồng Hà Nữ Sĩ - Hồng nhan Đa Truân
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 309
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
Tản Đà - thi sĩ của hai thế kỷ
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 318
Thơ tặng vợ của Nhà thơ Nguyễn Duy
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 492

Ca trù - nơi gặp gỡ giai nhân, tài tử
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 284

Thêm... Thêm bình luận mới
Vũ
Đình Liên (1913 -1996): là một nhà thơ, nhà giáo, được phong tặng danh
hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1991.Ông sinh tại Hà Nội, quê gốc ở thôn
Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương; đỗ tú tài trường
Bưởi năm 1932, ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia
Long, Trường nữ sinh Hoài Đức ; sau ông học thêm trường Luật.
Tất
cả những biểu hiện của hoạt động thẩm mỹ của con người mà chúng ta
quen nói nôm na là “đời sống văn hóa- văn nghệ” được bộ môn lý luận
văn hóa xác định trong một cấu trúc tổng thể theo một hệ thống với khái
niệm văn hóa nghệ thuật - là một hệ thống, một thể thống nhất khép kín.
Tập thơ Chân dung nhà văn
gồm 100 chân dung 100 nhà văn, nhà thơ được viết bằng thơ (đa phần là
thơ tứ tuyệt) của Xuân Sách (1) viết từ năm 1962 đến 1992 mới được in
thành sách, tính đến nay đã gần 20 năm tuổi.
Ở
bài trước, tôi đã nói về sự hình thành cũng như sự ra đời của tập thơ
"Chân dung Nhà văn” của Xuân Sách (1) và sự giải mã chân dung (2) của
bốn nhà văn, nhà thơ là Hồ Phương, Võ Huy Tâm, Chính Hữu, Tố Hữu.
Vũ Đình Liên - Ông đồ vẫn ngồi đấy
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 355

Lưu Quang Vũ "Sống mãi tuổi 17"
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 250
- Phê bình văn học - một cơ chế đặc thù của văn hoá
- Xuân sách và tập thơ "chân dung nhà văn" (1)
- Xuân sách và tập thơ "chân dung nhà văn" (2)
Phê bình văn học - một cơ chế đặc thù của văn hoá
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 173

Xuân Sách và tập thơ "chân dung nhà văn" (1)
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 410

Xuân Sách và tập thơ "chân dung nhà văn" (2)
- Chi tiết
- Chuyên mục: Đời sống văn nghệ
- Lượt xem: 428

Nguyễn Khuyến - Mơ màng thế cuộc cũng cầm bằng
- Chuyên mục: Lý luận-Phê bình
- Lượt xem: 2

Thu Ẩm
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe,
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.
Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cầu trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào (**).
Có
thể nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ kết tụ được nhiều nhất tâm hồn Việt
và được đông đảo công chúng văn học thuộc lòng nhiều nhất, có lẽ chỉ
sau Nguyễn Du với Truyện Kiều. Nói đến Nguyễn Khuyến, người yêu thơ ông
còn có thể đọc ra ngay những bài thơ trào phúng rất thâm thúy của ông
như Vịnh Tiến sĩ giấy hoặc Văn tế Ngạc Nhi: (Sau khi Francis
Garnier - “dịch ra tiếng ta” là Ngạc Nhi -, bị tử trận ở trận Cầu Giấy
năm 1873, Tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc vâng lệnh triều đình tìm
cách hòa hoãn với quân Pháp nên phải tổ chức lễ truy điệu. Nguyễn
Khuyến là bậc đại khoa được cử viết bài văn tế này):
Than ôi! Một phút sa cơ, ra người thiên cổ
Nhớ ông xưa: Cái mắt ông xanh, cái da ông đỏ
Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lõ
Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó
Ông đeo súng lục-liên, ông đi giày có mỏ
Ông ở bên Tây, ông sang bảo-hộ
Ông dẹp Cờ Đen, để yên con đỏ
Nào ngờ: Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ
Cái đầu ông kia, cái mình ông đó
Khốn-khổ thân ông, đù mẹ cha nó
Tôi: Vâng lệnh quan trên, cúng ông một cỗ
Này chuối một buồng, này rượu một hũ
Này xôi một mâm, này trứng một rổ
Ông có linh-thiêng, mời ông xơi hộ
Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ
Ới ông Ngạc Nhi ơi! Nói càng thêm khổ!
Nói đến chuyện “chống Tây” bằng thơ, hầu như ai cũng biết đến bài Hội Tây:
(Hội Tây ở đây chỉ ngày kỷ niệm Cách mạng Pháp thành công 14-7).
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo:
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
*
Nguyễn
Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan từ nhỏ đến
lớn, nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nguyễn Khuyến làm quan
tất cả hơn 10 năm. Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay
đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Phần lớn cuộc đời của
Nguyễn Khuyến là ở thôn quê. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống
và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Sáng tác của Nguyễn
Khuyến hầu hết được làm sau lúc từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài,
gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm. Có bài ông viết bằng chữ
Hán rồi tự dịch ra chữ Nôm, cả hai đều rất điêu luyện. Ông là người có
tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên
nhiên. Thiên nhiên, quê hương luôn gợi cảm hứng thi ca đối với ông. Ông
luôn buồn vì cảnh quê nghèo:
Chốn quê
Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm chưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Tằn tiện thế mà không khá nhỉ?
Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho.
(Có bản chép: Bao giờ cho hết khỏi đường lo)
Và nhớ hoài cái chợ quê với tất cả vui buồn của nó:
Chợ đồng
(Xưa
kia làng Vị Hạ có chợ Và, hàng năm cứ đến ba phiên chợ cuối năm vào
ngày 24, 26 và 30 tháng Chạp là phiên chợ Tết đông người nên phải
chuyển ra họp ở cánh đồng mạ phía tây làng, nên gọi là chợ Đồng, nay
không còn chợ này nữa).
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền[1] được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc[2] nhà ai một tiếng đùng.
chú thích:
1. Chợ Đồng họp ngay ở bên cạnh một ngôi đền. Xung quanh đền lại đắp tường đất dày bao bọc, gọi là tường đền.
2. Trúc đốt trong lửa, có tiếng nổ.
Phần
thơ viết về quê hương, đất nước (***) của Nguyễn Khuyến có một vị trí
đặc biệt và gần như là cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo thi ca của ông,
là sự ám ảnh thường trực trong mỹ cảm của nhà thơ:
Cuốc kêu cảm hứng
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó.
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
Chú thích:
Thục
đế: vua nước Thục. Truyền thuyết xưa nói vua nước Thục là Đỗ Vũ, sau
khi nhường ngôi cho người khác, lên núi ở ẩn, chết hóa thành chim đỗ
quyên, tiếng kêu ai oán nhớ nước cũ.
Đêm đông cảm hoài
Nỗi nọ, đường kia xiết nói năng!
Chẳng nằm, chẳng nhắp, biết mần răng?
Đầu cành, mấy tiếng chim kêu tuyết.
Trước điếm, năm canh chó sủa trăng.
Bảng lảng lòng quê khôn chợp được.
Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng.
Canh gà eo óc đêm thanh thả,
Tâm sự này ai có biết chăng?
*
Nguyễn Khuyến và thể Hát nói
Xem tiếp bài Nguyễn Khuyến tại đây:
Nguyễn Khuyến - Mơ màng thế cuộc cũng cầm bằng
nguồn: vânnghechunht.net
dongocthach18
viết ngày 18/12/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét