Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net (PB cũ)

http://www.nguoibanduong.net/mods/News/trumb_pic/1286816425.jpg

12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Lột da ...

blog.tamtay.vn/entry/view/710670
21 Tháng 4 2010 – 360plus Đ.NT - trên VanVn . Net . Thư mục: Truyện ngắn |. ... 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đ.N.T (trích 4) · Top 10 truyện ngắn .

tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (trích: Thượng Kinh Ký sự ...

blog.tamtay.vn/entry/view/711872
21 Tháng 4 2010 – 360plus Đ.NT - trên VanVn . Net . Thư mục: Truyện ngắn |. ... 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đ.N.T (trích 4) · Top 10 truyện ngắn .
  1. 12 Truyện ngắn Đ.N.T trên vanvn.net (PB cũ ... - 360plus - Yahoo!

    vn.360plus.yahoo.com/dole68@ymail.com/article?mid... - Hoa Kỳ
    12 truyện ngắn Đ.N.T trên vanvn.net (PB cũ) 12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn . net (PB cũ) - Trích: Lột da ... blog.tamtay.vn/entry/view/710670 21 Tháng 4 ...
  2. PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net, trieuxuan.info... - YuMe

    yume.vn/.../pb-tl-cua-do-ngoc-thach-tren-vanvn-net-trieuxuan-info. ...
    31 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - PB&TL của ĐỖ NGỌC THẠCH trên vanvn.net, trieuxuan.info... ĐỖ NGỌC THẠCH (TP.HCM-1993) Đỗ Ngọc Thạch (TP. HCM-2010) ...
  1. tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (trích:...sinh ba ... - Yume

    yume.vn/.../tac-pham-cua-thach-s-tren-vanvn-net-trich-sinh-ba-chep-...
    28 Tháng Chín 2011 – YuMe.vn - Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên VanVn.Net (PB cũ): trích đăng: Chị em sinh ba & Người chép sử ĐỖ NGỌC THẠCH - Sài Gòn, 1993 ...
  2. 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ): THẠCH'S | Blog | Tamtay.vn

    blog.tamtay.vn/.../12-truyen-ngan-tren-vanvn-net-PB-cu-THACH-S....
    13 Tháng Chín 2011 – trích đăng 2 truyện :Chuyến tàu đem...; Những vết thương...... Tamtay.vn - Vòng tay lớn mãi.
  3. 12 truyện của THẠCH'S trên vanvn.net (trích:Cô gái S.Tây...;Tướng ...

    blog.tamtay.vn/entry/view/714041
    13 Tháng Mười 2011 – VanVN.Net ( 4/3/2009 11:09:18 AM ). CÔ GÁI SƠN TÂY VÀ ANH LÍNH BINH NHÌ. Sơn Tây từ xa xưa đã là phên giậu của kinh đô Thăng Long .
Trích đăng:

tác phẩm của THẠCH'S trên VanVn.Net (trích:...sinh ba ... - Yume

yume.vn/.../tac-pham-cua-thach-s-tren-vanvn-net-trich-sinh-ba-chep-...
28 Tháng Chín 2011 – YuMe.vn - Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên VanVn.Net (PB cũ): trích đăng: Chị em sinh ba & Người chép sử ĐỖ NGỌC THẠCH - Sài Gòn, 1993 ...
Đỗ Ngọc Thạch

  Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên VanVn.Net (PB cũ):


  1. truyện ngắn: PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net, trieuxuan ...

    dovocamthach1991.blogspot.com/.../pb-cua-o-ngoc-thach-tren-vanv...Bản lưu
    31 Tháng Tám 2011 – phê bình, tiểu luận của Đ.N.T trên vanvn.net, trieuxuan.info . ... Net (PB cũ) · 5 bài Tiểu luận, PB trên VanVn.Net (Phiên bản cũ) . ...
  2. Đ.N.T trên vanvn.net - vannhan85 - Đỗ Văn Nhân - Yahoo! 360plus

    vn.360plus.yahoo.com/vannhan85@ymail.com/article?mid=411Bản lưu - Tương tự
    21 Tháng 2 2010 – Đ.N.T - trên VanVn . Net - dongocthach ... sư phụ...; Thượng kinh... - Đ.N.T - trên VanVn . Net . Thư mục: Truyện ngắn |. Quan trọng.
  3. 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - YuMe.vn

    blog.yume.vn/.../12-truyen-ngan-tren-vanvn-net-pb-cu.vothylanh. ..Bản lưu
    23 Tháng 2 2009 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch năm 2010 (TP. Hồ Chí Minh) Đỗ Ngọc Thạch (1970) Tác giả ĐỖ NGỌC THẠCH 2010 12 truyện ngắn trên vanvn.netHome / M..

12 truyện ngắn trên VanVn.Net - dole - Đỗ Lê - Yahoo! 360plus

vn.360plus.yahoo.com/dole68@ymail.com/article?mid=777...1Bản lưu
23 Tháng Bảy 2011 – Đỗ Ngọc Thạch (1970) Tác giả ĐỖ NGỌC THẠCH 2010 12 truyện ngắn trên vanvn.net...

12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Lột da ...

blog.tamtay.vn/entry/view/710670Bản lưu
21 Tháng 4 2010 – 360plus Đ.NT - trên VanVn . Net . Thư mục: Truyện ngắn |. ... 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đ.N.T (trích 4) · Top 10 truyện ngắn . ...


12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ): THẠCH'S | blog.tamtay.vn ...

blog.tamtay.vn/.../12-truyen-ngan-tren-vanvn-net-PB-cu-THACH-S...Bản lưu
13 Tháng Chín 2011 – 12 truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Chuyến tàu đêm...; Những vết thương... Đỗ Ngọc Thạch (SG- 1994). Ảnh riêng Đỗ Ngọc Thạch ...


12 truyện ngắn trên vanvn.net (phiên bản cũ) - 2 - YuMe.vn

blog.yume.vn/.../12-truyen-ngan-tren-vanvn-net-phien-ban-cu-2. ..Bản lưu
29 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch năm 2010 (TP. Hồ Chí Minh) Đỗ Ngọc Thạch (1970) Tác giả ĐỖ NGỌC THẠCH 2010 12 truyện ngắn trên vanvn.net Trích: ...

http://www.nguoibanduong.net/mods/News/trumb_pic/1286816425.jpg

  1. tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net - Đ.N.T (*) (trích ...

    blog.tamtay.vn/entry/view/710521Bản lưu
    18 Tháng Chín 2011 – ... 12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Lột da mặt... ... 6 ngày trước – tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net ...
  2. tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net ... - Blog - Tầm tay

    blog.tamtay.vn/entry/view/709606Bản lưu
    12 Tháng Chín 2011 – tất cả 12 truyện ngắn viết về Hà Nộii đều lấy từ cuộc ...
  1. 12 truyện ngắn của THẠCH trên vanvn.net (PB cũ) - Trích: Lột da ...

    blog.tamtay.vn/.../12-truyen-ngan-cua-THACH-tren-vanvn-net-PB-c...Bản lưu
    Hoàn tác. Thượng Kinh ký sự Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (10/5/2009 ...
     
  2. 12 truyện ngắn trên VanVn.Net - dole - Đỗ Lê - Yahoo! 360plus

    vn.360plus.yahoo.com/dole68@ymail.com/article?mid=777...1Bản lưu
    Đỗ Ngọc Thạch (1970) Tác giả ĐỖ NGỌC THẠCH 2010 12 truyện ngắn trên vanvn.net... ... 12 truyện ngắn trên VanVn.Net. Đăng ngày: 07:02 23-07-2011 ...
  3. tìm trên vanvn.net - dongoctho - Đỗ Ngọc Thơ - Yahoo! 360plus

    vn.360plus.yahoo.com/dongoctho@ymail.com/article?mid=531...Bản lưu
    25 Tháng Ba 2010 – Đ.N.T trên vanvn . net - vannhan85 - Đỗ Văn Nhân ...
  4. đỗ ngọc thạch trên damau.org, vanvn.net. vanchuongviet.org ...

    vn.360plus.yahoo.com/vans63@ymail.com/article?mid=286...Bản lưu
    26 Tháng 2 2010 – đỗ ngọc thach trên vanvn.net, vanchuongviet.org,. ...
     
     
  5. truyện ngắn: PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net, trieuxuan ...

    dovocamthach1991.blogspot.com/.../pb-cua-o-ngoc-thach-tren-vanv...Bản lưu
    31 Tháng Tám 2011 – phê bình, tiểu luận của Đ.N.T trên vanvn.net, trieuxuan.info . ... Đỗ Ngọc Thạch · Đọc tác phẩm: Đến hiện đại từ truyền thống ...
  6. Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch - Hội Nhà Văn Việt Nam

    phienbancu.vanvn.net/News.asp?cat=&scat=14&id=1134Bản lưu
    Tác phẩm và dư luận · Đối thoại · Nghề văn · Văn học với đời ... Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch VanVN.Net( 3/17/2009 10:58:34 AM ). CHỊ EM SINH BA ...
  7. PB,TL và truyện ngắn trên vanvn.net (PB cũ) - Đỗ Ngọc Thạch | Đỗ ...

    dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/322253Bản lưu
    Tướng sát phu - Đỗ Ngọc Thạch(trên 9 Website đã đăng) ... Thắp một nén nhang tưởng nhớ đến ông, càng suy ngẫm về ông, về những tác phẩm của ông để lại ta càng phát hiện ... Tướng sát phu - chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. VanVN.Net...
  8. Tương tác trên net - Đỗ Ngọc Thạch - : Tương tác trên net ...

    4phuong.net/ebook/46387922/tuong-tac-tren-net.htmlBản lưu
    Tương tác trên net. Đỗ Ngọc Thạch. (Tác giả đối thoại với Bạn đọc về Truyện ngắn ) ... Bạn đọc: Ông nói vậy có nghĩa là tư tưởng của tác phẩm quyết định và chọn lựa ... thể loại” của ông đã đăng trên trang web vanvn.net và phongdiep.net, ...

http://phongdiep.net/images/chandung/thu%20vien/do%20ngoc%20thach.jpg
Home / Truyện ngắn
 
Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
VanVN.Net( 3/17/2009 10:58:34 AM )
CHỊ   EM   SINH  BA  & Người chép sử
http://www.stockphotopro.com/photo-thumbs-1/APMK9Y.jpg CHỊ EM SINH BA

Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó. Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do : phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Mẹ ông Dũng nói :
-  Đất nước có chiến tranh, làm trai không thể không cầm súng ra trận, bất kể ai ! Con cứ yên tâm đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, không phải lo gì cho mẹ cả ! Mẹ sống ngần này cũng là đủ rồi, nếu bố con gọi mẹ đi thì cứ để mẹ đi !
  Ông Dũng nghe mẹ nói vậy nhưng ông hiểu mẹ lúc nào cũng muốn ông cưới vợ để bà có cháu bế, có điều bà cụ nói quá nhiều mà không kết quả gì nên giả lơ đi mà thôi. Điều đó vào thời điểm này thì thật là cần thiết, vì vợ ông sẽ chăm sóc bà cụ thay cho ông . Nghĩ vậy, ông Dũng nói với mẹ :
- Mẹ ơi, nếu con để mẹ ở nhà thui thủi một mình thì chẳng phải là bất hiếu lắm sao ? Bây giờ thì con thấy mẹ bảo con phải lấy vợ là rất đúng . Con muốn lấy vợ để vợ con ở nhà chăm sóc mẹ và đẻ vài đứa con cho mẹ có cháu bồng bế !
   Bà mẹ nghe nói vậy thì mừng lắm, gọi điện thoại cho ông em trai đang làm việc ở Viện nghiên cứu Đông Y, bảo đến gặp bà gấp để bàn chuyện lấy vợ cho thằng Dũng . Về chuyện lấy vợ cho ông Dũng , bà mẹ và ông cậu đã bàn tính với nhau từ rất lâu nhưng không sao thuyết phục được ông Dũng nghe theo . Cô dâu mà ông cậu đã chọn cho ông Dũng tên là  Sơn, Sơn ở đây phải đọc là San, có nghĩa là ba, vì cô là con gái thứ ba trong một gia đình có bốn chị em toàn là gái. Cô Sơn đã hai mươi sáu tuổi, hiện đang là lương y trung cấp của Viện Đông Y. Cô dâu hai mươi sáu tuổi, không còn trẻ nữa, nhưng thực ra cô đã là cô dâu từ lúc hai mươi tuổi, tức chị em bà mẹ và ông cậu đã chọn cô cho ông Dũng từ sáu năm trước, lúc ông Dũng mới tốt nghiệp đại học ! Cô Sơn tuy không có vóc dáng theo tiêu chuẩn của các người mẫu, hoa hậu nhưng với các nhà chiêm tinh, tướng số thì không chê vào đâu được : cô Sơn có tướng cách đặc biệt quý hiếm của người đàn bà Vượng phu ích tử : xung quanh lườn, da thịt nổi lên đều đặn như một cái đai buộc quanh bụng, còn gọi là “Ngọc đới yêu vi”. Suốt sáu năm qua, ông cậu vẫn tìm đủ mọi cách để “giữ phần” cho đứa cháu của mình vì ông rất am hiểu tướng số, rất hiểu những người ham đọc sách, ham làm việc, nghiên cứu khoa học như cháu ông thì phải chọn người vợ như thế nào ! Ngoài cái “Ngọc đới yêu vi”, cô Sơn còn có dáng người đậm đà, khỏe mạnh, đôi nhũ hoa nở căng, cân đối và có cả nốt ruồi son, cực quý ! Đám cưới được cử hành ngay, và tuần trăng mật phải dồn lại trong có đúng ba ngày phép (đó là các sĩ quan của trại huấn luyện tân binh rất linh hoạt đối với ông Dũng). Bảy ngày dồn lại ba ngày, đương nhiên cường độ làm việc cũng phải tăng lên ! Để cho chắc ăn, bà mẹ và ông cậu quyết định khóa cửa nhốt cô dâu và chú rể từ lúc động phòng cho đến hết ba ngày  phép ! Bà mẹ ngồi cầu Trời khấn Phật đúng ba ngày ! Bà khấn cầu rất thành tâm, bà khấn rằng : “Xin Phật Tổ Như Lai quyền năng vô biên phù hộ độ trì cho con trai tôi là Hoàng Trung Dũng có được kết quả mỹ mãn : vợ nó thì sinh quý tử, nó thì tránh được mũi tên hòn đạn nơi chiến trường ! Xin Quan âm Bồ Tát trăm tay ngàn mắt nhón tay làm phúc, cho vợ thằng Dũng nhà tôi nó sinh đôi, sinh ba vì lẽ ra chúng nó đã thành vợ chồng sáu năm rồi, sáu năm ấy chắc cũng đã sinh được ba đứa con rồi ! Giờ xin Bồ Tát bù đắp cho chúng nó !...” Trong ba ngày liền, bà mẹ cứ nói những lời cầu khấn như thế, lẽ nào Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát lại không nghe thấy ?
     Quả nhiên, cả Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát đều nghe thấy lời cầu khấn thành tâm của bà mẹ già hiền lành đức độ, đúng chín tháng bảy ngày, tính từ ngày ông Dũng ra đi, cô Sơn đã sinh ra ba đứa con rất khỏe mạnh, xinh đẹp như ba nàng tiên, tất nhiên là sinh con gái ! Để ghi nhớ công ơn của Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát, ba cô con gái được đặt tên là San Như, San Lai và San Bồng (Bồng ở đây từ chữ Bồ Tát mà ra, còn có nghĩa là chốn Bồng Lai – nơi ở của tiên Phật ) !
    Nói về ông Dũng, trong thời gian huấn luyện tân binh, quân lực đã xếp ông vào danh sách đào tạo tiếp ở một trường sĩ quan Trung – Cao nước ngoài. Nhưng có một sự nhầm lẫn đáng tiếc đã xảy ra : Có một ông tướng về hưu cũng có con nhập ngũ trong đợt tuyển quân đó, cũng tên là Hoàng Trung Dũng (ở nước ta, con trai được đặt tên là Hùng , Dũng, Thắng, Việt, Nam nhiều hơn hẳn những tên khác !), chỉ khác ở chỗ cậu con trai ông tướng về hưu kia mới là sinh viên năm thứ nhất, vì thế ông muốn con ông phải là một người lính thực thụ, tức là phải cầm súng ra chiến trường như chính ông thời trai trẻ, chứ không phải là làm lính cậu, tức chỉ mặc áo lính, còn lại đi học ở nước ngoài ! Vì thế, ông đã gọi điện cho một ông bạn thân ở Bộ Tổng Tham mưu, điều ngay thằng con Hoàng Trung Dũng của ông vào một đơn vị đang chuẩn bị hành quân vào chiến trường miền Nam ! Ông bạn ở bộ Tổng Tham mưu liền gọi điện cho bộ phận quân lực phụ trách tuyển quân, vị quân lực lại gọi điện tới trại huấn luyện tân binh. Đúng lúc đó, Hoàng Trung Dũng chú rể vừa hết phép đã về tới trại huấn luyện tân binh. Người sĩ quan phụ trách trại huấn luyện tân binh vừa nhận được điện thoại “Cho Hoàng Trung Dũng về Bộ Tổng Tham mưu gặp tướng X gấp” thì liền nhìn thấy Hoàng Trung Dũng chú rể tới ! Như là một phản ứng tự nhiên của một người có tác phong quân sự nhanh nhẹn, thần tốc, người sĩ quan phụ trách trại huấn luyện tân binh liền nói với Hoàng Trung Dũng chú rể :
-  Thánh thật ! Nói tới Tào Tháo là Tào Tháo xuất hiện ! Bộ Tổng Tham mưu có lệnh triệu tập gấp đích danh đồng chí Hoàng Trung Dũng , do đích thân Tướng X ra lệnh ! Vậy đồng chí hãy đến bộ Tổng Tham mưu ngay, xin gặp Thiếu Tá Quân là trợ lý của Tướng X ! Chắc là có nhiệm vụ đặc biệt, đồng chí hãy đi ngay !
   Hoàng Trung Dũng chú rể liền đi ngay, nhưng khi đến Bộ Tổng Tham mưu thì Tướng X lại bận việc, không gặp Hoàng Trung Dũng được mà bảo người sĩ quan trợ lý là Thiếu Tá Quân đưa Hoàng Trung Dũng đến ngay đơn vị bộ binh đang chuẩn bị hành quân vào Nam, giao Hoàng Trung Dũng cho Tướng Y là Tư lệnh trưởng đơn vị đó ! Thế là chỉ sau hai tiếng đồng hồ từ lúc Hoàng Trung Dũng chú rể xa vợ, xa mẹ, ông đã nhập vào một đơn vị bộ binh hành quân thần tốc vào chiến trường!... Cuộc hành quân thần tốc đó đưa ông Dũng vào trung tâm của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sau đó, nhưng khi đơn vị ông đến cửa ngõ Sài Gòn thì ông đã hi sinh anh dũng, như đúng tên gọi của ông . Lúc đó, tức ngày 27-4-1975, ba cô con gái của ông Dũng vừa  tròn hai tuổi  !...
* * *
  Sau này, khi ba cô con gái đã lớn, bà Sơn thường nói với chúng rằng : “Mẹ và bố các con chỉ sống vợ chồng với nhau được đúng ba ngày nhưng tình nghĩa rất sâu nặng, duyên số đã có từ kiếp trước ! Việc bố các con bị điều động nhầm vào chiến trường rồi hi sinh, đó là sự nhầm lẫn khó tránh khỏi của Thần hộ mệnh, ai cũng có lúc nhầm lẫn, sơ sẩy, dù là Thần tiên, Phật Tổ đi nữa ! Bù lại, bố con đã được đề nghị tuyên dương Anh hùng quân đội, đó là một niềm vinh dự rất lớn mà ít người có được ! Đến đời các con chắc chắn sẽ hanh thông may mắn hơn đời bố, mẹ ! Tuy thế, cũng phải có dự liệu trước, nhất là chuyện chồng con, rút kinh nghiệm, chuyện chồng con phải giải quyết đầu tiên, đến tuổi qui định là cưới chồng ngay !
   Khi nghe bà mẹ nói vậy, cả ba cô con gái cùng cười rồi đồng thanh nói to :
-  Chúng con không lấy chồng ! Chúng con muốn ở với mẹ suốt đời !
    Khi ba chị em tròn mười tám, cũng là lúc sắc đẹp tuổi xuân của ba cô rực rỡ nhất. Vóc dáng của ba cô có nhiều nét giống mẹ, cũng có quý tướng “Ngọc đới yêu vi”, nhưng sắc đẹp thì vượt trội khác thường . Vẻ đẹp của ba cô là vẻ đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều : “Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang / Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Biết bao văn nhân, tài tử, có cả quan chức, doanh nhân ngấp nghé ba chị em ! Bà mẹ thấy vậy thì nói với các con :
- Bây giờ các con đều đã vào đại học, chuyện học hành không thể xem nhẹ, nhưng nếu không dứt điểm chuyện chồng con thì sẽ hỏng cả hai !
   Cả ba cô con gái cùng nói :
- Ý mẹ là thế nào ? Cùng một lúc tiến hành cả hai à ?
Người mẹ cười :
- Thế là các con hiểu đúng ý mẹ rồi đó ! Lấy chồng xong thì việc học hành sẽ tốt hơn ! Các con phải nhớ câu “Thuận vợ thuận chồng biển Đông tát cạn” ! Có chồng hỗ trợ việc gì cũng xong !
Cô chị cả San Như nói :
- Lỡ chồng nó bắt đẻ hoài thì học sao được nữa ?
Cô thứ hai nói tiếp:
- Như thế thì chồng của chúng con phải có ít nhất ba tiêu chuẩn : Trình độ từ đại học trở lên, hình thức phải là một trang nam nhi khôi ngô, tuấn tú và hạnh kiểm, đạo đức phải đạt điểm mười ! Trời ơi, thời buổi này kiếm đâu ra một người trai chưa vợ như vậy, mà ba chị em chúng con thì cần phải có ba người !
San Lai vừa dứt lời thì San Bồng nói như có ý kết thúc :
- Vậy là cuối cùng chúng con sẽ chỉ ở với mẹ được thôi !...- Người mẹ nhìn ba chị em chúng nó ôm nhau mà cười muốn vỡ nhà, ngoài miệng bà nói muốn chúng nó lấy chồng sớm đi nhưng nhiều lúc bà tự hỏi : Khi cả ba đứa cùng đi về nhà chồng thì bà sẽ chịu sao nổi sự cô đơn của người đàn bà đã ở vậy nuôi con mười tám năm trời ! Song nghĩ đến cái cảnh đã lấy chồng muộn lại chỉ được sống cảnh vợ chồng đúng ba ngày của mình, bà lại củng cố quyết tâm cho chúng nó lấy chồng ngay trong năm thứ nhất của sáu năm học đại học (cả ba cô con gái bà Sơn đều học trường Y ).
   Lại nói về ba chị em San Như, San Lai và San Bồng. Ba chị em có ngoại hình giống nhau đến từng tiểu tiết và tư tưởng, tình cảm nói chung cũng rất giống nhau nhưng những cái gọi là “tự do cá nhân”, “sở thích riêng tư” thì lại rất khác biệt. Chẳng hạn khi ăn cơm, cô chị cả dứt khoát phải có canh, nếu không nấu canh cô lấy nước uống chan vào cơm ; còn cô thứ hai dứt khoát phải có nước chấm bằng nước mắm có chanh, ớt, tỏi đầy đủ, nếu không có nước chấm như thế, cô không ăn nổi một bát cơm ; cô em út lại khác hẳn hai cô chị, ở bữa cơm chính, cô chỉ đụng đũa mỗi thứ một lần, cơm cũng chỉ một bát, nhưng lúc ăn “tráng miệng” thì mới lúc cô làm việc thực sự : chục quả chuối, ba quả táo to, một hũ sữa chua, một cái bánh bông lan loại sinh nhật, vài thanh sôcôla và một li sữa cũng chưa làm cô vừa bụng ! Ba cô ba sở thích riêng đó cộng với điểm chung giống nhau là cả ba cô đều ăn rất khỏe đã khiến cho bà mẹ khá vất vả khi phải một mình nuôi con ! May mà bà Sơn “mát tay” nhất nhì Viện Đông Y, phàm những ca bệnh nan y, khó chữa từ tứ xứ tìm về, bà đều chữa khỏi hoặc thuyên giảm rất nhiều. Vì thế, bệnh nhân của bà ơn bà như Bồ Tát, thành tâm dâng lễ tạ ơn rất nhiều, có người đã khỏi bệnh đến hơn chục năm, dù ở rất xa, hàng năm nếu có dịp đều đến nhà bà dâng lễ tạ ơn. Thấy bà nhân từ, phúc hậu và không hề tính toán tiền nong, có tới mười đại gia hùn tiền xây nhà cho bà, một căn nhà hai lầu có sân, vườn rất đẹp !...Vì thế, có thể nói cuộc sống kinh tế của ba chị em khá sung túc. Lại nhờ có được di truyền thông minh, học giỏi của người bố, cả ba chị em đều học rất giỏi, chia nhau vị trí nhất, nhì , ba trong lớp và vào đại học cũng vậy !
   Trong khi bà mẹ cố công tìm kiếm người ưng ý để gả chồng cho ba cô con gái thì ba cô dường như không hề để tâm đến chuyện chồng con ! Dường như ba cô con gái thừa hưởng hầu hết những đức tính tốt đẹp của người bố : hiếu thảo, hiếu học. Mặc dù mẹ các cô chưa tới năm mươi tuổi nhưng cả ba cô đều lo chăm sóc mẹ rất tận tình, chu đáo : các cô chia nhau đưa đón mẹ đi làm ở Viện Đông Y, làm hết những công việc nội  trợ, thậm chí thấy mẹ hơi nhức đầu, sổ mũi là xúm vào thuốc men…Còn việc học, ngoài việc học rất tốt chương trình của trường Y, các cô còn học thêm hai ngoại ngữ, tin học, võ thuật…
  Ngoài những cái chung đó, ba cô gái, mỗi cô có một biệt tài riêng ở mức hơn hẳn người bình thường. Cô chị cả San Như có biệt tài xem bệnh: chỉ cần nhìn sắc diện và bắt mạch một người nào đó, cô chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách chính xác khiến cho mẹ cô và nhiều danh y cao niên phải thán phục hết sức! Cô thứ hai San Lai thì có sức khỏe phi thường: lúc ba tuổi cô đã có sức bóp nát quả cam như người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản thời Nhà Trần, lên mười tuổi cô đã có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh của Hạng Võ thời Hán Sở tranh hùng bên Tàu! Còn cô em út Sơn Bồng có khả năng ngoại cảm kỳ lạ: năm lên sáu tuổi, tức năm l979, ở Hà Nội mà cô đã mô tả cuộc chiến tranh biên giới khá chính xác trước khi nó xảy ra đúng một tháng (song chẳng ai tin nổi điều này ngoài mẹ cô và hai người chị em sinh ba). Đặc biệt, cô có con mắt xanh giống như nhân vật Nguyễn Tịch ở Trung Quốc vào đời Tấn: khi tiếp khách, hễ vui vẻ, thiện cảm với ai thì nhìn thẳng lộ ra đôi tròng đen và cặp mắt xanh, còn hễ khinh bỉ, giận dữ ai thì nghiêng ngó trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng! Vì thế, mẹ cô và hai người chị em chỉ cần nhìn vào mắt cô là biết người khách tốt hay xấu, thân tình hay lừa đảo!...
* * *
  Mặc dù ba chị em San Như, San Lai và San Bồng không hề tơ tưởng đến chuyện chồng con và bà mẹ cũng không tìm được người ưng ý, chuyện tình duyên không phải vì thế mà sóng yên biển lặng . Ngược lại, chuyện tình duyên của chị em sinh ba này lại đầy sóng gió bởi “cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng” !...
   Có một nhân vật VIP, mà khởi đầu sự nghiệp quan chức bằng chức Xã trưởng, nên mặc dù đã kinh qua lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh rồi lên Trung ương tới hàm Thứ  trưởng, giới quan chức vẫn gọi ông VIP này bằng cái tên “thân mật” : ông Xã trưởng . Bản tính con người khó thay đổi, vì thế, dù đã là quan chức cấp cao ở Trung ương, ông Xã trưởng vẫn giữ nguyên tác phong sinh hoạt thời còn làm Xã trưởng . Chẳng hạn, giữa cuộc họp dù long trọng cỡ nào, ông cũng lấy ống điếu thuốc lào ra rít sòng sọc rồi ngửa mặt nhả khói  bay  vô tư khiến nhiều vị quan khách ho sặc sụa ! Chưa hết, ông còn có tật khạc nhổ tùy tiện khiến cho nhiều người vô ý  té ngã vì dẵm đạp lên bãi khạc nhổ của ông ! Không ít người kêu ca, phàn nàn về tác phong sinh hoạt của ông Xã trưởng , cấp trên của ông cũng đã “chỉnh đốn tác phong” ông nhiều lần, nhưng sau những câu “vâng, vâng, dạ dạ, em xin sửa chữa” thì ông vẫn chứng nào tật ấy, tức vẫn là ông Xã Trưởng ! Chẳng lẽ cách chức, cho nghỉ hưu non chỉ vì những “tật xấu” ấy ? Cũng có lúc, cấp trên của ông muốn trừng trị thẳng tay nhưng không hiểu sao, vào những lúc đó, ông đều đang giữ nhiệm vụ đặc biệt quan trọng : phụ trách công tác thanh tra, chống tham nhũng ! Mà tội tham nhũng mới cần ra tay mạnh mẽ chứ mấy cái tật xấu của ông Xã trưởng chưa là gì !
   Song, trong giới quan chức ít người biết một cái tật xấu rất Xã Trưởng của ông Xã Trưởng, đó là ham mê tửu sắc. Thông thường, đã là đàn ông, khi nhìn thấy gái đẹp ai mà chẳng thích. Nhưng ông Xã Trưởng không chỉ dừng ở mức độ ngắm nhìn rồi trầm trồ khen đẹp, rồi nuốt nước miếng, rồi ao ước hão…mà ông nghĩ ngay kế sách để chiếm đoạt bằng được người đẹp ! Từ thời ông còn làm Xã trưởng , ông đã chiếm đoạt không ít người đẹp và không hiểu sao chẳng có ai kiện cáo ông về chuyện này ? Nếu có ai gặng hỏi người vợ nhà quê của ông (làm vợ ông từ lúc ông mới mười lăm tuổi và sau này, khi ông lên làm việc ở Trung ương, bà vẫn ở nơi lũy tre xanh) thì sẽ được bà trả lời sau nụ cười tủm tỉm : “Khi nào ông ấy làm tới chức “Công công Đại tổng quản” thì tôi sẽ nói tại sao không có cô gái nào kiện cáo ông ấy, thậm chí còn thích ông ấy, bám theo ông ấy hoài !” . Chuyện về ông Xã Trưởng, nếu Vũ Trọng Phụng sống lại, hẳn người đọc sẽ có được cuốn tiểu thuyết hoạt kê rất hay, có thể vượt qua cả Giông tố, Số đỏ ! Nhưng rõ ràng là điều đó không xảy ra ! Ở cái truyện ngắn này chỉ nói đến ông có hơn một ngàn chữ vì có liên quan tới chị em sinh ba. Đầu đuôi câu chuyện như sau.
    Thông thường , sau mỗi lần làm việc căng thẳng , ông Xã Trưởng thường đi tản bộ tới Viện Đông Y để xoa bóp, day huyệt, châm cứu. Không hiểu sao, cơ thể ông rất thích hợp với cách chữa bệnh không cần thuốc này, riết thành thói quen, thiếu nó là không chịu được ! Thường là đích thân Viện phó làm việc với ông, vì ông đã cứu Viện phó thoát khỏi vụ án lớn cỡ “chu di tam tộc” ! Nhưng hôm đó, Viện phó lại đang bận làm việc với một nhân vật VIP khét tiếng khác, nên ông Xã Trưởng đành phải nhường . Viện Phó chợt nghĩ tới bà Sơn, liền nói :
-   Báo cáo anh, hôm nay để em giới thiệu với anh một Lương y cũng rất cao thủ, chắc chắn là sẽ làm anh hài lòng !
Và quả nhiên khi bà Sơn tác nghiệp, ông Xã Trưởng không những rất hài lòng mà còn rất động lòng ái mộ ! Trong khi bà Sơn tác nghiệp, ông Xã Trưởng quan sát rất kỹ từng chi tiết trên người bà Sơn : mới nhìn thì không có gì đặc biệt, nhưng càng nhìn càng thấy cuốn hút. Rồi sóng tình trong ông Xã Trưởng nhanh chóng dâng cao, ông vòng tay qua eo bà Sơn tính kéo bà xuống giường ! Khi tay ông Xã Trưởng vừa chạm vào eo bà Sơn, ông bỗng giật mình kinh ngạc khi có cảm giác như có một con trăn đang quấn quanh bụng bà Sơn ! Đúng lúc đó, trong khi ông Xã Trưởng chưa hết bàng hoàng thì bà Sơn gỡ tay ông ra và đi nhanh ra ngoài ! Hai phút sau, ông Xã Trưởng mới bình tĩnh lại và gọi điện thoại cho ông Viện phó. Viện phó tới ngay, nghe xong câu chuyện thì cười ngặt nghẽo một hồi rồi nói nhỏ, vừa cho ông Xã Trưởng đủ nghe :
-   Ông anh gặp may lớn rồi ! Bà Sơn này có tướng cách cực quý, vượng phu ích tử, rất hiếm ! Cái “con trăn” mà anh rờ thấy đó là một giải thịt nổi lên quanh eo bụng mà các thầy tướng gọi là “Ngọc đới yêu vi”, có nghĩa là “Cái đai ngọc xung quanh eo bụng”, chủ về ấn tướng đại quý ! Ở Trung Quốc, người ta còn truyền tụng câu chuyện về người có cái đai ngọc ấy tên là Âu A Muội, nhà rất nghèo túng , ở với mẹ nơi làng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Đông . Có nhà nho tên là Hà Nghiêu Luân, thi mãi không đỗ đạt gì, đã chán nản chuyện công danh . Sau được một vị thầy tướng chỉ lối đưa đường cho tới cưới nàng Âu A Muội, tức thì kỳ thi sau đó họ Hà đỗ thủ khoa, rồi theo Tăng Quốc Phiên dẹp loạn Thái Bình Thiên Quốc, được phong tới chức Tướng quân. Bà vợ thì sinh được ba con trai, về sau đều thi đỗ Tiến sĩ !...
    Ông Xã Trưởng nghe nói vậy thì ngớ người, một lúc lâu mới nói được mấy câu ấp úng :
-  Phải cưới nàng “Ngọc đới yêu vi” !
 Và ngay lập tức, một “kế hoạch” khá tỉ mỉ đã được bàn định kỹ càng . Ngay ngày hôm sau, ông Viện phó nói với bà Sơn đến nhà riêng của ông Xã Trưởng để xem bệnh cho một nhân vật quan trọng . Bà Sơn thật thà tuân lệnh ngay, về nhà nói với cô con gái San Như đi cùng vì bà rất tin tưởng ở tài xem bệnh, bắt mạch của cô. Hai cô em cũng muốn học thêm chút ít cách chẩn đoán bệnh của chị và mẹ nên cũng đi theo. Thế là cả bốn mẹ con cùng đến nhà ông Xã Trưởng .
   Khi đến nhà ông Xã Trưởng , ông đang giả bệnh nằm rên hừ hừ trên giường , ba người con trai ông đon đả đón tiếp bốn mẹ con bà Sơn. Bà mẹ bảo Sơn Như bắt mạch. Nghe tiếng rên, cô đã biết ngay đó không phải là tiếng rên của người có bệnh và khi vừa chạm vào mạch của ông Xã Trưởng , cô đã biết ngay là ông này giả bệnh ! Tại sao ông ta làm vậy ? Cô chưa tìm được câu trả lời và vội nhìn vào mắt cô em út San Bồng và cô giật mình khi thấy San Bồng đang ngó nghiêng trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng ! Cả bà Sơn và cô San Lai cũng đã nhìn thấy hai tròng trắng trong mắt cô San Bồng , đó là tín hiệu báo động có kẻ xấu. Linh tính của người có năng khiếu võ thuật của San Lai còn báo cho cô biết rằng kẻ xấu này sẽ ra tay rất tàn độc ! Quả nhiên, khi bà Sơn vừa nói “Người này không có bệnh, chúng tôi xin cáo từ” thì ông Xã Trưởng từ trên giường bật dậy thét lớn : “Bắt trói tất cả !”. Tức thì, ba người con trai ông Xã Trưởng và ba người lực lưỡng nữa chạy vào nhất tề ra tay. Nhưng ba chị em đã có chuẩn bị, San Lai dùng miếng võ “Liên hoàn cước” khiến cả sáu người kia tối tăm mặt mũi, còn San Như và San Bồng nhanh chóng đưa bà Sơn thoát ra ngoài ! Ông Xã Trưởng chỉ biết trố mắt kinh ngạc, không nói được lời nào !
    Tất nhiên bố con ông Xã Trưởng chưa chịu bó tay một cách ê chề như vậy, họ tiếp tục tìm mưu kế khác, “thua keo này bày keo khác” là câu nói cửa miệng của ông Xã Trưởng !...
* * *
   Lại nói về ông Tướng về hưu có người con trai trùng tên với ông Hoàng Trung Dũng, bố của ba chị em sinh ba. Ông ngày ngày theo dõi tin tức chiến trường xem thằng con trai có lập được công trạng gì không , vì bản thân ông thời trai trẻ như nó, ngay trận đầu đã lập công lớn ! Ông chờ mãi mà chẳng thấy gì, đột nhiên một hôm ông nhận được thư của con trai gửi từ nước ngoài, nó nói đang học một lớp sĩ quan đặc nhiệm, vào khoảng năm bảy sáu sẽ về nước ! Ông Tướng về hưu giận quá, gọi điện ngay cho ông bạn ở Bộ Tổng Tham mưu, nhưng ông này đang đi chiến trường. Viên sĩ quan trực ban hỏi ông có nhắn chuyện gì cho Tướng X không thì ông hét lên : “Hỏi ngay ông X cho tôi rằng tại sao thằng Hoàng Trung Dũng con tôi không đi chiến đấu ở chiến trường mà lại đi học nước ngoài ?” Viên sĩ quan trực ban là bạn thân của Thiếu Tá Quân trợ lý của tướng X nên có biết chuyện gửi gắm này, bèn gọi điện hỏi bên quân lực. Bên quân lực trả lời rằng đã điều Hoàng Trung Dũng từ trại huấn luyện tân binh đến đơn vị chiến đấu của tướng Y và đã hành quân vào chiến trường ngay sau đó ! Người sĩ quan phụ trách tuyển quân lần giở tập hồ sơ tuyển quân đợt đó và phì cười khi thấy có tới hơn hai mươi cái tên là Dũng, trong đó có mười cái tên là Hoàng Trung Dũng ! Khi ông Tướng về hưu nhận được thông tin về sự nhầm lẫn do trùng tên, ông chỉ còn biết giậm chân kêu Trời !...
   Bẵng đi một thời gian, tới một ngày kia, ông Tướng về hưu thấy trên báo có đăng danh sách tuyên dương Anh hùng quân đội có cái tên Hoàng Trung Dũng, ông bàng hoàng nhìn mãi chữ Liệt sĩ bên cạnh cái tên đó rồi gọi thằng con trai Hoàng Trung Dũng, lúc này đang làm đội trưởng một đội đặc nhiệm :
- Người liệt sĩ Anh hùng này trùng tên với con và chuyến đi vào chiến trường mười sáu năm về trước của người đó đáng lẽ ra là của con !...Thời gian trôi đi, nhưng không thể bỏ qua hết mọi chuyện ! Con hãy tìm địa chỉ gia đình người liệt sĩ này, bố con mình phải đến gặp vợ con người liệt sĩ này !...
   Chỉ sau hai ngày, Dũng đặc nhiệm đã tìm được địa chỉ, đó chính là bốn mẹ con bà Sơn. Ông Tướng về hưu và người con là Dũng đặc nhiệm đến ngay nhà bà Sơn và gặp cả bốn mẹ con.Hồi lâu ông mới nói được vài câu ấp úng:
- Tôi thật không ngờ sự thể lại như vậy. Tôi muốn đền bù phần nào sự mất mát của gia đình. Con trai tôi đây sẽ tình nguyện làm vệ sĩ cho bà và ba cô suốt đời! Và nếu bà gặp bất cứ khó khăn, trở ngại nào trong cuộc sống, bà cứ cho tôi biết, tôi sẽ giúp bà giải quyết bằng mọi giá, thậm chí phải hy sinh tính mạng của bố con tôi!...
  Bà Sơn nghe nói vậy thì không nói được gì vì hình ảnh người chồng chung sống có ba ngày ngắn ngủi lại hiện về rõ mồn một…Bà không muốn khóc mà nước mắt cứ trào ra! …Ba cô con gái chưa biết mặt bố nên chẳng hiểu mẹ đang nghĩ gì? Cô em út San Bồng lộ rõ cặp mắt xanh, hai cô chị thấy vậy thì vui lắm. Cô San Lai nói:
- Vậy thì chú Dũng đặc nhiệm làm bố nuôi của chúng cháu. Bố bảo vệ con là đương nhiên rồi! Bố có việc ngay đây!
  Nói rồi cô gái chạy vào buồng lấy ra ba tờ giấy. Dũng đặc nhiệm đọc xong tức giận run cả tay, răng thì nghiến ken két:”Thật là ngang ngược, đểu cáng! Không khác gì bọn quan lại, địa chủ thời phong kiến!”. Ông tướng về hưu cầm lấy ba tờ giấy từ tay người con, xem xong thì giận muốn ngạt thở, ông ngồi lặng người không nói được lời nào! San Lai lại nói:
- Tại sao ông ta lại cho mình cái quyền bắt người khác phải nghe theo ý mình? Chú Dũng và ông có biết cháu tức điên lên khi nhận được những tờ giấy này không? Trời đất, bốn bố con ông ta đòi cưới bốn me con cháu! Lại còn gửi “Tối hậu thư” nữa chứ! Cháu muốn phóng tới cho bố con ông ta một cú đá vào mặt!..
  Tất cả im lặng giây lát. Bỗng nhiên Dũng đặc nhiệm đứng phắt dậy, moi trong túi quần ra cái điện thoại di động, ấn số rồi nói rõ từng tiếng:”Toàn đội đặc nhiệm tập hợp!”. Ông tướng về hưu cũng đứng dậy, moi trong túi quần ra cái điện thoại di động và nói to:”Tướng X đó hả? Đến nhà tôi ngay có chuyện khẩn cấp!”.
  Không biết ông tướng về hưu và người con điều binh khiển tướng thế nào để đối phó với những mưu ma chước quỷ của ông Xã trưởng, chỉ biết rằng cuộc chiến đó đến nay vẫn chưa chấm dứt! Ba chị em sinh ba năm l973, đến nay đã hơn ba mươi tuổi, người me tức bà Sơn đã hơn sáu mươi tuổi, tuy không bị tổn thất gì đáng kể nhưng thời gian cứ từng ngày, từng tháng, từng năm lấy dần đi tuổi xuân của họ! Lúc đầu, không ai để ý đến chuyện này, nhưng khi nghe được ông Xã trưởng tuyên bố rằng “Bố con ta sẽ trường kỳ mai phục, Thời gian sẽ ủng hộ chúng ta!”, thì cả hai bố con ông Tướng về hưu và bốn mẹ con bà Sơn đều giật mình! Thời gian cứ mải miết trôi đi, hai bố con ông Tướng về hưu vẫn chưa tìm ra được một giải pháp hữu hiệu! Còn ba chị em sinh ba thì đang mải mê với việc bảo vệ luận án Tiến sĩ Y khoa! Riêng bà mẹ, tức bà Sơn, ngoài thời gian chữa bệnh cứu người, bà lại ngồi tụng kinh niệm Phật. Giống như mẹ chồng bà trước đây, bà thành tâm cầu khấn Phật tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát phù hộ cho mẹ con bà tai qua nạn khỏi, ba cô con gái của bà nhanh chóng tìm được người chồng xứng đáng!...
* * *
  Bố con ông Tướng về hưu có thực lực rất mạnh, vì ông bị thương mà nghỉ sớm, nhưng bạn bè, đệ tử còn tại ngũ số lượng quân hàm tướng tá rất nhiều, có mặt ở khắp các quân binh chủng, ông chỉ hô một tiếng là họ có mặt ngay! Nhưng đây là cuộc chiến không tuyên bố, giống như “chiến tranh lạnh” nên rất khó cho ông điều binh khiển tướng! Vả lại, bố con ông Xã trưởng không phải là tay vừa, gian ngoan, xảo quyệt, lắm mưu nhiều kế, lại có “ô dù” che chắn! Vì thế bố con ông Tướng về hưu luôn ở thế bị động, chỉ biết ngồi chờ hành động của đối phương rồi mới “tùy cơ ứng phó”! May mà con ông, tức Dũng đặc nhiệm phản ứng mau lẹ và cô gái San Lai võ nghệ cao cường, nếu không thì đã sa bẫy, mắc mưu của ông Xã trưởng không chỉ một lần !...
    Một hôm, nhân buổi gặp gỡ đầu xuân, ông Tướng X nói với bạn :
- Ông cứ bị động đối phó với người ta như vậy không phải là thượng sách ! Thời còn chỉ huy đánh đông dẹp bắc, ông có như vậy đâu ? Tôi có một kế này chắc chắn sẽ thắng “nốc-ao”. Ông hãy đứng tên thành Công ty vệ sĩ, tuyển một đội thám tử điều tra thật giỏi, ông hãy theo dõi từng bước chân của đối phương, thế nào cũng có tuồng hay ! Tôi không tin là ông ta, tức ông Xã Trưởng không có những “phốt” rất lớn khác ! Đã tha hóa về nhân cách ,đạo đức thì việc gì cũng dám làm !
   Ông Tướng về hưu như bừng tỉnh. Thế là Công ty vệ sĩ Như Sơn được thành lập, ông Tướng về hưu làm Giám đốc, hai Phó giám đốc là Dũng đặc nhiệm và cô San Lai. Quả nhiên, đúng như lời ông Tướng X tham mưu, chỉ sau ba tháng hoạt động của Công ty vệ sĩ, đội thám tử đã lần ra một đường dây tham ô, hối lộ lớn mà ông Xã Trưởng , lúc đó đang giữ chức Thứ trưởng ở một Bộ, là một mắt xích quan trọng !...
   Mối đe dọa từ ông Xã Trưởng đã không còn, ba chị em sinh ba chỉ còn chờ người đến đón lên xe hoa, nhưng người đó là ai, thì không phải là chuyện đơn giản. Và càng không hề đơn giản khi phải có tới ba người! Chuyện này xem chừng còn khó hơn cả chuyện “mò kim đáy biển”!...
Oo_oO
 http://www.lebichson.org/Pics/Logobd.gif
NGƯỜI CHÉP SỬ
    Sử quan chép cái sử gì
    Chuyện vua ăn uống, chuyện đi thuyền rồng
    Đại sự: “Bí sử thâm cung”!
     Cho nên sử thật nằm trong nấm mồ!
                      (Sử quan – Đ.N.T)
=====================================
Trong số những người dòng họ Nguyễn Cửu theo phò Chúa Nguyễn, có một người văn võ song toàn, tài ba khác thường, mà không thấy sử sách nào của nhà Nguyễn ghi chép, đó là Nguyễn Cửu Long. Nguyễn Ánh luôn giữ Cửu Long bên mình, như hình với bóng, nhưng bắt đổi tên là Võ. Cho mãi đến năm Nhâm Tuất (1802), khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua thì Võ đột ngột lâm bệnh, phải trị thuốc hơn ba năm mới khỏi. Võ khỏi bệnh, vua Gia Long muốn ban cho Võ một chức võ tướng trong đội cấm vệ, nhưng Võ lại xin một chức sử quan. Vua Gia Long chấp thuận. Năm 1812, khi đã xây dựng xong kinh đô Huế, Gia Long mật chỉ giao cho Cửu Võ viết bộ sử, tính từ chúa Nguyễn Hoàng (1524- 1613), mở đầu vào phương Nam dựng nước, đến khi Gia Long lên ngôi Hoàng đế lập nên triều Nguyễn (1802). Thời hạn hoàn thành công việc là 5 năm. Thế là từ đó, Nguyễn Cửu Võ âm thầm ngồi viết bộ sử “Chúa Nguyễn dựng nước”…
     Sau ba năm, Nguyễn Cửu Võ đã viết xong bộ sử và dâng vua Gia Long. Vua Gia Long đọc xong liền cho gọi Cửu Võ tới nói :
    - Ta đã đọc xong rồi. Ta thật không ngờ nhà ngươi lại biết nhiều chuyện của các Chúa Nguyễn như vậy ? Có cả những chuyện mà chính ta cũng chưa được nghe nói tới bao giờ ?
     Võ nói :
    - Tâu bệ hạ ! Kẻ hạ thần đã gắng sức đem hiểu biết nông cạn của mình ra để viết bộ sử này. Có điều gì sơ suất mong bệ hạ phán xét …
     Vua Gia Long lại nói :
    - Nhà ngươi có biết rằng trong bộ sử viết về những chuyện riêng kín đáo của các Chúa Nguyễn quá nhiều không ? Nhà ngươi có biết rằng để thiên hạ biết quá nhiều về  các bậc vua chúa là bất lợi như thế nào không ? Và tại sao những trận đánh thắng của các Chúa Nguyễn nhà ngươi lại viết quá sơ sài, còn những trận thua lại viết quá tỉ mỉ ? Sao không làm ngược lại ? Sao nhà ngươi không tự biết rằng, có những chuyện, dù rất hệ trọng cũng không được phép ghi ra sử sách, nếu có phương hại đến thanh danh của các bậc vua chúa ? Chẳng hạn, những lần ta rút quân ra Phú Quốc hoặc Côn Lôn, rồi những lần ta tiếp xúc với các giáo sĩ Tây Phương, những chuyện ấy không ai được phép biết đến ! Những kẻ biết rõ những chuyện đó, nhà ngươi phải biết xử như thế nào không ?
     Nguyễn Cửu Võ không biết nói sao, đứng ngây như tượng .
     Vua Gia Long thấy vậy mỉm cười nói :
- Ngươi đừng sợ ! Ta sẵn lòng tha thứ cho dù nhà ngươi phạm tội. Đó là cái tình của ta giành riêng cho ngươi sau bao nhiêu năm đã trung thành theo ta, vượt qua những trận tử chiến kinh hoàng nhất…Nhưng ngươi phải khai không sót một ai, tên những người đã biết rõ mọi chuyện của ta thời còn đánh nhau với quân Tây Sơn. Và, ngươi cấp tốc viết lại bộ sử này trong thời hạn một năm ! Những chỗ nào ta đánh dấu đều phải viết lại ! Xong, đem cả hai bản lại cho ta xem, ta sẽ trọng thưởng !
  Suốt đêm hôm ấy và bao đêm kế tiếp, Cửu Võ thường thức trắng. Những năm tháng tưởng như đã trôi vào lãng quên bỗng hiện về rõ mồn một. Trước đây, Võ nhìn việc Nguyễn Ánh giết những đại công thần như Đỗ Thành Nhơn, rồi Nguyễn Văn Thành và nhiều tướng tâm phúc khác, theo lẽ thường tình là: kẻ nào trái ý vua chúa đều có thể mất đầu như chơi! Nhưng giờ đây, Võ nhìn những vụ “trị tội” ấy bằng con mắt khác hẳn! Võ thấy vua Gia Long hiện ra trước mặt rõ mồn một với hình ảnh kinh hoàng của một bạo chúa!...Và Võ giật mình bàng hoàng hồi lâu khi nghĩ đến lưỡi gươm trừng phạt của bạo chúa sẽ giáng xuống chính mình!...
    Cửu Võ lo nghĩ nhiều mà thành bệnh. Song, Võ gắng gượng chống lại con bệnh mà mải miết viết thâu đêm, không mấy khi rời khỏi thư phòng.
    Ngày tháng vùn vụt trôi đi, đã được nửa năm. Võ viết xong ba tập sách dày. Tối hôm đó, vào một đêm cuối năm Gia Long thứ l7(l8l8), Nguyễn Cửu Võ gọi Nguyễn Cửu Sơn, người con trai với một người thiếp tới, nói:
- Đây là bộ sử thật về các chúa Nguyễn. Mọi việc lớn nhỏ cha đều viết tường tận, không thiên vị ai, dù đó là vua chúa hay những người trong dòng họ ta. Chính vì thế, nay cha trao bộ sách này cho con vì con là người có tư chất khác thường sau này tất làm chuyện lớn, và bộ sách này sẽ có ích cho con nhiều lắm…
Cửu Sơn lạy tạ nhận sách, ngậm ngùi không nói nên lời. Trầm ngâm một lát, Cửu Võ nói tiếp:
- Cha sẽ xin cáo quan về ở ẩn như các bậc cao nhân thời xưa. Còn con, con hãy vào phương Nam , ngày đêm dùi mài kinh sử, cổ kim đông tây phải làu làu. Khi nào đời cần đến, tự khắc con sẽ biết.
Ngày hôm sau, Võ âm thầm cấp lộ phí cho Cửu Sơn đi vào phương Nam xa xôi. Rồi Võ lại vào thư phòng, đóng chặt cửa, viết lại bộ sử theo gợi ý của vua Gia Long. Đúng hạn định, Võ dâng sách. Vua Gia Long đọc bộ sử mới viết lại, thấy mọi việc diễn biến đều hết sức ca ngợi những chiến công hiển hách của các chúa Nguyễn, thì lấy làm hài lòng lắm. Nhưng đọc đi đọc lại, vua Gia Long cảm thấy đó không phải là khẩu khí văn chương của Cửu Võ, không thấy cả tiếng gươm khua ngựa hý mà chỉ là những dòng chữ lạnh lùng, khô khốc! Vốn đa nghi, Gia Long không thể tin rằng một con người mạnh mẽ khác thường cả về thể lực và khí chất như Cửu Võ lại có thể thay đổi nhanh chóng như vậy được? Vì thế, khi Cửu Võ xin cáo quan về nhà, Gia Long chấp thuận ngay, nhưng mật sai Nguyễn Đức Xuyên, một danh tướng cũng từng phò tá hết lòng từ những năm tháng cùng khốn, đem binh phục ở quãng đường vắng để hạ sát Cửu Võ…Thương thay cho Cửu Võ cùng toàn thể gia quyến đã chết bi thảm trong một cuộc tàn sát âm thầm…
    Theo lời truyền lại của người trong vùng, chỗ Cửu Võ cùng gia quyến bị sát hại đã mọc lên một rừng trúc khác thường, đêm đêm trong rừng luôn vẳng tiếng nói rì rầm như người kể chuyện mãi không thôi. Người ta lấy ông trúc khoét sáo thì sáo có âm thanh thật kỳ lạ, khác hẳn sáo trúc của những vùng khác…
Đỗ Ngọc Thạch


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét