Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

chuyện ngày xưa...- đỗ ngọc thạch





Chuyện ngày xưa - đỗ ngọc thạch


  1. 1 bài thơ ... Bao giờ cho đến ngày xưa. Để tôi gặp lại tuổi thơ diệu kỳ
    vannghechunhat.net/ban-doc-gui/trang-tho-ban-doc/10936-chuyen-ngay... - Bộ nhớ cache







    Chuyện ngày xưa - Đỗ Ngọc Thạch

    1.
    Bao giờ cho đến ngày xưa
    Để tôi gặp lại tuổi thơ diệu kỳ
    Để tôi lăn theo hòn bi
    Vào vườn cổ tích thần kỳ tìm em!
    2.
    Em là Cô Tấm lấm lem
    Bao lần hóa kiếp biết tìm ở đâu?
    Bởi tôi không biết ăn trầu
    Tôi đành hát mãi khúc sầu thiên thu!...
    3.
    Bao giờ cho đến Mùa Thu
    Sông Ngân có nối đôi bờ cách xa?
    Tình em bay khắp Thiên Hà
    Đôi bờ vẫn lạnh Ngân Hà chia đôi!
    4.
    Bao giờ đá hết mồ côi
    Hòn Vọng Phu hóa thành người vợ yêu
    Chiều chiều ra ngóng chiều chiều
    Nhớ về quê mẹ sáo diều còn không?
    5.
    Bao giờ con sáo sang sông
    Thị Mầu mới thỏa nỗi lòng khát khao
    Oan khiên đừng có buộc vào
    Nỗi lòng Thị Kính ai nào có hay?
    6.
    Mị Nương ở chốn Lầu Tây
    Bao giờ mới được giãi bày tương tư
    Con thuyền chở chàng Trương Chi
    Mang  theo câu hát bay về hư không?
    7.
    Em là Công Chúa hay không
    Có nghe chăng tiếng tơ lòng đàn tôi?
    Chàng Thạch Sanh của muôn đời
    Tiếng đàn có đến được người tri âm?

    Sài Gòn, Thu – Đông, 2009
    Đỗ Ngọc Thạch



    Đỗ Ngọc Thạch   (05/02/2009)
    Tác giả Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19-5-1948. Quê quán: Yển Khê - Bà Triệu- Thanh Ba- Phú Thọ. Cựu sinh viên Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội. Cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.












    Đỗ Ngọc Thạch (05/02/2009) 



     Tác giả Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19-5-1948. Quê quán: Yển Khê - Bà Triệu- Thanh Ba- Phú Thọ.
    Cựu sinh viên Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
    Cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
    Đã từng làm việc tại Trường DBĐH Dân tộc TƯ, Viện Văn học, Tp chí Nghiên cứu Nghệ Thuật (Bộ Văn hóa), Sở Văn hóa TT tỉnh Gialai - Kontum, VPĐD Báo Văn Nghệ(Hội Nhà văn Việt Nam), Báo Lao Động - Xã hội.
    Đã viết nhiều thể loại: Tiểu luận, Phê bình, thơ, truyện ngắn v.v...
    Sách đã in : -Tập truyện ngắn 26 truyện 'Quà tặng tuổi hai mươi' – Nhà xuất bản Công an Nhân dân (2005)


    RƯỢU CN

    Rượu cần chưa uống đã say
    Nhìn nhau thấy sóng dâng đầy mắt nhau

    Cần cong vít chụm mái đầu
    Ta như đứng giữa nhịp cầu chênh vênh

    Như là ở giữa thác ghềnh
    Vòng Soang ơi, cuốn bạn tình đi đâu?

    Như là đã hẹn từ lâu
    Rượu cần dan díu đời nhau mất rồi.




    LỤC BÁT ĐƯỜNG XA

    Bàn chân vừa bé vừa gày
    Mà đi biền biệt tháng ngày đường xa

    Xòe tay ra thành mái nhà
    Nắng khô, gió lạnh lùa qua ngón gày...



    LỤC BÁT Ở LÀNG
     
    Làng em ở sát bên sông
    Có đình Vọng Nguyệt... mênh mông trăng tròn
    Mặc cho nước chảy đá mòn
    Trên sông khói sóng vọng hồn người xưa...

    Làng em có lắm câu thơ
    Ngày xưa còn lại bây giờ vẫn nguyên
    Lắm truyền thuyết vẫn lưu truyền
    Say sưa mẹ kể những đêm trăng mờ...

    Ông già râu tóc bạc phơ
    Tay nâng chén rượu câu thơ chòng chành
    Người già mà nói 'Em - Anh'
    Vẫn say lòng trẻ, vẫn thành tiếng thơ

    Em sinh ra từ lời ru
    Nên em duyên dáng đẹp như trăng vàng...

    VỊNH HẠ LONG

    Màu xanh như lặng như trôi
    Trời soi mặt nước, nước soi bầu trời

    Trăm dạng kỳ dị nhỏ nhoi
    Đảo im lặng hay nói lời đáy sâu?

    Hồn tôi hóa cánh buồm nâu
    Trôi vào vô tận cái  màu xanh mơ...


    ĐẾN CAO NGUYÊN

    Một mình đi với Mùa Thu
    Đến Cao nguyên với mịt mù bụi bay

    Đường nào lá cũng rụng đầy
    Bới tìm chi thế gió gầy nắng hoang?

    Đứng trên đỉnh đèo Mang Yang
    Cổng Trời chẳng thấy, thấy bàn tay em

    Tay em đường chỉ rối ren
    Đường Tình sao cứ hướng lên trên trời!


     

    ĐƯỜNG CÙNG

    Em đừng có hẹn làm gì
    Đừng có báo trước điều chi nửa lời

    Hãy bất ngờ ập vào tôi
    Như là tướng cướp chợt rơi xuống đường

    Để tôi ở thế đường cùng
    Bị em chiếm đoạt trong vòng một giây !

    Đỗ Ngọc Thạch
      

    nguồn: lucbat.com








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét