Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

hai truyện ngắn về Mẹ: Mẹ tôi là Y tá; Tình già - Đỗ Ngọc Thạch


Thứ tư, ngày 21 tháng tám năm 2013

Mẹ tôi là Y tá; Tình già - Đỗ Ngọc Thạch


Cho con bú thế nào đúng

Hai truyện ngắn về Mẹ : Mẹ tôi là Y tá; Tình già

57 truyện ngắn Đ.N.T trên phongdiep.net - trích: 2 truyện ngắn về Mẹ





57 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thach trên phongdiep.net - trích: 2 truyện ngắn về Mẹ


57 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net - trích: Mẹ tôi là Y tá




truyện ngắn ĐNT - trích:  Mẹ tôi là Y tá; Tình già

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích:   Mẹ tôi là Y tá; Tình già

Nhà báo Đỗ Ngọc Thạch 

 Đỗ Ngọc Thạch
profile picture

2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

7.TRẠNG ME ĐÈ TRẠNG NGỌT 8.KÝ ỨC HÀ NỘI
9.TƯỢNG NHÀ MỒ      10.CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO



Cho con bú thế nào đúng


MẸ TÔI LÀ Y TÁ- Đỗ Ngọc Thạch

Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 
MẸ TÔI LÀ Y TÁ 
 

Thông thường, người ta chỉ muốn  “khoe” cha, mẹ của mình khi làm “Ông nọ Bà kia”. Nhưng tôi và cô bạn Hiền Lương thì lại muốn  “khoe” mẹ của mình là Y tá. Thực ra, chỉ sau này, khi đã đi làm ở các cơ quan Nhà nước được khoảng năm năm, tôi mới có ý thức về sự phân biệt cao thấp, lớn bé của các vị trí viên chức trong các cơ quan công quyền.  
Việc làm Y tá của mẹ tôi và mẹ cô bạn Hiền Lương có cái gì đó bất bình thường, mà mãi sau này, khi mẹ tôi sắp qua đời tôi mới được biết tường tận. Mới đọc mấy dòng này, thế nào cũng có người hỏi: Tại sao tôi không chỉ tập trung nói về mẹ của mình mà lại có cả mẹ của cô bạn Hiền Lương nào đó? Tôi xin nói ngay, mẹ tôi và mẹ của cô bạn Hiền Lương là chị em sinh đôi, mẹ tôi tên Thao Giang, là chị, còn mẹ Hiền Lương tên Lô Giang, là em, đương nhiên. Còn tôi và Hiền Lương chỉ coi nhau là bạn mà không phải là anh em con Dì con Già vì Hiền Lương không phải là con đẻ mà chỉ là con nuôi, nhưng mẹ Hiền Lương coi như con đẻ vì đã nuôi Hiền Lương từ lúc mới lọt lòng! 
**
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai chị em Thao Giang và Lô Giang đều đã học hết bậc Trung học, nên khi lên chiến khu tham gia kháng chiến đều được gọi đi học: người chị Thao Giang học Sư phạm, còn người em học Y. Lúc đó, chưa có trường Đại học như bây giờ, nên khi tốt nghiệp chỉ tương đương trình độ Trung cấp, tức cô chị Thao Giang về làm giáo viên Cấp Hai (từ lớp 5 đến lớp 7, hệ 10 năm), còn cô em Lô Giang về làm Y sĩ. Thời kỳ kháng chiến lúc đó, trình độ văn hóa, chuyên môn như thế đã là cao vì so với mặt bằng văn hóa chung của đất nước thì còn có tới 80% là mù chữ! 

Cả tôi và Hiền Lương đều được sinh ra khi mẹ tôi ( tức người chị Thao Giang) và mẹ Hiền Lương còn đang học ở trường Sư phạm và trường Y, nên khi hai người mẹ học xong và đi làm ở đâu thì chúng tôi làm sao mà biết?  

Sau kháng chiến, tất cả chúng tôi đều về sống ở Hà Nội, cùng thuê chung một căn nhà. Lúc đầu, cả mẹ tôi và mẹ Hiền Lương đều không đi làm ở cơ quan Nhà nước mà mẹ Hiền Lương thì bán xôi đậu xanh, còn mẹ tôi thì bán xôi gấc. Thực ra hai người cùng làm hàng và cùng bán với nhau, tuy lúc bán thì mẹ tôi lo thúng xôi gấc còn mẹ Hiền Lương lo thúng xôi đậu xanh. Song, hai người ngồi cạnh nhau, có thể thay nhau xử lý mọi việc, cho nên tuy hai mà một! 

Lúc đó, việc buôn bán như thế không phổ biến đại trà như bây giờ và bị coi như “ngoài vòng pháp luật”, có thể bị mấy anh cán bộ Thuế vụ bắt bất cứ lúc nào! Song, hai cô hàng xôi Thao Giang và Lô Giang khá nhanh nhẹn và khỏe mạnh nên thoáng thấy “động” là đội thúng xôi lên đầu mà “ù té quyền”! 

Tôi và Hiền Lương lúc đó đã bảy, tám tuổi, thường đi bán phụ cho hai người mẹ nên công việc rất nhanh chóng kết thúc, chỉ khoảng chín giờ sáng là đã có thể thu dọn chiến trường. Chính vì tôi và Hiền Lương thường đi bán xôi với mẹ nên khi vừa thò mặt tới trường là mấy đứa hay trêu chọc hát liền bài hát “Cô hàng xôi”: Cô hàng xôi ơi / Bán tôi hai hào / Bán cho rẻ nhé / thêm tí hành phi / thêm tí hạt tiêu / ới cô hàng xôi /…xôi cô ngon ghê / nhưng mà tôi chê / móng tay cô dài / cô gãi lên đầu / chấy rơi vào xôi…

Lúc đầu, nghe chúng bạn hát thế, Hiền Lương tỏ vẻ bực tức, nhưng tôi bảo: “Kệ chúng nó! Rồi thế nào chúng cũng bị kết tội xuyên tạc bài hát!” (Vì đó là lời nhại bài gốc “Hoa Chăm Pa” và lúc đó sự “nhại lời” những bài hát đã nổi tiếng, đã phổ biến được coi như là hành vi phản động!). Mấy đứa kia sau khi biết tôi nói vậy thì sợ, không dám hát trêu chọc nữa! 
**
Một hôm, chúng tôi mới bán được non nửa thúng xôi thì hai cán bộ Thuế vụ đột ngột xuất hiện, ngồi thành hai đống lù lù trước hai thúng xôi! Cả hai người mẹ và hai đứa con chúng tôi đều tròn mắt kinh ngạc, nổi da gà và tất nhiên là không thể chạy như mọi khi mà ngồi chết lặng! Hai cán bộ Thuế vụ kéo cái “xà-cột” (loại túi công tác lúc đó, thường đeo lủng lẳng bên hông, có người lại thích để lủng lẳng phía trước, cho thiên hạ sợ!) lên đùi, lấy ra kẹp giấy tính viết phạt thì có hai người khách đang ngồi ăn xôi cạnh đó (chúng tôi có đem theo vài cái ghế con để ai muốn ăn ngay tại chỗ thì ngồi), đến sát bên hai người cán bộ Thuế vụ, rút ra hai cái thẻ gì đó rồi chìa ra trước mặt hai người kia, đồng thời nói nhỏ đủ cho hai người cán bộ Thuế vụ nghe rõ: “Đây là đối tượng của chúng tôi đang “Làm việc”, các anh không được đụng vào!”. Hai người cán bộ Thuế vụ thấy vậy thì đứng dậy, lẳng lặng “rút quân” ! Hai người khách đang ăn xôi chờ cho hai người cán bộ Thuế vụ đi xa thì cười cười rồi nói: “Hai người không phải sợ bất cứ ai, có chúng tôi “canh chừng” thì không ai dám “làm gì” cả!”… 

Về nhà, hai người mẹ cứ suy nghĩ mãi về hai người khách ăn xôi, không biết vì sao họ lại “quan tâm đặc biệt” đến mình như vậy? Không cần đợi lâu, sáng hôm sau, khi hai người mẹ vừa đặt thúng xôi xuống chỗ bán xôi quen thuộc thì hai người khách ăn xôi đặc biệt hôm qua xuất hiện, kéo ghế ngồi trước thúng xôi và cùng nói: “Hôm nay chúng tôi mở hàng, hẳn sẽ rất đắt hàng!”. Vừa ăn xôi, hai người khách này vừa nhỏ nhẹ hỏi dăm ba câu và kín đáo đưa tình qua ánh mắt với hai “Cô hàng xôi”!...Trước khi đi, hai người khách ăn xôi còn hát bài “Cô hàng xôi” và cố ý dừng ở câu:…Cô hàng xôi ơi / Tôi muốn cùng cô / Kết duyên trọn đời! 

Buổi trưa, khi ăn cơm, cả mẹ tôi và mẹ Hiền Lương không nói câu nào, khác hẳn những bữa ăn mọi khi, nói đủ thứ chuyện. Như là không chịu nổi sự im lặng như thế, Hiền Lương nói: “Con thấy có vẻ như hai người khách ăn xôi kia muốn cưới mẹ Lô Giang và bá (bác) Thao Giang?”. Mẹ Hiền Lương nói như quát: “Không được nói bậy! Mẹ Lô Giang đã quyết không lấy chồng để nuôi Hiền Lương. Còn mẹ Thao Giang thì ai mà lớ xớ đụng vào, ông Tiểu đoàn trưởng về bắn vỡ sọ!”. Không ngờ Hiền Lương nói ngay, mà giọng điệu như người lớn: “Mẹ không thể ở vậy suốt đời được! Mẹ phải lấy chồng thì mới có người bảo vệ, mới có chỗ dựa chắc chắn! Mẹ không nhớ hôm hai người cán bộ Thuế vụ định “bóp nặn” chúng ta à? Nếu không có hai người khách ăn xôi thì lỗ nặng! Còn bố sĩ quan của chúng ta thì có mấy khi về nhà, đúng là “nước xa không cứu được lửa gần”! Con nói có đúng không?”. Mẹ tôi lúc ấy mới nói: “Con Hiền Lương còn nhỏ mà nói đúng lắm! Tôi có cảm giác bất an, lúc nào cũng thấy thấp thỏm!...Có lẽ chúng ta phải nghỉ bán xôi, tới Bệnh viện nào đó xin việc làm, tôi nghĩ chắc không khó vì Bệnh viện nào cũng sẽ rất thiếu người!”. Mẹ Lô Giang nghe nói vậy thì có vẻ như tán đồng nhưng lại băn khoăn: “Em thì
không nói làm gì, với chuyên môn như em, chắc chắn người ta sẽ nhận ngay. Nhưng còn chị, ai lại nhận cô giáo vào làm việc ở Bệnh viện?”. Mẹ tôi nói ngay: “Cô giáo chẳng lẽ không làm được Hộ lý? Rồi tôi sẽ xin đi học lớp Y sỹ tại chức!”. “Như thế thì vất vả cho chị quá!” – mẹ Lô Giang thở dài. Còn mẹ tôi thì như là nuốt tiếng “thở dài” vào trong bụng, tuy nhiên hai giọt nước mắt vẫn cứ lăn ra… 
** 
Hai chị em Thao Giang và Lô Giang bàn tính với nhau ngày hôm sau sẽ đến Bệnh Viện Phủ Doãn để xin việc vì người em Lô Giang hy vọng sẽ có người cùng học lớp Y sĩ với mình hồi ở chiến khu đang làm việc ở đó giới thiệu. Khi đến Bệnh viện Phủ Doãn, quả nhiên gặp tới hai người cùng học rồi cùng làm việc với nhau một thời gian sau khi kết thúc khóa học, nhưng cả hai người cùng nói: “Bạn thật không may rồi! Cái ông Trần Mã, cán bộ phụ trách vấn đề nhân sự của chiến khu hồi ấy, người đã định chiếm đoạt trinh tiết của bạn không được rồi kỷ luật đuổi việc bạn khi có chuyện bệnh nhân tử vong ấy, giờ làm chức gì đó to lắm ở trên Sở Y tế, vợ cũng là cán bộ Tổ chức của Bệnh viện này. Việc bạn xin vào làm ở đây thế nào cũng phải qua sự phê duyệt của vợ chồng ông ta! Chắc là sẽ khó đấy!”. Bàn tính mãi, cuối cùng người bạn kia chặc lưỡi nói: “Cứ thử xem sao vậy! Biết đâu giờ ông ta lại có tấm lòng Bồ Tát mà nhận các bạn vào làm ở Bệnh viện này cũng nên? Thời gian có thể làm thay đổi tính nết con người mà!”. 

Quả nhiên, khi người bạn dẫn hai chị em Thao Giang và Lô Giang đến gặp vợ ông Trần Mã, rồi gặp ngay cả ông Trần Mã, đều rất vui vẻ, đều nói Bệnh viện đang rất cần người có chuyên môn giỏi và nhiệt tình công tác, yêu nghề và quyết tâm gắn bó lâu dài với nghề Y này... Nhưng hôm sau, khi hai chị em đến Bệnh viện để làm thủ tục thì bà vợ ông Trần Mã nói: “Vấn đề của cô hóa ra lại rất phức tạp, vừa có “tiền án” lại có chuyện thành phần lý lịch. Vậy cô phải lên Sở Y tế, ở trên đó mới có thẩm quyền quyết định!”. Khi lên Sở Y tế, hình như ông Trần Mã đã chờ sẵn. Tuy nhiên, ông Trần Mã không nói ngay đến chuyện xin vào Bệnh viện mà cứ hỏi hết chuyện nọ sang chuyện kia. Chẳng hạn như từ ngày về Hà Nội sinh sống thế nào, sức khỏe có tốt không, đêm ngủ có ngon không, có hay gặp ác mộng không, v.v…Trong khi nói chuyện, ông Trần Mã cứ nhìn xoáy vào ngực hai chị em, lại còn thỉnh thoảng cứ đụng chân, đụng tay…Hai chị em đều “đọc” được cái ý nghĩa thực sự đằng sau những câu chuyện vòng vo Tam quốc của ông Trần Mã, đã có đến ba lần, hai chị em ra hiệu cho nhau “rút quân” nhưng không hiểu sao không dứt khoát được? Cuối cùng thì ông Trần Mã cũng thò cái đuôi cáo ra , kết thúc buổi gặp bằng lời hứa: “Chúng tôi sẽ họp bàn lại trong Ban lãnh đạo, sẽ cố gắng chọn cách giải quyết tốt nhất, song còn phải xem “thành ý” của các cô ra sao?”. 

Buổi tối, hai chị em Thao Giang và Lô Giang  đang ngồi thở ngắn than dài với nhau thì ông Trần Mã bất ngờ xuất hiện như người tàng hình và nói ngay: “Chúng tôi đã nhất trí nhận cả cô Lô Giang và cô Thao Giang vào Bệnh viện làm việc. Cô Lô Giang sẽ làm nhiệm vụ Y tá. Sau một thời gian thử thách, nếu có biểu hiện tốt sẽ được làm đúng khả năng đã được đào tạo là Y sĩ. Còn cô Thao Giang cứ tạm thời làm Hộ lý, với trình độ văn hóa cao như cô, khi nào có lớp học Y tá sẽ bố trí cho đi học. Nếu học giỏi, có thể học lên Y sĩ, thậm chí tới Bác sĩ!”. Cả hai chị em không ngờ kết quả lại bất ngờ như vậy thì cùng cảm ơn rối rít. Ông Trần Quả liền nói tiếp: “Không thể chỉ cảm ơn suông như thế, mà phải bằng hành động thực tế!”. Cả hai chị em lại đồng thanh nói: “Chúng em sẽ tích cực làm việc, không ngại khó khăn, gian khổ!”. Ông Trần Mã cười nói: “Tôi nghe những lời hứa như thế quá nhiều rồi, ai cũng nói như thế! Giờ tôi muốn các cô phải bằng
hành động thực tế? Vậy mà các cô không hiểu sao, cô Lô Giang?”. Ông Trần Mã nhìn xoáy vào Lô Giang, ánh mắt ma quái của ông ta như đàn côn trùng bò khắp cơ thể cô gái, khiến cô rùng mình, nổi da gà! 

Đúng lúc đó, hai người khách ăn xôi bất ngờ xuất hiện như từ trên trời rơi xuống! Một người đứng ở cửa, như có ý nói “Tất cả ngồi im! Nội bất xuất, ngoại bất nhập!”. Một người nhẹ nhàng đi lại gần chỗ hai chị em Thao Giang và Lô Giang, dịu dàng nói: “Tại sao hai chị em không bán xôi nữa mà không nói một tiếng, để chúng tôi nhịn đói hai ngày hôm nay rồi?”. Hai chị em ngớ người, chưa biết phản ứng thế nào thì người này tiến sát đến bên ông Trần Mã, nói nhẹ nhàng nhưng trong giọng nói ẩn chứa rất nhiều sát khí: “Xin chào Mã Tiên sinh! Nghe danh Mã Tiên sinh đã lâu mà hôm nay mới được diện kiến, quả là “danh bất hư truyền”, Mã Giám Sinh của Thi hào Nguyễn Du làm sao sánh bằng? Lần này thì Ban Bảo vệ nội bộ có đầy đủ bằng chứng sinh động, cụ thể chứ không chỉ “nghe nói” nữa rồi!”. Ông Trần Mã từ nãy vẫn đứng yên bất động, giờ thì giật mình, luống cuống , song ông ta cũng kịp lấy lại “sự bình tĩnh nghề nghiệp” và đi lại cạnh người đứng ở cửa, nói cái gì đó với người này và hai người cùng đi ra ngoài! 
**
Sau lần “đụng độ” giữa ông Trần Mã và “hai người ăn xôi”, thực ra là hai cán bộ của Ban Bảo vệ nội bộ - những người có sức mạnh ngầm -, hai chị em Thao Giang và Lô Giang được nhận vào làm việc ở Bệnh viện, người chị Thao Giang làm Hộ Lý, người em Lô Giang làm Y tá. Một tháng sau thì người chị được cử đi học một khóa Y tá chín tháng, còn người em Lô Giang thì lên xe hoa với một trong hai người khách ăn xôi kia! Sau khi cưới chồng, hai mẹ con Lô Giang không ở với người chị Thao Giang nữa mà Lô Giang phải về nhà chồng làm một nàng dâu thảo hiền!  

Lâu lâu, hai mẹ con Lô Giang mới đến thăm người chị Thao Giang. Lần nào cũng vậy, vừa nhìn thấy chị Thao Giang, người em Lô Giang đều nhào tới chị rồi khóc nức nở như là ở nhà chồng không thể được khóc! Khóc tới năm phút, Lô Giang mới nói với chị: “Chị ơi, em khổ quá! Chồng em nó vũ phu quá, hơi tí là đánh em không hề nương tay!”. Nói rồi lại khóc mãi, không nói gì được cho tới lúc chia tay! 
** 
Từ sau khi mẹ con Lô Giang và Hiền Lương về nhà người chồng Lô Giang, tôi không có dịp gặp lại hai mẹ con nữa. Có hỏi mẹ Thao Giang nhưng mẹ như là không muốn nói. Ngay cả chuyện tại sao mẹ Thao Giang thôi không làm cô giáo nữa, mà lại làm Y tá , phải đi học lại từ đầu và công việc thì cực nhọc, vất vả hơn làm cô giáo rất nhiều, mẹ cũng không muốn nói….Mãi tới khi mẹ Thao Giang bệnh nặng, có vẻ như sắp qua đời, mẹ mới nói: “Nếu như không có đợt tăng cường lực lượng cho các Bệnh viện dã chiến ở chiến trường thì có lẽ dì Lô Giang sẽ chết lụi dưới tay người chồng vũ phu! Nhưng vào Quân Y được ba năm thì Thần Chết ở chiến trường đã bắt dì ấy đi rồi! Thật tội nghiệp!...  Còn việc tại sao mẹ lại bỏ nghề cô giáo mà chuyển sang làm Y tá thì không thể giải thích được tại sao? Con không nhớ câu “Đã mang lấy nghiệp vào thân / Thì đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa” sao?”.  
Sài Gòn, cuối tháng 2-2010
Đỗ Ngọc Thạch 

nguồn: phongdiep.net



TÌNH GIÀ - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

TÌNH  GIÀ

Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

N dưỡng lão Thanh Bình do hai vợ chồng nhà doanh nghiệp Lê Văn Thanh và Võ Hòa Bình lập ra từ khi có phong trào “Đổi mới tư duy” năm 1986. Cơ sở vật chất của nhà dưỡng lão hiện nay rất khang trang, nhưng không phải xây mới ngay từ đầu mà được cải tạo, nâng cấp dần từ một cơ sở cũ của một bệnh viện tâm thần loại nhỏ, tọa lạc ở một vùng đồi núi hoang sơ của một huyện vùng xa thuộc một tỉnh nửa đồi nửa núi, tức tỉnh trung du. Tại sao người ta lại như là “cho không” vợ chồng nhà doanh nghiệp Thanh Bình cái cơ ngơi hoang vu này? Bởi có tới ba người của Bệnh viện tâm thần tử nạn do những bệnh nhân tâm thần “quá tay”, cho nên người ta gần như bỏ hoang cái cơ sở đầy tử khí này. Ban đầu, hai vợ chồng nhà doanh nghiệp Thanh Bình cũng không có ý định thành lập Nhà dưỡng lão mà khu đất này nằm trong một dự án lớn của  “Kinh tế Trang trại”, được ấn định là sẽ trồng vải đặc sản. Sau ba năm hoạt động, khu đồi “Lệ chi viên” được cải tạo thành khu nhà ở cho những người công nhân viên của Trang trại có nhu cầu ở luôn trong trang trại. Ba năm nữa trôi qua, những người là trang trại viên có nhu cầu ở lại trong trang trại lên tới hơn chục người, đều trên dưới tuổi sáu mươi. Khu nhà ở của những trang trại viên không ngờ trở thành một xóm núi tuyệt đẹp, nhờ bàn tay cải tạo tài hoa của những trang trại viên lớn tuổi và cô đơn: có đủ cây ăn quả bốn mùa và các loại hoa thơm cỏ lạ, không khác vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa!

Lúc đó, bốn ông bà thân sinh ra ông Thanh và bà Bình ngẫu nhiên cùng tới thăm trang trại và cùng thích cảnh vật nơi đây, bèn nói với hai người con thành lập Nhà dưỡng lão. Vì thế, nhà dưỡng lão Thanh Bình ra đời mà thành viên đầu tiên là song thân của hai vợ chồng chủ doanh nghiệp và những trang trại viên tuổi cao, sức yếu. Tiếng đồn của nhà dưỡng lão lan xa và những người già cô đơn khắp nơi đã tìm đến nhà dưỡng lão ngày một nhiều… Con số cao nhất có khi lên tới hàng trăm. Vào những ngày lễ, tết, nhà dưỡng lão Thanh Bình không khác ngày hội!

*
Trang trại Thanh Bình không như một số trang trại khác là chuyên canh một loại cây đặc sản mà trồng cùng lúc nhiều loại cây ăn quả, trong đó chủ lực là các loại cây ăn quả vốn rất nổi tiếng như vải thiều, nhãn lồng, cam sành Bố Hạ, bưởi Đoan Hùng, v.v… Chính vì thế, khi vào mùa thu hoạch chín rộ, sản phẩm của trang trại Thanh Bình không bị tồn đọng “khủng hoảng thừa” mà luôn tiêu thụ hết. Sự đa dạng các chủng loại của cây ăn quả Thanh Bình còn có một tác dụng bất ngờ là do các thành viên của nhà dưỡng lão ngày ngày được ăn đủ loại quả đặc sản có nhiều chất bổ dưỡng quý hiếm nên sức khỏe của các thành viên không những được cải thiện mà như là có phép nhiệm màu: đã có hơn nữa các thành viên như là được “cải lão hoàn đồng”, tóc bạc như là được nhuộm đen, có gần chục người còn mọc răng như trẻ thơ, và điều quan trọng là dáng dấp, sự vận động của những “bà còng”, những ông lão tiều tụy đã như là đi ngược thời gian về lại cái thời xuân sắc!

Những người ở nhà dưỡng lão Thanh Bình không chỉ “cải lão hoàn đồng” ở diện mạo, hình dáng bên ngoài mà cả bộ não già nua cũng được trẻ lại một cách kỳ lạ. Thông thường, “khu vực trí nhớ” của bộ não chỉ giúp người ta nhớ lại được những gì đã xảy ra khi đã năm, sáu, bảy tuổi, tức là giai đoạn đứa trẻ đang học mẫu giáo, lớp một. Mà cũng chỉ nhớ lại được một vài sự kiện thật “ấn tượng” mà thôi. Từ đó về sau, “khu vực trí nhớ” giúp người ta nhớ lại những gì đã xảy ra nhiều hơn tuổi nhi đồng, nhưng “bộ phận sàng lọc” của bộ não ở từng người lại rất khác nhau, người thì “lưu giữ” vào “bộ nhớ” gần như toàn bộ những sự việc, sự kiện mà người đó đã chứng kiến, người thì chỉ nhớ “loáng thoáng” vài chuyện lẻ tẻ. Khi ở vào tuổi “lão hóa”, sự làm việc của “bộ nhớ” nói chung là suy giảm nhiều, tức người già có thể quên hết quá khứ mà sống trong trạng thái “bản năng sinh tồn” của một sinh vật, chẳng hạn như đói ăn, khát uống và ỉa đái linh tinh bất kể ở đâu, lúc nào! Chính vì thế mà người ta gọi là thời kỳ “trở lại tuổi ấu thơ” của người già. Có nhiều người con, vì quá bận bịu với đủ loại công việc của cuộc sống chóng mặt thời hiện đại nên không có thời gian “xi đái, xi ỉa” bố mẹ già mà bắt ông bà già ngồi bô hàng ngày như ở nhà trẻ! Tuy nhiên, ở một số người già, “bộ nhớ” làm việc rất tốt, tức trí nhớ không những mất đi mà phục hồi gần như nguyên trạng tất cả những gì đã xảy ra của cuộc đời người ta. Điều này đã khiến cho chức năng “khám phá”, “sáng tạo” của bộ não có sự hoạt động đặc biệt, tức ở những người già này, họ có thể nảy sinh những “ý tưởng” độc đáo mà người bình thường không thể nghĩ ra. Chính vì thế mà với những người già này, người ta thường nói là “gừng càng già càng cay” - những sản phẩm mà họ làm ra có thể là những kiệt tác: đó là trường hợp những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học… mà ngoài 60 tuổi mới phát lộ tài năng sáng tạo! Cá biệt có trường hợp như Lã Vọng - ông già câu cá sông Vị, tới 80 tuổi mới ra làm Tể tướng, giúp Cơ Xương lập nên nhà Chu! (*)

Điều đáng chú ý ở nhà dưỡng lão Thanh Bình là hiện tượng “cải lão hoàn đồng” rất nhiều và có không ít người có “bộ nhớ” làm việc rất tốt, đã phục hồi gần như nguyên trạng những sự việc, sự kiện đã xảy ra trong suốt cuộc đời đã trôi qua hơn sáu, bảy mươi năm của họ. Có cả những sự kiện, sự việc xảy ra “lúc đương thời” họ đã “cho qua” (vì dễ tính, cả nể hoặc thuộc những chuyện tế nhị, khó nói) nhưng giờ nó được “phục hiện” và được soi chiếu bằng “ánh sáng mới có tính phân tích cao của khoa học hiện đại” thì vấn đề không thể đơn giản “cho qua” như thế! Vậy điều gì sẽ xảy ra khi có những phát hiện bất ngờ, thậm chí “động trời” này ở những người già đã “gần đất xa trời”, đã được xếp vào “nhà kho” hoặc “Viện Bảo tàng”?

*

Vào ngày bốn thành viên đầu tiên của nhà dưỡng lão Thanh Bình vừa tròn bảy mươi tuổi, hai nhà doanh nghiệp Lê Văn Thanh và Võ Hòa Bình quyết định tổ chức lễ mừng sinh nhật của cha và mẹ thật long trọng, thật đặc biệt vì hai nhà doanh nghiệp con này đã phát hiện ra tại sao bố và mẹ của cả hai người đều sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm và điều này mới thực sự độc đáo: hai người bố vốn là anh em sinh đôi và hai người mẹ cũng là chị em sinh đôi! Tức ông Lê Văn Thanh và bà Võ Hòa Bình là anh em con chú con bác và người bố ông Thanh (ký hiệu là A) là anh của người bố bà Bình, tức người bố bà Bình là em (ký hiệu là E), ban đầu, khi hai anh em sinh đôi yêu hai chị em sinh đôi thì người anh yêu người chị, người em yêu người em gái, nhưng khi cưới thì lại là người anh cưới người em gái và người em trai lại cưới người chị gái. Vì thế, không thể xác định được con của người anh (A) với người em gái của cặp sinh đôi nữ là con của anh ta hay là con của người em (E) bởi người em (E) này đã yêu cô em gái của cặp sinh đôi nữ đó rất nồng cháy, không có chuyện gì là không xảy ra! Cũng tương tự như vậy, với bà Bình, tức con của người em (E) cặp sinh đôi nam với người chị của cặp sinh đôi nữ cũng không thể xác định rõ ràng!


Đúng ngày lễ sinh nhật bảy mươi tuổi của bốn người thành viên đầu tiên của nhà dưỡng lão Thanh Bình, mọi chuyện mới được tiết lộ. Vì sao bí mật lại tồn tại lâu như vậy? Trong khi người ta còn đang tìm câu trả lời thì một “bí mật động trời” nữa lại được tiết lộ: hai chị em sinh đôi, tức hai người mẹ của ông và bà chủ trang trại Thanh Bình tức cũng là nhà dưỡng lão Thanh Bình, trước khi làm vợ hai anh em sinh đôi đã bị thất tiết do phải “bán mình chuộc cha” gần một tháng trời. Câu chuyện bi thảm này có thể nói vắn tắt như sau: người cha của hai chị em sinh đôi bị kẻ xấu hãm hại rồi bị quan Huyện bắt giam vào ngục thất. Hai chị em sinh đôi liền đến cầu xin quan huyện minh oan cho cha. Quan huyện thấy hai chị em có nhan sắc tuyệt vời thì đồng ý thả người cha với điều kiện hai cô con gái phải về làm tỳ thiếp cho quan huyện. Nhưng được gần một tháng thì bà vợ quan huyện biết chuyện, thương tình hai cô gái hiếu thảo, không đánh đập hành hạ gì mà chỉ đuổi hai chị em đi! Vì thế, người ta nghĩ rằng hai đứa con mà hai chị em sinh đôi đẻ ra cũng có thể là “giọt máu” của ông quan huyện kia chứ không chỉ là của hai anh em sinh đôi đang là chồng! Như thế, sự việc đã trở nên phức tạp: một đứa bé có ba khả năng để xác định ai là cha ruột! Song, sự phức tạp chưa dừng ở đó khi một bí mật mới lại được hé mở: trong thời gian hai chị em sinh đôi làm thiếp của quan huyện thì có quan tuần án ở trên tỉnh thường xuyên về chơi bài bạc với quan huyện và được quan huyện “hối lộ” bằng hai người đẹp sinh đôi! Rút cục, câu chuyện về hai đứa con mà hai chị em sinh đôi sinh ra là con của ai (quan tuần án, quan huyện, hai anh em sinh đôi) đã lại trở về với những bức màn bí mật ban đầu vì những “người trong cuộc” không muốn “tra cứu” nữa bởi họ sợ cái gì mới phát hiện lại tăng thêm độ “phức tạp” của câu chuyện! Cả ông Lê Văn Thanh và bà Võ Hòa Bình đều muốn “đóng lại” bức màn bí mật bởi muốn nói gì thì cái “mô hình” hiện tại là rất đẹp, không nên làm cho nó bị tổn hại!

*
Với trường hợp của ông Trần Văn Đa và bà Tăng Thị Đoan thì lại khác: những “người trong cuộc” muốn khai thác tới đáy câu chuyện tình đẫm lệ, “nhiều trái oan” của bốn mươi năm trước! Nhìn bà Đoan với mái tóc bạc phơ, khuôn mặt giăng kín nếp nhăn, lưng còng như “chữ C” thì không ai có thể tưởng tượng rằng bốn mươi năm trước, đó là một hoa khôi của trường Sư phạm và có cả một tá các anh chàng “đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu” bám đuôi dai như đỉa. Bi kịch xảy ra khi cô nàng hoa khôi đó không chọn những đám “môn đăng hộ đối” do cha mẹ sắp xếp mà lại yêu đến mê muội một anh giáo nghèo trường Làng! Anh giáo nghèo trường Làng đó chính là ông Trần Văn Đa, cũng gần tới tuổi “Thất thập cổ lai hi”, là thành viên thứ năm của nhà dưỡng lão Thanh Bình, còn bà Tăng Thị Đoan là thành viên thứ sáu của nhà dưỡng lão.

Kể lại mối tình cách nay đã gần nửa thế kỷ của ông Đa và bà Đoan thì phải là một cuốn tiểu thuyết năm trăm trang in. Vì thế, chỉ có thể nói vắn tắt như sau: không thuyết phục được cô con gái cứng đầu, cha mẹ cô gái tên Đoan đã “can thiệp” để người ta điều anh giáo Làng tên Đa lên tận nơi biên ải thâm sơn cùng cốc, đồng thời bắt cô con gái phải làm đám cưới với một cậu ấm con quan đốc học của tỉnh. Khi biết người tình của mình bị đày đến miền biên ải, cô gái si tình đã trốn nhà đi tìm tình nhân, nhưng cô gái ngây thơ non trẻ làm sao tìm thấy tình lang nơi rừng núi bạt ngàn? Thế là cô lưu lạc giang hồ cho đến khi tới nhà dưỡng lão Thanh Bình mới gặp lại người tình tên Đa. Có một chi tiết bất ngờ là ngày ông Đa tới nhà dưỡng lão Thanh Bình cũng là ngày bà Đoan tới nơi, cho nên có thể nói hai người đều là thành viên thứ năm của nhà dưỡng lão Thanh Bình, tất nhiên lúc đó họ không thể nhận ra nhau sau gần nửa thế kỷ ly biệt. Họ chỉ nhận ra nhau sau nửa năm ở nhà dưỡng lão Thanh Bình, tức vào thời kỳ mà ở nhà dưỡng lão này có rất nhiều người đã “cải lão hoàn đồng”. Song, nếu không có cái “vật chứng” là bài thơ Tình già của Phan Khôi thì chưa chắc họ đã nhận ra nhau sớm đến thế. Số là khi mới yêu nhau, hai người đều rất thích Thơ Mới, đặc biệt là bài Thơ Mới đầu tiên Tình già. Anh chàng Đa lại có biệt tài ngâm thơ, riêng với bài Tình già, anh chàng có lối diễn-ngâm rất độc đáo, rất xúc động khiến cho cô gái trẻ cười đến chảy nước mắt:

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng;
Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”
- “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung?”


Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau;
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được! 
Ôn chuyên cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi

Và họ trao nhau cái hôn đầu sau một lần anh chàng diễn-ngâm bài thơ này. Khi tới nhà dưỡng lão Thanh Bình, mỗi khi nhớ tới mối tình đầu sớm ly biệt, ông già Đa lại diễn-ngâm bài thơ Tình già. Ban đầu, nhìn ông Đa diễn-ngâm bài thơ Tình già, bà Đoan chỉ cười vì cái vẻ điên điên khùng khùng của ông già, chứ bà không còn nhớ một chút nào những kỷ niệm về bài thơ Tình già cũng như mối tình đầu của bà với anh giáo Làng tên Đa ngày nào. Không hiểu sao “Bộ nhớ” của bộ não bà Đoan đã không tìm thấy những dấu vết gì của mối tình đầu? Song, sau nửa năm ở nhà dưỡng lão Thanh Bình, “Bộ nhớ” của bộ não bà Đoan đã phục hiện gần như toàn bộ những chi tiết của mối tình đầu bi thảm đó, khiến cho ông Đa và bà Đoan sau đó suốt ngày cứ cặp kè bên nhau như vợ chồng Sam! Tất nhiên, nhà dưỡng lão Thanh Bình đã tổ chức một đám cưới thật đặc biệt, thật lớn để đôi tình nhân của thế kỷ trước được danh chính ngôn thuận bái đường thành thân và tất nhiên, có cả đêm động phòng huyền ảo!

*
Thành viên thứ bảy và tám của nhà dưỡng lão Thanh Bình là hai mẹ con, người mẹ tên Lan, đã hơn bảy mươi, còn người con tên Lam, chỉ kém mẹ có 15 tuổi, song vẻ già nua, tiều tụy của hai người thì không khác nhau bao nhiêu, thoạt nhìn người ta tưởng là hai chị em. Vì sao hai mẹ con bà Lan lại đến nông nỗi này? Câu chuyện cũng thật dài và cũng chỉ có thể tóm tắt lại như sau: Bà Lan là một thôn nữ xinh đẹp nên bị “vào đời sớm” bởi ông xã trưởng cưỡng bức. Bà vợ xã trưởng biết chuyện, định tổ chức đánh ghen cho bõ ghét thì ông xã trưởng được điều lên huyện làm huyện lệnh, bèn đem bà Lan đi theo. Lên huyện được hơn một năm, sau khi bà Lan sinh ra cô bé Lam thì bà Lan “lọt mắt xanh” quan tri phủ. Lập tức, ông huyện lệnh bị dính bẫy của quan Tri phủ, bị kết tội rồi bị đi đày. Hai mẹ con bà Lan được quan tri phủ “bao bọc” khoảng một năm thì bà vợ quan tri phủ biết chuyện, đuổi hai mẹ con ra đường, may mà được một nhà buôn gạo thu nhận cho làm nô tỳ, vì thế mà không chết đói ngoài đường. Song, ông chủ buôn gạo cũng như ông xã trưởng và quan tri phủ, đều bị vẻ quyến rũ của bà Lan hút hồn, không thể cưỡng lại được. Song, với ông chủ buôn gạo thì sau hai năm bà vợ mới phát hiện ra “chuyện tình” của chồng mình với bà Lan, nhưng bù vào sự chậm trễ đó, bà vợ ông chủ buôn gạo còn phát hiện ra “mối tình tay ba” giữa bà Lan và hai bố con ông chủ buôn gạo! Sau đó, cậu con trai ông chủ buôn gạo, cũng có tên là Gạo, đã đưa hai mẹ con bà Lan đi trốn, cùng sống với nhau ở tận một đảo hoang nơi xa khơi! … Khi hai mẹ con bà Lan đến trại dưỡng lão Thanh Bình thì cả hai người đã ở vào trạng thái quên nhiều hơn nhớ!

Khi nhà dưỡng lão Thanh Bình tổ chức đám cưới cho đôi tình nhân Đa và Đoan, có mời một số quan chức của tỉnh tới dự để mở rộng quan hệ, quảng bá thành quả của Trang trại Thanh Bình…Khi vừa nhìn thấy một vị khách trong hàng quan chức cao cấp của tỉnh, cả hai mẹ con bà Lan cùng reo lên “Ông Gạo!” và nhào tới chỗ các vị quan chức kia. Nhưng, nhóm vệ sĩ đã cản lại và kéo hai mẹ con bà Lan ra ngoài. Vợ chồng chủ trang trại Thanh Bình thấy vậy vội tới hỏi mẹ con bà Lan thì bà Lan nói: “Ông kia có phải tên là Gạo không? Nếu đúng tên là Gạo thì đó là con trai của ông chủ buôn gạo, đã dẫn mẹ con tôi trốn ra đảo, sống với nhau được một năm thì bỏ mẹ con tôi không biết đi đâu?”. Ông chủ Thanh Bình nói sẽ hỏi lại rồi nói hai mẹ con không được chạy lung tung tới chỗ các quan chức. Sau đó, ông chủ Thanh Bình có hỏi một người quen cùng đi trong đoàn khách của tỉnh thì người kia nói: “Đúng là ngày xưa, lúc còn trẻ ông ấy tên là Gạo, còn bây giờ là Sếp lớn hàng đầu tỉnh. Sếp không thích nhắc lại những chuyện lôi thôi ngày xưa đâu!”.
Nghe người kia nói vậy, ông chủ Thanh Bình không biết tính sao, bèn hỏi “quân sư vợ” thì bà chủ nói ngay: “Thì bảo hai mẹ con bà Lan quên hẳn đi!”. Nghe “quân sư vợ” nói vậy, ông chủ Thanh Bình liền nói với một người trợ thủ chuyện về dược phẩm: “Cho mẹ con bà Lan mỗi ngày một liều thuốc lú!”. Người trợ thủ tuy nhận lệnh ấy nhưng đã thực hiện ngược lại bởi ông ta muốn được chứng kiến cảnh cái ông quan chức hàng đầu của tỉnh kia sẽ như thế nào khi đối mặt với mẹ con bà Lan?


Sài Gòn, 31-5-2011
Đỗ Ngọc Thạch
----
Chú thích:
(*) Tề Thái Công, tên thật là Khương Thượng, tự là Tử Nha, nên thường được gọi là Khương Tử Nha, là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Theo Sử ký, tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy Lã làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng, Lã Vọng.
Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn, gặp Khương Thượng đang câu cá phía bắc sông Vị. Cơ Xương nói chuyện với ông rất hài lòng, ngưỡng mộ tài năng của ông. Cơ Xương nhớ lời tổ tiên là Thái Công dặn rằng sẽ có vị thánh đến nước Chu, giúp Chu hưng thịnh, ứng với quẻ bói trước khi đi săn. Do đó Cơ Xương quả quyết Khương Thượng chính là người Thái Công mong đợi trước đây và tôn ông làm Thái Công Vọng (nghĩa là người mà [Chu] Thái Công mong đợi), đón lên xe về cung và tôn ông làm thầy.

(hết)
 Đỗ Ngọc Thạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét