Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích:


Bạt ngàn sắc hoa vùng biên viễn

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (phongdiep.net) 
- Trích: Cô gái và 7 anh Lính; Làng tôi xanh bóng tre


  1.  GÁI  BẢY ANH LÍNH .  GÁI  BẢY ANH LÍNH . Truyện ngắn của Đỗ NgọcThạch . Tính ... thuộc về PHONGDIEP.NET ...
    phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=9066 - Bộ nhớ cache
  2. ĐỖ NGỌC THẠCH .  GÁI SƠN TÂY  ANH LÍNH BINH NHÌ . ... Truyện ngắn này không phải nói về cuộc chiến đấu ác liệt ngày đó, ...
    newvietart.com/index3.1595.html - Bộ nhớ cache
  3.  gái Sơn Tây  anh lính ... - Đỗ Ngọc ... cùng với một  gái khoảng mười sáu, mười bảy ... Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch.
    blog.tamtay.vn/entry/view/709616 - Bộ nhớ cache
    Thêm kết quả từ blog.tamtay.vn »
  4. ... 56 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: ...  GÁI  BẢY ANHLÍNHĐỗ Ngọc ... Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch.
    blog.yume.vn/xem-blog/56-truyen-ngan-tren-phongdiep-net... - Bộ nhớ cache
    Thêm kết quả từ blog.yume.vn »
  5. ... 55 truyện ngắn trên phongdiep. net 1-ĐỖ NGỌC THẠCH: ... Thạch. 33. GÁI BẢY ANH LÍNH ... Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch .
    blog.yume.vn/xem-blog/57-truyen-ngan-tren-phongdiep-net... - Bộ nhớ cache
  6. ... Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch 5 ...  GÁI SƠN TÂY  ANH LÍNH ... với một gái khoảng mười sáu, mười bảy ...
    yume.vn/dovocamvo/article/5-truyen-ngan-ve-lang-que-d-n-t.35D5507C... - Bộ nhớ cache
  7. TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH . ...  em gái nhìn tôi bằng ánh mắt lung linh, ... Khi chỉ còn lại tôi   gái tên Mận, ...
    nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/truyen-ngan/do-ngoc-thach-ky... - Bộ nhớ cache
  8.  gái Sơn Tây  anh lính Binh Nhì ... Đỗ Ngọc ThạchTruyện ngắn của ĐỖ NGỌCTHẠCH . ... Đỗ Ngọc ThạchPhongdiep.net.
    blog.tamtay.vn/entry/view/711569 - Bộ nhớ cache


    CÔ GÁI VÀ BẢY ANH LÍNH- Đỗ Ngọc Thạch



    CÔ  GÁI  VÀ  BẢY  ANH  LÍNH   

    Truyện ngắn của  Đỗ Ngọc Thạch 

    Tính năng của máy Ra-đa là có thể phát hiện mục tiêu máy bay địch từ xa, ở khoảng cách tới bốn, năm trăm ki-lô-mét. Càng ngày, khoảng cách này càng được nối dài. Vì thế Ra-đa được gọi là “Mắt Thần”, giống như vị Thần có con mắt nhìn xa ngàn dặm trên Thiên Đình gọi là “Thiên Lý Nhãn”. Tuy nhiên, Ra-đa cũng có “Gót chân A-sin”, tức là trong vòng bán kính khoảng mười ki-lô-mét tính từ chỗ đặt máy, mục tiêu lẫn vào “sóng cố định” dày đặc nên không thể nhận ra được. Lợi dụng “Gót chân A-sin” đó của máy Ra-đa, máy bay địch cố gắng bay rất thấp, khi qua những vùng địa hình có núi cao thì luồn lách qua những khe núi (muốn bay như thế, phi công phải là những cao thủ), khi máy bay địch bay như thế, sóng phản xạ có hiện về nhưng lẫn vào đám sóng cố định nên không thể nhận ra!... 


    Để khắc phục “Gót chân A-sin” của Ra-đa Mắt Thần, những Đài quan sát bằng mắt thường đã được thành lập và bố trí xen kẽ với những Đài Ra-đa Mắt Thần, kịp thời bổ khuyết đường bay của máy bay địch để Sở Chỉ Huy của Lực lượng Phòng Không – Không quân theo dõi mục tiêu được liên tục và có đối sách kịp thời. Những Đài quan sát bằng mắt thường của chúng ta đã góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của bộ đội Phòng Không – Không quân trong cuộc chiến Chống chiến tranh phá hoại bằng Không quân của Không lực Hoa Kỳ trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng!... 
    * 
    Đài Quan sát bằng mắt thường (từ đây gọi tắt là Đài quan sát – ĐQS) được biên chế thành một Tiểu đội, trực thuộc Sở Chỉ huy . ĐQS của Tiểu đội Trưởng Lê Nhãn có biệt danh là Thiên Lý, đóng “Đại bản doanh” trên một ngọn núi, chỉ cao chưa tới một ngàn mét nhưng có cái tên rất hay là Chim Ưng, vì thế, trong liên lạc thì dùng biệt danh Thiên Lý, còn trong ngôn ngữ đời thường thì gọi là Chim Ưng. Tiểu đội Trưởng Nhãn rất thích loài Chim Ưng nên anh đã nuôi được một tổ Chim Ưng trên núi.

    Tiểu đội của ĐQS gồm có bảy người, ba người thay nhau trực 24/24 trên Đài Quan sát, hai người lo nhiệm vụ thông tin, liên lạc thông suốt và hai người lo nuôi quân “ăn no đánh thắng”!

    Lực lượng “Hỏa đầu quân” trong quân đội chúng ta được gọi là Chiến sĩ nuôi quân, hay gọi tắt bằng cách gọi thân mật là Anh nuôi, để phân biệt với những Chiến sĩ nuôi quân gái là Chị Nuôi. Đi bộ đội, thường là chẳng ai thích làm Anh nuôi và lực lượng này thường được xếp vào bảng danh mục dưới cái tên chung là Hậu cần, để phân biệt với những đội quân xung kích chuyên lãnh ấn Tiên phong mỗi khi đánh trận!…
    Hai Anh nuôi của Tiểu đội ĐQS là nhân vật chính của Truyện ngắn này và không hiểu tại sao lại là anh em sinh đôi, được bố mẹ đặt tên cho trái ngược nhau là Thủy và Hỏa, nhưng họ lại chẳng hề xung khắc với nhau như Nước với Lửa – như tên gọi của họ -, mà ngay từ nhỏ, họ đã luôn gắn bó với nhau như hình với bóng! Một điểm đặc biệt nữa của hai Anh nuôi là họ đều “không cao”, chỉ đúng một mét rưỡi! Và đặc điểm “không cao” này không chỉ của hai anh em Thủy và Hỏa mà là của cả Tiểu đội ĐQS! Tuy chưa phải là người lùn “Mét Mốt” – chiều cao chuẩn phổ biến của người Lùn trên toàn thế giới, - nhưng khi nhìn cả bảy người của Tiểu đội ĐQS đứng cạnh nhau thì người ta nghĩ ngay đến câu chuyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”!  Nhưng người nói ý nghĩ ấy ra thành lời chính là Tham Mưu Trưởng Trung Đoàn khi đến thăm Đài quan sát của “Bảy Chú Lùn”. Lúc ấy Tham Mưu Trưởng nói: “Phải chi có Nàng Bạch Tuyết đến đây thì chúng ta có được câu chuyện Cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” thời hiện đại!”.

    Nghe Tham Mưu trưởng nói vậy, Anh nuôi Thủy ngập ngừng, nói: “Báo cáo Thủ trưởng, nếu chúng em tìm được Nàng Bạch Tuyết thì Thủ trưởng có cho ở trên núi này với chúng em không?”. Tham Mưu Trưởng cười lớn: “Nếu có cô gái nào tình nguyện làm Nàng Bạch Tuyết thì tôi sẽ ký quyết định cả hai tay, biên chế cô ta vào thành viên chính thức với nhiệm vụ Y tá!”. Tức thì Anh nuôi Hỏa nói nhanh: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy, Thủ trưởng nhớ nhé!” Tham Mưu trưởng lại cười lớn, nhưng nhìn kỹ vào hai con mắt thâm quầng của ông, người ta thấy ươn ướt!...  “Ở nơi núi cao rừng sâu này thì làm sao có cô gái nào dám mạo hiểm leo núi? Nếu là truyện Liêu Trai thì sẽ là Hồ Ly tinh mà thôi!...” – Tham Mưu Trưởng thoáng nghĩ và cảm thấy ớn lạnh nơi sống lưng!... 
    * 
    Vì sao Anh nuôi Hỏa lại nói với Tham Mưu Trưởng như vậy? Bởi vì ngay từ khi mới lên núi làm nhiệm vụ, lúc đi dạo quanh đoạn đường dưới chân núi, Cả Thủy và Hỏa đã gặp cô Sơn Nữ đang đi hái lá thuốc và sau khi làm quen, cô nói sẽ có ngày lên núi thăm Tiểu đội ĐQS. Thủy và Hỏa tưởng là cô Sơn Nữ nói vui miệng nên không nhớ đến câu nói đó, tức không hề có sự chuẩn bị đón khách! Vì thế, chỉ ba ngày sau, hai Anh nuôi đang đi cõng nước (từ lưng chừng núi lên đỉnh núi, gần năm trăm mét) thì bất ngờ gặp cô Sơn Nữ ở đúng nơi có mạch nước! 

    Nhìn bộ dạng lúng túng của hai anh chàng Cửu Vạn (khi đi cõng nước, nước đựng trong cái can bằng sắt, vốn để đựng xăng, loại 20 lít, rất nặng và phải leo lên từng bậc đá …nên “trang phục” phải gọn gàng như Đô Vật, tức chỉ mặc cái quần đùi), cô Sơn Nữ cười rúc rích một hồi rồi nói: “Hai anh sao không mời em lên núi chơi mà cứ gãi đầu gãi tai hoài như thế?” Thủy nói: “Tại…chúng tôi mắc cỡ quá!...Bây giờ cô đứng đây chờ tôi vác cái can nước này lên núi rồi quay lại đón cô nhé!” Hỏa nói thêm: “Đúng đấy! Để chúng tôi về báo cho mọi người chuẩn bị để đón tiếp cô thật đàng hoàng!”. Cô Sơn Nữ không cười nữa mà nói: “Các anh chỉ vẽ chuyện. Ngọn núi này em vẫn thường lên hái cây thuốc, từ ngày các anh tới thì em chưa lên mà thôi! Hôm nay em muốn lên giới thiệu với các anh vườn thuốc của em ở trên đỉnh núi! Tức như là em về nhà mình, bây giờ là nhà của chúng ta!” Nói rồi cô Sơn Nữ leo lên những bậc đá nhanh thoăn thoắt, khiến cho hai anh nuôi tròn mắt ngạc nhiên! 

    Cuộc đón tiếp cô Sơn Nữ trên đỉnh núi Chim Ưng được coi như là một sự kiện trọng đại của Đài Quan Sát. Cô Sơn Nữ còn hứa là sẽ rủ rê thêm các cô bạn nữa thường xuyên lên núi chơi, nhân tiện vận chuyển giúp Đài Quan Sát một số lương thực, thực phẩm…từ chân núi lên đỉnh núi.
    *
    Từ khi có cô Sơn Nữ lên đỉnh núi thăm Đài Quan Sát, hai anh em Thủy và Hỏa bàn với nhau: Cứ tưởng bảy người lính chúng ta như là bị giam lỏng ở đây, sẽ chết già trong cô đơn hoang vu! Ai ngờ có cô Sơn Nữ xinh đẹp như Tiên Nữ giáng trần tới thăm, và sẽ còn cùng với các Nàng Tiên khác tới nữa. Như vậy, chúng ta phải làm cho nơi rừng núi hoang vu này biến thành chốn Bồng lai Tiên cảnh, thì mới gọi là đáp lại thiện cảm của các Nàng Tiên! Thế là ngày ngày, hai anh em Anh nuôi Thủy và Hỏa đi lấy các loại cây giống của các loại cây Đào Hoa, Đào Quả, Mận, Mơ, Mai, và rất nhiều loại hoa đem trồng trên đỉnh núi. Trên đỉnh núi trồng kín rồi thì lan dần xuống các triền núi!... 

    Công việc trồng cây, trồng hoa của hai anh em Anh nuôi Thủy và Hỏa nó cũng âm thầm, bền bỉ như công việc quan sát bầu trời, phát hiện mục tiêu máy bay của Đài Quan Sát. Ở Sở Chỉ huy, các sĩ quan Tham mưu và đặc biệt là Tham mưu trưởng vẫn ngày ngày đều đặn nhận được những số liệu về đường bay của máy bay địch ở khu vực hoạt động của Đài Quan Sát Thiên Lý. Cũng như vậy, trên đỉnh núi Chim Ưng, những mầm sống của cây Đào, cây Mai, cây Mận…vẫn ngày ngày phát triển. Và đến lúc cả đỉnh núi Chim Ưng đã trở thành một rừng Đào, rừng Mận thì ai cũng chưa dám tin ngay đó là sự thật… 
    *
    Sáu năm sau, Đài Quan Sát  được lệnh giải thể. Tính từ lúc nó được thành lập năm 1967 đến lúc có lệnh giải thể là năm 1973, chỉ có duy nhất một lần Tham Mưu trưởng và hai sĩ quan Tham mưu tới thăm sau khi nó được thành lập một tháng. Không phải người ta quên nó vì nó ở nơi heo hút xa xôi mà vì còn rất nhiều công việc khác cấp bách hơn! … Chính vì thế, như là để chuộc lại sự “bỏ rơi” suốt sáu năm qua, đích thân Tham Mưu trưởng – tác giả sáng lập ĐQS –, Lúc này đã là Trung Đoàn Trưởng, đã cầm Quyết định giải thể đến gặp những người lính ở Đài Quan Sát Thiên Lý. Ông đã nghe các chiến sĩ nói qua máy bộ đàm về vườn Đào trên đỉnh núi Chim Ưng, nhưng khi được tận mắt chứng kiến, ông vẫn hết sức kinh ngạc: Đúng là chốn Bồng Lai Tiên cảnh! Và điều ngạc nhiên thứ hai là cả Bảy chiến sĩ của Đài Quan Sát dường như là không hề bị già đi theo thời gian, ngược lại họ còn khỏe mạnh hơn lúc mới lên núi!... Khi nói về nguyện vọng sau khi giải thể, Tiểu Đội trưởng Lê Nhãn nói: “Nếu quân đội cần chúng tôi đi đâu, chúng tôi xin sẵn sàng! Nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, chúng tôi xin được phục viên về đây làm nghề trồng Đào Tiên, vì đang có bảy người vợ và mười bốn đứa con đang chờ đợi!” Nói rồi Tiểu đội trưởng Lê Nhãn dẫn Tham Mưu trưởng xuống Làng Chim Ưng ở sườn núi, nơi gần với mạch suối nước: Có bảy ngôi nhà ẩn hiện trong những cây Đào Quả lúc lỉu và những cây Đào Hoa rực rỡ!... 

    Việc Tham Mưu Trưởng  tức Trung Đoàn Trưởng ra quyết định cho cả Bảy chiến sĩ của Đài Quan Sát Thiên Lý được phục viên ngay sau quyết định giải thể chỉ mãi sau ngày 30-4-1975 người ta mới tán đồng, tức là khi ông bị đột tử trong một vụ tai nạn giao thông. Còn khi mới ra quyết định cho cả Bảy chiến sĩ của Đài quan sát phục viên, ai cũng phản đối! Chỉ khi người ta chết đi thì mọi việc làm trước đó mới được nhìn nhận chính xác chăng? 

    Bây giờ, đến đỉnh núi Chim Ưng (đã được đổi tên thành Vườn Đào Bảy Chú Lùn), ta sẽ thấy ngôi mộ của Tham Mưu Trưởng và Bức Tượng “Tham Mưu Trưởng và Bảy Chú Lùn” rất đẹp! 
    Sài Gòn, 24,25-2009
    Đỗ Ngọc Thạch 



    Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

    Nguồn: phongdiep.net


    profile picture

    Đỗ Ngọc Thạch (SG, 2010)

    2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

    9.TƯỢNG NHÀ MỒ      10.CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO
     56. ĐÁM MÂY HÌNH TRÁI TIM - Đỗ Ngọc Thạch;  57. TÌNH YÊU BÃO TÁP - Đỗ Ngọc Thạch


    LÀNG TÔI XANH BÓNG TRE - Đỗ Ngọc Thạch

    LÀNG TÔI XANH BÓNG TRE

    Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

    Làng Yên Khê là một vùng bán sơn địa, tuy nhỏ nhưng phong cảnh thật ngoạn mục: có núi Voi phục cao gần một ngàn mét, in hình trên nền trời xanh, nhìn xa xa như một con voi đang phủ phục. Từ núi voi, một dòng suối nhỏ chảy lượn lờ như một dải lụa mềm qua một khu đồi thấp chỉ có cây sim, cây mua lúp súp. Dòng suối nhỏ lúc nào cũng yên bình và trong xanh nên người ta đặt tên cho nó là Yên Khê. Suối Yên Khê uốn lượn được khoảng ba cây số thì chảy vào một cái đầm lớn gọi là đầm Vạc, bởi ở đây chỉ có con cò con vạc. Bên kia đầm Vạc là xã Thanh Thủy…

    Khởi thủy, làng Yên Khê là khu đồi hoang sơ, chỉ là nơi dừng chân nghỉ ngơi tắm rửa của những người tiều phu từ Thanh Thủy tới núi Voi kiếm củi. Con suối Yên Khê không ngờ có một bãi tắm rất đẹp: lòng suối mở rộng, nước sâu tới ngực và trong vắt, nhìn tới đáy thấy những viên đá cuội trắng như ngọc trai. Người ta nói đó là bãi tắm Tiên, xưa kia các Nàng Tiên thường tới đây tắm và nô đùa cả buổi. Thời nay, chưa ai nhìn thấy các Nàng Tiên tắm nhưng cái tên bãi tắm Tiên thì vẫn còn. Có một số cô gái ở Thanh Thủy tin là nếu tắm ở bãi tắm Tiên thì sẽ được đẹp như Tiên nên thi thoảng cũng rủ nhau đi núi Voi kiếm củi để rồi tới bãi tắm Tiên. Quả nhiên, sau mỗi lần tắm ở bãi tắm Tiên, các cô gái Thanh Thủy đều thấy mình đẹp hơn, da dẻ trắng ngần…

    Vào thời Minh Mạng (*) nhà Nguyễn, ở Thanh Thủy, nhà kia có hai chị em sinh đôi, chị tên Hiền, em tên Hậu, đều thuộc loại đẹp người, đẹp nết nhưng không hiểu sao cả hai chị em đều bị chứng bệnh ngớ ngẩn, càng lớn bệnh càng nặng, nhất là khi hai chị em qua tuổi thập tam. Và sau vài lần đi tắm ở bãi tắm Tiên về, cái bụng của cả hai chị em cứ lớn dần. Bởi vì mắc chứng bệnh ngớ ngẩn nên cả hai chị em đều không thể nói ra được kẻ nào đã làm cho họ mang hoang thai. Các bô lão nói với bà Tình, mẹ của hai chị em: “Cứ theo lệ làng thì hai chị em đều sẽ bị làng phạt vạ, nhưng các bô lão thương tình người bị bệnh ngớ ngẩn nên không phạt vạ mà chỉ bị “đi đầy”: Làng sẽ làm cho hai chị em một căn nhà nhỏ dưới chân núi Voi để tới đó mà sinh nở!”. Ngày mãn nguyệt khai hoa, chỉ có bà Tình, người mẹ của hai chị em tới chăm sóc hai người mẹ trẻ rồi bà cũng ở lại với con và hai đứa cháu gái. Năm người giới tính nữ đó chính là năm người đầu tiên của làng Yên Khê… Một thời gian sau, người ta thấy có khá nhiều người đến chân núi Voi phục cư ngụ, mà những tốp người đầu tiên đến họ đều vốn là nghĩa quân của Phan Bá Vành trôi dạt tới. Chính những người này đã bao bọc, che chở cho năm người giới tính nữ đầu tiên của làng Yên Khê. Khi chính quyền mới được thiết lập, tức năm 1945, thì hai người con của hai bà Hiền và Hậu đã trăm tuổi, để lại ba thế hệ con cháu nữa mà bà Thanh Yên, sinh năm 1946, là thế hệ thứ năm…
    *
    Làng Yên Khê bây giờ trở nên sầm uất vì nó đã trở thành khu du lịch sinh thái liên hoàn với Đầm Vạc: du khách sau khi chơi thuyền trên Đầm Vạc sẽ được du ngoạn ngắm cảnh suối Yên Khê đẹp như Bồng Lai Tiên cảnh rồi được chơi trò “Tắm Tiên” ở bãi tắm Tiên. Tất nhiên có rất nhiều các “Nàng Tiên” chân dài cùng nô đùa trong dòng nước trong vắt nhìn thấy đáy. Dọc theo con suối Yên Khê và dưới chân núi Voi phục, người ta xây những nhà nghỉ kiểu biệt thự nhỏ, không lúc nào vắng khách…

    Cách chân núi Voi phục khoảng năm cây số về phía Nam, có một xóm nhỏ gọi là xóm Ngẩn Ngơ. Gọi là xóm Ngẩn Ngơ vì cư dân của xóm này toàn là những người bị bệnh ngớ ngẩn, vốn là con cháu của năm người giới tính nữ đầu tiên ở chân núi Voi phục. Tuy nhiên, không hiểu sao, con gái của cái xóm nhỏ này lại đều xinh đẹp như Tiên nữ giáng trần khiến ai mới thoạt nhìn cũng đều ngẩn ngơ hàng giờ. Có lẽ cái tên xóm Ngẩn Ngơ hình thành là do cái lý do này. Những người ở xóm Ngẩn Ngơ vốn cư ngụ ngay dưới chân núi Voi phục, nhưng khi qui hoạch khu du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê, người ta đã “giải tỏa - đền bù” và vận động tất cả di dời đến vị trí bây giờ, tức ở phía Nam, cách chân núi Voi phục năm cây số. Có một điều kỳ lạ là khi xóm Ngẩn Ngơ hình thành, bỗng xuất hiện một dòng suối nhỏ chảy từ núi Voi phục tới xóm Ngẩn Ngơ. Dòng suối này ngày càng lớn và không khác gì dòng suối Yên Khê, nơi ở cũ của những người xóm Ngẩn Ngơ. Vì thế người ta gọi dòng suối mới này là Nam Yên Khê. Và điều kỳ lạ nữa đang xảy ra từng ngày là dòng suối Yên Khê cũ có vẻ như đang nhỏ dần, có vẻ như nó đang muốn biến mất để nhập vào dòng suối Nam Yên Khê?
    Cho đến thế hệ bà Thanh Yên thì dường như bệnh ngớ ngẩn của con cháu bà Hiền, bà Hậu đã thuyên giảm rất nhiều. Bà Thanh Yên tuy không học hết bậc học phổ thông trung học vì vẫn mắc chứng bệnh “nhớ trước quên sau”, nhưng bà có những năng khiếu bẩm sinh tức cầm kỳ thi họa cái gì cũng giỏi. Hẳn là bà Thanh Yên được thừa hưởng những tài hoa ấy từ người ông nội, một nhà Nho tài tử trong đám nghĩa quân của Phan Bá Vành ngày xưa. Trong những nét tài hoa của bà Thanh Yên thì đặc biệt hơn cả là tài hội họa và thanh nhạc: khi bà cầm bút vẽ thì không khác gì danh họa nổi tiếng thời xưa. Chỉ qua lời kể của các bậc tiền nhân mà bà Thanh Yên đã vẽ được một bộ tranh từ năm người đầu tiên của làng Yên Khê cho đến những người đang sống. Không chỉ vẽ người, bà Thanh Yên còn vẽ được một bộ tranh về làng Yên Khê từ thuở khai sinh cho đến hôm nay. Nhìn vào bộ tranh của bà Thanh Yên, người ta đã viết lại được rất đầy đủ câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê”. Và người viết lại được câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê” chính là một chàng trai ở xã Thanh Thủy, bên kia Đầm Vạc, tên là Thanh Long, tức chồng bà Thanh Yên bây giờ.

    Về năng khiếu thanh nhạc, bà Thanh Yên có một giọng ca trời phú và chỉ nghe ca sĩ nào đó hát một lần, bà có thể hát lại không sai một nốt nhạc và điều bất ngờ là giọng hát của bà truyền cảm hơn rất nhiều, cứ như là nhạc sĩ sáng tác ra bài hát đó là chỉ để riêng cho bà hát mà thôi! Điều đặc biệt là bà rất hay hát và hát rất hay cả bốn bài hát cùng có tên là Làng tôi (**), đặc biệt là hai bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Chung Quân. Mỗi khi bà hát bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao, người ta như nghe thấy tiếng chuông nhà thờ đang ngân rung trên thinh không:
    Làng tôi xanh bóng tre
    Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung 
    Đời đang vui đồng quê yêu dấu 
    Bóng cau với con thuyền, một giòng sông. 
    Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn. 
    Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tan hoang. 

    Chiều khi quân Pháp qua
    Chiều vắng tiếng chuông ngân, phá tan nhà thờ xưa. 
    Làng tôi theo đoàn quân du kích, 
    Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa. 
    Bao căm hờn từ xa quê nhà, rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa. 
    Từ xa quê trông lớp cây già, làng quê còn thấy buồn đau. 

    Ngày diệt quân Pháp tan, 
    Là lúc tiếng chuông ngân, tiếng chuông nhà thờ rung. 
    Làng tôi theo đoàn quân chiến thắng, đánh tan lũ quân thù về làng xưa. 
    Dân tưng bừng chặt tre phá cầu, cùng lập chiến lũy đào hào sâu. 
    Giặc chưa tan chiến đấu không thôi, đồng quê chào đón ngày mai.
    (Làng tôi - Văn Cao)

    Còn khi bà Thanh Yên hát bài Làng tôi của Chung Quân, người ta như thấy mọi cảnh vật của làng mình hiện ra ngay trước mắt, sống động biết bao và cũng u buồn tới mức muốn khóc:
    Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
    Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
    Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
    Bóng tre ru bên mấy hàng cau
    Đồng quê mơ màng
    Nhưng than ôi có một chiều thu lá thu rơi
    Có một chiều thu lá thu rơi
    Ôm súng chiều quê tôi thầm mơ bóng ngày về
    Mơ trong bóng ngày về
    Quê tôi chìm chân trời mờ sương
    Quê tôi là bao nguồn yêu thương
    Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
    Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương
    (Làng tôi - Chung Quân)
    *
    Ông Thanh Long khi còn đang tuổi học trò cũng thường lên núi Voi kiếm củi và khi đi qua bãi tắm Tiên đã bị tiếng hát mê hồn của “Nàng Tiên cá” Thanh Yên quyến rũ. Rồi khi đến tuổi lấy vợ, ông Thanh Long nhất quyết đòi bố mẹ đến làng Yên Khê xin cưới Thanh Yên. Nhưng cả bố và mẹ ông Thanh Long đều không đồng ý cho ông cưới cô gái ngớ ngẩn… cho đến khi ông đem về cho song thân hai bức tranh chân dung của chính hai người do Thanh Yên vẽ chỉ qua lời kể của ông Thanh Long thì hai ông bà mới bái phục tài “cô gái ngớ ngẩn” và đồng ý cho Thanh Long cưới Thanh Yên! Sau khi cưới Thanh Yên, chàng Thanh Long tới làng Yên Khê ở rể và đã hoàn chỉnh câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê”. Tới khi những người qui hoạch khu du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê muốn đẩy tất cả những người ngớ ngẩn ở làng Yên Khê đi khỏi chân núi Voi tới năm cây số, tức xóm Ngẩn Ngơ bây giờ, chàng rể Thanh Long lúc này tuy đã là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng cũng không thể làm gì để cứu vãn tình thế bị di dời! Mặc dù đầy ấm ức, nhưng Thanh Long cũng đành ngậm đắng nuốt cay cùng vợ và những người ngớ ngẩn về nơi “tái định cư” ở xóm Ngẩn Ngơ!
    *
    Tuy đã phải về định cư ở xóm Ngẩn Ngơ, nhưng chàng rể Thanh Long vẫn ngày đêm âm thầm điều tra cái công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê và chàng đã thu thập được khá nhiều bằng chứng về hoạt động buôn bán bất hợp pháp, nhất là hoạt động đánh bạc và “kinh doanh thân xác phụ nữ”, thậm chí không chỉ phạm vi trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Một năm rồi hai năm trôi qua, Thanh Long đã hoàn chỉnh hồ sơ tố cáo Công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê và quyết định giao nộp cho một người cán bộ lãnh đạo đứng thứ hai của tỉnh, dưới một người trên vạn người, cũng là người đồng hương ở xã Thanh Thủy. Người này nhận hồ sơ và hẹn ba ngày sau sẽ gặp lại rồi cho câu trả lời. Thanh Long mừng thầm ra về và bàn với các bô lão về dự án xây dựng kinh tế trang trại tại Làng Yên Khê sau khi đuổi cổ được cái công ty du lịch sinh thái trá hình kia và cùng nhau “trở lại cố đô”!

    Nhưng, niềm hi vọng của Thanh Long chỉ tồn tại được đúng ba ngày. Tới ngày hẹn, người cán bộ lãnh đạo đứng thứ hai của tỉnh cho gọi Thanh Long vào phòng làm việc và nói liền một mạch, như là không muốn cho người nghe chen ngang: “Chúng tôi đã cho người đi thẩm tra hoạt động kinh doanh của công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê, họ làm ăn rất tốt, đóng thuế đầy đủ và nộp ngân sách cao nhất trong tỉnh, lại còn đứng đầu tỉnh về công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng và những người có công đang gặp khó khăn. Nếu như họ mà biết anh là tác giả của cái hồ sơ tố cáo này, họ sẽ kiện anh tội vu khống, lúc đó không ai có thể cứu anh được. Vì thế, coi như chưa hề có chuyện tố cáo này… Nhân đây, tỉnh muốn giao cho anh với tư cách một nhà khoa học, đọc duyệt bản thảo một cuốn sách về địa chí của tỉnh mà chủ yếu là về phần viết về vùng đất Thanh Thủy quê ta, trong đó Làng Yên Khê như là một điểm sáng văn hóa và tiềm năng làm kinh tế du lịch!”.

    Ông Thanh Long biết là chưa thể nói gì thêm về cái vụ làm ăn phi pháp của Công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê nên vội nhận lời đọc cái cuốn địa chí kia, vì nó sẽ liên quan nhiều đến cái nghề sưu tầm văn hóa dân gian của ông. Nhưng khi đọc đến phần nói về “Lịch sử ra đời và phát triển của Làng Yên Khê” thì ông kinh ngạc tột độ bởi trong đó không hề có một chữ nào nói về những người lập làng là năm người giới tính nữ mà lại dựng đứng lên rằng những người đầu tiên khai sinh ra Làng Yên Khê này là những người hát Ả đào, hay còn gọi là hát cô đầu và khẳng định rằng làng Yên Khê là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát Ca Trù, vì thế bây giờ cần phục hồi và phát huy truyền thống đó!

    *
    Tính từ sau khi bàn với các bô lão về dự án làm kinh tế trang trại rồi lên gặp lãnh đạo tỉnh trở về, người dân xóm Ngẩn Ngơ không hiểu vì sao chàng rể Thanh Long, tức nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Long bỗng trở nên có biểu hiện của căn bệnh ngơ ngẩn nặng nhất xóm Ngẩn Ngơ. Mấy bô lão đã được Thanh Long mời bàn bạc về chuyện kinh tế trang trại, mỗi lần nhìn thấy người vợ của Thanh Long là Thanh Yên thì đều xúm lại hỏi nhưng chỉ nhận được những lời ca tha thiết mà u buồn của bài hát Làng tôi:
    Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
    Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
    Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
    Bóng tre ru bên mấy hàng cau
    Đồng quê mơ màng…
    Sài Gòn, tháng 5-2011
    Đỗ Ngọc Thạch
    ----
    Chú thích:
    (*) Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791-1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn. Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu.
    Minh Mạng được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.
    (**) Hai bài Làng tôi khác là của Nhạc sĩ Hồ Bắc và Lê Việt.




    Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

    Đường Văn :: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét