Hoa ban trắng.
70 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên vanchuongviet.org - Trích: Con gái viên đại úy
www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...
Đỗ Ngọc Thạch ... Tổng số tác phẩm: 133. Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng (truyện ngắn). Đại gia và siêu mẫu chân dài (truyện ngắn). Đấu trường 100 ...
70 tuyện ngắn:
Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng (truyện ngắn)
Đại gia và siêu mẫu chân dài(truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Đầu năm xuất hành : về quê(truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)- 10
Băng nhân (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Bà chủ quán và Cô nhà báo tập sự (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)- 20
Báo hiếu (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Ca trực đêm giao thừa (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Có một hậu duệ của nhà Hậu Lê (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Cô gái mặc áo blu trắng(truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Cô Tấm và Quả thị (truyện ngắn)
Chương trình Operation baby lift (truyện ngắn)-30
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Chuyện người hỏng thi (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Chuyện tình của thị mầu(truyện ngắn)
Con gái viên Đại Úy (truyện ngắn)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)- 40
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Mẹ tôi ngày nào cũng hiện về(truyện ngắn)-50
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Người hành nghề đao phủ(truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (Phần 2) (truyện ngắn)
Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện (truyện ngắn)
Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Làng (truyện ngắn)- 60
Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) (truyện ngắn)
Những người muôn năm cũ(truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Võ trạng nguyên truyện (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)- 70
Truyện ngắn | ||
Con gái viên Đại Úy | ||
1.“Tên khai sinh của tôi là Cầm Tịnh . Họ Cầm là một họ lớn của người Thái Tây Bắc, bỏ chữ Cầm tôi cũng tiếc lắm, nhưng tôi vẫn thích được gọi là Thanh Tịnh hơn, bởi vì được mang tên nhà thơ là một vinh dự lớn không dễ gì có được !” – đó là câu tự giới thiệu khi có ai đó hỏi : “ Nhà thơ Thanh Tịnh là người xứ Huế sao ông lại nói giọng Bắc ?”
Trước hết phải xin lỗi nhà thơ Thanh Tịnh để xin được gọi nhân vật của truyện ngắn này là Thanh Tịnh vì anh ta không chịu gọi là Cầm Tịnh . Đi tới đâu , anh ta cũng thích được giới thiệu rằng “ Đây là nhà thơ Thanh Tịnh !”. Chắc rằng nhà thơ Thanh Tịnh cũng đồng ý vì anh ta thuộc hết những bài tấu của nhà thơ và có thể nói đó là một trong số không nhiều lắm những người truyền bá không mệt mỏi, không ngưng nghỉ cho thể tài này của nhà thơ !
Xin được nói sơ lược vài nét Lý lịch trích ngang của “nhà thơ Thanh Tịnh”. Là con của một gia đình người dân tộc (Thái) có công với cách mạng , Thanh Tịnh được vào học trường Thiếu sinh quân rồi tiếp theo là trường sĩ quan. Ra trường , với quân hàm Thiếu úy , lại có tài ăn nói (Thanh Tịnh không chỉ có tài thuộc hết thể độc tấu của nhà thơ xứ Huế Thanh Tịnh mà còn thuộc gần hết “Thơ Bút Tre” và những truyện cười dân gian, truyện “ Tiếu Lâm”…) nên Thanh Tịnh được quân lực xếp vào loại hạt giống của công tác tuyên truyền – văn nghệ. Từ trợ lý Trung đoàn , lên trợ lý Sư đoàn , rồi trợ lý Bộ Tư lệnh Binh Chủng, Quân Chủng… Không biết Thanh Tịnh sẽ lên cao tới đâu trên con đường “Binh nghiệp” nếu như đồ thị trường đời không bị trồi lên sụt xuống như là đồ thị hình Sin trong toán học : từ thiếu úy lên đại úy một mạch , rất nhanh, nhưng lên thiếu tá được một hồi lại tụt xuống đại úy , rồi lại lên thiếu tá, rồi lại tụt xuống đại úy, rồi lên thiếu tá lần thứ ba , lần này lên tiếp trung tá, nhưng được vài tháng lại xuống thiếu tá, rồi xuống nữa , tức đại úy ! Nói tóm lại Thanh Tịnh cứ lên , xuống trong khoảng từ đại úy đến trung tá như vậy không biết bao nhiêu lần trong suốt gần bốn chục năm của con đường “Binh nghiệp”. Tôi , người viết cái truyện này , gặp Thanh Tịnh khi anh ta đang là Trợ lý văn nghệ Trung đoàn, còn tôi là giáo viên văn hóa (dạy văn hóa hết trình độ phổ thông cho sĩ quan cấp úy).
Tôi là giáo viên văn hóa nên ngoài những đợt có lớp học, tôi không có việc gì phải làm thường xuyên,thường theo Thanh Tịnh cho vui và cố nhiên là cần “điếu đóm” là có tôi ngay. Tuy hơn tôi hai tuổi và quân hàm thì hơn hẳn mấy cấp nhưng Thanh Tịnh mày tao chí tớ rất bình đẳng và có chuyện gì “bí mật” cũng kể hết cho tôi, có “phi vụ” gì cũng rủ tôi đi cùng . Đó là vào cuối thập niên 1960 – khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền
Thực ra , tôi đã biết Thanh Tịnh từ ngày mới nhập ngũ. Chúng tôi được tập trung huấn luyện tân binh ở một đại hội Ra-đa. Lúc đó Thanh Tịnh mới ra trường. là trợ lý văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền của Bộ tư lệnh Binh chủng (Binh chủng Ra-đa là binh chủng mới được thành lập , có lẽ là binh chủng ra đời muộn nhất của quân đội NDVN). Thanh Tịnh (từ đây gọi tắt là TT ) đến nói chuyện thời sự và đọc thơ Bút Tre, diễn độc tấu rất có duyên, rất lành nghề. Người nghe hết vỗ tay rào rào lại cười nghiêng ngả. Tan cuộc, có hơn mười cậu tân binh xúm quanh TT xin chép mấy bài thơ Bút Tre, vừa chép vừa cười như pháo nổ. Cách đám tân binh vây quanh TT khoảng chục bước chân , có hai cô thôn nữ đang bá vai bá cổ nhau cười khúc khích, thi thoảng lại đùn đẩy nhau, đấm lưng nhau thùm thụp!...TT đã nhìn thấy hai cô thôn nữ , anh dơ tay ra hiệu “xì-tốp” và nói:
- Thôi đủ rồi! Của quý thì phải tiêu hóa từ từ kẻo bội thực thì khốn! Bây giờ tôi có một trò chơi rất hay. Các bạn nhìn thấy hai cô thôn nữ xinh đẹp kia không ?
Mọi người thoắt im lặng, ánh mắt đổ dồn vào hai cô gái. TT nháy mắt vẻ tinh quái, nói:
- Bây giờ chúng ta chơi trò đánh cá: trong năm phút, ai “cưa” đổ hai cô gái kia, một cũng được, thì mọi người phải nộp hết số tiền có trong túi !
Đám tân binh nhìn nhau rồi nhìn hai cô gái, ngần ngừ. TT chỉ chờ có vậy, nói:
- Tôi sẽ nhận nhiệm vụ “thợ cưa”, ai đánh cá xin dơ tay !
Tất ca đều dơ tay! TT nói cần một đồng đội hợp đồng tác chiến rồi tiện tay kéo tôi đi theo. Được bốn năm bước, TT bỏ tôi lại mà vọt lên, thoắt cái đã tới bên hai cô thôn nữ. Không biết anh ta nói gì mà một cô đi lại phía tôi. Cũng không biết anh ta nói gì mà cô kia đi cùng anh ta một đoạn rồi cả hai người mất hút sau hàng dâm bụt um tùm !...Còn cô gái đi lại phía tôi, đứng cách tôi khoảng hai bước chân, tay cứ vân vê tà áo, mắt cứ cụp xuống như là nhìn ngực mình! Tôi chỉ nói được một câu chào rồi cứ vuốt tóc, sờ tai mà không biết nói gì! …Tôi đang định hỏi tên cô gái thì giật mình khi thấy TT đã đứng nhìn đồng hồ rồi nói:”Đúng năm phút!” và nói với cô gái đang vân vê tà áo :”Lại đây, các anh tân binh muốn làm bạn với em đó! TT cầm tay cô gái kéo đi nhưng cô gái giật tay lại và vùng chạy, miệng gọi lớn “Na ơi!...”TT và tôi quay trở lại đám tân binh tuyên bố thắng cuộc. Mọi người hỏi bằng chứng thì TT lấy trong túi quần ra một cái “xi-líp” gí vào mũi từng người mà nói:”Mùi gái trinh thơm tho chưa !...”.Tất cả đám tân binh kinh ngạc tột độ !...
2. Hồi kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ, chuyện “luyến ái bất chính” bị coi là “tội lỗi” và thường bị trừng phạt khá nặng. Như TT là nhẹ, các thủ trưởng cấp trên còn nương tay vì dù sao anh ta có tài văn nghệ, người có tài thường có tật, tài và tật có thể bù trừ cho nhau. Việc “trị tội” TT chỉ xảy ra khi có cô gái nào đó kiện cáo, tố giác lại gặp đúng lúc vị thủ trưởng nào đó không ưa TT. Còn nếu xử tội “luyến ái bất chính” đối với TT một cách sòng phẳng theo số lần tái phạm thì có lẽ TT phải bị giáng xuống cấp bậc thấp nhất, tức binh nhì !...
Đến đây, chắc có bạn đọc sẽ cho là “nhiễu sự”, nhòm ngó vào chuyện “đời tư’ của người ta làm gì? Vâng, quả đúng là như vậy, tôi chẳng để ý đến những chuyện “chim chuột” của TT làm gì nếu như tôi không gặp cô con gái của TT. Đó là vào năm l994, tôi đang làm biên tập cho một tờ báo tuần của Bộ LĐ, TB-XH. Một hôm, tôi nhận được một bài viết về một vấn đề khá nhức nhối có nhan đề “Những đứa con không bố”. Mới đọc nhan đề, cứ nghĩ đó là những đứa trẻ mồ côi cha. Hai cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, ác liệt chống Pháp rồi chống Mỹ đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người cha ở chiến trường. Trở lại bài báo, đọc xong mới té ngửa vì không phải viết về những đứa con có bố hi sinh ở chiến trường mà là những đứa con không biết bố mình là ai bởi vì từ khi đứa bé còn là thai nhi đến khi tồn tại trên cõi đời , người bố không hề xuất hiện ! Người mẹ của những đứa trẻ này có nhiều biểu hiện khác nhau : người thì giấu kín , tìm cho con một người bố hợp pháp bằng cách cưới chồng khi thai nhi mới một, hai tháng , người thì ở vậy nuôi con nhưng không hề nói bố đứa bé là ai, người thì tìm cho con một người bố dượng, vân vân ! Bài báo đặt vấn đề phải đi tìm người bố “mất tích” kia và phải trừng phạt bằng pháp luật ! Nhìn địa chỉ tác giả ở cuối bài viết tôi nghĩ đây là một cô bé sinh viên năm cuối khoa báo chí chắc chắn hiểu biết về sự đời chưa là bao, đây chắc là một bài tập về việc viết báo mà cô ta đã làm ở lớp học, thử gửi đến tờ báo có nội về những vấn đề xã hội này xem có đăng được không ? Nghĩ vậy nên tôi xếp vào tập bài lưu, chỉ cho đăng tên cô ta ở Hộp thư : Cầm Thị Tĩnh .
Tôi sẽ quên luôn chuyện bài báo và cái tên Cầm Thị Tĩnh nếu như không có sự việc sau : một tuần sau tôi lại nhận được bài báo “Những đứa con không bố” nhưng lần này chỉ viết về một người bố mà có tới chín mươi chín đứa con ! Theo bài báo thì tác giả đã mất bốn năm để đi đến những địa chỉ mà người bố kia đã “gây tội ác” rồi “quất ngựa truy phong” để gặp những đứa con không bố đó ! Kèm theo bài báo là danh sách và địa chỉ chín mươi chín đứa con chưa biết mặt bố ! Còn người bố kia là ai thì bài báo nói rằng nếu sau khi bài báo được đăng , công luận lên tiếng và pháp luật ra tay thì tác giả mới cho biết tên và địa chỉ của ông ta ! Nhìn vào danh sách địa chỉ của chín mươi chín đứa con tôi giật mình khi chợt nhớ lại có một lần , TT đã cho tôi xem mấy trang trong cuốn nhật ký của anh ta có danh mục “ Những nơi đã đi qua”, theo trí nhớ không tồi của tôi thì những địa danh của danh sách chín mươi chín đứa con này chính là những địa danh đã được ghi trong sổ nhật ký của TT ! Chẳng lẽ …
Tôi tìm đến nhà của Cầm Thị Tĩnh không khó khăn gì, một căn hộ vừa phải trong khu phố “Nhà binh” . Tĩnh là một cô gái xinh đẹp, hài hòa và cân đối. Cô càng đẹp một cách rực rỡ trong y phục người Thái : đầu đội khăn Piêu, áo chẽn trắng bó sát khuôn ngực nở nang làm cho hàng cúc bạc lấp lánh kỳ ảo. Tôi xin cam đoan rằng tấm ảnh cô chụp cùng với người mẹ trong y phục người Thái năm cô 20 tuổi là tấm ảnh đẹp nhất về người phụ nữ Thái mà tôi từng được biết !...
Tĩnh ở nhà một mình . Mẹ cô đang nằm viện vì bệnh ung thư tụy . Bà cũng trạc tuổi tôi, đã phục vụ hơn 30 năm trong quân y viện, quân hàm thượng tá. Chồng bà , tức bố của Tĩnh ,đúng như tôi dự đoán, chẳng phải ai xa lạ mà chính là nhân vật TT đã nói đến từ những dòng đầu tiên của truyện ngắn này . Lúc có quyết định nghỉ hưu, TT đang mang quân hàm đại úy, đó là vào năm 1996. Lúc này, TT còn đang tại ngũ và làm việc ở khu vực phía
Ngồi nói chuyện với Tĩnh hồi lâu, tôi đã quan sát cô gái rất kỹ , bằng cả thuật tướng số , bằng cả linh cảm, trực giác mà không hề thấy một chút, dù là mờ ảo bóng dáng, dấu ấn của người cha – tức TT, ở cô gái này ! Tôi phỏng đoán : TT mê mải với những cuộc tình gió trăng bên ngoài, tất “hệ thống phòng thủ” ở nhà –hậu phương ,anh ta chẳng ngó ngàng gì – bị xâm lăng là tất yếu! Cô gái dường như đang sốt ruột chờ câu trả lời của tôi về bài báo “Những đứa con không bố’, có dùng hay không? Tôi thì đang phỏng đoán lung tung, cho nên cuộc nói chuyện kéo dài mà chẳng ăn nhập gì cả! Tôi không biết phải trả lời thế nào với Tĩnh về bài báo? Báo đang tập trung vào những vấn đề thời sự của xã hội, trọng tâm của ngành như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động, v.v…còn bài viết của Tĩnh, thực chất là vấn đề “con hoang” tức con ngoài giá thú, là vấn đề muôn thuở, lúc nào đề cập đến cũng được, lờ đi cũng không sao! Nhưng với Tĩnh lại rất bức xúc, biết nói thế nào bây giờ? Tiếng chuông điện thoại nhà Tĩnh réo liên hồi, cắt ngang sự suy nghĩ của tôi. Tĩnh nghe điện thoại, mặt cô lộ rõ vẻ hốt hoảng. Đặt ống nghe xuống, Tĩnh vừa nói vừa run:”Mẹ cháu không ổn rồi, mẹ cần gặp cháu ngay !”
Tôi đi cùng Tĩnh đến bệnh viện, bà mẹ Tĩnh đã rất yếu, hơi thở mong manh, tiếng nói nhẹ như gió thoảng. Bà me hé mắt nhìn Tĩnh, nói nhỏ:
- Con tha lỗi cho mẹ, mẹ đã giấu con hai mươi năm nay. Bố đẻ của con là chú Tình chứ không phải ông Cầm Tịnh.! Chú ấy vẫn yêu mẹ, vẫn không lấy vợ để chờ ngày đón mẹ con mình về…Mẹ thật có lỗi với chú ấy… Con hãy về với bố đẻ của con…con sẽ hạnh phúc…
Tĩnh gục xuống mẹ, khóc ngất…Bà mẹ cũng trào nước mắt – những giọt nước mắt cuối cùng của người đàn bà bất hạnh…Môi bà mấp máy như muốn nói điều gì nhưng không nói được nữa…Đúng lúc đó, một người đàn ông mang quân hàm đại tá bước vào. Đó là nhà báo Văn Trọng Tình, học trước tôi một năm ở trường Đại học. Ông đến bên hai mẹ con Tĩnh. Bà mẹ cầm lấy bàn tay run rẩy của ông Tình đặt lên bàn tay đẫm nước mắt của Tĩnh. Người mẹ âu yếm nhìn hai người, nở một nụ cười nhẹ nhàng rồi nhắm mắt lại vĩnh viễn !,,,
3.
Sau đám tang mẹ, Tĩnh chủ đông đến Tòa báo gặp tôi, nói:
- Cháu xin lại bài báo bởi cháu không còn là Cầm Thị Tĩnh nữa mà là Văn Bình Tĩnh. Đời luôn nhiều bất trắc nên người ta phải bình tĩnh mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đối mặt với nó !
- Vậy cháu không định đưa những thằng bố không bao giờ biết đến mặt con ra trước vành móng ngụa nữa hay sao? – Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Cháu cần thời gian để bình tĩnh suy nghĩ cho kỹ. Trước hết, cháu cần gặp ông Cầm Tịnh. Ông ta hiện đang ở Sài Gòn. Mai cháu sẽ đi Sài gòn…- Tĩnh nói rồi chào tôi ra về.
Ngày hôm sau, tôi cũng có việc phải đi xa: đến Sở Lao động, TB-XH Đắc Lắc. Đến Đắc Lắc, Sở cử người phụ trách chương trình nước sạch đưa tôi đi Bản Đôn. Đến Bản Đôn, thật bất ngờ, tôi đã gặp “nhà thơ Thanh Tịnh”. Thì ra TT đang khảo sát thực địa để đầu tư vào Bản Đôn. Nhìn những con voi to lớn kềnh càng đang lững thững bước đi trên trảng cỏ, TT chậm rãi nói thủng thẳng:
- Khi tiếp xúc với những anh bạn to xác này tớ thấy mình như bước sang một thế giới khác, kỳ lạ lắm, cứ như là lạc vào vườn địa đàng… Khi nghe truyện Vua voi Khunsunôp, tớ bị cuốn hút mãnh liệt… Tớ đang chờ Quyết định nghỉ hưu, sau đó thành lập công ty TNHH Vua Voi, tớ sẽ làm du lịch, làm sống lại thời oanh liệt của vua voi Khunsunôp!...
Tớ sẽ là Vua Voi Khunsunôp thời đại mới !...
- Vậy anh bỏ nghề nói chuyện thời sự, đọc thơ But Tre và diễn tấu Thanh Tịnh hay sao? – Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Bỏ sao được ! Những cái đó đã trở thành máu thịt, giờ sẽ được đem ra phuc vụ khách du lịch!...Bây giờ mời cậu và cả anh bạn “Nước sạch” đến nhà mới của tớ ở Buônmê, cậu sẽ có thêm ngạc nhiên về cái ông “Đại úy i-nốc” này !...
Quả là đáng ngạc nhiên khi tôi tới nhà của TT. Nhà xây theo kiểu “Gô-tích”, rất rộng, trước và sau đều có mảnh vườn trồng đủ các loại hoa – rất hợp với chủ nhà là người “chơi hoa” tham lam và dễ tính : “hoa “ gì cũng chơi, cốt ở số lượng – “càng nhiều càng ít” !... Ra mở cổng là người đàn bà trạc tứ tuần nhưng phong thái đi đứng, ăn mặc không khác gì hoa hậu. Chúng tôi ngồi chưa được năm phút thì các món ăn nghi ngút hương thơm đã được bày ra kín bàn. Tôi lại bị ngạc nhiên nữa khi người rót rượu là một cô gái hao hao giống “hoa hậu Tứ tuần” nhưng trẻ hơn nhiều. Thấy tôi chăm chú nhìn cô gái, TT nheo mắt cười ranh mãnh rồi nói:
- Ông bà ta có câu “Mía ngọt đánh cả cụm”, tớ chỉ là cậu học trò nhỏ mà thôi!...
Bữa tiệc rượu được nửa giờ thì người phụ trách chương trình nước sạch nhận được điện thoại, về trước. Lúc đó, TT mới kể cho tôi nghe về hai phu nhân mới này. Bà chị tên Kháng, bà em tên Chiến. Gia đình hầu hết đều là quan chức, như bà Kháng đây đã làm tới chức phó chủ tịch huyện. Ông chồng làm tới phó chủ tich tỉnh thì được ra Hà Nội học gì đó, mê mẩn mấy cô người mẫu , ở lại luôn thủ đô. Bị chồng ruồng bỏ, bà vợ uất quá, định nhảy xuông sông Sê-rê-pôc thì TT bất ngờ xuất hiện!...Khi TT kể đến đây, bà cựu phó chủ tich huyện che miệng cười rúc rích. TT bèn nói:
- Đoạn hay nhất tôi xin nhường lời cho phu nhân đệ nhất !
Cạn xong li rượu nhỏ, đệ nhất phu nhân nói liền một mạch mà không e dè gì cả:
- Lúc đó, em đang vịn vào thành cầu, nhìn xuóng dòng sông cuộn chảy mà thấy sợ quá, run quá tưởng như sắp rơi xuống sông!...Em không muốn chết ! Em định la lên thì anh TT xuất hiện ngay sau lưng em, ôm lấy em mà nói:”Đừng dại dột”. Em thấy có vật gì cưng cứng chọc vào mông, tưởng như nòng súng của bọn cướp, bèn thò tay ra sau nắm lấy, ai ngờ nó lại âm ấm, mềm mềm, cứng cứng…
- Thế là em nắm chặt lấy, đúng không ? – TT chen ngang.
- Anh thật là tinh quái !...- “hoa hậu bốn mươi” lườm TT cũng bằng ánh mắt tinh quái rồi nói tiếp – Chính ngay lúc đó em chợt nghĩ, ông trời đã bù đắp cho em thật hậu hĩnh. Ông chồng cũ của em, cái ấy chỉ như của trẻ con.Mấy bà bên Hội phụ nữ cứ găp em là trêu “đuôi chuột ngoáy lọ mỡ”!...
Bà em – đệ nhị phu nhân – giờ mới góp lời:
-Từ ngày em bị cái “dùi cui cảnh sát” của anh ấy đánh gục, em bị mất biệt danh “Người đàn bà thép”, giờ cả văn phòng huyện Đoàn gọi em là bà “Cảnh sát trưởng”!...
TT đã say mèm, cầm muỗng gõ xuống tô lè nhè hát :” Chú voi con ở Bản Đôn, chưa có buồi nên gọi trẻ con…”. Điện thoại của tôi reo, thì ra cô con gái viên đại úy (giờ là con gái ngài đại tá) gọi cho tôi từ Sài gòn. TT say thế nhưng vẫn biết tôi dang nghe điên thoại, nói:
- Ai gọi thì bảo tới đây chơi luôn, không say không về !
Tôi nói thật đó là cô bé Tĩnh gọi thì TT giật nảy người :
- Không được !...Cậu nói là tớ đang làm việc ở ngã ba biên giới, rồi sẽ đi Natarakiri.! Bảo nó lấy chồng đẻ con đi, đừng có nghĩ vớ vẩn !...- Rồi TT lai lè nhè hát – Chú voi con…
Như là vô thức, tôi nói lại cho cô bé Tĩnh những gì TT vừa nói, lập tức tôi nghe Tĩnh nói:
- Chú nói với ông ta rằng nếu trốn cháu, cháu sẽ thuê bọn xã hội đen tới cắt dái !
Tôi nói lại với TT, ông ta líu ríu:
- Thôi được, thôi… nói với nó là mai tôi sẽ xuống Sai Gòn trinh diên, được chưa?
*
Tôi lại nhân được điện thoại nói lên Pleiku rồi Kon Tum gấp, thế là tôi bỏ đi luôn, tiếng hát lè nhè của TT cứ như là đuổi theo thành cái đuôi;”Chu voi con ở Bản Đôn…Chưa có buôi nên gọi trẻ con …”…
Tới Plêi ku rồi di Kon Tum tiếp, ba ngày liền mệt nhoài, vậy mà vẫn phải đi tiếp tới huyện Đăc Glêi. Trời tối mit mới tới Ủy ban huyện. Trong lúc ngồi uông bia 333 không đá với UB huyện, khi tôi lơ mơ ngủ gà ngủ gật thì nghe cậu chánh văn phòng Ủy ban nói:
- Ở bên Buôn Mê có ông sĩ quan quân đội bị cắt “của quý” ngay tại nhà !...
Tôi định gọi cho cô bé Tĩnh hỏi xem thế nào nhưng lại nghĩ, chuyện ông TT bị trừng phạt là tất nhiên , sớm hay muộn, nặng hay nhẹ mà thôi !...
| ||
Đỗ Ngọc Thạch | ||
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét