Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Âm mưu và Tình yêu; ...đàn Klong Put
Âm mưu và tình yêu
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 257
Khi ông Hai Lộc trúng thường vụ tỉnh ủy và được làm phó bí thư đặc trách khối Lâm nông công nghiệp thì ông nghĩ ngay đến việc cất nhắc đám đệ tử. Nhờ vậy mà Tư Lợi, đang làm cán bộ văn phòng huyện ủy một huyện miền núi heo hút bỗng được điều về tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Lâm nghiệp.
Vừa nhận chức Tư Lợi đã hoàn tất một kế hoạch thành lập mạng lưới “chân rết” trong cái ngành hái ra tiền này – người ta vẫn nói “tiền rừng bạc bể” mà !...Một trong những “chân rết” tin cẩn của Tư Lợi là Tám Danh đang làm trưởng phòng hành chính của Xí nghiệp khai thác và chế biến lâm sản, được cất nhắc lên làm phó giám đốc Xí nghiệp phụ trách kinh doanh. Sau khi đã bố trí đệ tử thân tín vào một số vị trí trọng trách rồi, Tư Lợi bắt tay vào chiến dịch “tảo thanh” – loại trừ những kẻ “không cùng chí hướng” ra khỏi những vị trí quan trọng mà họ đang đảm nhiệm. Trong “bản đồ tác chiến” của Tư Lợi, Xí nghiệp khai thác và chế biến lâm sản được khoanh mực đỏ đậm nét và hai cái tên được đánh dấu gạch chéo, đó là Văn Lâm giám đốc kỳ cựu của xí nghiệp và Trọng Đức một kỹ sư lâm nghiệp trẻ, mới làm phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Xí nghiệp được một năm .
Vào một ngày đẹp trời, Tư Lợi “phôn” cho Tám Danh lên Sở gặp riêng .
Khi Tám Danh vừa ngồi yên vị, Tư Lợi nói :
- Chúng ta không có nhiều thời gian, phải bắt tay vào việc ngay, phải ra đòn nhanh lẹ để đối phương không kịp phản ứng !
- Em xin anh Tư cho chỉ thị và phương hướng, em sẽ lên kế hoạch cụ thể !
- Phương hướng thì anh Hai đã nói với tôi và chú cùng nghe rồi mà còn hỏi hoài là cớ sao ? Bằng mọi giá phải giành thắng lợi, chú không nhớ à ? Còn hành động cụ thể thì chú phải khôn ngoan mà tiến hành chớ !
- Dạ thưa anh Tư, em đâu có quên lời anh Hai. Nhưng cả hai trường hợp lão Văn Lâm và thằng Trọng Đức, em thấy khó quá. Em đã nghĩ nát óc mà không bới ra được một tội gì để tố cáo chúng nó. Mà em nghe nói chúng nó được chủ tịch tỉnh tín nhiệm lắm ! Có phải không anh Tư ?
- Chuyện đó khỏi lo ! Lão chủ tịch sắp chuyển ra trung ương rồi ! Còn chuyện bới ra tội thì có gì là khó ? Ai mà không có chút sơ hở ? Bói ra ma quét nhà ra rác, chú không biết sao ?
- Dạ thưa anh Tư, em dẫu có đần độn cũng biết như vậy chớ ! Nhưng quả là hai thằng này trong sáng như gương, chuyên môn lại giỏi vào loại nhất nhì trong tỉnh này ! Em thấy khó quá ! Anh có diệu kế gì chăng ?
- Đúng là chú mày đầu óc bã đậu, ngu lâu quá: Cờ đến tay mà không biết phất !
- Dạ thưa anh Tư, em nhờ ân sủng của anh và anh Hai mà mới có hôm nay ! Em có bao giờ quên đâu ạ ! Và em mong rằng anh mở mắt thêm cho em. Được gần các bậc đàn anh tài ba như anh Hai và anh Tư, em sẽ cố gắng khôn ngoan lên !
Tư Lợi cười hic hic, nhìn Tám Danh qua đôi mắt hum húp của khuôn mặt to bự và thoáng nghĩ:"Mày hơi ngu nhưng được cái trung thành với quan trên, rồi sẽ khá đấy! Nguyên cái việc mày dụ được con vợ “thơm thịt” của mày lên Sở làm “thư ký riêng” cho tao đã tỏ rõ lòng trung thành của mày rồi”. Nghĩ đến đấy, Tư Lợi lại thấy “lòng chạnh đau” khi nghĩ đến đứa con gái rượu của mình đang làm “trợ lý thư ký” cho lão Hai Lộc. Không biết con bé có thoát khỏi cái mồm rộng hoác mà hôi rình của con dê cụ ấy không? Tư Lợi nhìn Tám Danh và có cảm giác như Tám Danh cũng đang có những ý nghĩ tương tự thì ghé sát Tám Danh nói nhỏ: Anh Hai vẫn thường xuyên hỏi thăm chú và nhắn là chú phải “gác-đờ-co” cẩn thận đối với tiểu thư Cẩm Lai, nghe chưa? Không được cho bất cứ thằng nào xớ rớ đến con gái ngài phó Bí thư, rõ chưa? Ổng cưng cô nàng lắm đó! Có nghĩa là chú sẽ mất đầu như chơi đó!
Anh Tư cứ yên tâm lớn! Cô nàng về xí nghiệp là ngồi ngay cái ghế trưởng phòng kỹ thuật đẹp như cung điện. Em cho đệ tử bảo vệ ngày đêm. Xin bảo đảm là đến cái móng tay của cô nàng cũng không thể sứt mẻ!
Thế thì được!...Còn hai con nhỏ Lan và Huệ tôi “câu” từ trại phục hồi nhân phẩm ra gởi chỗ chú, thế nào rồi? Lu bu quá chưa xuống thăm chúng nó được…
Tám Danh đưa tay vuốt mặt, giụi giụi cặp mắt ốc nhồi như hé nhìn Tư Lợi qua kẽ ngón tay và nghĩ “Từ ngày mày mê mẩn với con vợ dâm đãng của tao thì còn nhớ gì đến đồ thải ấy nữa ?”. Tám Danh nốc cạn lon bia, chùi mép rồi nói :
- Báo cáo anh, từ ngày hai con điếm ấy về Xí nghiệp em lại đỏ da thắm thịt hẳn lên. Em cho chúng nó làm văn thư, cũng được việc lắm !
- Đó là những viên đạn đã lên nòng, bây giờ đến lúc phải bắn rồi đó ! Chú hiểu không ? Bắn vào ai, chú biết chưa?
Tám Danh nghệt ra một lúc rồi phá ra cười, văng cả nước miếng vào mặt Tư Lợi nhưng Tư Lợi cũng đang cười sằng sặc nên không để ý tới. Tám Danh vừa dằn cơn cười, vừa nói :
- Thưa anh Tư, quả là em ngu lâu. Vũ khí trong tay mà không biết sử dụng. Với lại, hai con nhỏ ấy cũng “thiện chiến” quá, nó làm cho em mê mẩn sinh lú lấp đi ! “Mỹ nhân kế” với thằng cha kia ! Được không anh Tư ?
- Thằng đực nào mà không máu gái ? Chú mày cứ tiến hành như thế…như thế…Có đến thánh sống cũng phải đổ !
Một tuần sau, Tư Lợi đã nhận được đầy đủ hồ sơ về vụ “quan hệ bất chính của giám đốc Văn Lâm với hai nhân viên văn thư là Lan và Huệ”. Quyết định kỷ luật của Sở Lâm nghiệp đã được Ban tổ chức tỉnh ủy nhanh chóng phê duyệt và Văn Lâm bị gọi về giam lỏng ở tỉnh ủy để làm kiểm điểm. Đồng thời Tám Danh được cử làm quyền giám đốc Xí nghiệp khai thác và chế biến Lâm sản.
Việc giám đốc Văn Lâm đột ngột mắc khuyết điểm rồi nhanh chóng bị kỷ luật đã khiến cho Trọng Đức choáng váng . Văn Lâm xa Xí nghiệp đã ba ngày rồi mà Trọng Đức vẫn còn chưa hết bàng hoàng , ngẩn ngơ. Anh như mất đi một cái gì đó rất lớn lao, rất gần gũi. Đã ba đêm rồi anh thức trắng để suy nghĩ về sự ra đi vĩnh viễn của Văn Lâm, người giám đốc mà anh rất quý trọng, tin yêu. Đến đêm thứ tư thì cơn sốt rét bất ngờ ập đến, khiến Trọng Đức gần như mê man…Vì Trọng Đức sống độc thân ngay tại khu tập thể trong Xí nghiệp, không có người nhà chăm sóc nên Tám Danh đã cử hai nhân viên văn thư Lan và Huệ thường xuyên túc trực chăm sóc Trọng Đức. Tiêu chuẩn thuốc men của Trọng Đức cũng được chú ý đặc biệt…
Lúc ấy là gần 1 giờ sáng, Trọng Đức mơ màng tỉnh dậy và anh giật mình khi thấy một người đàn bà đang nằm ôm lấy mình! Anh khẽ đẩy người đàn bà đang thiu thiu ngủ ấy ra và nhận ra đó là cô Lan văn thư của xí nghiệp. Trọng Đức định ngồi dậy, nhưng không đủ sức , anh lay mạnh Lan:
- Cô Lan!...Cô Lan!...
Lan bừng tỉnh. Cô mỉm cười nhìn Trọng Đức, nói:
- Ôi, anh mê sảng dữ quá!...Anh thấy đỡ mệt chưa?
- Tại sao cô lại nằm với tôi? Cô dậy ngay! Không thể bậy bạ như thế này được!
- À, đó là em mệt quá nên ngủ thiếp đi mất!
Lan vừa ngồi dậy vừa nói:
- Em pha sữa cho anh uống nhé, em được giao nhiệm vụ chăm sóc anh đó!
Chỉ một lúc, Lan đã đưa cho Trọng Đức ly sữa hột gà nóng hổi và đỡ anh dậy. Uống hết ly sữa, Trọng Đức thấy tỉnh táo đôi chút. Nhìn khuôn mặt xinh xắn, phúc hậu và thân hình cân đối, nở nang của Lan, anh không hiểu vì lẽ gì mà cô gái còn rất nhiều dáng nét thôn quê này lại đi vào con đường bán thân ô nhục. Trong ý thức, anh vốn rất xa lạ với cái danh từ “gái điếm” và từ khi Lan và Huệ về làm văn thư ở xí nghiệp anh cũng rất hạn chế sự tiếp xúc với hai cô văn thư “tình nhân” của ông Tám Danh này, đôi lúc anh còn tỏ ra khinh bỉ, nhưng nay nhìn Lan dịu dàng chăm sóc phục vụ mình, anh lại nghĩ đây là một cô Lan khác !...Lan cầm ly thuốc (thực ra là rượu bổ sâm quy tinh đặc biệt) đến ngồi cạnh Trọng Đức, nhẹ nhàng nói :
- Anh gần khỏe rồi đó ! Anh uống ly thuốc này đi !
Lan cầm ly kề vào miệng Trọng Đức và anh có cảm giác mình như một cậu bé bệnh nhân ngoan ngoãn trước cô bác sĩ dịu dàng ! …Trọng Đức đã tỉnh táo hẳn, với bản chất nhân hậu anh nhìn Lan bằng ánh mắt biết ơn, đầy thiện cảm. Nhưng nghĩ lại lúc Lan đang nằm ôm lấy mình mà ngủ, Trọng Đức lại thấy bối rối, muốn tìm lời trách mắng cái sự sàm sỡ ấy của Lan nhưng anh chưa biết nói thế nào. Lan như phần nào đoán được tâm trạng của Trọng Đức, cô mỉm cười, nhẹ kéo anh nằm xuống và nói :
- Thôi anh nằm nghỉ đi, nghĩ ngợi làm gì cho mệt!
Trọng Đức chưa kịp phản ứng gì thì Lan đã kéo anh nằm xuống giường và nằm xuống theo, ôm lấy anh mà nói :
- Anh Đức! Anh đừng đuổi em!...Anh hãy thương em, đời em khổ lắm!
Trọng Đức muốn vùng dậy đẩy Lan ra nhưng cô đã ôm ghì lấy anh, giọng thổn thức :
- Anh Đức!...Anh có thể khinh ghét em, nhưng em thương anh! Anh hãy nghe em nói đây: Anh thương lấy em một lần này thôi, em sẽ đội ơn anh suốt đời!
- Buông tôi ra! Cô Lan, tôi không thể làm như thế! Nếu cô thương tôi thì cô hãy ngồi dậy, chúng ta sẽ nói chuyện!
- Anh Đức!...Em sẽ tiết lộ cho anh một bí mật: Người ta muốn dùng em để hại anh như đã hại ông Văn Lâm! Nhưng vì em kính trọng anh, em thương anh nên em sẽ không nghe lời họ !
Trọng Đức nghe nói vậy thì sởn gai ốc, bủn rủn chân tay. Nhưng Lan đã lại ôm ghì lấy anh, hôn tới tấp vào mặt anh rồi nói :
- Anh đừng sợ ! Người ta đưa em máy chụp hình, máy ghi âm nhưng em giấu đi rồi! Em không nghe lời họ, cho nên chúng em sẽ trốn khỏi đây !
- Vậy sao các cô không trốn ngay đi ? Các cô sẽ trốn đi đâu ?
- Chúng em sẽ về quê ở tỉnh N. Sẽ chẳng ai tìm thấy chúng em cả ! Nhưng trước khi trốn đi, em muốn có con với anh, anh là người tốt lắm, giỏi lắm, em thương anh lắm !...
Trọng Đức muốn nói, muốn đẩy Lan ra để ngồi dậy nhưng Lan đã ghì chặt lấy anh. Sức nóng từ thân thể căng tròn của Lan như đã phá tan mọi ý thức phản kháng của Trọng Đức. Rồi anh có cảm giác như có những luồng điện chạy trong người …
Sáng hôm sau, tin hai cô văn thư Lan và Huệ đã bỏ trốn khỏi xí nghiệp đã khiến cho Tám Danh rụng rời chân tay. Ông ta tức tốc phóng lên Sở gặp Tư Lợi. Sau một hồi suy nghĩ, Tư Lợi nói :
- Thua keo này bày keo khác ! Nhất định phải đưa thằng Trọng Đức vào bẫy ! Chú ngồi đây để tôi tới thỉnh thị anh Hai Lộc. Ông đa mưu như Tào Tháo ấy !
Không đầy 15 phút Tư Lợi đã trở lại, ghé tai Tám Danh nói nhỏ :
- Anh Hai cho phép sử dụng cô con gái cưng Cẩm Lai vào kế hoạch mỹ nhân kế ! Chú phải khéo dụ cô nàng tới thăm thằng Đức. Chỉ cần hai người đứng kề cạnh nhau là chúng ta ập vô chụp hình và bắt quả tang quan hệ bất chính chứ không cần phải tới đoạn phim “con heo” như đối với lão Văn Lâm !
- Nhưng như vậy sao đủ bằng cớ kết tội ? - Tám Danh hỏi .
- Chú mày sao ngu lâu nữa rồi ! Cô nàng là loại cành vàng lá ngọc, chỉ cần chạm vô tà áo là đủ mất đầu rồi !...
Nhưng kế hoạch “mỹ nhân kế” của Tư Lợi và Tám Danh đã không được Cẩm Lai ủng hộ mà cô còn muốn tố cáo cái trò đê tiện của thầy trò Tư Lợi. Khi Tám Danh vừa hé mồm nói Cẩm Lai đến thăm sức khỏe Trọng Đức, cô đã đọc ngay được ý đồ của Tám Danh. Vốn có cảm tình với ông giám đốc cũ Văn Lâm, Cẩm Lai đã hình dung ra toàn bộ “kế hoạch mỹ nhân kế” của Tám Danh và cô giận sôi người lên khi nghĩ rằng họ đã muốn sử dụng mình vào âm mưu đó để hại Trọng Đức – người mà cô cũng rất kính nể. Càng nghĩ cô càng thương ông Văn Lâm, thương Trọng Đức và càng oán giận ông Hai Lộc, người cha yêu quý thuở ấu thơ, vì cô biết quá rõ ông Tư Lợi, ông Tám Danh và một số kẻ bất tài và xấu xa khác lại là những người thân cận của cha mình. Cẩm Lai quyết định viết một bức thư nói rõ toàn bộ sự thật đen tối của “kế hoạch mỹ nhân kế” cho Trọng Đức biết để anh đề phòng. Nhưng, khi người cầm thư của Cẩm Lai đến phòng Trọng Đức thì chỉ thấy một mẩu giấy của Trọng Đức để lại như sau : “Tôi không thể làm việc ở trong một cái tổ quỷ ! Những người có lương tri hãy đưa bọn Tư Lợi, Tám Danh …ra ánh sáng và phục hồi danh dự cho người cán bộ đảng viên chân chính là bác Văn Lâm ! Ký tên : Trọng Đức”.
Vào một ngày đẹp trời, Tư Lợi “phôn” cho Tám Danh lên Sở gặp riêng .
Khi Tám Danh vừa ngồi yên vị, Tư Lợi nói :
- Chúng ta không có nhiều thời gian, phải bắt tay vào việc ngay, phải ra đòn nhanh lẹ để đối phương không kịp phản ứng !
- Em xin anh Tư cho chỉ thị và phương hướng, em sẽ lên kế hoạch cụ thể !
- Phương hướng thì anh Hai đã nói với tôi và chú cùng nghe rồi mà còn hỏi hoài là cớ sao ? Bằng mọi giá phải giành thắng lợi, chú không nhớ à ? Còn hành động cụ thể thì chú phải khôn ngoan mà tiến hành chớ !
- Dạ thưa anh Tư, em đâu có quên lời anh Hai. Nhưng cả hai trường hợp lão Văn Lâm và thằng Trọng Đức, em thấy khó quá. Em đã nghĩ nát óc mà không bới ra được một tội gì để tố cáo chúng nó. Mà em nghe nói chúng nó được chủ tịch tỉnh tín nhiệm lắm ! Có phải không anh Tư ?
- Chuyện đó khỏi lo ! Lão chủ tịch sắp chuyển ra trung ương rồi ! Còn chuyện bới ra tội thì có gì là khó ? Ai mà không có chút sơ hở ? Bói ra ma quét nhà ra rác, chú không biết sao ?
- Dạ thưa anh Tư, em dẫu có đần độn cũng biết như vậy chớ ! Nhưng quả là hai thằng này trong sáng như gương, chuyên môn lại giỏi vào loại nhất nhì trong tỉnh này ! Em thấy khó quá ! Anh có diệu kế gì chăng ?
- Đúng là chú mày đầu óc bã đậu, ngu lâu quá: Cờ đến tay mà không biết phất !
- Dạ thưa anh Tư, em nhờ ân sủng của anh và anh Hai mà mới có hôm nay ! Em có bao giờ quên đâu ạ ! Và em mong rằng anh mở mắt thêm cho em. Được gần các bậc đàn anh tài ba như anh Hai và anh Tư, em sẽ cố gắng khôn ngoan lên !
Tư Lợi cười hic hic, nhìn Tám Danh qua đôi mắt hum húp của khuôn mặt to bự và thoáng nghĩ:"Mày hơi ngu nhưng được cái trung thành với quan trên, rồi sẽ khá đấy! Nguyên cái việc mày dụ được con vợ “thơm thịt” của mày lên Sở làm “thư ký riêng” cho tao đã tỏ rõ lòng trung thành của mày rồi”. Nghĩ đến đấy, Tư Lợi lại thấy “lòng chạnh đau” khi nghĩ đến đứa con gái rượu của mình đang làm “trợ lý thư ký” cho lão Hai Lộc. Không biết con bé có thoát khỏi cái mồm rộng hoác mà hôi rình của con dê cụ ấy không? Tư Lợi nhìn Tám Danh và có cảm giác như Tám Danh cũng đang có những ý nghĩ tương tự thì ghé sát Tám Danh nói nhỏ: Anh Hai vẫn thường xuyên hỏi thăm chú và nhắn là chú phải “gác-đờ-co” cẩn thận đối với tiểu thư Cẩm Lai, nghe chưa? Không được cho bất cứ thằng nào xớ rớ đến con gái ngài phó Bí thư, rõ chưa? Ổng cưng cô nàng lắm đó! Có nghĩa là chú sẽ mất đầu như chơi đó!
Anh Tư cứ yên tâm lớn! Cô nàng về xí nghiệp là ngồi ngay cái ghế trưởng phòng kỹ thuật đẹp như cung điện. Em cho đệ tử bảo vệ ngày đêm. Xin bảo đảm là đến cái móng tay của cô nàng cũng không thể sứt mẻ!
Thế thì được!...Còn hai con nhỏ Lan và Huệ tôi “câu” từ trại phục hồi nhân phẩm ra gởi chỗ chú, thế nào rồi? Lu bu quá chưa xuống thăm chúng nó được…
Tám Danh đưa tay vuốt mặt, giụi giụi cặp mắt ốc nhồi như hé nhìn Tư Lợi qua kẽ ngón tay và nghĩ “Từ ngày mày mê mẩn với con vợ dâm đãng của tao thì còn nhớ gì đến đồ thải ấy nữa ?”. Tám Danh nốc cạn lon bia, chùi mép rồi nói :
- Báo cáo anh, từ ngày hai con điếm ấy về Xí nghiệp em lại đỏ da thắm thịt hẳn lên. Em cho chúng nó làm văn thư, cũng được việc lắm !
- Đó là những viên đạn đã lên nòng, bây giờ đến lúc phải bắn rồi đó ! Chú hiểu không ? Bắn vào ai, chú biết chưa?
Tám Danh nghệt ra một lúc rồi phá ra cười, văng cả nước miếng vào mặt Tư Lợi nhưng Tư Lợi cũng đang cười sằng sặc nên không để ý tới. Tám Danh vừa dằn cơn cười, vừa nói :
- Thưa anh Tư, quả là em ngu lâu. Vũ khí trong tay mà không biết sử dụng. Với lại, hai con nhỏ ấy cũng “thiện chiến” quá, nó làm cho em mê mẩn sinh lú lấp đi ! “Mỹ nhân kế” với thằng cha kia ! Được không anh Tư ?
- Thằng đực nào mà không máu gái ? Chú mày cứ tiến hành như thế…như thế…Có đến thánh sống cũng phải đổ !
Một tuần sau, Tư Lợi đã nhận được đầy đủ hồ sơ về vụ “quan hệ bất chính của giám đốc Văn Lâm với hai nhân viên văn thư là Lan và Huệ”. Quyết định kỷ luật của Sở Lâm nghiệp đã được Ban tổ chức tỉnh ủy nhanh chóng phê duyệt và Văn Lâm bị gọi về giam lỏng ở tỉnh ủy để làm kiểm điểm. Đồng thời Tám Danh được cử làm quyền giám đốc Xí nghiệp khai thác và chế biến Lâm sản.
Việc giám đốc Văn Lâm đột ngột mắc khuyết điểm rồi nhanh chóng bị kỷ luật đã khiến cho Trọng Đức choáng váng . Văn Lâm xa Xí nghiệp đã ba ngày rồi mà Trọng Đức vẫn còn chưa hết bàng hoàng , ngẩn ngơ. Anh như mất đi một cái gì đó rất lớn lao, rất gần gũi. Đã ba đêm rồi anh thức trắng để suy nghĩ về sự ra đi vĩnh viễn của Văn Lâm, người giám đốc mà anh rất quý trọng, tin yêu. Đến đêm thứ tư thì cơn sốt rét bất ngờ ập đến, khiến Trọng Đức gần như mê man…Vì Trọng Đức sống độc thân ngay tại khu tập thể trong Xí nghiệp, không có người nhà chăm sóc nên Tám Danh đã cử hai nhân viên văn thư Lan và Huệ thường xuyên túc trực chăm sóc Trọng Đức. Tiêu chuẩn thuốc men của Trọng Đức cũng được chú ý đặc biệt…
Lúc ấy là gần 1 giờ sáng, Trọng Đức mơ màng tỉnh dậy và anh giật mình khi thấy một người đàn bà đang nằm ôm lấy mình! Anh khẽ đẩy người đàn bà đang thiu thiu ngủ ấy ra và nhận ra đó là cô Lan văn thư của xí nghiệp. Trọng Đức định ngồi dậy, nhưng không đủ sức , anh lay mạnh Lan:
- Cô Lan!...Cô Lan!...
Lan bừng tỉnh. Cô mỉm cười nhìn Trọng Đức, nói:
- Ôi, anh mê sảng dữ quá!...Anh thấy đỡ mệt chưa?
- Tại sao cô lại nằm với tôi? Cô dậy ngay! Không thể bậy bạ như thế này được!
- À, đó là em mệt quá nên ngủ thiếp đi mất!
Lan vừa ngồi dậy vừa nói:
- Em pha sữa cho anh uống nhé, em được giao nhiệm vụ chăm sóc anh đó!
Chỉ một lúc, Lan đã đưa cho Trọng Đức ly sữa hột gà nóng hổi và đỡ anh dậy. Uống hết ly sữa, Trọng Đức thấy tỉnh táo đôi chút. Nhìn khuôn mặt xinh xắn, phúc hậu và thân hình cân đối, nở nang của Lan, anh không hiểu vì lẽ gì mà cô gái còn rất nhiều dáng nét thôn quê này lại đi vào con đường bán thân ô nhục. Trong ý thức, anh vốn rất xa lạ với cái danh từ “gái điếm” và từ khi Lan và Huệ về làm văn thư ở xí nghiệp anh cũng rất hạn chế sự tiếp xúc với hai cô văn thư “tình nhân” của ông Tám Danh này, đôi lúc anh còn tỏ ra khinh bỉ, nhưng nay nhìn Lan dịu dàng chăm sóc phục vụ mình, anh lại nghĩ đây là một cô Lan khác !...Lan cầm ly thuốc (thực ra là rượu bổ sâm quy tinh đặc biệt) đến ngồi cạnh Trọng Đức, nhẹ nhàng nói :
- Anh gần khỏe rồi đó ! Anh uống ly thuốc này đi !
Lan cầm ly kề vào miệng Trọng Đức và anh có cảm giác mình như một cậu bé bệnh nhân ngoan ngoãn trước cô bác sĩ dịu dàng ! …Trọng Đức đã tỉnh táo hẳn, với bản chất nhân hậu anh nhìn Lan bằng ánh mắt biết ơn, đầy thiện cảm. Nhưng nghĩ lại lúc Lan đang nằm ôm lấy mình mà ngủ, Trọng Đức lại thấy bối rối, muốn tìm lời trách mắng cái sự sàm sỡ ấy của Lan nhưng anh chưa biết nói thế nào. Lan như phần nào đoán được tâm trạng của Trọng Đức, cô mỉm cười, nhẹ kéo anh nằm xuống và nói :
- Thôi anh nằm nghỉ đi, nghĩ ngợi làm gì cho mệt!
Trọng Đức chưa kịp phản ứng gì thì Lan đã kéo anh nằm xuống giường và nằm xuống theo, ôm lấy anh mà nói :
- Anh Đức! Anh đừng đuổi em!...Anh hãy thương em, đời em khổ lắm!
Trọng Đức muốn vùng dậy đẩy Lan ra nhưng cô đã ôm ghì lấy anh, giọng thổn thức :
- Anh Đức!...Anh có thể khinh ghét em, nhưng em thương anh! Anh hãy nghe em nói đây: Anh thương lấy em một lần này thôi, em sẽ đội ơn anh suốt đời!
- Buông tôi ra! Cô Lan, tôi không thể làm như thế! Nếu cô thương tôi thì cô hãy ngồi dậy, chúng ta sẽ nói chuyện!
- Anh Đức!...Em sẽ tiết lộ cho anh một bí mật: Người ta muốn dùng em để hại anh như đã hại ông Văn Lâm! Nhưng vì em kính trọng anh, em thương anh nên em sẽ không nghe lời họ !
Trọng Đức nghe nói vậy thì sởn gai ốc, bủn rủn chân tay. Nhưng Lan đã lại ôm ghì lấy anh, hôn tới tấp vào mặt anh rồi nói :
- Anh đừng sợ ! Người ta đưa em máy chụp hình, máy ghi âm nhưng em giấu đi rồi! Em không nghe lời họ, cho nên chúng em sẽ trốn khỏi đây !
- Vậy sao các cô không trốn ngay đi ? Các cô sẽ trốn đi đâu ?
- Chúng em sẽ về quê ở tỉnh N. Sẽ chẳng ai tìm thấy chúng em cả ! Nhưng trước khi trốn đi, em muốn có con với anh, anh là người tốt lắm, giỏi lắm, em thương anh lắm !...
Trọng Đức muốn nói, muốn đẩy Lan ra để ngồi dậy nhưng Lan đã ghì chặt lấy anh. Sức nóng từ thân thể căng tròn của Lan như đã phá tan mọi ý thức phản kháng của Trọng Đức. Rồi anh có cảm giác như có những luồng điện chạy trong người …
Sáng hôm sau, tin hai cô văn thư Lan và Huệ đã bỏ trốn khỏi xí nghiệp đã khiến cho Tám Danh rụng rời chân tay. Ông ta tức tốc phóng lên Sở gặp Tư Lợi. Sau một hồi suy nghĩ, Tư Lợi nói :
- Thua keo này bày keo khác ! Nhất định phải đưa thằng Trọng Đức vào bẫy ! Chú ngồi đây để tôi tới thỉnh thị anh Hai Lộc. Ông đa mưu như Tào Tháo ấy !
Không đầy 15 phút Tư Lợi đã trở lại, ghé tai Tám Danh nói nhỏ :
- Anh Hai cho phép sử dụng cô con gái cưng Cẩm Lai vào kế hoạch mỹ nhân kế ! Chú phải khéo dụ cô nàng tới thăm thằng Đức. Chỉ cần hai người đứng kề cạnh nhau là chúng ta ập vô chụp hình và bắt quả tang quan hệ bất chính chứ không cần phải tới đoạn phim “con heo” như đối với lão Văn Lâm !
- Nhưng như vậy sao đủ bằng cớ kết tội ? - Tám Danh hỏi .
- Chú mày sao ngu lâu nữa rồi ! Cô nàng là loại cành vàng lá ngọc, chỉ cần chạm vô tà áo là đủ mất đầu rồi !...
Nhưng kế hoạch “mỹ nhân kế” của Tư Lợi và Tám Danh đã không được Cẩm Lai ủng hộ mà cô còn muốn tố cáo cái trò đê tiện của thầy trò Tư Lợi. Khi Tám Danh vừa hé mồm nói Cẩm Lai đến thăm sức khỏe Trọng Đức, cô đã đọc ngay được ý đồ của Tám Danh. Vốn có cảm tình với ông giám đốc cũ Văn Lâm, Cẩm Lai đã hình dung ra toàn bộ “kế hoạch mỹ nhân kế” của Tám Danh và cô giận sôi người lên khi nghĩ rằng họ đã muốn sử dụng mình vào âm mưu đó để hại Trọng Đức – người mà cô cũng rất kính nể. Càng nghĩ cô càng thương ông Văn Lâm, thương Trọng Đức và càng oán giận ông Hai Lộc, người cha yêu quý thuở ấu thơ, vì cô biết quá rõ ông Tư Lợi, ông Tám Danh và một số kẻ bất tài và xấu xa khác lại là những người thân cận của cha mình. Cẩm Lai quyết định viết một bức thư nói rõ toàn bộ sự thật đen tối của “kế hoạch mỹ nhân kế” cho Trọng Đức biết để anh đề phòng. Nhưng, khi người cầm thư của Cẩm Lai đến phòng Trọng Đức thì chỉ thấy một mẩu giấy của Trọng Đức để lại như sau : “Tôi không thể làm việc ở trong một cái tổ quỷ ! Những người có lương tri hãy đưa bọn Tư Lợi, Tám Danh …ra ánh sáng và phục hồi danh dự cho người cán bộ đảng viên chân chính là bác Văn Lâm ! Ký tên : Trọng Đức”.
Khi trên tờ báo công an của tỉnh đăng tin “Lệnh truy nã đặc biệt “ đối với “tội phạm nguy hiểm” Trọng Đức thì Cẩm Lai bị “sốc” khá mạnh: Hệ thần kinh của cô như có một sự xáo trộn, sắp xếp lại các tế bào thần kinh! Cô như trở thành một người hoàn toàn khác. Cô âm thầm theo dõi mọi hành động của cha mình cùng những người thân tín của ông. Và khi cô có đủ “tang chứng, vật chứng” để có thể kết luận người cha của mình là một kiểu “Bố già Mafia” thì cô quyết định đi tìm Trọng Đức. Vì Cẩm Lai không hề biết rằng Trọng Đức đã đến quê Lan để tìm cô nên cuộc tìm kiếm của Cẩm Lai thật vô vọng. Tuy thế, Cẩm Lai vẫn không hề từ bỏ ý định đi tìm Trọng Đức vì cô linh cảm rằng số phận cô đã gắn vào cuộc đời Trọng Đức…
Trọng Đức có tìm thấy Lan hay không và Cẩm Lai có tìm thấy Trọng Đức hay không, truyện ngắn này chưa thể trả lời hai câu hỏi đó!
Trọng Đức có tìm thấy Lan hay không và Cẩm Lai có tìm thấy Trọng Đức hay không, truyện ngắn này chưa thể trả lời hai câu hỏi đó!
Plêiku, 1986 - TP.HCM, 2009
Đỗ Ngọc Thạch
Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20)
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 281
Ngày mười bốn tháng chín năm bảy chín, đoàn khảo sát văn hóa dân gian của ông Tô Ngọc đến Plêiku.Trời đã về chiều, cả thị xã cao nguyên nhỏ bé thoắt cái đã trở nên tĩnh lặng, huyền ảo khác thường.
Những cây thông trầm mặc đã ẩn mình vào trong bóng đêm từ bao giờ, nhìn xa trông như những hình nhân nhẫn nại, trầm tư. Gió se lạnh làm đung đưa ánh đèn thưa thớt trên những con đường đổ dốc mờ ảo. Tiếng nhạc ở những quán cà phê vừa vang lên mà như đã tan đi trong tiếng lá rơi xào xạc…
Ông Tô Ngọc không đi thu dọn chỗ ở và tắm rửa như các thành viên trong đoàn mà thả bộ trên con đường phố vắng ẩn trong những lùm cây đen sẫm. Cái mùi lá kỳ lạ khiến ông nôn nao, bồn chồn. Linh tính như mách bảo ông rằng, đêm nay, cái đêm cao nguyên đầu tiên này, ông sẽ gặp điều khác thường. Ông hồi hộp chờ đón điều khác thường ấy và như là có ai dẫn lối, ông đã đi hết đường phố lớn, đến một con đường đất nhỏ, cây cối um tùm. Lúc ấy, ông mới chợt nhận ra đã không còn ánh điện nữa, đã tới ngoại vi thị xã, và tất cả đang ngập trong ánh trăng huyền ảo. Đi tiếp hay dừng lại, hay quay trở lại? Ông Tô Ngọc đang phân vân thì bỗng nghe thấy một âm thanh khác lạ bay theo làn gió thoảng. Ông lắng tai nghe và nhận ra đó là tiếng đàn Klong Put với giai điệu buồn. Lần theo hướng gió, ông Tô Ngọc đã đứng trước nơi phát ra tiếng đàn Klong Put đó: một nếp nhà nhỏ ẩn trong vườn cà phê rộng. Ông đứng lặng trước những âm thanh huyền diệu: giai điệu buồn mà vẫn ánh lên vẻ đẹp huy hoàng, quyến rũ lạ kỳ!…
Ông Tô Ngọc đang đắm chìm trong tiếng đàn thì bỗng những âm thanh kỳ ảo ấy biến mất! Giây lát, có tiếng lộc cộc và cái cổng gỗ của ngôi nhà đã mở toang. Ông Tô Ngọc nhìn thấy một người già râu tóc bạc trắng lấp lánh ánh trăng hiện ra trước cổng. Nhìn ông Tô Ngọc giây lát, ông già cất tiếng chào rồi nói:-Chúng tôi đang làm lễ Tơnơl (*), Zang Pơđa (**) linh thiêng đã không bắt con H’Thùy phải chết. Năm năm trước, Zang Pơđa nổi giận đã bắt nó nằm liệt giường. Nhưng sáng nay, Zang đã thương tình, cho nó được đi lại chạy nhảy như con chim rếch trên nương…
Rồi ông già nhún nhảy chân tay như múa và nói như hát, như lời của các Hơ Amon (***) cổ xưa:
“Ô, không kiêng cữ gì đâu !
Vào đây đi !
Mắc cỡ chi, ngần ngại gì!
Vào đây đi !
Thật là vui lòng khách đến chơi
Thật là cảm kích khách đến nhà!…”
Ông Tô Ngọc theo ông già vào nhà. Khoảng gần hai chục người đang ngồi quanh bếp lửa, bên những ghè rượu cần, những đĩa thức ăn đầy ụ. Ở một góc nhà, sát vách, là một cái đàn Klong Put. Đứng bên cây đàn là một em bé gái, khoảng mười tuổi, xinh đẹp lạ thường, đang hướng khuôn mặt ra phía cửa, nơi người khách lạ là ông Tô Ngọc vừa bước vào. Ông Tô Ngọc giật mình trước vẻ đẹp huyền ảo mà rực rỡ của em bé gái. Mải quan sát em, có người nắm vào tay ông, ông mới biết. Đó là một người cán bộ của Sở Văn hóa, người đã đón tiếp đoàn của ông khi chiều. Người đó kéo ông Tô Ngọc ngồi xuống cạnh ghè rượu cần và cho ông biết câu chuyện về bé gái H’Thùy, nhân vật chính của lễ Tơnơl này…
H’Thùy vừa đúng mười tuổi. Bố người Bana, mẹ người Kinh. Đầu tháng 3-1975, trước khi rút chạy khỏi Plêiku, một tên lính ngụy ập vào nhà H’Thùy cướp phá và cưỡng hiếp mẹ H’Thùy. Lúc đó, H’Thùy mới năm tuổi, nhưng thấy mẹ vật lộn giằng co với tên lính, bé cũng lao vào cắn vào chân tên lính. Thằng lính bị đau, , buông người mẹ ra tóm lấy chân cô bé liệng ra vườn caphê. Đúng lúc H’Thùy rơi xuống tán lá của một cây caphê thì cái chày giã gạo từ tay người mẹ cũng bổ xuống đầu thằng lính.
Sau vụ ấy, H’Thùy bị sốt nặng, tưởng khó mà sống nổi. Cơn sốt qua đi, nhưng H’Thùy không thể đi lại được và đôi mắt không thể nhìn được nữa. Năm năm qua, H’Thùy chỉ nằm trên giường với bóng tối bao phủ. Nhiều thầy thuốc, thầy cúng nổi tiếng cũng đành chịu bó tay. Nhưng sáng nay, như là có phép màu, sau khi ngủ dậy, H’Thùy đã bước được xuống đất và lần mò đi lại trước sự , kinh ngạc tột cùng của cả nhà !…
Mọi người quyết định làm lễ Tơnơl thật lớn để tạ ơn Zang Pơđa linh thiêng đã tỏ lòng thương cô bé H’Thùy xinh đẹp mà bị mắc thứ bệnh ác nghiệt. Mẹ H’Thùy còn nghĩ rằng, làm lễ tạ ơn thần linh, biết đâu các ngài lại mở lượng từ bi, cho H’ Thùy được nhìn thấy ánh sánh ! Ôi, đôi mắt của H’Thùy đẹp như thế kia cơ mà !…
Mọi người thay nhau uống rượu khấn vái, múa hát, đánh chiêng, trống …không ngừng. Thỉnh thoảng, tiếng khấn của ông thầy cúng lại rề rà vang lên, át cả đám đông :
“ Ơ Zang Pơđa
Zang Pơđa linh thiêng !
Chúng tôi đã mời Zang ăn thịt gà thơm
Chúng tôi đã mời Zang ăn thịt heo béo
Con H’Thùy đã đánh Klong Put cho Zang nghe
Zang vừa lòng chưa ? Vừa lòng chưa ?”…
Sau mỗi lần ông thầy cúng như thế, lại soang, lại đánh cồng chiêng, hát,…Và H’Thùy lại đánh đàn Klong Put. Ông Tô Ngọc như bị thôi miên mỗi khi hai bàn tay mềm mại, nhỏ bé của H’Thùy như đang múa lượn trước những ống lồ ô bình dị. Những ống lồ ô lầm lì, bất động thoắt đã vang lên những âm thanh trầm bổng, lúc khoan lúc nhặt , lúc như gió rừng thổi vào vách đá, lúc như tiếng suối chảy róc rách không thôi…Hai bàn tay bé nhỏ kia có phép màu gì vậy ? Đó là tiếng nói của núi rừng hay của những con người đau khổ từ ngàn đời nay đang khao khát hạnh phúc ?…Toàn thân cô bé như rực sáng trong tiếng nhạc lung linh. Bên tai ông Tô Ngọc như vang lên những lời ca cổ xưa :
“ Nàng đang đứng đó, trước đàn Klong Put / Chân tay mềm trắng như cúi bông / Ngực mới nhú bằng quả cây sắn / Nàng đẹp như con trời / Nhìn đằng trước thấy xinh / Nhìn đằng sau thấy đẹp / Váy ba mươi lớp vẫn thấy bắp vế trắng bên trong / Nàng bước đi uyển chuyển / Gió thổi , lộ bắp vế như có ánh chớp / Gió bay, thấy đầu gối như có tiếng sấm ầm ỳ / Gió thổi , thoáng bắp đùi bỗng như chói lòa tiếng sét đánh ngang tai”…
Cô bé H’Thùy đã ngừng tay, mặt hướng vào nơi vô định. Một làn gió thổi ào vào căn nhà như muốn cuốn đi những hồi âm của tiếng đàn còn lơ lửng trên không gian bé nhỏ của căn nhà. Cô bé khẽ rùng mình rồi nhẹ nhàng đi lại bên người mẹ, ngồi xuống mắt chớp chớp , môi mấp máy nói câu gì đó thầm thì bên tai bà. Bà mẹ mỉm cười rồi kéo đầu H’Thùy áp chặt vào ngực, hai giọt nước mắt lăn qua gò má nhăn nheo của bà rơi xuống đầu cô bé. Ông Tô Ngọc đã nhìn thấy, và bên tai ông vang lên một âm thanh…
Lê Tơnơl cũng là ngày sinh của H’Thùy, cô bé tròn mười tuổi. Người ta đem đến quá nhiều quà mừng , nhưng cô bé không nhìn thấy được. Mỗi khi có người đưa quà, lại có một người nói cho cô bé nghe đó là cái gì, nó như thế nào, nó đẹp ra sao…
Khi đó, H’Thùy ngước mặt lên , mắt chớp chớp khẽ mỉm cười nói lời cảm ơn rồi cô bé buông một tiếng thở dài, nét mặt như có một đám mây đen lướt qua. Không ai nghe thấy tiếng thở dài mỏng manh đó, nhưng ông Tô Ngọc đã nghe thấy. Không ai nhìn thấy đám mây đen lướt qua khuôn mặt cô bé nhưng ông Tô Ngọc đã nhìn thấy. Ông Tô Ngọc bỗng cảm thấy lúng túng, bất lực. Ông biết tặng cô bé món quà gì bây giờ ? Ở nhiều trường hợp khác, với cây đàn ghi ta, ông có thể ứng tác một ca khúc làm quà tặng. Nhưng bây giờ, trước cô bé thiên thần này, ông bất lực. Ông thấy nhói trong tim khi nghe cô bé nói với mẹ :
- Mẹ ơi, sao không có ai tặng con một món quà mà con có thể nghe nó nói điều gì đấy ?
Ông Tô Ngọc bàng hoàng giây lát, trong tim người nhạc sĩ già bất hạnh bỗng vang lên những nét nhạc dạo đầu của một bản nhạc lạ. Ông bước đến trước đàn Klong Put và nói với cô bé :
- Tôi sẽ tặng H’Thùy một món quà nhỏ !
Tất cả mọi người im lặng , bàn tay gày guộc của ông Tô Ngọc vỗ nhẹ bên miệng của những ống lồ ô, những âm thanh trầm đục ngân lên. Rồi nhanh dần, nhanh dần, hai bàn tay ông Tô Ngọc lướt qua, vòng lại những miệng ống lồ ô như nhịp phi của con chiến mã già trong cuộc trường chinh vạn dặm…Đúng mười phút, tiếng đàn Klong Put của ông Tô Ngọc lặng đi đột ngột ! Mặt cô bé ràn rụa nước mắt cùng nụ cười ngỡ ngàng , cô bé hướng về phía ông Tô Ngọc, nói giọng run run :
- Ôi ! Thật kỳ diệu ! Ông đã cho H’Thùy biết ngày H’Thùy sinh ra như thế nào, cất tiếng chào đời ra sao, rồi H’Thùy đã lớn lên như thế nào, tai họa đã ập đến ra sao !… Và ông còn hứa là sẽ tặng H’Thùy một món quà thật lớn vào năm H’Thùy tròn hai mươi tuổi, có đúng vậy không ? H’ Thùy phải đợi mười năm nữa à ?
Cô bé mù đã nói đúng tâm tư của ông Tô Ngọc mà ông đã “nói” bằng tiếng đàn Klong Put. Phải, ông sẽ sáng tác một bản giao hưởng lớn làm quà tặng H’Thùy khi cô tròn hai mươi tuổi mà ông linh cảm thấy rằng đến lúc đó, H’Thùy sẽ nhìn thấy ánh sáng, thấy núi rừng quê hương của cô !…
***
Đúng ngày đó, mười năm sau, ông Tô Ngọc trở lại mảnh đất xưa để tìm gặp cô bé H’Thùy , mà theo ông nghĩ , đã trở thành một cô gái tròn hai mươi tuổi cực kỳ xinh đẹp. Theo như lời ước hẹn mười năm trước, hôm nay, ông Tô Ngọc đem đến cho H’Thùy một bản giao hưởng soạn cho đàn Klong Put gồm hai mươi tiểu khúc, mà ông đã lao tâm khổ tứ viết liên tục suốt mười năm qua. Ông âm thầm viết rồi lại sửa công phu trong điều kiện cuộc sống nghèo khổ và cô độc với một niềm say mê hứng khởi không thể giải thích được.
Mười giờ sáng, chiếc xe ca liên vận đưa ông từ Qui Nhơn đến bến xe liên tỉnh thị xã Plêiku . Ngồi uống nước ở bến xe, tình cờ ông gặp người cán bộ Sở Văn hóa dạo nọ : anh ta đi bán báo rong, bộ dạng thật nhếch nhác. Biết mục đích chuyến đi của ông Tô Ngọc , anh ta nói :
- Cách đây bốn năm, cô bé H’Thùy ấy đã là một cô gái mười sáu tuổi, xinh đẹp lạ thường. Và cô gái đã khỏi mù rồi !
- H’Thùy nhìn thấy được rồi sao? – ông Tô Ngọc ngạc nhiên thốt lên – Ai chữa cho cô gái vậy?
- Ông biết không, khi H’Thùy mười sáu tuổi, cô bé bỗng trở nên xinh đẹp không thể tả được, các hoa hậu đang đăng quang con kém xa. Biết bao nhiêu người đến hỏi cô bé làm vợ. Đủ các loại người. Bà mẹ liền ra một điều kiện: Ai đem đến mười sáu viên ngọc trai giống hệt nhau và không giống bất cứ viên ngọc trai nào đã tồn tại trong đời thì sẽ được cưới cô bé làm vợ !…
- Vậy có ai đem được mười sáu viên ngọc trai tới không?
-Có chứ ! Cứ nói là dân mình nghèo, nhưng là những người thật thà, ngớ ngẩn như ông và tôi thôi, chứ thiên hạ ối kẻ giàu nứt đố đổ vách. Ông biết không , có hơn chục người đem được mười sáu viên ngọc trai tới.Nhưng giống nhau nhất, đẹp nhất là mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ ở Sài Gòn. Ông ta đã có đến chục bà vợ, mỗi tỉnh một bà. Bà ở thị xã Plêiku này là một chủ hụi cỡ bự, xài tiền như rác!…
- Rồi sao ?
- Rồi sao nữa! Khi nhìn thấy mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ, bà mẹ H’Thùy rú lên kinh ngạc,ôm chầm lấy cô con gái như phát cuồng!…Ông bố, rồi cả nhà H’Thùy đều sung sướng phát rồ!…
- Còn H’Thùy thì sao ?
- Còn sao nữa ! Cô bé ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nhưng khi H’Thùy cầm mười sáu viên ngọc trai và nghe lão chủ thầu nói: “Em là người đẹp nhất trần gian, và bây giờ em sẽ là bà chủ giàu nhất trần gian !” thì cô gái run lên, nước mắt trào ra như suối và sự việc lạ lùng đã xảy ra: Khi đưa những viên ngọc trai lên ngang mặt như muốn nhìn ngắm nó, mắt cô bé bỗng sáng lên, cô bé đã nhìn thấy những viên ngọc trai đang long lanh dưới ánh sáng thần kỳ như trong truyện cổ tích…
- Sao lại có chuyện thần tiên như vậy được?
- Thế ông đã được nhìn thấy một viên ngọc trai nào chưa? Tôi đoán không nhầm , có lẽ ông suốt đời chỉ được cầm những đồng tiền nhàu nát, như nắm tiền bán báo của tôi đây này, thì vàng ngọc chỉ là chuyện hoang đường !
- Thôi , đừng nói chuyện đó. Anh kể tiếp về H’Thùy đi !
- Thế là hết chuyện ! H’Thùy đã thành bà chủ, cô ta không đánh đàn Klong Put nữa. Và thế là bốn năm nay, tôi không gặp và không biết cô ta thế nào !
Ông Tô Ngọc ngồi lặng đi trong quán nước. Trong đầu ông như có núi lở, có cảm giác như mình đã hóa thành cát bụi. Hồi lâu , ông nói :
- Anh có thể đi với tôi về Kon Hà Nừng nơi H’Thùy đã sinh ra không ? Tôi muốn đến mảnh đất quê hương của cô gái một lần cuối trước khi vĩnh viễn từ biệt mảnh đất này !
- Tôi bỏ nghề sưu tầm văn nghệ dân gian từ lâu rồi ! Ngày tôi đi bán báo tối bán… nước bọt ! – người nọ thở dài .
- Bán nước bọt là cái gì ?
- Là dắt mối gái điếm chớ gì !
- Sao anh lại làm cái nghề mạt hạng ấy ? – ông Tô Ngọc ngạc nhiên hết sức.
- Đói đầu gối phải bò ! Thiên hạ bây giờ đua nhau làm giàu như điên bằng đủ mọi cách. Mà một khi đã giàu rồi thì phải tiêu xài chứ ! Một thứ tiêu xài hấp dẫn nhất chính là cái “của nợ” ấy, chẳng ai thoát được sự cám dỗ của nó , đến thánh cũng thế ! Nhờ vậy mà đàn con nheo nhóc của tôi mới còn sống đến hôm nay đấy !…
Người cán bộ Sở Văn hóa nói lai rai gì đó một lúc rồi cáo lui, tạm biệt ! Với anh ta cuộc chạy đua suốt cả ngày với đồng tiền quả là không thể có nhiều thời gian trống ! Ông Tô Ngọc chần chừ một lát rồi mua vé xuống An Khê . Ông đã quyết định trở lại Kon Hà Nừng, để làm gì cụ thể thì chính ông cũng không thể hình dung chính xác, ông lên xe với một cảm giác vô thức…
***
Kon Hà Nừng !… Kon Hà Nừng !… Chỉ mấy tiếng ấy thôi đã đầy quyến rũ đối với ông Tô Ngọc khi xe dừng ở thị trấn An Khê. Và khi đã đặt chân lên núi rừng bạt ngàn của Kon Hà Nừng ông cảm thấy thanh thoát lạ thường. Đi lang thang trong rừng được nửa ngày thì ông Tô Ngọc gặp một tốp thợ xẻ. Ông đã nghỉ lại ăn cơm tối với họ. Khi biết ông là nhà sưu tầm chuyện cổ, bài hát cổ, một người thợ xẻ nói :
- Cách đây không xa, có mấy ông già làng biết nhiều chuyện đời xưa hay ho lắm, bác đến đấy tha hồ mà sưu tầm . Còn nếu bác thích nghe chuyện thời nay thì bọn tôi có hàng kho chuyện, chuyện nào cũng ly kỳ rùng rợn không kém những chuyện thần linh ma quỷ đời xưa đâu. Tôi nghĩ bác cứ ghi lại để vài trăm năm nữa cho con cháu bác nó công bố thì cũng y xì chuyện thần thoại cổ tích !
Ông Tô Ngọc bật cười nhìn những người thợ xẻ như nhìn những sinh vật lạ :chẳng lẽ họ cứ làm cái việc cưa xẻ đơn điệu này mãi mà không biết chán hay sao ? Trong khi đó những người thợ xẻ cũng nhìn ông Tô Ngọc như là người của Sao Hỏa rơi xuống quả đất : Thời buổi này người ta đua nhau đi gom nhặt tiền bạc để làm giàu, cái ông dở hơi này lại lặn lội lên tận chốn thâm sơn cùng cốc để gom nhặt những câu chuyện ngớ ngẩn của mấy ông già sắp kề miệng lỗ !…
-Bác có thích nghe chuyện “Nàng Tiên mù và thằng Sọ Dừa” không?
-Chuyện cổ tích à? – ông Tô Ngọc hỏi.
-Không, đó là chuyện ngày nay trăm phần trăm, nhân vật còn sống sờ sờ. Lát nữa bác sẽ được tận mắt nhìn thấy!- Và người thợ xẻ kể.
Có một cô gái xinh đep như Tiên nữ giáng trần, nhưng bị mù từ năm lên năm tuổi (ông Tô Ngọc thốt giật mình và nghĩ đến hình ảnh H’Thùy mười năm về trước). Năm cô gái 16 tuổi sắc đẹp trở nên lộng lẫy lạ thường. Cánh nam nhi khao khát người đẹp như điên, dù cô gái có bị mù. Hẳn người ta cho rằng “cái kia” đâu có mù ( người thợ xẻ nhe răng cười nhăn nhở, đám thợ xẻ hưởng ứng nhưng thấy ông Tô Ngọc ngồi lặng như tượng nhà mồ, họ lại ngồi yên). Gia đình cô gái cũng đặt điều kiện kén rể như Vua Hùng trong truyện Sơn Tinh –Thủy Tinh ấy. Điều kiện ở đây là : ai đem đến mười sáu viên ngọc trai tuyệt đẹp và giống nhau như hệt thì sẽ được cưới cô gái làm vợ ! Một ông chủ thầu gỗ cỡ bự đã trở thành chú rể ! Và điều kỳ lạ đã xảy ra là : mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ đã làm cho cô gái xinh đẹp hết mù ! Cô gái đã trở thành bà chủ trước sự ghen tức lồng lộn của hơn chục bà vợ chính thức của ông chủ thầu gỗ ! Các bà đã liên minh với nhau để chống kẻ thù chung là cô gái xinh đẹp và một độc kế được vạch ra : Các bà đã thuê một băng cướp khét tiếng mai phục ở khu rừng Kon Hà Nừng này, chỗ mà ông chủ thầu sẽ đến thăm gỗ cùng cô vợ trẻ xinh đẹp như Tiên. Khi ông chủ thầu và cô vợ trẻ lọt vào ổ phục kích băng cướp có nhiệm vụ giết chết ông chủ và thỏa sức hãm hiếp cô vợ trẻ ! (Ông Tô Ngọc gai người rụng rời chân tay như muốn ngất xỉu). Bác phải biết đàn bà người ta đã trả thù là kinh hoàng đáng tởm hết chỗ nói ! Và âm mưu độc ác đó đã được thực hiện không sai một chi tiết ! (Người thợ xẻ kể đến đây cũng phải ngồi lặng một lát, rít một điếu thuốc lào rồi mới kể tiếp). Thương thay cho cô gái xinh đẹp! Giá như cô chết đi thì hết khổ. Nhưng cô gái không chết mà lại bị mù và có bầu với băng cướp tàn bạo đó ! Điều bất hạnh xảy ra là cái bầu ấy lại là một quái thai : Cô đã đẻ ra một thằng bé đầu to như sọ dừa hai tay thì to nhưng thân mình và hai cái chân lại teo quắt bé tí xíu. Điều kỳ lạ là đứa bé rất khỏe nó đã hơn ba tuổi đi bằng hai tay còn hai chân thì chống ngược lên quặp vào tay mẹ nó gần như tay vậy !… Hai mẹ con sống lang thang trong rừng ai nhìn thấy cũng phát khiếp .
Nghe đến đây ông Tô Ngọc thét lên một tiếng cực lớn rồi ôm ngực ho rũ rượi ! Ông ngất đi đến nửa giờ sau mới hồi tỉnh. Khi tỉnh dậy vừa mở mắt ra ông đã nhìn thấy “Nàng Tiên mù và thằng con Sọ Dừa” đang đứng trước lều của những người thợ xẻ . Những người thợ xẻ đang cho hai mẹ con ăn cơm và hai mẹ con ngồi ăn ngon lành ! Một người thợ xẻ nói :
- Làm xong cái hợp đồng này cánh ta sẽ đưa hai mẹ con về miền xuôi mở gánh xiếc và múa võ bán thuốc cao thì chẳng mấy chốc mà thành triệu phú ! Thiên hạ cứ gọi là lác mắt trước vẻ đẹp của Nàng Tiên mù và trước thằng Sọ Dừa quái dị này !
Ông Tô Ngọc chăm chú nhìn hai mẹ con và khi nhận ra đúng là cô bé H’Thùy mười năm trước ông lại rú lên kinh hoàng ! Những người thợ xẻ đã xoa bóp , day huyệt cho ông khiến ông thiếp ngủ !
Khi ông Tô Ngọc tỉnh dậy, khu rừng đã tràn ngập trong ánh sáng huyền ảo. Ông nhìn đồng hồ mới chín giờ. Ông giật mình khi thấy số chỉ ngày trên đồng hồ vẫn là con số 14 ! Vẫn là ngày 14-9 sao ? Vẫn là cái ngày mà ông đã chờ đợi và giành bao tâm huyết cho nó: ngày mà H’Thùy tròn hai mươi tuổi. Chẳng lẽ cô gái xinh đẹp tuyệt vời vừa tròn hai mươi tuổi mà ông luôn tưởng tượng ra trong suốt mười năm qua lại là người mẹ mù hoang dã bên cạnh đứa con quái dị này sao?
Cắt ngang ý nghĩ của ông Tô Ngọc là những tiếng thì thầm của những người thợ xẻ:
-Hai mẹ con chắc là đã ngấm thuốc ngủ rồi. Chúng ta làm việc đi chứ!
-Vẫn ít thuốc hay sao ấy? Thằng Sọ Dừa thi thoảng vẫn cựa mình và không hiểu sao nó cứ quắp chặt lấy mẹ nó?
-Gỡ nó ra chứ. Lấy chăn chiên gói nó lại rồi treo lên cành cây kia kìa!
-Tao đã thử đêm qua rồi. Nó khỏe như gấu ! Chút xíu bị nó cào rách mặt!
-Mỡ treo miệng mèo mà không làm gì được, tức thật! Mà toàn loại anh hùng hảo hán, chẳng lẽ lại thua cái thằng quái thai này sao?
-Hay là “thịt” thằng Sọ Dừa đi! Quái thai như nó chắc không sống được bao lâu đâu !
-Không được. Nó là báu vật đấy ! Đưa nó về các thành phố biểu diễn cứ gọi là hái ra tiền! Phải dùng mẹo chứ không được dùng bạo lực. Cứ chờ lát nữa xem sao, nhất định thuốc ngủ sẽ phát huy tác dụng!…
Ông Tô Ngọc nghe mà sởn gai ốc! Bọn họ đang âm mưu gì vậy? Nghĩ tới cảnh băng cướp thay nhau hãm hiếp cô gái, ông lại thấy lạnh toát cả người, chân tay rụng rời, tim đau thắt…Đúng lúc ấy, ông nghe thấy một âm thanh vọng lại thoang thoảng trong gió: tiếng đàn Klong Put!…
Ông Tô Ngọc bật ngồi dậy, đập vai một người thợ xẻ kề bên:
-Nhờ anh đi chặt về đây cho tôi mười ống lồ ô, ngay bây giờ !
- Để làm gì vậy? Đang đêm đi chặt lồ ô, bác điên à?
- Tôi không điên! Để tôi làm phép cho các anh xem. Tôi có học được một phép thuật của người Bana, hay lắm !
- Bác học được phép thuật phù thủy à? Thế thì hay lắm. Bọn tôi thường sống lang bạt nơi rừng rú cũng cần biết phép thuật để trị ma tà khi cần thiết…- Nói rồi người thợ xẻ xách dao biến mất sau những lùm cây đen ngòm. ..
Khoảng mười lăm phút sau, người thợ xẻ vác về mười ống lồ ô bóng loáng. Ông Tô Ngọc lẩm nhẩm tính toán và chỉ trong chốc lát, cây đàn Klong Put đã thành hình…
***
Kể cho tôi nghe câu chuyện này chính là người thợ xẻ đã đi chặt mười ống lồ ô đó. Anh ta hiện đang làm thuê cho một lò bánh mì ở Chợ Lớn. Sau khi cho tôi xem mười ống lồ ô của ông Tô Ngọc mà anh đã công phu vác về đây, người thợ xẻ bỗng như biến thành một người khác, như là những nghệ nhân kể Hơ Amon xa xưa, rồi anh ta kể :
Tiếng đàn Klong Put của ông Tô Ngọc đã khiến cho cả khu rừng đang tràn ngập ánh trăng trở nên xao động lạ kỳ. Chim muông đủ loại không biết từ đâu đã quây tụ xung quanh cây đàn Klong Put từ bao giờ… Chúng chăm chú, say sưa nghe tiếng đàn như bị mê hoặc…
Hai mẹ con Nàng Tiên mù và thằng Sọ Dừa đã tỉnh dậy dù đã đến lúc thuốc ngủ ngấm vào người. Tốp thợ xẻ ngồi lặng như những tượng nhà mồ. Tiếng đàn Klong Put không còn là tiếng nhạc nữa, mà đã trở thành tiếng suối chảy , tiếng gió rừng rào rào, thành tiếng thác dội ầm ào, thành mùi lá rừng ẩm ướt, thành ánh trăng bạc lấp lánh…
Khi tiếng đàn vừa dứt , Nàng Tiên mù ràn rụa nước mắt, thổn thức, tiếng nói như làn gió đẫm sương đêm :
-Ôi, tôi đã hai mươi tuổi rồi ư? Món quà người đã hứa tặng tôi mười năm trước đây sao?
Thằng Sọ Dừa bỗng rú lên, tung người nhào lộn ba vòng rồi nói bằng thứ âm thanh chói tai:
-Đánh sấm nữa đi, làm sét nữa đi !…Tôi thích nghe quá!…á…á…
Bỗng một cái chăn chiên tung ra, cuốn chặt lấy thằng Sọ Dừa, một người thợ xẻ, nhanh như chớp đã vác thằng Sọ Dừa biến mất.Cả đám chim chóc, muông thú bỗng rùng rùng chuyển động hỗn loạn. Có hai con hổ trắng vọt ra như một tia sáng, một con cắp Nàng Tiên mù, một con cắp ông Tô Ngọc lao vút về hướng núi Lơ Khơng!…
Sau đó, tôi nghe mấy già làng nói hai con hổ đó là Zang Kông Lơ Khơng, nghĩa là Thần núi Lơ Khơng…
Người thợ xẻ ngừng kể, anh ta đang tập đánh đàn Klong Put. Anh bảo, khi con gái anh hai mươi tuổi, anh sẽ đánh đàn Klong Put điêu luyện và sẽ tặng con gái bản nhạc của ông Tô Ngọc mà anh đã thuộc như là nó đã có sẵn trong đầu anh vậy!… Trời đất, nghe đến đây thì tôi không tin ở tai mình nữa, người thợ xẻ đã đứng đàn từ bao giờ, và tôi nhìn anh ta và lại không tin ở mắt mình nữa: anh ta giống ông Tô Ngọc y chang !
----
Chú thích:
(*) Tơnơl: lễ tạ ơn của người Bana.
(**) Zang Pơđa : Thần chết.
(***) Hơ Amon: Loại hình diễn xướng dân gian của người Bana.
Ông Tô Ngọc không đi thu dọn chỗ ở và tắm rửa như các thành viên trong đoàn mà thả bộ trên con đường phố vắng ẩn trong những lùm cây đen sẫm. Cái mùi lá kỳ lạ khiến ông nôn nao, bồn chồn. Linh tính như mách bảo ông rằng, đêm nay, cái đêm cao nguyên đầu tiên này, ông sẽ gặp điều khác thường. Ông hồi hộp chờ đón điều khác thường ấy và như là có ai dẫn lối, ông đã đi hết đường phố lớn, đến một con đường đất nhỏ, cây cối um tùm. Lúc ấy, ông mới chợt nhận ra đã không còn ánh điện nữa, đã tới ngoại vi thị xã, và tất cả đang ngập trong ánh trăng huyền ảo. Đi tiếp hay dừng lại, hay quay trở lại? Ông Tô Ngọc đang phân vân thì bỗng nghe thấy một âm thanh khác lạ bay theo làn gió thoảng. Ông lắng tai nghe và nhận ra đó là tiếng đàn Klong Put với giai điệu buồn. Lần theo hướng gió, ông Tô Ngọc đã đứng trước nơi phát ra tiếng đàn Klong Put đó: một nếp nhà nhỏ ẩn trong vườn cà phê rộng. Ông đứng lặng trước những âm thanh huyền diệu: giai điệu buồn mà vẫn ánh lên vẻ đẹp huy hoàng, quyến rũ lạ kỳ!…
Ông Tô Ngọc đang đắm chìm trong tiếng đàn thì bỗng những âm thanh kỳ ảo ấy biến mất! Giây lát, có tiếng lộc cộc và cái cổng gỗ của ngôi nhà đã mở toang. Ông Tô Ngọc nhìn thấy một người già râu tóc bạc trắng lấp lánh ánh trăng hiện ra trước cổng. Nhìn ông Tô Ngọc giây lát, ông già cất tiếng chào rồi nói:-Chúng tôi đang làm lễ Tơnơl (*), Zang Pơđa (**) linh thiêng đã không bắt con H’Thùy phải chết. Năm năm trước, Zang Pơđa nổi giận đã bắt nó nằm liệt giường. Nhưng sáng nay, Zang đã thương tình, cho nó được đi lại chạy nhảy như con chim rếch trên nương…
Rồi ông già nhún nhảy chân tay như múa và nói như hát, như lời của các Hơ Amon (***) cổ xưa:
“Ô, không kiêng cữ gì đâu !
Vào đây đi !
Mắc cỡ chi, ngần ngại gì!
Vào đây đi !
Thật là vui lòng khách đến chơi
Thật là cảm kích khách đến nhà!…”
Ông Tô Ngọc theo ông già vào nhà. Khoảng gần hai chục người đang ngồi quanh bếp lửa, bên những ghè rượu cần, những đĩa thức ăn đầy ụ. Ở một góc nhà, sát vách, là một cái đàn Klong Put. Đứng bên cây đàn là một em bé gái, khoảng mười tuổi, xinh đẹp lạ thường, đang hướng khuôn mặt ra phía cửa, nơi người khách lạ là ông Tô Ngọc vừa bước vào. Ông Tô Ngọc giật mình trước vẻ đẹp huyền ảo mà rực rỡ của em bé gái. Mải quan sát em, có người nắm vào tay ông, ông mới biết. Đó là một người cán bộ của Sở Văn hóa, người đã đón tiếp đoàn của ông khi chiều. Người đó kéo ông Tô Ngọc ngồi xuống cạnh ghè rượu cần và cho ông biết câu chuyện về bé gái H’Thùy, nhân vật chính của lễ Tơnơl này…
H’Thùy vừa đúng mười tuổi. Bố người Bana, mẹ người Kinh. Đầu tháng 3-1975, trước khi rút chạy khỏi Plêiku, một tên lính ngụy ập vào nhà H’Thùy cướp phá và cưỡng hiếp mẹ H’Thùy. Lúc đó, H’Thùy mới năm tuổi, nhưng thấy mẹ vật lộn giằng co với tên lính, bé cũng lao vào cắn vào chân tên lính. Thằng lính bị đau, , buông người mẹ ra tóm lấy chân cô bé liệng ra vườn caphê. Đúng lúc H’Thùy rơi xuống tán lá của một cây caphê thì cái chày giã gạo từ tay người mẹ cũng bổ xuống đầu thằng lính.
Sau vụ ấy, H’Thùy bị sốt nặng, tưởng khó mà sống nổi. Cơn sốt qua đi, nhưng H’Thùy không thể đi lại được và đôi mắt không thể nhìn được nữa. Năm năm qua, H’Thùy chỉ nằm trên giường với bóng tối bao phủ. Nhiều thầy thuốc, thầy cúng nổi tiếng cũng đành chịu bó tay. Nhưng sáng nay, như là có phép màu, sau khi ngủ dậy, H’Thùy đã bước được xuống đất và lần mò đi lại trước sự , kinh ngạc tột cùng của cả nhà !…
Mọi người quyết định làm lễ Tơnơl thật lớn để tạ ơn Zang Pơđa linh thiêng đã tỏ lòng thương cô bé H’Thùy xinh đẹp mà bị mắc thứ bệnh ác nghiệt. Mẹ H’Thùy còn nghĩ rằng, làm lễ tạ ơn thần linh, biết đâu các ngài lại mở lượng từ bi, cho H’ Thùy được nhìn thấy ánh sánh ! Ôi, đôi mắt của H’Thùy đẹp như thế kia cơ mà !…
Mọi người thay nhau uống rượu khấn vái, múa hát, đánh chiêng, trống …không ngừng. Thỉnh thoảng, tiếng khấn của ông thầy cúng lại rề rà vang lên, át cả đám đông :
“ Ơ Zang Pơđa
Zang Pơđa linh thiêng !
Chúng tôi đã mời Zang ăn thịt gà thơm
Chúng tôi đã mời Zang ăn thịt heo béo
Con H’Thùy đã đánh Klong Put cho Zang nghe
Zang vừa lòng chưa ? Vừa lòng chưa ?”…
Sau mỗi lần ông thầy cúng như thế, lại soang, lại đánh cồng chiêng, hát,…Và H’Thùy lại đánh đàn Klong Put. Ông Tô Ngọc như bị thôi miên mỗi khi hai bàn tay mềm mại, nhỏ bé của H’Thùy như đang múa lượn trước những ống lồ ô bình dị. Những ống lồ ô lầm lì, bất động thoắt đã vang lên những âm thanh trầm bổng, lúc khoan lúc nhặt , lúc như gió rừng thổi vào vách đá, lúc như tiếng suối chảy róc rách không thôi…Hai bàn tay bé nhỏ kia có phép màu gì vậy ? Đó là tiếng nói của núi rừng hay của những con người đau khổ từ ngàn đời nay đang khao khát hạnh phúc ?…Toàn thân cô bé như rực sáng trong tiếng nhạc lung linh. Bên tai ông Tô Ngọc như vang lên những lời ca cổ xưa :
“ Nàng đang đứng đó, trước đàn Klong Put / Chân tay mềm trắng như cúi bông / Ngực mới nhú bằng quả cây sắn / Nàng đẹp như con trời / Nhìn đằng trước thấy xinh / Nhìn đằng sau thấy đẹp / Váy ba mươi lớp vẫn thấy bắp vế trắng bên trong / Nàng bước đi uyển chuyển / Gió thổi , lộ bắp vế như có ánh chớp / Gió bay, thấy đầu gối như có tiếng sấm ầm ỳ / Gió thổi , thoáng bắp đùi bỗng như chói lòa tiếng sét đánh ngang tai”…
Cô bé H’Thùy đã ngừng tay, mặt hướng vào nơi vô định. Một làn gió thổi ào vào căn nhà như muốn cuốn đi những hồi âm của tiếng đàn còn lơ lửng trên không gian bé nhỏ của căn nhà. Cô bé khẽ rùng mình rồi nhẹ nhàng đi lại bên người mẹ, ngồi xuống mắt chớp chớp , môi mấp máy nói câu gì đó thầm thì bên tai bà. Bà mẹ mỉm cười rồi kéo đầu H’Thùy áp chặt vào ngực, hai giọt nước mắt lăn qua gò má nhăn nheo của bà rơi xuống đầu cô bé. Ông Tô Ngọc đã nhìn thấy, và bên tai ông vang lên một âm thanh…
Lê Tơnơl cũng là ngày sinh của H’Thùy, cô bé tròn mười tuổi. Người ta đem đến quá nhiều quà mừng , nhưng cô bé không nhìn thấy được. Mỗi khi có người đưa quà, lại có một người nói cho cô bé nghe đó là cái gì, nó như thế nào, nó đẹp ra sao…
Khi đó, H’Thùy ngước mặt lên , mắt chớp chớp khẽ mỉm cười nói lời cảm ơn rồi cô bé buông một tiếng thở dài, nét mặt như có một đám mây đen lướt qua. Không ai nghe thấy tiếng thở dài mỏng manh đó, nhưng ông Tô Ngọc đã nghe thấy. Không ai nhìn thấy đám mây đen lướt qua khuôn mặt cô bé nhưng ông Tô Ngọc đã nhìn thấy. Ông Tô Ngọc bỗng cảm thấy lúng túng, bất lực. Ông biết tặng cô bé món quà gì bây giờ ? Ở nhiều trường hợp khác, với cây đàn ghi ta, ông có thể ứng tác một ca khúc làm quà tặng. Nhưng bây giờ, trước cô bé thiên thần này, ông bất lực. Ông thấy nhói trong tim khi nghe cô bé nói với mẹ :
- Mẹ ơi, sao không có ai tặng con một món quà mà con có thể nghe nó nói điều gì đấy ?
Ông Tô Ngọc bàng hoàng giây lát, trong tim người nhạc sĩ già bất hạnh bỗng vang lên những nét nhạc dạo đầu của một bản nhạc lạ. Ông bước đến trước đàn Klong Put và nói với cô bé :
- Tôi sẽ tặng H’Thùy một món quà nhỏ !
Tất cả mọi người im lặng , bàn tay gày guộc của ông Tô Ngọc vỗ nhẹ bên miệng của những ống lồ ô, những âm thanh trầm đục ngân lên. Rồi nhanh dần, nhanh dần, hai bàn tay ông Tô Ngọc lướt qua, vòng lại những miệng ống lồ ô như nhịp phi của con chiến mã già trong cuộc trường chinh vạn dặm…Đúng mười phút, tiếng đàn Klong Put của ông Tô Ngọc lặng đi đột ngột ! Mặt cô bé ràn rụa nước mắt cùng nụ cười ngỡ ngàng , cô bé hướng về phía ông Tô Ngọc, nói giọng run run :
- Ôi ! Thật kỳ diệu ! Ông đã cho H’Thùy biết ngày H’Thùy sinh ra như thế nào, cất tiếng chào đời ra sao, rồi H’Thùy đã lớn lên như thế nào, tai họa đã ập đến ra sao !… Và ông còn hứa là sẽ tặng H’Thùy một món quà thật lớn vào năm H’Thùy tròn hai mươi tuổi, có đúng vậy không ? H’ Thùy phải đợi mười năm nữa à ?
Cô bé mù đã nói đúng tâm tư của ông Tô Ngọc mà ông đã “nói” bằng tiếng đàn Klong Put. Phải, ông sẽ sáng tác một bản giao hưởng lớn làm quà tặng H’Thùy khi cô tròn hai mươi tuổi mà ông linh cảm thấy rằng đến lúc đó, H’Thùy sẽ nhìn thấy ánh sáng, thấy núi rừng quê hương của cô !…
***
Đúng ngày đó, mười năm sau, ông Tô Ngọc trở lại mảnh đất xưa để tìm gặp cô bé H’Thùy , mà theo ông nghĩ , đã trở thành một cô gái tròn hai mươi tuổi cực kỳ xinh đẹp. Theo như lời ước hẹn mười năm trước, hôm nay, ông Tô Ngọc đem đến cho H’Thùy một bản giao hưởng soạn cho đàn Klong Put gồm hai mươi tiểu khúc, mà ông đã lao tâm khổ tứ viết liên tục suốt mười năm qua. Ông âm thầm viết rồi lại sửa công phu trong điều kiện cuộc sống nghèo khổ và cô độc với một niềm say mê hứng khởi không thể giải thích được.
Mười giờ sáng, chiếc xe ca liên vận đưa ông từ Qui Nhơn đến bến xe liên tỉnh thị xã Plêiku . Ngồi uống nước ở bến xe, tình cờ ông gặp người cán bộ Sở Văn hóa dạo nọ : anh ta đi bán báo rong, bộ dạng thật nhếch nhác. Biết mục đích chuyến đi của ông Tô Ngọc , anh ta nói :
- Cách đây bốn năm, cô bé H’Thùy ấy đã là một cô gái mười sáu tuổi, xinh đẹp lạ thường. Và cô gái đã khỏi mù rồi !
- H’Thùy nhìn thấy được rồi sao? – ông Tô Ngọc ngạc nhiên thốt lên – Ai chữa cho cô gái vậy?
- Ông biết không, khi H’Thùy mười sáu tuổi, cô bé bỗng trở nên xinh đẹp không thể tả được, các hoa hậu đang đăng quang con kém xa. Biết bao nhiêu người đến hỏi cô bé làm vợ. Đủ các loại người. Bà mẹ liền ra một điều kiện: Ai đem đến mười sáu viên ngọc trai giống hệt nhau và không giống bất cứ viên ngọc trai nào đã tồn tại trong đời thì sẽ được cưới cô bé làm vợ !…
- Vậy có ai đem được mười sáu viên ngọc trai tới không?
-Có chứ ! Cứ nói là dân mình nghèo, nhưng là những người thật thà, ngớ ngẩn như ông và tôi thôi, chứ thiên hạ ối kẻ giàu nứt đố đổ vách. Ông biết không , có hơn chục người đem được mười sáu viên ngọc trai tới.Nhưng giống nhau nhất, đẹp nhất là mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ ở Sài Gòn. Ông ta đã có đến chục bà vợ, mỗi tỉnh một bà. Bà ở thị xã Plêiku này là một chủ hụi cỡ bự, xài tiền như rác!…
- Rồi sao ?
- Rồi sao nữa! Khi nhìn thấy mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ, bà mẹ H’Thùy rú lên kinh ngạc,ôm chầm lấy cô con gái như phát cuồng!…Ông bố, rồi cả nhà H’Thùy đều sung sướng phát rồ!…
- Còn H’Thùy thì sao ?
- Còn sao nữa ! Cô bé ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nhưng khi H’Thùy cầm mười sáu viên ngọc trai và nghe lão chủ thầu nói: “Em là người đẹp nhất trần gian, và bây giờ em sẽ là bà chủ giàu nhất trần gian !” thì cô gái run lên, nước mắt trào ra như suối và sự việc lạ lùng đã xảy ra: Khi đưa những viên ngọc trai lên ngang mặt như muốn nhìn ngắm nó, mắt cô bé bỗng sáng lên, cô bé đã nhìn thấy những viên ngọc trai đang long lanh dưới ánh sáng thần kỳ như trong truyện cổ tích…
- Sao lại có chuyện thần tiên như vậy được?
- Thế ông đã được nhìn thấy một viên ngọc trai nào chưa? Tôi đoán không nhầm , có lẽ ông suốt đời chỉ được cầm những đồng tiền nhàu nát, như nắm tiền bán báo của tôi đây này, thì vàng ngọc chỉ là chuyện hoang đường !
- Thôi , đừng nói chuyện đó. Anh kể tiếp về H’Thùy đi !
- Thế là hết chuyện ! H’Thùy đã thành bà chủ, cô ta không đánh đàn Klong Put nữa. Và thế là bốn năm nay, tôi không gặp và không biết cô ta thế nào !
Ông Tô Ngọc ngồi lặng đi trong quán nước. Trong đầu ông như có núi lở, có cảm giác như mình đã hóa thành cát bụi. Hồi lâu , ông nói :
- Anh có thể đi với tôi về Kon Hà Nừng nơi H’Thùy đã sinh ra không ? Tôi muốn đến mảnh đất quê hương của cô gái một lần cuối trước khi vĩnh viễn từ biệt mảnh đất này !
- Tôi bỏ nghề sưu tầm văn nghệ dân gian từ lâu rồi ! Ngày tôi đi bán báo tối bán… nước bọt ! – người nọ thở dài .
- Bán nước bọt là cái gì ?
- Là dắt mối gái điếm chớ gì !
- Sao anh lại làm cái nghề mạt hạng ấy ? – ông Tô Ngọc ngạc nhiên hết sức.
- Đói đầu gối phải bò ! Thiên hạ bây giờ đua nhau làm giàu như điên bằng đủ mọi cách. Mà một khi đã giàu rồi thì phải tiêu xài chứ ! Một thứ tiêu xài hấp dẫn nhất chính là cái “của nợ” ấy, chẳng ai thoát được sự cám dỗ của nó , đến thánh cũng thế ! Nhờ vậy mà đàn con nheo nhóc của tôi mới còn sống đến hôm nay đấy !…
Người cán bộ Sở Văn hóa nói lai rai gì đó một lúc rồi cáo lui, tạm biệt ! Với anh ta cuộc chạy đua suốt cả ngày với đồng tiền quả là không thể có nhiều thời gian trống ! Ông Tô Ngọc chần chừ một lát rồi mua vé xuống An Khê . Ông đã quyết định trở lại Kon Hà Nừng, để làm gì cụ thể thì chính ông cũng không thể hình dung chính xác, ông lên xe với một cảm giác vô thức…
***
Kon Hà Nừng !… Kon Hà Nừng !… Chỉ mấy tiếng ấy thôi đã đầy quyến rũ đối với ông Tô Ngọc khi xe dừng ở thị trấn An Khê. Và khi đã đặt chân lên núi rừng bạt ngàn của Kon Hà Nừng ông cảm thấy thanh thoát lạ thường. Đi lang thang trong rừng được nửa ngày thì ông Tô Ngọc gặp một tốp thợ xẻ. Ông đã nghỉ lại ăn cơm tối với họ. Khi biết ông là nhà sưu tầm chuyện cổ, bài hát cổ, một người thợ xẻ nói :
- Cách đây không xa, có mấy ông già làng biết nhiều chuyện đời xưa hay ho lắm, bác đến đấy tha hồ mà sưu tầm . Còn nếu bác thích nghe chuyện thời nay thì bọn tôi có hàng kho chuyện, chuyện nào cũng ly kỳ rùng rợn không kém những chuyện thần linh ma quỷ đời xưa đâu. Tôi nghĩ bác cứ ghi lại để vài trăm năm nữa cho con cháu bác nó công bố thì cũng y xì chuyện thần thoại cổ tích !
Ông Tô Ngọc bật cười nhìn những người thợ xẻ như nhìn những sinh vật lạ :chẳng lẽ họ cứ làm cái việc cưa xẻ đơn điệu này mãi mà không biết chán hay sao ? Trong khi đó những người thợ xẻ cũng nhìn ông Tô Ngọc như là người của Sao Hỏa rơi xuống quả đất : Thời buổi này người ta đua nhau đi gom nhặt tiền bạc để làm giàu, cái ông dở hơi này lại lặn lội lên tận chốn thâm sơn cùng cốc để gom nhặt những câu chuyện ngớ ngẩn của mấy ông già sắp kề miệng lỗ !…
-Bác có thích nghe chuyện “Nàng Tiên mù và thằng Sọ Dừa” không?
-Chuyện cổ tích à? – ông Tô Ngọc hỏi.
-Không, đó là chuyện ngày nay trăm phần trăm, nhân vật còn sống sờ sờ. Lát nữa bác sẽ được tận mắt nhìn thấy!- Và người thợ xẻ kể.
Có một cô gái xinh đep như Tiên nữ giáng trần, nhưng bị mù từ năm lên năm tuổi (ông Tô Ngọc thốt giật mình và nghĩ đến hình ảnh H’Thùy mười năm về trước). Năm cô gái 16 tuổi sắc đẹp trở nên lộng lẫy lạ thường. Cánh nam nhi khao khát người đẹp như điên, dù cô gái có bị mù. Hẳn người ta cho rằng “cái kia” đâu có mù ( người thợ xẻ nhe răng cười nhăn nhở, đám thợ xẻ hưởng ứng nhưng thấy ông Tô Ngọc ngồi lặng như tượng nhà mồ, họ lại ngồi yên). Gia đình cô gái cũng đặt điều kiện kén rể như Vua Hùng trong truyện Sơn Tinh –Thủy Tinh ấy. Điều kiện ở đây là : ai đem đến mười sáu viên ngọc trai tuyệt đẹp và giống nhau như hệt thì sẽ được cưới cô gái làm vợ ! Một ông chủ thầu gỗ cỡ bự đã trở thành chú rể ! Và điều kỳ lạ đã xảy ra là : mười sáu viên ngọc trai của ông chủ thầu gỗ đã làm cho cô gái xinh đẹp hết mù ! Cô gái đã trở thành bà chủ trước sự ghen tức lồng lộn của hơn chục bà vợ chính thức của ông chủ thầu gỗ ! Các bà đã liên minh với nhau để chống kẻ thù chung là cô gái xinh đẹp và một độc kế được vạch ra : Các bà đã thuê một băng cướp khét tiếng mai phục ở khu rừng Kon Hà Nừng này, chỗ mà ông chủ thầu sẽ đến thăm gỗ cùng cô vợ trẻ xinh đẹp như Tiên. Khi ông chủ thầu và cô vợ trẻ lọt vào ổ phục kích băng cướp có nhiệm vụ giết chết ông chủ và thỏa sức hãm hiếp cô vợ trẻ ! (Ông Tô Ngọc gai người rụng rời chân tay như muốn ngất xỉu). Bác phải biết đàn bà người ta đã trả thù là kinh hoàng đáng tởm hết chỗ nói ! Và âm mưu độc ác đó đã được thực hiện không sai một chi tiết ! (Người thợ xẻ kể đến đây cũng phải ngồi lặng một lát, rít một điếu thuốc lào rồi mới kể tiếp). Thương thay cho cô gái xinh đẹp! Giá như cô chết đi thì hết khổ. Nhưng cô gái không chết mà lại bị mù và có bầu với băng cướp tàn bạo đó ! Điều bất hạnh xảy ra là cái bầu ấy lại là một quái thai : Cô đã đẻ ra một thằng bé đầu to như sọ dừa hai tay thì to nhưng thân mình và hai cái chân lại teo quắt bé tí xíu. Điều kỳ lạ là đứa bé rất khỏe nó đã hơn ba tuổi đi bằng hai tay còn hai chân thì chống ngược lên quặp vào tay mẹ nó gần như tay vậy !… Hai mẹ con sống lang thang trong rừng ai nhìn thấy cũng phát khiếp .
Nghe đến đây ông Tô Ngọc thét lên một tiếng cực lớn rồi ôm ngực ho rũ rượi ! Ông ngất đi đến nửa giờ sau mới hồi tỉnh. Khi tỉnh dậy vừa mở mắt ra ông đã nhìn thấy “Nàng Tiên mù và thằng con Sọ Dừa” đang đứng trước lều của những người thợ xẻ . Những người thợ xẻ đang cho hai mẹ con ăn cơm và hai mẹ con ngồi ăn ngon lành ! Một người thợ xẻ nói :
- Làm xong cái hợp đồng này cánh ta sẽ đưa hai mẹ con về miền xuôi mở gánh xiếc và múa võ bán thuốc cao thì chẳng mấy chốc mà thành triệu phú ! Thiên hạ cứ gọi là lác mắt trước vẻ đẹp của Nàng Tiên mù và trước thằng Sọ Dừa quái dị này !
Ông Tô Ngọc chăm chú nhìn hai mẹ con và khi nhận ra đúng là cô bé H’Thùy mười năm trước ông lại rú lên kinh hoàng ! Những người thợ xẻ đã xoa bóp , day huyệt cho ông khiến ông thiếp ngủ !
Khi ông Tô Ngọc tỉnh dậy, khu rừng đã tràn ngập trong ánh sáng huyền ảo. Ông nhìn đồng hồ mới chín giờ. Ông giật mình khi thấy số chỉ ngày trên đồng hồ vẫn là con số 14 ! Vẫn là ngày 14-9 sao ? Vẫn là cái ngày mà ông đã chờ đợi và giành bao tâm huyết cho nó: ngày mà H’Thùy tròn hai mươi tuổi. Chẳng lẽ cô gái xinh đẹp tuyệt vời vừa tròn hai mươi tuổi mà ông luôn tưởng tượng ra trong suốt mười năm qua lại là người mẹ mù hoang dã bên cạnh đứa con quái dị này sao?
Cắt ngang ý nghĩ của ông Tô Ngọc là những tiếng thì thầm của những người thợ xẻ:
-Hai mẹ con chắc là đã ngấm thuốc ngủ rồi. Chúng ta làm việc đi chứ!
-Vẫn ít thuốc hay sao ấy? Thằng Sọ Dừa thi thoảng vẫn cựa mình và không hiểu sao nó cứ quắp chặt lấy mẹ nó?
-Gỡ nó ra chứ. Lấy chăn chiên gói nó lại rồi treo lên cành cây kia kìa!
-Tao đã thử đêm qua rồi. Nó khỏe như gấu ! Chút xíu bị nó cào rách mặt!
-Mỡ treo miệng mèo mà không làm gì được, tức thật! Mà toàn loại anh hùng hảo hán, chẳng lẽ lại thua cái thằng quái thai này sao?
-Hay là “thịt” thằng Sọ Dừa đi! Quái thai như nó chắc không sống được bao lâu đâu !
-Không được. Nó là báu vật đấy ! Đưa nó về các thành phố biểu diễn cứ gọi là hái ra tiền! Phải dùng mẹo chứ không được dùng bạo lực. Cứ chờ lát nữa xem sao, nhất định thuốc ngủ sẽ phát huy tác dụng!…
Ông Tô Ngọc nghe mà sởn gai ốc! Bọn họ đang âm mưu gì vậy? Nghĩ tới cảnh băng cướp thay nhau hãm hiếp cô gái, ông lại thấy lạnh toát cả người, chân tay rụng rời, tim đau thắt…Đúng lúc ấy, ông nghe thấy một âm thanh vọng lại thoang thoảng trong gió: tiếng đàn Klong Put!…
Ông Tô Ngọc bật ngồi dậy, đập vai một người thợ xẻ kề bên:
-Nhờ anh đi chặt về đây cho tôi mười ống lồ ô, ngay bây giờ !
- Để làm gì vậy? Đang đêm đi chặt lồ ô, bác điên à?
- Tôi không điên! Để tôi làm phép cho các anh xem. Tôi có học được một phép thuật của người Bana, hay lắm !
- Bác học được phép thuật phù thủy à? Thế thì hay lắm. Bọn tôi thường sống lang bạt nơi rừng rú cũng cần biết phép thuật để trị ma tà khi cần thiết…- Nói rồi người thợ xẻ xách dao biến mất sau những lùm cây đen ngòm. ..
Khoảng mười lăm phút sau, người thợ xẻ vác về mười ống lồ ô bóng loáng. Ông Tô Ngọc lẩm nhẩm tính toán và chỉ trong chốc lát, cây đàn Klong Put đã thành hình…
***
Kể cho tôi nghe câu chuyện này chính là người thợ xẻ đã đi chặt mười ống lồ ô đó. Anh ta hiện đang làm thuê cho một lò bánh mì ở Chợ Lớn. Sau khi cho tôi xem mười ống lồ ô của ông Tô Ngọc mà anh đã công phu vác về đây, người thợ xẻ bỗng như biến thành một người khác, như là những nghệ nhân kể Hơ Amon xa xưa, rồi anh ta kể :
Tiếng đàn Klong Put của ông Tô Ngọc đã khiến cho cả khu rừng đang tràn ngập ánh trăng trở nên xao động lạ kỳ. Chim muông đủ loại không biết từ đâu đã quây tụ xung quanh cây đàn Klong Put từ bao giờ… Chúng chăm chú, say sưa nghe tiếng đàn như bị mê hoặc…
Hai mẹ con Nàng Tiên mù và thằng Sọ Dừa đã tỉnh dậy dù đã đến lúc thuốc ngủ ngấm vào người. Tốp thợ xẻ ngồi lặng như những tượng nhà mồ. Tiếng đàn Klong Put không còn là tiếng nhạc nữa, mà đã trở thành tiếng suối chảy , tiếng gió rừng rào rào, thành tiếng thác dội ầm ào, thành mùi lá rừng ẩm ướt, thành ánh trăng bạc lấp lánh…
Khi tiếng đàn vừa dứt , Nàng Tiên mù ràn rụa nước mắt, thổn thức, tiếng nói như làn gió đẫm sương đêm :
-Ôi, tôi đã hai mươi tuổi rồi ư? Món quà người đã hứa tặng tôi mười năm trước đây sao?
Thằng Sọ Dừa bỗng rú lên, tung người nhào lộn ba vòng rồi nói bằng thứ âm thanh chói tai:
-Đánh sấm nữa đi, làm sét nữa đi !…Tôi thích nghe quá!…á…á…
Bỗng một cái chăn chiên tung ra, cuốn chặt lấy thằng Sọ Dừa, một người thợ xẻ, nhanh như chớp đã vác thằng Sọ Dừa biến mất.Cả đám chim chóc, muông thú bỗng rùng rùng chuyển động hỗn loạn. Có hai con hổ trắng vọt ra như một tia sáng, một con cắp Nàng Tiên mù, một con cắp ông Tô Ngọc lao vút về hướng núi Lơ Khơng!…
Sau đó, tôi nghe mấy già làng nói hai con hổ đó là Zang Kông Lơ Khơng, nghĩa là Thần núi Lơ Khơng…
Người thợ xẻ ngừng kể, anh ta đang tập đánh đàn Klong Put. Anh bảo, khi con gái anh hai mươi tuổi, anh sẽ đánh đàn Klong Put điêu luyện và sẽ tặng con gái bản nhạc của ông Tô Ngọc mà anh đã thuộc như là nó đã có sẵn trong đầu anh vậy!… Trời đất, nghe đến đây thì tôi không tin ở tai mình nữa, người thợ xẻ đã đứng đàn từ bao giờ, và tôi nhìn anh ta và lại không tin ở mắt mình nữa: anh ta giống ông Tô Ngọc y chang !
----
Chú thích:
(*) Tơnơl: lễ tạ ơn của người Bana.
(**) Zang Pơđa : Thần chết.
(***) Hơ Amon: Loại hình diễn xướng dân gian của người Bana.
Đỗ Ngọc Thạch
NGƯỜI ĐÁNH ĐÀN KLONG PUT (HAY LÀ QUÀ TẶNG TUỔI 20)
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem 281
Ngày mười bốn tháng chín năm bảy chín, đoàn khảo sát văn hóa dân gian của ông Tô Ngọc đến Plêiku.Trời đã về chiều, cả thị xã cao nguyên nhỏ bé thoắt cái đã trở nên tĩnh lặng, huyền ảo khác thường.
Trạng Me đè trạng Ngọt
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 259
Hứa Tam Giang là dòng dõi Trạng Ngọt Hứa Tam Tỉnh ở làng Vọng Nguyệt (làng Ngọt) xã Tam Giang, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Âm mưu và tình yêu
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 257
Khi ông Hai Lộc trúng thường vụ tỉnh ủy và được làm phó bí thư đặc trách khối Lâm nông công nghiệp thì ông nghĩ ngay đến việc cất nhắc đám đệ tử. Nhờ vậy mà Tư Lợi, đang làm cán bộ văn phòng huyện ủy một huyện miền núi heo hút bỗng được điều về tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Lâm nghiệp.
Siêu mẫu chân dài
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 256
1. Những trận thi đấu bóng chuyền bây giờ thường được tổ chức trong những Nhà thi đấu rất hiện đại, rất đẹp, sân bóng láng coóng và sạch bong! Nhưng khi trận đấu diễn ra thì mồ hôi các cầu thủ chảy xuống sàn không khác gì trời mưa! Vì thế, khi hai đội tạm nghỉ để “hội ý”, các HLV kịp thời đưa ra những chỉ đạo chiến thuật thì có hai đội lau sàn nhào ra sân làm việc.
Qua sông bằng đò
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 328
(Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
Lời mẹ dặn – ca dao cổ)
Trang 28 / 39
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét