Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

PB&TL của ĐNT - trích: trên vannghechunhat.net

Phê Bình, Tiểu Luận của Đỗ Ngọc Thach - Trích: trên vannghechunhat.net


Showbiz Việt: Thời của ảnh nude và clip sex đã hết?


 Phê bình...



Mùa mưa đọc lại Vũ Trung Tùy Bút

Vũ trung tùy bút (*) (Tùy bút trong mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ  là một tập truyện ký bằng chữ Hán, theo thể loại ký – một thể loại văn học đã để lại nhiều tác phẩm lớn do các nhà văn là nhà Nho sáng tác, như Truyền kỳ mạn lục (1547) của Nguyễn Dữ, Phủ biên tạp lục (1776), Kiến văn tiểu lục (1777) của Lê Quý Đôn, Thượng Kinh ký sự (1783) của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tang thương ngẫu lục (**) của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, v.v…

Mùa xuân nhớ thi sĩ Nguyễn Bính

Vào buổi chiều 30 Tết Bính Ngọ (ngày 20-1-1966), tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (lúc đó là tỉnh Nam Hà được ghép lại bởi hai tỉnh Nam Định và Hà Nam), có một trái tim Thi nhân đã ngừng đập : đó là Thi sĩ Nguyễn Bính ! 

Nguyễn Nhược Pháp - Cô gái chùa Hương sống mãi tuổi 15

Nhà thơ lớn người Avar xứ Daghestan Rasul Gamzatov (*) có viết : “Mặt đất tối sầm nếu không có thơ ca”. Đó là chân lý vĩnh cửu.

  1. Nguyễn Khuyến - Mơ màng thế cuộc cũng cầm bằng
  2. Nguyễn Du và trăng
  3. Thi trung hữu nguyệt
  4. Đọc lại Bích Khê

NGUYỄN KHUYẾN - MƠ MÀNG THẾ CUỘC CŨNG CẦM BẰNG

 nguyen-khuyenNguyễn Khuyến (*) là nhà thơ quen thuộc của đông đảo công chúng văn học trước hết bởi tài học với ba lần đỗ đại khoa, chính vì thế mà người ta gọi ông bằng tên làng Yên Đổ cùng với chiến tích thi cử: Tam Nguyên Yên Đổ. Sự vinh danh đó rất xứng đảng bởi thơ Nguyễn Khuyến có một Tình quê vô bờ bến và có một chùm ba bài thơ viết về quê hương vào loại kiệt tác mà mỗi khi nói đến ông người ta đều thấy lời thơ như đang ngân lên giữa trời thu xanh ngắt mấy tầng cao:

Nguyễn Du và trăng

nguyenduTrong Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có bài Ký Huyền Hư tử (Gửi Huyền Hư tử) rất đáng chú ý. Lâu nay người ta vẫn cho rằng Huyền Hư Tử là tên hiệu một người bạn của Nguyễn Du, không rõ tên thật là gì. 

Thi trung hữu nguyệt

Thi trung hữu nguyệtLý  Bạch (*) là nhà thơ lớn thời Đường, là một ngôi sao sáng chói trên thi đàn Trung Quốc từ thời nhà Đường đến nay.  Người ta thường gọi ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lý Bạch). 

Đọc lại Bích Khê

bich-kheSáng tác thời kỳ đầu (từ 1931 đến 1936) của Bích Khê (1) là thơ Đường luật và thể thơ hát nói - phần lời cho ca trù, đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới...

Văn Cao - Dòng suối mơ không vơi cạn... - Đỗ Ngọc Thạch

Với Thi nhân, nỗi ám ảnh thời gian là điều hệ trọng. Hàn Mặc Tử đã từng viết những câu thơ nặng trĩu : “Van lạy không gian xóa những ngày”. Xuân Diệu đã viết những câu thơ hốt hoảng : “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai – Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”…Với Văn Cao, khi tuổi đã cao, sức đã yếu, ngẫm lại sự đời với tâm trạng : 

Hải Thượng Lãn Ông thượng kinh ký sự - Đỗ Ngọc Thạch

Đỗ Ngọc Thạch
Hải Thượng Lãn Ông (“Ông già lười Hải Thượng”) là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác(1720,1724? – 1791). Quê cha ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Cuộc đời Lê Hữu Trác phần nhiều gắn bó với ở quê mẹ thôn Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), từ năm 26 tuổi đến lúc mất. Cha là Lê Hữu Mưu (*), mẹ là bà Bùi Thị Thưởng.

CÁC BÀI KHÁC...

  1. Suy nghĩ về đề tài trong sáng tác văn học
  2. Vũ Trọng Phụng - Tài hoa bạc mệnh

Đổi mới quyết liệt Nguyễn Minh Châu

Đổi mới quyết liệt Nguyễn Minh ChâuNhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh  (Nguyễn Minh Châu)

CÁC BÀI KHÁC...

  1. Ngự sử văn đàn Phan Khôi

  2. Truyện ngắn - Đặc Trưng Thể Loại

LƯU QUANG VŨ "SỐNG MÃI TUỔI 17"

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 đã trao giải “Thành tựu trọn đời về Thơ” cho Tuyển thơ Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam hợp tác xuất bản, H.2010) của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (1948-1988).

Phê bình văn học - một cơ chế đặc thù của văn hoá

banha-tukyTất cả những biểu hiện của hoạt động thẩm mỹ của con người mà chúng ta quen nói nôm na là “đời sống văn hóa- văn nghệ”  được bộ môn lý luận văn hóa xác định trong một cấu trúc tổng thể theo một hệ thống với khái niệm văn hóa nghệ thuật - là một hệ thống, một thể thống nhất khép kín.

Xuân Sách và tập thơ "chân dung nhà văn" (2)

XuansachỞ bài trước, tôi đã nói về sự hình thành cũng như sự ra đời của tập thơ "Chân dung Nhà văn” của Xuân Sách (1)  và sự giải mã chân dung (2) của bốn nhà văn, nhà thơ là Hồ Phương, Võ Huy Tâm, Chính Hữu, Tố Hữu.

Xuân Sách và tập thơ "chân dung nhà văn" (1)

xuansachTập thơ Chân dung nhà văn  gồm 100 chân dung 100 nhà văn, nhà thơ được viết bằng thơ (đa phần là thơ tứ tuyệt) của Xuân Sách (1) viết từ năm 1962 đến 1992 mới được in thành sách, tính đến nay đã gần 20 năm tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét