Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

6 truyện ngắn về Nhà Báo - Đỗ Ngọc Thạch



6 truyện ngắn về Nhà Báo - Đỗ Ngọc Thạch

nhân ngày Nhà Báo Việt Nam 21-6
Hoa Hồng Đỏ:

Hoa hồng đỏ không chỉ mang nhiều ý nghĩa hơn so với các loại hoa hồng màu khác, mà còn là đại diện đầy tự hào cho các biểu tượng của loài nói chung. Lịch sử lâu đời của bông hồng đỏ đã tích luỹ những ý nghĩa phong phú cho loài hoa này. Hoa hồng đỏ đã hiện diện trong các tác phẩm nghệ thuật, từ vô số các bức tranh cổ điển và thơ ca nhạc hiện đại và các phương tiện truyền thông. Chúng đã xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử và trên nhiều nền văn hóa như là biểu tượng chính trị và tôn giáo. Sự thần bí của hoa hồng đỏ là một nguồn cảm hứng vô biên đối với nhiều người qua các thời đại. Tuy nhiên, biểu tượng cho tình yêu của hoa hồng đỏ được công nhận phổ biến nhất.Hoa hồng đỏ, như cách ngày nay chúng ta vẫn biết về loài hoa này, là biểu tượng truyền thống cho tình yêu và sự lãng mạn. Màu đỏ hiện đại quen thuộc ngày nay vốn có xuất xứ từ Trung Quốc được giới thiệu đến châu Âu vào những năm 1800. Tuy nhiên, ý nghĩa liên kết với chúng có thể từ trước đó nhiều thế kỷ, thậm chí đã xuất hiện một số trong những xã hội sơ khai.
 Bản thân loài hoa màu đỏ này vốn nguyên thuỷ theo truyền thuyết là được ra đời từ cảm xúc sâu sắc. Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, hoa hồng đỏ được gắn chặt với nữ thần tình yêu. Nhiều nền văn hóa cổ đại sử dụng hoa hồng đỏ để trang trí lễ kết hôn và chúng thường là một phần của trang phục cưới truyền thống. Thông qua tập tục này, bông hồng đỏ dần trở nên được biết đến như một biểu tượng cho tình yêu và lòng trung thành. Khi truyền thống trao đổi hoa hồng và các loại hoa khác làm quà tặng tình cảm trở nên phổ biến, một bông hồng đỏ tự nhiên đã trở thành bông hoa được lựa chọn để gửi thông điệp mạnh mẽ nhất của tình yêu. Đây là một truyền thống đã được gìn giữ cho đến ngày nay.
 
Hoa hồng đỏ tiếp tục là cách phổ biến nhất để nói "Anh yêu em" với một ai đó đặc biệt. Các di sản phong phú của hoa hồng đỏ đã dẫn đường cho loài hoa này tiến đến khẳng định đỉnh cao trong hình ảnh hiện đại của nó là hoa hồng của những người yêu nhau. Hoa hồng đỏ là biểu tượng xác định cho tình cảm lãng mạn, thể hiện cho tình yêu chân thật, mạnh mẽ bất chấp mọi chông gai. Hoa hồng đỏ là một món quà có ý nghĩa, hoàn hảo để thể hiện tình cảm với một người thân yêu vào ngày Valentine, ngày kỷ niệm hoặc đơn giản chỉ vì muốn gửi hoa ". Đối với các mối quan hệ vừa chớm nở, một bó hoa hồng đỏ cũng có thể báo hiệu sự khởi đầu của ý định lãng mạn về một tình yêu. Chúng có thể gửi một thông điệp đầy hứa hẹn và một lời mời ngầm bày tỏ cho tình cảm phát triển hơn. Ngay cả sự đơn giản của một đoá hồng duy nhất có thể khơi gợi một hiệu ứng mạnh mẽ. Bởi nhân đó, hoa hồng đỏ có một sức hấp dẫn khó cưỡng lại!

6 truyện ngắn về Nhà Báo - Đỗ Ngọc Thạch



  1. Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
    Con gái viên Đại Úy (truyện ngắn)

    Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
    Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)
    Ký ức làm báo (truyện ngắn)

  2. KÝ ỨC LÀM BÁO .Đỗ Ngọc Thạch 

  3. Tác giả: Đỗ Ngọc Thạch
    Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi đã qua nhiều chủng loại, đẳng cấp: Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật (hai tháng một kỳ, trực thuộc Bộ Văn hóa), Tạp chí Văn nghệ (một tháng một kỳ, trực thuộc Sở...

  4. CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO

Tác giả: Đỗ Ngọc Thạch
Hơn hai mươi năm lăn lộn trong nghiệp chướng “viết lách” tôi đã tiếp  xúc với khá nhiều nhà báo thuộc đủ các “đẳng cấp” khác nhau, nhưng người gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi là Bửu Báo. Tôi...

   PHONGDIEP.NET - CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO          
  PHONGDIEP.NET-    BÀ CHỦ QUÁN VÀ CÔ NHÀ BÁO TẬP SỰ    


6 truyện ngắn về Nhà Báo - Trích: Chuyện một nhà báo



CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO - Đỗ Ngọc Thạch

Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

CHUYỆN   MỘT   NHÀ   BÁO    

Hơn hai mươi năm lăn lộn trong nghiệp chướng “viết lách” tôi đã tiếp  xúc với khá nhiều nhà báo thuộc đủ các “đẳng cấp” khác nhau, nhưng người gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi là Bửu Báo. Tôi gặp B.B (từ đây, xin cứ gọi tắt Bửu Báo là B.B  cho tiện và cũng vì một lý do nữa là Bửu Báo rất  khoái khi tôi gọi thế, chỉ vì một lần đến chơi với tôi, thấy có bức ảnh nhân vật  nổi tiếng người Đức Béc-tôn  Brếch, Báo nói người này hơi giống mình và xin luôn bức ảnh đó về…)  khi tôi đang   thịnh còn B.B thì đang ở vào thuở “hàn vi”. Lúc ấy, tôi đang phụ trách công tác xuất bản và một tờ tạp chí của Sở Văn hóa thông tin một tỉnh lớn (giờ đã tách thành hai tỉnh), có thể nói cũng là “quan to” vì nó tương đương với một nhà xuất bản và một tờ tạp chí ở một tỉnh phát triển mạnh và sớm. B.B lúc đó đang làm nhân viên của phòng văn hóa thông tin một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa,  “vùng biên ải”. Tôi vì “chán đời” mà bỏ đất Thủ đô vân du bốn phương  nên đã gặp B.B lần đầu ở tận chốn thâm sơn cùng cốc vùng biên ải và không hiểu sao, số phận tôi lại liên quan với B.B …

    Lần ấy tôi đi cùng hai nhà sưu tầm văn hóa dân gian đến huyện thì gặp B.B. Lúc đó, chúng tôi vào trụ sở của phòng văn hóa thông tin huyện thì thấy vắng tanh vắng ngắt như vào một cái miếu cổ bỏ hoang lâu ngày. Chúng tôi  tính bỏ đi bỗng nghe có tiếng rì rầm phát ra từ một căn phòng đóng cửa. Tôi tiến lại gõ cửa, khoảng năm phút sau, một  thanh niên cao to bước ra, khép hai cánh cửa  lại sau lưng. Vừa nhìn thấy chúng tôi, anh ta đã vồn vã nói :

-  Chào các anh !  Em là Báo, Bửu Báo.  Phòng đã nhận được điện báo các anh sẽ tới từ ba bốn ngày. Ông  trưởng phòng bị trúng gió nằm ở nhà, giao nhiệm vụ cho em thường trực ở đây đón các anh…Mời các anh vào phòng  khách.
     Khi đã an tọa trong phòng khách, tôi đưa giấy tờ cho Báo, Báo mới liếc qua liền nói :
-   Em biết tên anh từ ngày anh mới chuyển về tỉnh cơ. Chả là ông bố em phụ trách công việc của các anh ở trên tỉnh mà . Em đã tính đến gặp anh để xin làm đệ tử, nhưng chưa kịp thì ổng đã đầy em tới vùng biên ải này !...
Tôi ngạc nhiên hỏi :

-   Vậy cậu là con ông cháu cha hả ?  Ông nào vậy ?
-  Anh chẳng cần biết ông ấy làm gì cho mệt óc. Vả lại, theo như em biết  thì các sếp trên tỉnh không thích anh đâu. Vì tỉnh người ta yên tĩnh, đúng theo kiểu tỉnh lẻ, tự nhiên anh về làm náo động cả lên, bày ra những việc   “kiểu trung ương” như thế, chẳng ai  quen được đâu !...

-  Thế chẳng lẽ một  cơ quan văn hóa thông tin mà suốt ngày, thậm chí suốt đêm chỉ chơi bài  “tiến lên” và sáng xỉn chiều say ?  Đâu có được !
-   Thế mà vẫn được đó anh ơi !  Ngay bây giờ nếu anh sang văn phòng ủy ban sẽ thấy cán bộ phòng em và cả các phòng khác đang tụ tập chơi bài “tiến  lên” và nhậu tới bến mới thôi ! Nhưng đó là chuyện nhỏ, kệ họ. Bây giờ ta bàn chuyện ta. Các anh đã quá bộ về tới đây, Báo này xin phục vụ từ A tới Z.  Nhưng bù lại, anh cũng phải giúp em một việc. Tính em ưa sòng phẳng, nói thẳng nói thiệt, nhất là khi em được biết anh cũng là đại lãng tử, chơi được, có đúng không ? 

     Không để tôi trả lời, B.B đi ra cái phòng đóng cửa lúc nãy dắt vào một người phụ nữ trên dưới ba mươi tuổi, ấn ngồi xuống ghế và nói  :
-   Xin giới thiệu với các anh, đây là chị Xiu Hoa, phó chủ tịch huyện phụ trách văn xã. Chị Xiu Hoa sẽ duyệt luôn kế hoạch công tác của các anh với huyện, duyệt luôn cả phí hỗ trợ các  anh nếu cần, sẽ đi với các anh xuống xã. Chị Xiu Hoa tuy là người dân tộc nhưng đã được ra thủ đô Hà Nội học nhiều thứ nên rất hiểu và nhiệt tình với công việc của các anh !...

    Chỉ sau mười phút, “kế hoạch hành động” của chúng tôi ở huyện đã được  Xiu Hoa ủng hộ, hưởng ứng tối đa. Khi Xiu Hoa đưa hai nhà sưu tầm đến chỗ ăn nghỉ, B.B nói:
  • Em và anh tuy lần đầu gặp mặt nhưng em nghĩ rằng chúng ta đã gặp nhau từ kiếp trước
  • Cậu lém thế ? – Tôi nhìn thẳng vào B.B nói.
  • Em đâu dám lấy vải thưa che mắt thánh, múa rìu qua mắt thợ! Nhưng em xin nói hai câu này, nếu anh chịu thì ta bắt tay kết nghĩa huynh đệ, còn nếu anh thấy không đúng thì em xin tự cắt lưỡi làm thằng câm suốt đời. Thú nhất, nhìn tướng anh, em biết anh thuộc loại đại lãng tử, vân du bốn biển không yên chốn nào. Chỉ hai năm nữa anh sẽ đi khỏi tỉnh này thôi. Và , năm năm nữa, anh sẽ gặp hạn, lúc đó người cứu  anh sẽ là…Bửu Báo này!...Nhìn thần sắc anh, em biết là anh vừa giật mình ! Có đúng không anh ?
  • Trời đất !...Cậu còn trẻ tuổi mà nói đúng như một chiêm tinh gia có tiếng ở Hà Nội đã nói với tôi trước khi tôi bỏ Hà Nội đi !...Còn câu thứ hai?
  • Câu thứ hai là tiếp nối câu thứ nhất. Năm năm nữa, chính cái lúc anh gặp hạn lại là lúc em phất to. Nếu đúng như tử vi của em thì lúc đó em sẽ làm Sếp một tờ báo, ở chốn phồn hoa đô hội hẳn hoi chứ không phải ở tỉnh lẻ như anh. Ngay bây giờ, trong đầu em đã hình dung công việc lúc đó sẽ triển khai như thế nào, và anh sẽ đảm đương phần việc nào cho em!...Nói thế, người tầm thường không hiểu sẽ cho là em bốc phét và xấc láo với anh. Còn anh, em tin là anh cũng biết xem tướng, anh hãy nhìn tướng em và xét xem lời em nói thế nào?
  • Tớ đã quan sát rất kỹ tướng mạo cậu ngay từ khi mới gặp…
  • Nhìn ánh mắt anh là em biết anh đang “hành nghề” xem tướng người nói chuyện với mình!
  • Cậu có cái mũi cực quý, gọi là “huyền đởm tỵ”, mũi như trái mật treo, tất cuộc đời sẽ phú quý, gặp nhiều may mắn, nhiều khi không làm mà vẫn có ăn !... Cũng có thể nói mũi cậu là mũi “phục tê quán đính”, nếu như ngày xưa có thể làm tới quan thượng phẩm. Còn nếu thời nay, làm sếp một tờ báo thì cũng là thường… Kéo áo lên tớ coi cái bụng chút xíu !
  • B.B kéo áo lên, tức thì tôi kinh ngạc thốt lên:
  • Tễ khả nạp quất”…Cực quý, cực quý !...Cậu tuy  đang bị đày nơi thâm sơn cùng cốc nhưng sống như đế vương. Cậu tất phải là con cháu bậc vua chúa đời xưa !
  •     Tôi vừa dứt lời, B.B đã rút trong túi quần rộng thùng thình ra một xếp  tiền đưa tôi và nói:
  • Mặc dù em biết anh thuộc loại coi đồng tiền như cái rác nhưng đây là “nhuận bút” của những lời anh vừa nói. Còn  lát nữa, em xin đãi anh một chầu bia với đặc sản núi rừng, anh sẽ nhớ đời!...Trước khi đi, em xin múa hầu anh bài quyền Ngọc Trản để anh thấy em đúng là con cháu vương tướng ngày xưa, văn võ song toàn !
  •    Dứt lời, B.B cởi phăng áo, múa tít mù bài quyền Ngọc Trản, mồm thì đọc vang lên những câu thiệu :                        
                “Ngọc Trản ngân đài
                  Tả hữu tấn khai
                  Hồi thập tự
                  Liệng diệp liên ba
                  Đả sát túc…”

          Trên  đường đi, B.B nói :  “Tuy hiện tại em chỉ là thằng nhân viên quèn,  nhưng bà phó chủ tịch ban nãy là bồ, còn ông phó chủ tịch thì đánh bài “tiến lên” với em chỉ cháy  túi, luôn nợ em vài trăm . Cho nên, em điều khiển hai vị này  không khác gì chủ tịch huyện, tức cũng xấp xỉ uy quyền vương hầu ngày xưa. Gặp anh ở đây, em nghĩ đến chuyện Lưu Bang gặp Hàn Tín. Nhưng anh giúp em thì rất dễ dàng, chẳng vất vả khó nhọc như Hàn Tín đâu. Anh chỉ cần đăng cho em dăm bài trên tờ Tạp chí của anh, in giúp em vài cuốn sách. Còn cái bằng Đại học Báo chí thì em lấy dễ như lấy đồ trong túi. Ta phải chuân bị đầy đủ điều kiện tối thiểu, thời cơ đến là a  lê hấp  !...

      B.B còn nói cho tôi rất loằng ngoằng về “cây gia phả”  của các vua nhà Nguyễn, nhưng tôi cũng quên luôn B.B thuộc chi nào, nhánh nào của dòng giống vua nhà Nguyễn vì các vua nhà Nguyễn lắm vợ nhiều con quá !  Tối hôm đó, B.B dẫn tôi đi uống “bia ôm”  (lúc đó, thuật ngữ bia ôm chưa phổ cập trong đời sống xã hội). Nhìn cung cách ăn chơi của B.B, tôi thầm nghĩ đúng là ăn chơi kiểu đế vương !... 
* * *
     Hai năm sau, đúng lúc tôi đang tiến hành làm ăn lớn thì gặp chuyện phiền toái về viết lách, tôi tự xin thôi việc đi một mạch về Sài Gòn, bắt đầu cuộc sống giang hồ một trăm phần trăm. Ba năm đầu, phải làm thuê làm mướn đủ kiểu, kể cả làm thợ, không dính gì đến văn chương báo chí. Tuy thế, công việc cũng vừa sức và đủ tiền xài lai rai. Nhưng đến năm thứ tư đúng là “họa vô đơn chí”, tai họa chẳng bao giờ đi riêng lẻ mà luôn có “bạn đồng nghiệp” !   Nợ nần chồng chất như chúa Chổm, tôi đã tính chuyện chết quách đi cho rồi thì bất ngờ gặp lại B.B. Hôm đó, tôi đang đạp xích lô lòng vòng quanh mấy cái nhà hàng lớn để kiếm khách thì thấy một ông khách to béo, ăn mặc theo mô-đen Việt kiều ngoắc tôi lại. Tôi cho xe cặp sát ông ta thì ông khách đã nắm chặt lấy tay tôi la lớn :

-   Trời đất ơi !  Anh hùng tuyệt bút như tiên sinh mà đến nông nỗi này sao ?
-    Trời !... – Tôi cũng giật mình la lên – B.B đó à ?
     Sau phút hàn huyên, tôi chở B.B về nhà B.B . Đó là một cái nhà kiểu biệt  thự, diện tích khoảng gần năm trăm mét vuông tọa lạc ở cuối một con hẻm lớn vùng ven đô…
B.B  nói  với tôi :

-   Cái nhà này là em nhờ lộc của vợ.  Em lấy vợ có tướng “ngọc đới yêu vi” cực quý, vượng phu ích tử không ai bằng ! Còn em, đang chuẩn bị nhậm chức phó Tổng biên tập cho một tờ báo ngành, thực chất là Tổng. Cái mốt bây giờ là làm báo cho các ngành mới có ăn, còn làm báo thuần văn chương như các anh ngày trước là “xưa rồi Diễm ơi!”…Nhưng em lại muốn anh làm cái việc rất xưa ấy cho tờ báo của em !
- Thế là sao?- Tôi ngạc nhiên, hỏi.
- Anh thường hay nói rằng muốn tiến lên hiện đại thì trước hết phải hiểu kỹ truyền thống đó sao? Bây giờ em nói ngắn gọn thế này: Anh đi ôm về đây cho em tất cả các loại báo chí cũ, càng cũ càng hay. Sau đó công việc của anh sẽ là “hiện đại hóa” cái đống báo cũ đó. Em nghĩ rằng anh chỉ phẩy tay là xong! Thời gian chuẩn bị “chiến trường” của chúng ta còn ba tháng nữa, quá ư rộng rãi !

- Các công đoạn khác từ A đến Z cậu đã chuẩn bị đến đâu rồi ?
- Anh quên rằng em đã chuẩn bị từ năm năm trước à ? Nhân gặp lại cố nhân, em sẽ kêu “dàn tướng sĩ”  của em tới đây ta lai rai một chập để anh quan sát chúng nó và “tham mưu” cho em trong cái việc sắp xếp đội hình này !
     Nói rồi B.B ấn số máy điện thoại di động một hồi, đoạn nói:
  • Chỉ sau mười phút nữa chúng nó sẽ tới. Em nói trước với anh là em chỉ thu nạp những thằng đang sa cơ lỡ vận, có vậy chúng mới ơn mình và trung thành với mình. Đại loại như là em nuôi một đàn chó săn ấy !
  • Thế tớ cũng là một trong những con chó trung thành của cậu à ?
  • Đâu có ! Đời nào thằng em này lại dám hỗn láo với ông anh như thế! Cái ơn dìu dắt em từ ngày còn ở nơi rừng xanh núi bạc của anh có bao giờ em quên và bao giờ đền đáp hết được? Ngoài cái việc “khai thác vốn cổ” ra, anh còn phải có trọng trách với em như là Khổng Minh với Lưu Bị ấy chứ. Về chức danh, anh sẽ là ‘Trợ lý Tổng biên tập”, đương nhiên là lúc  em bận bịu này nọ, anh điều hành công việc cho em !
  • Này, nghe cậu nói cũng bùi tai đấy. Nhưng nói thật, lâu ngày không rờ đến chuyện viết lách, tớ sinh lười nhác rồi. Vả lại, tớ đã thề “quăng bút”, đoạn tuyệt với Nàng Thơ rồi !
  • Trời đất ơi!  Anh là người am hiểu tướng số mà anh quên rằng “viết lách” nó là cái “nghiệp chướng” sao? Riêng đối với anh, chuyện này càng nặng. Anh không bao giờ thoát khỏi cái  “nghiệp chướng” này đâu! Em đã có cách rồi: em sẽ tuyển cho anh một nũ thư ký tuyệt vời , cô nàng sẽ đốt lại ngọn lửa đã tắt trong anh !...Còn bây giờ, em sẽ kêu một cô nàng “mát-xa” loại nhà nghề đến giúp anh giãn gân cốt sau bao ngày lao động chân tay vất vả !...
B.B nói rồi lại ấn số điện thoại…Đúng sau mười phút gọi cho dàn tướng sĩ, năm người, cùng một lúc, đã tới. B.B giới thiệu tôi với họ và giới thiệu họ với tôi: - Đây là “Sáu bụng bự”, con có biệt danh là “Thùng phi” vì có thể uống hết một thùng phi bia hơi ! Trước đây, Sáu làm chủ một đại lý bia lớn, có tài kinh doanh tiếp thị. Hỗ trợ cho Sáu bụng bự là “Cô Ba dũng sĩ diệt Giám đốc”, đảm trách công việc chạy quảng cáo cho tờ báo của chúng ta. Tôi xin nhắc lại, báo chí bây giờ sống khỏe là nhờ vào quảng cáo, cho nên chúng tôi xin được sống nhờ vào tài năng “diệt giám đốc” của Cô Ba ! Còn đây là cặp bài trùng Lý toét – Xã xệ, hai cây bút phóng sự chủ lực của báo ta. Lý toét và Xã xệ cứ phóng bút  thoải mái như thời còn làm cho báo phường, báo quận, đã có sư phụ tuyệt bút đây làm cái việc “đánh bóng, mạ kền” trước khi bài viết lên báo ! Còn nhân vật thứ năm, nhìn bên ngoài có vẻ dị dạng, xấu xí nhưng tài ba thì vào loại đệ nhất đô thành, bàn tay bé nhỏ thế kia nhưng có thể nắm trong tay tất cả các nhà máy, xí nghiệp sản xuất giấy và in ấn của cả khu vực miền Nam này ! Báo của chúng ta có thể in hàng triệu bản mà không bao giờ lo thiếu giấy !...
       
   Mọi người nâng ly bia mừng buổi gặp mặt …Trong khi uống bia và nghe “ngũ hổ tướng quân” của B.B nói huyên thuyên về kế hoạch tác chiến của mình, tôi chú ý quan sát kỹ từng người một để tìm hiểu xem tại sao họ lại được B.B tín nhiệm và liệu họ có làm khynh đảo được thị trường báo chí như B.B  ao ước hay không ? Sáu bụng bự uống bia quả là tự nhiên như không có chuyện gì xảy ra, duy có một chi tiết khiến tôi lấy làm lạ là chốc chốc, Sáu lại nặn trứng cá ở trên mặt và cho luôn vào mồm nhai như không !  Còn “Cô Ba dũng sĩ diệt Giám đốc”, tuy không vào loại  tuyệt  thế giai nhân nhưng tất cả các “bộ phận” trên người cô đều như đang “bốc lửa” sẵn sàng “thiêu đốt” bất cứ đấng nam nhi quân tử nào. Cô Ba uống bia nhỏ nhẹ và có một động tác thường xuyên là cúi xuống  ngửi nách mình rồi lấy  khăn lạnh lau nách ! Thấy vậy, tôi nói nhỏ với B.B rằng cô này có tướng “sú hương”  cực xấu, không thể làm việc đối ngoại được, nhưng B.B  bảo, cô Ba có tới mười cái cực xấu nhưng lại có một cái cực tốt là tướng “song long nhiễu nguyệt”,  đó là tướng “thập trọc nhất  thanh”, một cái cực tốt kia sẽ xóa bỏ được mười cái cực xấu ! Quan sát kỹ hai nhân vật Lý toét và Xã xệ, quả là một cặp bài trùng hiếm có : Lý toét (gọi là Lý toét vì người này cận nặng) có cái dáng ký giả ở mọi cử chỉ, dạng mạo, còn Xã xệ “to cao đen hôi” như một võ sĩ quyền Anh người da đen, hai người mà cộng hưởng với nhau thì tuyệt ! Hai người này vừa ăn uống vừa hí hoáy ghi chép cái gì đó đúng phong cách phóng viên tác nghiệp. Tôi nhoài người tới cụng ly và liếc nhanh  vào cuốn sổ tay của họ thì giật mình kinh ngạc vì nhìn thấy trên sổ tay của Lý toét kín đặc chỉ toàn chữ A, còn trên sổ tay của Xã xệ thì chữ gì ngoằn ngoèo  như chữ Camphuchia và to như quả trứng  gà !...Nhân vật thứ năm quả là dị tướng,  sơ bộ có thể xếp vào loại tướng “Bát tiểu”, là quý cách, gặp vận có thể phú quý hết chỗ nói !

       Điều bất ngờ lớn đối với tôi là cả năm người này đều rất sẵn tiền trong người và qua cung cách, nói năng thì họ xài “tiền tấn” chứ không phải đếm từng đồng như người bình thường. Khi B.B hô mọi người gom tiền mua cho tôi một  căn nhà ở tạm thì chỉ sau năm phút, trong tay tôi đã có một cục tiền đô, trị giá khoảng hơn hai mươi cây vàng 24K !   Chưa biết sau này B.B và các chiến tướng làm ăn ra sao, nhưng cứ bằng vào việc đối xử với một anh trắng tay như tôi như thế, đủ để nói rằng cái “E-kíp” này rất mạnh, bởi tôi vẫn thường nghĩ, thời nào cũng thế, có tiền mua tiên cũng được !...
* * *
    Tôi đang cặm cụi làm cái việc mà B.B đã giao cho thì bất ngờ nhận được tin bố tôi đột ngột qua đời. Tôi phải bay ra Hà Nội chịu tang bố. Trong dịp này, tôi gặp lại một người bạn học cũ hiện đang dạy ở một  trường đại học. Tôi khoe chuyện làm báo với B.B thì người bạn nãy rũ ra cười, chảy cả nước mắt và nói  :
-   Trời đất ơi, cái thằng Báo ấy nó đã lên tới ngạch sếp rồi cơ à ? Ngày xưa, tớ dạy nó ở lớp tại chức đại học báo chí, nó có học hành gì đâu, chỉ ngồi sờ mó mấy cô gái đa tình thôi à ! Tớ nghĩ nó sẽ phất nhưng là phất nhờ làm chủ quán bia ôm cơ chứ !

- Thì nó cũng có dưới tay mấy quán chứ đâu phải một quán !
- Ờ…nó được cái tài “sát gái” và biết đâu tài làm báo mới phát lộ cũng nên ! Nhưng theo tớ, cậu không nên đi theo “phò giúp” nó làm gì vì cậu không phải cái “típ” như nó. Cậu phải làm cái  gì đó liên quan tới đất đá…
- Đi buôn bán địa ốc thì mình không đủ tài, còn đi tìm đá quý thì không có võ để chống lại bọn đầu gấu trấn lột…
- Cậu nói tới đá quý, tớ chợt nhớ tới một ông chú họ, xưa đã từng là tướng đặc công, hiện đang làm chủ một công ty vàng bạc đá quý. Ông ta cần viết lại cuộc đời  oanh liệt của mình. Để tớ liên lạc với ông ta rồi giới thiệu cậu !

    Theo lời khuyên của người bạn học, tôi không trở lại gặp B.B nữa mà chui vào thư viện đọc tất cả những sách báo nói về bộ đội đặc công vì tôi muốn có một chút hiểu biết về binh chủng đặc biệt tinh nhuệ này trước khi tiếp xúc với ông tướng đặc công về hưu kia. Mê mải trong thư viện, thời gian trôi qua bên ngoài rất nhanh. Thấm thoát đã hơn một năm trôi qua, người bạn tôi vẫn chưa liên lạc được với ông tướng đặc công. Tôi tính ra hè đường đánh máy thuê kiếm sống qua ngày thì bất ngờ gặp Sáu bụng bự. Sáu lôi tôi vào quán bia và nói :
-   Báo vẫn ra đều kỳ nhưng chẳng ma nào mua, các đại lý đều trả lại hết. Cứ cung cách này thì đến sập tiệm. Em ra chuyến này để tiếp xúc các sếp ở một  tờ báo khác, nếu thuận buồm xuôi gió,  em sẽ làm trưởng đại diện cho họ ở trong  ấy   !
-    Thế cậu bỏ B.B à ? Cùng “dựng cờ lập nghiệp” với nhau cơ mà ?
-    Nhưng hắn du côn lắm, ngày nào cũng đá đít, bạt  tai em như là đánh đầy tớ ! Không hiểu sao em lại nhịn được như thế ?  Nhưng mối tình này cũng phải đến lúc chia tay  !
Sáu bụng bự nâng ly bia lên cụng với tôi, tôi chợt giật mình khi thấy trên miệng ly bia, lẫn vào trong đám bọt đang tan dần là những viên trứng cá mà Sáu vừa nặn ra khi đang nói chuyện với tôi !  Tôi không nhịn được, nói :
  • Sao cậu ăn uống dơ bẩn thế?
  • Tinh cha huyết mẹ không nên bỏ ! Anh quên câu nói đó à? – Nói rồi Sáu  làm một hơi cạn li rồi nói tiếp – Nếu anh khó khăn thì vào làm cho B.B đi, hắn vẫn nhắc anh luôn và không giận anh đâu. H ắn   bảo  cái số của anh như thế. Còn nếu không, anh chờ một thời gian nữa, em nhận chức mới rồi, sẽ lấy anh làm Phó, nếu anh vui vẻ ô kê !
Sáu bụng bự vừa dứt lời thì B.B đột ngột xuất hiện như từ trên trời rơi xuống kèm với tiếng nói:”A! Thằng phản thùng!  Tao cứu mày khỏi tù mục xương mà mày trả ơn thế hả?”.  Và rồi B.B hét lên như diễn viên tuồng rồi múa tít mù bài quyền Ngọc Trản, mồm thì đọc vang lên những câu thiệu: “Ngọc Trản ngân đài – Tả hữu tấn khai – Hồi thập tự - Liệng diệp liên ba – Đả sát túc…”, tới câu “Đả sát túc” thì tôi thấy Sáu bụng bự bay ra cửa quán bia như một quả bóng !...

   Sau đó, B.B nhẹ nhàng cầm tay tôi dắt ra khỏi quán bia và nhỏ nhẹ nói:”Chỗ này không phải chỗ người có chí lớn lui tới!...Ông anh giang hồ mê chơi quên quê hương quá rồi đó! Cô thư ký riêng của anh chờ anh mỏi mắt! Sao anh nỡ đối xử với người đẹp như vậy?”… Không biết B.B còn nói gì nữa không vì tôi có cảm giác như mình đang bước đi trên một tầng mây xốp rất lớn !...Tôi định rút tay ra khỏi tay B.B để bay theo một đám mây màu vàng, nhưng  có tiếng ai đó nói văng vẳng bên tai tôi:”…Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với Mẹ: nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo!”. Trời ơi, lại là cái ông Vũ Bằng, hình như ông ấy cứ “theo dõi” tôi hoài  kể từ khi tôi đọc cuốn “Bốn mươi năm nói láo” của ông!  Nghĩ đến đây, tôi đành để mặc cho B.B dắt đi!... 

Cuối năm Tý, TP.HCM

Đỗ  Ngọc  Thạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét