Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Mẹ Đốp - Đỗ Ngọc Thach

4 truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Mẹ Đốp



Xã trưởng (NSƯT Bảo Quốc) và Mẹ Đốp (NSƯT Hồng Vân) trong vở Thị Mầu

MẸ ĐỐP

ĐỖ NGỌC THẠCH


“Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán…” – Đó là lời rao của Mẹ Đốp về vụ Thị Mầu hoang thai bị làng phạt vạ trong vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Song, hầu như ngày nào, dân làng xã Đoài Trung cũng được nghe những lời đó, từ Mẹ Đốp. Song, đây không phải là nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo mà là Mẹ Đốp hiện đang sống ở Làng Đoài Trung. Tại sao lại có sự trùng hợp về tên gọi và tại sao Mẹ Đốp ngày nay lại cứ đọc lại cái câu trong lời đi rao khắp Làng của nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo? Những người mới đến Làng Đoài Trung thường hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng như vậy và được bà giải thích khá cặn kẽ như sau:
Mẹ Đốp là một cô gái xinh đẹp nhất nhì cái Làng Đoài Trung, tên thật là Đào, khi tuổi trẻ thích tham gia văn nghệ, đặc biệt là hát Chèo, nên đã được chọn vào đội Chèo của xã Đoài Trung. Đội Chèo của xã tuy không hoạt động chuyên nghiệp, tức chỉ khi có Hội diễn của Huyện, của Tỉnh hoặc ngày Lễ lớn, ngày Tết…đội mới tập họp mọi người lại, tập luyện dăm ba hôm rồi lên sân khấu. Tuy thế, lần nào có Hội diễn, Đội Chèo của Xã cũng đoạt huy chương không Vàng thì Bạc. Riêng cô Đào, là một trong những diễn viên xuất sắc của Đội Chèo, đặc biệt là khi cô sắm vai Mẹ Đốp. Một lần, cô Đào vào vai Mẹ Đốp thì “lọt mắt xanh” ông Lê Văn Xã, người sắm vai Xã Trưởng. Ông Lê Văn Xã hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND Xã Đoài Trung, chuyên trách công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các vấn đề xã hội…gọi tắt là Phó Chủ tịch phụ trách Văn – Xã. Ông Lê Văn Xã đã có vợ con nhưng vẫn không chịu “yên bề gia thất” mà nổi tiếng trăng hoa, đa tình. Khi cô Đào đang vào vai Mẹ Đốp, ông Lê Văn Xã đang vào vai Xã Trưởng thì ông chợt phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ không thể cưỡng lại của Mẹ Đốp mà lâu nay mải vui thú đâu đâu, ông “có mắt mà như mù”! Thế là sau buổi diễn đó, ông Lê Văn Xã lập tức “gửi Mẹ Đốp nuôi giùm một đứa con”!...

Song, Mẹ Đốp (tức cô Đào), là người mắn đẻ, lại gặp hôm “mát giời” nên không chỉ “đẻ giùm” ông Xã Trưởng (tức ông Lê Văn Xã) một đứa con mà tới những ba đứa con! Nếu cứ đúng như Lệ Làng thì cô Đào sẽ bị Làng phạt vạ, như trong chính vở Chèo mà cô đã diễn nhiều lần, hoặc có thể nặng hơn, nhưng ông Lê Văn Xã đang là Phó Chủ tịch UBND Xã, lại sắp lên thay chức Chủ tịch UBND Xã do Chủ tịch đương nhiệm được thăng chức lên Phó Chủ tịch UBND Huyện, do đó, chuyện to thu lại thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có! Tuy nhiên, Mẹ Đốp (tức cô Đào) là người “đau khổ” suốt đời : tuy không bị phạt vạ, nhưng ông Lê Văn Xã đã “nuốt lời”, không ly dị vợ để cưới cô như đã thề bồi rất tha thiết khi muốn “gửi con” nơi cô, nên cô phải sống trên “búa rìu dư luận” mà nuôi ba đứa “con hoang”! Việc cô Đào phải quần quật nuôi ba đứa “con hoang” khiến cho nhan sắc cô tàn phai, sức cô cạn kiệt… Và khi ba đứa con (đều là con trai) lên mười tuổi thì cô Đào trở nên người ngớ ngẩn, ngày nào cũng đi khắp Làng, vừa gõ cái mõ đã mòn bóng, vừa rao: Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng Hạ, Tây Đông…
Sự đời, có những cái xảy ra ngoài sức tưởng tượng của con người và lúc đó, người ta không thể cắt nghĩa được, không thể giải thích được, nên đành gọi là chuyện lạ ! Cũng giống như trong Y học, có những căn bệnh mới xuất hiện mà những thứ thuốc hiện có không có tác dụng, thầy thuốc không biết tại sao lại như thế, đành bó tay và gọi đó là bệnh lạ ! Mẹ Đốp (tức cô Đào) sau hai tháng khùng khùng, điên điên, thỉnh thoảng lại đi khắp Làng gõ mõ hát rao “Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông…”, bỗng trở nên thay đổi khiến dân Làng ngỡ ngàng: Tiếng rao của Mẹ Đốp như là những chuỗi âm thanh huyền hoặc, kỳ ảo và có sức mê hoặc hồn người đến không thể cưỡng nổi! Khi nghe tiếng rao của Mẹ Đốp, người nghe đứng ngây ra, bất động và như hóa đá! Chính vì những người nghe đã bị mê hoặc đi như thế nên hầu như không có ai nhận ra rằng: Mẹ Đốp (tức cô Đào) đã không còn cái thân hình tiều tụy như lúc mới điên khùng nữa mà như vừa lột xác để trở lại như cô Đào của mười năm trước!...

Khi ba đứa con sinh ba của Cô Đào là nhận ra sự biến đổi kỳ lạ đó ở người mẹ của chúng, chúng bèn hỏi mẹ: “Mẹ ơi, cha của chúng con đâu?”. Người Mẹ nói: “Cha của các con là anh Mõ!”. Ba đứa trẻ không hiểu “Anh Mõ” nghĩa là gì, bèn đi hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng. Bà Tỏi nói: “Anh Mõ là chồng Mẹ Đốp, đúng là như vậy, nhưng đó là trong vở Chèo. Còn ở Làng ta, từ rất lâu đã bỏ cái chức danh Mõ rồi! Biết tìm anh Mõ ở đâu bây giờ?”. Ba đứa trẻ thấy Bà Tỏi mà không biết thì có lẽ chẳng ai biết cả, bèn thôi không đi hỏi nữa. Vả lại từ lúc chúng sinh ra đời, chúng có thấy người cha bao giờ đâu?

Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Ba đứa trẻ không đi tìm Anh Mõ, tức cha của chúng nữa nhưng một thời gian sau thì có người tự xưng là Anh Mõ đến gặp ba đứa trẻ và nói: “Ta chính là Anh Mõ, là cha của các con đây!” Ba đứa trẻ hỏi: “Ông nói ông là Anh Mõ, vậy lấy gì làm bằng chứng?”. Người kia liền lấy trong cái túi vải đeo lủng lẳng dưới nách ra một cái mõ bằng gỗ đã nhẵn bóng mà rằng: “Các con hãy coi đây! Đây chính là cái mõ ta vẫn dùng hàng ngày khi còn làm công việc của anh Mõ!”. Một đứa trẻ nói: “Vậy ông hãy vừa gõ mõ vừa đọc câu rao như mẹ tôi xem sao?”. Người kia liền gõ mõ “Cốc, cốc…” và đọc:
Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán!...
Ba đứa trẻ thấy người này đọc và gõ mõ đúng như mẹ nó vẫn làm thì có vẻ như muốn tin đó là Anh Mõ thật, liền cử một đứa đi tìm mẹ. Cô Đào, tức Mẹ Đốp, tức mẹ của ba đứa trẻ, lúc này đang nấu cơm ở nhà, nghe con nói như thế thì bảo: “Có vẻ như đúng đấy. Bố con lúc nhỏ là con của một thằng Mõ. Khi lớn lên thì Làng không còn cái chức danh Mõ nữa mà gọi là văn hóa-thông tin. Nhờ làm văn hóa – thông tin xã mà đã tán tỉnh được mẹ, khiến mẹ xiêu lòng. Nhưng ông ta nuốt lời, không cưới mẹ, để mẹ phải chịu cảnh chửa hoang, may mà không bị phạt vạ như nhân vật Thị Mầu. Nghe nói ông ta đã leo lên cái chức Trưởng phòng văn hóa-thông tin Huyện, rồi lên nữa tới Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin. Sao bây giờ lại tự nhận là Anh Mõ? Lại có chức danh Anh Mõ sao? Thế còn cái Sở Văn hóa-Thông tin thì sao?”. Đứa con sốt ruột, hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao? Có cho ông ta vào nhà gặp mẹ không?”. Người mẹ liền nói: “Thôi được, cho ông ta vào, nhưng phải kiểm tra cái dấu hiệu này đã. Nếu đúng là ông ta, cái ông Xã trưởng đĩ tính ấy thì ở trên cái “thằng bé” rất dài của ông ta có tới hai cái nốt ruồi son! Có lẽ chính vì thế mà ông ta nổi tiếng “sát gái”!”.
Đứa con nghe nói vậy thì chạy ra ngoài cổng, nơi hai người anh em của nó và người kia đang đứng đợi. Nó nói với hai đứa anh em của nó phải kiểm tra như thế, như thế!...Sau khi hai đứa anh em của nó “kiểm tra” xong thì nói: “Không phải hai nốt ruồi mà có tới ba cái!”. Nghe hai người anh em nói vậy, đứa con lại chạy vào nói với người mẹ như thế, như thế! Người mẹ nghe nói vậy thì giật mình nghĩ bụng: “Mới có hai cái nốt ruồi mà đã “sát gái” như thế thì nay có tới ba cái tất sẽ rất kinh hoàng, ta làm sao mà chịu nổi? Nhưng nếu không cho ông ta nhận con thì ba đứa trẻ tội nghiệp kia sẽ suốt đời không cha hay sao?”. Người mẹ liền hỏi đứa con: “Mẹ hỏi câu này, con cứ nói thật. Con có thích cho cái ông kia nhận làm bố hay không?”. Đứa con nói ngay: “Mẹ thích thì con cũng thích, mẹ không thích thì sao con lại dám trái ý mẹ, con cũng không thích!”. Người mẹ cười quặn bụng hồi lâu rồi mới nói: “Mẹ có ý này, ra nói với hai anh em của con nữa, cùng thuận theo ý mẹ thì ta quyết ngay: Nếu ông ta đồng ý làm “Thái giám” thì sẽ cho làm bố, làm chồng, nếu không thì …“Tiễn khách”! Nhớ là không để ông ta cò cưa, năn nỉ nữa!”. Đứa con lại chạy ra nói với hai người anh em ý muốn của mẹ. Cả ba anh em đều tán đồng theo ý mẹ ngay mà không tranh cãi gì. Khi ba anh em nói với người đàn ông kia như thế, như thế thì ông ta nói ngay: “Dù bất cứ điều kiện như thế nào, tôi cũng đồng ý!”. Ba anh em liền dẫn người đàn ông kia vào nhà gặp mẹ. Khi hai người gặp lại nhau, người mẹ nói: “Nói là nói vậy, nhưng tôi vẫn chừa cho ông một con đường để mà hối cải! Cái án “hoạn quan” cứ treo đó, nếu như ông thật lòng thành tâm hối cải thì có thể cho qua!”. Người kia nghe nói vậy thì lạy tạ ơn rối rít và hứa sẽ hết lòng với bốn mẹ con. Người mẹ lại nói: “Danh có chính thì ngôn mới thuận. Dù thế nào, ông cũng phải làm cái lễ cưới hỏi đàng hoàng chứ không thể khơi khơi đến nhà người ta rồi ngồi chễm chệ trên ghế ông chồng, ông bố được!”. Người kia nói: “Tôi đã bị cái án kỷ luật mất sạch chức tước, tài sản cũng bị bà vợ già lấy hết, không cho một đồng chinh cắc bạc thì làm sao…”. Người mẹ nói ngay: “Ông không phải lo chuyện tiền bạc mà chỉ lo làm tốt các thủ tục, nghi thức cho vẹn toàn! Coi như tôi cho ông thiếu nợ!...”.
Ở những người tốt, có lòng vị tha thì dễ mủi lòng mà tha thứ, cho dù tội lỗi kia có trầm trọng tới đâu. Chính vì biết cô Đào, tức Mẹ Đốp là con người dễ mềm lòng nên ông Văn Xã, tức Xã Trưởng đã triệt để khai thác “điểm yếu” đó của cô Đào và được cô Đào tổ chức đám cưới đàng hoàng, thậm chí rất dềnh dang vì cả Làng ai cũng mến cô Đào, đến dự đám cưới cô và ông Văn Xã rất đông, có thể nói là vui như Hội. Mọi người còn yêu cầu cô dâu tức cô Đào và chú rể tức ông Văn Xã diễn lại trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, khiến cho cả Làng lại được một phen cười nghiêng ngả…

Thực ra, ông Văn Xã bị án kỷ luật mà mất chức tước ở Sở Văn hóa-Thông tin, trở về xã làm nhiệm vụ “Thằng Mõ”, tức chuyên trách nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước, là rất “đúng người, đúng việc” bởi ông Văn Xã không chỉ có tài diễn vai Chèo Xã Trưởng trong lớp Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, mà ông còn có tài làm ca dao, hò vè, thơ Bút Tre…khiến cho ai đọc “thơ ca” của ông cũng cười nôn ruột! Nói cho công bằng thì cái Tài của ông Văn Xã ở đây là tài nhại, tài bắt chước ca dao, hò vè dân gian, thơ Bút Tre…Song, làm được như thế cũng không phải dễ dàng gì, ai không tin thì cứ thử mà xem, sẽ tắc tị ngay mà thôi!...

Sau đám cưới, ông Văn Xã có vẻ như “tu chí làm ăn”, một lòng với vợ con, nên Ông Trời thương tình cho cô Đào đẻ được ba đứa con nữa, cũng lại sinh ba! Giờ thì cô Đào không phải một mình nuôi con hoang nữa mà ông Văn Xã đã thể hiện là một người cha tốt! Đi đâu, gặp ai, ông Văn Xã cũng nói: “Làm một người cha tốt quả là không hề dễ dàng, song làm được một người cha tốt thì thật là hạnh phúc, thật mãn nguyện!”

Bây giờ, ai đến Làng Đoài Trung, vào ngày thường, sẽ được tận mắt mục kích “Thằng Mõ” hành nghề thực sự, đâu ra đó, chứ không chỉ là “chuyện ngày xưa”. Nhiệm vụ “Thằng Mõ” này thường là do ông Văn Xã thực hiện, thi thoảng ông Văn Xã đau yếu, bệnh tật thì do Mẹ Đốp, tức cô Đào, thực hiện. Còn nếu đến Làng Đoài Trung vào những dịp có Lễ Hội, sẽ được xem diễn trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” do cô Đào và ông Văn Xã trình diễn. Trình độ nghệ thuật của hai nghệ sĩ dân gian này đã đạt tới mức không thể bình luận mà chỉ có một cách là bị cuốn hút vào “Mê Hồn Trận Cười” để rồi vỗ tay tới mỏi tay thì thôi!...
Một lần, cô Đào đang “thay chồng làm việc quan” như trong vai trò “Mẹ Đốp”, thì thấy hai đứa học trò, áng chừng lớp mười một, mười hai rồi, cứ lẽ đẽo “bám đuôi”. Cô Đào nghĩ, chẳng lẽ lại có kiểu “người hâm mộ” như thế sao? Cô Đào bèn quay lại, tóm hai “cái đuôi” hỏi cho ra nhẽ! Thì ra đó là hai học sinh lớp 12 của Trường Huyện, sẽ vào vai Mẹ Đốp và Xã Trưởng trong trích đoạn Chèo này, muốn đến gặp đích danh “Mẹ Đốp” để nhờ làm “Đạo diễn”, vì đợt Hội diễn Văn nghệ sắp tới sẽ có tất cả các trường Trung học Phổ thông của Tỉnh tham gia, và nghe nói đã có tới gần chục trường chọn trích đoạn “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” làm bài thi! Cô Đào nghe nói xong thì ôm chầm lấy hai đứa học trò khiến hai đứa như ngạt thở!...Khi đã bình tâm trở lại, cô Đào nói: “Đó là ta đã truyền công lực cho hai em rồi đó! Giờ thì theo ta đi tuyên truyền phòng chống dịch cúm H5N1! Nếu như bà con ai cũng hiểu được bệnh cúm H5N1 là gì và phòng chống như thế nào thì coi như hai em đã thành công!”. Hai đứa học trò liền Bái sư và cùng với cô Đào, tức “Mẹ Đốp” đi khắp Làng!...

Kết quả đợt Hội diễn văn nghệ là hai đệ tử của cô Đào đã đoạt Huy chương Vàng. Lúc hai đệ tử nhận giải thưởng, cô Đào tới chúc mừng và nói: “Hãy nhớ là chỉ làm Mẹ Đốp trên sân khấu thôi nghe! Không được lẫn lộn giữa sân khấu và cuộc đời!”. Nhưng cả hai đệ tử lúc đó đâu có nghe rõ những lời dặn dò, cho nên chỉ sau nửa năm, đệ tử gái vào vai Mẹ Đốp đến gặp Sư phụ với những giọt nước mắt lã chã: “Sư phụ!...Thằng Xã Trưởng nó gửi con cái Thai này rồi biến đâu mất rồi!”. Cô Đào biết nói sao với đệ tử bây giờ bởi cô đang là cô gái của hai mươi năm trước!...

Sài Gòn, tháng 1-2010
Đỗ Ngọc Thạch


nguồn: Newvietart.com

Bốn truyện ngắn về Sân khấu xem tại các trang Web:

  1. Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; Làm việc tại các cơ quan: ...
    vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831 - Bộ nhớ cache

    Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)



    1. Triển lãm sắp đặt mặt nạ tuồng nhiều nhất Việt Nam

      Bốn truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch: 
      Tuồng và Chèo; Mẹ Đốp; Chuyện tình của Thị Mầu; Nghêu Sò Ốc Hến


      1. Đỗ Ngọc Thạch. ... Tôi thì đọc truyện ngắn này của tác giả Đỗ Ngọc Thạch như mộttruyện có ảnh hưởng phong cách truyện ...
        damau.org/archives/10337 - Bộ nhớ cache
    2. MẸ ĐỐP

    3. Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 13 1. ... Chùm haiTruyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch ...
      blog.tamtay.vn/entry/view/781074/Su-phu-cua-su-phu-Do-Ngoc-Thach.html - Bộ nhớ cache
      Thêm kết quả từ blog.tamtay.vn »
    4. ... cả hai chữ Ngọc Thạch! ... Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ NgọcThạch (18.04.2012 01:09) Xem chi tiết : Những bản tin khác:
      nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5863 - Bộ nhớ cache
    5. Nghêu sò ốc hến - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch | Blog ...
    6. Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở Tuồng Hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu Tuồng.
      blog.tamtay.vn/entry/view/714051 - Bộ nhớ cache
    7. Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (27.05.2012 21:58) ... Chùm haiTruyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch ...
      www.nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5625 - Bộ nhớ cache
    8. Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Đỗ Ngọc Thạch - Nghêu, Sò, Ốc ...
    9. Nếu như người ta thường nói sân khấu ... Truyện ngắn này chủ yếu nói về ... Võ Quảng Bạn học lớp hai - Đỗ Ngọc Thạch ...
      4phuong.net/ebook/40168007/ngheu-so-oc-hen.html - Bộ nhớ cache

      I. TUỒNG VÀ CHÈO

      1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
      Xem chi tiết

      Xem thêm: 
    10. SÂN KHẤU TUỒNG - NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    11. VỀ VẤN ĐỀ KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG ĐỂ XÂY DỰNG TUỒNG HIỆN ĐẠI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét