Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

thân gái dặm trường - đỗ ngọc thạch (chương 4-6)


Nóng mắt với bộ ngực gợi cảm cùng bikini quây | bikini,thời trang bikini,áo tắm,người mẫu nóng bỏng,bờ biển


thân gái dặm trường - tiểu thuyết mini của đỗ ngọc thạch - trích: chương 4-6


Thực ra bà chủ nhà trọ, có cái tên rất đẹp là Thiên Hà, đã "tái xuất giang hồ” trăm phần trăm, có nghĩa là bà đã trở lại ngôi vị Tú Bà với Nhà hàng Bồng Lai. Việc bà mối mai Liễu cho ông chủ tịch Phường Ngày đăng: 16/04/2011. Lần đọc: 3478 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Mãi đến "Nửa đêm giờ Tý canh ba”, những người khách cuối cùng mới khật khưỡng rời khỏi nhà hàng Bồng Lai- một nơi du hý của những khách VIP, ẩn sâu trong một con hẻm sâu hun hút. Ngày đăng: 16/04/2011. Lần đọc: 3560 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Người mẫu 9x gợi cảm với bikini!, Thời trang, Người mẫu, Nguyễn Đỗ Bắc Ninh, Miss bikini 2010, Trung Quốc, quốc tế



THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (tiếp theo và hết)

THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG

Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch

Tiếp theo và hết


Chương Bốn

    Thực ra bà chủ nhà trọ, có cái tên rất đẹp là Thiên Hà, đã "tái xuất giang hồ” trăm phần trăm, có nghĩa là bà đã trở lại ngôi vị Tú Bà với Nhà hàng Bồng Lai. Việc bà mối mai Liễu cho ông chủ tịch Phường "bái đường thành thân” diễn ra êm đẹp cho đến phút chót mới xảy ra "sự cố ngoài ý muốn”: bà vợ của ông chủ tịch Phường cùng ba người bạn của ông chủ tịch Phường (đều là quan chức cấp Quận và rất có uy) đột ngột xuất hiện đúng lúc cô dâu và chú rể đi vào "động phòng hoa chúc”! Thế là cuộc vui đứt gãy giữa chừng! Bà vợ và những người bạn của ông chủ tịch Phường đã "giải quyết vụ việc” rất nhẹ nhàng để tránh "tiếng xấu” cho ông, để cho ông một "cơ hội” chuộc lại lỗi lầm: coi như không có gì xảy ra và thực khách nhận được thông báo là đám cưới tạm hoãn (vì bà mối đã chọn ngày sai), mà đây chỉ coi như là đám hỏi!

    Thực ra, bà chủ Thiên Hà đã âm thầm, bí mật "thiết kế” hoàn toàn cuộc đụng độ đó. Tuy nhiên, bà chủ Thiên Hà cũng không đến nỗi quên ơn cái công lo toàn bộ thủ tục giấy tờ pháp lý hành nghề cho nhà hàng Bồng Lai của ông chủ tịch Phường. Để ông chủ tịch phường làm nhiệm "lá chắn” cho nhà hàng Bồng Lai dài dài, ông luôn được coi là vị khách đặc biệt được ưu đãi số một của nhà hàng Bồng Lai!

    Lại nói về hai anh chàng sĩ quan đang nuôi mộng trường thi với Liễu, hai người nhận được giấy mời thì mượn một chiếc xe phân khối lớn phóng đến nhà hàng Bồng Lai ngay. Nhưng do quá mất bình tĩnh và không quen đi xe phân khối lớn với tốc độ cao, đã suýt đụng vào một ô tô taxi khi đi qua cầu Sài Gòn. Song, tránh được tai nạn đụng xe thì chiếc xe phân khối lớn đã bay thẳng xuống sông khiến hai người bị trọng thương! Sau một tuần nằm viện, cái "nhuệ khí” muốn giành lại người đẹp của hai chàng sĩ quan bỗng tan biến hết!

    Nhà hàng Bồng Lai đã đi vào hoạt động mà không gặp trở ngại gì. Với tay nghề vào loại "bậc thầy”, bà chủ Thiên Hà đã nhanh chóng đưa Bồng Lai đến đúng chỗ của nó: nơi Tiên cảnh giữa trần gian. Và Liễu, từ lúc nào đã trở thành một "ả khoa khôi” rất chuyên nghiệp của nhà hàng Bồng Lai, đúng như mấy câu Kiều mà Liễu đã nghe bà già đọc trên tàu hồi nào:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa!...

*
    Ngày xuân con én đưa thoi…- chỉ những người luôn chờ đợi một điều gì đó thì mới luôn nghĩ đến thời gian, mới ngày ngày ngồi nhìn bóng câu qua cửa! Liễu sống cuộc sống "Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh” gần được một năm mà cô có cảm giác như đã trôi qua hàng thế kỷ, có nghĩa là cái cuộc sống này như đã buộc chặt vào số phận cô và sẽ đi cùng cô sang thế giới bên kia! Song, chính vào lúc Liễu như bị tan biến đi trong cái thế giới phồn hoa đô hội thì tuổi phượng hồng của Liễu bỗng trở lại, rất mạnh như một cơn lốc, cuốn Liễu đi…

    Khi Liễu còn học lớp 11 thì có một gia đình nhỏ, chỉ có hai mẹ con, đến ở cạnh nhà Liễu, trở thành hàng xóm của Liễu. Người mẹ làm việc ở nhà xác Bệnh viện tỉnh còn người con trai tên Dương là bạn học cùng lớp với Liễu. Lúc đầu, Liễu cũng không hề biết về người mẹ của Dương làm gì ở Bệnh viện và nghĩ có thể là Y tá hay Bác sĩ gì đó. Nhưng có một lần, bà ngoại của Liễu qua đời, mẹ Liễu nhờ người đi mời người trang điểm xác chết đến trang điểm cho bà ngoại thì Liễu giật mình khi thấy đó là bà mẹ của Dương. Thông thường, người ta quen nghĩ rằng, những người làm những công việc "dễ sợ” xung quanh việc chôn cất người chết là những người rất "xa lạ”, thậm chí ở riêng một thế giới khác, thậm chí một hành tinh khác! Cho nên khi thấy người mẹ của Dương đến trang điểm cho bà ngoại trước khi liệm, thì Liễu rất ngạc nhiên và sau đó thì rất thường nghe mẹ Dương nói chuyện khi rảnh rỗi. Khi nghe Liễu hỏi tại sao lại trang điểm cho người chết kỹ như tế thì mẹ của Dương nói: "Chúng tôi phải làm sao để người chết khi được liệm cho vào quan tài thì phải giống như những ngày còn sống. Việc này rất quan trọng với cả người thân đang sống và người thân đã chết: để lại một hình ảnh đẹp cho người còn sống và giúp người dưới cõi âm dễ dàng nhận ra!”.

Quả nhiên, bà ngoại của Liễu đã ra đi mấy tháng rồi mà Liễu vẫn như thấy bà đang nhìn Liễu rất trìu mến và bà như đang muốn nói gì đó với Liễu?
    Liễu và Dương tuy là hàng xóm, là bạn cùng lớp nhưng vì cả hai người đều "nhút nhát” nên rất ít khi nói chuyện với nhau. Vì thế, khi bất ngờ gặp Dương ở nhà hàng Bồng Lai, Liễu kinh ngạc vô cùng và cô thoáng nghĩ: Mình vẫn thường nghĩ, nếu ở đây mà mình gặp được người con trai tốt thì mình sẽ tình nguyện "nâng khăn sửa túi” cho người ấy suốt đời, vì thế khi anh chàng Dương ngố (tất cả các bạn nữ lớp Liễu đều gọi Dương là "Chàng Ngố”) xuất hiện, thì anh ta có phải là người con trai đó? Liễu vẫn nhớ mãi lần đầu tiên gặp Dương khi một lần, vừa đóng cửa nhà hàng, Liễu muốn ra ngoài đi dạo thì thật bất ngờ, Liễu thấy một người đang dắt xe ra cổng, rất giống Dương. Liễu chưa kịp reo lên thì Dương đã nói: "Liễu cao kều! Mình là "Dương ngố” đây?”. Liễu cứ nắm chặt lấy hai cánh tay Dương mà ngạc nhiên không nói nên lời, không biết hỏi Dương câu gì bây giờ? Liễu bỗng nhớ đến người mẹ của Dương làm một công việc rất "dễ sợ” là trang điểm cho người chết nên hỏi ngay: "Mẹ cậu có khỏe không? Có còn làm việc trang điểm không?”. Dương nói ngay: "Còn rất khỏe và dạo này công việc nhiều lắm! Người ta bây giờ chết do tai nạn giao thông nhiều nên mặt mũi bị biến dạng, nhìn ghê lắm! Mẹ tớ nói phải chỉnh sửa kỹ cho gần giống với khuôn mặt cũ thì người thân dưới cõi âm dễ nhận ra! À, mà mẹ tớ hay hỏi thăm cậu lắm, dặn tớ nếu gặp cậu thì cho bà biết ngay!”. Liễu và Dương đã đi dạo với nhau gần hết đêm, nói biết bao nhiêu là chuyện mà vẫn như là chưa nói gì. Có vẻ như là vì trước đây, khi còn là hàng xóm, là bạn học vì hai người chưa hề nói chuyện với nhau nên bây giờ mới được nói thì nói cho thỏa!...

    Thì ra Dương đang học ở Khoa Võ thuật của trường Đại học Thể dục Thể Thao, tối tối đến nhà hàng Bồng Lai làm bảo vệ để tăng thu nhập và còn dành tiền gửi về cho mẹ. Nhìn người bạn cũ cao lớn, ngộc nghệch như thế kia mà vừa đi học đại học lại vừa biết lo xa cho người mẹ già thì quả là phi thường! Nghĩ về hai mẹ con Dương, rồi lại nghĩ về hai mẹ con mình, lần đầu tiên, Liễu thấy mình thật là hư hỏng, vô dụng! Có lẽ Liễu chưa bao giờ suy nghĩ thật nghiêm chỉnh về hoàn cảnh hiện tại của mình hay là không có dịp nào để mà suy nghĩ? Có lẽ bởi có sự xuất hiện của Dương? Bỗng nhiên, Liễu thấy Dương không còn là người bạn "Ngố” ngày nào nữa mà như là đã trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy!... Mải suy nghĩ, Liễu cứ bước đi như là đang đi dạo một mình khiến Dương ngạc nhiên, cầm lấy một cánh tay Liễu mà ngập ngừng hỏi: "Liễu, bạn có sao không? Bạn đang suy nghĩ gì vậy?”. Liễu giật mình đứng lại, nhìn Dương rồi vụt nói: "Dương ơi, cậu có phải là người bạn trai tốt nhất của Liễu không?”. Không đợi Dương trả lời, Liễu nép vào vai Dương rồi ôm chặt lấy Dương, nước mắt trào ra ướt sũng ngực Dương! Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ ngày "lưu lạc giang hồ” Liễu đã khóc! Dương đứng lặng. Tuy bây giờ mới nói chuyện nhiều với Liễu và đứng gần Liễu như thế này, nhưng Dương đủ khôn lớn để hiểu ra rằng, từ ngày Liễu "mất tích”, Liễu đã sống những tháng ngày rất cô đơn giữa trùng trùng hiểm nguy, tai biến! Mình sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng với sự tin tưởng gửi trao của Liễu, nghĩ vậy Dương nhẹ nhàng vuốt lên mái tóc của Liễu, vuốt mãi, vuốt hoài cho đến khi Liễu ngẩng mặt lên, nhìn Dương tha thiết và trao cho Dương một nụ hôn cháy bỏng!...

*
    Trong số những Mỹ nhân của nhà hàng Bồng Lai thì hai cô gái có biệt danh là Trầm Ngư và Bế Nguyệt là có vẻ đẹp nhỉnh hơn Liễu một chút, đều là những cô gái chân dài với những số đo bốc lửa - là bộ ba chủ bài của nhà hàng Bồng Lai. Tuy nhiên, chỉ có bà chủ Thiên Hà là biết rõ giá trị đích thực của ba Hoa khôi này: hai cô gái Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã lăn lộn trong chốn Làng chơi đã gần năm năm, đều đã nhiễm "bệnh nghề nghiệp”, đã thuộc loại "hoa tàn nhụy rữa”, chỉ có Liễu là còn "mới bóc tem” và cũng có "hứng khởi” thật sự trong những cuộc hoan lạc mà thôi! Để nhận biết ra điều nay, phải là những tay chơi sành điệu và tinh đời! Song, khi đến với nhà hàng Bồng Lai, chẳng ai có thể còn tỉnh táo để mà suy nghĩ gì nữa!

    Từ khi thấy anh chàng bảo vệ Dương có những cuộc tiếp xúc tuy ngắn mà có rất nhiều ẩn ý với Liễu, cả Trầm Ngư và Bế Nguyệt đều âm thầm bám sát Dương và tìm mọi cách để "tấn công”!

    (…) Song, có lẽ do Dương sớm tiếp xúc với Tử Thần (những lúc rảnh hoặc do người nhà người chết cần gấp, Dương vẫn thường phải đi phụ giúp cho mẹ công việc trang điểm cho người chết) cho nên những mánh khóe, âm mưu của chốn "giang hồ hiểm ác” không qua nổi cái nhìn lướt qua một cách vô tư nhưng thông minh của Dương. Trầm Ngư và Bế Nguyệt năm lần bảy lượt giăng bẫy hòng muốn "ăn tươi nuốt sống” anh chàng Dương mà không được thì tức tối lắm và đã nhanh chóng chuyển từ thích, yêu sang thù ghét và dự tính sẽ hạ độc chiêu cho bõ ghét! Biết được Dương và Liễu mỗi khi hẹn gặp nhau thường tới một quán café nhạc trong một ngõ hẻm yên tĩnh thì Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã "bắt bồ” với hai anh chàng phục vụ bàn trong quán café này. Và trong một lần Dương và Liễu đến quán, kêu hai ly nước cam, thì Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã đến quán, trong khi hai anh chàng bồ bịch kia đang chuẩn nước cho Liễu và Dương thì hai người đẹp đã nhanh tay bỏ hai viên cyanua- loại thuốc độc rất mạnh,- vào hai ly nước của Dương và Liễu. Song, vì quá hồi hộp và sung sướng khi sắp được ngồi tâm sự với bồ mà hai anh chàng kia không mang luôn hai ly nước cam đến bàn của Liễu và Dương mà lại làm luôn hai ly nước cam mới cho Liễu và Dương, còn hai ly nước cam đã pha xong và đã bị lén bỏ cyanua thì mang đến cái bàn ở trong góc tối, nơi vẫn dành đợi Trầm Ngư và Bế Nguyệt tới. Khi Trầm
    Ngư và Bế Nguyệt đến chỗ ngồi của mình để "chờ kết quả” (phải nhìn thấy tận mắt cả Dương và Liễu cùng ngã gục) thì thấy có hai ly nước cam thơm phức, đang khát vì căng thẳng và hồi hộp, cả hai người đẹp đã uống một hơi hết hai ly nước cam có hai viên cyanua!...
    Khi linh cảm thấy Trầm Ngư và Bế Nguyệt sẽ hại anh chàng Dương "ngố” của mình, Liễu giật mình kinh hãi khi nhận ra rằng, những anh chàng đã "chạm vào người mình” như anh chàng đánh dậm, thuyền trưởng tàu pha sông biển Tư Hải, rồi tướng cướp băng cướp đường sông, vị quan chức đại gia đã bảo lãnh đưa mình ra khỏi trại giam rồi đưa đi chơi Đà Lạt, hai anh chàng sĩ quan đưa mình vào Sài Gòn và xây giấc mộng sĩ tử lều chõng đi thi đại học, và cuối cùng là ông chủ tịch phường, tất cả đều có kết cục "không ổn”, từ chết đến bị thương! Liễu rất thích Dương và đã quyết định sẽ bái đường thành thân với người thanh niên trung thực và có võ nghệ cao cường này, nhưng Liễu vẫn còn sợ sẽ đem lại tai họa cho Dương cho nên cô vẫn cố tạo một khoảng cách an toàn! Vì thế, khi thấy kẻ bị "tử trận” lại là hai người đẹp Trầm Ngư và Bế Nguyệt chứ không phải là Dương thì cô thở phào: Cái "Tướng sát phu” của cô chắc đã được hóa giải và biết đâu nó sẽ chuyển qua hướng ngược lại, tức cái "Tướng sát phu” kia sẽ chuyển thành Tướng vượng phu, ích tử! Nghĩ đến đó, Liễu quyết định sẽ cưới Dương và cô sẽ về sống với mẹ chồng, chăm sóc chồng và mẹ chồng, làm một người vợ hiền, dâu thảo! Vừa nghĩ như vậy, Liễu vội chạy đi tìm Dương…

*
    Liễu đi tìm khắp nơi mà không thấy Dương đâu bèn quay về cái quán Café mà hai người vẫn thường tới. Liễu kêu một ly café sữa, nghĩ chắc uống xong thì thế nào Dương cũng tới. Nhưng vừa uống được ba ngụm thì bà chủ nhà hàng Bồng Lai Thiên Hà xuất hiện. Liễu thoáng ngạc nhiên và lo lắng, không biết Dương có gặp bất trắc gì không, không biết bà "Yêu tinh” này có bày trò quỷ quái gì không? Bà chủ Thiên Hà như là đang đọc từng ý nghĩ trong đầu Liễu, tuy nhiên bà lại cười nói: "Cưng đừng có lo sợ điều gì không may sẽ xảy ra với chàng Dương, anh ta có tướng bất tử, chẳng ai hại nổi đâu! Và em cũng đừng bao giờ nghĩ xấu về chị bởi chị lúc nào cũng muốn tốt cho em và số phận chị em mình còn ràng buộc vào nhau dài dài: Mà rằng nhân quả dở dang/ Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?/ Số còn nặng nghiệp má đào/ Người dầu muốn lánh trời nào đã cho?... Em thử nghĩ coi, chị có ba con chủ bài thì Trầm Ngư và Bế Nguyệt đã bỏ chị mà đi rồi, em không thể bỏ đi như thế được!”. Liễu định nói gì đó nhưng bỗng thấy trời đất quay cuồng rồi cô ngất xỉu trên cái bàn café nhỏ, ly café sữa còn dở lăn kềnh ra bàn, chảy hết vào mặt Liễu! Thì ra bà chủ Thiên Hà đã lén bỏ thuốc mê vào ly café sữa của Liễu!
    Liễu bị bà chủ nhà hàng Bồng Lai bắt trở lại làm việc cho nhà hàng Bồng Lai như thế nào và Liễu có gặp lại được Dương hay không, xin xem chương Năm sẽ rõ!
Hãy xin hết kiếp liễu bồ
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau!...

Chương Năm

Song sa vò võ phương trời
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
Lần lần thỏ bạc ác vàng
Xót người trong hội đoạn trường đòi cơn
Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!...

    Lần này thì chính Liễu cầm cuốn Truyện Kiều và cứ đọc đi đọc lại chứ không phải là ai khác. Khi nghe từ xa, cứ tưởng Liễu đọc cho ai nghe bởi đọc được một đoạn thì lại ngừng và nói gì đó như là giải thích, bình phẩm những câu thơ vừa đọc! Nhưng khi đến gần thì chỉ thấy một mình Liễu mà thôi! Điều kỳ lạ là khi thấy ai tới, Liễu đều đọc câu "Đến bây giờ mới thấy đây / Mà lòng đã chắc những ngày một hai!”. Song, dường như chẳng ai chú ý xem Liễu đang đọc gì, nghĩ gì, bởi họ đều cho rằng những người suốt ngày cứ nói lảm nhảm (hoặc đọc thơ, hát…) thì đích thị là người tâm thần! Chỉ có bà chủ Thiên Hà là không cho rằng Liễu bị điên, bởi bà biết Liễu đang nhớ anh chàng Dương, đang nghĩ về anh chàng Dương!

    Trở lại mấy ngày trước, khi Liễu quyết định không ở nhà hàng Bồng Lai nữa mà sẽ về ở với mẹ con Dương (mẹ Dương đã nghỉ hưu và vào Sài Gòn ở với đứa con trai duy nhất) thì bà chủ nhà hàng Bồng Lai đã quyết "mạnh tay” với Liễu: bà bỏ thuốc mê vào ly café sữa của Liễu và bắt Liễu về. Khi Dương biết chuyện, đến nhà hàng Bồng Lai để cứu Liễu thì bà chủ Thiên Hà đã giăng sẵn bẫy bắt anh chàng Dương rồi cho vào bao tải ném trôi sông! May mà Dương đã quá quen với Tử Thần nên thoát chết, song từ sau lần đó, Dương đã nghe theo lời mẹ, không tìm gặp Liễu nữa bởi "yêu người đẹp là mang họa”! Còn Liễu, sau khi tỉnh lại thì ngơ ngẩn như người mất hồn, nhớ nhớ quên quên như người tâm thần! Với bà chủ Thiên Hà, tình trạng đó của Liễu không ảnh hưởng gì đến việc cho Liễu ra tiếp khách bởi thân hình quyến rũ của Liễu vẫn làm cho quan khách như lạc vào cõi Tiên! Những lúc không tiếp khách chính là lúc Liễu có vẻ như tỉnh táo nhất, cô luôn hỏi sao không thấy anh chàng Dương, rồi đi tìm khắp các phòng, không tìm thấy thì nhờ bà chủ Thiên Hà cho người đến trường Đại học TDTT tìm rồi cô luôn mồm đọc cuốn truyện Kiều: Đã đày vào kiếp phong trần/ Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!...

*
    Những người khách thường đến nhà hàng Bồng Lai đều muốn gặp Liễu, ít nhất thì cũng phải là ba mươi phút mới chịu! Để che đậy sự thật là chứng bệnh tâm thần của Liễu, bà chủ Thiên Hà chỉ cho Liễu xuất hiện trước quan khách khi đã tất cả "nửa tỉnh nửa say” hoặc Liễu sẽ xuất hiện với một, hai vũ nữ và trình diễn những màn thoát y vũ đặc sắc khiến cho quan khách hồn xiêu phách lạc! Nếu với những khách VIP, thích những quái chiêu nổi da gà thì Liễu sẽ xuất hiện với những "tiểu phẩm” có một không hai như "Tiên nữ tắm bia”, tức Liễu sẽ bơi như cá trong một cái bể bơi khổng lồ, tất nhiên là đổ đầy bia loại ngon nhất như Heineken, Tiger…, lúc ấy, các quan khách chỉ cần uống một hơi trăm phần trăm ly bia vại thì sẽ được chơi trò "tay không bắt cá” rất hấp dẫn!... Với những chiêu thức luôn mới mẻ và độc đáo, nhà hàng Bồng Lai luôn là điểm đến hấp dẫn của các "Công tử Bạc Liêu” đủ các giới, tất nhiên là phải từ cỡ đại gia trở lên!

    Nếu cứ theo quy luật thông thường thì cuộc đời của Liễu sẽ trôi qua như nước chảy qua cầu với những "cuộc vui đầy tháng, trận cười thâu đêm” và "sống làm vợ khắp người ta / đến khi thác xuống làm ma không chồng”! Song, chỉ nửa năm trôi qua, bàn tay Tạo hóa đã có một sự sắp xếp mới đối với Liễu!

    Hôm đó, có ba người khách đến nhà hàng Bồng Lai. Đó là một nhà thơ – quan chức lớn ở Thủ đô (1), một nhà thơ – quan chức ở Thành phố (2) và một nhà thơ – doanh nghiệp ở Thành phố (3). Nhà thơ số 1 nói: "Lâu lâu mới có dịp vào Sài G̣n chơi với anh em, chiến hữu, hôm nay chúng ta phải xả xú-páp cho thoải mái, vấn đề kinh phí có sao không?”. Nhà thơ số 2 nói ngay: "Xin Huynh cứ vui vẻ hết cỡ, hôm nay có nhà tài trợ lớn! Xin giới thiệu với Huynh trưởng, đây là nhà doanh nghiệp rất thành đạt nhưng sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp khổng lồ chỉ để lấy hai chữ Nhà Thơ!”. Nhà thơ số 1 và nhà thơ số 3 bắt tay nhau và cùng nói "Rất hân hạnh!”, rồi nhà thơ số 3 nói nhanh: "Hôm nay được diện kiến nhà thơ lớn quả là một sự kiện trọng đại đối với tôi. Cho tôi được hầu rượu các nhà thơ thì còn gì vinh hạnh bằng!”. Nhà thơ số ba liền yêu cầu gặp bà chủ Thiên Hà, rồi nói với bà chủ: "Thời gian vừa rồi tôi có mải bận bịu với công việc kinh doanh mà có ít thời gian tới ủng hộ, động viên chị em. Từ nay tôi sẽ giành phần lớn thời gian để làm thơ, nên sẽ thường xuyên tới đây vui vẻ!”. Bà chủ Thiên Hà cám ơn rối rít thì nhà thơ số 3 nói tiếp: "Đừng khách sáo, tôi muốn bà chủ đưa tất cả mỹ nhân ra đây cho người bạn lớn của tôi lựa chọn!”. Bà chủ liền kêu tất cả ra đứng một hàng trước ba nhà thơ. Nhà thơ số 1 liền chỉ Liễu và ngoắc tay ra hiệu cho Liễu tới. Bà chủ lướt tới bên Liễu, khẽ đẩy Liễu lên và nói: "Nhà thơ quả là có con mắt tinh đời!”. Hai nhà thơ số 2 và số 3 cũng tự chọn được cho mình mỗi người một cô gái rất hấp dẫn!...

    Khi Liễu đã "trăm phần trăm” với nhà thơ số 1 hai lon bia heineken thì nhà thơ đã tám chín phần hưng phấn, mồm thì đọc "Quan quan thư cưu… yểu điệu thục nữ/ quân tử hảo cầu” còn tay thì bắt đầu làm động tác "mò cua bắt ốc” trên thân thể quyến rũ của Liễu! Khi thấy trên đùi non của Liễu có xăm hình "đầu lâu xương ống” thì giật mình, nghĩ thầm: "Tại sao cái hình xăm này lại rất giống với hình xăm của một nữ nhà thơ tỉnh lẻ đã cùng đi tắm biển Bãi Cháy với ta ba ngày liền? Chẳng lẽ …”. Nhà thơ số 1 tức thì nhìn lại rất kỹ khuôn mặt của Liễu: tuy không thật giống với khuôn mặt của nhà thơ nữ tỉnh lẻ kia, nhưng có những đặc điểm lớn thì rất giống: chẳng hạn như đôi mắt, lúc thì long lanh như sóng nước lúc lại thăm thẳm đầy bí ẩn, hoặc cái mồm, bình thường thì cặp môi mọng ướt như mời gọi, nhìn thấy là muốn hôn, muốn cắn vào đó ngay, nhưng khi cười thì cái miệng rộng tới mang tai như là muốn nuốt chửng cả người đang nhìn ngó vào đó! Rồi cái mũi thanh và dài, cặp vành tai mỏng và rộng có thùy châu to và thõng xuống nhìn rất kỳ lạ mà mỗi khi nhìn thấy là phải ngậm nó một lúc mới đã!... Sau khi vừa ngậm vừa cắn cặp môi mọng và cái thùy châu thõng xuống kỳ lạ của Liễu thì nhà thơ số 1 lẩm bẩm: "Không thể khác được! Cái cảm giác mà ta vừa nếm trải giống y chang như khi ân ái với nữ nhà thơ tỉnh lẻ đó! Nhất định cô bé này là con gái của Nàng, nhất định Nàng là mẹ của cô bé này!”. Không thể chờ đợi để từ từ hỏi cô bé, nhà thơ số 1 liền gọi điện thoại di động cho nhà thơ nữ tỉnh lẻ kia, chính là người mẹ của Liễu!

*
    Hai ngày sau, quả nhiên mẹ Liễu đã có mặt ở nhà hàng Bồng Lai. Mẹ Liễu khi nhìn thấy Liễu thì nhào tới ôm lấy Liễu mà khóc lóc thê thảm. Nhưng Liễu lúc này đang ở trong tình trạng "Tâm thần phân liệt thể nhẹ” cho nên không nhận ra mẹ mình khiến cho người mẹ của Liễu rất đau khổ, tuyệt vọng. Bà chủ nhà hàng Bồng Lai thực ra không muốn có cuộc hội ngộ này vì bà nghĩ mẹ của Liễu sẽ đòi đưa Liễu đi khỏi đây. Song cũng là phái nữ với nhau, không thể dửng dưng trước nỗi bất hạnh của đồng loại. Bà chủ nhà hàng Bồng Lai nói: "Mẹ cứ ở đây với con cho vui rồi chúng ta sẽ từ từ tính tiếp. Tôi sẽ kiếm Bác sĩ Thần kinh giỏi, nhất định sẽ có cách làm cho cô bé phục hồi trí nhớ!”. Mẹ của Liễu nhất thời cũng chưa biết làm sao nên đành nghe theo.

    Chỉ một ngày ngồi ở nhà hàng Bồng Lai, người mẹ của Liễu không thôi kinh ngạc và luôn luôn nghĩ ra những câu hỏi mà không có câu trả lời, chẳng hạn như: Làm sao mà cuộc sống sa đọa, trụy lạc như vậy vẫn hiển nhiên tồn tại? Những người đến chốn ăn chơi này toàn là những quan chức cỡ lớn trở lên, vậy thì luân thường đạo lý có còn ý nghĩa gì nữa không? Mà tại sao con gái ta lại trở thành trò chơi, mua vui cho thiên hạ? Sang đến ngày thứ hai thì người mẹ của Liễu không thể "ngồi nhìn” được nữa, bà phải đi làm một việc gì đó? Nghĩ đến hai từ "Làm việc”, người mẹ của Liễu lại nghĩ đến những trang giáo án, đến phấn trắng, bảng đen, đến những gương mặt trẻ thơ rực sáng ước mơ!... Chính điều đó đã giúp người mẹ của Liễu quyết đưa con gái trở về nơi ở cũ – ngôi trường cũ!

    Trong những lúc Liễu không làm việc tiếp khách thì mẹ con mới được ở bên nhau. Lúc đầu, Liễu không hề có cảm giác gì về người mẹ này, song qua dăm ba ngày, những động tác âu yếm, tình cảm tha thiết của người mẹ đối với Liễu đã làm thức dậy ở Liễu cái tình cảm thiêng liêng mà rất gần gũi là tình Mẹ - Con mà bất cứ ở ai cũng có, nhất là khi thấy Liễu thiu thiu ngủ, mẹ Liễu đã hát ru Liễu những bài hát ru mẹ vẫn thường ru Liễu hồi thơ bé!... Chính những lúc ngồi nhìn Liễu từ từ đi vào giấc ngủ, mẹ Liễu đã nhìn lại mình, nhìn lại mọi việc mà mình đã làm từ khi làm mẹ, tức là từ khi mang thai Liễu. Và người mẹ nhiều mộng mơ mà ít từng trải đã giật mình hoảng sợ khi nhận thấy mình đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, đã từ bỏ đứa con gái đang độ tuổi thanh xuân, đã làm mất người chồng chân thực để đuổi theo những "giấc mộng Thi nhân” hư ảo đầy những lời có cánh và rực rỡ sắc màu! Người mẹ của Liễu bỗng cảm thấy mừng khi đứa con gái đang không hay biết gì về người mẹ xấu xa, tội lỗi của nó. Bà muốn rằng khi Liễu nhận ra mẹ là ở trong một hoàn cảnh khác: mẹ là một cô giáo dịu dàng, giản dị còn con là một đứa học sinh hiếu học, hiếu thảo!

    Khi có ý nghĩ sẽ đưa con gái trở lại trường tiếp tục đi học và người mẹ sẽ tiếp tục làm cô giáo, người mẹ Liễu đã đem tất cả những sổ sách, những kỷ vật có liên quan đến thơ phú cho vào lò lửa cho nó thành tro bụi. Đó là cách tốt nhất để nó không còn tồn tại và không có nguy cơ "tái sinh” giống như cỏ gấu! Nhưng thật kỳ lạ, sau khi đốt hết không còn một chữ những "bài thơ nông nổi của những tháng ngày yêu đương dại khờ” (phần lớn là những bài thơ tặng nhà thơ lớn kia), một cảm hứng thi ca mới bỗng trào dâng trong cảm xúc khiến cho người mẹ của Liễu như người lên đồng, viết liền một mạch, năm ngày liền, năm mươi bài thơ chỉ có một lời đề tặng: Cho con gái tội nghiệp của tôi! Và Liên tục, không ngưng nghỉ, lúc nào ở bên cạnh Liễu, mẹ Liễu cũng đọc cho Liễu nghe những bài thơ "Viết cho con gái” đó! Chỉ sau một tuần, những bài thơ của mẹ Liễu như là một liều thuốc kỳ lạ, đã khiến cho Liễu nhớ lại tất cả, từ lúc cô còn là học sinh lớp một với kỷ niệm "Ngày đầu tiên đi học” không bao giờ phai mờ cho đến những ngày chuẩn bị thi đại học thì trôi dạt khắp nơi trong chốn giang hồ! Người đầu tiên nghe và hiểu được những bài thơ "Viết cho con gái” đó của mẹ Liễu, thực ra không phải là Liễu mà chính là nhà thơ số l – người tình, thần tượng của mẹ Liễu thời gian gần đây, chính xác là từ hồi Liễu lên lớp 12. Nhà thơ số 1 này thực sự ngạc nhiên trước sự "đổi mới” đó của nữ thi sĩ tỉnh lẻ này.

Đây không còn là những câu thơ tình ướt sũng nước mắt nhưng rất sáo rỗng mà là những nhịp đập mạnh mà gấp của một trái tim người mẹ (đã rạn vỡ, đầy những tổn thương) rất mực yêu thương con và quyết sinh lại con lần thứ hai sau những bão táp phũ phàng của cuộc đời! Nhà thơ số l nói với mẹ Liễu: "Đây mới chính là thơ ca đích thực! Anh sẽ giới thiệu trước một chùm năm bài trên tờ báo của Hội, sau đó thì sẽ in ngay tập thơ năm mươi bài này! Anh tin là em sẽ thật sự nổi tiếng với tập thơ "Viết cho con gái” này!”. Nhà thơ số l, như mọi khi, kéo mẹ Liễu vào lòng định "yêu” thật sự nhưng người mẹ Liễu bỗng đẩy mạnh nhà thơ số l ra và la lớn: "Anh đi đi! Từ giờ tôi không cần anh giới thiệu hay gì gì nữa! Từ giờ thơ tôi viết là chỉ để cho con gái tôi, không cần in ở đâu cả! Anh đi đi!”. Nhà thơ số 1 thoáng ngạc nhiên xong lại có vẻ như hiểu ra vấn đề, nhún vai rồi đi ra. Đi được hai bước còn ngoái đầu lại đọc câu thơ mà ông ta đã đọc hàng trăm ngàn lần cho các cô gái mê thơ: "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em!”.

    Ai cũng nghĩ là Liễu sẽ chẳng bao giờ phục hồi được trí nhớ. Và nếu có thì khi nhớ lại tất cả những tháng ngày đầy biến động đã qua với những sự kiện khó mà tin được đó lại là sự thật, Liễu sẽ không thể chịu nổi trước áp lực rất lớn của một người có cái quá khứ rất ngắn nhưng thật kinh hoàng, áp lực đó là sẽ phải tìm cuộc sống mới hay tiếp tục bán mình cho quỷ sứ? Song, sự lột xác của người mẹ đã giúp Liễu có được một cái nhìn tỉnh táo vào hoàn cảnh hiện tại của mình: bằng mọi giá Liễu phải trở về bên mẹ và tiếp tục đi học!

    Liễu đã tỉnh lại và nhận ra người mẹ bất hạnh của mình. Hai người phụ nữ đó, một người bất hạnh, một người bất hạnh nhân đôi khi nhìn vào nỗi bất hạnh của nhau, liệu có thể đưa nhau trở lại cuộc sống bình lặng mà êm đẹp như khi cái gia đình bé nhỏ kia mới hình thành không, xin xem chương Sáu sẽ rõ!
Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điểm nguyệt, giấu giày cầu sương
Canh khuya thân gái dặm trường
Phần e đường sá, phần thương dãi dầu!



Chương Sáu

    Khi biết mẹ con Liễu sẽ trở về quê, trở về trường cũ "làm lại từ đầu”, bà chủ nhà hàng Bồng Lai nghĩ bụng: Nếu ta ngăn cản mẹ con chúng nó thì hóa ra ta là người xấu hay sao? Chi bằng ta coi như rất nhiệt tình ủng hộ mẹ con nó "làm lại cuộc đời” rồi tính sau. Nghĩ vậy, bà chủ nhà hàng Bồng Lai mua sắm cho Liễu rất nhiều quần áo, đồ dùng cá nhân, cả đồ dùng học tập, v.v… Bà chủ Thiên Hà còn nhờ thầy tướng coi ngày nào tốt nhất để hai mẹ con khởi hành được thuận buồm xuôi gió!

    Thấy bà chủ nhà hàng Bồng Lai nhiệt tình cho hai mẹ con ra đi như vậy, Liễu rất vui và cô như quên đi hết những ngày mua vui cho thiên hạ còn mình thì vui ít buồn nhiều; Song, mẹ Liễu thì lại nghĩ: không dễ gì mà bà chủ Thiên Hà lại "tháo cũi xổ lồng” cho Liễu một cách vui vẻ như vậy, Liễu là sự "đầu tư” dài hạn của bà ta, Liễu đang là "Con gà đẻ trứng vàng”, không thể nói đi là cho đi, trừ phi nhà hàng Bồng Lai đóng cửa! Song, nghĩ mãi, người mẹ của Liễu cũng không tìm được câu trả lời mà đành tự nhủ: Cầu Bồ Tát phù hộ cho điều tốt lành sẽ đến, những tai ương, kiếp nạn sẽ qua đi! Liễu không quên đi tìm Dương để chia tay, bởi những hình ảnh về Dương luôn hiện về một cách thơ mộng nhất, rực rỡ nhất! Quả nhiên, khi vừa gặp lại Liễu, Dương đã sững sờ và không tin là còn được gặp lại Liễu, cứ nghĩ là một giấc mơ! Hồi lâu, Dương mới nói: "Mình xin lỗi Liễu, mình thật là bất tài, vô dụng, để người ta cướp người mình yêu trên tay thì không đáng mặt nam nhi!”. Liễu nhẹ nhàng nói: "Cậu không có lỗi trong chuyện này, chỉ tại bởi họ độc ác, quỷ quyệt, chúng ta lại quá ngây thơ, đâu phải là đối thủ của họ!”. Dương bỗng nói: "Từ giờ thì mình sẽ không để mất Liễu nữa, mình sẽ đưa hai mẹ con Liễu trở về trường cũ, khi nào thi đậu Đại học thì sẽ đưa Liễu tới trường!”. Liễu cười, nói: "Cậu định làm vệ sĩ 24/24 cho mình à? Thế cậu không tiếp tục học sao?”. Dương ôm chặt lấy Liễu, hồi lâu mới nói: "Mình sẽ xin tạm nghỉ một năm để giúp Liễu trở lại chuyện học hành. Liễu đã bị mất những hai năm thì một năm của mình có là gì?”. Liễu gục mặt vào ngực Dương và nghe thấy tim Dương đang đập như trống trận! Cô thấy tự tin hơn khi ở bên cạnh Dương và cô có linh cảm rất chắc chắn rằng Dương sẽ là người bạn đời vĩnh viễn của mình!

    Vậy là chuyến đi "làm lại cuộc đời” của mẹ con Liễu đã có thêm vệ sĩ Dương! Khi biết được tin này, bà chủ nhà hàng Bồng Lai đập bàn la lớn: "Lại là nó, đã bỏ vào bao tải ném trôi sông mà không chết thì quả là cao số! Thế thì lần này là ngươi tự tìm đến cái chết, tự chui đầu vào rọ, đừng có trách ta tàn độc!”. Vì sao bà chủ nhà hàng Bồng Lai lại nói như vậy? Bởi bà đã ngầm bố trí hai "sát thủ” bám theo hai mẹ con Liễu, đến ga Gà (Quảng Ngãi) thì sẽ ra tay bằng một cái mẹo rất đơn giản: hai sát thủ sẽ giả làm người bán cơm gà, trà trộn vào những người bán cơm gà ở ga Gà, và hai con gà đã tẩm thuốc độc sẽ lấy mạng cả hai mẹ con Liễu! Không ăn được thì đạp đổ, con gà đẻ trứng vàng kia muốn bay khỏi tay ta thì ta sẽ cho nó tiêu luôn, đó là "triết lý kinh doanh” của những ông chủ, bà chủ máu lạnh, muốn độc chiếm những báu vật trong thiên hạ!

*
    Tàu chưa vào ga Gà, những người bán cơm gà nhanh tay, nhanh chân đã có mặt trên tàu. Họ muốn đi trước một bước những "đồng nghiệp” ở sân ga, bởi chỉ khi tàu dừng hẳn thì đội quân bán cơm gà này mới có thể lên tàu hành nghề được.

    Ga Gà là cái tên để chỉ Ga Quảng Ngãi. Khi đến Ga Gà, có một món ăn đã trở thành đặc sản mà dân đi tàu Thống Nhất Bắc – Nam ai cũng biết: đó là cơm gà. Nói đến cơm gà thì ở ga nào cũng có và dường như đó là món ăn khoái khẩu của người đi tàu đường dài. Nhưng cơm Gà ở ga Gà khác hẳn cơm gà ở các ga khác ở chỗ: gà ở đây chỉ là loại gà nhỏ trên dưới nửa kilogam nên ăn rất mềm và thơm. Và điều quan trọng thứ hai là rẻ hơn cơm gà ở các ga khác. Vì thế, người ăn có thể mua cả con gà mà cầm tay xé ăn (tất nhiên là có bán rượu đi kèm) như lục lâm thảo khấu trong phim! Người đi tàu nhiều thường chờ đến ga Gà mới ăn cơm cho dù có "quá bữa” chút ít!
   
Dương chỉ mới đi qua ga Gà một lần khi nhập học ở trường Đại học TDTT TP.Hồ Chí Minh, nhưng ấn tượng về ga Gà đối với Dương thật khó quên. Đó là khi vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, Dương thấy đói bụng lạ lùng thì vừa vặn con tàu dừng lại ở ga Gà. Những người bán cơm nhảy lên tàu rất nhiều. Có một đứa bé gái khoảng mười tuổi, vừa nhìn thấy Dương thì bê cả rổ cơm lại ngồi cạnh Dương và nói: "Anh ăn cơm giùm em đi, cơm em nấu rất dẻo và gà thì rất thơm!”. Cùng với lời chào mời ấy, cô bé lật cái nắp đậy rổ cơm lên, để lộ những hạt cơm trắng còn bốc hơi nóng, cùng với những miếng thịt gà đã chặt sẵn nửa con một miếng, tỏa hương thơm kỳ diệu! Với một chàng trai đang tuổi ăn mà lại đang đói bụng thì khác nào nắng hạn gặp mưa! Thế là Dương cứ ăn hết đĩa này tới đĩa khác mà không hề thấy no và điều cơ bản là càng ăn càng thấy ngon miệng! Đến khi cả rổ cơm đã hết thì cũng là lúc tàu sắp chuyển bánh. Cô bé bán cơm chỉ biết nhìn Dương kinh ngạc mà không biết nói gì! Chắc nó chưa biết chuyện thời xa xưa có ông Lê Như Hổ còn ăn khỏe hơn anh chàng Dương này nhiều và cậu bé lên ba Thánh Gióng đã ăn hết cả một nong cơm để vụt lớn lên thành tráng sĩ đánh đuổi giặc Ân như thế nào?

    Lần này, tàu chưa vào ga Gà, Dương đã thấy cô bé bán cơm gà ngày trước mà mình đã ăn cả rổ cơm, đang đi tới trước mặt. Dương dơ tay chào kiểu nhận ra người quen cũ và gọi cô bé tới. Nhưng cô bé chỉ khẽ gật đầu chào Dương rồi khẽ nói: "Hai người kia không cho bọn em bán cơm ở toa này!”. Thấy chuyện lạ, Dương bảo cô bé đứng lại đợi và đi tới hai người mặc quần áo kiểu bụi đời, đầu đội mũ kiểu cao bồi Viễn Tây nước Mỹ thời trước, đang ngồi ở đầu toa tàu. Thấy Dương tới gần, hai người kia kéo vành mũ sụp xuống che kín mặt. Tuy hai người này đã cải trang khá kỹ, nhưng nhìn bộ dạng họ Dương vẫn thấy có gì đó quen quen và linh tính như mách bảo với Dương rằng hai người này đã "bám” theo Dương và hai mẹ con Liễu từ ga Sài Gòn chứ không phải mới lên từ vùng đất Quảng Ngãi này?

Nghĩ vậy, Dương thò tay lật mạnh cái vành mũ cao bồi Viễn Tây lên thì người kia sụp lạy và nói líu ríu: "Xin đại ca tha mạng! Chúng đệ bị bà chủ bắt ép chứ thực tình không muốn hại đại ca!”. Dương giật mình khi nghe thấy mấy chữ "Hại đại ca”, liền tóm cổ hai người kia mà tra hỏi: "Hại là hại thế nào?”. Hai người kia tranh nhau kể lại đầu đuôi. Thì ra đó là hai thằng Ất và Giáp, đều là bảo vệ ở nhà hàng Bồng Lai. Cũng là võ sĩ nhưng cả hai đều thuộc loại bất tài, chỉ ăn hiếp kẻ yếu còn khi gặp cao thủ thì chưa đánh đã van lạy xin tha mạng! Thời gian Dương còn làm bảo vệ ở nhà hàng Bồng Lai, Dương thường chỉ bảo thêm cho chúng những thế võ lợi hại nên chúng đều tôn Dương làm Đại ca. Chúng có nhiệm vụ đầu độc Dương và hai mẹ con Liễu bằng cơm gà ở Ga Gà này! Nghe xong chuyện, Dương nói: "May mà chúng mày chưa hành sự cho nên ta có thể tha cho lần này!”. Hai đứa cùng nói: "Nhưng bây giờ chúng đệ không thế quay về nhà hàng Bồng Lai được nữa! Đại ca cho chúng đệ theo hầu, dẫu có phải nhảy vào biển lửa hay trèo lên núi đao cũng không từ nan!”. Dương cười lớn, nói: "Chúng mày nói cứ như phim chưởng Hong Kong! Thôi được, giờ cứ về nhà đi, sang năm ta sẽ quay lại trường Đại học TDTT và sẽ mở võ đường, đến lúc ấy thì sẽ có rất nhiều núi đao và biển lửa cho chúng mày rèn luyện!”. Hai thằng Ất và Giáp răm rắp nghe theo. Tất cả quay về chỗ ngồi của Dương và mẹ con Liễu rồi cùng nhau ăn hết rổ cơm gà của cô bé bán cơm gà Ga Gà! Khi ăn, ai cũng khen ngon!

*
    Con tàu Thống Nhất lại lao vun vút trên một dải đất Miền Trung tuyệt đẹp như tranh họa đồ mà không gặp trục trặc gì. Điều đó tưởng như là không có gì đáng nói nhưng với những người đi tàu Thống Nhất thường xuyên thì rất quan trọng. Bởi không phải cứ có sẵn đường ray là cứ việc phóng hết tốc độ. Mùa mưa lũ thì từng đoạn đường ray bị cuốn trôi là chuyện thường tình. Mỗi khi chờ ngành đường sắt sửa đường là hành khách lại phải sống những ngày dài hơn Thế kỷ với biết bao những sự cố bất thường xảy ra không thể biết trước! Còn tai nạn tàu bị lật thì không phải thường xuyên những cũng là sự ám ảnh đáng sợ! Tuy thế, ngày ngày, cứ đúng giờ quy định, những con tàu dài như những con trăn khổng lồ lại rời sân ga, đem theo nó biết bao sinh mạng mà mỗi sinh mạng có biết bao nhiêu điều bí ẩn chưa hé lộ!...

    Mải suy nghĩ miên man, con tàu đưa Liễu vào ga Vinh từ lúc nào. Liễu bỗng nhớ đến hai bà cháu mà người bà nằm trong đường dây buôn người còn cô bé cháu thì lại cứu người, cũng có tên là Liễu. Không biết hai bà cháu giờ này đang ở đâu? Liễu bỗng muốn gặp lại cô bé cũng có tên Liễu đó? Vừa nghĩ tới đó thì Liễu giật mình khi thấy có tiếng nói "Oan gia ngõ hẹp” và một bà già ngồi xuống cạnh mình! Liễu nhìn quanh thì không thấy Dương đâu, còn mẹ thì đang ngủ gà ngủ gật. Bà già nhìn Liễu mỉm cười rồi nói: "Chúng ta thật có duyên nên mới có sự tái kiến này! Cháu đã tìm thấy mẹ rồi hả? Chúc mừng cháu!”. Liễu hỏi nhanh: "Thế cô bé cháu bà đâu rồi? Nó không đi theo bà nữa sao?”. Bà già lại cười, nụ cười có vẻ phúc hậu chứ không có dấu hiệu gì của kẻ buôn người cả: "Nó đã lớn lắm rồi! Phải cho nó đi học! Nó đi theo bà là cho biết sự đời mà thôi!”. Liễu lại hỏi: "Vậy còn bà, bà vẫn làm cái việc tàn nhẫn trên tàu này à?”. Bà già lại cười, lần này là nụ cười tinh quái: "Cháu chưa hiểu hết rồi! Ta chỉ muốn những ai đang bơ vơ, lạc lõng có được một chỗ tạm tá túc! Rồi sau đó ra sao thì đã có ông Trời sắp xếp!”. Nói rồi bà lão lại lẩm nhẩm đọc những câu Kiều– làm như là không đọc thì không xong, như người nghiện ăn trầu thì lúc nào cũng nhai trầu vậy:

Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Hỏi rằng: "Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
Thưa rằng: "Bạc phận khúc này,
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
Cung cầm lựa những ngày xưa
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!”

*
    … Một năm trôi qua thật là nhanh khi Liễu suốt ngày "dùi mài kinh sử”, còn Dương thì suốt ngày "cuốc đất trống khoai”- bởi có thực mới vực được đạo. Mẹ Liễu đã trở lại bục giảng một cách nghiêm túc và say sưa như chưa hề làm cô giáo bao giờ! Người mẹ của Dương cũng đến ở với hai mẹ con Liễu và Dương và cái việc trang điểm cho người chết tưởng như đã có thể dứt bỏ vậy mà không ngày nào không có người tới mời bà "ra tay” cứu giúp, đến nỗi thu nhập của bà từ những xác chết kia là nguồn kinh phí chính cho cả năm người. Đúng là đã mang lấy nghiệp vào thân thì phải làm cho đến lúc chết! Tuy nhiên, người mẹ của Dương lại rất vui khi được tiếp tục làm việc. Nhiều lúc bà còn nói đùa: "Làm việc với Tử Thần mãi thành ra rất thân quen với họ, có thể xóa tên mình trong sổ Tử, trở thành trường sinh bất tử!”. Song bà lại muốn xóa tên cho hai đứa trẻ Dương và Liễu, để cho chúng bách niên giai lão, nhưng tìm mãi chưa thấy cuốn sổ đó đâu?

    Cái ngày cả nước tới trường thi rồi cuối cùng cũng tới. Xem tivi, xem báo thấy người ta chờ
đón như ngày Hội, nhưng Liễu thấy rất bình thản. Mẹ Liễu bảo đó là một tâm trạng rất tốt, nhất định Liễu sẽ đỗ cao. Và không hiểu sao, ai cũng nghĩ là Liễu sẽ thi vào Đại học Sư phạm để nối nghiệp cha mẹ, nên chẳng ai hỏi xem Liễu thi vào trường nào, đến khi công bố kết quả trúng tuyển vào Đại học Sư phạm, không thấy có tên Liễu, ai cũng cuống lên, tưởng Liễu trượt thì Liễu cười nói: "Mọi người hãy nhìn vào danh sách trúng tuyển Đại học TDTT thì rõ!”. Khi thấy Liễu đứng ở vị trí Á khoa, ai cũng thở phào đồng thời đều ngạc nhiên. Không đợi mọi người hỏi, Liễu nói ngay: "Con muốn làm thay đổi hình ảnh về người con gái: đó không phải là một liễu yếu đào tơ mà là một võ sĩ đệ nhất đẳng huyền đai!”. Có lẽ chỉ có Dương là người đầu tiên và duy nhất hiểu hết ý nguyện đó của Liễu!

*
    Ngày Liễu nhập trường cũng là ngày Liễu và Dương tổ chức lễ cưới. Có mấy điều mà chỉ Liễu và Dương mới hiểu hết tại sao họ lại quyết định cưới nhau ngay: 1/ Liễu là "gái đã có chồng”; 2/ Liễu và Dương không thể mất nhau lần nữa; 3/ Hai người sẽ còn phải đối mặt với những kiếp nạn mới, còn đáng sợ gấp bội!

    Quả nhiên, trước ngày cưới của Liễu và Dương đã xuất hiện những người lạ mặt đầy bí hiểm. Nếu có ai theo dõi vài câu nói của họ, vài hành động của họ thì sẽ hiểu ngay họ đang tiến hành một việc làm kinh thiên động địa: cho nổ tung cả đám cưới của Liễu và Dương! Nhưng, tất cả những người trong cuộc cũng như khách dự đều không hay biết!
    Giờ G được chọn là lúc cô dâu và chú rể xuất hiện ra chào tất cả mọi người! Lúc đó mọi người sẽ cùng hướng vào cô dâu và chú rể và cùng tan thành trăm mảnh! Song, ý định đó đã không thành do chính người chủ mưu đã tự hủy bỏ âm mưu! Người chủ mưu đó chính là bà chủ nhà hàng Bồng Lai! Khi mấy người thân tín hỏi tại sao bà lại tự rút lui thu quân, bà chủ Thiên Hà nói nhỏ: "Họ là một đôi Kim Đồng, Ngọc Nữ đứng bên cạnh Bồ Tát, sao ta lại dám mạo phạm!”…


Đỗ Ngọc Thạch


Đường Văn :: 


Người mẫu, bikini, máy tính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét