truyện ngắn đỗ ngọc thạch - trích: sự tích chim đa đa; Lời thề thứ hai...
www.vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html
Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 168. In bài này · Gửi Email bài này. Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong ...
Sự tích chim đa đa
Ông Thôn là một “Đại Phu” chân truyền, người cha ông Thôn đã từng là quan Ngự Y, chuyên chữa bệnh cho bậc vua chúa thời xưa. Nhưng không hiểu sao, sáu người con của ông Thôn, dù nắm rất vững những bí quyết gia truyền của Y thuật, đều không nối nghiệp cha, ông mà lại chuyển qua chữa bệnh cho động vật, gia súc, gia cầm – tức đều làm Bác sĩ Thú Y.
1.
Thời chiến tranh chống Mỹ, các đơn vị của bộ đội Ra-đa được biên chế thành một Đại đội độc lâp, trực thuộc Trung đoàn, chứ không có cấp Tiểu đoàn như ở bộ binh…Mỗi Đại đội chỉ có một Y tá lo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của bộ đội.
1. Ngày…tháng…năm…19…
Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm:
Tiểu Ngũ là con trai út trong một gia đình có năm anh chị em: anh cả, tên là Công Nhất, anh sinh ra lúc người bố, tên là Quan Gia, lập được công trạng đầu tiên, được thăng chức Trưởng phòng của Sở Nông nghiệp, tên anh được đặt như vậy để kỷ niệm bước khởi đầu con đường quan chức của người bố.
Sự tích chim đa đa
Bác sĩ thú y
Bác sĩ đồng quê
Thời chiến tranh chống Mỹ, các đơn vị của bộ đội Ra-đa được biên chế thành một Đại đội độc lâp, trực thuộc Trung đoàn, chứ không có cấp Tiểu đoàn như ở bộ binh…Mỗi Đại đội chỉ có một Y tá lo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của bộ đội.
Nhật ký của một cô giáo trường huyện
Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm:
Nhật ký của một cô giáo trường làng
1.Ngày…tháng…năm 19…:
Mình tốt nghiệp thì nhận được tin cô em út cũng trúng tuyển vào Đại học Sư phạm. Mình phải về nhà ăn mừng ngay. Thế là nhà có hai chị em cùng nghề Sư phạm, thật là vui.
Sự tích chim đa đa
Các bài khác...
Page 32 of 39
Lời thề thứ hai
Trong mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì “Lời thề thứ hai” là ngắn nhất, chỉ có 27 chữ nhưng được vận dụng thực hiện thường xuyên nhất và nhiều khi quyết định đến sinh mạng của người chiến sĩ. Vì thế tôi xin được dẫn nguyên văn lại đây:
“Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.
Với Lời thề thứ hai này, chúng ta thường nghe nói đến câu “Quân lệnh như sơn”, ý muốn nói mệnh lệnh trong Quân đội nặng và lớn như Núi, vì thế không thể xem nhẹ, xem thường. Hoặc khi nói về người lính, ta thường nghe câu “Chỉ đâu đánh đấy”, ý muốn nói, người lính nhất cử nhất động đều phải làm theo mệnh lệnh cấp trên! Và sáng nào cũng như sáng nào, khi tập hợp điểm danh Trung đội, chúng tôi phải thay nhau đọc lại 10 lời thề, và riêng Lời thề thứ hai thì phải đọc lại tới lần thứ hai, mặc dù không hề đọc sai. Về cái chuyện đọc thuộc lòng 10 Lời thề trước hàng quân này, tôi và mấy người lính tân binh cùng nhập ngũ luôn bị gọi đứng ra đọc. Lúc đầu thì thấy bình thường nhưng tới lần thứ một trăm, rồi một ngàn thì thấy đầu óc mình có “vấn đề”, tức khi đọc thì không còn thấy “xúc động” như vài lần đầu mà cứ đọc như một cái máy, và rồi cũng làm theo những mệnh lệnh như máy!...
Như vậy, người lính khi ở trong quân ngũ không thể “Hãy là chính mình”! Nhưng là một cá thể, anh ta luôn có nhu cầu “Hãy là chính mình”! Vì thế ở đây đã xảy ra “ngàn lẻ một” bi hài kịch của mối quan hệ giữa “Cái Tôi” và “Cái Ta” của Người lính!...
*
Khi mới nhập ngũ, trừ những người học ở Học viện Quân sự, thì ai cũng đều đeo quân hàm Binh Nhì, đó là một miếng tiết màu đỏ, ở giữa có gắn một ngôi sao (ở một số Binh chủng thì miếng tiết có màu khác, chẳng hạn như Không quân màu xanh da trời, Biên phòng màu xanh lá, Hải quân màu đen). Đó là cái quân hàm thấp nhất của quân đội và với người lính thì nó là thời kỳ đẹp nhất bởi nó là tuổi trẻ hồn nhiên, trong sáng, vô tư nhất! Nếu muốn so sánh thì có thể so sánh với học sinh Mầm Non - như trang giấy trắng!... Vì người lính Binh Nhì như trang giấy trắng nên rất nhiều người cấp trên muốn “viết” lên trang giấy trắng đó, và họ đã viết những gì, viết như thế nào?
Khi mới nhập ngũ, tôi đeo lon Binh Nhì, tất nhiên! Và, như là một “Lẽ tự nhiên”, tôi rất vô tư, hồn nhiên đối với chuyện cấp bậc, quân hàm. Và cả đám lính Binh Nhì chúng tôi - những sinh viên Năm thứ nhất của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đều không hề cảm thấy bé nhỏ, thấp hèn khi đeo cái quân hàm Binh Nhì, mà sau này tôi mới biết, ở trong quân đội, không ai muốn đeo cái quân hàm Binh Nhì, khi đi ra khỏi đơn vị, thường là tháo quân hàm Binh Nhì ra đút vào túi áo! Thực ra, chúng tôi không hề “xấu hổ” khi đeo quân hàm Binh Nhì vì được biết rằng, việc chúng tôi đeo quân hàm Binh Nhì chỉ là tạm thời, sau đó sẽ gọi đi học Kỹ thuật Quân sự ở nước ngoài, chính vì thế mới tới trường Đại học để tuyển quân, và chúng tôi là đợt tuyển quân đầu tiên của chủ trương này. Vì thế khi nghe các cô gái đọc câu ca rất phổ biến lúc đó “Ai ơi, chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con?”, chúng tôi không thấy “Tự ái” mà lại thấy thích vì đã được đi vào ca dao của dân gian, do tính chất truyền khẩu của thể loại văn học dân gian này mà muôn đời sau ai cũng phải nhớ đến những người lính Binh Nhì chúng tôi!
Sau một tháng huấn luyện tân binh, đám lính sinh viên - Binh Nhì chúng được được chia ra thành từng tốp năm, ba người rồi điều tới tất cả các Đại đội Ra-đa của Binh chủng Ra-đa trên phạm vi toàn quốc! Nghĩ đến câu “Chia để trị” trong một bài học lịch sử, tôi cứ nghĩ không biết người ta có áp dụng “chính sách” đó với chúng tôi không? Tôi được điều về Đại đội 41, thuộc Trung đoàn 291. Đó là những con số đầu tiên ràng buộc lên “Định mệnh” của tôi!...
Đối với người lính Binh Nhì, Tiểu đội Trưởng là “Thủ trưởng trực tiếp”, tức người ra lệnh trực tiếp hàng ngày, trên là Trung đội Trưởng, trên nữa là Đại đội Trưởng v.v… nếu cần cũng có thể ra lệnh trực tiếp. Nhưng theo như qui định phổ biến thì lệnh thường được phát ra từ người trên một cấp, tức Trung đoàn ra lệnh cho Đại đội, Đại đội ra lênh cho Trung đội, Trung đội ra lệnh cho Tiểu đội và cuối cùng là Tiểu đội ra lệnh cho… đội viên - tức người lính Binh Nhì. Nhân đây cũng nói thêm về một cấp bậc quân hàm cũng được gọi là lính nữa là quân hàm Binh Nhất. Sau 6 tháng, Binh Nhì sẽ được lên Binh Nhất, tức Năm đồng lên thành sáu đồng, một sao thành hai sao. Trên Binh Nhất gọi là Hạ sĩ quan, tức quan cấp dưới, quan nhỏ nhất trong hàng quan, gồm có ba cấp bậc quân hàm là Hạ sĩ, Trung sĩ và Thượng sĩ. Chức vụ Tiểu Đội trưởng của chúng tôi thường là Trung sĩ hoặc Thượng sĩ, còn Hạ Sĩ thường là Tiểu đội phó!
*
Tiểu đội Trưởng đầu tiên của tôi là Trung sĩ Mai, nhập ngũ năm 1965, tức trước tôi một năm. Trung sĩ Mai có tướng mạo nông dân một cục: khuôn mặt to, mũi cung to, còn gọi là mũi sư tử, mắt hơi híp và luôn cười tít mắt. Trung sĩ Mai đang học dở lớp 9 thì nhập ngũ, dân “Cầu Tõm” chính hiệu (tức quê ở Hà Nam - đồng hương với nhà thơ trào phúng họ Tú). Vì không phải là người “thân cận” với Trung đội trưởng nên Trung sĩ Mai sống khá thoải mái tới mức phóng túng. Và đặc biệt rất thích “Bay thấp” - từ để chỉ chuyện đi “tán gái” ở nơi đóng quân! Mỗi khi Tiểu đội khác trực ban chiến đấu (tức mở máy phát sóng Ra-đa…), thì Trung sĩ Mai lại đi vòng quanh “doanh trại” (thực ra chỉ là một cái lều bạt, dựng lên trên mặt đê bốn bề lộng gió) một hồi rồi đứng giữa sân hô to: “Tiểu đội một hàng ngang tập hợp!”. Sau đó, Trung sĩ Mai ra lệnh cho Tiểu đội phó phụ trách Tiểu đội huấn luyện chuyên môn tại trại và riêng tôi thì đi theo làm nhiệm vụ “đặc biệt”! Lần đầu tiên, tôi tưởng là “Nhiệm vụ đặc biệt” thật nên thích lắm, đi được vài bước đã hỏi: “Nhiệm vụ đặc biệt gì vậy?” Trung sĩ Mai cười tít mắt: “Nói thế để “ngụy trang” mà thôi! Thực ra là chúng ta được đi chơi!”. Tôi ngạc nhiên hết sức: “Sao lại đi chơi trong lúc…” - tôi chưa kịp nói hết câu thì biết mình “nói hớ” và chỉ còn thắc mắc là tại sao Trung sĩ Mai lại chọn tôi? Như là “đi guốc trong bụng” tôi, Trung sĩ Mai nói: “Lệnh mật của Trung đội và Đại đội là phải “cải tạo” đám “Lính sinh viên” các cậu thật mạnh tay, tức bắt lao động chân tay thật nhiều và quản thúc thật chặt! Nhưng tớ lại nghĩ khác, các cậu là “nhân tài đất nước” nên cần phải biết cách “chăm sóc tài năng” chứ không nên đì, hành hạ cho bõ ghét như thế!...”. Nghe Trung sĩ Mai nói, tôi mới dần vỡ lẽ ra tại sao những nhiệm vụ quan trọng chúng tôi không được “chạm tay” vào, tại sao việc “phát triển Đảng” lại không nhắm vào chúng tôi và tại sao lại gọi đám “lính Sinh viên” chúng tôi là “học sinh tiểu tư sản” để phân biệt với những người lính Nông dân ra đi từ đồng ruộng và trình độ văn hóa thường rất thấp, phổ biến là cấp hai Trung học Phổ thông… Lúc đó, một phần do tôi còn quá ấu trĩ chính trị, phần khác bản tính lại rất vô tư, rất ham vui nên không suy nghĩ nhiều về chuyện “phân biệt giai cấp” này! Vì thế, tôi chỉ hỏi Trung sĩ Mai câu cuối cùng: “Nhưng tại sao Tiểu Đội trưởng lại chọn tôi?”. Trung sĩ Mai nói ngay: “Vì tớ cảm thấy thích cậu, thế thôi! Đi với tớ, cậu sẽ khôn lên rất nhiều và chủ yếu là được ăn “bánh bao”, ăn “đào Tiên” thoải mái! Tớ tài cán thì không có gì đặc biệt, trình độ văn hóa lại mới lớp 8 trường Huyện, nhưng có “năng khiếu” tán gái nhất làng, nhất Huyện luôn! Cậu chỉ việc quan sát cho thật kỹ rồi linh hoạt làm theo, không chừng còn vượt xa sư phụ!”…
Phần “Lý thuyết” của Trung sĩ Mai vừa kết thúc thì chúng tôi đã tới xóm làng, cách con đê nơi chúng tôi đóng “Đại bản doanh” hơn nửa cây số, lúc đó mới hơn ba gờ chiều, lối ngõ vắng teo, gió hiu hiu thổi... Trung sĩ Mai đang lẩm nhẩm “Rẽ phải, rẽ trái hay đi thẳng” thì có hai thôn nữ đột ngột xuất hiện như Tiên nữ giáng trần, chỉ cách chúng tôi khoảng năm mét! Mai như là không có cảm giác “bất ngờ” giống tôi mà như viên đạn đã lên nòng chỉ việc phóng đi tới sát hai cô gái, sát tới mức mà đã đụng vào hai cô gái! Tôi không kịp nhìn hai bàn tay của Mai đã “thao tác” như thế nào mà đã thấy hai người líu ríu rồi cười rúc rích, rồi cùng biến mất sau hàng cây dâm bụt chỉ có hai bông màu đỏ đang đung đưa!... Tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì cô thôn nữ thứ hai tiến sát lại tôi, vừa cười vừa nói: “Anh là Tân binh à? Số lính sinh viên tháng trước còn tập đi một, hai ở đây rất đông, đúng không?”. Tôi gật đầu mà không biết nói gì vì đang mải nhìn cái mồm cô ta thật là có duyên, cặp môi mọng đỏ tự nhiên, ươn ướt và lấp lánh khi ánh mặt trời chiếu vào! Tôi vừa chuyển cái nhìn xuống bộ ngực căng tròn, cái nút áo ngực bằng khuy bấm đã bị bật ra, khiến cho hai quả đào tiên lấp ló thật kỳ ảo!... Cô gái lại vừa cười vừa nói: “Anh là đệ tử của Trung sĩ Mai sao mà nhát thế? Hai quả đào tiên này em mời anh đó, không nhanh tay là hỏng ăn đó!”. Nghe đến đó thì tôi mới giật mình và hình dung ra phần nào bộ dạng “Thắng Ngố” của mình lúc đó, và lập tức, cô gái đứng thẳng người, hô lên bằng một giọng mạnh mẽ, có sức thôi thúc, cuốn hút kỳ lạ: “Nghiêm!... Binh Nhì Thạch nghe lệnh: tiến thẳng tới mục tiêu là hai quả đào tiên mà tây Vương Mẫu đã ban tặng!”. Như là quán tính của người lính sau khi nghe lệnh là thực hiện lệnh ngay, tôi tiến lại cầm lấy tay cô gái mà nói: “Đào Tiên đã bén tay phàm / Thì ăn cho biết Thiên đàng ở đâu!”. Cô gái thấy vậy thì cười khanh khách rồi kéo đầu tôi một cái khiến cả khuôn mặt của tôi bị ép chặt bởi hai quả “đào Tiên”!...
Hai ngày liền sau đó, Trung sĩ Mai lại dẫn tôi đi “dự tiệc Bàn đào” và tôi không còn phải ngỡ ngàng như lạc vào động Tiên nữa bởi “Con ong đã tỏ đường đi lối về”!... Nhưng đến ngày thú tư thì trung sĩ Mai nói: “Hôm nay không đi tiệc Bàn đào mà đi “ăn bánh bao”! Nhưng phải chú ý kẻo nghẹn!...”.
*
Kế hoạch “ăn bánh bao” chuẩn bị đến giờ G thì Trung sĩ Mai tìm tôi nói: “Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, nhưng không ngờ cuộc vui này lại tàn sớm thế!”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Thế là sao?”. Trung sĩ Mai nói giọng nửa buồn nửa vui: “Cái duyên hội ngộ của anh em ta đã hết! Tớ vừa được Đại đội báo là ngày mai phải lên Trung đoàn bộ nhận lệnh ngay! Có lẽ là đi thành lập thêm một Đại đội mới, như thế tất được thăng chức, Trung đội trưởng chẳng hạn!”. “Chúc mừng anh!... - tôi nói thành tâm - Nếu tốt số, anh có thể lên tới Đại đội trưởng!”. Mai cười lớn: “Đại đội trưởng thôi sao? Rồi cậu xem, tớ sẽ lên tới Đại tá! Thiếu tướng thì tớ không thích vì ít sao quá, Đại tá có những bốn sao, hai gạch, chật cứng cả cổ, ấm cổ suốt đời!” (Quả nhiên, hai mươi năm sau, ngẫu nhiên gặp lại Tiểu đội Trưởng Mai ngày nào ở Sài Gòn, Mai đang đeo quân hàm Đại tá, nhưng không ở Bộ đội Ra-đa mà ở một Tỉnh đội). Sau đó tôi có nghe nói Trung sĩ Mai được điều về một đơn vị mới đang đóng quân ở tuốt “trên miền Tây Bắc”, làm Trung đội Trưởng chỉ ba tháng thì đã lên chức Đại đội phó, rồi Đại đội trưởng!...
Khi Trung sĩ Mai đi khỏi, Tiểu đội Phó lúc đó cũng tên là Phó, cho nên như là số mệnh, không được lên thay chức Tiểu đội Trưởng vừa khuyết mà người Tiểu đội Trưởng từ nơi khác điều về, là Trung sĩ Khang. Trung sĩ Khang nhập ngũ còn trước Trung sĩ Mai một năm, đã thành “Trung sĩ i-nốc”. Trung sĩ Khang người xứ Nghệ, ở huyện Thanh Chương, là con một ông Tướng nào đó, nhưng lười chuyện học hành mà lại chăm chuyện “chơi bời” cho nên đang học ở trường sĩ quan thì bỏ dở, chuyển qua lại rất nhiều đơn vị và làm “Tiểu đội Trưởng chuyên nghiệp”! Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Tại sao anh không lên Trung đội, Đại đội, rồi Trung đoàn mà cứ giữ mãi cái chức Tiểu đội trưởng như vậy?”. Trung sĩ Khang cười nói: “Làm cho đến Tướng thì cũng làm gì có quân, tức tướng “Không quân”! Người nắm quân lính trong bàn tay chính là Tiểu đội đội trưởng chứ không phải ai khác! Vì thế, tớ chỉ thích làm Tiểu đội trưởng để có chục anh lính tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên mà sai khiến, thế là đủ! Đừng có tham chỉ huy cả Trung đoàn, Sư đoàn rồi Binh đoàn gì đó, thực ra đó không phải là lính của anh!”.
Tiểu đội tôi lúc đó có mười người, cộng với Tiểu đội Trưởng Khang và Tiểu đội Phó là đúng mười hai con giáp. Buổi nhận chức đầu tiên, Khang kéo tất cả tiểu đội ra tận Như Quỳnh, vào một cái quán phở gọi chủ quán ra nói nhỏ gì đó rồi tuyên bố: “Từ hôm nay, chúng ta, 12 con Giáp nguyện sống với nhau như huynh đệ nhưng là một người lính trung thành! Bắt đầu từ Sửu (tức Tiểu đội Phó cho đến Hợi (tức tôi, mỗi người sẽ mang tên một con Giáp), mỗi người hãy đọc một lượt Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu thề này!”. Xong, nhà quán bưng ra đầy nhóc bàn ăn được ghép lại từ hai bàn, có cả gà luộc, gà rán, thịt bò xào v.v… có nằm mơ những anh lính binh nhì chúng tôi cũng không dám nghĩ tới! Mọi người ăn uống rào rào, riêng tôi vẫn theo thói quen là trong tất cả các bữa tiệc, phải ăn rất chậm để quan sát mọi người, bởi lúc được ăn uống no say, con người ta bộc lộ rõ nhất bản tính của mình! Tôi nghĩ chắc là Khang muốn nhân bữa ăn này để thu phục nhân tâm và nắm vững binh tình? Quả nhiên, Khang đang nói to, nói nhiều nhưng thực ra là đang “nghiên cứu” đám lính binh nhì của mình! Khi ánh mắt Khang đụng cái nhìn “a-ma-tơ” của tôi, Khang dơ ngón tay làm bộ chỉ trỏ vào tôi rồi cụng ly cạn chén với tôi! Uống xong, Khang mới vỗ vai tôi, nói: “Tớ thích cậu nhất đấy, tớ sẽ chọn cậu làm đệ tử chân truyền!”. Khang nói vậy có nghĩa là từ sau hôm đó, Khang đi đâu, làm gì cũng có tôi bên cạnh! Tôi thầm nghĩ, đúng là cái số mình có sao Tả Phù, Hữu Bật luôn chiếu sáng!...
*
Nếu như Tiểu đội Trưởng Mai thể hiện rất rõ phong cách Thuần Nông thì Tiểu đội Trưởng Khang là rất rõ phong cách Đế Vương! Thực ra cả hai phong cách này chỉ khác nhau ở “cái vỏ ngôn ngữ” tức khẩu khí lúc ăn nói, còn cái đích mà nó muốn hướng tới và cung cách thực hiện thì không khác gì nhau. Tức lúc ăn nhậu và lúc “hưởng lạc thú” thì cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, “Phong cách Đế Vương” của Tiểu đội Trưởng Khang có vẻ hoa mỹ và được mọi người “nể mặt” hơn!
Các “thủ pháp” tán gái của Trung sĩ Khang cũng không khác gì của Trung sĩ Mai, tuy có khác đôi chút về “phong cách”. Nếu như Trung sĩ Mai chủ yếu là làm cho đối phương “tâm phục khẩu phục” rồi khiến đối phương “đồng thuận, tình nguyện” vào cuộc truy hoan, thì Trung sĩ Khang như là ép buộc đối phương phải tuân theo! Mỗi lần nhớ đến Trung sĩ Mai, tôi lại nói với Trung sĩ Khang: “Đôi bên phải cùng chí hướng thì mới cộng hưởng được chứ. Khoái cảm là kết quả của sự cộng hưởng!”. Trung sĩ Khang cười nói: “Không sai, nhưng đó chỉ là một cách chứ không phải tất cả! Rồi cậu sẽ được biết có tới ngàn lẻ một cách sướng, chẳng cách nào giống cách nào!”. Và quả nhiên sau đó, Trung sĩ Khang đã cho tôi được “mục sở thị” những quái chiêu của mình. Lúc này, Khang mới giải thích rõ ràng: “Cậu có biết tại sao cậu lại được chọn đi với tớ không phải với tư cách thằng hầu, thằng lính sai vặt mà là với tư cách bạn chơi, với tư cách khán giả. Cậu thử nghĩ xem ai lại chơi cờ một mình, hoặc người nghệ sĩ khi trình diễn thì phải có khán giả chứ!”. Tôi lại hỏi lại câu hỏi đã hỏi nhiều lần: “Nhưng tại sao anh lại chọn tôi? Tôi không khỏe mạnh, nhanh nhẹn để có thể làm vệ sĩ cho anh, lại cũng không đa mưu túc kế để có thể làm quân sư cho anh?”. Trung sĩ Khang cười như vớ được vàng: “Chính câu hỏi đó khiến tôi nghĩ đã không lầm khi chọn cậu. Cái típ người khiêm tốn, giản dị như cậu khi gặp tình huống nguy cấp mới phát lộ năng lực mạnh mẽ, sẽ rất được việc chứ không bỏ chạy trước tiên như những kẻ thường ba hoa, khoác lác quen đánh võ mồm!”. Ba ngày sau thì lời nhận xét đó của Trung sĩ Khang đã được thể hiện khá rõ.
Hôm đó, đúng vào ngày 22-12, tức ngày đại lễ của quân đội nói chung. Cả đại đội được lệnh vui chơi cả ngày, bữa ăn trưa sẽ là đại tiệc, các Trung đội sẽ đến nhà bếp Đại đội nhận đồ ăn về liên hoan. Buổi sáng, tại sân Chỉ huy sở Đại đội, có tổ chức đấu cờ Tướng và vài trò chơi lặt vặt như ném vòng vào cổ chai, thả bóng bàn vào chậu v.v… Mọi người đều tham gia vui vẻ. Trung sĩ Khang kéo tôi vào làng, nói: “Đó là những trò giải trí tầm thường, tớ sẽ dẫn cậu đến một chỗ rất vui!”. Tôi băn khoăn nói: “Chúng ta đi “đánh lẻ” thế này lỡ bị phát hiện thì sao?”. Khang cười nói: “Sao hôm nay cậu nhát thế? Đã bảo là cả Trung đội và Đại đội đều không dám làm gì tớ đâu! Hôm nay tớ tiết lộ cho cậu biết bí mật này nhé: Đại đội trưởng vốn là lính cũ của ông bố tớ từ thời chống Pháp, gửi tớ xuống đây nhờ chăm sóc đấy!”. Thì ra điều tôi phỏng đoán là đúng!...
Chúng tôi vào một căn nhà ở cuối làng. Căn nhà nhỏ nhưng khá sạch đẹp, xung quanh là vườn cam quýt trĩu quả. Cái cổng bằng tre chỉ khép hờ, Trung sĩ Khang mở cổng bước vào như đã quen thuộc nơi này. Chúng tôi vừa đi được bốn năm bước thì có một cô gái quần áo xộc xệch từ trong nhà lao vút ra, vừa nhìn thấy chúng tôi thì nói nhanh, giọng hổn hển: “Cứu em với! Có hai thằng mất dạy nó định cưỡng hiếp mẹ con em!”. Trung sĩ Khang đỡ cô gái, còn tôi thì không hiểu sao lại thản nhiên đi tới trước cửa và nói lớn: “Toàn tiểu đội bao vây căn nhà chờ lệnh!... Hai thằng kia, từng thằng bước ra, hai tay vòng sau gáy! Tao đếm đến ba! Một…” Tôi chưa kịp đếm đến hai thì hai thằng thanh niên vọt ra cửa, chạy về phía vườn cam bên trái rồi chui qua hàng rào biến mất. Tôi đuổi theo như quán tính thì thấy có quả lựu đạn rơi ra từ túi quần một thằng. Tôi lại gần nhìn kỹ thì thấy giống y như đồ chơi bằng nhựa của trẻ con. Tôi nhặt lên quay lại nhà thì thấy Trung sĩ Khang đang động viên vỗ về cô gái, còn ở trong buồng vẳng ra tiếng khóc tấm tức của người mẹ! Thì ra nhà này chỉ có hai mẹ con, người mẹ hơn ba mươi tuổi, cô con gái mới mười sáu tuổi… Theo như Khang nói lại sau đó thì hai thằng kia mang lựu đạn vào uy hiếp hai mẹ con, tuy sợ nhưng khi sắp bị làm nhục thì cả hai mẹ con cùng chống cự quyết liệt, cô gái khỏe mạnh nên vọt thoát ra ngoài, người mẹ bị hai thằng giữ chặt, sắp “Hành động” thì chúng tôi tới!...
*
Chúng tôi trở về Trung đội thì vừa tới bữa ăn, mọi người đã ngồi quây quần ở gian đầu, được trải một tấm vải bạt lớn, thức ăn ngổn ngang ở giữa, có tới bốn năm món. Đây là chỗ Trung đội trưởng thường ngồi làm việc, có hai cửa thông ra ngoài, một để đi ra, một để đi vào, ở đầu hồi. Ngồi ở đây, Trung đội trưởng có thể nhìn bao quát cả trung đội của mình trong cái nhà bạt dài thòng này, và ai đi ra, đi vào đều qua sự giám sát của Trung đội trưởng.
Trung sĩ Khang nói: “No say đi cho quên chuyện buồn!” rồi nhào vào “chiến đấu” ngay!... Bữa tiệc được nửa “chặng đường”, tất cả đã “ngà ngà” thì có bốn thằng thanh niên bịt mặt như trong phim, bước vào nhà bạt của Trung đội. Hai thằng chặn ở hai cửa, hai thằng bước vào, đứng hai bên những người ngồi ăn trên tấm vải bạt trải dưới đất! Một thằng nói, giọng như quỷ sứ: “Tất cả ngồi im không nhúc nhích thì sẽ sống! Nếu chống cự, tao chỉ thả tay ra là quả lựu đạn sẽ nổ tan xác tất cả!”. Trung đội trưởng nói ngay, bình tĩnh như đóng phim: “Vậy chúng mày muốn gì? Muốn ăn thịt gà thì lấy đi!”. Thằng kia nói ngay: “Chúng tao muốn lấy bốn khẩu súng AK trên giá súng kia kìa!”. Trung đội trưởng lại nói: “Không được! Đó là vũ khí quân dụng, không thể đưa cho người thường sử dụng!”. Thằng kia lập tức quát to: “Không nhiều lời! Đưa bốn khẩu súng AK kia ra đây ngay (giá súng có hơn chục khẩu vừa CKC, vừa AK đặt ở quãng giữa nhà bạt, sát vách), hay là muốn tan xác!”. Vừa nói, thằng kia vừa tiến lại phía Trung đội trưởng, đặt tay có cầm quả lựu đạn lên đầu Trung đội trưởng. Mặt Trung đội trưởng thoáng biến sắc. Hầu như tất cả đều ngồi bất động nhìn Trung đội chờ lệnh phát ra từ Trung đội trưởng - người có chức vụ và quân hàm cao nhất ở đây lúc đó.
Và không phải đợi lâu, chỉ sau một phút, Trung đội trưởng nói: “Binh Nhì Thạch!... Tới giá súng lấy bốn khẩu AK giao cho họ!”. Tôi nhìn Trung đội trưởng lưỡng lự và nhìn Tiểu đội trưởng của mình là Trung sĩ Khang như muốn hỏi: “Có nghe theo lệnh này không?”, bởi theo nguyên tắc thì khi có mặt Tiểu đội trưởng, tất cả mọi mệnh lệnh từ trên truyền xuống người lính thì đều phải qua Tiểu đội trưởng! Trung sĩ Khang nhìn tôi rồi nhắm mắt lại, đó là ám hiệu bảo tôi tùy cơ ứng biến, tức tự mình ra lệnh cho mình! Thấy tôi lưỡng lự, chưa chấp hành ngay mệnh lệnh, thằng bịt mặt đang uy hiếp Trung đội trưởng nói: “Thằng kia, làm theo lệnh của trung đội trưởng của mày đi chứ!”. Lúc đó, tôi đang ngồi gần như đối diện với Trung đội trưởng, tức ngay sát thằng bịt mặt thứ hai. Lúc tôi nói “Rõ! Xin tuân lệnh” và vụt đứng lên, ngay sát thằng bịt mặt thứ hai thì bỗng ngửi thấy mùi gì quen quen? Khi tôi sắp tới giá súng thì chợt nhớ lại lúc nãy, khi ở nhà hai mẹ con người con gái bị cưỡng bức, lúc đuổi theo một thằng làm rơi quả lựu đạn đồ chơi, tôi cũng thấy có mùi như vậy! Tôi khẳng định ngay cái mùi tôi vừa nhận ra chính là mùi của thẳng bịt mặt thứ hai và điều quan trọng hơn là: bọn này dùng lựu đạn giả! Tôi phác nhanh hành động: lại giá súng lấy khẩu AK rồi lên đạn dọa bắn, đuổi chúng ra ngoài! Nói là làm, khi tôi kéo “quy-lát” lên đạn “soạch, soạch” và nói ngắn gọn: “Cút ngay không tao bắn vỡ sọ!” thì cả bốn thằng cùng quẳng bốn quả lựu đạn xuống đất rồi ù té chạy! Tôi đuổi theo ra ngoài, bốn thằng đang chạy ríu vào nhau, chỉ cách tôi hai chục mét! Không cần nghĩ lâu, tôi nhằm vào tám cái chân và kéo cò, một tràng âm thanh ù tai vang lên, lập tức cả bốn thằng đổ rạp xuống đất!...
Tôi quay vào nhà bạt, thấy trung đội trưởng đang cầm hai quả lựu đạn giả xoay đi xoay lại, ngắm nghía rất kỹ! Còn Trung sỹ Khang thì cầm ly rượu tới đưa tôi và nói: “Khá lắm! Thế mới gọi là đệ tử thân tín của Trung sĩ Khang! Cậu mà nghe lệnh Trung đội có mà hố to! Nhớ nhé!...”. Tôi không nói gì, đầu óc như mây bay lãng đãng… Bỗng Trung sĩ Khang nói quát: “Binh Nhì Thạch! Đọc lại Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu!”. Tôi đứng nghiêm và đọc ngay Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu. Thực hiện hai mệnh lệnh một lúc quả là khó nhưng đó là mệnh lệnh dễ chịu nhất của đời lính Binh Nhì của tôi!...
Và đó cũng là mệnh lệnh cuối cùng của Tiểu đội Trưởng - Trung sĩ Khang ra lệnh cho tôi, bởi ngay ngày hôm sau tôi được điều đi đơn vị khác!...
Sài Gòn, 10-12-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: vannghechunhat.net
Tiểu Ngũ là con trai út trong một gia đình có năm anh chị em: anh cả, tên là Công Nhất, anh sinh ra lúc người bố, tên là Quan Gia, lập được công trạng đầu tiên, được thăng chức Trưởng phòng của Sở Nông nghiệp, tên anh được đặt như vậy để kỷ niệm bước khởi đầu con đường quan chức của người bố.
Sau khi lên chức Trưởng phòng, ông Quan Gia ly hôn người vợ trước ở quê với lý do đây là người vợ “Tảo hôn”, hơn ông tới năm tuổi để cưới cô Thục Nữ, con gái của ông Chủ tịch Tỉnh, cũng là Kỹ sư Nông nghiệp, làm việc cùng phòng (thực ra, bà vợ trước cũng không phải là bình dân mà là con gái rượu của ông Chủ tịch Huyện khét tiếng một vùng…). Đầu năm cưới, cuối năm sinh được cậu con trai, đặt tên là Tiến sĩ, bởi lúc này ông Quan gia đang mơ cái bằng Tiến sĩ, bởi nếu không có nó, con đường quan chức của ông chỉ dừng ở cái chức Trưởng phòng - cái chức quan “Bé như hạt vừng” (dân miền Nam gọi là hạt Mè) này mà thôi. Quả nhiên, “cầu được, ước thấy”, người vợ mới của ông Quan Gia tuy “không đẹp” như Hoa Hậu, Hoa Khôi nhưng lại có tướng “Vượng phu ích tử”, tức nuôi con thì hay ăn, mau lớn, giúp chồng một lúc hai kết quả : vừa có bằng Tiến sĩ, vừa lên chức Phó giám đốc Sở. “Thừa thắng xốc tới”, năm sau người vợ tốt tướng lại sinh cho ông Quan Gia người con gái giống mẹ như hai giọt nước và giúp ông lên chức Giám đốc Sở, vì thế người con gái có tên là Nữ Giám… Người xưa có câu “Thấy bở đào mãi”, quả không sai. Ngồi lên cái ghế Giám đốc Sở chưa ấm chỗ, ông Quan Gia đã thấy “cái Sở như là ao tù chật chội”, ông nói với vợ: “Phu nhân quả là Thần May mắn của ta! Mỗi lần phu nhân đẻ con cho ta, quả nhiên ta lại có tài lộc lớn! Mang nặng đẻ đau, phu nhân phải chịu vất vả cực nhọc! Nhưng ta còn phải leo lên cái chức Phó chủ tịch Tỉnh, rồi Chủ tịch Tỉnh nữa. Vì thế, Phu nhân phải đẻ cho ta hai đứa con nữa!”. Bà Thục Nữ nghe nói vậy thì vui lắm, mười phần hưng phấn cho nên sau đó đẻ liền hai đứa con nữa, đứa chị đặt tên là Nữ Chủ, còn thằng em, không hiểu sao lại nhỏ bé hơn các anh chị tới gần một lạng khi chào đời, nên đặt tên là Tiểu Ngũ!... Tuy nhiên, sau khi hai chị em Nữ Chủ và Tiểu Ngũ đã cứng cáp thì ông Quan Gia lên chức Phó chủ tịch Tỉnh và cái chức Chủ tịch Tỉnh, nghe nói chỉ còn chờ một vị “Thượng Quan” ký duyệt, chặng đường quan chức này chưa hết chục năm!
Thời gian thoi đưa, năm người con của ông Quan Gia “lớn nhanh như thổi” và thành đạt như diều gặp gió! Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Nữ Giám, Nữ Chủ và Tiểu Ngũ mới gần tới tuổi ba mươi thì cả bốn người anh chị của Tiểu Ngũ đã có đầy đủ mọi thứ của một “Con người thời đại”: Bằng cấp cao, chức vụ lớn! Duy chỉ có Tiểu Ngũ là cứ dở ngây dở dại, lúc tỉnh lúc khùng, không ai biết thế nào!
*
Vào một ngày Mùa Đông đẹp trời, ông Quan Gia nói với vợ: “Hôm vừa rồi, tôi ngẫu nhiên đọc tập truyện Cổ tích của mấy đứa cháu con thằng Cả, thấy có chuyện “Sự tích Chim Đa Đa” hay lắm!”. Bà vợ nói: “Tôi đọc truyện Cổ tích đó cho mấy đứa cháu nghe chứ ai? Nhưng tại sao tự nhiên ông lại nói tới cái chuyện “Sự tích chim Đa Đa”? Hay là ông đang Cải lão hoàn đồng?”. Ông Quan Gia nói: “Cải lão hoàn đồng thì chưa nhưng tôi có ý này: Thằng Tiểu Ngũ nhà mình đã gần ba mươi tuổi mà cứ “Mãi mãi tuổi Nhi đồng” như thế thật không hay! Nó vừa làm chúng ta mất thì giờ vừa cản trở, kìm hãm sự phát triển, thăng tiến của tôi và các anh, chị nó!... Chi bằng chúng ta học theo truyện cổ tích, cho nó hóa thành chim Đa Đa lại là tốt cho nó!”. Bà vợ ông Quan Gia đã hiểu ý ông chồng: đem thằng con Tiểu Ngũ ngô nghê kia vào rừng sâu để cho nó “hóa thành chim Đa Đa”! Tuy cũng thương con như bao người mẹ khác, nhưng bà vợ ông Quan Gia luôn coi lời ông chồng là “Chiếu chỉ” và phải thực hiện bằng mọi giá! Vì thế, ngày hôm sau, bà cho gọi hai cán bộ Kiểm Lâm tới nói: “Mấy giáo sư hàng đầu về Thần kinh học nói với tôi rằng muốn chữa bệnh “ngớ ngẩn” cho thằng Tiểu Ngũ nhà tôi thì phải cho nó vào rừng tắm trong thác nước lớn nhất một tuần liền! Vậy tôi nhờ hai anh ngày mai đưa nó vào tới thác nước rồi bảo nó chui vào trong thác mà tắm, là các anh xong việc! Sau một tuần, tôi sẽ cho người tới đón!”.
Hai người cán bộ Kiểm lâm nghe xong thì không hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, bèn về nhà hỏi vợ thì cả hai bà vợ đều nói: “Có thế mà không hiểu gì à? Thằng con ngớ ngẩn ấy sẽ bị bỏ đói ở trong rừng sâu và sẽ chết rồi hóa thành con chim Đa Đa! Anh quên cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa rồi sao?”. Hai anh chồng Kiểm Lâm chợt nhớ lại nội dung cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa thì vô cùng kinh ngạc và cùng nói với hai người vợ: “Tôi không thể làm như thế, nhưng không thể không chấp hành lệnh của Bà Chủ tịch Phu nhân! Hãy nói cho tôi cái cách vẹn toàn?”. Tức thì hai bà vợ cùng nói: “Cách vẹn toàn là “Quân lệnh như sơn”! Làm xong nhiệm vụ thì báo cáo lại rõ ràng, chính xác!”. Hai anh cán bộ Kiểm Lâm làm theo lời vợ, ngày hôm sau, đưa Tiểu Ngũ vào rừng, tới đúng chân thác nước dội xuống tung bọt trắng xóa thì bảo Tiểu Ngũ chui vào dòng thác mà tắm rồi chụp liền ba kiểu ảnh đem về báo cáo với Bà Quan Gia Phu nhân!...
Khi Tiểu Ngũ đứng giữa dòng thác thì dòng nước như là mạnh lên gấp bội và cuốn phăng cái anh chàng Ngù ngờ ấy đi theo dòng sông cuộn chảy ở ngay dưới chân thác!... Dòng nước đã cuốn cái anh chàng Tiểu Ngũ ngu ngơ kia tới đâu thì hai người cán bộ Kiểm Lâm không biết được bởi sau khi bấm vội ba kiểu ảnh Tiểu Ngũ đang đứng trong dòng nước lấp loáng, thì cả hai đã chạy thật nhanh khỏi khu vực thác nước!...
*
Thực ra Tiểu Ngũ bị dòng nước cuốn đi băng băng như một khúc gỗ và bị quăng quật mỗi khi gặp phải chướng ngại vật nào đó. Thông thường, chỉ bị nước cuốn đi khoảng hai kilômét thì không ai còn có thể sống nổi. Tiểu Ngũ cũng sẽ như thế nếu không được một con sóng đánh dạt vào bờ sau khi đã trôi trong dòng nước sục sôi khoảng hai kilômét. Chỗ Tiểu Ngũ được dòng nước quăng lên bờ cát lại đúng chỗ mà người dân vùng này gọi là Bến Tiên: ngay bên bờ sông, bỗng có một chỗ lõm vào như một cái hồ nước xinh xinh, xung quanh hồ, xâm xấp bên mép nước là những tảng đá cuội to bằng tấm phản, trên mặt tảng đá nhẵn bóng, tương truyền do các Nàng Tiên đã thường xuyên đến ngồi tắm ở đó!
Lúc Tiểu Ngũ lạc vào Bến Tiên thì chỉ có một cô gái đang tắm ở đó! Cô gái là con của vợ chồng người đánh cá bên sông, tên gọi Sơn Nữ. Cô Sơn Nữ đã cứu sống anh chàng Tiểu Ngũ ra sao không ai biết nhưng khi cô Sơn Nữ đưa anh chàng Tiểu Ngũ về nhà giới thiệu với cha mẹ thì đó không còn là một anh chàng Tiểu Ngũ ngớ ngẩn nữa mà là một chàng thanh niên khôi ngôi tuấn tú, phong thái đĩnh đạc như văn nhân tài tử. Duy chỉ có điều là chàng thanh niên không còn nhớ mình là ai, từ đâu tới! Bố mẹ Sơn Nữ nói với cô: “Trí nhớ của anh ta đã bị xóa sạch khi bị quăng quật qua khúc sông lắm thác ghềnh đó! Song, thân thể anh ta còn nguyên vẹn thì quả là chuyện xưa nay hiếm! Quả là Ông Trời đã thương tình nhà ta neo người, cha mẹ đã già yếu và hiếm muộn nên ban cho người con trai này! Vậy con muốn gọi anh ta là Đại Ca hay là…” Bố mẹ Sơn Nữ chưa nói hết câu thì Sơn Nữ đã nói ngay: “Đó không phải là Đại Ca mà chàng chính là Phu quân của con! Bố mẹ chẳng phải là đã rất mong cho con có chồng hay sao?”. Thế là sau đó, chàng Tiểu Ngũ và cô Sơn Nữ làm lễ cưới, họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày, Tiểu Ngũ ra sông đánh cá với cha vợ, khi chiều buông, họ lại trở về sống quây quần bên nhau trong ngôi nhà tranh dưới chân núi thanh bình!... Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như người con trai lớn của ông Quan Gia là Công Nhất không trúng thầu dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái, bao gồm toàn bộ vùng thượng lưu của con sông Kim Giang này - con sông mà anh chàng Tiểu Ngũ đang cùng bố vợ ngày ngày đánh cá kiếm sống!...
*
Một buổi sáng, khi cô Sơn Nữ đang thơ thẩn trong rừng để kiếm cây thuốc thì gặp một tốp người lạ, - đó chính là Đoàn khảo sát thực địa của Dự án Khu du lịch Sinh Thái Bồng Lai. Tốp người khảo sát thực địa đó gồm có hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, lúc này Công Nhất là Giám đốc Khu Du lịch sinh thái Bồng Lai, còn Tiến Sĩ đang là Giám đốc một Công ty Du lịch và Khách sạn, hai anh em đang hùn vốn “làm ăn” ở vùng đất còn chưa in dấu chân người này. Cùng đi với hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ là ba người chuyên ngành đo đạc, bản đồ.
Vừa thoáng nhìn thấy bóng Sơn Nữ, Tiến Sĩ nói với Công Nhất: “Cứ bảo đây là vùng núi rừng hoang sơ, chưa in dấu chân người, sao em vừa nhìn thấy bóng hình mỹ nhân ẩn hiện đằng kia?”. Công Nhất ngạc nhiên nói: “Thì người của bên ngành Lâm nghiệp nói vậy mà! Không thể nào? Em có bị hoa mắt không đấy?”. Tiến Sĩ: “Mắt em rất tinh, nhất là nhìn người đẹp!”. Công Nhất: “Nếu vậy thì chỉ có thể là Tiên Nữ giáng trần hoặc Hồ Ly tinh giả dạng! Dù sao thì chúng ta cũng phải bắt cho bằng được!...Tất cả theo tôi!”. Công Nhất vừa dứt lời thì cả năm người lăm lăm súng ống trong tay, bám theo Công Nhất len lỏi trong rừng…
Lại nói về Sơn Nữ, khi thấy tốp người của Công Nhất và Tiến Sĩ ở trong rừng thì chạy nhanh về nhà. Lúc đó, cả bố mẹ Sơn Nữ và Tiểu Ngũ đều còn ở nhà, đang chuẩn bị đồ nghề để ông bố và Tiểu Ngũ đi đánh cá. Nghe Sơn Nữ nói có tốp người lạ xuất hiện trong rừng, ông bố Sơn Nữ nói: “Quả nhiên đêm qua bố nằm mộng thấy Thần Rừng nói sẽ có một bọn người tới phá khu rừng này!”. Tất cả đều giật mình hoảng sợ, nhìn nhau không biết nói gì! Một lúc sau, Sơn Nữ nói: “Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Con nhất định không để cho bọn người xấu đó phá rừng!”. Ông bố trầm ngâm giây lát rồi nói: “Tất nhiên là không thể ngồi yên nhìn bọn chúng phá rừng. Nhưng trước hết phải biết đích xác xem bọn chúng định làm gì? Năm xưa, cũng có một Đoàn khảo sát của mấy người địa chất đến ngắm nghía, đo đạc này nọ nhưng rồi họ có trở lại nữa đâu? Cầu cho họ chỉ như những người địa chất kia!”. Sơn Nữ nói: “Không thể chỉ cầu như vậy được! Con phải đi xem họ là ai, định làm gì ở đây!”. Ông bố thở dài rồi nói: “Thôi được! Vậy thì hai vợ chồng con đi thám thính xem sao. Nhưng nhớ là không nên để cho họ nhìn thấy!”. Nói rồi Tiểu Ngũ và Sơn Nữ đi nhanh vào rừng, thoáng cái bóng hai người đã lẫn vào màu xanh của đại ngàn!
*
…Khi còn cách tốp người lạ khoảng hơn năm chục mét, Sơn Nữ và Tiểu Ngũ dừng lại, nấp sau một lùm cây quan sát tốp người lạ. Lúc đó đã gần trưa, khu rừng tràn ngập nắng. Tốp người chừng như đã thấm mệt mà vẫn không tìm thấy Sơn Nữ nên đã “hạ trại” nghỉ ngơi ăn uống…
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ vẫn đang chăm chú nhìn tốp người đang ngồi trên một tấm vải bạt trải rộng, đang vừa ăn uống vừa nói cười ầm ĩ. Tất nhiên là với khoảng cách xa như thế, Sơn Nữ không thể nghe thấy họ đang nói chuyện gì. Nhưng khi thấy Tiểu Ngũ đang chăm chú nhìn tốp người kia và như là đang lắng nghe câu chuyện của họ, Sơn Nữ ngạc nhiên hỏi: “Tiểu Ngũ, anh nghe thấy họ đang nói chuyện với nhau à?”. Tiểu Ngũ nói: “Không nghe thấy, nhưng nhìn cử động của họ và nhất là nhìn môi họ mấp máy, tôi như “đọc” được những lời nói của họ!”. Sơn Nữ nghe nói vậy thì ngạc nhiên hết sức, hỏi dồn: “Vậy anh thấy họ đang nói gì, họ là ai, đang định làm gì, anh nói lại cho Sơn Nữ nghe, nhanh lên!”. Tiểu Ngũ thong thả nói: “Người mặc áo xanh, đeo kính đen (chính là Công Nhất) kia như là chỉ huy của nhóm người này. Ông ta vừa nói có lẽ không tìm thấy Mỹ Nhân đâu, ăn uống xong thì rút quân kẻo bị lạc trong rừng thì khốn! Còn người mặc áo đỏ, đeo kính trắng (chính là Tiến Sĩ) thì nói, phải tìm một lúc nữa, để mất dấu Mỹ Nhân thì tiếc quá! Ba người mặc quần áo đồng phục kiểm lâm thì chỉ lo ăn uống, không thấy nói gì!...”. Sơn Nữ nói: “Đúng là lúc nãy người đeo kính trắng kia đã thoáng nhìn thấy em! Thì ra họ đang đuổi theo dấu vết của em!...Họ đang nói gì nữa, anh nói lại đi!”. Tiểu Ngũ tiếp tục “thông dịch”: “Hai người áo xanh kính đen và áo đỏ kính trắng nói với nhau nhiều chuyện lắm, còn chuyện liên quan tới khu rừng này thì “tóm tắt” lại là: họ sẽ làm một con đường lớn tới Thác nước, bên cạnh thác nước sẽ xây một khu nhà nghỉ dưỡng và khách sạn, toàn bộ khu rừng này từ thác nước mở rộng ra tới mười kilômét đều thuộc Khu du lịch sinh thái do Công ty Bồng Lai quản lý!...”
Khi nghe Tiểu Ngũ nói đến chỗ toàn bộ khu rừng thuộc thượng nguồn con sông Kim Giang này sẽ nằm trong tay Công ty Bồng Lai, Sơn Nữ tưởng chừng như muốn ngất xỉu!...
*
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ càng “nghe lén từ xa” câu chuyện của hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, càng hết chịu nổi và họ đã chủ động xuất đầu lộ diện, hy vọng sẽ ngăn cản mọi ý đồ của Công ty Bồng Lai đối với khu rừng này. Song, khi Tiểu Ngũ gặp hai người anh của mình là Công Nhất và Tiến Sĩ thì sự việc lại xảy ra ngoài sự tưởng tượng của họ: cả Công Nhất và Tiến Sĩ đều mừng rú khi nhìn thấy cậu em út Tiểu Ngũ không những còn lành lặn nguyên vẹn mà dường như đỏ da thắm thịt hơn trước khi bị “lạc trong rừng” rất nhiều, ngay cả miếng ngọc bội đeo ở cổ Tiểu Ngũ có khắc hai chữ Tiểu Ngũ cũng còn nguyên. Tại sao họ lại vui mừng như vậy, bởi họ không hề biết “Kế hoạch Sự tích chim Đa Đa” của hai vợ chồng ông Quan Gia đối với Tiểu Ngũ!...
Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Tiểu Ngũ và Sơn Nữ về tới cổng nhà ông Quan Gia thì thấy trong sân rất đông khách. Hỏi ra mới biết, có một vị “Quan Khâm sai” từ Thủ đô đem quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Tỉnh tới cho ông Quan Gia, và có rất nhiều quan chức, Đại gia trong Tỉnh do “thính tai” và “nhạy bén chính sự” đã ngay lập tức tới chúc mừng!... Khi mấy anh em vừa bước tới khoảng giữa sân thì từ cửa ra vào căn nhà, cả hai vợ chồng ông Quan Gia đã nhìn thấy mấy anh em hớn hở đi vào. Nhưng, khi vừa nhìn thấy Tiểu Ngũ thì cả hai vợ chồng ông Quan Gia cùng giật mình kinh hoàng và nhìn nhau và cùng nói: “Thằng Tiểu Ngũ nó đã hóa thành chim Đa Đa rồi cơ mà?!” Không ai nghe thấy câu nói đó của vợ chồng ông Quan Gia, trừ Tiểu Ngũ!... Khi nghe thấy bố, mẹ mình nói như vậy, Tiểu Ngũ đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện và cậu dừng lại giữa sân, kéo Sơn Nữ lại gần và nói: “Anh phải trở về rừng để hóa thành con chim Đa Đa!... Anh không muốn làm bố, mẹ phải phiền lòng!”. Nói rồi, Tiểu Ngũ cầm tay Sơn Nữ đi nhanh ra khỏi cái sân đang đông nghẹt người với những lời chúc tụng ồn ào!...
Sài Gòn, 2005-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Sự tích chim đa đa
Sau khi lên chức Trưởng phòng, ông Quan Gia ly hôn người vợ trước ở quê với lý do đây là người vợ “Tảo hôn”, hơn ông tới năm tuổi để cưới cô Thục Nữ, con gái của ông Chủ tịch Tỉnh, cũng là Kỹ sư Nông nghiệp, làm việc cùng phòng (thực ra, bà vợ trước cũng không phải là bình dân mà là con gái rượu của ông Chủ tịch Huyện khét tiếng một vùng…). Đầu năm cưới, cuối năm sinh được cậu con trai, đặt tên là Tiến sĩ, bởi lúc này ông Quan gia đang mơ cái bằng Tiến sĩ, bởi nếu không có nó, con đường quan chức của ông chỉ dừng ở cái chức Trưởng phòng - cái chức quan “Bé như hạt vừng” (dân miền Nam gọi là hạt Mè) này mà thôi. Quả nhiên, “cầu được, ước thấy”, người vợ mới của ông Quan Gia tuy “không đẹp” như Hoa Hậu, Hoa Khôi nhưng lại có tướng “Vượng phu ích tử”, tức nuôi con thì hay ăn, mau lớn, giúp chồng một lúc hai kết quả : vừa có bằng Tiến sĩ, vừa lên chức Phó giám đốc Sở. “Thừa thắng xốc tới”, năm sau người vợ tốt tướng lại sinh cho ông Quan Gia người con gái giống mẹ như hai giọt nước và giúp ông lên chức Giám đốc Sở, vì thế người con gái có tên là Nữ Giám… Người xưa có câu “Thấy bở đào mãi”, quả không sai. Ngồi lên cái ghế Giám đốc Sở chưa ấm chỗ, ông Quan Gia đã thấy “cái Sở như là ao tù chật chội”, ông nói với vợ: “Phu nhân quả là Thần May mắn của ta! Mỗi lần phu nhân đẻ con cho ta, quả nhiên ta lại có tài lộc lớn! Mang nặng đẻ đau, phu nhân phải chịu vất vả cực nhọc! Nhưng ta còn phải leo lên cái chức Phó chủ tịch Tỉnh, rồi Chủ tịch Tỉnh nữa. Vì thế, Phu nhân phải đẻ cho ta hai đứa con nữa!”. Bà Thục Nữ nghe nói vậy thì vui lắm, mười phần hưng phấn cho nên sau đó đẻ liền hai đứa con nữa, đứa chị đặt tên là Nữ Chủ, còn thằng em, không hiểu sao lại nhỏ bé hơn các anh chị tới gần một lạng khi chào đời, nên đặt tên là Tiểu Ngũ!... Tuy nhiên, sau khi hai chị em Nữ Chủ và Tiểu Ngũ đã cứng cáp thì ông Quan Gia lên chức Phó chủ tịch Tỉnh và cái chức Chủ tịch Tỉnh, nghe nói chỉ còn chờ một vị “Thượng Quan” ký duyệt, chặng đường quan chức này chưa hết chục năm!
Thời gian thoi đưa, năm người con của ông Quan Gia “lớn nhanh như thổi” và thành đạt như diều gặp gió! Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Nữ Giám, Nữ Chủ và Tiểu Ngũ mới gần tới tuổi ba mươi thì cả bốn người anh chị của Tiểu Ngũ đã có đầy đủ mọi thứ của một “Con người thời đại”: Bằng cấp cao, chức vụ lớn! Duy chỉ có Tiểu Ngũ là cứ dở ngây dở dại, lúc tỉnh lúc khùng, không ai biết thế nào!
*
Vào một ngày Mùa Đông đẹp trời, ông Quan Gia nói với vợ: “Hôm vừa rồi, tôi ngẫu nhiên đọc tập truyện Cổ tích của mấy đứa cháu con thằng Cả, thấy có chuyện “Sự tích Chim Đa Đa” hay lắm!”. Bà vợ nói: “Tôi đọc truyện Cổ tích đó cho mấy đứa cháu nghe chứ ai? Nhưng tại sao tự nhiên ông lại nói tới cái chuyện “Sự tích chim Đa Đa”? Hay là ông đang Cải lão hoàn đồng?”. Ông Quan Gia nói: “Cải lão hoàn đồng thì chưa nhưng tôi có ý này: Thằng Tiểu Ngũ nhà mình đã gần ba mươi tuổi mà cứ “Mãi mãi tuổi Nhi đồng” như thế thật không hay! Nó vừa làm chúng ta mất thì giờ vừa cản trở, kìm hãm sự phát triển, thăng tiến của tôi và các anh, chị nó!... Chi bằng chúng ta học theo truyện cổ tích, cho nó hóa thành chim Đa Đa lại là tốt cho nó!”. Bà vợ ông Quan Gia đã hiểu ý ông chồng: đem thằng con Tiểu Ngũ ngô nghê kia vào rừng sâu để cho nó “hóa thành chim Đa Đa”! Tuy cũng thương con như bao người mẹ khác, nhưng bà vợ ông Quan Gia luôn coi lời ông chồng là “Chiếu chỉ” và phải thực hiện bằng mọi giá! Vì thế, ngày hôm sau, bà cho gọi hai cán bộ Kiểm Lâm tới nói: “Mấy giáo sư hàng đầu về Thần kinh học nói với tôi rằng muốn chữa bệnh “ngớ ngẩn” cho thằng Tiểu Ngũ nhà tôi thì phải cho nó vào rừng tắm trong thác nước lớn nhất một tuần liền! Vậy tôi nhờ hai anh ngày mai đưa nó vào tới thác nước rồi bảo nó chui vào trong thác mà tắm, là các anh xong việc! Sau một tuần, tôi sẽ cho người tới đón!”.
Hai người cán bộ Kiểm lâm nghe xong thì không hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, bèn về nhà hỏi vợ thì cả hai bà vợ đều nói: “Có thế mà không hiểu gì à? Thằng con ngớ ngẩn ấy sẽ bị bỏ đói ở trong rừng sâu và sẽ chết rồi hóa thành con chim Đa Đa! Anh quên cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa rồi sao?”. Hai anh chồng Kiểm Lâm chợt nhớ lại nội dung cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa thì vô cùng kinh ngạc và cùng nói với hai người vợ: “Tôi không thể làm như thế, nhưng không thể không chấp hành lệnh của Bà Chủ tịch Phu nhân! Hãy nói cho tôi cái cách vẹn toàn?”. Tức thì hai bà vợ cùng nói: “Cách vẹn toàn là “Quân lệnh như sơn”! Làm xong nhiệm vụ thì báo cáo lại rõ ràng, chính xác!”. Hai anh cán bộ Kiểm Lâm làm theo lời vợ, ngày hôm sau, đưa Tiểu Ngũ vào rừng, tới đúng chân thác nước dội xuống tung bọt trắng xóa thì bảo Tiểu Ngũ chui vào dòng thác mà tắm rồi chụp liền ba kiểu ảnh đem về báo cáo với Bà Quan Gia Phu nhân!...
Khi Tiểu Ngũ đứng giữa dòng thác thì dòng nước như là mạnh lên gấp bội và cuốn phăng cái anh chàng Ngù ngờ ấy đi theo dòng sông cuộn chảy ở ngay dưới chân thác!... Dòng nước đã cuốn cái anh chàng Tiểu Ngũ ngu ngơ kia tới đâu thì hai người cán bộ Kiểm Lâm không biết được bởi sau khi bấm vội ba kiểu ảnh Tiểu Ngũ đang đứng trong dòng nước lấp loáng, thì cả hai đã chạy thật nhanh khỏi khu vực thác nước!...
*
Thực ra Tiểu Ngũ bị dòng nước cuốn đi băng băng như một khúc gỗ và bị quăng quật mỗi khi gặp phải chướng ngại vật nào đó. Thông thường, chỉ bị nước cuốn đi khoảng hai kilômét thì không ai còn có thể sống nổi. Tiểu Ngũ cũng sẽ như thế nếu không được một con sóng đánh dạt vào bờ sau khi đã trôi trong dòng nước sục sôi khoảng hai kilômét. Chỗ Tiểu Ngũ được dòng nước quăng lên bờ cát lại đúng chỗ mà người dân vùng này gọi là Bến Tiên: ngay bên bờ sông, bỗng có một chỗ lõm vào như một cái hồ nước xinh xinh, xung quanh hồ, xâm xấp bên mép nước là những tảng đá cuội to bằng tấm phản, trên mặt tảng đá nhẵn bóng, tương truyền do các Nàng Tiên đã thường xuyên đến ngồi tắm ở đó!
Lúc Tiểu Ngũ lạc vào Bến Tiên thì chỉ có một cô gái đang tắm ở đó! Cô gái là con của vợ chồng người đánh cá bên sông, tên gọi Sơn Nữ. Cô Sơn Nữ đã cứu sống anh chàng Tiểu Ngũ ra sao không ai biết nhưng khi cô Sơn Nữ đưa anh chàng Tiểu Ngũ về nhà giới thiệu với cha mẹ thì đó không còn là một anh chàng Tiểu Ngũ ngớ ngẩn nữa mà là một chàng thanh niên khôi ngôi tuấn tú, phong thái đĩnh đạc như văn nhân tài tử. Duy chỉ có điều là chàng thanh niên không còn nhớ mình là ai, từ đâu tới! Bố mẹ Sơn Nữ nói với cô: “Trí nhớ của anh ta đã bị xóa sạch khi bị quăng quật qua khúc sông lắm thác ghềnh đó! Song, thân thể anh ta còn nguyên vẹn thì quả là chuyện xưa nay hiếm! Quả là Ông Trời đã thương tình nhà ta neo người, cha mẹ đã già yếu và hiếm muộn nên ban cho người con trai này! Vậy con muốn gọi anh ta là Đại Ca hay là…” Bố mẹ Sơn Nữ chưa nói hết câu thì Sơn Nữ đã nói ngay: “Đó không phải là Đại Ca mà chàng chính là Phu quân của con! Bố mẹ chẳng phải là đã rất mong cho con có chồng hay sao?”. Thế là sau đó, chàng Tiểu Ngũ và cô Sơn Nữ làm lễ cưới, họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày, Tiểu Ngũ ra sông đánh cá với cha vợ, khi chiều buông, họ lại trở về sống quây quần bên nhau trong ngôi nhà tranh dưới chân núi thanh bình!... Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như người con trai lớn của ông Quan Gia là Công Nhất không trúng thầu dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái, bao gồm toàn bộ vùng thượng lưu của con sông Kim Giang này - con sông mà anh chàng Tiểu Ngũ đang cùng bố vợ ngày ngày đánh cá kiếm sống!...
*
Một buổi sáng, khi cô Sơn Nữ đang thơ thẩn trong rừng để kiếm cây thuốc thì gặp một tốp người lạ, - đó chính là Đoàn khảo sát thực địa của Dự án Khu du lịch Sinh Thái Bồng Lai. Tốp người khảo sát thực địa đó gồm có hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, lúc này Công Nhất là Giám đốc Khu Du lịch sinh thái Bồng Lai, còn Tiến Sĩ đang là Giám đốc một Công ty Du lịch và Khách sạn, hai anh em đang hùn vốn “làm ăn” ở vùng đất còn chưa in dấu chân người này. Cùng đi với hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ là ba người chuyên ngành đo đạc, bản đồ.
Vừa thoáng nhìn thấy bóng Sơn Nữ, Tiến Sĩ nói với Công Nhất: “Cứ bảo đây là vùng núi rừng hoang sơ, chưa in dấu chân người, sao em vừa nhìn thấy bóng hình mỹ nhân ẩn hiện đằng kia?”. Công Nhất ngạc nhiên nói: “Thì người của bên ngành Lâm nghiệp nói vậy mà! Không thể nào? Em có bị hoa mắt không đấy?”. Tiến Sĩ: “Mắt em rất tinh, nhất là nhìn người đẹp!”. Công Nhất: “Nếu vậy thì chỉ có thể là Tiên Nữ giáng trần hoặc Hồ Ly tinh giả dạng! Dù sao thì chúng ta cũng phải bắt cho bằng được!...Tất cả theo tôi!”. Công Nhất vừa dứt lời thì cả năm người lăm lăm súng ống trong tay, bám theo Công Nhất len lỏi trong rừng…
Lại nói về Sơn Nữ, khi thấy tốp người của Công Nhất và Tiến Sĩ ở trong rừng thì chạy nhanh về nhà. Lúc đó, cả bố mẹ Sơn Nữ và Tiểu Ngũ đều còn ở nhà, đang chuẩn bị đồ nghề để ông bố và Tiểu Ngũ đi đánh cá. Nghe Sơn Nữ nói có tốp người lạ xuất hiện trong rừng, ông bố Sơn Nữ nói: “Quả nhiên đêm qua bố nằm mộng thấy Thần Rừng nói sẽ có một bọn người tới phá khu rừng này!”. Tất cả đều giật mình hoảng sợ, nhìn nhau không biết nói gì! Một lúc sau, Sơn Nữ nói: “Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Con nhất định không để cho bọn người xấu đó phá rừng!”. Ông bố trầm ngâm giây lát rồi nói: “Tất nhiên là không thể ngồi yên nhìn bọn chúng phá rừng. Nhưng trước hết phải biết đích xác xem bọn chúng định làm gì? Năm xưa, cũng có một Đoàn khảo sát của mấy người địa chất đến ngắm nghía, đo đạc này nọ nhưng rồi họ có trở lại nữa đâu? Cầu cho họ chỉ như những người địa chất kia!”. Sơn Nữ nói: “Không thể chỉ cầu như vậy được! Con phải đi xem họ là ai, định làm gì ở đây!”. Ông bố thở dài rồi nói: “Thôi được! Vậy thì hai vợ chồng con đi thám thính xem sao. Nhưng nhớ là không nên để cho họ nhìn thấy!”. Nói rồi Tiểu Ngũ và Sơn Nữ đi nhanh vào rừng, thoáng cái bóng hai người đã lẫn vào màu xanh của đại ngàn!
*
…Khi còn cách tốp người lạ khoảng hơn năm chục mét, Sơn Nữ và Tiểu Ngũ dừng lại, nấp sau một lùm cây quan sát tốp người lạ. Lúc đó đã gần trưa, khu rừng tràn ngập nắng. Tốp người chừng như đã thấm mệt mà vẫn không tìm thấy Sơn Nữ nên đã “hạ trại” nghỉ ngơi ăn uống…
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ vẫn đang chăm chú nhìn tốp người đang ngồi trên một tấm vải bạt trải rộng, đang vừa ăn uống vừa nói cười ầm ĩ. Tất nhiên là với khoảng cách xa như thế, Sơn Nữ không thể nghe thấy họ đang nói chuyện gì. Nhưng khi thấy Tiểu Ngũ đang chăm chú nhìn tốp người kia và như là đang lắng nghe câu chuyện của họ, Sơn Nữ ngạc nhiên hỏi: “Tiểu Ngũ, anh nghe thấy họ đang nói chuyện với nhau à?”. Tiểu Ngũ nói: “Không nghe thấy, nhưng nhìn cử động của họ và nhất là nhìn môi họ mấp máy, tôi như “đọc” được những lời nói của họ!”. Sơn Nữ nghe nói vậy thì ngạc nhiên hết sức, hỏi dồn: “Vậy anh thấy họ đang nói gì, họ là ai, đang định làm gì, anh nói lại cho Sơn Nữ nghe, nhanh lên!”. Tiểu Ngũ thong thả nói: “Người mặc áo xanh, đeo kính đen (chính là Công Nhất) kia như là chỉ huy của nhóm người này. Ông ta vừa nói có lẽ không tìm thấy Mỹ Nhân đâu, ăn uống xong thì rút quân kẻo bị lạc trong rừng thì khốn! Còn người mặc áo đỏ, đeo kính trắng (chính là Tiến Sĩ) thì nói, phải tìm một lúc nữa, để mất dấu Mỹ Nhân thì tiếc quá! Ba người mặc quần áo đồng phục kiểm lâm thì chỉ lo ăn uống, không thấy nói gì!...”. Sơn Nữ nói: “Đúng là lúc nãy người đeo kính trắng kia đã thoáng nhìn thấy em! Thì ra họ đang đuổi theo dấu vết của em!...Họ đang nói gì nữa, anh nói lại đi!”. Tiểu Ngũ tiếp tục “thông dịch”: “Hai người áo xanh kính đen và áo đỏ kính trắng nói với nhau nhiều chuyện lắm, còn chuyện liên quan tới khu rừng này thì “tóm tắt” lại là: họ sẽ làm một con đường lớn tới Thác nước, bên cạnh thác nước sẽ xây một khu nhà nghỉ dưỡng và khách sạn, toàn bộ khu rừng này từ thác nước mở rộng ra tới mười kilômét đều thuộc Khu du lịch sinh thái do Công ty Bồng Lai quản lý!...”
Khi nghe Tiểu Ngũ nói đến chỗ toàn bộ khu rừng thuộc thượng nguồn con sông Kim Giang này sẽ nằm trong tay Công ty Bồng Lai, Sơn Nữ tưởng chừng như muốn ngất xỉu!...
*
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ càng “nghe lén từ xa” câu chuyện của hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, càng hết chịu nổi và họ đã chủ động xuất đầu lộ diện, hy vọng sẽ ngăn cản mọi ý đồ của Công ty Bồng Lai đối với khu rừng này. Song, khi Tiểu Ngũ gặp hai người anh của mình là Công Nhất và Tiến Sĩ thì sự việc lại xảy ra ngoài sự tưởng tượng của họ: cả Công Nhất và Tiến Sĩ đều mừng rú khi nhìn thấy cậu em út Tiểu Ngũ không những còn lành lặn nguyên vẹn mà dường như đỏ da thắm thịt hơn trước khi bị “lạc trong rừng” rất nhiều, ngay cả miếng ngọc bội đeo ở cổ Tiểu Ngũ có khắc hai chữ Tiểu Ngũ cũng còn nguyên. Tại sao họ lại vui mừng như vậy, bởi họ không hề biết “Kế hoạch Sự tích chim Đa Đa” của hai vợ chồng ông Quan Gia đối với Tiểu Ngũ!...
Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Tiểu Ngũ và Sơn Nữ về tới cổng nhà ông Quan Gia thì thấy trong sân rất đông khách. Hỏi ra mới biết, có một vị “Quan Khâm sai” từ Thủ đô đem quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Tỉnh tới cho ông Quan Gia, và có rất nhiều quan chức, Đại gia trong Tỉnh do “thính tai” và “nhạy bén chính sự” đã ngay lập tức tới chúc mừng!... Khi mấy anh em vừa bước tới khoảng giữa sân thì từ cửa ra vào căn nhà, cả hai vợ chồng ông Quan Gia đã nhìn thấy mấy anh em hớn hở đi vào. Nhưng, khi vừa nhìn thấy Tiểu Ngũ thì cả hai vợ chồng ông Quan Gia cùng giật mình kinh hoàng và nhìn nhau và cùng nói: “Thằng Tiểu Ngũ nó đã hóa thành chim Đa Đa rồi cơ mà?!” Không ai nghe thấy câu nói đó của vợ chồng ông Quan Gia, trừ Tiểu Ngũ!... Khi nghe thấy bố, mẹ mình nói như vậy, Tiểu Ngũ đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện và cậu dừng lại giữa sân, kéo Sơn Nữ lại gần và nói: “Anh phải trở về rừng để hóa thành con chim Đa Đa!... Anh không muốn làm bố, mẹ phải phiền lòng!”. Nói rồi, Tiểu Ngũ cầm tay Sơn Nữ đi nhanh ra khỏi cái sân đang đông nghẹt người với những lời chúc tụng ồn ào!...
Sài Gòn, 2005-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét