Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

truyện ngắn đỗ ngọc thạch - trích: Anh Nuôi và Chị Nuôi: Cô gái và 7 anh Lính

Tím ......



Một chút hoa tím đơn sơ
Chỉ một chút thôi cũng đủ
Suốt đời ta mộng, ta mơ ....  !!!   :)    <3

32 truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên phongdiep.net - 




 Đường Văn:: 
Công ty vệ sĩ Tây Sơn nhận được năm hợp đồng lớn của năm chủ đầu tư đến từ năm quốc gia thuộc năm châu lục về năm loại đặc sản của khu vực Tây Nguyên : cao su, cà phê, chè, gỗ và bò. Các chủ đầu tư yêu cầu hai vệ sĩ trong suốt quá trình khảo sát thực địa khoảng một tháng (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 15/02/2009. Lần đọc: 1346 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Ông Kha móc túi túi lấy ra gói tiền, đưa cho cô gái một nửa rồi định đạp xe đi. Nhưng cô gái cứ nắm chặt lấy tay ông, khiến ông phải đứng xuống hè đường. Cô gái dắt xe dựa vào gốc cây đoạn kéo ông vào khuất phía trong.. - Ngày đăng: 13/03/2009. Lần đọc: 1096 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Tôi đang cặm cụi làm cái việc mà B.B đã giao cho thì bất ngờ nhận được tin bố tôi đột ngột qua đời. Tôi phải bay ra Hà Nội chịu tang bố. Trong dịp này, tôi gặp lại một người bạn học cũ hiện đang dạy ở một trường đại học. Tôi khoe chuyện làm báo với B.B thì người bạn nãy rũ ra cười, chảy cả nước mắt (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch) Ngày đăng: 10/03/2009. Lần đọc: 1232 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Đã quá canh ba, quang cảnh ngôi miếu cổ im ắng, tịnh không một tiếng động nhỏ, chắc là ông già đã ngủ say. Tuyết bèn bò như rắn vào phòng, giơ dao chém vào cổ ông già. Không biết ngủ hay thức, nhưng ông già vẫn nằm yên không nhúc nhích - Ngày đăng: 07/03/2009. Lần đọc: 1224 . Cập nhật bởi: DiepAnh
H’Thi như sực tỉnh, cô không nói gì, lao vút đi, thoắt cái đã biến vào màu xanh ngút mắt ! Tôi lao theo H’Thi, nhưng chạy được vài bước thì vướng phải sợi dây rừng ngã bật trở lại, khắp người đau ê ẩm. Tôi gượng đau, đứng dậy tính đuổi theo H’Thi nhưng cô đã mất hút sau màu xanh của rừng - Ngày đăng: 07/03/2009. Lần đọc: 1494 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Nó có tên tuổi, có bố mẹ như bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng bây giờ người ta chẳng cần biết gốc gác, lai lịch của nó như thế nào mà chỉ cần biết nó là thằng Khoèo, bởi nó khoèo rõ ràng: cái đầu to với khuôn mặt méo mó dị dạng lúc thì như văng lên trời, lúc lại như muốn rơi bịch xuống đất (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 05/03/2009. Lần đọc: 1383 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Ba ngày liền, anh Thanh nhận được hơn chục lá thư, chắc của bạn bè trong lớp học cũ. Từ ngày thứ 5 trở đi, thư ít dần và cuối cùng thì chỉ còn lại một lá thư của cô gái có tên là Ánh Nguyệt (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 04/03/2009. Lần đọc: 1010 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Thị xã này cũng như bao thị xã tỉnh lẻ khác, có một quán nước trà nhỏ nép mình dưới một bóng cây đa cổ thụ bên con đường ra bến xe liên tỉnh. Chủ quán nước trà là một người đàn bà có khuôn mặt phúc hậu, ngoài sáu mươi tuổi. (ĐỖ NGỌC THẠCH ) - Ngày đăng: 01/03/2009. Lần đọc: 1219 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Không biết vụ kiện cáo này sẽ đi tới đâu nhưng đêm nào tôi cũng bị câu nói của Miền trở đi trở lại bên tai: “Anh và tất cả mọi người sẽ không ai hiểu nổi tôi và Diễm Lan đâu. Nếu chúng tôi thua kiện nhà tỷ phú đó, tôi sẽ cho ông ta một băng AK vào đầu ! Anh biết vì sao không?(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 28/02/2009. Lần đọc: 1324 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Hứa Tam Giang cùng tiểu đội trắc thủ ra đa với tôi gần một năm .Sau khi Trung đoàn gọi đi học về kỹ thuật rađa nhưng lại hoãn, bèn giữ tôi ở lại Trung đoàn bộ làm giáo viên văn hóa, thế là tôi xa anh bạn Hứa Tam Giang từ đó. Cuối năm l970 tôi trở về trường tiếp tục đời sinh viên…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 25/02/2009. Lần đọc: 1753 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Nhung nằm đó, bất động…Tay Nhung đang cầm miếng ngọc bội mà tôi đã tặng Nhung ở Hồ Tây năm xưa… - Ngày đăng: 21/02/2009. Lần đọc: 1445 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 17/02/2009. Lần đọc: 1817 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một kíp trực ban chiến đấu của máy Rađar P. 40 gồm có ba người thì ở vị trí máy số Một là Duy Nhất, ở máy số Hai là Song Nhị và ở máy số Ba là Thanh Ba (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 01/02/2009. Lần đọc: 2824 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Đó là chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn thường ngày bởi những đám mây đen từ chân trời phía tây đang ùn lên, lớn dần, lớn dần…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 29/01/2009. Lần đọc: 2403 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Năm lớp 2, tôi học ở một trường tiểu học của Thị xã Vĩnh Yên. Tôi không còn nhớ những phòng học của trường tôi như thế nào, nhưng rất nhớ con đường vào trường: Từ đường cái lớn phải đi ngoằn nghoèo một hồi lâu mới tới trường.(Đô Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 16/09/2009. Lần đọc: 1319 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Nhà Tiểu Hà ở ngay trên đường Quốc Tử Giám, phía bên phải nếu tính cho người đang đi vào Văn Miếu. Dãy phố này trước đây yên tĩnh dưới những tán cây bàng mát vào mùa hè, buồn về mùa đông, sau này người ta mới mở hàng quán buôn bán ì xèo và nhiều nhất là những đại lý vé số.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 12/09/2009. Lần đọc: 2493 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Ngay ngày hôm sau, O Việt đã đến các xã lân cận và chỉ sau một ngày, đã huy động được hơn 100 học sinh thiếu niên tới và chỉ sau một ngày làm việc, trận địa Ra-đa của chúng tôi đã hoàn thành, trước thời gian dự kiến hai ngày! Ngày đăng: 08/10/2009. Lần đọc: 1495 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Tôi và Rơmah Tơ đi lang thang hồi lâu trong rừng mặc cho bàn chân chỉ huy cái đầu. Chúng tôi đến trước thác Ya Li từ lúc nào. Nhìn dòng nước tung bọt trắng xóa, mù mịt cả một vùng rừng xanh ngút ngàn, tôi đoán Hiên có lẽ đã được Thần Bến nước của anh ta mang đi... Ngày đăng: 13/03/2009. Lần đọc: 1598 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Bà Thiện làm việc ở nhà bếp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh X từ sau ngày Hòa bình ở Miền Bắc, đến năm 1965 là tròn 10 năm. Tính đến lúc đó, bà có một căn hộ ở trong khu tập thể của Bệnh viện, một người chồng là thương binh chống Mỹ và 9 đứa con - Ngày đăng: 16/10/2009. Lần đọc: 1137 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Quan Lãnh binh đứng dậy vái ông ông Bầu Đê và nói: “Xin bái phục!...Thật là bài học ngàn vàng, xin hết sức cảm ơn ông. Tôi về theo đó luyện tập thêm, sang khóa sau xin trình bày lại ông chấm.” Ngày đăng: 13/10/2009. Lần đọc: 1605 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Mùi hương quyến rũ đặc biệt đó mấy ông thầy tướng bảo đó là Quý tướng: Lan nhi chi tự hương! Còn bốn đứa em của Tý thì đều như là hiện thân của Con Giáp mà chúng nó cầm tinh: thằng Sửu thì to khỏe như trâu mộng, ai cũng gọi nó là Trâu Vàng... - Ngày đăng: 25/10/2009. Lần đọc: 1426 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Bảo Bối (B.B), tên khai sinh đầy đủ là Trần Bảo Bối, Tiểu đội trưởng (TĐT) của tôi nhập ngũ năm 1964, trước tôi hai năm. Lính 64 còn là lính thời bình, tiêu chuẩn thể lực rất tốt và được huấn luyện kỹ hơn lính thời chiến chúng tôi Ngày đăng: 20/10/2009. Lần đọc: 1256 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Ông Hữu Thiết tới tuổi Tam thập nhi lập mới lấy vợ, vợ ông đoản mệnh, đẻ cho ông một thằng con trai thì qua đời. Ông Hữu Thiết cảm thương vợ vô cùng nên đã giữ trọn chữ thủy chung với người vợ đã khuất - Ngày đăng: 04/11/2009. Lần đọc: 1183 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Ngày đăng: 30/10/2009. Lần đọc: 1224 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Hôm ấy, gần trưa thì hai cô gái đi tới chỗ căn nhà của Trạm Liên lạc. Nhìn vào thấy có hai anh lính đang đi lại trước cửa căn nhà, cô tên Vân nói: “Ta vào chơi với mấy anh lính này một lúc, xin ngụm nước, khát nước quá!”. Cô tên Sơn nói: “Em cũng mỏi chân rồi! Chúng ta vào chơi lâu lâu nhé!”. Ngày đăng: 28/10/2009. Lần đọc: 1247 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Đinh Nhân là một chàng trai người Ba-na khỏe mạnh, cao gần một mét tám, nước da nâu bóng, mái tóc đen rậm trở thành cái phông nền tuyệt vời cho khuôn mặt cháy nắng nhưng đẹp một cách rất…”Cao nguyên”: Ngày đăng: 13/11/2009. Lần đọc: 1298 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Anh bạn Thời của tôi không theo dõi thời gian bằng lịch. Nhà anh treo rất nhiều lịch, đủ các loại, nhưng anh không bao giờ xé lịch, nếu thỉnh thoảng có xé thì xé cả tệp! Những tờ lịch tháng, lịch năm cũng không thấy khớp với thời gian đang tồn tại! Ngày đăng: 09/11/2009. Lần đọc: 1283 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Lật lại Bản Tự bạch của mình viết khi còn là sinh viên có những điểm chính như:1-Màu yêu thích nhất: màu hồng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Bài ca sư phạm của Makarenko; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: Nhà thơ R.Tagore Ngày đăng: 19/11/2009. Lần đọc: 2352 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Cô gái Tây Hồ đích thực đó ở ngay chỗ đổ dốc từ đường đê Yên Phụ xuống Làng Tây Hồ. Chính vì nhà cô gái ở lưng chừng dốc cho nên dù đi xe đạp hay đi bộ thì cũng khó mà có thể ngó nghiêng bóng hồng cho dù cô có đứng ngay trước cổng(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 02/12/2009. Lần đọc: 1178 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Nhìn bộ dạng lúng túng của hai anh chàng Cửu Vạn (khi đi cõng nước, nước đựng trong cái can bằng sắt, vốn để đựng xăng, loại 20 lít, rất nặng và phải leo lên từng bậc đá …nên “trang phục” phải gọn gàng như Đô Vật, tức chỉ mặc cái quần đùi), cô Sơn Nữ cười rúc rích Ngày đăng: 27/11/2009. Lần đọc: 1396 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải, hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! (Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 13/12/2009. Lần đọc: 1929 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) Ngày đăng: 09/12/2009. Lần đọc: 1379 . Cập nhật bởi: DiepAnh






ANH NUÔI VÀ CHỊ NUÔI- Đỗ Ngọc Thạch

Truyện ngắn của  Đỗ Ngọc Thạch 
ANH  NUÔI  VÀ  CHỊ  NUÔI 

1. 
Khoảng giữa năm 1969, tôi từ đơn vị Ra-đa chiến đấu về Trung đoàn bộ. Tưởng rằng sẽ được đi học lớp sĩ quan Ra-đa ở nước ngoài, nhưng chờ đến chục ngày thì Trợ lý Quân lực Trung đoàn nói: “Quân lực Binh chủng mới điện vào nói đợt này lại hoãn, không biết đến bao giờ. Vậy cậu thích về lại Đại đội hay ở lại Trung đoàn bộ?”. Tôi nói ngay: “Cho em được trở về trường Đại học, hình như cái số em không hợp với việc học làm sĩ quan quân đội! Ba lần Trung đoàn gọi lên rồi lại hoãn, quá tam ba bận! Không có lần thứ tư đâu!”. Trợ lý quân lực nói: “Thôi được, sẽ cho cậu được toại nguyện! Nhưng phải ở lại Trung đoàn Bộ một năm nữa!”. Tôi sốt ruột: “Làm gì vậy?”. Trợ lý QL nói: “Trung đoàn sẽ mở một lớp Bổ túc văn hóa cho một số sĩ quan chỉ huy Đại đội để thi lấy bằng Trung học phổ thông. Có như vậy số sĩ quan này mới có đủ tiêu chuẩn gửi đi học ở Học viện Quân sự nước ngoài. Cậu sẽ làm giáo viên môn Toán cho lớp Bổ túc văn hóa này. Giáo viên môn Lý, Hóa và Văn đã có rồi! Lớp học kết thúc thì cậu sẽ được về lại Khoa Toán  trường Đại học Tổng hợp! Nhất cử lưỡng tiện nhé, cậu vừa lên lớp vừa củng cố lại kiến thức, có như thế việc về trường cũ học lại sẽ rất tốt!”…Tôi còn biết nói gì nữa? 

Thế là tôi được biên chế vào Tổ Giáo viên văn hóa thuộc Ban Chính trị Trung đoàn. Trong thời gian chờ “Chiêu sinh” – học viên là sĩ quan chỉ huy cấp Đại đội, tôi chỉ có một việc là chuẩn bị “Giáo án”. Tôi nghĩ “Giáo án” này không thể như giáo án của các Trường Trung học Phổ thông mà luyện kỹ năng giải bài tập Toán là chính (để đi thi lấy bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, - giống như luyện thi bây giờ) cho nên tôi chuẩn bị “Giáo án” rất nhanh, bởi giải bài tập Toán là sở trường của tôi. 
Trong những ngày này, lúc rảnh rỗi tôi thường tới chơi với “người tiền nhiệm” là Thượng sĩ Bá Cường, hiện đang làm Quản lý Bếp ăn  của Trung đoàn Bộ. Sở dĩ Cường không làm giáo viên văn hóa nữa vì Cường nóng tính, khi giảng bài thường buột mồm mắng học viên là “Ngu như bò”, mà học viên thì như đã nói trên, toàn là sĩ quan chỉ huy cả rồi! Vì Cường lại có “Hoa tay” nấu ăn, nguyên liệu chỉ là những thứ bình thường, nhưng qua tay Cường thì khi bưng lên bàn ăn, tỏa hương nghi ngút không thua gì sơn hào hải vị!

Bếp ăn của Trung đoàn bộ là phục vụ toàn những sĩ quan chỉ huy cấp Trung đoàn, không thể “Chém to kho mặn” như bếp ăn Đại đội, vì thế, ngoài việc trực tiếp “Vào Bếp”, Cường còn có nhiệm vụ đào tạo (theo lối truyền nghề, “Cầm tay chỉ việc”) một số đầu bếp giỏi để  cung cấp nhân tài nấu nướng cho các bếp ăn Đại đội. Đây là một chủ trương sáng suốt của Chính ủy Trung đoàn nhằm giúp bộ đội “Ăn no đánh thắng”, bởi trong điều kiện thời chiến, việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội gặp rất nhiều khó khăn! Chỉ nói ví dụ như có một thời gian dài, các bếp ăn được nhận Bột mì (của nước bạn Liên Xô) kèm với gạo (gọi là “ăn độn”, như đã từng độn khoai, độn sắn…). Khoai và sắn thì dễ xử lý, nhưng khi độn Bột mì thì các Bếp ăn đều lúng túng, chỉ biết nhào nước rồi vo viên thành một cục như nắm đấm rồi cho vào chảo…luộc như luộc bánh trôi truyền thống! Bánh trôi thì là món ăn ngon từ ngàn đời nay, nhưng bột mì luộc thì lính ta có đói rỗng bụng cũng nuốt không trôi! Nhưng qua tay Cường thì các thủ trưởng Trung đoàn như là được thưởng thức bánh bao, sủi cảo, vằn thắn của người Việt gốc Hoa!... 
Lúc này, Bá Cường đang mở một lớp đào tạo “Đầu bếp”, thời gian là hai tháng. Học viên là Bếp trưởng của các Đại đội gọi về và một số các cô thôn nữ người địa phương, do Trung đoàn bộ đang “Kết nghĩa” với Chi Đoàn Thanh niên của xã nơi đóng quân. Vốn là người thích “lăn vào bếp” từ nhỏ, nên tôi xin được là “Học viên dự thính” của lớp đào tạo đầu bếp này, tất nhiên là Cường O.K. 

2. 
Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều, chỉ có chục người mà trình độ trải đều ra cả ba loại: lớp 8, lớp 9 và lớp 10, tức lúc đi bộ đội, họ đang học dở dang lớp 8, lớp 9 và lớp 10. Vì thế, chúng tôi phải chia ra làm ba tổ với ba cách học khác nhau. Sau một tuần, kiểm tra để xác định lại thực lực thì tất cả chỉ tương đương …lớp 7! 

Chuyện học hành của lớp Bổ túc văn hóa nói ra chỉ toàn chuyện không vui, nhưng bù vào đó, các học viên của lớp có rất nhiều “Tài lẻ”! Chẳng hạn như đại đội phó Đề có tài bắt lươn độc nhất vô nhị: chỉ cần đi tới bờ ruộng, dạo năm ba bước là có thể tìm thấy đâu có hút lươn (tổ lươn) và chỉ nhẹ nhàng thò ba ngón tay xuống hút lươn rồi sau một, hai phút kéo lên một con lươn vàng vàng nâu nâu to và dài, bị kẹp chặt giữa ba ngón tay! Hoặc như đại đội phó Đàn, có tài thổi sáo kỳ lạ: giăng một cái bẫy chim bằng lưới, không dùng chim mồi mà dùng tiếng sáo, chỉ sau năm phút tiếng sáo vang lên như muôn ngàn tiếng chim, lũ chim kia không biết từ đâu kéo tới đông như hội chim và rồi cuối cùng sập bẫy! Rồi có “Ba anh em Họ Nguyễn” như anh em họ Nguyễn trong Thủy Hử, có tài bơi lội như chuyện thần thoại: muốn ăn cá chỉ việc lặn hụp một hồi là có đủ các loại binh tôm tướng cá của Long Vương!... 
Chính vì thế mà lớp Bổ túc văn hóa của tôi và lớp “Đầu bếp” của Bá Cường thường xuyên có những bữa tiệc nhớ đời, đúng như câu thành ngữ “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”! 

Khi hai lớp Bổ túc văn hóa và lớp “Đầu bếp” đã thân thiết với nhau thì dường như có tới tám mươi phần trăm học viên của lớp Bổ túc văn hóa sang làm học viên dự thính của lớp “Đầu bếp”! Thấy tôi có vẻ như không vui, Bá Cường nói: “Thực ra cái câu “Nhất sĩ nhì nông/ Hết gạo chạy rông / Nhất nông nhì sĩ” chỉ đúng ở vế thứ hai bởi xứ ta luôn đói nghèo, người ta lo kiếm cái ăn suốt đời không bao giờ đủ! Đó, rồi cậu sẽ thấy sau này, và mãi mãi, ở xứ ta, cái nghề “Đầu bếp” sẽ sống tốt hơn cái nghề dạy học! Cho nên tớ bỏ làm giáo viên văn hóa mà sang đây chuyên tâm vào nghệ thuật ẩm thực là nhờ có sự mách bảo của Quỷ Cốc Tiên sinh đấy! Cậu thử suy nghĩ xem!...”. Lúc đó, tôi cho rằng câu nói của Bá Cường là tán róc nhưng không ngờ hai mươi năm sau, gặp lại Bá Cường ở  

Sài Gòn, đang làm chủ một nhà hàng Đặc sản lớn nhất nhì thành phố thì mới thấy anh ta quả là biết nhìn xa trông rộng! Nếu như tôi chỉ cần sử dụng một vài chiêu thức sào nấu của Bá Cường mà tôi đã học được thì rất có thể tôi đã có một nhà hàng ăn uống kha khá, tiền tiêu xài rủng rỉnh chứ không phải thức thâu đêm để viết lách lăng nhăng kiếm mấy đồng nhuận bút còm sống lắt lay!...Nhưng than ôi, người tính không bằng Trời tính!
3. 
Khi lớp “Đầu bếp” kết thúc, kết quả của cuộc thi “Tốt nghiệp” lại thật bất ngờ: Người đậu “Thủ khoa” lại không phải là học viên chính thức, tức các Bếp trưởng Đại đội lặn lội từ khắp nơi về, mà lại là một Đại đội phó của lớp Bổ túc văn hóa: Thiếu úy Dưỡng! Đại đội phó Dưỡng nói với tôi: “Ngay từ buổi học đầu tiên, tôi đã biết mình sẽ bị đo ván trong cuộc “Đánh vật” với những Bài tập Toán! Tôi đã xin được trở lại đơn vị chiến đấu, nhưng các Thủ trưởng Trung đoàn không chịu, cứ bắt tôi phải học, lại còn nói “Quân lệnh như sơn”, nếu tôi không ngoan ngoãn chấp hành sẽ bị kỷ luật!...Tôi đang chán nản thì thấy lớp học “Đầu bếp” này! “Sư Phụ” Cường quả là người đã hiểu tôi và nhận tôi làm “Đệ tử chân truyền”, vì thế mới có cái chuyện “Học viên lớp Bổ túc văn hóa đậu Thủ khoa lớp Đầu bếp” này!”. Tôi chúc mừng Đại đội phó Dưỡng và hỏi: “Vậy anh có định tiếp tục học Bổ túc văn hóa nữa không?”. Đại đội phó Dưỡng nắm chặt tay tôi năn nỉ: “Anh biết thừa là tôi không thể học văn hóa được mà còn hỏi câu đó! Tôi sẽ xin trở lại đơn vị làm Đại đội phó phụ trách Bếp ăn Đại đội, nếu không phù hợp với tổ chức quân đội thì tôi tình nguyện xin thôi chức Đại đội phó mà chỉ xin nhận chức Bếp trưởng! Vậy nhờ anh nói với Chính ủy Trung đoàn giúp tôi, anh cứ nói là tôi học dốt nhất lớp, không nên bắt tiếp tục học, phí công vô ích!”. Tôi đành phải nhận lời Đại đội phó Dưỡng. 


Ngày hôm sau, Tôi được Chính ủy tới thăm và hỏi về tình hình lớp học. Tôi đem chuyện của Đại đội phó Dưỡng báo cáo Chính ủy. Chính ủy nghe xong thì nói: “Tôi cũng đã nhận được lá đơn của đồng chí Dưỡng gửi trực tiếp. Đang phân vân nên mới đến hỏi ý kiến cậu. Nếu quả là đồng chí Dưỡng không học văn hóa được thì cho về đơn vị làm Bếp trưởng là tốt nhất. Con người ta phải được đặt đúng chỗ để phát huy được sở trường!...Rất tiếc là chúng ta nhiều khi đã rất sai lầm trong chuyện dùng người!”. Thấy Chính ủy đang có vẻ “đầy tâm sự”, tôi bèn nói luôn chuyện của mình: “Thưa Chính ủy! Nhân đây tôi thấy việc cho các sĩ quan chưa tốt nghiệp Trung học đi học Bổ túc Văn hóa để đào tạo Sĩ quan chỉ huy cấp cao hơn cũng có nhiều cái bất ổn! Họ học rất chật vật, giáo viên cũng khổ!...”. Chính ủy ngắt lời: “Tôi biết rồi, nhưng đây là chủ trương chung, chỉ thị từ trên, ta không thể làm khác! Cậu ráng làm hết khóa học này đi, tôi đã  nghe Trợ lý Quân lực nói về trường hợp của cậu rồi, cậu sẽ được trở về trường Đại học!”… 

Ngày hôm sau nữa, Quản lý Bếp ăn Bá Cường nhắn tôi tới dự bữa tiệc chia tay của Đại đội phó Dưỡng. Tôi cứ nghĩ các món ăn đều do Đại đội phó Dưỡng thực hiện, nhưng lại không phải, mà là do một học viên trong số các cô thôn nữ của Chi Đoàn địa phương thực hiện. Trước khi nhập tiệc, Đại đội phó Dưỡng nói: “Người thực hiện các món ăn hôm nay không phải là tôi, mà là cô Ngát Thơm. Hôm thi kết thúc lớp học, cô Thơm có ý nhường tôi thi  thố tài năng nên chỉ thực hiên vài món ăn thông thường. Hôm nay cô Thơm mới dùng đến các tuyệt kỹ, có ý muốn Sư phụ Cường chấm điểm năng lực thực sự của cô!”. Sau khi nếm ba món ăn của cô Ngát Thơm, Sư phụ Bá Cường thật sự ngạc nhiên và nói ngay: “Tài nấu nướng của cô Ngát Thơm trên Đại đội phó Dưỡng một bậc!”.

Mọi người vỗ tay rào rào!... 
Bây giờ, tôi mới nhìn kỹ người thôn nữ “Ngọa hổ tàng long” kia: thì ra cô Ngát Thơm chính là con gái của ông già tên là Yên Thành, nhà ở ngay cạnh lán trại Ban chính trị chúng tôi (Khi đóng quân ở đâu, lúc đầu Trung đoàn Bộ thường ở nhờ trong nhà dân, sau đó thì làm những căn nhà “tự tạo” bằng vật liệu sẵn có ở địa phương. Lúc này, Ban Chính trị đã làm được bốn căn nhà tranh tre nứa lá rất đẹp trên một bãi đất trống ở ven rừng, phong cảnh rất ngoạn mục). Ông già Yên Thành được đặt tên theo tên huyện quê hương ông. Trong kháng chiến chống Pháp, ông nhập ngũ và đã từng là Chiến sĩ Nuôi quân dạn dày kinh nghiệm. Ông bảo cái bếp Hoàng Cầm khi đã nổi tiếng trong toàn quân thì ông thấy nó không khác cái bếp của ông đang thường dùng đã hai tháng trời! Ông có hai cậu con trai đã nhập ngũ, ông đều bảo chúng làm Chiến sĩ nuôi quân để giúp bộ đội ta ăn ngon và ăn no, bởi theo ông thì Nuôi quân là Số Một, là khởi đầu của mọi vấn đề vì như dân gian đã đúc kết: Có thực mới vực được đạo! Cho nên giờ cô Ngát Thơm phô diễn những tuyệt kỹ nấu nướng thì quả đúng là Hổ phụ sinh hổ tử!

Song, câu chuyện bất ngờ hơn khi không chỉ dừng ở tài nấu ăn của cô Ngát Thơm mà cái kết của nó thật bất ngờ khi ông Yên Thành đứng lên tuyên bố: “Sau khi Sư phụ Bá Cường đã chấm điểm, xin tất cả thực khách cùng thưởng thức và cho ý kiến, nếu đều cho điểm tối đa thì tôi sẽ đồng ý cho con gái của tôi và Đại đội phó Dưỡng được bái đường thành thân!”. Mỗi người có mặt đều chọn một món ăn thử và đều gật gù khen ngon, và cuối cùng tất cả đều đồng thanh: “Điểm tối đa!”. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt quắc thước của ông Yên Thành, có lẽ ông đang rất mãn nguyện!... 
Sau bữa tiệc, tôi chào Đại đội phó Dưỡng rồi hỏi: “Hai người bao giờ làm đám cưới? Nhớ mời tôi nhé!”. Đại đội phó Dưỡng cười rất tươi: “Rất buồn là bị thầy giáo Toán cho toàn điểm 2, nhưng lại rất vui vì thầy đã nói với Chính ủy ngay việc tôi nhờ. Bây giờ, tôi đưa Ngát Thơm về Đại đội,  hiện ở rất gần đây. Nếu các Thủ trưởng Đại đội đồng ý nhận Ngát Thơm làm Chị Nuôi của Bếp ăn Đại đội thì chúng tôi sẽ làm đám cưới và cùng làm Anh Nuôi và Chị Nuôi!”. Tôi chúc hai người “Vạn sự như ý” và nghĩ rằng nhất định Ban Chỉ huy Đại đội của Đại đội phó Dưỡng sẽ chấp nhận Dưỡng và Ngát Thơm làm Anh Nuôi và Chị Nuôi! 
Sài Gòn, 8-12-2009
Đỗ Ngọc Thạch

nguồn: phongdiep.net





CÔ GÁI VÀ BẢY ANH LÍNH - Đỗ Ngọc Thạch


CÔ  GÁI  VÀ  BẢY  ANH  LÍNH   
 
Truyện ngắn của  Đỗ Ngọc Thạch  
Tính năng của máy Ra-đa là có thể phát hiện mục tiêu máy bay địch từ xa, ở khoảng cách tới bốn, năm trăm ki-lô-mét. Càng ngày, khoảng cách này càng được nối dài. Vì thế Ra-đa được gọi là “Mắt Thần”, giống như vị Thần có con mắt nhìn xa ngàn dặm trên Thiên Đình gọi là “Thiên Lý Nhãn”. Tuy nhiên, Ra-đa cũng có “Gót chân A-sin”, tức là trong vòng bán kính khoảng mười ki-lô-mét tính từ chỗ đặt máy, mục tiêu lẫn vào “sóng cố định” dày đặc nên không thể nhận ra được. Lợi dụng “Gót chân A-sin” đó của máy Ra-đa, máy bay địch cố gắng bay rất thấp, khi qua những vùng địa hình có núi cao thì luồn lách qua những khe núi (muốn bay như thế, phi công phải là những cao thủ), khi máy bay địch bay như thế, sóng phản xạ có hiện về nhưng lẫn vào đám sóng cố định nên không thể nhận ra!... 

Để khắc phục “Gót chân A-sin” của Ra-đa Mắt Thần, những Đài quan sát bằng mắt thường đã được thành lập và bố trí xen kẽ với những Đài Ra-đa Mắt Thần, kịp thời bổ khuyết đường bay của máy bay địch để Sở Chỉ Huy của Lực lượng Phòng Không – Không quân theo dõi mục tiêu được liên tục và có đối sách kịp thời. Những Đài quan sát bằng mắt thường của chúng ta đã góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của bộ đội Phòng Không – Không quân trong cuộc chiến Chống chiến tranh phá hoại bằng Không quân của Không lực Hoa Kỳ trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng!... 
* 
Đài Quan sát bằng mắt thường (từ đây gọi tắt là Đài quan sát – ĐQS) được biên chế thành một Tiểu đội, trực thuộc Sở Chỉ huy . ĐQS của Tiểu đội Trưởng Lê Nhãn có biệt danh là Thiên Lý, đóng “Đại bản doanh” trên một ngọn núi, chỉ cao chưa tới một ngàn mét nhưng có cái tên rất hay là Chim Ưng, vì thế, trong liên lạc thì dùng biệt danh Thiên Lý, còn trong ngôn ngữ đời thường thì gọi là Chim Ưng. Tiểu đội Trưởng Nhãn rất thích loài Chim Ưng nên anh đã nuôi được một tổ Chim Ưng trên núi.

Tiểu đội của ĐQS gồm có bảy người, ba người thay nhau trực 24/24 trên Đài Quan sát, hai người lo nhiệm vụ thông tin, liên lạc thông suốt và hai người lo nuôi quân “ăn no đánh thắng”!

Lực lượng “Hỏa đầu quân” trong quân đội chúng ta được gọi là Chiến sĩ nuôi quân, hay gọi tắt bằng cách gọi thân mật là Anh nuôi, để phân biệt với những Chiến sĩ nuôi quân gái là Chị Nuôi. Đi bộ đội, thường là chẳng ai thích làm Anh nuôi và lực lượng này thường được xếp vào bảng danh mục dưới cái tên chung là Hậu cần, để phân biệt với những đội quân xung kích chuyên lãnh ấn Tiên phong mỗi khi đánh trận!…
Hai Anh nuôi của Tiểu đội ĐQS là nhân vật chính của Truyện ngắn này và không hiểu tại sao lại là anh em sinh đôi, được bố mẹ đặt tên cho trái ngược nhau là Thủy và Hỏa, nhưng họ lại chẳng hề xung khắc với nhau như Nước với Lửa – như tên gọi của họ -, mà ngay từ nhỏ, họ đã luôn gắn bó với nhau như hình với bóng! Một điểm đặc biệt nữa của hai Anh nuôi là họ đều “không cao”, chỉ đúng một mét rưỡi! Và đặc điểm “không cao” này không chỉ của hai anh em Thủy và Hỏa mà là của cả Tiểu đội ĐQS! Tuy chưa phải là người lùn “Mét Mốt” – chiều cao chuẩn phổ biến của người Lùn trên toàn thế giới, - nhưng khi nhìn cả bảy người của Tiểu đội ĐQS đứng cạnh nhau thì người ta nghĩ ngay đến câu chuyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”!  Nhưng người nói ý nghĩ ấy ra thành lời chính là Tham Mưu Trưởng Trung Đoàn khi đến thăm Đài quan sát của “Bảy Chú Lùn”. Lúc ấy Tham Mưu Trưởng nói: “Phải chi có Nàng Bạch Tuyết đến đây thì chúng ta có được câu chuyện Cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” thời hiện đại!”.

Nghe Tham Mưu trưởng nói vậy, Anh nuôi Thủy ngập ngừng, nói: “Báo cáo Thủ trưởng, nếu chúng em tìm được Nàng Bạch Tuyết thì Thủ trưởng có cho ở trên núi này với chúng em không?”. Tham Mưu Trưởng cười lớn: “Nếu có cô gái nào tình nguyện làm Nàng Bạch Tuyết thì tôi sẽ ký quyết định cả hai tay, biên chế cô ta vào thành viên chính thức với nhiệm vụ Y tá!”. Tức thì Anh nuôi Hỏa nói nhanh: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy, Thủ trưởng nhớ nhé!” Tham Mưu trưởng lại cười lớn, nhưng nhìn kỹ vào hai con mắt thâm quầng của ông, người ta thấy ươn ướt!...  “Ở nơi núi cao rừng sâu này thì làm sao có cô gái nào dám mạo hiểm leo núi? Nếu là truyện Liêu Trai thì sẽ là Hồ Ly tinh mà thôi!...” – Tham Mưu Trưởng thoáng nghĩ và cảm thấy ớn lạnh nơi sống lưng!... 
* 
Vì sao Anh nuôi Hỏa lại nói với Tham Mưu Trưởng như vậy? Bởi vì ngay từ khi mới lên núi làm nhiệm vụ, lúc đi dạo quanh đoạn đường dưới chân núi, Cả Thủy và Hỏa đã gặp cô Sơn Nữ đang đi hái lá thuốc và sau khi làm quen, cô nói sẽ có ngày lên núi thăm Tiểu đội ĐQS. Thủy và Hỏa tưởng là cô Sơn Nữ nói vui miệng nên không nhớ đến câu nói đó, tức không hề có sự chuẩn bị đón khách! Vì thế, chỉ ba ngày sau, hai Anh nuôi đang đi cõng nước (từ lưng chừng núi lên đỉnh núi, gần năm trăm mét) thì bất ngờ gặp cô Sơn Nữ ở đúng nơi có mạch nước! 

Nhìn bộ dạng lúng túng của hai anh chàng Cửu Vạn (khi đi cõng nước, nước đựng trong cái can bằng sắt, vốn để đựng xăng, loại 20 lít, rất nặng và phải leo lên từng bậc đá …nên “trang phục” phải gọn gàng như Đô Vật, tức chỉ mặc cái quần đùi), cô Sơn Nữ cười rúc rích một hồi rồi nói: “Hai anh sao không mời em lên núi chơi mà cứ gãi đầu gãi tai hoài như thế?” Thủy nói: “Tại…chúng tôi mắc cỡ quá!...Bây giờ cô đứng đây chờ tôi vác cái can nước này lên núi rồi quay lại đón cô nhé!” Hỏa nói thêm: “Đúng đấy! Để chúng tôi về báo cho mọi người chuẩn bị để đón tiếp cô thật đàng hoàng!”. Cô Sơn Nữ không cười nữa mà nói: “Các anh chỉ vẽ chuyện. Ngọn núi này em vẫn thường lên hái cây thuốc, từ ngày các anh tới thì em chưa lên mà thôi! Hôm nay em muốn lên giới thiệu với các anh vườn thuốc của em ở trên đỉnh núi! Tức như là em về nhà mình, bây giờ là nhà của chúng ta!” Nói rồi cô Sơn Nữ leo lên những bậc đá nhanh thoăn thoắt, khiến cho hai anh nuôi tròn mắt ngạc nhiên! 

Cuộc đón tiếp cô Sơn Nữ trên đỉnh núi Chim Ưng được coi như là một sự kiện trọng đại của Đài Quan Sát. Cô Sơn Nữ còn hứa là sẽ rủ rê thêm các cô bạn nữa thường xuyên lên núi chơi, nhân tiện vận chuyển giúp Đài Quan Sát một số lương thực, thực phẩm…từ chân núi lên đỉnh núi.
*
Từ khi có cô Sơn Nữ lên đỉnh núi thăm Đài Quan Sát, hai anh em Thủy và Hỏa bàn với nhau: Cứ tưởng bảy người lính chúng ta như là bị giam lỏng ở đây, sẽ chết già trong cô đơn hoang vu! Ai ngờ có cô Sơn Nữ xinh đẹp như Tiên Nữ giáng trần tới thăm, và sẽ còn cùng với các Nàng Tiên khác tới nữa. Như vậy, chúng ta phải làm cho nơi rừng núi hoang vu này biến thành chốn Bồng lai Tiên cảnh, thì mới gọi là đáp lại thiện cảm của các Nàng Tiên! Thế là ngày ngày, hai anh em Anh nuôi Thủy và Hỏa đi lấy các loại cây giống của các loại cây Đào Hoa, Đào Quả, Mận, Mơ, Mai, và rất nhiều loại hoa đem trồng trên đỉnh núi. Trên đỉnh núi trồng kín rồi thì lan dần xuống các triền núi!... 

Công việc trồng cây, trồng hoa của hai anh em Anh nuôi Thủy và Hỏa nó cũng âm thầm, bền bỉ như công việc quan sát bầu trời, phát hiện mục tiêu máy bay của Đài Quan Sát. Ở Sở Chỉ huy, các sĩ quan Tham mưu và đặc biệt là Tham mưu trưởng vẫn ngày ngày đều đặn nhận được những số liệu về đường bay của máy bay địch ở khu vực hoạt động của Đài Quan Sát Thiên Lý. Cũng như vậy, trên đỉnh núi Chim Ưng, những mầm sống của cây Đào, cây Mai, cây Mận…vẫn ngày ngày phát triển. Và đến lúc cả đỉnh núi Chim Ưng đã trở thành một rừng Đào, rừng Mận thì ai cũng chưa dám tin ngay đó là sự thật… 
*
Sáu năm sau, Đài Quan Sát  được lệnh giải thể. Tính từ lúc nó được thành lập năm 1967 đến lúc có lệnh giải thể là năm 1973, chỉ có duy nhất một lần Tham Mưu trưởng và hai sĩ quan Tham mưu tới thăm sau khi nó được thành lập một tháng. Không phải người ta quên nó vì nó ở nơi heo hút xa xôi mà vì còn rất nhiều công việc khác cấp bách hơn! … Chính vì thế, như là để chuộc lại sự “bỏ rơi” suốt sáu năm qua, đích thân Tham Mưu trưởng – tác giả sáng lập ĐQS –, Lúc này đã là Trung Đoàn Trưởng, đã cầm Quyết định giải thể đến gặp những người lính ở Đài Quan Sát Thiên Lý. Ông đã nghe các chiến sĩ nói qua máy bộ đàm về vườn Đào trên đỉnh núi Chim Ưng, nhưng khi được tận mắt chứng kiến, ông vẫn hết sức kinh ngạc: Đúng là chốn Bồng Lai Tiên cảnh! Và điều ngạc nhiên thứ hai là cả Bảy chiến sĩ của Đài Quan Sát dường như là không hề bị già đi theo thời gian, ngược lại họ còn khỏe mạnh hơn lúc mới lên núi!... Khi nói về nguyện vọng sau khi giải thể, Tiểu Đội trưởng Lê Nhãn nói: “Nếu quân đội cần chúng tôi đi đâu, chúng tôi xin sẵn sàng! Nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, chúng tôi xin được phục viên về đây làm nghề trồng Đào Tiên, vì đang có bảy người vợ và mười bốn đứa con đang chờ đợi!” Nói rồi Tiểu đội trưởng Lê Nhãn dẫn Tham Mưu trưởng xuống Làng Chim Ưng ở sườn núi, nơi gần với mạch suối nước: Có bảy ngôi nhà ẩn hiện trong những cây Đào Quả lúc lỉu và những cây Đào Hoa rực rỡ!... 

Việc Tham Mưu Trưởng  tức Trung Đoàn Trưởng ra quyết định cho cả Bảy chiến sĩ của Đài Quan Sát Thiên Lý được phục viên ngay sau quyết định giải thể chỉ mãi sau ngày 30-4-1975 người ta mới tán đồng, tức là khi ông bị đột tử trong một vụ tai nạn giao thông. Còn khi mới ra quyết định cho cả Bảy chiến sĩ của Đài quan sát phục viên, ai cũng phản đối! Chỉ khi người ta chết đi thì mọi việc làm trước đó mới được nhìn nhận chính xác chăng? 

Bây giờ, đến đỉnh núi Chim Ưng (đã được đổi tên thành Vườn Đào Bảy Chú Lùn), ta sẽ thấy ngôi mộ của Tham Mưu Trưởng và Bức Tượng “Tham Mưu Trưởng và Bảy Chú Lùn” rất đẹp! 
Sài Gòn, 24,25-2009
Đỗ Ngọc Thạch 
  nguồn: phongdiep.net


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét