Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bạch Vân cư sĩ Trạng Trình - Đỗ Ngọc Thạch
newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
người khôn người đến chốn lao xao...(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
BẠCH VÂN CƯ SĨ TRẠNG TRÌNH
ĐỖ NGỌC THẠCH
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Quê ở làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh (1) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam mà người đời gọi là Sấm Trạng Trình(2).Nguyễn Bỉnh Khiêm là học trò Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (3) ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu lộ diện mà ở ẩn nơi thôn dã. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Sau đó làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ, tước Trình Tuyền hầu, ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo (4) bên Trung Hoa. Vì thế dân gian gọi ông là Trạng Trình.Làm quan được bảy năm, từ 1535 đến 1542, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan.Về quê nhà, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ, mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là Tuyết giang Phu tử. Mở quán tiếp bạn hữu đàm đạo thế sự, văn chương gọi là Quán Trung Tân. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ là tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính ...Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi, được truy phong tước Thái phó Trình Quốc công.1. Nhà thơ nặng lòng thế sựTừ khi trở về cuộc sống ẩn sĩ nơi thôn dã "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao", mạch nguồn thơ ca trong Nguyễn Bỉnh Khiêm mới thực sự tuôn chảy. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân , gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm), hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời. Tuy nhiên, khi các nhà Nho thoát tục thì bao giờ cũng gặp Đào Tiềm (5) ở chốn Đào Nguyên:Sáo chiều theo gió nhàn bay,
Buồm khuya chở bóng trăng say cùng về.
Đào nguyên chuyện cũ còn kia
Hưng vong Tần, Tấn thị phi lọ bàn…Điểm đáng chú ý của dòng thơ ẩn dật ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ không trở thành một "Lãn Ông", một "Tiên Ông" hoàn toàn mà mỗi câu thơ là một bài học về sự đời, về triết lý nhân sinh mà nhà thơ muốn gửi tới muôn người. Phải làm sao cho mọi người cùng hiểu được "mệnh trời", hiểu được cái lẽ đắp đổi tuần hoàn của tạo vật, để mà giữ lấy cái đạo trung thường, không thái quá, không bất cập, không đua chen xô đẩy nhau theo những dục vọng mù quáng, xấu xa, ngõ hầu đem lại một cuộc sống yên lành, hữu ái, an nhiên tự tại:Làm người chen chúc nhọc đua hơi
Chẳng khác nhân sinh ở gửi chơi
Thoi nhật nguyệt đưa thấm thoắt
Áng phồn hoa khá lạt phai.
Hoa càng khoe nở hoa nên rữa
Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.
Mới biết danh hư đà có số,
Ai từng dời được đạo trời?Nhìn chung, Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao sự trong sạch của tâm hồn con người, lên án thói đời tráo trở, vụ lợi, chà đạp lên thủy chung, tình nghĩa. Thơ ông, do vậy, nặng về nhân tình thế thái, triết lý đạo làm người. Tuy bước vào chốn Đào nguyên nhưng nhà thơ luôn canh cánh bên lòng những lo toan thế sự không chỉ ngày hôm nay mà cả tới vài trăm năm sau (6):Tự thuật
Tuổi vừa bẩy chục đã từ quan,
Về nơi núi cũ sống an nhàn.
Ngủ đến mặt trời cao mới dậy.
Đã chắc Thanh Vân hơn Bạch Vân?
Cảm đề
Thanh nhàn vô sự là Tiên,
Năm hồ phong nguyệt nổi thuyền buông chơi.
Cơ Tạo Hóa, phép đổi dời,
Đầu non mây khói tỏa,
Mặt nước cánh buồm trôi.
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi,
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh Trời.
Tuổi già thua kém bạn,
Văn chương gởi lại đời.
Dở hay nên tự lòng người cả,
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời.
Bí truyền cho con cháu,
Dành hậu thế xem chơi.
Ngụ hứng quán Trung Tân
(Bài một)
Nhà vắng không vương chút bụi trần.
Dòng sông lờ lững chảy kề sân.
Thuyền cá chiều chiều vào ghé đậu.
Hương thơm rau quế khách xa gần.
Mừng được tạm yên thời loạn lạc.
Thẹn chẳng có tài để cứu dân.
Nhàn nhã ngồi chơi, nhờ ngọn gió
Đưa vào cốc rượu chút mùa xuân.
Ngụ hứng quán Trung Tân
(Bài năm)
Nhà lá vài gian cạnh bến sông.
Hai bờ xanh nhạt, nước mênh mông.
Trăng lạnh, gió yên, buồm rũ xuống.
Mây núi xa xa tựa dáng rồng.
Đêm vắng, chuông chùa nghe thật rõ.
Le lói làng bên ánh lửa hồng.
Tiếc chẳng phò vua, do tuổi tác,
Trước sau tuy vẫn một tấm lòng.
Cảm hứng
Ai người có thể cứu muôn dân
Bị giặc xâm lăng, đợi chết dần?
Hại cả con trâu và ngọn núi,
Bừa bãi bắt giam, luật bất cần.
Mòn mỏi dân mong người dẹp loạn,
Mà đời chẳng có tướng cầm quân.
Lại đúng vào khi đang nạn đói,
Biết tìm đâu nổi chốn nương thân?
Ở ẩn
Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Thói Đời
Thế gian biến đổi vũng nên đồi
Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.2. Nhà Tiên tri biết được "Mệnh Trời"Khi theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh, từđó ông tinh thông về lý học, tướng số... Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc công.Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có tài liệu viết là "khả dĩ dung thân") nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hóa. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi, ông nói: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: "Lê tồn Trịnh tại".Sấm Trạng Trình được người đời xem như là một lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về tương lai. Có rất nhiều điểm trùng khớp với lịch sử mà nổi nhất là tên nước Việt Nam, vì thời điểm của ông thì Việt Nam không có quốc hiệu này (mà là Đại Việt và trước đó là Đại Ngu).
Việt nam khởi tổ gây nên: 300 năm sau, tên nước ta là Nam Việt, sau đó trở thành Việt Nam.Bao giờ trúc mọc qua sông, Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây: Vào thời Tây Sơn, Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang cướp nước Nam. Khi đến Thăng Long thành, Tôn Sĩ Nghị cho quân sĩ bắc một chiếc cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng Hà. Sau khi dẹp được giặc nhà Thanh một cách oai hùng ở trận Ðống Ða, Nguyễn Huệ xưng là Quang Trung Hoàng Ðế (nhiều người cho rằng non Tây là chỉ nhà Tây Sơn).Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái), các con trai sau này đều có chức tước hiển đạt. Trạng tính được ngày chết của mình và trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: "Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù" thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy". Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ măi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: "Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, họa chăng là thánh nhân mắt mù". Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà Phong thủy trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn.Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra:"Ngày nay mạch lộn xuống chân
Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu
Biết gì những kẻ sinh sau?
Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?"Đọc tới đâu vị khách Tầu đổ mồ hôi hột đến đó, ra Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. So với Trạng, có lẽ ông còn thua xa.Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa ngày 10-2-1930 đánh Pháp ở các tỉnh : Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Nhưng nghĩa quân thất bại thảm hại, bị Pháp điên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo An để trả thù. Chuyện này đã được Trạng Trình tiên đoán :"Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam rung tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am cây
Lâm giang nổi gió mù thao cát
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy
Một ngựa một yên ai sùng bái
Nhắn tin nhà Vĩnh Bảo cho hay".Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú (7) đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở".La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (8) khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự(Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài "Huyền cơ tham tạo hóa" (nắm được huyền vi xen vào công việc của tạo hóa).Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân (9) đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng : Như núi Thái sơn, sao Bắc Đẩu / Nghìn năm sau như vẫn một ngày.Giai thoại về Trạng Trình khá nhiều, dưới đây là giai thoại về mẫu thân của Trạng Trình.
Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên là Văn Đạt. Mẹ ông là Nhữ Thị vốn tinh thông tướng số và có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi.Một hôm khi bà đi vắng, ông Định (cha Nguyễn Bỉnh Kiêm), ở nhà với con và tình cờ hát:"Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung". Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay: "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung". Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát:"Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng". Ông Đ ịnh hoảng sợ vì nếu triều đ ình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại: "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.Tương truyền ngay sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (10). Sau chính Khắc Khoan trở thành học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà Nhữ Thị vẫn không thỏa chí vì họ Phùng không có chí làm vua. Mãi sau này bà Nhữ tình cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua, còn tuổi mình đã cao. Người đó chính là Mạc Đăng Dung , vị vua khai triều của nhà Mạc.3. Lưu danh muôn thuởCuối cùng rồi cái cây đại thụ đã từng tỏa rợp bóng trên cả một thời ấy cũng phải ngã xuống. Nhưng nó đã ngã xuống không chút nặng nề, ồn ào mà rất nhẹ nhàng, thanh thoát…như Tiên Ông cưỡi hạc bay về Trời.Đó là vào ngày 28 tháng 11 năm Đinh Dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585). Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa tròn 95 tuổi thọ.Tang lễ ông đã được tiến hành rất trọng thể, quá trọng thể so với ước muốn cuối cùng của ông. Nhà vua đã cử một đoàn khâm sai khá đông đảo với nhiều vị quan đầu triều về viếng. Cũng đủ cờ tiết, nghi trượng và cả đạo sắc phong nữa. Cũng loa dọn đường, trống hiệu lệnh, lính thị vệ dàn trước, theo sau…Khi tiếng đọc bài Văn tế của người học trò Đinh Thì Trung vang lên nghẹn ngào, thổn thức thì trên thinh không vang lên tiếng chim Hạc của các vị Đại Tiên…… Kính nhớ tiên sinh:
Bể Đông Hải chung anh.
Núi Nam Sơn dục tú.
Mắt tai sáng suốt,
Trời xanh phú dữ vốn không nghèo.
Bung dạ mở mang.
Đạo lớn uẩn tàng nguyên sẵn có…
……
Đạo thống Thánh nhân từ tiên sinh mà truyền ra.
Bờ cõi Thánh nhân duy tiên sinh là thấu đáo.
Những tưởng đạo ngày càng sáng,
Cửa đã thông Châu Lỗ cung tường.
Hay đâu sinh ra chẳng gặp thời,
Đời nào phải Đường Ngu vũ trụ…
……
Cảm tiên sinh, núi sông đều biến sắc
Nước triều man mác đòi phen,
Nhớ tiên sinh, sâu kiến cũng đau lòng
Tơ nhện vấn vương khôn gỡ.
Đền trên non lạnh lẽo khói mây
Nhà đầu xóm ủ ê hoa cỏ
Chợ nọ kỳ phiên vẫn họp,
Khách buôn huyên náo, mà tiên sinh âm hưởng vắng không.
Chùa kia cơ chỉ vẫn còn
Ṭa phật trang nghiêm, tưởng tiên sinh dung nghi còn đó.
Bia đá của tiên sinh dựng,
Nhớ tiên sinh muốn tìm dấu cũ, thì nét chữ mịt mờ,
rêu chen mặt đá, đã thành ra một chiếc tàn bia.
Cây đa của tiên sinh giồng,
Nhớ tiên sinh muốn ngắm cảnh xưa, thì cành lá lơ thơ,
tuyết rủ đầu cây, đã hóa hẳn một chòm cổ thụ
Hàn Giang là chỗ tiên sinh ở,
Trông tiên sinh ở trên sông ấy, chỉ thấy khi nước xuống, khi nước lên.
Bạch Vân là tên tiên sinh đặt,
Trông tiên sinh ở trên mây kia, chỉ thấy đám mây tan, đám mây tụ…(11)___________________________________________
Chú Thích:(1) Chiến tranh Lê-Mạc (1533-1677) là cuộc nội chiến giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Chiến tranh chia làm hai thời kỳ lớn: 1/Thời kỳ 1533-1592: tươngđương với thời Nam-Bắc triều khi nhà Mạc làm chủ vùng Bắc Bộ Việt Nam, nhà Lê làm chủ khu vực từ Thanh Hóa trở vào; 2/Thời kỳ 1593 - 1677: khi tàn dư họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng cát cứ. Mạc Thái Tông (? - 1540) là vị vua thứ hai của nhà Mạc, ở ngôi từ năm 1530 đến 1540. Ông tên là Mạc Đăng Doanh, là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách), tỉnh Hải Dương.(2) Sấm Trạng Trình: Sấm Trạng Trình được người đời xem như là một lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về tương lai. Sấm Trạng Trình có nhiều bản, bản trích dẫn dưới đây rút từ Sấm Trạng Trình của Wikipedia, Bách khoa Toàn thư Mở: - Xin đọc tại bản in trên Newvietart.com:BẠCH VÂN CƯ SĨ TRẠNG TRÌNH (3) Lương Đắc Bằng (1472 - 1522 ), người làng Hội Trào (Hội Triều), huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa (nay là xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).Từ nhỏ nổi tiếng là người hay chữ, đỗ Bảng nhãn năm Kỷ Mùi 1499. Ra làm quan, được th ăng đến chức Tả Thị Lang bộ Lễ sau lại thăng lên Lại bộ Thượng thư, kiêmĐông Các Đại học sĩ, tước Đôn Trung bá. Công thần thời Lê Hiến Tông (1497-1504) đến Lê Tương Dực (1510-1516). Không những là một vị túc nho, ông còn là một đ ại thần rất cương trực, không ưa bè phái, nên đư ợc triều đ ình và nhân dân trọng vọng. Ông thường đư ợc vua cử đi s ứ Trung Hoa và làm tròn sứ mệnh ngoại giao. Tuy nhiên, triều nhà Lê đ ãđ ến lúc suy vong, ông nhận thấy dù đem hết tâm sức ra giúp nước cũng không thể vãn hồi đư ợc tình thế. Trị bình thập tứ sách đư ợc vua khen ngợi nhưng không thi hành. Lương Đắc Bằng cáo quan về nhà, mở trường dạy học tại Lạch Triều và nghiên cứu lý số. Nguyên thời đi sứ Trung hoa, ông có mang về bộ Thái Ất thần kinh để tham khảo. Ông rất thanh liêm và trọng đạo đức, dù làm quan lớn mà gia cảnh rất nghèo, con phải đi gặt thuê đ ể sống. Học trò ông nổi tiếng có Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), người tỉnh Hải Dương. Nhận thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm tính tình khoáng đạt và thích lý số, nên ông truyền dạy và trao cho toàn bộ Thái Ất thần kinh(4). Hai anh em họ Trình: Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107) hiệu là Y Xuyên, là người nghiên cứu, soạn tập và chú giải Tứ Thư và Ngũ Kinh.Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đ ời cách nay khoảng hơn 2.000 năm, đã trải qua bao sóng gió theo những giai đo ạn thăng tr ầm của lịch sử Trung Hoa. Lần thì bị Tần Thủy Hoàng đ ốt, lần thì bị tiêu tan trong các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn "tam sao thất bản". Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh Nho tu chỉnh. Đầu tiên là hai anh em họ Trình: Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107) hiệu là Y Xuyên. Sau đó Chu Hy (1130-1200) hiệu là Hối Am, bổ cứu và sắp đ ặt thành chương cú cho có thứ tự phân minh. Ngày nay, có những bản sách Tứ Thư và Ngũ Kinh là do công lao của hai anh em Trình Hạo, Trình Di và của Chu Hy thời nhà Tống.(5) Đ ào Tiềm, người đời Tấn, Trung Quốc, tác giả Đào hoa nguyên ký hay Đào nguyên ký, là một trong những tác phẩm nổi tiếng của dòng thơ "thoát tục lên Tiên". Bài Đào nguyên ký này vốn là bài tựa của thi phẩm Ðào hoa nguyên thi:Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở Vũ Lăng làm nghề đánh cá, m ột hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đ ào trôi từ khe núi. Người ngư phủ chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, người dân ở đó đời sống an nhàn, thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, muốn quay lại tìm chốn đào nguyên mà không thấy.Bài ký này cùng với nhiều bài thơ khác như Quy viên điền cư, Ẩm tửu... tác giả đ ã ca tụng cảnh sống ẩn cư trong lao động, nhàn hạ và cách biệt với đời. Điều này có nghĩa ít nhiều, chúng đều ảnh hưởng tư tưởng của Lão Trang.Đào hoa nguyên ký, gọi tắt là Đào Nguyên còn là một đi ển tích văn học đ ể chỉ nơi tiên cảnh. Vì Đào hoa nguyên có thể hiểu là suối hoa đào, hay động đào, động bích,động nguyên bích... Điển cố Đào Nguyên được nhắc đến trong nhiều sáng tác của các nhà thơ Việt Nam, chẳng hạn như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Rước mừng, đón hỏi, dò la / Đào Nguyên lạc lối đâu mà đ ến đây? Hoặc: Xắn tay mở khóa động đào / Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai.(5) Đào Tiềm (365 - 427), hiệu Uyên Minh tự Nguyên Lượng biệt hiệu là Ngũ liễu tiên sinh, người đất Tầm Dương, nay thuộc huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Khoảng 40 tuổi, vì nhà nghèo mà còn phải nuôi mẹ già, vợ con (ông có cả thảy năm người con trai), nên ông ra làm huyện lệnh Bành Trạch (vì thế ông còn được gọi là Đào Bành Trạch). Được hơn 80 ngày, nhân cuối năm quận phái viên đốc bưu đến huyện, nha lại khuyên Đào Tiềm chỉnh đốn y phục ra đón. Ông than rằng: "Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu quyển quyển sự hương lý tiểu nhân đa" (Ta sao lại có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng, vòng tay thờ bọn tiểu nhân nơi thôn xóm ấy ru!). Ngay hôm ấy ông viết bài Quy khứ lai từ(Lời bày tỏ việc trở về), rồi trả ấn bỏ quan mà về… Năm ông 62 tuổi, gặp lúc đói kém, nhà thơ lâm cảnh khốn cùng đến mức phải đi xin ăn. Tiêu Thống đời Lương viết Truyện Đào Uyên Minh kể lại rằng: "Khi Thứ sử Giang Châu là Đàn Đạo Tế đến thăm thì thấy nhà thơ nằm co ro, nhịn đói đã mấy ngày. Đạo Tế cho đưa rượu thịt tới, ông vẫy tay bảo đưa ra. Không bao lâu thì mất", thọ 63 tuổi. Đào Tiềm để lại một số thơ văn, người đời sưu tập lại thành Đào Uyên Minh thi văn tập, 10 quyển, trong đó có trên 120 bài thơ.(6) Để có thể đi sâu vào thế giới Đào nguyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hãy đọc thêm chùm thơ Ngụ hứng khá đặc sắc này :Ngụ hứng 1
Một bên là chợ, một bên làng.
Ao vườn có đủ, cũng khang trang.
Am quán thư nhàn, xuân mãi trẻ.
Cảnh đẹp như tranh, đến ngỡ ngàng.
Suối chảy, tiếng đàn nghe thêm vọng.
Cây che, cành đẹp giấc mơ màng.
Mừng thấy đạo Nho chưa héo lụi,
Mà vẫn đang phơi giữa nắng vàng.Ngụ hứng 2
Uống rượu ngắm sông buổi xế tà.
Dân chài đâu đó, hát xa xa.
Trời tạnh, dịu dàng cơn gió thổi.
Bên sông cây mọc tốt, xùm xòa.
Nhớ quê lúc tỉnh, thương hoa cúc.
Khi say dễ ướt mắt người già.
Bao giờ trở lại thời Nghiêu Thuấn, Để thấy càn khôn lại thái hòa.Ngụ hứng 3 Đeo đuổi công danh chỉ phí đời.
Quay lại ruộng đồng sống thảnh thơi.
Giặt áo, ngoài khe luôn sẵn nước.
Ngắm hoa, không sợ "khách" qua chơi.
Áo mũ nhà nho làm thân khổ.
Tận tụy việc công chẳng mấy người.
Lo trước nhưng vui sau thiên hạ
Ta nguyện trong lòng chẳng phút ngơi.Ngụ hứng 4
Chọn đất dựng nhà cạnh suối trong.
An nhàn vui thú với non sông.
Sáng dạo vườn rau, sương dính dép. Đêm chơi xóm lưới ánh trăng lồng.
Lui, tiến, chơi cờ luôn tính trước.
Buông, giật, đi câu cũng bận lòng.
Lầu son xin khách đàn khe khẽ,
Kẻo nhỡ làm ta tỉnh giấc nồng.Ngụ hứng 5
Chán đời ô trọc, lánh phù hoa,
Về quán Trung Tân ta với ta.
Hữu tình sơn thủy, người nhân trí.
Sách nhiều đủ hiểu hết gần xa.
Trăng thanh gió mát, vui ngâm vịnh.
Khắp lượt quen thân, trẻ đến già.
Bên sông nghe sáo dân chài thổi,
Trong đầu vang điệu "Lạc Mai Hoa".(6*)Ngụ hứng 6
Không hám giàu sang chuốc nợ đời.
Ở ẩn về già sống thảnh thơi.
Làm thơ có sẵn hoa, cây cỏ.
Bên song chim én lượn đầy trời.
Thư sinh mà dám bàn "tam lược",
"Tứ tri" thử hỏi được bao người? Đời này thực sự tìm chân lý -
Sông Hànhãy ngắm ánh trăng bơi.Ngụ hứng 8 Bất tài, không giúp được người ngay.
Vườn xưa trót hẹn, lại về đây.
Nói mình trong sạch, e hơi quá.
Muốn trốn cái già nên uống say.
Núi nhuộm sắc thu, xanh lại nhạt.
Sông lồng bóng nguyệt, nước lung lay.
Chẳng vướng cơ mưu, lòng nhẹ nhõm.
Cổng tre Tân Quán mở đêm ngày.Ngụ hứng 10
Bạch Vân am nhỏ, mạch khe nông, Được hưởng mà không mất một đồng.
Thanh khiết trên đời ai kẻ sĩ,
Riêng ta như ở chốn tiên bồng.
Cúc thơm ba luống như Bành Trạch,
Nhà tranh đôi chái giống Lư Đồng.
Cũng riêng một cõi, ta là chủ,
Uống rượu ngắm trăng và hát ngông.Tự thuậtBao người tráng kiệt thế xưa nay,
Cũng đành tạm náu lúc không may.
Ta xưa là khách nơi lầu tía,
Giờ bạn non sông ở chốn này.
Có đủ mùa xuân, hoa với lá,
Có đàn, có rượu, uống kỳ say.
Một mình đứng ngắm hoàng hôn tắt.
Mặc gió đầu trần thổi tóc bay.Ngẫu hứngThấm thoắt đã già, hơn sáu mươi.
Tự thấy mình ngông, những ngậm cười.
Ham muốn làm quan giờ chẳng có.
Quán nhà, hết ngủ lại ngồi chơi.
Thanh thản ngắm hoa, nghe chim hót.
Uống rượu ngâm thơ, hưởng thú đời.
Kìa sáo nhà ai ngoài xóm vắng.
Chiều xế, ngà ngà, gió lả lơi...Cảm hứngAi người có thể cứu muôn dân
Bị giặc xâm lăng, đợi chết dần?
Hại cả con trâu và ngọn núi,
Bừa bãi bắt giam, luật bất cần.
Mòn mỏi dân mong người dẹp loạn,
Mà đời chẳng có tướng cầm quân.
Lại đúng vào khi đang nạn đói,
Biết tìm đâu nổi chốn nương thân?(6*) "Lạc mai hoa": một bản nhạc sáo nổi tiếng đời Đường . Lý Bạch có câu thơ : "Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch , Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa" ( tức là : Trên lầu Hoàng Hạc thổi sáo ngọc , Giang Thành tháng năm mai hoa rụng").(7) Phan Huy Chú ( 1782 - 1840) : Phan Huy Chú sinh ra ở Thăng Long và lớn lên ở tổng Thụy Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây(nay là thôn Thuỵ Khuê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây) tên chữ là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú, là một danh sĩ triều nhà Nguyễn. Ông đỗ 2 lần tú tài, người đương thời gọi ông là "kép Thầy", làm quan dưới triều vua Minh Mạng.Ông là tác giả bộ bách khoa Lịch triều hiến chương loại chí và nhiều tác phẩm khác. Ông được người đời suy tôn là nhà bác học trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam.(8) Nguyễn Thiếp (1723-1804), tên hiệu phổ biến là La Sơn phu tử, húy là Minh, tự là Quang Thiếp, quê làng Mật Thôn, xã Nguyệt Úc hay Nguyệt Áo (tục gọi là Nguyệt Ao), tổng Lai Thạch, huyện La Sơn. Tổng La Thạch sau này lại thuộc về huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Thiếp sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi vọng tộc, là con cháu Lưu Quận công, Cao tổ của Phu tử là Nguyễn Bật Lạng đậu Bảng nhãn (dưới Trạng Nguyên, trên Thám Hoa) trong một Chế khoa dưới triều Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức nguyên niên (năm 1633). Năm 20 tuổi (1743) ông đỗ giải Hương, đến năm 26 tuổi, ông đi thi Hội một khoa vào tam trường. Từ đây, ông thề không đi thi nữa, và quyết tâm dứt bỏ con đường sĩ hoạn, chỉ vì ông thấy rõ lối học từ chương, khoa cử chẳng những vô ích cho bản thân và quốc gia, mà còn di hại cho tiền đồ Tổ quốc và hậu thế không ít.Năm 1756, ông làm Huấn đạo rồi năm 1762 thăng Tri phủ. Năm 1768 từ quan về ở ẩn trên núi Thiên Nhẫn, Hà Tĩnh. Đặc biệt là ông có đi thăm mộ Phạm Viên (Tiên ông đắcđạo) và thăm Bạch Vân Am của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào lúc 55 tuổi và 58 tuổi (1777-1780).(9) Vũ Khâm Lân (1702 hoặc 1703 - ?), trước có tên Khâm Thận, sau đổi lại thành Khâm Lân, là danh sĩ và là đại thần nhà Hậu Lê, nước Đại Việt (nay là Việt Nam).Vũ Khâm Lân, người làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Vốn là con nhà nghèo, nên ông phải sớm làm lụng mưu sinh, và cố công học tập để mau chóng thành đạt. Năm Đinh Mùi (1727), triều Lê Dụ Tông, ông thi đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân lúc 25 tuổi.Kể từ đó, Vũ Khâm Lân bước vào chốn quan trường, từng được cử đi sứ Trung Quốc, trải đến các chức, như: Đô ngự sử, Thượng thư, Tham tụng, tước Ôn Đình hầu rồi Ôn Quận công. Đương thời, ông có tiếng là người hào hiệp, khảng khái, gặp việc dám nói, dám làm. Bên cạnh đó, ông còn có tiếng về tài văn chương. Theo tài liệu, thì ông là người đã góp thêm nhiều truyện mới vào quyển Lĩnh Nam chích quái, soạn và cho khắc bia bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký nói về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm (để dựng ở đền thờ vị danh sĩ này), viết bài khen Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một "thiên cổ kỳ bút"…(10) Phùng Khắc Khoan (1528-1613): đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ, tức là Hoàng giáp vào năm Quang Hưng thứ 3 (1580). Quê ở làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ông có học vấn uyên thâm, khi đi sứ Trung Quốc, ứng đối xuất sắc, nên được vua nhà Minh đặc cách phong Trạng nguyên .Mặc dù ông chỉ đỗ Hoàng giáp nhưng người đời quen gọi ông là Trạng Bùng.(11) Theo sách Tuyết Giang phu tử của Chu Thiên (11*).(11*) Chu Thiên (1913 - 1992) là nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Ông tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại Yên Thanh, Ý Yên, Nam Định. Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội. Những tác phẩm của ông tập trung về tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là tập Bút nghiên (1942). Tác phẩm thành công nhất là Bóng nước Hồ Gươm (gồm 2 tập, 1970), phản ánh tinh thần yêu nước của người Hà Nội trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Tuyết Giang phu tử (1943) viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm.--------
Sài Gòn, tháng 9-2010
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn : Newvietart.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét