Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Nhật ký cô giáo...; Tứ đại đồng đường - Đ.N. Thạch

 

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Trích: ...cô giáo trường Huyện ; Tứ đại đồng đường (elib.quancoconline.com)

  1. Truyện Ngắn - Đỗ Ngọc Thạch - Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện
    elib.quancoconline.com/ui/viewcontent.aspx?g=45792 - Bộ nhớ cache
  2. Chúc mừng Năm Mới Nhâm Thìn 2012 H A P P Y N E W Y E A R ĐỖ NGỌC THẠCH Thứ hai, 31 Tháng 10 2011 02:35 ĐỜI SỐNG ...
    viettruyen.vn/dvcamthach/vu-dinh-lien-ong-do-van-ngoi-day-do-ngoc... - Bộ nhớ cache
  3. Truyện Ngắn - Đỗ Ngọc Thạch - Tứ Đại Đồng Đường - Tứ Đại Đồng Đường
    elib.quancoconline.com/ui/viewcontent.aspx?g=46179 - Bộ nhớ cache

    Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện (chutluulai)

    Nhật ký của một cô giáo trường huyện

    www.vannghechunhat.net › TruyệnĐỗ Ngọc Thạch
    Nhật ký của một cô giáo trường huyện ... Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác ...

    Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện
    1. Ngày…tháng…năm…19…
     
    Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải mời chúng đến học;   và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. Mình định nói điều gì đó với thầy Hiệu trưởng nhưng rồi lại thôi bởi vụt nghĩ đến một câu cách ngôn: Định nói với ai điều gì quan trọng thì hãy lùi lại ngày hôm sau ! Ngày hôm sau, quả nhiên là mình tự thấy rằng không phải nói điều đó ra nữa!
     
    Tên trường đã thể hiện khá rõ đối tượng cũng như mục đích của nhà trường. Điều cần nói thêm chỉ là: khi mình về nhận công tác ở đây cũng là năm học đầu tiên của trường, tức trường vừa có quyết định thành lập được ba tháng thì khai giảng năm học đầu tiên. Nói vậy để có thể thấy rằng tất cả mọi việc đều là những bước đi ban đầu!
     
     
    2. Ngày…tháng…năm 19…
     
    Ngày lên lớp đầu tiên lên lớp, “vạn sự khởi đầu nan” nên ai cũng cầu mong thuận buồm xuôi gió và có được kỷ niệm đẹp. Mình cũng cầu mong như vậy. Song, mọi việc diễn ra lại không hề Đẹp chút nào, thậm chí thật đáng sợ!
     
    Buổi lên lớp đầu tiên của mình đã diễn ra không đúng như “Kịch bản” mà mình đã hình dung! Sau khi tự giới thiệu và điểm danh cả lớp, mình nói: “Tôi muốn biết qua mười năm Trung học Phổ thông, các em đã có được những gì trong đầu! Vì thế, mỗi em lấy ra một tờ giấy, viết ra cho tôi Mười Định lý hoặc công thức Toán học mà các em cho là quan trọng nhất, không thể quên! Thời gian là ba mươi phút!”…
     
    Năm phút đầu, mình đi ra ngoài hành lang xả “xú-páp”, ngắm quang cảnh xung quanh và ngắm mây trời! mình chợt nghĩ, tại sao cái hình ảnh “Trời xanh – Mây trắng” rất quen thuộc đối với chúng ta, ta đã biết nó từ khi được sinh ra mà mỗi lần nhìn ngắm nó vẫn thấy nó đẹp, vẫn thấy nó đầy bí ẩn?
     
    Khi mình trở vào lớp, một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ xảy ra : có tới hơn nửa lớp không viết gì cả, ngồi nói chuyện thoải mái, nam nữ cấu véo nhau rồi cười   rúc rích, tự nhiên như ở…trong rừng! Số non nửa còn lại thì đang hí hoáy viết nhưng không phải viết những Định lý, công thức Toán học mà viết “thư tình” rồi xếp thành hình “Tàu bay giấy” sau đó phóng đi lung tung! Có hai nam học sinh thì ngồi vẽ …bộ phận sinh dục nam và nữ, lúc rời, lúc dính vào nhau rồi thản nhiên đi tới bàn có nữ sinh ngồi rồi đặt lên mặt bàn của nữ sinh này!...
     
    Mình chưa kịp phản ứng gì thì thầy Hiệu trưởng đi cùng hai người hình như là cán bộ của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, đi tới. Mình chào thầy Hiệu trưởng và hai người kia , tưởng họ vào thăm lớp học nhưng họ chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi, tức chỉ ngó nghiêng một lúc, hỏi mình hai câu rồi đi! Ôi, giá như họ dừng lại, vào thăm lớp mình năm phút thì tốt biết mấy!
     
    Chờ cho thầy Hiệu trưởng và hai người khách của Bộ đi khỏi, mình trở vào lớp và phải nhờ em Lớp trưởng ổn định trật tự. Khi trật tự đã được vãn hồi, mình hỏi em Lớp Trưởng:
    -Em còn nhớ được bao nhiêu công thức Toán học đã học ở Trung học Phổ thông?
    -Dạ thưa cô, em xin nói thật: em đã quên hết khi từ trường Nội trú của tỉnh trở về núi rừng, bản làng! – Lớp trưởng ngập ngừng nói!
    -Vậy em nhớ được những gì sau mười năm đi học? – mình hỏi tiếp.
    -Dạ, em nhớ nhất cô giáo dạy văn đọc thơ rất tình cảm và có “hai quả đào tiên” rất to! – Lớp trưởng vừa dứt lời cả lớp cười ồ! Tức thì có mấy tiếng nói nữa cùng hùa theo: “Cô giáo dạy Sinh cũng căng tròn, còn cô giáo ngoại ngữ thì Ngoại hạng!”, “Cô giáo dạy Toán của chúng ta bây giờ cũng vô địch luôn!”!...Thật quá thể! Mình lẳng lặng ra khỏi lớp, còn nghe thấy có tiếng nói đuổi theo: “Tao thích cô giáo này quá rồi! Thế nào cũng phải thử cho biết!”…
     
    Mình về tới khu nhà ở của giáo viên, mở cửa chui vào phòng mình, nằm vật xuống giường mà vẫn như là nghe thấy những tiếng nói quái gở đó bám riết lấy hai lỗ tai!...
     
    Bữa cơm trưa đã tới từ lâu mà mình không thiết đi ăn. Một lúc sau, chị Bé, cấp dưỡng của nhà bếp bê suất cơm của mình tới và ân cần nói: “Dù sao cũng phải cố mà ăn lấy vài miếng! Con người ta không thể thiếu cơm! Em ăn đi nhé, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi!” Nghe chị Bé cấp dưỡng nói, mình bỗng bật khóc! Trời đất ơi! Đường đường một cô giáo, tốt nghiệp Đại học Sư phạm đàng hoàng, lại chịu thua mấy đứa học sinh người dân tộc và một chị nấu bếp văn hóa thấp như thế sao? Nghĩ vậy, mình lau khô ngay nước mắt như chưa hề khóc và ngồi dậy ăn hết bay suất cơm!
     
     
    3. Ngày…tháng…năm 19…
     
    Quá chán nản và thất vọng, mình thả bộ trên con đường mòn ở sau khu lớp học. Con đường   dẫn lên một quả đồi cao hơn quả đồi của khu vực nhà trường. Đứng ở đây nhìn về toàn cảnh khu nhà trường mới thấy sao mà hoang sơ, cô tịch! Nhìn ra xa xa, những quả đồi nối tiếp nhau như những con sóng bất động. Lúc này đây, mình mới thấy câu thơ của một cô bạn viết về Miền Trung du thật là ớn lạnh: Đồi lại tiếp đồi, đồi hoang sơ / Gió như ngựa hoang cuốn bụi mờ …Ôi, lúc này sao mà nhớ mẹ! Mẹ ơi, mẹ có tha tội cho đứa con bướng bỉnh, bất hiếu này không? Con sẽ trở về bên mẹ, không “đi khám phá chân trời xa” này nữa!...Mới nghĩ đến Mẹ là nước mắt đã trào ra!
    Mình vừa dụi mắt, chưa kịp lau khô những giọt lệ còn vương trên má thì có hai người đứng lù lù trước mặt, chỉ cách có ba, bốn mét!...
     
     
    Mọi việc sau đó diễn ra cứ như trong phim… Nhưng kết thúc chưa đến chỗ bi thảm nhất: đúng lúc hai thằng kia cởi hết quần áo của mình ra thì có một tràng tiếng dân tộc vang lên và thầy Hiệu trưởng xuất hiện. Hai thằng kia thấy vậy thì bỏ chạy cũng nhanh như lúc chúng xuất hiện! Thầy Hiệu trưởng nhặt quần áo của mình bị hai thằng   kia ném ra xung quanh, đặt vào tay mình rồi nói: “Tốt rồi! Cô mặc quần áo vào rồi đi về ngay! Nhớ là từ giờ đừng có đi dạo một mình và coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra!”. Nói rồi thầy Hiệu trưởng lại nói lầm rầm cái gì đó bằng tiếng dân tộc rồi lặng lẽ biến mất như lúc xuất hiện!
     
     
    Trên đường về, mình thoáng nhớ ra hai thằng ban nãy chính là hai đứa ngồi vẽ bậy trong lớp hồi sáng! Máu giận trong người sôi lên, mình muốn đi ngay đến khu nhà ở của học sinh để “hỏi tội” hai thằng học sinh mất dạy kia, phải đề nghị Hội đồng kỷ luật nhà trường đuổi học chúng!... Mình đi như chạy! Nhưng đi được một đoạn thì mình lại nhớ tới câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng trong buổi gặp gỡ giáo viên đầu tiên: “…Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!” Và ban nãy, vì sao thầy Hiệu trưởng lại nói: “… coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra ”???...Chuyện to bằng “Cái cột đình” như thế mà lại phải “coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra”?! Thế này thì thật không thể hiểu nổi!
     
    Tuy là “Cái đầu” mình nghĩ là sẽ đi đến khu nhà ở của học sinh nhưng “Cái chân” lại đưa mình về khu nhà ở của giáo viên. Chị Nhung, giáo viên môn Sinh nhìn thấy mình thì nói: “Hiền đấy à? Đi đâu mà chị tìm mãi không thấy? Em có tới bốn cái thư đấy, vào phòng chị lấy đi!” Mình theo chị Nhung vào phòng chị, đúng là có bốn cái thư: của bốn đứa bạn cùng học ở Đại học Sư phạm, cùng tên là Hiền nên lớp gọi năm người tên Hiền chúng mình là “Ngũ Long Công Chúa”! Mình nằm lăn ra giường đọc liền một mạch thư của bốn đứa bạn tên Hiền, chúng đều dạy ở trường Trung học Phổ thông của quê hương! Thư của đứa nào cũng nói về buổi lên lớp đầu tiên với những tình tiết thật là vui!...Còn mình, tại sao lại buồn tê tái như thế này, Công Chúa ơi là Công Chúa? Mình vụt nghĩ, hay là tại mình không xin về quê hương như chúng nó? Xin về trường Huyện, thì cả Huyện đã biết danh tiếng của mình, ai cũng sẽ đón tiếp mình long trọng như là “Công Chúa giá lâm”, chứ làm gì có chuyện tủi nhục ê chề như thế này! Mình nghĩ ngày mai gặp thầy Hiệu trưởng sẽ đưa đơn xin chuyển công tác về quê!
     
    Sáng hôm sau, mình dậy sớm, viết ngay lá đơn xin chuyển công tác để đưa thầy Hiệu trưởng, nhưng đến phòng thầy thì thấy cửa khóa. Chị Bảy, văn thư – đánh máy ở bên cạnh, nhìn thấy mình thì nói: “Thầy Cầm đi họp ở Hà Nội rồi! – Rồi chị cười cười, nói giọng nửa đùa nửa thật: Có chuyện gì, nói ra xem coi chị giải quyết cho!”. Mình chán nản bỏ về không nói gì!...
     
     
    4. Ngày…tháng…năm 19…
     
    Khi thầy Hiệu trưởng đi Hà Nội về, mình đến đưa đơn xin chuyển cho thầy thì thầy cho vào hộc bàn rồi nói: “Cứ từ từ rồi tính!”…Thầy luôn có nhiều khách nên mình chẳng thể nói gì thêm! Vài tháng trôi qua, rồi gần một năm trôi qua, thầy Hiệu trưởng khi gặp mình không hề nói gì tới lá đơn xin chuyển công tác của mình, cũng như không hề có cái chuyện xảy ra trên cái đồi hoang sơ buổi chiều hôm ấy! Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua với một vận tốc không đổi! Mình phải chờ đợi “Sự trả lời của Thời gian” suốt hai năm và nếu không có sự ngẫu nhiên này thì không biết bao lâu nữa Thời gian mới cho mình câu trả lời: Thầy Hiệu trưởng và Thầy Quan, Phó giám đốc Sở Giáo dục của tỉnh quê mình vốn cùng làm Nghiên cứu sinh với nhau ở nước ngoài, trong một lần về Hà Nội họp đã gặp thầy Hiệu trưởng Cầm và lên trường của thầy Cầm chơi. Khi gặp mình, không ngờ thầy Quan đã nhận ra mình khi thầy còn dạy ở trường cấp Ba. Thế là cuộc thỏa thuận giữa hai thầy chỉ có năm phút, mình được chuyển về quê, trường Huyện…
     
    Về Trường Huyện, Thầy Quan còn giới thiệu mình với một “Đệ tử” của thầy, hiện là Phó chủ tịch UBND Huyện phụ trách khối Văn-Xã, một người mà theo như thầy Quan nhận xét thì “Văn võ song toàn” tức vừa có bằng cấp cao vừa kinh doanh rất giỏi, kiếm tiền dễ như “lấy đồ trong túi”! Một tháng sau, mình và ông Phó Chủ tịch Huyện cưới nhau, đám cưới to nhất Huyện!...
     
    *
     
    Năm tháng cứ theo nhau đi, Thời gian vẫn lặng lẽ trôi với vận tốc không đổi! Mình vẫn thường nhớ về những kỷ niệm: ngày cuối cùng của tuổi học trò Trung học, ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên, ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, ngày đầu tiên có Tình yêu, ngày đầu tiên làm vợ, ngày đầu tiên làm mẹ,v.v…Nếu đứng vào từng thời điểm thì chuyện nào cũng hệ trọng, sự kiện nào cũng “To bằng cái Đình”, nhưng khi xâu chuỗi chúng lại, nhìn tổng thể như một vị tướng duyệt đội quân của mình, thì cái gì cũng “bình thường thôi” và có lẽ câu nói của Thầy Quan nói với mình khi mình cưới chồng là đáng nhớ nhất: “Cuộc đời con người ta có nhiều chặng, có lên bổng xuống trầm, chặng nào cũng quan trọng nhưng quyết định hết thảy là ở Đoạn Kết của cuộc đời!”…
    Quả nhiên thầy Quan có con mắt rất tinh đời, từ khi mình làm vợ ông Phó chủ tịch Huyện thì cái Trường Huyện xập xệ đã như Nàng Lọ Lem vụt biến thành Công chúa diễm lệ, đứng đầu bảng đẳng cấp Trường Huyện và ngang ngửa với trường cấp Tỉnh, Thành phố. Mình đã nhanh chóng lên chức Hiệu Phó và nói gì thì nói, nghề dạy học vẫn đẹp nhất, cao quý nhất, mình sẽ hiến trọn đời cho nó! Bài ca Sư Phạm vẫn là bài ca hay nhất!...
       
    Lật lại Bản Tự bạch của mình viết    khi còn là sinh viên có những điểm chính như:1-Màu yêu thích nhất: màu hồng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Bài ca sư phạm của Makarenko; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: Nhà thơ R.Tagore;   4-Món ăn khoái khẩu nhất: -Phở gà; 5-Ước muốn lớn nhất: Thành cô giáo! …Năm điểm này phải sửa lại như sau: 1-Màu yêu thích nhất: Màu vàng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Quẳng gánh lo đi mà vui sống ; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: nhà tỉ phú B.G; 4-Món ăn khoái khẩu nhất: Chưa xác định; 5-Ước muốn lớn nhất: Trở thành người trong Top 10 giàu có nhất nước!...
       
    Sài Gòn, 14-16/11/2009 
     
    Tứ Đại Đồng Đường
    1.
    Ông Hoàng Như Hổ vốn tên là Hoàng Nông Dần, do ông sinh năm Canh Dần (1950) nên cha ông lấy chữ Canh Dần đặt tên, chữ Canh được đổi thành chữ Nông cho sát hợp với gia thế nhà ông cha truyền con nối đều làm nghề Nông và sống ở Nông thôn. Nhưng sau này được đi học, ông đổi thành Như Hổ, nghe có vẻ mạnh mẽ, dữ dội hơn, bạn bè sẽ nể sợ hơn…Và dường như cái tên Như Hổ đã giúp ông tiến rất nhanh trên con đường hoạn lộ. Ông không phải loại học giỏi nhưng từ cấp Một đã luôn làm lớp trưởng, chưa hết trung học đã được kết nạp vào Đảng. Ở thế hệ tuổi ông, thường là hết bậc học trung học vào những   năm cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở vào thời kỳ ác liệt , đó là cuối những năm 1960, như ông là vào năm 1968, năm Mậu Thân ác liệt nổi tiếng với cuộc Tổng tiến công Mậu Thân đầy hy sinh. Bạn bè ông ra trận gần hết và hi sinh cũng rất nhiều nhưng “cái số” của ông lại chẳng dính dáng gì đến chiến trận, bởi bố ông đã nghe theo ông thầy Tướng số mà hướng cho ông vào học trường Đại học Nông nghiệp, bởi nghe nói trường này được miễn gọi nghĩa vụ quân sự, bởi Nông nghiệp ở xứ ta từ ngàn năm nay đã là một “chiến trường” gian khổ rồi! Lúc đó, người ta còn dán những câu khẩu hiệu như sau ở khắp nơi:” Ruộng rẫy là chiến trường / Cuốc cày và vũ khí / Nhà nông là chiến sĩ / hậu phương thi đua với tiền phương” Nghĩ cho kỹ thì điều này rất đúng, không thể chỉ lo đánh trận mà còn phải lo sản xuất, bởi “ Ăn no đánh thắng ” là chân lý muôn thuở!...Vì thế, những năm chiến tranh ác liệt ở đâu ông không cần biết bởi trường Nông nghiệp của ông (cũng như nhiều trường Đại học khác của ta lúc đó) đã sơ tán đến một vùng quê yên tĩnh và an toàn, chỉ lo việc học mà thôi. Tốt nghiệp Đại học, cái lý lịch Đỏ của Ông hơn hẳn cái “Bằng Đỏ” bởi có “Bằng Đỏ” mà lếu láo, ngang ngạnh thì cũng là “đồ bỏ”! Ông Như Hổ đứng đầu bảng danh sách “ Vừa Hồng vừa Chuyên ” và được đi học chuyển tiếp Nghiên cứu sinh ở nước ngoài thêm bốn năm. Lúc ông có cái bằng Phó Tiến Sĩ (tương đương Tiến sĩ bây giờ) trở về nước thì cũng vừa mới kết thúc chiến tranh (1976), có thể nói loại cán bộ như ông lúc này là Số Một!...
     
    Cứ cái đà thuận lợi, chiếm thế thượng phong đó, Ông Như Hổ khởi nghiệp “Canh Nông” của mình từ Trưởng Phòng Nông nghiệp rồi lên Phó Giám đốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp, rồi Phó chủ tịch Tỉnh đặc trách Nông nghiệp như diều gặp gió. Nếu như không có vụ tai nạn giao thông (xe của ông chỉ lao xuống ruộng, chứ không phải lao xuống vực thẳm từ trên đỉnh đèo như người ta!) khiến ông gãy cả hai chân thì có lẽ ông đã lên tới Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn từ lâu, có khi trước cả ông Cao Đức Phát! Cuộc dời cũng như sự nghiệp “Canh Nông” của ông Hoàng Như Hổ có thể triển khai thành một cuốn tiểu thuyết bộ ba về vấn đề “Tam Nông” đang rất Hot hiện nay, song tác giả chưa thể “Chắp bút” mà chỉ xin cống hiến cho bạn đọc vài nét phác thảo về chân dung ông trong một bức tranh lớn về “Đại gia đình” của ông ở cái truyện ngắn “Tứ đại đồng đường” này. Gọi là “Tứ đại đồng đường” có nghĩa là trong truyện này sẽ có 4 thế hệ cùng chung sống: 1/ Ông Hoàng Nông Gia, cha đẻ của ông Hoàng Như Hổ, sinh năm 1926, cũng tuổi Dần, nhà Nông chính hiệu; 2/ Ông Hoàng Như Hổ, nhân vật chính như đã có vài nét giới thiệu và một người em gái muộn chồng, muốn “Tu tại gia”; 3/ Hoàng Phục Hổ, con ông Như Hổ, sinh năm 1974, cũng tuổi Hổ, cũng là   “Nhà Nông” (Kỹ sư Nông nghiêp) và ba người em gái; 4/ Hoàng Phục Hổ Con, con ông Phục Hổ, sinh năm 1998, cũng tuổi Hổ, đang học Tiểu học, cũng   có 2 em gái…
     
     
    2.
    …Hoàng Như Hổ bị tai nạn gãy chân vào năm 2005, tức ông mới 55 tuổi, cái tuổi đang sung sức , đang ở vào “đỉnh cao”của   “Quan nghiệp”. Khi hay tin ông bị gãy chân, đám đệ tử tiếc hùi hụi vì mất chỗ bấu víu, còn kẻ tình địch (khá đông) thì sướng run như trúng số độc đắc, họ tụ tập ăn mừng ba ngày liền to như lễ kỷ niệm Đại thắng Mùa xuân l975! Tuy vậy, ông Hoàng Nông Gia lại rất vui, ông cũng mở đại tiệc ăn mừng, ông nói: “Về nghỉ lúc này là vừa đẹp, nắm chắc hai chữ bình an, chứ nếu còn ở lại chốn Quan trường, nó không chỉ mất hai chân mà mất mạng như chơi!...Tôi cũng sắp 80 tuổi rồi, nó cũng phải về chăm sóc cha già làm tròn chữ Hiếu chứ, từ ngày nó đi làm quan có ngó ngàng gì tới bố nó đâu!” Quả vậy, từ khi ngồi trên chiếc xe lăn chậm rãi nhìn ngắm cơ ngơi là khu nhà rộng hơn 500 mét vuông, ông Hoàng Như Hổ mới được thong thả tận hưởng cái cảnh sống sung túc nơi nhà cao cửa rộng, con đàn cháu đống, chẳng bõ cho tuổi ấu thơ của ông phải sống trong cái lều tranh xiêu vẹo. chỉ một trận mưa thường cũng đổ sập!...
     
    Một ngày kia, ông Hoàng Như Hổ họp gia đình, nói: “Nhà ta đông người, ông đã già yếu, ta lại bị tàn tật, vì vậy cần phải có một Osin, tức người giúp việc!” Bà vợ ông Như Hổ nói ngay: “Khỏi phải mướn Osin, đàn bà con gái nhà ta nhiều, ngồi không làm gì? Thuê Osin là “nuôi ong tay áo”, không được!” Bà vợ ông Hoàng Nông Gia (đã ngoài 60 tuổi) tiếp lời: “Đúng đấy, không cần phải thuê Osin, tôi còn khỏe chán, việc chăm sóc chồng và ông con què chân tôi đảm nhận hết, không cần ai mó tay vào! Đó cũng là niềm vui lúc tuổi già của tôi!” Cô vợ Hoàng Phục Hổ, người mẹ của ba đứa con còn nhỏ nói tiếp ngay: “Con mình không thể giao cho người khác chăm sóc được!...Vừa rồi con lên Mạng, thấy có rất nhiều vụ án Oshin lấy trộm tài sản của chủ nhà, khi bị người nhà phát hiện còn giết luôn !...Ôi, bọn Osin thật tham lam và tàn bạo!” … Chờ cho mọi người nói hết, ông Hoàng Như Hổ mới thong thả nói: “Mọi người nói sai cả rồi! Thứ nhất, người nhà ta cần có thời gian rảnh rỗi để làm việc khác, đích đáng hơn, chẳng hạn như làm thơ, viết văn… Tôi thấy nhà ta ai cũng có năng khiếu văn học bẩm sinh, vậy mà chưa biết phát huy, thật là uổng phí! Thứ hai, Osin cũng có người tốt, người xấu, không thể vơ đũa cả nắm như thế! Và tôi không tin là đại gia đình chúng ta lại không kiểm soát nổi một cô gái Osin bé nhỏ! Thứ ba, những lời tôi nói, đã từng thuyết phục cả tỉnh, cả hàng trăm ngàn người, nay chẳng lẽ lại bị phản đối dữ dội như thế! Tôi kêu mọi người họp gia đình là để quán triệt thôi, chứ đã thành “Nghị quyết” rồi!” Khi nói đến hai chữ “Nghị quyết”, vẻ mặt ông Như Hổ lạnh tanh không khác gì ông Bao Công xử án, khiến mọi người im re!...Chàng Kỹ sư Canh nông Hoàng Phục Hổ lập tức phá tan sự im lặng của buổi họp gia đình: “Chí lý! Cha nói rất chuẩn, không thể tìm thấy một khe hở!... Con hiện đang khởi thảo cuốn tiểu thuyết về vấn đề “Tam nông”, một vấn đề rất Hot hiện nay, mà công việc ở Trung tâm cây giống cũng bù đầu, vì vậy rất cần một thư ký về vi tính! Vì vậy con đề nghị thuê cho con một thư ký vi tính, hết việc của con thì có thể làm gia sư vi tính cho cả nhà!”.Phục Hổ vừa dứt lời thì ông Như Hổ nói ngay: “Duyệt! Nhân tiện thuê thêm một gia sư tiếng Anh luôn, phải phổ cập tiếng Anh cho cả nhà ta!”…Buổi họp gia đình kết thúc với quyết định mướn một Osin và 2 gia sư, việc này được giao cho chàng Kỹ sư Canh nông lo liệu. Chàng Kỹ sư Canh nông lập tức “lên Mạng” và chỉ sau 2 ngày “phỏng vấn” đã chọn được một Osin và hai gia sư ưng ý và điều bất ngờ là cả ba   người này đều có diện mạo như sao điện ảnh, chiều cao và số đo ba vòng thì đều như là siêu người mẫu chân dài : cao 1,77 mét, số đo ba vòng là 91, 62, 93!...
     
     
    3.
    Nhân vật Osin có lai lịch khá ấn tượng: là sinh viên năm cuối của một trường đại học, đã từng lọt vào Top 10 của cuộc thi Hoa hậu Áo dài và Hoa hậu Đồng quê, song lại bị thụ án 5 năm tù giam vì liên quan đến cái chết của một Đại gia. Mãn hạn tù, cô gái xinh đẹp nhưng có số phận hẩm hiu này đành đến Trung tâm giới thiệu việc làm và đã lọt vào “mắt xanh” của chàng Kỹ sư Canh nông, và chính thức trở thành Osin của nhà họ Hoàng “tuổi Hổ”! Do thời gian ở tù được dạy đủ các công việc thuộc về “Nữ công gia chánh” cho nên cô gái Osin nhanh chóng nhập vai và nhập vai khá xuất sắc khiến cho tất cả mọi người trong đại gia đình họ Hoàng đều không tiếc lời khen ngợi, nhất là ông Hoàng Nông Gia! Vốn là một nông dân “điển hình” (thời Cải cách Ruộng đất xếp vào thành phần “Bần cố nông”), nghèo “rớt mồng tơi”, ăn chưa đủ no, áo chưa đủ mặc chứ đừng nói đến chuyện hưởng lạc này nọ, cho nên giờ được chăm sóc , hầu hạ từ A đến Z làm sao không khỏi choáng ngợp trước cuộc sống “Thần tiên” này! Ông già gần 80 phút chốc như là “cải lão hoàn đồng”, cứ như là uống thuốc tiên của Thái Thượng Lão Quân vậy!...
     
    Còn hai nhân vật Gia sư Vi tính và Tiếng Anh thì còn tinh khôi màu áo trắng học trò: đều là sinh viên năm thứ nhất Khoa Công nghệ Thông tin của một trường Đại học, tuy là sinh viên Năm thứ nhất nhưng đã thành thạo Vi tính như một chuyên gia và nói tiếng Anh như gió, vì nhà nghèo nên phải đi làm thêm, và đã đi làm ở vài nơi nhưng bị “quấy rối tình dục” dữ quá nên chưa thể “an cư lạc nghiệp” gia sư! Nay đến nhà ông họ Hoàng này, thấy “lý lịch thuần nông” và có người đã là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, hai cô gia sư (cũng có gốc gác nông dân) quyết định “thả neo”, tính sẽ làm ăn lâu dài! Với quyết tâm nhập cuộc của hai cô gia sư, trình độ Vi tính và tiếng Anh của cái nhà “Tứ đại đồng đường” họ Hoàng này thay đổi từng ngày! Chỉ sau một tháng có hai cô gia sư, mọi giao tiếp thông thường trong nhà đã không còn dùng tiếng Việt nữa , đặc biệt là với chàng Kỹ sư Canh nông và ông Bố ngồi xe lăn, vốn đã biết chút đỉnh tiếng Anh, giờ việc nâng cao thật dễ dàng khi hai học trò lúc nào cũng muốn nói chuyện với cô giáo!...
     
    4.
    Ngày lễ đại thọ ông Hoàng Nông Giang tròn 80 tuổi rồi cũng đến. Đó là một ngày đầu Mùa Thu năm 2006, trời cao xanh lồng lộng, từng đám mây trắng với đủ hình thù kỳ ảo lững thững bay về như muốn đem đến cho vạn vật những điều tốt lành!...
     
    Khu nhà họ Hoàng được trang trí lộng lẫy, khách khứa tấp nập, bàn tiệc bày la liệt ngoài sân dưới dàn hoa Thiên lý với đủ sơn hào, hải vị… Khi bữa tiệc đã tới đỉnh điểm, có người hỏi chàng Kỹ sư Canh Nông Hoàng Phục Hổ: “Sao vào tiệc đã lâu mà gia chủ chưa ai phát biểu gì là sao?” Trả lời: “Chuyện này do cha tôi quyết! Chắc ông muốn mọi người cứ tự nhiên vui vẻ rồi nói chuyện cũng nên? Với lại đến đây là để “ăn mừng” chứ còn làm gì nữa!” Người kia lại đến hỏi ông Hoàng Như Hổ: “Sao gia chủ không có vài lời với thực khách cho thêm phần không khí?” Trả lời: “Hôm nay là mừng ngày sinh của ông Cụ, phải để ông Cụ khai khẩu chứ!”   Người kia đến bên ông Hoàng Nông Gia, cụng ly chúc mừng thì ông Hoàng Nông Gia nói liên hồi những từ sau: “Đẹp trên từng xăng-ti-mét!...Đẹp trên từng…Xăng…ti…mét!...Đẹp…trên…từng   xăng…ti…mét!...”   Người kia không hiểu ông cụ nói gì, hỏi một người bên cạnh thì người này nói: “Đó là câu nói dành cho những siêu người mẫu chân dài! Báo chí thường tán dương những siêu người mẫu chân dài là trên cơ thể họ, chỗ nào cũng tuyệt đẹp, đẹp trên từng xăng-ti-mét da thịt!”…Người kia vừa chợt hiểu ra thì bỗng một tràng pháo nổ đinh tai nhức óc! (Gia chủ bất chấp lệnh cấm đốt pháo có từ lâu của Nhà nước!). Dứt tràng pháo là tiếng nói dõng dạc, trầm hùng của chàng Kỹ sư Canh Nông: “Thưa quý vị quan khách, anh em bằng hữu thân mến! Hôm nay là ngày mừng thọ ông chúng tôi và cùng vì ông rất cưng chiều cậu chắt Hoàng Phục Hổ Con tuy mới 8 tuổi mà có tài năng xuất chúng, sẽ là Nhà thiết kế Thời trang nổi tiếng trong tương lai gần, nên cũng là ngày ra mắt Công Ty Thời Trang Tứ Hổ, do cậu Hoàng Phục Hổ Con làm Giám đốc, và ba siêu người mẫu chân dài làm Phó Giám đốc!” Tiếng vỗ tay rào rào…Chàng Kỹ sư Canh nông tính ngồi xuống thì cô Thư ký Vi tính giật vạt áo, nói: “Sao chàng không nói tiếp việc hệ trọng thứ ba đi? Đã hứa là sẽ nói “Ba trong Một” cơ mà?” Chàng kỹ sư Canh nông lúng túng không biết nói sao thì chiếc xe lăn của ông Hoàng Như Hổ cặp tới, ông nói nhỏ nhưng rõ ràng: “Chuyện ấy là chuyện “hậu cung” không thể công bố nơi bàn dân thiên hạ được!” Nghe nói vậy, chàng Kỹ sư Canh nông yên tâm ngồi xuống rót rượu, còn cô Thư ký Vi tính thì ngúng nguẩy bỏ đi, mồm lẩm bẩm: “Có gan ăn cắp mà không có gan chịu đòn, đúng là một bọn thỏ đế!”…
     
     
    5.
    Khi tiệc rượu đã tàn, khách khứa đã lục tục ra về gần hết, tôi – người viết cái truyện ngắn này – mới có thể lại chào ông Hoàng Như Hổ để ra về. Vừa thấy tôi, Như Hổ nói ngay: “Ấy, ông chưa thể về được, phải tham dự “Hậu tiệc” với tôi chứ! Hôm nay sẽ có “độc chiêu” ông không thể ngờ tới đâu!” (Tôi quen và thân với Như Hổ do thời còn làm báo có viết loạt bài về thành tích “Xóa đói giảm nghèo” của tỉnh do Như Hổ trực tiếp chỉ đạo, và sau mới biết thì ra hồi còn học phổ thông, tôi và Như Hổ cùng học một trường, khi đó tôi học lớp Mười, còn Như Hổ học lớp Tám, và đã từng “đụng độ”: cô gái có đôi mắt bồ câu mà tôi nhắm lại cũng chính là người đẹp học cùng lớp với Như Hổ và Như Hổ đang thầm yêu trộm nhớ!...) . Tôi đành phải ở lại dự “Hậu tiệc”, còn   cái gọi là “độc chiêu” thường là do các mỹ nhân được Như Hổ thuê tới múa hát hầu rượu biểu diễn (giống như vua chúa, quan lại thời xưa thường làm ở các tiệc rượu)!...
     
    Khi đã an tọa trong buổi “Hậu tiệc”, tôi hỏi Như Hổ: “Ban nãy tôi có nghe loáng thoáng nào là “Ba trong một”, rồi “Chuyện hậu cung”, là chuyện gì vậy?” Như Hổ cười bảo: “À, đó là ba cô chân dài đòi tuyên bố chính thức mối quan hệ với những người trong nhà Họ Hoàng này! Không nói chắc ông cũng đoán ra thì nói luôn: Ông Cụ sẽ “nạp thiếp” cô gái Osin, tôi cũng “nạp thiếp” cô gia sư tiếng Anh, còn thằng con Kỹ sư Canh nông của tôi sẽ “nạp thiếp” cô gia sư Vi tính!” Tôi thoáng chút ngạc nhiên song lại nghĩ, chuyện gì cũng có thể xảy ra, nên không bình luận gì, khiến Như Hổ thắc mắc, hỏi: “Sao ông không nói gì? À, thôi, tôi biết rồi, ông đang nghĩ tới một cái “cốt truyện”, có đúng không?”   Lần đầu tiên có người đoán trúng ý nghĩ của mình, tôi thừa nhận và nói: “Tôi đã tính viết một cái truyện ngắn về ông mà chưa biết bắt đầu từ đâu?” Như Hổ cướp lời: “Sao lại là truyện ngắn? Viết về tôi phải là thể loại tiểu thuyết mới nói hết những gì cần nói! Tôi không phải là dân viết văn như các ông nhưng tôi biết tiểu thuyết là thể loại Vua, như Bóng đá trong thể thao! Chính vì thế đã từ lâu tôi muốn kiếm một người viết tiểu thuyết về tôi!” Tôi nói ngay: “Ông chỉ có thể kiếm người viết Hồi ký! Cuộc đời ông cũng có thể viết thành một cuốn Hồi ký hay đấy!” Như Hổ nói như đã suy nghĩ từ lâu: “Thể loại Hồi ký vừa rồi lắm chuyện bê bối quá! Thực ra tôi đã tính tự viết Hồi ký , nhưng viết được vài trang lại bỏ và cứ nghĩ thế nào cũng sẽ có chuyện vì không thể không đụng chạm tới người nọ người kia!... Nay gặp ông, tôi liền nghĩ sẽ “đặt hàng” ông viết một cuốn tiểu thuyết về tôi! Nếu ông nhận lời tôi sẽ bao nuôi ông cho tới ngày cuối đời!” Tôi chưa biết trả lời Như Hổ thế nào thì tới màn “độc chiêu” – đúng là “độc chiêu” mà có lẽ phải xếp vào bảng “Cực độc” nên không thể viết ra đây được!
     
     
    6.
    Ba ngày sau, tôi nhận được điện thoại của Như Hổ hỏi đã quyết định chưa? Nghĩ tới cảnh ăn ngủ khách sạn, đón rước như thượng khách khi đi viết bài cho các Doanh nghiệp thời còn đi làm báo, tôi nhận lời ngay!... Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con! Thực ra tôi chỉ có “vũ khí” là cái câu nói “vong mạng” đó ! /.
     
    Sài Gòn, 2008 – 2009
    Cùng tác giả:

    Hoa hồng tặng mẹ NGhệ thuậ sống

    Nguồn: www.vanchuongviet.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét