Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Tuồng và Chèo - Đỗ Ngọc Thạch

Thứ hai, ngày 03 tháng sáu năm 2013

Bốn truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch


  1. Triển lãm sắp đặt mặt nạ tuồng nhiều nhất Việt Nam


    Bốn truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch: 
    Tuồng và Chèo; Mẹ Đốp; Chuyện tình của Thị Mầu; Nghê Sò Ốc Hến



    1. Đỗ Ngọc Thạch. ... Tôi thì đọc truyện ngắn này của tác giả Đỗ Ngọc Thạch như mộttruyện có ảnh hưởng phong cách truyện ...
      damau.org/archives/10337 - Bộ nhớ cache
  2. MẸ ĐỐP

  3. Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 13 1. ... Chùm haiTruyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch ...
    blog.tamtay.vn/entry/view/781074/Su-phu-cua-su-phu-Do-Ngoc-Thach.html - Bộ nhớ cache
    Thêm kết quả từ blog.tamtay.vn »
  4. ... cả hai chữ Ngọc Thạch! ... Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ NgọcThạch (18.04.2012 01:09) Xem chi tiết : Những bản tin khác:
    nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5863 - Bộ nhớ cache
  5. Nghêu sò ốc hến - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch | Blog ...
  6. Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở Tuồng Hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu Tuồng.
    blog.tamtay.vn/entry/view/714051 - Bộ nhớ cache
  7. Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (27.05.2012 21:58) ... Chùm haiTruyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch ...
    www.nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5625 - Bộ nhớ cache
  8. Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Đỗ Ngọc Thạch - Nghêu, Sò, Ốc ...
  9. Nếu như người ta thường nói sân khấu ... Truyện ngắn này chủ yếu nói về ... Võ Quảng Bạn học lớp hai - Đỗ Ngọc Thạch ...
    4phuong.net/ebook/40168007/ngheu-so-oc-hen.html - Bộ nhớ cache

    I. TUỒNG VÀ CHÈO

    1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
    Xem chi tiết



    Trang chính » Sáng TácTruyện ngắn Email bài này

    tuồng và chèo


     

     
         ♦ 3 bình luận ♦ 18.12.2009
    1.
    Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!… Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!…
    *
    Trần Tương là dòng dõi Võ tướng thời gươm đao, sang thời súng đạn những tưởng sẽ hết thời, nhưng có ông thầy tướng nói với cha của Trần Tương: “Thằng con trai ông có tướng cách của một Võ tướng, có thể tới chức Đại tướng quân. Thập bát ban võ nghệ gia truyền của ông  sẽ vẫn có đất dụng võ nếu như ông cho nó theo học nghề mấy ông thầy Tuồng!” Cha của Trần Tương nghe theo. Quả nhiên sau năm năm được học hành nghiêm chỉnh ở trường Nghệ thuật Sân khấu, Trần Tương trở thành một Kép Võ nổi danh, bước chân lên sân khấu là lĩnh ấn Đại tướng quân, Nam chinh Bắc phạt như gió cuốn mây bay!…
    Lệ Nương là dòng dõi Quan Đại thần thời phong kiến, sang thời đại cách mạng chuyên chính vô sản, không những sản nghiệp mất hết mà không còn tấc đất dung thân, phải sống ngụ cư phiêu bạt. Có ông thầy tướng nói với người cha của Lệ Nương: “Nhà ông đàn bà con gái nhiều, tuy sa cơ lỡ vận nhưng chưa phải đã hết đường sống vì đàn bà con gái nhà ông đều có quý cách cành vàng lá ngọc, không là Hoàng hậu, Phi tần thì cũng là Tể tướng phu nhân, Phò mã phu nhân … Vì thế, cho họ đi học lấy nghề hát chèo, tuy là “xướng ca vô loài” nhưng ăn trắng mặc trơn, lên Bà lên Mợ không mấy chốc!” Người cha của Lệ Nương nghe theo, cho năm chị em gái theo học nghề ở một gánh hát chèo của tỉnh, rồi lại lên Hà Nội học Chèo ở Trường Nghệ thuật Sân Khấu. Quả nhiên sau khi ra trường, cả năm chị em Lệ Nương đều vào vai từ Hoàng Hậu, Vương phi, xuống thấp nhất là Công chúa! Cứ mỗi khi lên sân khấu là thiên hạ tiền hô hậu ủng: “Hoàng hậu giá lâm!” hoặc “Công chúa giá lâm!”…
    2.
    Ban đầu, Trần Tương và Lệ Nương không hề quen biết nhau bởi hai người hoạt động ở hai loại hình sân khấu khác nhau, lại mắc cái bệnh là chẳng bao giờ thèm ngó ngàng đến chuyện của người khác, tức dân Tuồng chẳng thèm xem Chèo và dân Chèo cũng chẳng buồn xem Tuồng, giống như nhà văn chê nhà thơ mơ mộng hão huyền nên không thèm đọc thơ và nhà thơ thì chê nhà văn là “loài bò sát” không thèm nhìn tới!
    Ban đầu, cuộc sống tuân theo qui luật “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, tức các diễn viên trong một Đoàn, hàng ngày “ra đụng vào quệt” cho nên cuối cùng cùng “Tạo hóa” cũng sắp xếp đâu vào đó, “nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo”. Ai cũng có đôi có lứa. Chị em Lệ Nương cũng không ra ngoài quy luật đó và thường là các cặp đôi trong vai diễn trở thành cặp đôi ở đời thường.  Lệ Nương thường vào vai Thị Mầu nên làm vợ anh chàng Phan Tài thường vào vai Anh Nô!
    Bên cạnh cái quy luật “Lửa gần rơm” cũng có quy luật “Món ngon ăn mãi cũng nhàm”, thế mới là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đa dạng, đa thanh và đa sự! Làm vợ anh chàng Nô một thời gian, sau khi thỏa mãn nhục dục rồi, Thị Mầu (tức Lệ Nương) thấy anh chàng Nô này thật là tầm thường: vừa tầm thường về vai vế trong làng Chèo vừa tầm thường về phong độ của một nam nhi quân tử! Và thế là trong một lần vào vai Quý phi, Lệ Nương đã phải lòng bậc Quân vương hào hoa cả trên sân khấu lẫn trong cuộc đời. Và lẽ đương nhiên, Lệ Nương chỉ là vợ bé của bậc Quân vương đó ở ngoài đời, cũng như chỉ là Quý phi chứ không phải là Chính Cung Hoàng Hậu như ở trên sân khấu! Phải đợi đến một năm sau, nhờ một cuộc phế truất Hoàng hậu cũ mà Lệ Nương mới được chính thức ngồi vào vị trí “Mẫu Nghi Thiên Hạ” – Hoàng hậu! Song, cái quy luật “phế truất” đó chỉ sau nửa năm lại nhằm vào chính Lệ Nương!
    Chán ngán cảnh ngộ “Phường Chèo” bi thảm, Lệ Nương liền nảy ra ý định chuyển qua Tuồng để “đổi gió” và khi được chiêm ngưỡng vẻ oai phong lẫm liệt của Trần Tương, Lệ Nương đã bị chinh phục hoàn toàn!…Ấy là khi Lệ Nương xem trích đoạn Tuồng Lã Bố hý Điêu Thuyền, Trần Tương sắm vai Lã Bố thật là không thể hay hơn! Và để quyến rũ Lã Bố một cách bất ngờ, Lệ Nương đã gặp cô Lệ Thanh, người đang giữ vai Điêu Thuyền xin được học truyền nghề. Thật may cho Lệ Nương là cô Lệ Thanh lại có họ hàng với mẹ Lệ Nương và đang là vợ chưa cưới của người sắm vai Đổng Trác, nên khi nghe Lệ Nương nói mục đích tập vai Điêu Thuyền, Lệ Thanh đã đồng ý ngay và rất nhiệt tình giúp. Lệ Nương tập vai Điêu Thuyền rất nhanh, chỉ trong một tuần đã có thể diễn xuất không khác gì Lệ Thanh!… Đúng như “mưu kế” của Lệ Nương và Lệ Thanh, vào một buổi diễn Lã Bố hý Điêu Thuyền cho khách nước ngoài xem, sắp tới giờ thì Lệ Thanh đột ngột đau bụng, cô diễn viên dự bị bố trí sẵn cũng đi đâu mất! Thế là Lệ Thanh đã giới thiệu Lệ Nương thay mình. Và kết quả vượt xa mong muốn của Lệ Nương: Lã Bố (tức Trần Tương) đã bị Điêu Thuyền (tức Lệ Nương) quyến rũ tuyệt đối! Đúng là “Anh hùng không qua khỏi ải Mỹ nhân”!…
    Khi có người hỏi, “Tại sao trước đây Điêu Thuyền (Lệ Thanh) đầu mày cuối mắt tình tứ với Tướng quân, sao Tướng quân không hề động lòng, cứ đứng sau lưng Đổng Trác như khúc gỗ vậy?”, thì Trần Tương nói: “Lúc đó Điêu Thuyền dù có là một trong Tứ đại Mỹ nhân, nghiêng nước khuynh thành thì Nàng tức Lệ Thanh, đã là phu nhân của Phan Hổ (tức Đổng Trác). Mà Phan Hổ là Sư phụ nghề Tuồng của Trần Tương này, còn Đổng Trác là Nghĩa phụ của Lã Bố, về tình nghĩa riêng tư cũng như việc chung trên sân khấu, tôi đều không thể phản lại Sư phụ Phan Hổ cũng như Nghĩa phụ Đổng Trác, không thể cùng một lúc mang hai tội tày đình là bất nghĩa và bất hiếu!” Lại hỏi: “Nhưng kịch bản đã nói rõ, Điêu Thuyền đã quyến rũ Lã Bố khiến cho Lã Bố vì muốn có Điêu Thuyền mà giết Đổng Trác đó sao?” Trần Tương lại nói: “Mưu kế của Quan Tư đồ Vương Doãn quả thật là hiểm độc! Điêu Thuyền đã nhất quyết bắt hồn Lã Bố thì Lã Bố sao mà thoát, đúng là Anh hùng khó qua Ải Mỹ nhân! Cho nên, để hoàn thành vai diễn, tôi phải áp dụng “phương pháp gián cách” của nhà đạo diễn Bertolt Brecht, tức là không “nhập vai”, thì mới qua được mặc cảm tội lỗi!”. Lại hỏi nữa: “Vậy thì khi gặp Điêu Thuyền là Lệ Nương chứ không phải là Lệ Thanh, thì điều gì đã xảy ra?” “Thì như các bạn đã thấy đó! Vai diễn của Lệ Nương thật hoàn hảo đến nỗi tôi bị “Nhập vai” trăm phần trăm!” – Trần Tương nói đến đó thì làm điệu bộ không thể nói gì thêm!…
    Khi làm vợ Trần Tương rồi, Lệ Nương còn được giao vào vai Thị Hến trong vở Tuồng đồ Nghêu, Sò, c, Hếnvà Lệ Nương đã hoàn thành vai diễn thật xuất sắc. Sự xuất sắc của Lệ Nương trong vai Thị Hến đã khiến cho cả vai Quan Huyện và vai Thầy Đề đều  say đắm ngả nghiêng. Tình tứ lả lơi trên sân khấu chỉ là “giả” cho nên cả vai Quan Huyện và vai Thầy Đề đều muốn kéo ra ngoài đời tình tứ lả lơi cho thỏa lòng khao khát! Ai ngờ cuộc “tranh ăn” trên sân khấu giữa Quan Huyện và Thầy Đề chỉ là “giả” thì ra ngoài đời lại là thật, đến nỗi suýt xảy ra án mạng! Vì thế, Lệ Nương không được giữ vai Thị Hến nữa. Chuyển Lệ Nương qua một số vai khác như Đào Tam Xuân hoặc Hồ Nguyệt Cô (toàn những vai lớn) thì Lệ Nương làm không được vì thực ra Lệ Nương chỉ có khả năng hát Chèo chứ không hợp với kiểu hát Tuồng – hát như hét, phải tổn hao rất nhiều công lực!…Từ đó, Lệ Nương muốn quay trở về Đoàn Chèo làm Hoàng hậu hay Quý phi còn thích hơn, sang trọng và nhàn hạ hơn nhiều! Song, phải chờ đến khi Trần Tương lên chức Trưởng Đoàn thì mới có thể “nói chuyện tay đôi” với Trưởng Đoàn Chèo để gửi vợ trở lại Đoàn Chèo!
    3.
    Trong nghệ thuật sân khấu, các buổi biểu diễn của diễn viên không phải giống nhau trăm phần trăm mà có sự xê xích, trồi sụt đáng kể, tùy thuộc vào tình trạng tâm sinh lý của diễn viên. Từ khi Lệ Nương trở lại với Đoàn Chèo thì buổi biểu diễn nào của Đoàn Chèo cũng có “Tướng quân” Trần Tương và vài bộ tướng của Trần Tương tới xem. Cũng như vậy, buổi biểu diễn nào của Đoàn Tuồng cũng có “Hoàng Hậu” Lệ Nương và vài Phi Tần, Cung Nữ đi xem. Tức có thể nói, việc Trần Tương và Lệ Nương trở thành vợ chồng đã giúp cho hai loại hình sân khấu Tuồng và Chèo gần gũi nhau hơn và học hỏi lẫn nhau được rất nhiều điều! Tuy nhiên, cũng đã xảy ra những “sự cố” ngoài ý muốn!…
    Trong nghệ thuật biểu diễn của Tuồng, các hành động của nhân vật thường được dùng thủ pháp Ước lệ, Cách điệu để thể hiện. Chẳng hạn như cưỡi ngựa thì chỉ là cầm một cái que có những núm tua rua, dơ cao, chạy tới chạy lui; hoặc muốn thể hiện yêu, ghét thì chủ yếu qua ngữ điệungữ khí của lời nói, lời ca… Nói chung là không làm giống như thật ở ngoài đời! Vì thế, các nhân vật có diễn những vai yêu đương thắm thiết, mây mưa ân ái cuồng si thì về thân thể mà nói, vẫn còn “trong sạch” như chưa hề có chuyện gì xảy ra! Do đó, dù Trần Tương có gặp gỡ, đắm say bao nhiêu mỹ nhân trên sân khấu thì thực ra vẫn chưa chạm vào một chút gọi là cái tà áo phất phơ của họ! Do đó, Trần Tương “có điều kiện” để chung thủy với vợ, tức Lệ Nương! Nhưng ngược lại, tuy là Chèo không phải là phải giống trăm phần trăm y như thật cuộc đời, nhưng hành động của nhân vật Chèo cũng rất gần với hiện thực cuộc đời!… Lệ Nương thường vào vai các Hoàng Hậu hoặc các Phi, Tần, mà các loại vai này thường là luôn xoắn suýt, tay ấp vai kề với các vai nam (toàn bậc quân vương hoặc quan tướng) cho nên mỗi khi đi xem Vợ (tức Lệ Nương) biểu diễn về Trần Tương thường không kìm nổi sự ghen tuông: đụng chạm hoài thì cũng như “nước chảy đá mòn” chứ không thể nói là không ăn nhằm gì! …
    Một lần, Lệ Nương sắm vai Thái Hậu Dương Vân Nga, không hiểu sao hôm ấy tâm trạng lại rất hưng phấn khiến cho người sắm vai Tướng quân Lê Hoàn ngất ngây, đi quá cả giới hạn sân khấu, cứ như là có thể đến “đỉnh điểm khoái lạc” ngay trên sân khấu! Ngồi dưới hàng ghế khán giả đầu tiên, Trần Tương không kìm nén được cơn ghen tuông bộc phát, đã nhảy vọt lên sân khấu như thể muốn lấy đầu Lê Hoàn! Tưởng chừng vở diễn sẽ bị “phá vỡ”, song có hai cái may đã hóa giải tình huống thậm khẩn cấp đó: Hôm đó, Trần Tương còn mặc y phục vai diễn Tướng quân, do vừa hết vai thì phóng ngay tới Đoàn Chèo xem vợ diễn, chưa kịp tẩy trang, thay đồ nên khi Trần Tương vừa vọt lên sân khấu thì hai người sắm vai vệ binh của Lê Hoàn không ngờ lại phản ứng rất linh hoạt: đồng thanh hô to “Phó tướng làm phản” và cùng “xuất chưởng” đánh gục Trần Tương ngay từ chiêu đầu tiên! Sau đó vở diễn lại tiếp tục như đã chuẩn bị từ trước!
    Lại có một lần khác, sự can thiệp của Trần Tương không những không ngăn được “cơn sóng tình” của người đang diễn cặp đôi với Lệ Nương mà còn tạo cơ hội cho y thực hiện được niềm khao khát chiếm hữu người đẹp! Đó là lần một Đoàn Chèo của tỉnh nọ, muốn dựng vở Lưu BìnhDương Lễ nhưng trong Đoàn không chọn được người vào vai Nàng Châu Long ưng ý, bèn mời Lệ Nương tới vào vai Nàng Châu Long với giá thù lao rất cao. Tất nhiên Lệ Nương không từ chối. Và thật đương nhiên, người sắm vai Lưu Bình đã mê đắm Lệ Nương ngay từ giây phút đầu tiên, hay còn gọi là đã bị “Tiếng sét Ái tình” đánh trúng tim! Vì thế, đoạn Nàng Châu Long một thân một mình nuôi Lưu Bình dùi mài kinh sử đã đi quá lố so với kịch bản: Lưu Bình cứ nhất quyết đòi “động phòng” rồi mới chịu lên Kinh ứng thí! Lệ Nương vào vai Nàng Châu Long lúc đó lúng túng không biết xử lý ra sao, trong khi người sắm vai Lưu Bình cứ cò kéo đòi “động phòng”! Khán giả đã xao động, Trần Tương thấy vậy định vọt lên sân khấu “lấy đầu” Lưu Bình như lần Lê Hoàn tình tứ với Dương Vân Nga, nhưng nghĩ lại đành thôi! Đang không biết làm sao thì một chiến hữu đi cùng Trần Tương hiến kế: “Bây giờ để đệ lén lên hậu trường ngắt cầu dao điện, huynh lập tức vọt lên sân khấu cho cái thằng Lưu Bình si tình ấy một chưởng, nhưng nhớ nhẹ tay thôi đấy!” Trần Tương đồng ý ngay. Khi điện phụt tắt, tất cả tối đen. Trần Tương nhảy vọt lên sân khấu, nhưng thật không ngờ tấm phông mặt tiền sân khấu ai đã kéo ra nhanh quá, khiến Trần Tương lao vào tấm vải nhung to đùng, bị gói lại như cái kẹo! Đến lúc Trần Tương thoát ra được khỏi tấm vải nhung to đùng thì quờ quạng, mò tìm hoài mà không thấy Lệ Nương tức Nàng Châu Long đâu! Thì ra khi đèn vừa phụt tắt, người sắm vai Lưu Bình vốn rất to khỏe đã bế thốc Nàng Châu Long vào chỗ bí mật và “động phòng” mà không ai hay biết!
    4.
    Cuộc sống gia đình của hai vợ chồng Trần Tương và Lệ Nương có không ít những va chạm đầy kịch tính, không khác gì những xung đột trên sân khấu, đến mức khi cãi lộn, người ngoài nghe tưởng như hai vợ chồng đang tập vở diễn vì ngữ điệu, ngữ khí của người chồng thì là giọng điệu của Tuồng đích thực, còn lời lẽ trả đũa của người vợ thì là những làn điệu Chèo không sai! Có người còn nghĩ hay là vợ chồng đôi nghệ sĩ này đang thử nghiệm sáng tạo ra một loại hình sân khấu mới: Tuồng pha trộn với Chèo?  Nhưng, đúng như luận điểm cơ bản của lý luận sân khấu, xung đột là động lực của sự vận động phát triển, vợ chồng Trần Tương và Lệ Nương có cãi lộn thì lại càng yêu nhau mạnh mẽ hơn, và về cơ bản vẫn là gia đình hạnh phúc, khi vợ chồng bên nhau, mọi chuyện đều có thể tha thứ, bỏ qua. Sự gắn kết không thể phá vỡ giữa Trần Tương và Lệ Nương là Âm Dương hòa hợp
    Lệ Nương đã đẻ cho Trần Tương hai đứa con, đúng “tiêu chuẩn” hai vợ chồng chỉ sinh hai con và điều hai vợ chồng đặc biệt mãn nguyện là thằng anh con trai thì giống bố Trần Tương từ đầu đến chân, còn cô em con gái thì giống mẹ Lệ Nương từ trong ra ngoài! Trần Tương đinh ninh rằng thằng con trai Trần Tướng sẽ nối nghiệp bố mà theo học lớp diễn viên Tuồng, còn Lệ Nương cũng chắc mẩm rằng cô con gái Lệ Nữ sẽ nối nghiệp mẹ mà theo học lớp diễn viên Chèo, nhưng đến ngày nhập học thì cả hai anh em đều nói: “Chúng con vào lớp Pantomin – Kịch câm!”…
    Sài Gòn, 18-11-2009
    Đỗ Ngọc Thạch

    bài đã đăng của đỗ ngọc thạch





    Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét