Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Chùm 2 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Mẹ tôi là Y tá; Ô Chợ Dừa


Chủ nhật, ngày 28 tháng bảy năm 2013

Mẹ tôi là Y tá - truyện ngắn đỗ ngọc thạch



 upload 4e6eb6416b644 113.191.253.23 www sodahead com   question 1996407 Kỹ thuật trồng cây Đào ăn quả

truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên phongdiep.net - trích: Mẹ tôi là Y tá; Ô Chợ Dừa


Sau kháng chiến, tất cả chúng tôi đều về sống ở Hà Nội, cùng thuê chung một căn nhà. Lúc đầu, cả mẹ tôi và mẹ Hiền Lương đều không đi làm ở cơ quan Nhà nước mà mẹ Hiền Lương thì bán xôi đậu xanh, còn mẹ tôi thì bán xôi gấc (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) Ngày đăng: 26/02/2010. Lần đọc: 1411 . Cập nhật bởi: DiepAnh



Sáng ngày Rằm tháng Giêng, Vi Vi cùng cô bạn cùng lớp đi chơi Vũng Tàu, nói là ngày hôm sau sẽ trở về. Nhưng đã hết ngày 16, vợ chồng ông Trần chờ mãi mà không thấy cô con gái về, gọi vào máy điện thoại di động của Vi Vi thì chỉ có câu “…không liên lạc được!”. (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 06/03/2010. Lần đọc: 2472 . Cập nhật bởi: DiepAnh



Cái chết của Hà Thi khiến cho tôi quá thất vọng về tương lai. Tôi quyết định cạo trọc đầu để quên chuyện lấy vợ đi và tập trung vào việc viết bài vì muốn được thi nghiên cứu sinh, phải có ít nhất ba bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí Chuyên ngành (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 21/04/2010. Lần đọc: 3138 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Năm năm trôi qua thật nhanh…Tôi chỉ ở trọ nhà ông Hòa hai tháng thì một người quen vợ tôi tới nói: “Tôi có một phòng mạch ở quận 5, định tu sửa lại cho khang trang nhưng chưa đủ tiền.(Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 15/04/2010. Lần đọc: 3520 . Cập nhật bởi: DiepAnh



xíu nữa thì Pháp ngất xỉu khi nhìn cái thân hình người mẫu không đầu và không một mảnh vải ấy cứ đi tới đi lui, đúng lúc Pháp trố mắt, dựng tóc gáy, nổi da gà, há hốc mồm kinh hoàng thì một cái đầu từ từ mọc lên! Điều đặc biệt là cái đầu ướt sũng, tóc lòa xòa che gần kín khuôn mặt! Pháp dụi mắt và mở mắt ra nhìn lại thì tất cả biến mất! (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 21/05/2010. Lần đọc: 1576 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Quả đào



MẸ TÔI LÀ Y TÁ- Đỗ Ngọc Thạch

Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 
MẸ TÔI LÀ Y TÁ  

Thông thường, người ta chỉ muốn  “khoe” cha, mẹ của mình khi làm “Ông nọ Bà kia”. Nhưng tôi và cô bạn Hiền Lương thì lại muốn  “khoe” mẹ của mình là Y tá. Thực ra, chỉ sau này, khi đã đi làm ở các cơ quan Nhà nước được khoảng năm năm, tôi mới có ý thức về sự phân biệt cao thấp, lớn bé của các vị trí viên chức trong các cơ quan công quyền.  
Việc làm Y tá của mẹ tôi và mẹ cô bạn Hiền Lương có cái gì đó bất bình thường, mà mãi sau này, khi mẹ tôi sắp qua đời tôi mới được biết tường tận. Mới đọc mấy dòng này, thế nào cũng có người hỏi: Tại sao tôi không chỉ tập trung nói về mẹ của mình mà lại có cả mẹ của cô bạn Hiền Lương nào đó? Tôi xin nói ngay, mẹ tôi và mẹ của cô bạn Hiền Lương là chị em sinh đôi, mẹ tôi tên Thao Giang, là chị, còn mẹ Hiền Lương tên Lô Giang, là em, đương nhiên. Còn tôi và Hiền Lương chỉ coi nhau là bạn mà không phải là anh em con Dì con Già vì Hiền Lương không phải là con đẻ mà chỉ là con nuôi, nhưng mẹ Hiền Lương coi như con đẻ vì đã nuôi Hiền Lương từ lúc mới lọt lòng! 
**
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai chị em Thao Giang và Lô Giang đều đã học hết bậc Trung học, nên khi lên chiến khu tham gia kháng chiến đều được gọi đi học: người chị Thao Giang học Sư phạm, còn người em học Y. Lúc đó, chưa có trường Đại học như bây giờ, nên khi tốt nghiệp chỉ tương đương trình độ Trung cấp, tức cô chị Thao Giang về làm giáo viên Cấp Hai (từ lớp 5 đến lớp 7, hệ 10 năm), còn cô em Lô Giang về làm Y sĩ. Thời kỳ kháng chiến lúc đó, trình độ văn hóa, chuyên môn như thế đã là cao vì so với mặt bằng văn hóa chung của đất nước thì còn có tới 80% là mù chữ! 

 
Cả tôi và Hiền Lương đều được sinh ra khi mẹ tôi ( tức người chị Thao Giang) và mẹ Hiền Lương còn đang học ở trường Sư phạm và trường Y, nên khi hai người mẹ học xong và đi làm ở đâu thì chúng tôi làm sao mà biết?  

 
Sau kháng chiến, tất cả chúng tôi đều về sống ở Hà Nội, cùng thuê chung một căn nhà. Lúc đầu, cả mẹ tôi và mẹ Hiền Lương đều không đi làm ở cơ quan Nhà nước mà mẹ Hiền Lương thì bán xôi đậu xanh, còn mẹ tôi thì bán xôi gấc. Thực ra hai người cùng làm hàng và cùng bán với nhau, tuy lúc bán thì mẹ tôi lo thúng xôi gấc còn mẹ Hiền Lương lo thúng xôi đậu xanh. Song, hai người ngồi cạnh nhau, có thể thay nhau xử lý mọi việc, cho nên tuy hai mà một! 

 
Lúc đó, việc buôn bán như thế không phổ biến đại trà như bây giờ và bị coi như “ngoài vòng pháp luật”, có thể bị mấy anh cán bộ Thuế vụ bắt bất cứ lúc nào! Song, hai cô hàng xôi Thao Giang và Lô Giang khá nhanh nhẹn và khỏe mạnh nên thoáng thấy “động” là đội thúng xôi lên đầu mà “ù té quyền”! 

 
Tôi và Hiền Lương lúc đó đã bảy, tám tuổi, thường đi bán phụ cho hai người mẹ nên công việc rất nhanh chóng kết thúc, chỉ khoảng chín giờ sáng là đã có thể thu dọn chiến trường. Chính vì tôi và Hiền Lương thường đi bán xôi với mẹ nên khi vừa thò mặt tới trường là mấy đứa hay trêu chọc hát liền bài hát “Cô hàng xôi”: Cô hàng xôi ơi / Bán tôi hai hào / Bán cho rẻ nhé / thêm tí hành phi / thêm tí hạt tiêu / ới cô hàng xôi /…xôi cô ngon ghê / nhưng mà tôi chê / móng tay cô dài / cô gãi lên đầu / chấy rơi vào xôi…

Lúc đầu, nghe chúng bạn hát thế, Hiền Lương tỏ vẻ bực tức, nhưng tôi bảo: “Kệ chúng nó! Rồi thế nào chúng cũng bị kết tội xuyên tạc bài hát!” (Vì đó là lời nhại bài gốc “Hoa Chăm Pa” và lúc đó sự “nhại lời” những bài hát đã nổi tiếng, đã phổ biến được coi như là hành vi phản động!). Mấy đứa kia sau khi biết tôi nói vậy thì sợ, không dám hát trêu chọc nữa! 
**
Một hôm, chúng tôi mới bán được non nửa thúng xôi thì hai cán bộ Thuế vụ đột ngột xuất hiện, ngồi thành hai đống lù lù trước hai thúng xôi! Cả hai người mẹ và hai đứa con chúng tôi đều tròn mắt kinh ngạc, nổi da gà và tất nhiên là không thể chạy như mọi khi mà ngồi chết lặng! Hai cán bộ Thuế vụ kéo cái “xà-cột” (loại túi công tác lúc đó, thường đeo lủng lẳng bên hông, có người lại thích để lủng lẳng phía trước, cho thiên hạ sợ!) lên đùi, lấy ra kẹp giấy tính viết phạt thì có hai người khách đang ngồi ăn xôi cạnh đó (chúng tôi có đem theo vài cái ghế con để ai muốn ăn ngay tại chỗ thì ngồi), đến sát bên hai người cán bộ Thuế vụ, rút ra hai cái thẻ gì đó rồi chìa ra trước mặt hai người kia, đồng thời nói nhỏ đủ cho hai người cán bộ Thuế vụ nghe rõ: “Đây là đối tượng của chúng tôi đang “Làm việc”, các anh không được đụng vào!”. Hai người cán bộ Thuế vụ thấy vậy thì đứng dậy, lẳng lặng “rút quân” ! Hai người khách đang ăn xôi chờ cho hai người cán bộ Thuế vụ đi xa thì cười cười rồi nói: “Hai người không phải sợ bất cứ ai, có chúng tôi “canh chừng” thì không ai dám “làm gì” cả!”… 

 
Về nhà, hai người mẹ cứ suy nghĩ mãi về hai người khách ăn xôi, không biết vì sao họ lại “quan tâm đặc biệt” đến mình như vậy? Không cần đợi lâu, sáng hôm sau, khi hai người mẹ vừa đặt thúng xôi xuống chỗ bán xôi quen thuộc thì hai người khách ăn xôi đặc biệt hôm qua xuất hiện, kéo ghế ngồi trước thúng xôi và cùng nói: “Hôm nay chúng tôi mở hàng, hẳn sẽ rất đắt hàng!”. Vừa ăn xôi, hai người khách này vừa nhỏ nhẹ hỏi dăm ba câu và kín đáo đưa tình qua ánh mắt với hai “Cô hàng xôi”!...Trước khi đi, hai người khách ăn xôi còn hát bài “Cô hàng xôi” và cố ý dừng ở câu:…Cô hàng xôi ơi / Tôi muốn cùng cô / Kết duyên trọn đời! 

 
Buổi trưa, khi ăn cơm, cả mẹ tôi và mẹ Hiền Lương không nói câu nào, khác hẳn những bữa ăn mọi khi, nói đủ thứ chuyện. Như là không chịu nổi sự im lặng như thế, Hiền Lương nói: “Con thấy có vẻ như hai người khách ăn xôi kia muốn cưới mẹ Lô Giang và bá (bác) Thao Giang?”. Mẹ Hiền Lương nói như quát: “Không được nói bậy! Mẹ Lô Giang đã quyết không lấy chồng để nuôi Hiền Lương. Còn mẹ Thao Giang thì ai mà lớ xớ đụng vào, ông Tiểu đoàn trưởng về bắn vỡ sọ!”. Không ngờ Hiền Lương nói ngay, mà giọng điệu như người lớn: “Mẹ không thể ở vậy suốt đời được! Mẹ phải lấy chồng thì mới có người bảo vệ, mới có chỗ dựa chắc chắn! Mẹ không nhớ hôm hai người cán bộ Thuế vụ định “bóp nặn” chúng ta à? Nếu không có hai người khách ăn xôi thì lỗ nặng! Còn bố sĩ quan của chúng ta thì có mấy khi về nhà, đúng là “nước xa không cứu được lửa gần”! Con nói có đúng không?”. Mẹ tôi lúc ấy mới nói: “Con Hiền Lương còn nhỏ mà nói đúng lắm! Tôi có cảm giác bất an, lúc nào cũng thấy thấp thỏm!...Có lẽ chúng ta phải nghỉ bán xôi, tới Bệnh viện nào đó xin việc làm, tôi nghĩ chắc không khó vì Bệnh viện nào cũng sẽ rất thiếu người!”. Mẹ Lô Giang nghe nói vậy thì có vẻ như tán đồng nhưng lại băn khoăn: “Em thì
không nói làm gì, với chuyên môn như em, chắc chắn người ta sẽ nhận ngay. Nhưng còn chị, ai lại nhận cô giáo vào làm việc ở Bệnh viện?”. Mẹ tôi nói ngay: “Cô giáo chẳng lẽ không làm được Hộ lý? Rồi tôi sẽ xin đi học lớp Y sỹ tại chức!”. “Như thế thì vất vả cho chị quá!” – mẹ Lô Giang thở dài. Còn mẹ tôi thì như là nuốt tiếng “thở dài” vào trong bụng, tuy nhiên hai giọt nước mắt vẫn cứ lăn ra… 
** 
Hai chị em Thao Giang và Lô Giang bàn tính với nhau ngày hôm sau sẽ đến Bệnh Viện Phủ Doãn để xin việc vì người em Lô Giang hy vọng sẽ có người cùng học lớp Y sĩ với mình hồi ở chiến khu đang làm việc ở đó giới thiệu. Khi đến Bệnh viện Phủ Doãn, quả nhiên gặp tới hai người cùng học rồi cùng làm việc với nhau một thời gian sau khi kết thúc khóa học, nhưng cả hai người cùng nói: “Bạn thật không may rồi! Cái ông Trần Mã, cán bộ phụ trách vấn đề nhân sự của chiến khu hồi ấy, người đã định chiếm đoạt trinh tiết của bạn không được rồi kỷ luật đuổi việc bạn khi có chuyện bệnh nhân tử vong ấy, giờ làm chức gì đó to lắm ở trên Sở Y tế, vợ cũng là cán bộ Tổ chức của Bệnh viện này. Việc bạn xin vào làm ở đây thế nào cũng phải qua sự phê duyệt của vợ chồng ông ta! Chắc là sẽ khó đấy!”. Bàn tính mãi, cuối cùng người bạn kia chặc lưỡi nói: “Cứ thử xem sao vậy! Biết đâu giờ ông ta lại có tấm lòng Bồ Tát mà nhận các bạn vào làm ở Bệnh viện này cũng nên? Thời gian có thể làm thay đổi tính nết con người mà!”. 

 
Quả nhiên, khi người bạn dẫn hai chị em Thao Giang và Lô Giang đến gặp vợ ông Trần Mã, rồi gặp ngay cả ông Trần Mã, đều rất vui vẻ, đều nói Bệnh viện đang rất cần người có chuyên môn giỏi và nhiệt tình công tác, yêu nghề và quyết tâm gắn bó lâu dài với nghề Y này... Nhưng hôm sau, khi hai chị em đến Bệnh viện để làm thủ tục thì bà vợ ông Trần Mã nói: “Vấn đề của cô hóa ra lại rất phức tạp, vừa có “tiền án” lại có chuyện thành phần lý lịch. Vậy cô phải lên Sở Y tế, ở trên đó mới có thẩm quyền quyết định!”. Khi lên Sở Y tế, hình như ông Trần Mã đã chờ sẵn. Tuy nhiên, ông Trần Mã không nói ngay đến chuyện xin vào Bệnh viện mà cứ hỏi hết chuyện nọ sang chuyện kia. Chẳng hạn như từ ngày về Hà Nội sinh sống thế nào, sức khỏe có tốt không, đêm ngủ có ngon không, có hay gặp ác mộng không, v.v…Trong khi nói chuyện, ông Trần Mã cứ nhìn xoáy vào ngực hai chị em, lại còn thỉnh thoảng cứ đụng chân, đụng tay…Hai chị em đều “đọc” được cái ý nghĩa thực sự đằng sau những câu chuyện vòng vo Tam quốc của ông Trần Mã, đã có đến ba lần, hai chị em ra hiệu cho nhau “rút quân” nhưng không hiểu sao không dứt khoát được? Cuối cùng thì ông Trần Mã cũng thò cái đuôi cáo ra , kết thúc buổi gặp bằng lời hứa: “Chúng tôi sẽ họp bàn lại trong Ban lãnh đạo, sẽ cố gắng chọn cách giải quyết tốt nhất, song còn phải xem “thành ý” của các cô ra sao?”. 

 
Buổi tối, hai chị em Thao Giang và Lô Giang  đang ngồi thở ngắn than dài với nhau thì ông Trần Mã bất ngờ xuất hiện như người tàng hình và nói ngay: “Chúng tôi đã nhất trí nhận cả cô Lô Giang và cô Thao Giang vào Bệnh viện làm việc. Cô Lô Giang sẽ làm nhiệm vụ Y tá. Sau một thời gian thử thách, nếu có biểu hiện tốt sẽ được làm đúng khả năng đã được đào tạo là Y sĩ. Còn cô Thao Giang cứ tạm thời làm Hộ lý, với trình độ văn hóa cao như cô, khi nào có lớp học Y tá sẽ bố trí cho đi học. Nếu học giỏi, có thể học lên Y sĩ, thậm chí tới Bác sĩ!”. Cả hai chị em không ngờ kết quả lại bất ngờ như vậy thì cùng cảm ơn rối rít. Ông Trần Quả liền nói tiếp: “Không thể chỉ cảm ơn suông như thế, mà phải bằng hành động thực tế!”. Cả hai chị em lại đồng thanh nói: “Chúng em sẽ tích cực làm việc, không ngại khó khăn, gian khổ!”. Ông Trần Mã cười nói: “Tôi nghe những lời hứa như thế quá nhiều rồi, ai cũng nói như thế! Giờ tôi muốn các cô phải bằng
hành động thực tế? Vậy mà các cô không hiểu sao, cô Lô Giang?”. Ông Trần Mã nhìn xoáy vào Lô Giang, ánh mắt ma quái của ông ta như đàn côn trùng bò khắp cơ thể cô gái, khiến cô rùng mình, nổi da gà! 

 
Đúng lúc đó, hai người khách ăn xôi bất ngờ xuất hiện như từ trên trời rơi xuống! Một người đứng ở cửa, như có ý nói “Tất cả ngồi im! Nội bất xuất, ngoại bất nhập!”. Một người nhẹ nhàng đi lại gần chỗ hai chị em Thao Giang và Lô Giang, dịu dàng nói: “Tại sao hai chị em không bán xôi nữa mà không nói một tiếng, để chúng tôi nhịn đói hai ngày hôm nay rồi?”. Hai chị em ngớ người, chưa biết phản ứng thế nào thì người này tiến sát đến bên ông Trần Mã, nói nhẹ nhàng nhưng trong giọng nói ẩn chứa rất nhiều sát khí: “Xin chào Mã Tiên sinh! Nghe danh Mã Tiên sinh đã lâu mà hôm nay mới được diện kiến, quả là “danh bất hư truyền”, Mã Giám Sinh của Thi hào Nguyễn Du làm sao sánh bằng? Lần này thì Ban Bảo vệ nội bộ có đầy đủ bằng chứng sinh động, cụ thể chứ không chỉ “nghe nói” nữa rồi!”. Ông Trần Mã từ nãy vẫn đứng yên bất động, giờ thì giật mình, luống cuống , song ông ta cũng kịp lấy lại “sự bình tĩnh nghề nghiệp” và đi lại cạnh người đứng ở cửa, nói cái gì đó với người này và hai người cùng đi ra ngoài! 
**
Sau lần “đụng độ” giữa ông Trần Mã và “hai người ăn xôi”, thực ra là hai cán bộ của Ban Bảo vệ nội bộ - những người có sức mạnh ngầm -, hai chị em Thao Giang và Lô Giang được nhận vào làm việc ở Bệnh viện, người chị Thao Giang làm Hộ Lý, người em Lô Giang làm Y tá. Một tháng sau thì người chị được cử đi học một khóa Y tá chín tháng, còn người em Lô Giang thì lên xe hoa với một trong hai người khách ăn xôi kia! Sau khi cưới chồng, hai mẹ con Lô Giang không ở với người chị Thao Giang nữa mà Lô Giang phải về nhà chồng làm một nàng dâu thảo hiền!  

 
Lâu lâu, hai mẹ con Lô Giang mới đến thăm người chị Thao Giang. Lần nào cũng vậy, vừa nhìn thấy chị Thao Giang, người em Lô Giang đều nhào tới chị rồi khóc nức nở như là ở nhà chồng không thể được khóc! Khóc tới năm phút, Lô Giang mới nói với chị: “Chị ơi, em khổ quá! Chồng em nó vũ phu quá, hơi tí là đánh em không hề nương tay!”. Nói rồi lại khóc mãi, không nói gì được cho tới lúc chia tay! 
** 
Từ sau khi mẹ con Lô Giang và Hiền Lương về nhà người chồng Lô Giang, tôi không có dịp gặp lại hai mẹ con nữa. Có hỏi mẹ Thao Giang nhưng mẹ như là không muốn nói. Ngay cả chuyện tại sao mẹ Thao Giang thôi không làm cô giáo nữa, mà lại làm Y tá , phải đi học lại từ đầu và công việc thì cực nhọc, vất vả hơn làm cô giáo rất nhiều, mẹ cũng không muốn nói….Mãi tới khi mẹ Thao Giang bệnh nặng, có vẻ như sắp qua đời, mẹ mới nói: “Nếu như không có đợt tăng cường lực lượng cho các Bệnh viện dã chiến ở chiến trường thì có lẽ dì Lô Giang sẽ chết lụi dưới tay người chồng vũ phu! Nhưng vào Quân Y được ba năm thì Thần Chết ở chiến trường đã bắt dì ấy đi rồi! Thật tội nghiệp!...  Còn việc tại sao mẹ lại bỏ nghề cô giáo mà chuyển sang làm Y tá thì không thể giải thích được tại sao? Con không nhớ câu “Đã mang lấy nghiệp vào thân / Thì đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa” sao?”.  
Sài Gòn, cuối tháng 2-2010
Đỗ Ngọc Thạch 


Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này


nguồn: phongdiep.net :: 

upload 4e6eb591e946d 113.191.253.23 vn 360plus yahoo combabatuoc54articlemid=1500 Kỹ thuật trồng cây Đào ăn quả



Ô CHỢ DỪA - Đỗ Ngọc Thạch

Truyện  ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 

Ô   CHỢ   DỪA  

 
Phải đến năm 1980 tôi mới chính thức trở thành cư dân của Ô Chợ Dừa, tức là lúc tôi từ Viện Văn học ở phố Lê Thái Tổ (gần Hồ Hoàn Kiếm – tức Trung tâm Thủ đô) chuyển về cơ quan Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, nằm bên đường Đê La Thành thuộc địa phận phường Ô Chợ Dừa. Nói đến các cửa ô ở Hà Nội là nói đến vùng ngoại vi của Thành Thăng Long xưa, chứ bây giờ tất cả các cửa ô của Hà Nội đều đã trở thành Trung tâm sầm uất, đô hội của Thủ đô chứ không còn một chút gì gợi nhớ vùng ngoại vi, vùng ven đô nữa! Tuy nhiên, sự chuyển chỗ làm (và cũng có nghĩa là chỗ ở vì tôi làm ở đâu là ở luôn đó, nằm lên bàn làm việc luôn), của tôi từ khu Trung tâm Bờ Hồ ra vùng cửa Ô Chợ Dừa vẫn bị gia đình, bạn bè cho là dại dột, giống như bỏ chỗ sáng ra chỗ tối! Song, tôi lại nghĩ đó là duyên phận, tức số phận tôi đã gắn bó với Ô Chợ Dừa lầm bụi từ kiếp trước! 

Thực ra từ năm 1970, lúc tôi ra quân, trở về tiếp tục học lại tại Khoa Toán Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, thì gia đình tôi đã chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội được hai năm và ở trong khu tập thể Bộ Y tế trên đường Giảng Võ. Thời gian đầu, tôi ở ngoại trú, hàng ngày đạp xe từ Giảng Võ tới Khoa Toán ở Khu Thượng Đình (đối diện khu Nhà máy Cao – Xà – Lá) cho nên ít nhất là mỗi ngày tôi đã đi qua Ngã năm Ô Chợ Dừa hai lần! Con đường từ Giảng Võ – đê La Thành – Ngã năm Ô Chợ Dừa – Hàng Bột – Ngã Tư Sở - Bến xe điện Cao-Xà-Lá – Khu Thượng Đình đã trở thành quen thuộc đối với tôi, như mạch máu trong cơ thể. Thêm nữa, tôi có người bạn học cùng lớp Khoa Toán lúc ấy, tên là Vũ, có nhà ở ngay chỗ chuyển tiếp từ đường Đê La Thành qua Hàng Bột nên tôi thường vào đây chơi và vì thế, có thể nói cửa ô Ô Chợ Dừa đã rất thân thuộc đối với tôi từ năm 1970. Ở ngay cạnh nhà bạn Vũ, có Bưu Điện Ô Chợ Dừa, là nơi tôi thường xuyên tới mua báo, gửi thư và nhận Bưu kiện, thư bảo đảm…Chợ của Ô Chợ Dừa khá đặc biệt: toàn bộ khu chợ thấp hơn mặt đường đê La Thành khoảng năm mét, cho nên muốn xuống chợ phải tụt dốc khá nguy hiểm, ai đi không quen có thể sẽ té ngã vài lần! Có lẽ vì khu chợ khá đặc biệt như vậy cho nên tên của chợ được lấy làm tên cửa ô? 

*

Nếu lần giở các tài liệu thư tịch cũ, ta sẽ thấy Ô Chợ Dừa thường được nhắc tới trong “Top 5 cửa ô” còn sót lại của 16 cửa ô (có nơi nói 21?) của thành Thăng Long xưa: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Đông Mác, Ô Cầu Dền. Và trong 5 cửa ô còn sót lại trong ký ức của người dân Hà Nội thì chỉ có Ô Quan Chưởng là còn gần như nguyên vẹn kiến trúc cửa ô ban đầu, trong khi bốn cửa ô kia chỉ còn cái tên mà thôi! Song, việc chỉ còn lại cái tên mới gợi nhiều suy nghĩ, nhất là đối với những người có nhiều trí tưởng tượng. Chẳng hạn như có một nhà thơ người Hà Nội, tên là Thi Hào Nam, có một dạo, cứ vào khoảng nửa đêm giờ Tý lại đến nhà tôi (lúc đó tôi đang ở trong cơ quan Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật), rủ tôi ra ngã Năm Ô Chợ Dừa uống rượu rồi cứ đi tìm vị trí đích thực của cửa ô ngày xưa ở đâu? Mỗi lần đứng ở một vị trí mà ông cho rằng đó chính là vị trí của cửa ô ngày xưa, ông lại đọc câu thơ như là bùa chú: “Nếu đây là nơi cửa ô ngàn xưa / Thì ta xin hóa thành con ngựa đá / Nếu đây là nơi em đứng mộng mơ / Thì ta xin hóa thành xanh thảm cỏ!”. Tôi thường nói: “Những cái gì nó đã qua đi, không thích ở lại, thì cho nó qua! Chẳng nên gượng ép làm gì uổng công!”.

 Nhà thơ như là nổi giận, nói: “Không được! Nó trôi qua không có nghĩa là nó không thích ở lại! Nhiệm vụ của những thế hệ sau là phục dựng lại những cái đã trôi qua và muốn biến mất của quá khứ!”. Lúc đó, tôi cho rằng nhà
thơ này gàn dở nên chẳng bao giờ tranh luận dài dòng. Mặc cho ông ta đi xác định vị trí đích thực của cửa ô ngày xưa, tôi ngồi uống hết chai rượu! Và thật kỳ lạ, lần nào cũng vậy, cứ gần hết ly rượu cuối cùng là tôi lại mơ màng ngủ gà ngủ gật và thấy ngay chỗ tôi ngồi hiện lên một cái cửa ô rất cao lớn, uy nghi đường bệ và thấy rất đông văn nhân sĩ tử nối nhau đi qua cửa ô, đi thẳng đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám! 

Nhà thơ người Hà Nội có tên là chính Làng quê mình mà tôi vừa nói tới ở ngay trong Làng Hào Nam, tức từ trên đê La Thành, đổ dốc qua khu vực cơ quan Tạp chí của tôi (cùng một vị trí này là bốn viện nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa : Viện Văn hóa, Viện Mỹ Thuật, Viện Sân khấu, Viện Âm nhạc) là địa phận làng Hào Nam. Nhà thơ của tôi có thể là một “Nhà Hà Nội học” ngang ngửa với không ít những “Nhà Hà Nội học” nhưng có vẻ như là một “Nhà Hào Nam học” số một. Ông có thể nói vanh vách về Làng Hào Nam của mình từ thuở sơ khai đến nay và có thể nói trúng không sai một chữ rằng đã có những tài liệu nào, cuốn sách nào nói về làng Hào Nam của ông. Khi có ai muốn hỏi ông điều gì đó về Làng Hào Nam thì trước tiên là nghe ông nói chậm rãi, thong thả như cha cố giảng đạo, như sư thầy đọc kinh những nội dung sau: 

Đình và đền ở Làng Hào Nam (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) là một trong những cụm di tích lịch sử văn hóa rất độc đáo và có nhiều giá trị văn hóa hiếm có hiện còn trên địa bàn Hà Nội.  
 
Đình là một trong 13 nơi thờ Thánh Linh lang Đại vương, còn đền là nơi thờ Vạn ngọc Thuỷ tinh công chúa. Đã thành thông lệ, từ ngày mùng 10 đến 13 tháng Hai Âm lịch hàng năm, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của các đấng linh thiêng.
       
Theo sử sách đã ghi, Linh Lang Đại vương sinh năm 1030, là con của vua Lý Thái Tông, năm 1077 ông hy sinh khi cùng Lý Thường Kiệt sau khi đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trước khi mất, ông nói với vua cha: “Ta là con thần Rồng nước lên giúp vua đánh giặc giữ nước, xong công việc rồi phải trở về cùng Rồng nước”. Sau đó, ông được phong là Linh Lang Đại vương thượng đẳng tối linh thần.Vua Lý Thái Tông sai lập đền, miếu thờ ông ở các nơi như: Trại Thủ Lệ ngay chỗ cung bà mẹ ở; Làng Bồng Lai quê hương bà mẹ và các làng Đại Quan, Hào Nam là những nơi ông đã trú quân. Đền Hào Nam thờ bà Thủy Tinh công chúa, tức công chúa phù Thái úy Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt.
       
Đình – đền Hào Nam là một trong những cụm di tích cổ ở Hà Nội thuộc diện “Tối Linh Từ”. Bao năm nay người dân nơi đây ý thức rất rõ về công lao của các anh hùng có công với đất nước nên không ngừng giữ gìn, tôn tạo, tu bổ công trình. Theo lưu truyền trong dân gian, năm nào cũng vậy, mỗi khi Hào Nam tổ chức lễ hội, rước kiệu lên Thủ Lệ (nơi chính thờ Linh Lang) thì đều có hiện tượng “kiệu bay”, người dân thường nhắc nhau câu thơ: “Dân Hào Nam niềm vui khôn xiết / Khách thập phương dâng lễ rất đông / Dân ta con cháu Lạc Hồng / Hào Nam - Thủ Lệ lạ lùng kiệu bay”.
       
Đình - đền Hào Nam có kiến trúc độc đáo với kiểu dáng và họa tiết cũng như bài trí theo cách truyền thống xưa. Đình được thiết kế theo hình chữ Đinh, đền thì hình chữ Tam. Toàn bộ đều được chạm bọng, chạm lộng, tinh tế. Hai đầu của đình có rồng vờn mây. Nhất là trên hai cột đồng trụ nghi môn có thượng cầm hạ thú, dưới cột thay hình Long, Lân, Quy, Phượng của ngôi đình khác, ở đây chỉ có duy nhất chữ “Linh”. Điều này phần nào đã nói rõ tất cả sự linh thiêng cũng như khác biệt của đình Hào Nam. Ngoài ra, ở hai bên đầu hồi đình, cạnh cột đồng trụ có gắn bức phù điêu cá chép hóa rồng. Bởi Hào Nam là vùng trũng, nhiều tôm cá, đây cũng là một nét văn hóa vật thể làm nên cái riêng, cái đặc sắc của Hào Nam. Nằm ngay bên cạnh là năm gian tiền bái và hai bên tả vu, hữu vu của ngôi đền, bên trong mọi họa tiết vẫn được giữ nguyên như thuở ban đầu. Đặc biệt là hình của hai ông Nghê, toát ra vẻ mặt thiêng liêng và đầy nghiêm khắc của người kiểm soát linh hồn kẻ hành hương. Nơi đây vẫn giữ được một không gian văn hóa cổ kính và linh thiêng với hàng chục cây cổ thụ trăm năm tuổi, những văn chỉ thờ đức Khổng Tử cũng như nơi thờ thầy đồ Vũ Thạch đã có công mở trường dạy học cho người Hào Nam…

Tự hào về truyền thống lâu đời của mình, cứ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân Hào Nam làm lễ rước kiệu Đức thánh Linh Lang Đại vương về miếu thờ mẹ ông ở Thủ Lệ và đến ngày 13 tháng 2 âm lịch lại võng lọng rước về đình - đền Hào Nam, tưởng nhớ truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta và lịch sử hiển hách, ngàn năm văn hiến”.  
*
Nếu tính từ năm 1970, tức là thời gian tôi mới “làm quen” với Ô Chợ Dừa, đến năm 1980, là năm tôi đã trở thành cư dân chính thức của Ô Chợ Dừa, nhập hộ khẩu vào Ô Chợ Dừa, thì là cả một thời gian dài 10 năm. Vậy mà lạ lùng thay, ngày đầu tiên “dọn nhà” về Ô Chợ Dừa, tôi vẫn có cảm giác như đến một vùng đất hoàn toàn mới. Bằng chứng là buổi tối đầu tiên về ở Ô Chợ Dừa, tôi thả bộ đi ra ngã Năm Ô Chợ Dừa, tính ngồi uống vài ly để ngắm nhìn cho thỏa cái nơi sẽ là chỗ mình đi lại hàng ngày, thì có hai thanh niên đang ngồi trước cửa một căn nhà, hướng mặt ra đường, thấy tôi đi gần tới thì đẩy cả hai đôi dép ra trước mặt, trên lề đường (hè đường), chỗ mà tôi sẽ đi qua! Tôi đã quá rành với những trò “khiêu khích”, “gây sự” kiểu này (chỉ cần tôi đi tới, dẫm lên đôi dép đó là chúng sẽ hành hung, hoặc nếu bị vấp ngã thì sẽ thành trò cười cho chúng…), cho nên tôi thực hiện sách lược “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, thay vì đi qua chỗ hai thanh niên muốn gây sự, tôi quay lại ba bước, ngồi xuống trước một gánh cháo gà. Khu vực hè đường này từ chập tối cho đến nửa đêm là chỗ bán hàng rong (với nhiều chủng loại như cháo gà, cháo vịt, phở, hột vịt lộn, bánh mỳ, bắp ngô nướng…) khá đông vui và tôi đã tới đây nhiều lần vào nhiều dịp trong suốt 10 năm qua, hàng cháo gà mà tôi vừa ngồi xuống cũng là chỗ quen, do hai mẹ con bán, người mẹ khoảng năm mươi, người con gái khoảng gần hai mươi tuổi. Khi cô gái đưa tôi chén rượu và tôi chưa kịp uống thì hai thanh niên kia bất ngờ ào tới ngồi sát tôi rồi kêu rượu như hảo hán Lương Sơn Bạc! Hai mẹ con người bán hàng nhìn nhau như ngầm trao đổi cách xử lý thì một thanh niên thò tay vào gánh hàng, cầm lấy hai chân con gà luộc định lấy ra thì người con gái nhanh như trong phim võ thuật, dùng đôi đũa điểm huyệt vào cánh tay người thanh niên đang định lấy con gà luộc ra khiến người này tê dại cả cánh tay và van xin rối rít: “Xin tha mạng! Xin tha mạng!”. Người thanh niên còn lại nhanh chóng nhận ra tình thế thì cũng nói líu ríu “Xin lỗi! Xin lỗi!” rồi đứng lên kéo người thanh niên bị điểm huyệt đi về căn nhà ban nãy! 

Khi đã uống cạn chén rượu, tôi mới hỏi cô gái vừa điểm huyệt thằng thanh niên kia: “Lâu mới gặp lại cô hàng cháo, dạo này có gì mới không?”. Cô gái, tên Hà Thi, mỉm cười rồi nói nhỏ: “Đợi anh hỏi thăm thì em đã sắp đi lấy chồng rồi! Em sắp tốt nghiệp hệ Trung cấp đàn dân tộc của Nhạc viện Hà Nội!”. Tôi ngạc nhiên thật sự vì ngày mới gặp hai mẹ con bán cháo gà ở đây, cô gái còn khoe là vừa thi đỗ vào Khoa nhạc cụ dân tộc của Nhạc viện Hà Nội! Thực ra thì do tôi thỉnh thoảng mới tới ăn cháo gà ở đây và không chú ý tới cô gái đánh đàn tam thập lục này! Có lẽ từ giờ tôi sẽ chú ý tới cô gái bởi Nhạc viện và cơ quan Tạp chí của tôi chỉ cách nhau một con sông nhỏ (là sông TôLịch, nhưng nước đã rất đen và hôi thối!) và tôi sẽ ra đây ăn cháo gà thường xuyên hơn! Vì thế, tôi hỏi cô gái: “Vậy em sẽ học tiếp đại học hay đi làm?”. Cô gái ngập ngừng: “Nếu có ai nuôi em thì em sẽ tiếp tục đi học!”. Chút xíu nữa thì tôi đã nói: “Tôi sẽ nuôi em được không?”, song tôi đã kịp thời kìm lại được. Tuy nhiên, không biết cô gái có đoán ra ý nghĩ đó của tôi hay không mà khi múc cháo cho tôi, tôi thấy có vẻ như đó là một tô cháo đặc biệt! 

Ngày hôm sau, thật là trùng hợp kỳ lạ: khi tôi đang nghĩ cách để qua Nhạc viện chơi (chủ yếu là tìm cô gái bán cháo gà đang học ở lớp Tam thập lục) thì chị Loan, cán bộ biên tập phần Âm nhạc của Tạp chí nói với tôi: “Hôm nay tôi có giờ lên lớp về lịch sử âm nhạc Việt Nam ở Khoa nhạc cụ dân tộc bên Nhạc viện, cậu có thích thì qua nghe?”. Thế là chỉ mười phút sau, tôi đã có mặt bên Nhạc viện và khi vào lớp, vừa nhìn thấy Thi, tôi đã lặng lẽ đi tới và ngồi ngay xuống bên cạnh! 
*
Khi tôi về ở hẳn Ô Chợ Dừa, có tới ba sự trùng hợp: nhà thơ người Hà Nội Thi Hào Nam (mà tôi quen ở Thư Viện Quốc Gia, từ khi còn là sinh viên Khoa Văn) lại là cậu ruột của cô gái bán cháo gà. Thì ra trước đây, nhà thơ Thi Hào Nam thường dẫn tôi ra uống rượu và ăn cháo gà ở hàng của bà chị ruột mà tôi không để ý và cứ thầm thán phục nhà thơ có “duyên ngầm” là được mẹ con bà cháo gà cho “ký sổ” thoải mái! Sự trùng hợp thứ hai là một ông chiêm tinh gia có hạng ở Hà Nội đã nói với tôi là khi tôi về Ô Chợ Dừa thì sẽ có vợ, có con rồi sẽ có nhà và vợ tôi sẽ là người trong khu vực “xướng ca vô loài”! Cho nên đã không dưới một lần, nhà thơ Thi Hào Nam cứ giục tôi phải cưới cô cháu gái của ông ngay kẻo để lâu ngày lại có kẻ dèm pha! Thực ra thì tôi và cả hai mẹ con Hà Thi đều muốn tiến hành lễ cưới ngay nhưng bạn bè ai cũng ngăn cản và nói: “Chờ thi Nghiên cứu sinh xong mới nên tính chuyện vợ con!”, vì đối với dạng cán bộ nghiên cứu “nghèo hèn” như tôi thì chỉ có đi nghiên cứu sinh nước ngoài mới có thể “đổi đời” – tức sẽ cải thiện cơ bản cuộc sống gia đình về sau! Mà việc thi nghiên cứu sinh thời kỳ này không khác gì xếp hàng mua gạo, mua thịt cá: chưa chắc đến lượt và đến lượt chưa chắc còn hàng! 
 
Khi phải chờ thời gian phán xét cho một quyết định lớn của cuộc đời thì thời gian đó thật là nặng nề, có thể nhìn thấy, cảm nhận được bánh xe thời gian đang lăn qua từng giây, từng phút và hiểm họa thì luôn rình rập! Và quả nhiên, trong khi tôi phải ngày ngày ngồi nhìn bánh xe Thời gian nó lạnh lùng, tàn nhẫn lăn qua số phận của mình mà không thấy hé mở một tia hy vọng gì thì hiểm họa ập đến thật bất ngờ và nhanh như tia chớp! 

Tối hôm đó, như lệ thường, tôi lại ra chỗ “Cửa hàng ăn uống di động” ở ngã năm Ô Chợ Dừa để phụ bán cháo gà cho mẹ con Hà Thi (từ khi quyết tâm cưới Hà Thi thì tôi không còn là khách hàng ăn cháo nữa mà trở thành người phụ bán cháo, bởi tôi nhẩm tính, chỉ cần nhịn uống rượu, ăn cháo gà nửa năm là có thể may được bộ đồ cưới cho cả cô dâu và chú rể!). Vào khoảng gần 23 giờ đêm, đường phố đã thưa thớt người xe thì bỗng có tiếng rú ga mạnh của một chiếc Honda 67 và khi tôi chợt nhận ra chiếc Honda đang lao thẳng vào gánh hàng cháo của mẹ con Hà Thi thì theo phản xạ tự nhiên, tôi đứng dậy tính đẩy “cái vật thể bay” ra khỏi gánh hàng cháo thì tôi thấy có tiếng gió vút qua tai và chỉ kịp nhìn thấy Hà Thi lao vút cả người như một mũi lao, lao vào chiếc Honda! Kết quả là Hà Thi đã đạp văng cả chiếc Honda và người lái nó ra khỏi gánh hàng tới năm mét nhưng sự va chạm giữa Hà Thi và “vật thể bay” kia quá mạnh khiến Hà Thi bị chấn thương rất nặng! 
*
Cái chết của Hà Thi khiến cho tôi quá thất vọng về tương lai. Tôi quyết định cạo trọc đầu để quên chuyện lấy vợ đi và tập trung vào việc viết bài vì muốn được thi nghiên cứu sinh, phải có ít nhất ba bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí Chuyên ngành của Trung ương. Tôi viết một lèo đến năm bài nhưng lúc Bộ báo chỉ tiêu về thì chỉ có một, mà lúc đó trong cơ quan Tạp chí của tôi lại có những hai người muốn được chọn. Vậy là tôi nhận được phán quyết của Tổng Biên tập: năm nay nhường cho bạn, để sang năm thì tới lượt! Nhưng người bạn kia thi trượt, sang năm lại đòi đi thi nữa! Không hiểu sao, lúc ấy tôi lại không biết đấu tranh cho quyền lợi của mình mà lại lao vào chuyện…lấy vợ! Thực ra là tôi bị cả người nhà và bạn bè “lôi đi xềnh xệch” hết cuộc coi mặt này đến cuộc coi mặt khác! 

Sau khi rất nhiều người xúm vào làm mai mối cho tôi mà không thành, tôi những tưởng định mệnh đã đóng cửa đối với tôi cả đường công danh và đường thê tử thì một đêm trăng thanh gió mát, tôi nghe tiếng đàn tam thập lục khi lên bổng khi xuống trầm rồi  Hà Thi xuất hiện trong một tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc của Nhạc Viện. Rõ ràng là tôi đang ở trong phòng làm việc của Tạp Chí mà thoắt cái đã như là đang ở trong phòng hòa nhạc của Nhạc Viện và người con gái đang chơi đàn Tam thập lục cùng dàn nhạc dân tộc của Nhạc Viện kia chính là Hà Thi! … Tôi vùng chạy ra khỏi phòng và như người mộng du, đi qua Nhạc viện. Nhưng cánh cổng Nhạc viện đã đóng im ỉm. Theo như sự biết của tôi thì sau 23 giờ, người thường trực khóa cửa và chui vào màn…ngủ, dứt khoát không mở cửa cho bất kỳ ai! Tôi đang loay hoay ở cổng Nhạc viện thì một người bạn, nhà ở trong khu Tập thể của Ủy ban Thống nhất Trung ương, cách Nhạc viện vài chục mét, đi đâu về, thấy tôi thì lôi về nhà! Người bạn này đang dạy tiếng Nga ở trường Đại học Ngoại Ngữ, cùng tuổi với tôi, đã có vợ. Sau khi biết hoàn cảnh của tôi, vợ của người bạn nói: “Đây chính là người chồng của bạn tôi rồi!”. 

Và quả nhiên việc lấy vợ của tôi đúng như ông chiêm tinh gia báo từ trước, chỉ có điều sau khi Hà Thi chết tới sáu tháng: Đám cưới ở Ô Chợ Dừa và ngay trong phòng làm việc của Tổng Biên tập Tạp chí; có vợ, có con rồi có nhà (khi con tôi được đầy tháng thì cơ quan cho dùng phòng kho làm phòng ở); vợ tôi cũng vẫn là người của khu vực “xướng ca” (là diễn viên của đoàn Văn công Quân Khu 5 thời chống Mỹ, hết chiến tranh thì vào học lớp Kịch nói của Trường Nghệ thuật sân khấu Mai Dịch Hà Nội, học xong thì thất nghiệp cho tới lúc làm mẹ được hai, ba năm!)… 
 
Ô Chợ Dừa không phải của riêng ai, nhưng tôi có cảm giác như nó là của mình! Sau này, khi phải đi khỏi Ô Chợ Dừa (vào Tây Nguyên, xuống Sài Gòn), mỗi khi xem báo, tivi… thấy có nói về Ô Chợ Dừa, tôi lại chăm chú lắng nghe, nhìn cho rõ và có cảm giác như mình được trở lại quê hương! Tôi coi Ô Chợ Dừa là quê thứ hai, bởi tôi đã sống tới năm năm (từ 1980 đến 1985) ở đó và đã làm những việc quan trọng như lấy vợ, đẻ con…Con trai tôi được sinh ra tại Ô Chợ Dừa, vậy Ô Chợ Dừa sẽ là quê của nó, đương nhiên. Mặc dù phải nuôi vợ, con trong suốt năm năm của “thời bao cấp” cực kỳ khó khăn, song tôi vẫn không bao giờ tuyệt vọng và thấy cuộc sống của tôi trong cái “Tiểu gia đình” ở Ô Chợ Dừa thật là …nên thơ! Chính vì thế mà đứa con trai được sinh ra ở Ô Chợ Dừa này được đặt tên khai sinh là Đỗ Ngọc Thi Ca!... 

Các nhạc sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó Nhạc viện Quốc gia! Các Họa sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó có Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, các nhà văn không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó có trường Viết Văn Nguyễn Du (dù bây giờ chỉ là một Khoa trong trường Đại học Văn hóa)! Quả là Ô Chợ Dừa rất xứng đáng để được gọi là mảnh đất Địa Linh Nhân Kiệt, điều này không cần bàn cãi! Riêng tôi, tôi không thể không thường xuyên nhớ về Ô Chợ Dừa vì đã đi khỏi từ năm 1985, nhưng tôi chưa cắt hộ khẩu bởi biết chuyển hộ khẩu về đâu ngoài Ô Chợ Dừa lầm bụi của tôi? 
 
Sài Gòn, tháng 4-2010 
Đỗ Ngọc Thạch 
 

Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này


Nguồn: phongdiep.net
Đường Văn :: 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét