Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên phongdiep.net - trích: Bà Nội; Kỳ nhân dị tướng







Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Bà Nội; Kỳ nhân dị tướng




 Đường Văn:: 
Anh bạn Thời của tôi không theo dõi thời gian bằng lịch. Nhà anh treo rất nhiều lịch, đủ các loại, nhưng anh không bao giờ xé lịch, nếu thỉnh thoảng có xé thì xé cả tệp! Những tờ lịch tháng, lịch năm cũng không thấy khớp với thời gian đang tồn tại! Ngày đăng: 09/11/2009. Lần đọc: 1241 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Ông Hữu Thiết tới tuổi Tam thập nhi lập mới lấy vợ, vợ ông đoản mệnh, đẻ cho ông một thằng con trai thì qua đời. Ông Hữu Thiết cảm thương vợ vô cùng nên đã giữ trọn chữ thủy chung với người vợ đã khuất - Ngày đăng: 04/11/2009. Lần đọc: 1151 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Ngày đăng: 30/10/2009. Lần đọc: 1197 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Hôm ấy, gần trưa thì hai cô gái đi tới chỗ căn nhà của Trạm Liên lạc. Nhìn vào thấy có hai anh lính đang đi lại trước cửa căn nhà, cô tên Vân nói: “Ta vào chơi với mấy anh lính này một lúc, xin ngụm nước, khát nước quá!”. Cô tên Sơn nói: “Em cũng mỏi chân rồi! Chúng ta vào chơi lâu lâu nhé!”. Ngày đăng: 28/10/2009. Lần đọc: 1221 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Mùi hương quyến rũ đặc biệt đó mấy ông thầy tướng bảo đó là Quý tướng: Lan nhi chi tự hương! Còn bốn đứa em của Tý thì đều như là hiện thân của Con Giáp mà chúng nó cầm tinh: thằng Sửu thì to khỏe như trâu mộng, ai cũng gọi nó là Trâu Vàng... - Ngày đăng: 25/10/2009. Lần đọc: 1380 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Bảo Bối (B.B), tên khai sinh đầy đủ là Trần Bảo Bối, Tiểu đội trưởng (TĐT) của tôi nhập ngũ năm 1964, trước tôi hai năm. Lính 64 còn là lính thời bình, tiêu chuẩn thể lực rất tốt và được huấn luyện kỹ hơn lính thời chiến chúng tôi Ngày đăng: 20/10/2009. Lần đọc: 1209 . Cập nhật bởi: DiepAnh



Bà Thiện làm việc ở nhà bếp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh X từ sau ngày Hòa bình ở Miền Bắc, đến năm 1965 là tròn 10 năm. Tính đến lúc đó, bà có một căn hộ ở trong khu tập thể của Bệnh viện, một người chồng là thương binh chống Mỹ và 9 đứa con - Ngày đăng: 16/10/2009. Lần đọc: 1108 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Quan Lãnh binh đứng dậy vái ông ông Bầu Đê và nói: “Xin bái phục!...Thật là bài học ngàn vàng, xin hết sức cảm ơn ông. Tôi về theo đó luyện tập thêm, sang khóa sau xin trình bày lại ông chấm.” Ngày đăng: 13/10/2009. Lần đọc: 1553 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Ngay ngày hôm sau, O Việt đã đến các xã lân cận và chỉ sau một ngày, đã huy động được hơn 100 học sinh thiếu niên tới và chỉ sau một ngày làm việc, trận địa Ra-đa của chúng tôi đã hoàn thành, trước thời gian dự kiến hai ngày! Ngày đăng: 08/10/2009. Lần đọc: 1426 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Chuyện Bà Nội dùng tuyệt kỹ của Côn thuật đánh trúng huyệt Bách hội của bốn thằng lính Âu-Phi chưa làm tôi hết thán phục Bà thì lại xảy ra một chuyện cũng ly kỳ không kém.(Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 05/10/2009. Lần đọc: 1097 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Khi người ta không giải thích được nhiều nỗi buồn cùng đến một lúc thì người ta thường trở về với cái nơi người ta đang sống. Vì thế, tôi chỉ ở lại Hà Nội thêm một ngày, đi lang thang khắp nơi, rồi trở về đơn vị…Hương tiễn tôi ra ga (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 02/10/2009. Lần đọc: 1194 . Cập nhật bởi: DiepAnh






BÀ NỘI - Đỗ Ngọc Thạch

Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch 

BÀ  NỘI    
“Chúng ta không được lựa chọn quê hương;
Nhưng ngay từ khi sinh ra, quê hương đã lựa chọn chúng ta”(R.G) 


1. 
Tôi sinh ra ở  “Miền Trung du xa tắp / Có sông Thao bồi đắp phù sa / Có đồi chè bốn mùa xanh ngắt / Cứ xuân về lại nở thêm hoa” – đó là những câu thơ của Mẹ tôi. Những năm kháng chiến chống Pháp, mẹ là giáo viên tiểu học. Tôi được học để biết đọc, biết viết là do mẹ dạy và những dòng chữ đầu tiên tôi tập viết là những câu ca về quê hương như Sông Thao nước đục người đen / Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về!...Tôi chỉ được sống ở quê 6 năm (từ lúc tôi sinh ra cho đến hết năm 1953), nhưng những gì còn lưu giữ trong ký ức của tôi thì không ít và không bao giờ phai mờ, bởi nó rất đẹp và ấn tượng!... 

Nhà ông Nội tôi ở xã Bà Triệu, huyện Thanh Ba. Còn nhà ông Ngoại ở xã Tân Phong, huyện Hạ Hòa. Mẹ tôi sinh ra tôi ở quê Ngoại, nhưng mới được chục ngày, Bà Nội tôi sang bế tôi lên mà nói: “Ôi, thằng cháu đích tôn của Bà phải về với Bà chứ!” Thế rồi Bà Nội bế tôi đi nhanh như gió, làm cho mẹ tôi phải chạy theo, về tới nhà mới kịp! Ở nhà Bà Nội được một tuần thì Bà phải đi Hà Nội và một vài nơi khác để liên hệ mối bán hàng (Lúc đó, Bà Nội sản xuất chè và giấy bản) thế là Bà Ngoại lại cho người sang đón tôi về bên Ngoại! Cứ như thế, từ lúc tôi mới sinh ra cho tới lúc một tuổi, tôi cứ bị Bà Nội và Bà Ngoại  giằng co qua lại không ngừng (Có lẽ vì thế mà kể từ lúc rời quê về Hà Nội học lớp Một, năm 1954, cho tới lúc 60 tuổi, tôi bị Con Tạo quăng quật đủ kiểu đủ cách, khắp nơi khắp chốn: 10 năm học Phổ thông thì chuyển trường, chuyển lớp 12 lần, đang học đại học thì nhập ngũ là bộ đội Ra-đa, lăn lộn khắp đồng bằng Bắc Bộ lại vào chiến trường Khu Bốn ác liệt, khi đi làm thì chuyển tới chuyển lui những Bảy cơ quan!). Việc giằng co giữa Bà Nội và Bà Ngoại chỉ lắng dịu khi mẹ tôi sinh thêm người em trai lúc  tôi mới được hơn một tuổi, như thế gọi là “đẻ năm một”! Dĩ nhiên là tôi ở với Bà Nội, em trai tôi ở với Bà Ngoại, hai người chị gái tôi cũng được “đẻ năm một”, ở với Bà Ngoại từ trước!... 

Phải nói rằng Bà Nội tôi có sức khỏe rất tốt, là người nhanh nhẹn, làm việc gì cũng như gió cuốn, lúc mới ở xưởng giấy đã thấy ở xưởng chè, cứ như con thoi! Bà chỉ đạo sản xuất cũng rất nhịp nhàng, linh hoạt, hàng sản xuất ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó!... Khi tôi mới Ba tuổi, bà luôn dắt tôi đi theo, thực ra là tôi phải chạy theo mà không bao giờ kịp, lúc thì ở đồi chè, lúc thì qua đồi gió (trồng cây gió để làm giấy bản, còn gọi là giấy gió)! Có lẽ vì suốt ngày “chạy” theo Bà Nội trong “khu công nghiệp” sản xuất giấy và chè (trà) và những quả đồi mênh mông nên thể lực của tôi cũng rất tốt: năm tuổi tôi đã bơi vượt sông Thao và điều cơ bản là tôi không bao giờ ốm đau, bệnh tật này nọ, mặc dù Ông Nội tôi là “Đại phu” Đông Y, bố tôi là Bác sĩ nhưng hầu như tôi không mấy khi phải dùng tới thuốc men gì, cho đến tận bây giờ, khi tôi đã ngoài 60 tuổi!
2. 
Quãng thời gian tôi sống với Bà Nội ở quê (từ 1948 đến 1953) là lúc Bà Nội tôi trên dưới 40 tuổi, độ tuổi sung mãn của đời người. Nếu nói theo ngôn ngữ bây giờ, bà Nội tôi là nhà Doanh nghiệp thuộc nhóm “Vừa và nhỏ” và “mô hình kinh tế” mà bà thực hiện lúc đó khá phổ biến ở xã hội hiện đại khoảng chục năm trở lại đây: vừa là chủ trang trại, vừa là nhà sản xuất, tận dụng và phát huy thế mạnh của đất đai và cây trồng bản địa…làm giàu trên chính quê hương! …

Ông Nội tôi lúc đó hành nghề Đông Y, tên hiệu là Đại Đạo. Song, việc bốc thuốc chữa bệnh của ông Nội không phải là nguồn thu nhập chính, thậm chí có tháng còn lỗ vốn vì con bệnh mà nghèo khó thì ông không bao giờ lấy tiền! Thỉnh thoảng, tôi có vào “Y Viện” của ông và hỏi xin tiền ông mua quà thì ông bảo mở hộc bàn ra mà lấy, nhưng khi tôi kéo hộc bàn ra thì chỉ có mấy đồng chinh, giống như tiền kẽm bây giờ có mệnh giá thấp nhất! Tôi đem chuyện đó nói với Bà thì bà cười nói: “Nếu lúc nào cháu cần mua quà, cứ nói với bà, bà cho! Ông cháu còn phải xin tiền bà đó!” Sau này tôi mới biết, toàn bộ chi tiêu của “Y Viện” từ A đến Z đều do bà lo hết!...Cũng có khi ông gặp con bệnh giàu, họ trả công hậu hĩnh, ông lại về Hà Nội đến phố Thuốc Bắc lấy thuốc và đi phố K.T hát Cô Đầu! Bà biết nhưng không nói gì! Đối với việc học hành của bố và chú tôi ở Hà Nội, bà cũng “khoán trắng” cho bố tôi quản lý, chăm sóc ông em và tự “chăm sóc” mình, hàng tháng, hai kỳ bà đem tiền và “quà quê” về  Hà Nội cho hai anh em mà không kiểm tra xét nét xem hai người ăn ở, học hành ra sao, bởi bà rất tin tưởng những người con trai của mình! Và bố tôi đã không phụ lòng tin của bà, ông học rất tốt… 

* 
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, quê tôi thuộc vùng “quân ta” kiểm soát. Chính vì thế thỉnh thoảng lại phải đối mặt với những trận Càn của quân Pháp. Nói đến chữ Càn thì tất cả những người dân Việt Nam đã từng sống qua “chín năm kháng chiến trường kỳ gian khổ” đều không thể quên bởi tính chất tàn bạo của nó: lính Pháp (thường gọi là lính Âu-Phi, do có cả người châu Âu và người châu Phi da đen) được tùy nghi “giết sạch, đốt sạch”! Vì thế, mỗi khi có tin “Giặc Pháp đi Càn” là Bà Nội lại dắt tôi chạy vào rừng cọ hoặc lên Trại ở đồi chè, đồi gió! 

Khi đi càn, lính Pháp thường thao tác bốn hành động cơ bản: bắn giết đàn ông, hãm hiếp đàn bà, vơ vét của cải (kể cả gà vịt, dê lợn, trâu bò) và cuối cùng là đốt nhà! (Ở những nơi có lực lượng du kích vũ trang mạnh (như du kích Đường số 5 – tuyến đường Hà Nội đi Hải Phòng) thì còn có chuyện chống càn, nhưng không hiểu sao quê tôi hơi ít chuyện chống càn!?) Vì thế, mỗi khi chúng tôi chạy càn trở về thì nhà cửa chỉ còn là đống tro tàn trên cái nền nhà trơ trụi! Những lúc ấy, tôi thấy Bà không nói gì, cùng những người làm “thu dọn bãi chiến trường”, và chỉ hai ngày sau, tôi lại được ở “Nhà mới”! Tuy lúc đó, tôi mới bốn, năm tuổi nhưng những hình ảnh tàn bạo về việc “càn quét” của quân Pháp vẫn còn in đậm trong ký ức…Việc viết về giai đoạn kháng chiến này, đã có các nhà văn lứa Nguyễn Khải viết rất hay, tôi chỉ viết về vài chuyện của Bà Nội…

Hôm ấy, ánh nắng bình minh rực rỡ đang tràn ngập khắp rừng cọ, đồi chè, nương ngô, nương sắn…thì bỗng nghe tiếng súng rộ lên từng tràng ở làng bên. Làng tôi đang yên bình bỗng như ong vỡ tổ! Mọi khi, việc quân Pháp đi càn thường được báo trước một hoặc hai giờ. Nhưng hôm ấy hình như làng không được thông báo gì, cho nên hoàn toàn bất ngờ! Mọi người nhốn nháo dắt díu nhau, bồng bế trẻ con, cõng khiêng người già… chạy về phía rừng cọ. Rừng cọ khá rộng và nhiều gai góc cản đường nên thường quân Pháp không vào, vì vậy rừng cọ trở thành nơi lánh nạn của làng mỗi khi quân Pháp đi càn. Muốn tới rừng cọ, phải qua một cánh đồng vừa trồng lúa vừa trồng rau mầu khá rộng…Khi dân làng chạy tới quãng giữa cánh đồng thì có bốn thằng lính Âu-Phi, hai da trắng, hai da đen, đứng ở rìa làng, đã nhìn thấy đám người đang chạy về phía rừng cọ và hô nhau đuổi theo. Vừa chạy đuổi theo, bốn thằng lính vừa bắn từng tràng khiến có vài người hoảng sợ nằm rạp xuống đất, rồi lại vọt lên chạy tiếp. Cứ vài ba lần như thế, khi đám dân làng chạy hết cánh đồng, tới bìa rừng thì bốn thằng lính đuổi kịp. Cả bốn thằng đều đeo súng Tom-son (loại súng tiểu liên quân Pháp thường dùng lúc đó) và đồng loạt xả súng vào đám người đang chạy vào bìa rừng. Lập tức, có tám người ngã xấp xuống đất, trong đó có bốn cô gái, hình như bị bắn vào chân, đang ôm chân rên la. Bốn người đàn ông nằm bất động, không biết đã chết hay chỉ giả chết?   

Trừ tám người bị trúng đạn nằm ở bìa rừng cọ, tất cả số dân làng còn lại đã tản vào trong rừng cọ mênh mông và bí hiểm. Cũng giống như mọi khi, tôi và Bà Nội dừng lại ở sát mép rừng, sau một bụi cây tổng hợp cả sim, mua, mâm xôi, v.v… Từ bụi cây này, tôi có thể quan sát rõ vạt bìa rừng có tám người bị trúng đạn vừa rồi! Bốn người đàn ông vẫn nằm bất động. Bốn người đàn bà , hai người đã ngoài năm mươi tuổi, còn hai người chỉ là hai cô bé khoảng trên mười tuổi. Hai thằng lính da trắng đến bên hai cô gái, còn hai thằng lính da đen đến bên hai bà già, nhanh như hổ đói vồ mồi, nhào tới để thỏa mãn thú tính! Theo phản xạ tự nhiên, tôi trố mắt kinh ngạc và la lên một tiếng thất thanh! Và, tôi thật khó mà tin nổi, bà tôi, tay cầm cây gậy tre vẫn dùng làm đòn gánh khi chạy càn hoặc đi xa, lướt đi như gió thổi và tôi chỉ kịp nghe bốn tiếng rắc kỳ lạ - loại âm thanh không có tiếng ngân, thì đã thấy bốn thằng lính Âu-Phi đổ vật xuống thành bốn cái xác chết!... 

Bà Nội biết đánh côn từ bao giờ? Tôi chưa kịp hỏi thì Bà Nội đã nhanh chóng sơ cứu cho bốn người đàn bà suýt bị làm nhục và cùng với họ đào một cái hố lớn bên cạnh bụi cây mà chúng tôi vừa đứng, quăng xác 4 thằng lính Âu – Phi vào. Sau khi vùi kín bốn cái xác, tôi còn thấy bà trồng lên trên “nấm mồ 4 tên” một bụi sim nhỏ. Tôi nghĩ, chỉ sau hai, ba tháng là bụi sim này sẽ thành một bụi sim khổng lồ!... 
*
Chuyện Bà Nội dùng tuyệt kỹ của Côn thuật đánh trúng huyệt Bách hội của bốn thằng lính Âu-Phi  chưa làm tôi hết thán phục Bà thì lại xảy ra một chuyện cũng ly kỳ không kém.  Hôm đó, Bà Nội đang dắt tôi đi thăm đồi chè thì có người đến báo tin: Ông Nội qua huyện Đoan Hùng chữa bệnh cho một người quen thì lại bị “bệnh lạ” tấn công, đang nằm bẹp gí ở nhà người quen. Nghe nói vậy, Bà Nội liền vào “Y Viện” của ông, lấy một số loại thuốc, một bộ kim châm rồi bảo tôi đi cùng, đeo cái túi thuốc cho bà. Đến nơi, Bà thấy ông Nội nằm rên hừ hừ thì bắt mạch và bảo tôi đi sắc thuốc. Trong khi chờ sắc thuốc, có gần chục người cả bệnh cũ và mới, biết tin ông tôi tới đây thì đến xin khám bệnh. Tôi không ngờ bà Nội đã giải quyết hết! Chủ nhà thấy vậy thì rất mực cung kính và lại còn đi thông báo cho người lân cận đến xin khám bệnh nữa! Qua hai ngày, sức khỏe ông Nội đã trở lại bình thường, bà trả cho ông gần chục con bệnh mới tới và bảo tôi cùng đi về, ở nhà còn rất nhiều việc! 

Hai bà cháu đi tới khu rừng trám thì bất ngờ có hai thằng ăn mặc kiểu lục lâm chặn đường, đòi tiền mãi lộ. Bà Nội nói mới đi thăm bệnh về, không có tiền, thì một thằng nhăn nhở cười, nói: “Không có tiền thì có tình! Bà chịu làm vợ chúng ta một canh giờ thì ta tha mạng cho cả hai bà cháu!”. Thằng kia vừa dứt lời thì cái gậy đòn gánh trên vai bà vụt biến thành cây Côn lợi hại: Chỉ thấy nó ngã lăn kềnh ra đất, hai tay ôm hạ bộ quằn quại! Thằng đồng bọn thấy vậy thì bỏ chạy không dám  ngoái đầu nhìn lại!... 

Chúng tôi tiếp tục đi. Tôi lại hỏi bà biết đánh Côn từ bao giờ, Bà nói: “Lúc nhỏ, bà theo Mẹ đi buôn muối, từ vùng biển Đồ Sơn, Thái Bình đi tuốt lên tận mạn ngược Lào Kai, Hà Giang… Những người buôn muối thường bị bọn cướp chặn đường nên ai cũng có vài miếng võ phòng thân!” Tôi lại hỏi: “Sao bà không tiếp tục đi buôn muối?” Bà nói: “Lần ấy, mẹ của bà bị sốt ngã nước, tưởng chết, may mà gặp ông Nội cháu, lúc đó còn trẻ tuổi mà y thuật đã rất giỏi, đã cứu được. Thế là bà lấy ông cháu để trả cái ơn cứu mạng! Lấy ông cháu rồi thì ở nhà phụ giúp ông chữa bệnh, người bệnh nhiều lắm!” Tôi lại hỏi mấy câu liền mà tôi đã định hỏi từ rất lâu: “Thế bà và ông có yêu nhau không? Sao ông cứ ở “Y viện” không mấy khi về nhà bà là làm sao? Cái bà ăn ở luôn trong “Y viện” của ông có phải là “Vợ lẽ” của ông không?” Bà Nội liền ngắt lời tôi: “Có những câu hỏi cháu phải tự tìm lấy câu trả lời! Cháu cứ lớn nhanh lên, khi nào cháu có vợ, có con thì cháu sẽ không phải hỏi bà nhiều như thế!”. Tôi im lặng không hỏi nữa và chợt nghĩ, sao mẹ tôi cũng có nhiều điểm giống bà là chẳng bao giờ kêu ca, phàn nàn hay nói gì về chồng mình, và điều kỳ lạ là chẳng hề bộc lộ tình cảm với chồng, và tôi chưa bao giờ thấy mẹ và bố, cũng như ông và bà nói chuyện với nhau? 

3. 
Sau giải phóng Thủ đô 1954, gia đình tôi và cả chú tôi đều về Hà Nội, Bà Nội lúc thì ở nhà Bố tôi, lúc thì ở nhà ông chú. Hình như hai anh em bố tôi và ông chú luân phiên nhau chăm sóc bà Nội và ông Nội. Lúc đó, Bà Nội còn người con gái Út , tôi gọi là cô, lấy chồng là Chủ tịch một Xã ở huyện Phù Ninh, là còn ở quê, cho nên thỉnh thoảng bà lại về quê ở với cô con gái út. Mỗi lần bà ở quê ra, lại thấy bà khỏe mạnh ra nhiều, chắc là do bà lao động ruộng đồng nhiều. Nhưng Bố tôi và ông chú không cho như thế là tốt, tức không nên để bà lao động vất vả nữa, nên lại đón bà về Hà Nội ở với ông chú, hoặc gia đình tôi đang ở đâu thì đón bà về đó. Xét về đạo hiếu là phải chăm sóc mẹ lúc tuổi già, thì bố tôi và ông chú làm như vậy là đúng. Nhưng bà Nội là con người của Lao động, cụ thể hơn là Lao động nông thôn, nên việc tách bà ra khỏi môi trường nhà quê quen thuộc của bà là biến bà thành một người khác. Thỉnh thoảng bà lại nói: “Ngồi không nó ngứa chân, ngứa tay lắm! Bà thấy nhớ đồi chè, đồi gió… nhớ tất cả! Cái xóm Trại thật đẹp, không biết bây giờ thế nào?” Và rồi, nỗi nhớ ấy nó gậm nhấm, hành hạ bà, biến bà thành một người khác, đến nỗi khi tôi lớn lên, đi bộ đội về mà bà không nhận ra thằng cháu Đích tôn luôn được Bà cưng chiều nhất ngày xưa!... 

Những ngày tháng cuối đời, bà Nội và ông Nội mới sống gần nhau, nhưng ông Nội đã lẫn chín phần, còn Bà Nội thì cũng lẫn tới năm, sáu phần. Ông không tự chủ khi đại, tiểu tiện, vì thế thường bị bà đánh thẳng tay! Những lúc bắt gặp cái cảnh bi hài kịch ấy, tôi thường nghĩ: cuộc đời con người ta bị bàn tay Con Tạo chia cắt ra thành nhiều khúc và giữa các khúc chẳng hề có mối liên hệ nào cả!...Và cho đến hôm nay, nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy suy nghĩ ấy rất đúng!... 
Sài Gòn, tháng 10-2009

Đỗ Ngọc Thạch 



Nguồn: phongdiep.net::

Chieu tren song lai


KỲ NHÂN DỊ TƯỚNG - Đỗ Ngọc Thạch

KỲ  NHÂN  DỊ  TƯỚNG 
Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc  Thạch   
1. 
Năm chị em Tý được sinh ra “liền một mạch”, tức mẹ Tý đẻ sòn sòn năm một và đều được đặt tên theo năm con giáp mà đứa con đó sinh ra: Tý (1948), Sửu (1949), Dần (1950), Mão (1951), Thìn (1952). Mẹ Tý là gái quê trăm phần trăm , tháng ngày cày sâu cuốc bẫm nuôi năm chị em, còn bố Tý thì sau khi mẹ sinh em út đã nhập ngũ rồi tham gia chiến dịch Điện Biên, ông đã hy sinh trong trận đánh vào sân bay Mường Thanh. Khi tin bố hy sinh được báo về cho mẹ Tý thì người mẹ trẻ một nách năm con đã không chịu nổi nỗi đau quá lớn và quá bất ngờ, đã khóc thương chồng năm ngày liền để đến nỗi cả đôi mắt đã bị mù vĩnh viễn!... 

Sau hòa bình 1954, với chế độ con Liệt sỹ, năm chị em Tý được tập trung vào trường nuôi dưỡng con Thương binh, Liệt sỹ của Nhà nước, nhưng ông bà Ngoại và mẹ Tý thương nhớ năm chị em còn quá nhỏ tuổi nên xin đón về nhà và nhận tiền trợ cấp. Vì thế, cô bé Tý mới Sáu tuổi đã phải làm mọi việc chăm sóc đàn em nhỏ và người mẹ mù!   

Tuy thế, ông Trời cũng không đến nỗi nhẫn tâm triệt đường sống của người mẹ mù bất hạnh và năm đứa con sớm mồ côi cha. Ông Trời đã phú cho cả ông, bà ngoại, mẹ và năm chị em những năng khiếu bẩm sinh mà không phải ai nào cũng có. Tý thì nhanh nhẹn như con Chuột, làm mọi việc trong nhà, chăm sóc bốn đứa em không lúc nào ngơi mà người ta vừa thấy Tý ở ngoài ruộng khoai (để mót khoai) đầu làng đã thấy cô bé ở bến sông để đem cá do ông ngoại câu được (Ông Ngoại nổi tiếng là sát cá, đến nỗi trong giấc mơ, ông Ngoại thường thấy Long Vương hiện ra năn nỉ xin ông nhẹ tay kẻo đội quân Binh Tôm Tướng Cá của Long Vương bị hao hụt quá lớn!) về nhà cho mẹ bán. Mẹ Tý tuy bị mù nhưng cai quản cái cửa hàng “Bách hóa tý hon” đâu ra đấy và đặc biệt rất có duyên bán hàng.

Hàng do bà ngoại Tý lấy ở ngoài chợ phố huyện buổi sáng về thì chỉ đến xế chiều đã bán hết, có hôm còn không đủ hàng mà bán! Bà Ngoại như là có một Thần uy ẩn tàng khiến cho ai giao hàng cho bà cũng đều giao hàng tốt với giá phải chăng, thậm chí giá gốc mà không lấy lời ở nơi bà! Sau này Tý mới biết tại sao mẹ lại mát tay bán hàng như vậy: đôi mắt mù luôn như nhìn nơi vô định của mẹ càng làm tăng thêm vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ của khuôn mặt đẹp như tranh vẽ Tố Nữ! Và điều đặc biệt có một không hai là : người mẹ có một mùi hương quyến rũ lạ lùng, khiến cho những người đứng gần ngây ngất như người mất hồn!

Mùi hương quyến rũ đặc biệt đó mấy ông thầy tướng bảo đó là Quý tướngLan nhi chi tự hương! Còn bốn đứa em của Tý thì đều như là hiện thân của Con Giáp mà chúng nó cầm tinh: thằng Sửu thì to khỏe như trâu mộng, ai cũng gọi nó là Trâu Vàng; con Dần là gái mà cũng khỏe và nhanh như hổ, ai cũng bảo nó mà lớn lên thì dữ hơn Cọp Cái; thằng Mão thì khôn ranh như mèo, ông thầy tướng nói nó sau này sẽ làm tới Cảnh sát Trưởng; còn con Thìn thì ông thầy tướng nói: “Rồng bay phượng múa, tuy lúc trẻ tuổi nó phát lộ tài năng về văn nghệ, nhưng có câu “Xướng ca vô loài” nên dần dần phải hướng nó vào chốn quan trường, nó sẽ phát tướng ở hàng vương tướng, quan văn thì tới nhất phẩm, quan võ thì tới đại tướng quân!”… 
2. 
Năm 1958, khi Tý chẵn 10 tuổi thì cả ông bà Ngoại cùng qui tiên. Mẹ Tý lại một lần nữa phải chống chọi với nỗi đau quá lớn khiến bà suýt gục ngã, nếu như cả năm chị em Tý không đứng thành hàng và đồng thanh la lớn “Mẹ không được chết!...”, thì có lẽ mẹ Tý đã đi theo ông bà Ngoại!...Tuy nhiên, cái chết của ông bà Ngoại như là sự chuyển giao công việc của ông bà Ngoại cho Tý và thằng em Sửu, chỉ kém Tý một tuổi. Có nghĩa là từ nay, Tý sẽ làm phần công việc mà bà Ngoại làm trước đây: ngày ngày, đi lấy hàng về cho mẹ ngồi bán tại nhà! Còn thằng Sửu thì nhận toàn bộ con thuyền câu của ông Ngoại và ngày ngày ngồi câu cá trên sông như ông Ngoại đã làm trước đây!  Một thằng bé chín tuổi suốt ngày, thậm chí cả đêm, ngồi trên thuyền câu như một ông già – điều này khó mà tin nổi nhưng nó lại là sự thật hàng ngày bởi thu nhập mà thằng bé đem về còn hơn cả ông Ngoại nó trước đây, tức nó sát cáhơn cả ông Ngoại và dĩ nhiên, ngày nào trong giấc mơ, nó cũng gặp Long Vương tới năn nỉ xin nó nương tay với đội quân Binh Tôm Tướng Cá của Ngài! Lúc ấy, nó chẳng nói gì, bởi biết nói sao, nếu chiều lòng Long Vương thì nhà nó…chết đói! 

Như vậy là nhà có sáu người thì ba người kiếm được tiền đủ nuôi sáu người, cho nên mẹ Tý nói với Tý: “Nhà mình đủ ăn thế là tốt rồi, từ nay phải lo cho ba đứa Dần, Mão, Thìn đi học tới nơi tới chốn. Năm học mới sắp đến rồi, con dắt em Dần đến trường làng xin cho nó vào Lớp Một nhé!” Tý nói: “Vừa rồi vì vướng cái tang của ông bà Ngoại cho nên em Dần bị lỡ mất một năm, bảy tuổi là được vào lớp Một rồi mà. Vì thế, con muốn cho cả hai chị em Dần và Mão cùng vào Lớp Một. Như thế, hai chị em chúng nó dắt nhau đi học, em Dần nó khỏe như Hổ, không lo bị bắt nạt!” Mẹ Tý cười: “Con tính giỏi quá! Biết lo xa như thế là đã thành người lớn rồi đấy!”. Thế là từ khi năm học mới bắt đầu, hai chị em Dần, Mão dắt nhau đi học ngày ngày mà không xảy ra vấn đề gì, Tý và mẹ mừng lắm! 

Việc hai chị em Dần và Mão học hành rất tốt, hai chị em luôn thay nhau đứng nhất nhì lớp, hết học kỳ I còn đem giấy khen và phần thưởng về nhà, khiến người mẹ mù suy nghĩ:  Hai đứa Dần, Mão học giỏi như thế, chẳng lẽ hai đứa anh, chị của nó lại không học giỏi được như các em của chúng nó? Nếu không cho chúng nó đi học thì có phải là bị thiệt thòi không? Người mẹ đem chuyện này nói với hai chị em Tý Sửu thì cả hai đứa đều nói: Nếu chúng con đi học thì lấy ai làm các việc để kiếm tiền? Ưu tiên cho chúng nó, hai đứa học thay phần của chúng con tất nhiên phải học giỏi mà! Người mẹ nghe nói thế càng không yên tâm, bà cứ nghĩ mãi tìm cách nào để cho cả bốn chị em cùng được đi học? Nghĩ mãi không ra thì có chú Luyến, cũng một đơn vị bộ đội với bố của năm đứa ngày xưa, là Thương binh, giờ làm Chủ tịch Xã, đến thăm mấy mẹ con, thấy vậy thì bảo cho hai đứa lớn đi học hệ Bổ túc, chương trình cũng như mười năm phổ thông, chỉ khác là học vào ban tối, có đủ mọi lứa tuổi cùng học một lớp vì ban ngày họ còn phải đi làm việc. Người mẹ mừng quá, thế là cả bốn đứa cùng được đi học, chúng sẽ thi đua với nhau, nhất định sẽ học giỏi. Quả nhiên, hai đứa học Bổ túc cũng thay nhau nhất nhì lớp! Niềm vui chuyện học hành của bốn đứa con làm cho người mẹ như là khỏe mạnh, tươi trẻ  như thời còn là con gái. Tuy đôi mắt không nhìn thấy nhưng đi lại, làm mọi việc trong nhà không khác gì người sáng mắt! 

Bốn năm trôi qua nhanh như chớp mắt! Hai chị em Dần, Mão đều tốt nghiệp Tiểu học loại Ưu. Còn hai chị em Tý, Sửu thì đều tốt nghiệp Tiểu học hệ Bổ túc, cũng loại Ưu! Người mẹ và năm đứa con tính mở tiệc ăn mừng thì Tai họa không biết từ đâu giáng xuống, thật tàn bạo!... 
3. 
Sau Tai họa ấy, cô bé Tý mới 14 tuổi đã phải đứng là làm chủ hộ, đứng ra gồng gánh, quyết định mọi việc của cuộc sống năm chị em. Qua cơn giông bão, người ta mới nhìn thấy hết sự tàn phá ghê gớm của nó. Cũng như vậy, qua Tai họa, nhìn lại, người ta mới nhìn thấy hết sự khốc liệt của nó! Đã một năm trôi qua, tưởng rằng vết thương đã lên da non, nhưng thực ra nó vẫn đang rỉ máu và làm cho người ta đau đớn hơn. Đó là tâm trạng của cô gái Tý, mới 15 tuổi mà đã phải lãnh án 5 năm tù vì tội Ngộ sát!... 

Thực ra, cái chết của ông phó chủ tịch Xã kiêm Trưởng Công an xã không phải do Tý gây ra mà do thằng Sửu, nhưng Tý không thể để nó ngồi tù! Tý là chị Cả, Tý phải chịu trách nhiệm tất cả, Tý phải nhận về mình mọi nỗi bất hạnh để cho mấy đứa em được yên lành, như lời dặn dò của mẹ trước khi nhắm mắt! Sự việc xảy ra đã một năm rồi mà Tý thấy như là vừa mới xảy ra hôm qua… 

Tối hôm ấy, hai chị em Tý, Sửu vừa tan buổi học lớp Bổ túc về  tới cổng thì có tiếng nói qua lại giữa mẹ Tý và ai đó:
-Bà có muốn ta dẹp cái cửa hàng Bách hóa của bà đi không?
-Tôi van xin ông, ông tha cho mẹ con tôi!
-Vậy tại sao lại chống cự?
-Xin ông hãy để lúc khác tôi sẽ hầu ông! Ở đây con tôi nó biết thì…
-Nó biết thì sao chứ…Ta không thể chờ được đến lúc khác! Vừa ngửi thấy mùi hương trên người bà là ta đã thấy rạo rực trong người rồi! Sao mà chờ!...- Vừa nói người kia vừa nhào tới mẹ Tý. 

Hai chị em Tý Sửu đã hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tý vốn rất nhanh nhẹn mà không kịp hiểu thằng Sửu đã lấy cái mái chèo từ lúc nào và cái mái chèo đã bổ xuống đầu người kia như thế nào mà đầu người kia vỡ toác!... Còn người mẹ mù của năm đứa trẻ vì quá sợ hãi mà ngất xỉu! Sau đó, bà chỉ hồi tỉnh được khoảng năm phút, dặn dò Tý vài câu rồi không bao giờ hồi tỉnh!... 

Bây giờ thì ngày ngày, thằng Sửu phải xoay xỏa để chăm sóc ba đứa em, thực ra chúng nó cũng đã lớn xấp xỉ thằng Sửu: Sửu 14 thì Dần 13, Mão 12, Thìn 11. Có lẽ chỉ cô bé Thìn là chưa hiểu hết điều gì đang xảy ra đối với chị em chúng nó. Tuy nhiên, nó cũng biết mẹ nó vì sao mà chết, chị Tý của nó vì sao mà bị ngồi tù! Có lần nó còn trốn các anh, chị một mình đến Trại giam thăm chị Tý và nó nói với Tý bằng giọng nói thật nghiêm trang: “Nhất định em sẽ cứu chị ra!...” Tý nhìn nó chằm chằm, hỏi: “Em cứu chị bằng cách nào?” Nhìn điệu bộ suy nghĩ rất đăm chiêu của con Thìn, quả thật Tý không hiểu em mình nó đang nghĩ gì? Mới xa các em có một năm trời mà mỗi lần gặp lại chúng nó, nhìn đứa nào cũng thay đổi rất nhiều, chúng như là mất đi cái vẻ hồn nhiên, nghịch ngợm mà đứa nào cũng có cái dáng vẻ đăm chiêu nghĩ ngợi như người già! Như con cái Thìn, nó nói “Nhất định em sẽ cứu chị ra!” thì nhất định không phải là câu nói của đứa bé 11 tuổi! Con Thìn nhìn chị nó bằng ánh mắt thương cảm, âu yếm và nói: “Chị chịu khó chờ

vài ngày nữa, em đang tiến hành!...”. Trời đất! Tý suýt la lên, không hiểu con Thìn nó có kế hoạch gì? Tý vội nắm chặt lấy tay nó, hỏi dồn dập: “Kế hoạch gì? Em phải nói cho chị biết, chị có thể giúp em mà!”.Con Thìn nói ngay: “Chị đang bị giam thế này thì giúp gì được em! Thôi được, em có thể nói sơ qua cho chị biết! Hôm rồi, em thấy mẹ hiện về trong giấc mơ, mẹ nói: “Các con phải cứu chị Tý ra khỏi trại giam, càng sớm càng tốt! Một ngày tù bằng ngàn thu ở ngoài!”. Em vội hỏi mẹ: “Con cũng muốn cứu chị Tý, nhưng con không biết làm thế nào? Cướp tù nhân như trong phim thì chúng con không làm được!” Mẹ nói: “Mẹ sẽ cho ba chị em gái một vũ khí đặc biệt, đó là mùi hương quyến rũ, các con hãy dùng vũ khí này tấn công bọn cai ngục, nhất định chúng sẽ bị đánh gục!...Đó gọi là Mỹ nhân kế!” Nói rồi mẹ ôm chặt lấy em, rồi nói: “Mẹ đã truyền cho con vũ khí mùi hương quyến rũ rồi đó! Mai mốt mẹ sẽ truyền cho cả chị Dần và chị Tý!” Tý nghe con cái Thìn nói mà ngơ ngác chưa hiểu ra sao, thì cái Thìn đứng sát vào Tý mà nói: “Chị có ngửi thấy mùi hương trên người em không?”. Tý chưa kịp hít hít để kiểm tra xem thế nào thì cái mùi hương ấy đã như là tràn ngập khứu giác, và nó thốt lên: “Mùi hương như là mùi trên người mẹ lúc còn sống!” Con Thìn cười nói: “Đó, chị tin chưa? Khi nào chị gặp mẹ thì cho em biết nhé! Mỹ nhân kế đã được em tiến hành rồi, lão Giám thị Trại giam sẽ bị em đánh gục, vì lão không thể ngờ con bé mới 11 tuổi như em đang dụ lão vào bẫy!” Tý vội nói: “Nhưng em tiến hành mỹ nhân kế như thế nào? Lão ta cáo già lắm, chị sợ em bị lão ăn thịt mất!” Con Thìn cười to, nói: “Chị đừng lo, đêm nào mẹ cũng hiện về bày mưu tính kế với em! Khi chị có giấy ra tù rồi thì chị sẽ thấy lão ta nằm trong bệnh viện tâm thần vì trúng Mê hồn tán của em!”… 

Quả nhiên, chỉ một tuần sau buổi nói chuyện của hai chị em Tý và Thìn, Tý nhận được giấy ra trại nhân ngày Thiếu Nhi Quốc Tế, và mọi việc sau đó đúng như những gì con Thìn đã nói… 

4. 
Ngày sinh nhật Tý 16 tuổi thật là đặc biệt. Đêm hôm trước, mẹ và bố đã gặp cả năm chị em trong giấc mơ. Mẹ đã truyền mùi hương quyến rũ cho cả Tý và Dần. Một lúc sau thì bố truyền hết công lực cho cả hai anh em Sửu và Mão. Khi cả năm chị em tỉnh dậy thì tất cả đều kinh ngạc khi thấy ba chị em gái Tý, Dần và Thìn đều cực kỳ xinh đẹp, cứ như là ba nàng Tiên! Còn hai anh em trai Sửu và Mão thì tráng kiện như hai lực sĩ!... 

Bữa tiệc sinh nhật Tý đặc biệt bởi hai lý do: 1/ Chú Luyến, Chủ tịch xã sẽ chính thức làm Cha Nuôi – Người Bảo hộ của năm chị em Tý; 2/ Ngày sinh nhật của Tý , ngày 7-5, cũng sẽ là ngày sinh nhật của cả năm chị em, bởi thực ra ngày sinh của năm chị em chỉ cách nhau có vài ngày, và điều quan trọng là trong cùng một tháng – Tháng Năm: tháng có nhiều ngày kỷ niệm lớn… 

Cái Tý nói với các em: “Giờ thì các em đã lớn cả rồi, có thể tự chăm sóc cho mình. Nhân chuyện gặp được cả bố và mẹ trong giấc mơ, chị muốn làm việc gì đó để có thể thường xuyên gặp được bố mẹ. Có ai nghĩ ra được cái gì không?”. Thằng Sửu và thằng Mão cùng nói: “Chúng ta đón những người già về nuôi, nhìn những người già thường xuyên cũng như nhìn thấy bố mẹ mình!” Hai đứa vừa dứt lời thì cả Tý, Dần và Thìn đều nói: “Đúng đấy, chúng ta sẽ làm một cái Nhà Dưỡng Lão!” Chú Luyến nghe năm chị em cái Tý nói thế thì như là reo lên: “Sao các cháu nói trúng ý định của chú từ bao lâu nay! Chú muốn thành lập Nhà Dưỡng Lão của xã mình từ lâu mà không ai ủng hộ cả! Giờ thì chúng ta có thể hợp tác với nhau trong việc này rồi! Chú sẽ lo mọi thủ tục, xin đất, xin tiền làm nhà…Còn công việc chi tiết cụ thể sau đó giao cho năm chị em! Được chưa?”. 

Chỉ sau ba tháng, một khu Nhà Dưỡng Lão của xã Bình Minh đã hình thành. Trong khuôn viên 200 mét vuông, ba căn nhà trệt năm gian được bố cục hình chữ U, ở giữa có vườn hoa cây cảnh đẹp như công viên…Khi khu Nhà Dưỡng Lão mới nằm trong “Ý tưởng” thì không ai để ý, còn cho là chuyện hão huyền. Nhưng khi nó đã tồn tại như một vật thể có thể mắt thấy, tai nghe, tay sờ thì hàng trăm con mắt ngó vào! Và sau một tháng “tranh luận” gay gắt, khu Nhà dưỡng Lão được quyết định chuyển thành “Nhà Văn hóa Xã Bình Minh”. Khi người được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà Văn hóa Xã cầm quyết định của Huyện tới gặp Chú Luyến,  Chủ tịch Xã, thì chú ngớ người, đi tìm lũ trẻ - chị em cái Tý. Khi tới nhà cái Tý, thấy nó đang ngồi nói chuyện với bốn ông già – những thành viên đầu tiên xin vào Nhà dưỡng Lão, còn ba đứa Dần, Mão, Thìn thì đang ngủ. Nhìn thấy chú Luyến, cái Tý nói: “Bốn ông già ấy là Bắc Phương, Nam Nhân, Đông Hải và Tây Sơn. Các ông ấy nói chuyện hay lắm!” Chú Luyến ngồi nghe một lúc thì nói với cái Tý: “Để chú đi tìm thằng Sửu về ta bàn chuyện này!”. Vừa đi, chú Luyến vừa nói một mình: “Bốn ông già nói chuyện chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Mà cũng thật lạ, ông Bắc Phương lại nói giọng miền Nam, còn ông Nam Nhân lại nói giọng Bắc?”. Chú Luyến đi ra bờ sông thì thấy thằng cu Sửu đang ngồi câu cá, mà bây giờ sao nó không dùng cần câu nữa?”… 

Lúc chú Luyến lại gần thằng Sửu, định kêu nó về thì một con cá cực lớn đớp mồi câu của nó rồi lôi tuột nó xuống sông!
Sài Gòn, Tháng  Mười 2009
Đỗ Ngọc Thạch 


Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này


 Nguồn: phongdiep.net:: 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét