Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên nguoibanduong.net - trích:...cô giáo trường Huyện; Ký ức binh nhì

Thứ ba, ngày 16 tháng bảy năm 2013


truyện ngắn đỗ ngọc thạch trên nguoibanduong.net - trích: ...cô giáo trường Huyện; Ký ức Binh Nhì

Hình ảnh

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net 
- trích: ...cô giáo trường Huyện; Ký ức Binh Nhì

Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
Nhật ký của một cô giáo trường huyện - Đỗ Ngọc Thạch
[01.09.2011 00:30]
Xem hình
1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br /> 


Mình định nói điều gì đó với thầy Hiệu trưởng nhưng rồi lại thôi bởi vụt nghĩ đến một câu cách ngôn: Định nói với ai điều gì quan trọng thì hãy lùi lại ngày hôm sau! Ngày hôm sau, quả nhiên là mình tự thấy rằng không phải nói điều đó ra nữa!

Tên trường đã thể hiện khá rõ đối tượng cũng như mục đích của nhà trường. Điều cần nói thêm chỉ là: khi mình về nhận công tác ở đây cũng là năm học đầu tiên của trường, tức trường vừa có quyết định thành lập được ba tháng thì khai giảng năm học đầu tiên. Nói vậy để có thể thấy rằng tất cả mọi việc đều là những bước đi ban đầu!

2. Ngày…tháng…năm 19…

Ngày đầu tiên lên lớp, “vạn sự khởi đầu nan” nên ai cũng cầu mong thuận buồm xuôi gió và có được kỷ niệm đẹp. Mình cũng cầu mong như vậy. Song, mọi việc diễn ra lại không hề Đẹp chút nào, thậm chí thật đáng sợ!
Buổi lên lớp đầu tiên của mình đã diễn ra không đúng như “Kịch bản” mà mình đã hình dung! Sau khi tự giới thiệu và điểm danh cả lớp, mình nói: “Tôi muốn biết qua mười năm Trung học Phổ thông, các em đã có được những gì trong đầu! Vì thế, mỗi em lấy ra một tờ giấy, viết ra cho tôi Mười Định lý hoặc công thức Toán học mà các em cho là quan trọng nhất, không thể quên! Thời gian là ba mươi phút!”.
Năm phút đầu, mình đi ra ngoài hành lang xả “xú-páp”, ngắm quang cảnh xung quanh và ngắm mây trời! Mình chợt nghĩ, tại sao cái hình ảnh “Trời xanh - Mây trắng” rất quen thuộc đối với chúng ta, ta đã biết nó từ khi được sinh ra mà mỗi lần nhìn ngắm nó vẫn thấy nó đẹp, vẫn thấy nó đầy bí ẩn?
Khi mình trở vào lớp, một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ xảy ra: có tới hơn nửa lớp không viết gì cả, ngồi nói chuyện thoải mái, nam nữ cấu véo nhau rồi cười rúc rích, tự nhiên như ở…trong rừng! Số non nửa còn lại thì đang hí hoáy viết nhưng không phải viết những định lý, công thức Toán học mà viết “thư tình” rồi xếp thành hình “Tàu bay giấy” sau đó phóng đi lung tung! Có hai nam học sinh thì ngồi vẽ …bộ phận sinh dục nam và nữ, lúc rời, lúc dính vào nhau rồi thản nhiên đi tới bàn có nữ sinh ngồi rồi đặt lên mặt bàn của nữ sinh này!
Mình chưa kịp phản ứng gì thì thầy Hiệu trưởng đi cùng hai người hình như là cán bộ của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, đi tới. Mình chào thầy Hiệu trưởng và hai người kia, tưởng họ vào thăm lớp học nhưng họ chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi, tức chỉ ngó nghiêng một lúc, hỏi mình hai câu rồi đi! Ôi, giá như họ dừng lại, vào thăm lớp mình năm phút thì tốt biết mấy!
Chờ cho thầy Hiệu trưởng và hai người khách của Bộ đi khỏi, mình trở vào lớp và phải nhờ em Lớp trưởng ổn định trật tự. Khi trật tự đã được vãn hồi, mình hỏi em Lớp Trưởng:
-Em còn nhớ được bao nhiêu công thức Toán học đã học ở Trung học Phổ thông?
-Dạ thưa cô, em xin nói thật: em đã quên hết khi từ trường Nội trú của tỉnh trở về núi rừng, bản làng! - Lớp trưởng ngập ngừng nói!
- Vậy em nhớ được những gì sau mười năm đi học? - mình hỏi tiếp.
- Dạ, em nhớ nhất cô giáo dạy văn đọc thơ rất tình cảm và có “hai quả đào tiên” rất to! - Lớp trưởng vừa dứt lời cả lớp cười ồ! Tức thì có mấy tiếng nói nữa cùng hùa theo: “Cô giáo dạy Sinh cũng căng tròn, còn cô giáo ngoại ngữ thì Ngoại hạng!”, “Cô giáo dạy Toán của chúng ta bây giờ cũng vô địch luôn!”...Thật quá thể! Mình lẳng lặng ra khỏi lớp, còn nghe thấy có tiếng nói đuổi theo: “Tao thích cô giáo này quá rồi! Thế nào cũng phải thử cho biết!”.
Mình về tới khu nhà ở của giáo viên, mở cửa chui vào phòng mình, nằm vật xuống giường mà vẫn như là nghe thấy những tiếng nói quái gở đó bám riết lấy hai lỗ tai!
Bữa cơm trưa đã tới từ lâu mà mình không thiết đi ăn. Một lúc sau, chị Bé, cấp dưỡng của nhà bếp bê suất cơm của mình tới và ân cần nói: “Dù sao cũng phải cố mà ăn lấy vài miếng! Con người ta không thể thiếu cơm! Em ăn đi nhé, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi!” Nghe chị Bé cấp dưỡng nói, mình bỗng bật khóc! Trời đất ơi! Đường đường một cô giáo, tốt nghiệp Đại học Sư phạm đàng hoàng, lại chịu thua mấy đứa học sinh người dân tộc và một chị nấu bếp văn hóa thấp như thế sao? Nghĩ vậy, mình lau khô ngay nước mắt như chưa hề khóc và ngồi dậy ăn hết bay suất cơm!
3. Ngày…tháng…năm 19…
Quá chán nản và thất vọng, mình thả bộ trên con đường mòn ở sau khu lớp học. Con đường dẫn lên một quả đồi cao hơn quả đồi của khu vực nhà trường. Đứng ở đây nhìn về toàn cảnh khu nhà trường mới thấy sao mà hoang sơ, cô tịch! Nhìn ra xa xa, những quả đồi nối tiếp nhau như những con sóng bất động. Lúc này đây, mình mới thấy câu thơ của một cô bạn viết về Miền Trung du thật là ớn lạnh: Đồi lại tiếp đồi, đồi hoang sơ / Gió như ngựa hoang cuốn bụi mờ…Ôi, lúc này sao mà nhớ mẹ! Mẹ ơi, mẹ có tha tội cho đứa con bướng bỉnh, bất hiếu này không? Con sẽ trở về bên mẹ, không “đi khám phá chân trời xa” này nữa!...Mới nghĩ đến Mẹ là nước mắt đã trào ra!
Mình vừa dụi mắt, chưa kịp lau khô những giọt lệ còn vương trên má thì có hai người đứng lù lù trước mặt, chỉ cách có ba, bốn mét!
Mọi việc sau đó diễn ra cứ như trong phim… Nhưng kết thúc chưa đến chỗ bi thảm nhất: đúng lúc hai thằng kia cởi hết quần áo của mình ra thì có một tràng tiếng dân tộc vang lên và thầy Hiệu trưởng xuất hiện. Hai thằng kia thấy vậy thì bỏ chạy cũng nhanh như lúc chúng xuất hiện! Thầy Hiệu trưởng nhặt quần áo của mình bị hai thằng kia ném ra xung quanh, đặt vào tay mình rồi nói: “Tốt rồi! Cô mặc quần áo vào rồi đi về ngay! Nhớ là từ giờ đừng có đi dạo một mình và coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra!”. Nói rồi thầy Hiệu trưởng lại nói lầm rầm cái gì đó bằng tiếng dân tộc rồi lặng lẽ biến mất như lúc xuất hiện!
Trên đường về, mình thoáng nhớ ra hai thằng ban nãy chính là hai đứa ngồi vẽ bậy trong lớp hồi sáng! Máu giận trong người sôi lên, mình muốn đi ngay đến khu nhà ở của học sinh để “hỏi tội” hai thằng học sinh mất dạy kia, phải đề nghị Hội đồng kỷ luật nhà trường đuổi học chúng!... Mình đi như chạy! Nhưng đi được một đoạn thì mình lại nhớ tới câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng trong buổi gặp gỡ giáo viên đầu tiên: “…Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!” Và ban nãy, vì sao thầy Hiệu trưởng lại nói: “…coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra”???... Chuyện to bằng “Cái cột đình” như thế mà lại phải “coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra”?! Thế này thì thật không thể hiểu nổi!
Tuy là “Cái đầu” mình nghĩ là sẽ đi đến khu nhà ở của học sinh nhưng “Cái chân” lại đưa mình về khu nhà ở của giáo viên. Chị Nhung, giáo viên môn Sinh nhìn thấy mình thì nói: “Hiền đấy à? Đi đâu mà chị tìm mãi không thấy? Em có tới bốn cái thư đấy, vào phòng chị lấy đi!” Mình theo chị Nhung vào phòng chị, đúng là có bốn cái thư: của bốn đứa bạn cùng học ở Đại học Sư phạm, cùng tên là Hiền nên lớp gọi năm người tên Hiền chúng mình là “Ngũ Long Công Chúa”! Mình nằm lăn ra giường đọc liền một mạch thư của bốn đứa bạn tên Hiền, chúng đều dạy ở trường Trung học Phổ thông của quê hương! Thư của đứa nào cũng nói về buổi lên lớp đầu tiên với những tình tiết thật là vui!...Còn mình, tại sao lại buồn tê tái như thế này, Công Chúa ơi là Công Chúa? Mình vụt nghĩ, hay là tại mình không xin về quê hương như chúng nó? Xin về trường Huyện, thì cả Huyện đã biết danh tiếng của mình, ai cũng sẽ đón tiếp mình long trọng như là “Công Chúa giá lâm”, chứ làm gì có chuyện tủi nhục ê chề như thế này! Mình nghĩ ngày mai gặp thầy Hiệu trưởng sẽ đưa đơn xin chuyển công tác về quê!
Sáng hôm sau, mình dậy sớm, viết ngay lá đơn xin chuyển công tác để đưa thầy Hiệu trưởng, nhưng đến phòng thầy thì thấy cửa khóa. Chị Bảy, văn thư - đánh máy ở bên cạnh, nhìn thấy mình thì nói: “Thầy Cầm đi họp ở Hà Nội rồi! - Rồi chị cười cười, nói giọng nửa đùa nửa thật: Có chuyện gì, nói ra xem coi chị giải quyết cho!”. Mình chán nản bỏ về không nói gì!
4. Ngày…tháng…năm 19…
Khi thầy Hiệu trưởng đi Hà Nội về, mình đến đưa đơn xin chuyển cho thầy thì thầy không hề đọc chữ nào mà cho vào hộc bàn rồi nói: “Cứ từ từ rồi tính!”. Thầy luôn có nhiều khách nên mình chẳng thể nói gì thêm! Vài tháng trôi qua, rồi gần một năm trôi qua, thầy Hiệu trưởng khi gặp mình không hề nói gì tới lá đơn xin chuyển công tác của mình, cũng như không hề có cái chuyện xảy ra trên cái đồi hoang sơ buổi chiều hôm ấy! Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua với một vận tốc không đổi! Mình phải chờ đợi “Sự trả lời của Thời gian” suốt hai năm và nếu không có sự ngẫu nhiên này thì không biết bao lâu nữa Thời gian mới cho mình câu trả lời: Thầy Hiệu trưởng và Thầy Quan, Phó giám đốc Sở Giáo dục của tỉnh quê mình vốn cùng làm Nghiên cứu sinh với nhau ở Nga, trong một lần về Hà Nội họp đã gặp thầy Hiệu trưởng Cầm và lên trường của thầy Cầm chơi. Khi gặp mình, không ngờ thầy Quan đã nhận ra mình khi thầy còn dạy ở trường cấp Ba. Thế là cuộc thỏa thuận giữa hai thầy chỉ có năm phút, mình được chuyển về quê, trường Huyện…
Về Trường Huyện, Thầy Quan còn giới thiệu mình với một “Đệ tử” của thầy, hiện là Phó chủ tịch UBND Huyện phụ trách khối Văn-Xã, một người mà theo như thầy Quan nhận xét thì “Văn võ song toàn” tức vừa có bằng cấp cao vừa kinh doanh rất giỏi, kiếm tiền dễ như “lấy đồ trong túi”! Một tháng sau, mình và ông Phó Chủ tịch Huyện cưới nhau, đám cưới to nhất Huyện!
*
Năm tháng cứ theo nhau đi, Thời gian vẫn lặng lẽ trôi với vận tốc không đổi! Mình vẫn thường nhớ về những kỷ niệm: ngày cuối cùng của tuổi học trò Trung học, ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên, ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, ngày đầu tiên có Tình yêu, ngày đầu tiên làm vợ, ngày đầu tiên làm mẹ, v.v…Nếu đứng vào từng thời điểm thì chuyện nào cũng hệ trọng, sự kiện nào cũng “To bằng cái Đình”, nhưng khi xâu chuỗi chúng lại, nhìn tổng thể như một vị tướng duyệt đội quân của mình, thì cái gì cũng “bình thường thôi” và có lẽ câu nói của Thầy Quan nói với mình khi mình cưới chồng là đáng nhớ nhất: “Cuộc đời con người ta có nhiều chặng, có lên bổng xuống trầm, chặng nào cũng quan trọng nhưng quyết định hết thảy là ở Đoạn Kết của cuộc đời!”.
Quả nhiên thầy Quan có con mắt rất tinh đời, từ khi mình làm vợ ông Phó chủ tịch Huyện thì cái Trường Huyện xập xệ đã như Nàng Lọ Lem vụt biến thành Công chúa diễm lệ, đứng đầu bảng đẳng cấp Trường Huyện và ngang ngửa với trường cấp Tỉnh, Thành phố. Mình đã nhanh chóng lên chức Hiệu Phó và nói gì thì nói, nghề dạy học vẫn đẹp nhất, cao quý nhất, mình sẽ hiến trọn đời cho nó! Bài ca Sư Phạm vẫn là bài ca hay nhất!
Lật lại Bản Tự bạch của mình viết khi còn là sinh viên có những điểm chính như: 1-Màu yêu thích nhất: màu hồng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Bài ca sư phạm của Makarenko; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: Nhà thơ R.Tagore; 4-Món ăn khoái khẩu nhất: -Phở gà; 5-Ước muốn lớn nhất: Thành cô giáo! …Năm điểm này phải sửa lại như sau: 1-Màu yêu thích nhất: Màu vàng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Quẳng gánh lo đi mà vui sống; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: nhà tỉ phú B.G; 4-Món ăn khoái khẩu nhất: Chưa xác định; 5-Ước muốn lớn nhất: Trở thành người trong Top 10 giàu có nhất nước!
Sài Gòn, 14-16/11/2009
Đ.N.T
Tin liên quan:
“Đả Long bào - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (17.09.2012 20:29)
Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (27.05.2012 21:58)
Thượng Kinh ký sự (Hay là Ba lần tới Thủ đô) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (21.05.2012 20:02)
Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (16.05.2012 21:08)
Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch (18.04.2012 01:09)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email

nguồn: nguoibanduong.net
 http://a8.vietbao.vn/images/vn888/Duc%202010/30.06.10/Dao.jpg

Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
Ký ức binh nhì - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
[05.12.2011 03:48]
Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… 

Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải,  hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! Quả thật chúng tôi đã “Lột xác”, từ anh học trò “dài lưng tốn vải” trở thành người chiến sĩ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh! Cái cảm xúc thiêng liêng ấy khiến chúng tôi rất hãnh diện, từng tốp dăm ba người đi dạo khắp làng (khi mới nhập ngũ, tân binh chúng tôi ở nhờ trong nhà dân, cạnh Đại đội Ra-đa “đăng cai” đợt tuyển quân này). Lúc ấy đã gần trưa, trời đã hửng nắng và đúng là những nụ cười rạng rỡ của những chàng trai lính trẻ chúng tôi đã làm sáng rực cả xóm làng vốn rất tĩnh mịch mỗi khi mùa Đông đến. Đang cao hứng nói cười bi bô, bỗng tôi sững người khi thấy một tốp các thôn nữ đang đứng dưới một gốc cây lớn, cất tiếng hò lảnh lót: “Ai ơi chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con!...”. Có lẽ những người bạn lính của tôi cũng như tôi, lần đầu tiên được nghe câu ca dân gian đó, cho nên phản ứng của chúng tôi là đứng như trời trồng!

Ngày hôm sau, tôi hỏi ngay cô chủ nhà (đang ở nhờ): “Chị có biết ai đặt ra câu ca ấy không? Tài thật đấy!”. Chị chủ nhà cười: “Bây giờ chú mới biết à? Câu ca ấy có từ lâu rồi! …Chồng tôi nhập ngũ đã được một năm, giờ đã lên Binh Nhất, tức sáu đồng một tháng, làm sao mà nuôi con? Không những thế còn xin tiền vợ tiêu vặt, mỗi tháng tôi phải gửi cho mười ngàn!...”. Nghe chị chủ nhà nói vậy, tôi chỉ biết…nghe và ngao ngán!

Thấy tôi có vẻ thất vọng, chị chủ nhà cười nói: “Nói là nói thế nhưng chị em chúng tôi rất thích lấy chồng Binh Nhì, bởi Binh Nhì là những anh lính trẻ nhất, vô tư nhất và…đáng yêu nhất!”. Tôi trút một tiếng thở dài, nói: “Thôi, chị khỏi động viên tôi! Tôi rất ghét những lời động viên, an ủi!”. Chị chủ nhà nói ngay: “Chú không tin à? Vậy tôi sẽ gọi cô em tôi tới đây xem chú có tin hay không!”. Và không đợi tôi kịp phản ứng gì, chị chủ nhà đặt đứa con chưa đầy tuổi vào tay tôi rồi đi nhanh hơn làn gió!

Chưa tới năm phút, chị chủ nhà đã trở về cùng với một cô gái khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, hao hao giống chị chủ nhà, chắc đúng là em gái. Cô em gái nhìn tôi bằng ánh mắt lung linh, tôi tưởng như đang nhìn thấy những giọt sương mai. Cô gái nhoẻn miệng cười như chào tôi, tôi tưởng như lạc lối khi nhìn vào đôi môi mọng ướt và hàm răng lóe sáng của cô! …Chị chủ nhà đón lấy đứa con và nói: “Cô Mận em tôi sẽ nói lại cho chú biết con gái có thích lấy chồng Binh Nhì hay không?”. Khi chỉ còn lại tôi và cô gái tên Mận, tôi thật sự lúng túng không biết nói gì, làm gì thì cô Mận nói: “Anh hãy hỏi em rằng cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Tôi làm theo như cái máy, lặp lại nguyên văn câu hỏi: “Cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Cô gái nói ngay: “Có! Anh hãy cưới em đi!”. Vì tôi chưa hề nghĩ tới hai chữ “cưới vợ” nên buột mồm nói: “Làm sao để cưới được em?”. Tức thì cô gái cầm lấy tay tôi nói: “Anh hãy hôn em đi thì sẽ biết làm thế nào!”. Và khi tôi còn đang ngỡ ngàng trước tình huống bất ngờ thì cô gái nép vào ngực tôi rồi bất thình lình hôn túi bụi vào mặt tôi!...

*

Nhờ cô gái tên Mận mà tôi biết giá trị của anh lính Binh Nhì và những niềm vui rất…Binh Nhì! Nhưng chỉ ba ngày sau thì Chính trị viên Đại đội đã cho tôi biết thân phận thực sự của anh lính Binh Nhì là như thế nào!

Trưa hôm ấy, đáng lẽ ngủ trưa như tất cả mọi người thì tôi lại nghe có tiếng gọi thoang thoảng trong gió từ đầu hồi, chỗ để cối xay lúa của chị chủ nhà. Tôi nhẹ nhàng đi ra thì thấy cô Mận đang ngồi cạnh cái cối xay, bên phải là một thúng thóc vàng! Vừa nhìn thấy tôi, Mận ngoắc lại và nói khẽ: “Anh chưa ngủ à? Hôn em đi, nhớ anh quá!”. Binh Nhì chúng tôi là phải biết  “tuân lệnh một cách nhanh chóng và chính xác”, cho nên tôi đã thực hiện “mệnh lệnh” của Mận một cách xuất sắc!...Có lẽ cái hôn của tôi sẽ dài vô tận nếu như Chính trị viên Đại đội không đột ngột xuất hiện! Thì ra CTV đi “kiểm tra” đột xuất khu tân binh chúng tôi! Chính trị viên chưa kịp nói gì thì cô Mận đã đẩy nhẹ tôi ra và nói: “Binh Nhì Thạch! Thừa lệnh Tiểu đội trưởng, tôi ra lệnh cho đồng chí chạy bộ ba mươi vòng quanh nhà!”. Tôi liền hô rõ rồi chạy vút đi khiến CTV ngớ người một lúc! Nhưng chỉ hai phút sau, CTV đã lấy lại bình tĩnh và cười cười rồi nói: “Cô Mận, cô giỏi thật đấy, xứng đáng được đề bạt Tiểu đội trưởng chứ không phải thừa lệnh nữa!”. Lúc đó, tôi chạy được một vòng, khi quay lại nhìn Mận thì cô ra hiệu cho tôi vào trong nhà mà ngủ tiếp, tôi liền nhẹ nhàng chui vào nhà! Vừa vào thì nghe tiếng CTV nói: “Tôi đã biết phong thanh chuyện “luyến ái” của cô với anh lính Binh Nhì vừa rồi! Tôi sẽ kỷ luật anh lính thật nặng vì đã vi phạm lời thề thứ 9 của QĐND VN!”.

 Tiếng cô Mận nói: “Thôi, tôi xin CTV, là tại tôi cả, tôi thích anh ta! Muốn kỷ luật thì kỷ luật tôi đây này!”. Tiếng CTV: “Ai lại kỷ luật một cô gái xinh đẹp và đáng yêu như cô Mận được!...”. Tiếng cô Mận: “Đừng, buông tôi ra không tôi la lên bây giờ!”. Tiếng CTV: “Cô mà la lên thì tôi sẽ kỷ luật anh chàng Binh Nhì của cô!...”. Tiếng Mận: “Thôi được, tôi chịu thua CTV!...Nhưng bây giờ tôi phải xay lúa, để đến tối, tôi sẽ chiều!”. Tiếng CTV: “Nhớ đấy nhé! Tối đúng bảy giờ, tôi chờ ở trên mặt đê, sẽ ra hiệu bằng đèn pin!”…Có tiếng đổ thóc vào cối xay, rồi tiếng cối xay rào rào, ù ù…Đoán chừng CTV đã đi xa, tôi đi ra đầu hồi thì thấy Mận đang xay lúa, vẻ mặt thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra! Tôi không sao hiểu được tại sao Mận lại đồng ý hẹn CTV, liền tới gần Mận, định hỏi “cho ra lẽ” thì Mận như là đã biết ý nghĩ của tôi, vừa cười vừa nói: “Anh không phải lo cho Mận! CTV không thể “ăn tươi nuốt sống” được Mận đâu!”. Nói xong, Mận lại xay lúa rào rào, ù ù!... Tuy thế, tôi vẫn thấy không yên tâm và nghĩ tối nay sẽ ra mặt đê “chi viện”!

Đúng bảy giờ tối, tôi lặng lẽ đi ra con đê. Trong bóng đêm mờ ảo, con đê như một con trăn khổng lồ! Vừa bước lên mặt đê, tôi đã nhìn thấy có ánh sáng đèn pin nhấp nháy như đánh “Mooc”! Rồi có ánh đèn pin khác đáp lại. Tôi đang băn khoăn không hiểu chuyện gì đã xảy ra thì thấy một mùi hương rất quen thuộc bao phủ quanh người! Thì ra là Mận đã đứng cạnh tôi từ bao giờ. Mận cười rúc rích và nói: “Phen này Kẻ cắp Bà già gặp nhau! Em đã nhường cho Bà Ba Béo “xuất hẹn” với CTV rồi!...Thưởng gì cho em đi chứ?”. Tôi chưa kịp hỏi “Bà Ba Béo” là ai thì như là đã bị lạc trong hương bưởi, hương chanh kỳ ảo!...

*

Đối với số lính tân binh sinh viên chúng tôi lúc đó, có một vấn đề đặc biệt “nghiêm trọng” là chữ “Đói”. Sau ba tháng ở nơi sơ tán, ăn không đủ no (bữa nào cũng chỉ có lưng cơm và chậu canh măng lõng bõng…) nên ai cũng “gày đen như quỷ đói” và ghẻ lở đầy người (do lạ nước - ở nơi sơ tán toàn tắm suối). Vì thế, khi được Bộ đội nuôi, chữ “Đói” đã hạn chế cơ bản. Tuy nhiên, do đều đang ở “tuổi ăn” nên với chế độ ăn uống có “khẩu phần” của quân đội, không phải là được ăn “căng rốn”. Sáu người một mâm, một chậu cơm không phải là đầy có ngọn, nếu nhanh tay thì sới được ba lần, còn chậm chạp thì chỉ có hai lần mà thôi! Mỗi lần ăn cơm, chúng tôi xếp thành hàng, một Trung sĩ Trực ban của Đại đội đứng chỉ huy, đếm đúng sáu người thì ngắt ra, đi tới chỗ có ba cái bàn để nhận sáu suất ăn gồm một chậu cơm, một chậu canh và một cái khay có nhiều ngăn đựng thức ăn mặn. Chỗ ăn không có bàn ghế gì, chỉ là một bãi đất trống cạnh nhà bếp của Đại đội, lính ta chỉ việc “hạ thổ” rồi ăn uống rào rào. Nhìn cảnh gần một trăm lính tân binh ăn uống ồn ào trên bãi đất, tôi thật…ngao ngán! Vì thế, không như mọi người đến giờ ăn là nhanh chân đi trước, xếp hàng đầu để sớm được thỏa mãn cơn đói, tôi và Thao (cùng ở một nhà) thường đứng ở cuối hàng, chờ cho “bãi ăn” (chứ không phải “Nhà ăn”) vãn người, mới túc tắc đến nhận suất ăn và thong thả ngồi nhai và…ngẫm sự đời! Cái sự “Ngẫm sự đời” này đã giúp tôi phát hiện ra một điều thú vị: Thì ra cái câu thành ngữ “Ăn uống đi trước, lội nước đi sau” chỉ đúng ở vế thứ hai!

Tức là những người nhận cơm trước chỉ được gần đủ định lượng, vì người phát cơm luôn lo sẽ bị thiếu ở phía sau, cho nên luôn để chừa lại một số lượng “dự phòng”, hoặc giả có thêm “khách đột xuất” (mà thời chiến thì chuyện này thường xảy ra). Vì thế, khi chúng tôi đến nhận suất cơm thì đã là nhóm người ăn cuối cùng, mà nhìn vào “Kho lương” thì thấy còn ê hề! Vì thế, các anh nuôi sau khi “trách yêu” rằng “Làm gì mà đi ăn muộn thế?” đã xúc cho khá là nặng tay! Lúc đó thường là chỉ còn ba, bốn người, chưa đủ một mâm sáu, nhưng chúng tôi được nhận phần cơm còn nhiều hơn cả mâm sáu lúc mới bắt đầu bữa ăn! Mỗi lần bưng cơm canh về một chỗ cao ráo, sạch sẽ nhất của “Bãi ăn”, Thao lại tủm tỉm cười nói: “Chúng ta là trâu chậm uống nước đục! Có lẽ phải sửa chữ “Đục” thành chữ “Đậm”!” Tôi lại bảo: “Khỏi phải sửa, bởi chữ “Đục” ấy rất hay, “Đục nước béo cò”! Thao lại cười hồn nhiên: “Ờ nhỉ!...”.

Một lần, chỉ có tôi và Thao là người ăn sau cùng trên “bãi ăn” thì thấy có hai đứa bé, đứa chị gần mười tuổi, thằng em khoảng năm, sáu tuổi, quần áo rách rưới, cứ đứng ở góc sân nhìn chúng tôi ăn. Đứa em hai lần định nhào tới chỗ chúng tôi nhưng đều bị chị nó kéo lại. Thấy vậy, tôi nói với Thao: “Đem cho hai chị em chúng nó hai bát cơm, cho hết cả thịt vào!”. Thao nhất trí ngay, dùng hai cái bát sắt của chúng tôi, xới đầy bát, đem lại cho hai chị em. Hai đứa nhận hai bát cơm thì đi ngay!... Ăn xong, chúng tôi còn lại giúp mấy người Anh nuôi thu dọn “Chiến trường”. Thượng sĩ Sùng, Tiểu đội trưởng nuôi quân thấy chúng tôi làm động tác “Binh vận” như thế thì thích lắm, cười hở hết hàm răng bàn cuốc, nói: “Người ta cứ bảo đám học trò các cậu lười nhác nhưng hóa ra không phải! Hôm nay mà hai cậu rửa hết cho tớ đống khay chậu này thì sẽ có phần thưởng xứng đáng!”. Đương nhiên là chúng tôi rửa hết, chỉ mất khoảng nửa giờ, mà cũng không phải vì “phần thưởng” như Thượng sĩ Sùng đã hứa mà chỉ là làm cho biết Anh nuôi là thế nào!...

Khi chúng tôi về đến nhà thì thấy hai chị em hai đứa bé ban nãy đứng chờ ở góc sân, tay cầm hai cái bát sắt. Thì ra chúng đợi trả chúng tôi hai cái bát sắt (đó cũng là một “vũ khí” quan trọng của người lính, vì mỗi ngày phải dùng tới ba lần sáng, trưa và chiều tối). Chị chủ nhà bước ra sân nói: “Chúng nó chờ các chú gần nửa giờ rồi đấy. Bảo cứ đưa chị trả giùm nhưng nhất định không chịu, đòi phải gặp hai chú để cám ơn!”. Đứa chị nói lí nhí cái gì mà tôi nghe không rõ, nhưng trong lòng dâng lên một cảm giác kỳ lạ, như là …muốn khóc, bởi nhìn kỹ mới thấy đứa chị thật xanh xao, gày gò, hai cánh tay như hai cuống lá đu đủ!...Thì ra chúng là hàng xóm của chị chủ nhà. Bố mẹ chúng đều bệnh tật liên miên nên nhà rất nghèo túng và chúng thường xuyên bị đói! Sau khi nghe chuyện hai đứa bé hàng xóm, Thao cũng xúc động lắm, nói với tôi: “Từ hôm nhận năm đồng tiền lương Binh Nhì đến giờ, chúng ta chưa tiêu pha gì. Vậy ta nên góp lại thành mười đồng, mua gạo đem cho hai chị em chúng nó!”. Nghe Thao nói mà tôi lại muốn… khóc (tôi vốn là đứa trẻ dễ mềm lòng từ khi thường bị bố phạt…nhịn đói!). Tờ năm đồng ấy tôi vẫn cất dưới đáy ba-lô, định giữ làm kỷ niệm của anh lính Binh Nhì, nhưng giờ thỉ kỷ niệm về những đứa bé đói rét này còn quan trọng hơn nhiều!...

Nói là làm, chúng tôi gộp hai tờ năm đồng lại, đi tới ngay nhà bếp Đại đội, tìm gặp Thượng sỹ Sùng. Lúc đó, Thượng sỹ Sùng đang ngồi uống trà cùng với ba Anh nuôi nữa. Khi nghe chúng tôi nói ý định muốn dùng mười đồng lương Binh Nhì của hai người mua gạo giúp gia đình hai đứa bé nghèo đói, Thượng sỹ Sùng nhìn chúng tôi lừ lừ rồi nói: “Cất ngay mười đồng Binh Nhì đó đi! Chẳng lẽ lão Thượng sỹ tái ngũ (nhập ngũ lần thứ hai) này lại để các cậu qua mặt như thế!”. Nói rồi Thượng sỹ Sùng bảo một Anh nuôi ngồi cạnh: “Cậu đi cân cho hai anh Binh Nhì này mười ký gạo, ghi vào người nhận là Thượng sỹ Sùng!”… Khi đã cầm mười ký gạo trên tay, tôi vẫn chưa tin nổi câu chuyện lại “Kết thúc có hậu” như thế!...

*

Những ngày tháng huấn luyện Tân binh trôi qua nhanh vun vút, nhưng thực ra nó chuyển động với vận tốc không đổi, tôi thấy nó nhanh bởi ngày nào tôi cũng vạch một vạch phấn lên cái cột nhà ngay sát chỗ giường ngủ. Khi tôi vừa vạch xong vạch phấn thứ hai mươi, thì lại có cảm giác tràn ngập trong mùi hương chanh, hương bưởi kỳ ảo. Quả nhiên là Mận đã tới từ bao giờ, cảm giác không bao giờ đánh lừa chúng ta!...Tôi nói với Mận: “Chúng ta quen nhau đã mười bảy ngày rồi, đúng bằng số tuổi của Mận! Vậy phải “Liên hoan” ăn mừng đi chứ!’. Mận cười nói: “Lúc nào Mận cũng sẵn sàng “Liên hoan” với anh!”. Những lúc “nói chuyện” như thế này, tôi thường cảm thấy thiếu vốn ngôn từ vô cùng! Thì lại là lúc Mận “gỡ thế bí” cho tôi, bảo tôi đừng nói gì cả, và thế là chúng tôi cùng bay vào một thế giới thật kỳ lạ, có đủ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông!... Sau này, khi tôi biết đến câu nói nổi tiếng “Khởi thủy là hành động” của nhà viết kịch bậc thầy Gớt thì tôi nghĩ ngay tới cô gái quê tên Mận: Mận mà được học hành đàng hoàng thì chắc chắn chẳng thua gì tác giả Phaux-tơ này!...

Đợt huấn luyện Tân binh của chúng tôi chỉ kéo dài đúng ba mươi ngày. Ngày kết thúc khóa huấn luyện Tân binh, tôi bị xếp hạng chót vì có hai môn không đạt: đó là đi đều bước và thuộc lòng mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tôi cũng không hiểu sao, khi bước đi một mình, tôi bước rất đúng nhịp hô của người chỉ huy, nhưng khi đứng vào trong hàng ngũ, thì chân tôi cứ bị lạc nhịp! Còn chuyện vì sao không thuộc lòng được mười lời thề, cho đến bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên với chính mình bởi bao nhiêu công thức, định lý, tiên đề Toán học rất khó nhớ đã khiến cho hầu hết người đi học phải đau đầu, thì tôi lại nhớ rất nhanh, và còn thuộc lòng cho đến tận bây giờ, còn mười lời thề ngắn gọn như thế tại sao lại không nhớ nổi?

Sài Gòn, 12-12-2009

Đ.N.T
(Theo Bản tác giả gửi NBĐ)
Tin liên quan:
“Đả Long bào - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (17.09.2012 20:29)
Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (27.05.2012 21:58)
Thượng Kinh ký sự (Hay là Ba lần tới Thủ đô) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (21.05.2012 20:02)
Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (16.05.2012 21:08)
Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch (18.04.2012 01:09)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Nguồn: nguoibanduong.net

Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
Vài nét về tác giả: Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày: 19 -5 - 1948. Quê: Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976 . Đã kinh qua: Bộ đội Rađa, Giáo viên, Cán bộ nghiên cứu Viện Văn học, Biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Báo Lao động Xã hội, Phụ trách Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ GiaLai - Kon Tum, v.v... Viết nhiều thể loại: Phê bình Tiểu luận, Truyện ngắn, Thơ. Sách đã in: Quà tặng tuổi Hai mươi (Tập truyện ngắn - NXB Công an Nhân dân: Bản in năm 1994 gồm 8 truyện; Bản in năm 2005 gồm 26 truyện). Hiện sống tại TP.HCM. NBĐ đã đăng một số truyên của tác giả như: Bạn học lớp hai, Lấy vợ xấu. Xin giới thiệu với bạn đọc thêm một truyện khác của nhà văn: Giá một cái hôn. Xem chi tiết

Chuyển đến trang [trước]  123

Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước


1.ĐẢ LONG BÀO

Chuyện xưa, có ông Vua nọ phạm tội phải bị đánh trăm gậy, Vua muốn làm gương cho thiên hạ, nói với Thừa tướng cứ theo phép nước mà làm. Thừa tướng không dám đánh vua, bèn nghĩ ra kế “Đả Long bào”, tức lấy Long bào của Vua ra sai lính đánh trăm gậy. Mọi người ai cũng khen Thừa tướng xử lý giỏi. Lần khác, Vua phạm vào tội đáng chém đầu, sai Thừa tướng cứ làm theo Luật pháp. Thừa tướng sai người làm một con Rồng bằng giấy bồi, sơn son thếp vàng đẹp hơn Rồng thật, rồi sai đao phủ chém đầu con Rồng đó, gọi là “Trảm thủ Rồng”. Ai cũng khen Thừa tướng tài giỏi, Vua thưởng cho tiền bạc, Lụa là không biết bao nhiêu mà kể.

Xem chi tiết

“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…”, biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.

Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
Xem chi tiết

1. Giáo đầu

Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng! Ai dè vừa bước ra cửa, đụng ngay mấy người hàng xóm đang cãi lộn dữ dội, xem chừng muốn chuyển qua đánh lộn! Nhớ lời mẹ dặn lúc còn nhỏ rằng, thấy đám cãi lộn, đánh lộn là phải tránh xa, tôi vội quay trở lại, trèo lên gác… ngồi Thiền!

Xem chi tiết

1. Ngày…tháng …năm

Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy?
Xem chi tiết

I. TUỒNG VÀ CH�?O

1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!...
Xem chi tiết

Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN

Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh.

Xem chi tiết

Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó.
Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Xem chi tiết

Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… Xem chi tiết

BẠN HỌC LỚP BỐN

1.Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn!
Xem chi tiết

CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT

1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ!” Tôi cười bảo: “Mày vẫn hóm như xưa!...Nhưng bây giờ không mấy người coi văn học dân gian là của quý đâu! Dù sao vẫn có người như mày là tao thấy vui rồi!” … Xem chi tiết

Chuyển đến trang 123  [sau]

Tin tức > Đỗ Ngọc Thach - trong nước
Xa Hà Nội hàng ngàn cây số
Mà như đứng giữa năm cửa ô
Giữa góc phố, con đường bóng đổ
Những mái nhà ngói nhỏ lô xô

(Thay lời Đề từ cho chùm thơ về Hà Nội)



Xem chi tiết

1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br /> Xem chi tiết

1.
Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Là học trò mà viết về Thầy giáo của mình, theo lệ thường, là chỉ được viết ngợi ca, còn lại thì đều là bất kính, vô Lễ. Tuy nhiên, vì tôi cũng có hai năm làm Thầy giáo, mà học trò tôi ngày ấy, giờ cũng đã có học vị Tiến sĩ, gặp tôi vẫn lễ phép “Chào Thầy”, vì thế, nếu xét về quan hệ xã hội, thì tôi cũng là Đồng nghiệp với Sư phụ của tôi! Sở dĩ tôi phải “Vòng vo Tam Quốc” chút xíu vì những gì tôi viết về hai Sư phụ của tôi không thể xếp vào thể loại Tụng ca được dù tôi rất muốn như thế!

Xem chi tiết

1. Chuyện của cô Đào

Ông Lê Văn Binh là thương binh chống Pháp. Trong trận đánh đồi A1 ác liệt, anh chiến sĩ Lê Văn Binh chưa tới hai mươi tuổi, bị một viên đạn của quân địch đục một lỗ ở trán rồi chui vào đầu từ lúc nào không hay biết, khiến anh bất tỉnh. Những chiến sĩ cứu thương đưa anh về tuyến sau, nghĩ là anh đã chết, liền đưa anh tới một nhà dân nhờ mai táng. Nhưng đúng lúc gia chủ đào huyệt cho anh thì anh tỉnh lại…
Xem chi tiết

Mỗi khi mùa hạ tới, tôi lại nhớ đến nhà thơ Henric Hainơ với bài thơ Trong tháng năm kỳ diệu: Trong tháng năm kỳ diệu / Khi mầm cây nẩy ra /Trong tim tôi cảm thấy / Tình yêu bỗng nở hoa. / Trong tháng năm kỳ diệu / Run rẩy tiếng chim ca / Với bạn tình tôi gửi / Những nỗi niềm thiết tha.Không phải ngẫu nhiên mà với nhà thơ Henric Hainơ mùa hạ lại kỳ diệu như vậy và cũng như vậy, tôi thấy mùa hạ thật kỳ diệu bởi mùa hạ đó, tôi đã gặp em…
Xem chi tiết

Tôi bắt đầu viết báo từ thời còn là sinh viên nhưng chỉ là nổi hứng thì viết và chỉ mới biết báo chí ở sản phẩm “giấy trắng mực đen” chứ chưa biết gì về nghề báo, tức để có tờ báo “giấy trắng mực đen” đó, người ta đã phải làm những gì, tức qui trình làm báo từ A tới Z. Từ khi về “làm việc” ở Viện Văn học, tôi đọc báo nhiều hơn và cũng tích cực viết báo hơn bởi đã có ý thức hơn về nhuận bút, một khoản thu nhập không nhỏ đối với đồng lương “khổ hạnh” của đời “ăn lương” Nhà nước, mặc dù nhuận bút cũng “mỏng manh” như tờ giấy báo mà thôi
Xem chi tiết

Xuân Đào cắt thịt

Chuyện xưa có nàng Xuân Đào hiếu thảo, nhà nghèo, mẹ già lại ốm đau mà không có tiền mua thịt cho mẹ ăn, liền cắt thịt trên cánh tay nấu cháo cho mẹ ăn.

Xem chi tiết

1. Pha trộn thể loại

Có một nhà văn chuyên viết văn xuôi và một nhà thơ chuyên viết thơ tự do, cùng nhau đi thực tế cơ sở ở một làng quê vùng sâu vùng xa. Cảnh vật ở đây sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Nhưng con người ở đây thì thưa vắng như lá mùa thu, hai nhà văn-thơ kia tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy có một cô thôn nữ tạm “sạch nước cản” có thể làm “chất xúc tác” cho cảm hứng sáng tạo, tức làm người tình trong quá trình “thai nghén” tác phẩm, tức cả nhà văn và nhà thơ cùng sở hữu chung một người tình.
Xem chi tiết

BA LẦN THOÁT HIỂM
Năm 1961, tôi học lớp Năm ở trường Phổ thông cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, thị xã Thái Nguyên, nay là Thành phố Thái Nguyên. Tính đến nay (năm 2011) là đã chẵn 50 năm. Số bạn học cùng tôi ở lớp Năm hồi đó, suốt 50 năm qua tôi chưa hề gặp lại người nào. Những tưởng đó chỉ còn là ký ức xa mờ thì thật diệu kỳ, trong dịp lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 vừa rồi, tôi đã bất ngờ gặp lại không chỉ một mà tới ba người bạn học cùng lớp Năm từ hồi năm 1961 đó. Có cuộc hội ngộ không tiền khoáng hậu này bởi mấy người bạn học của tôi đã đứng ra tổ chức một buổi họp lớp “Bạn học thời cởi truồng”. Xem chi tiết

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2010 đã trao giải “Thành tựu trọn đời về Thơ” cho Tuyển thơ Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam hợp tác xuất bản, H.2010) của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ (1948-1988). Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (2010) với hơn 100 thi phẩm có thể xem như tuyển tập thơ Lưu Quang Vũ đầy đủ, công phu và kỹ lưỡng nhất cho đến thời điểm này. Tuyển tập thơ sẽ đem lại cho độc giả hình dung khá toàn diện về hành trình thơ Lưu Quang Vũ, nơi mỗi chặng đường đều in dấu những suy nghĩ, xúc cảm sâu đậm của tác giả và ghi dấu nhiều biến động của lịch sử, xã hội trong những thập niên cuối của thế kỷ 20.
Xem chi tiết

Chuyển đến trang [trước]  123  [sau]
http://farm7.static.flickr.com/6089/6098697997_ea881d6647.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét