Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Ký ức Hà Nội; Anh hùng đoán giữa trần ai - Đỗ Ngọc Thạch

Thứ bảy, ngày 06 tháng bảy năm 2013

truyện ngắn đỗ ngọc thạch - trich: Ký ức Hà Nội; Anh hùng đoán giữa trần ai



Áo dài trắng / thiếu nữ Hà Nội
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net 
- Trích: Ký ức Hà Nội; Anh hùng đoán giữa trần ai





 



 Đường Văn:: 
Ba ngày liền, anh Thanh nhận được hơn chục lá thư, chắc của bạn bè trong lớp học cũ. Từ ngày thứ 5 trở đi, thư ít dần và cuối cùng thì chỉ còn lại một lá thư của cô gái có tên là Ánh Nguyệt (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 04/03/2009. Lần đọc: 976 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Thị xã này cũng như bao thị xã tỉnh lẻ khác, có một quán nước trà nhỏ nép mình dưới một bóng cây đa cổ thụ bên con đường ra bến xe liên tỉnh. Chủ quán nước trà là một người đàn bà có khuôn mặt phúc hậu, ngoài sáu mươi tuổi. (ĐỖ NGỌC THẠCH ) - Ngày đăng: 01/03/2009. Lần đọc: 1189 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Không biết vụ kiện cáo này sẽ đi tới đâu nhưng đêm nào tôi cũng bị câu nói của Miền trở đi trở lại bên tai: “Anh và tất cả mọi người sẽ không ai hiểu nổi tôi và Diễm Lan đâu. Nếu chúng tôi thua kiện nhà tỷ phú đó, tôi sẽ cho ông ta một băng AK vào đầu ! Anh biết vì sao không?(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 28/02/2009. Lần đọc: 1278 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Hứa Tam Giang cùng tiểu đội trắc thủ ra đa với tôi gần một năm .Sau khi Trung đoàn gọi đi học về kỹ thuật rađa nhưng lại hoãn, bèn giữ tôi ở lại Trung đoàn bộ làm giáo viên văn hóa, thế là tôi xa anh bạn Hứa Tam Giang từ đó. Cuối năm l970 tôi trở về trường tiếp tục đời sinh viên…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 25/02/2009. Lần đọc: 1663 . Cập nhật bởi: DiepAnh




Tôi và Rơmah Tơ đi lang thang hồi lâu trong rừng mặc cho bàn chân chỉ huy cái đầu. Chúng tôi đến trước thác Ya Li từ lúc nào. Nhìn dòng nước tung bọt trắng xóa, mù mịt cả một vùng rừng xanh ngút ngàn, tôi đoán Hiên có lẽ đã được Thần Bến nước của anh ta mang đi... Ngày đăng: 13/03/2009. Lần đọc: 1551 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Ông Kha móc túi túi lấy ra gói tiền, đưa cho cô gái một nửa rồi định đạp xe đi. Nhưng cô gái cứ nắm chặt lấy tay ông, khiến ông phải đứng xuống hè đường. Cô gái dắt xe dựa vào gốc cây đoạn kéo ông vào khuất phía trong.. - Ngày đăng: 13/03/2009. Lần đọc: 1067 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Tôi đang cặm cụi làm cái việc mà B.B đã giao cho thì bất ngờ nhận được tin bố tôi đột ngột qua đời. Tôi phải bay ra Hà Nội chịu tang bố. Trong dịp này, tôi gặp lại một người bạn học cũ hiện đang dạy ở một trường đại học. Tôi khoe chuyện làm báo với B.B thì người bạn nãy rũ ra cười, chảy cả nước mắt (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch) Ngày đăng: 10/03/2009. Lần đọc: 1205 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Đã quá canh ba, quang cảnh ngôi miếu cổ im ắng, tịnh không một tiếng động nhỏ, chắc là ông già đã ngủ say. Tuyết bèn bò như rắn vào phòng, giơ dao chém vào cổ ông già. Không biết ngủ hay thức, nhưng ông già vẫn nằm yên không nhúc nhích - Ngày đăng: 07/03/2009. Lần đọc: 1168 . Cập nhật bởi: DiepAnh
H’Thi như sực tỉnh, cô không nói gì, lao vút đi, thoắt cái đã biến vào màu xanh ngút mắt ! Tôi lao theo H’Thi, nhưng chạy được vài bước thì vướng phải sợi dây rừng ngã bật trở lại, khắp người đau ê ẩm. Tôi gượng đau, đứng dậy tính đuổi theo H’Thi nhưng cô đã mất hút sau màu xanh của rừng - Ngày đăng: 07/03/2009. Lần đọc: 1437 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Nó có tên tuổi, có bố mẹ như bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng bây giờ người ta chẳng cần biết gốc gác, lai lịch của nó như thế nào mà chỉ cần biết nó là thằng Khoèo, bởi nó khoèo rõ ràng: cái đầu to với khuôn mặt méo mó dị dạng lúc thì như văng lên trời, lúc lại như muốn rơi bịch xuống đất (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 05/03/2009. Lần đọc: 1349 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Nhung nằm đó, bất động…Tay Nhung đang cầm miếng ngọc bội mà tôi đã tặng Nhung ở Hồ Tây năm xưa… - Ngày đăng: 21/02/2009. Lần đọc: 1387 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 17/02/2009. Lần đọc: 1744 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một kíp trực ban chiến đấu của máy Rađar P. 40 gồm có ba người thì ở vị trí máy số Một là Duy Nhất, ở máy số Hai là Song Nhị và ở máy số Ba là Thanh Ba (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 01/02/2009. Lần đọc: 2721 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Đó là chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn thường ngày bởi những đám mây đen từ chân trời phía tây đang ùn lên, lớn dần, lớn dần…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 29/01/2009. Lần đọc: 2302 . Cập nhật bởi: DiepAnh




Dịu dàng thiếu nữ Hà Nội - Tin180.com (Ảnh 9)



KÝ ỨC HÀ NỘI - Đỗ Ngọc Thạch




Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 


KÝ ỨC  HÀ NỘI

            Tuổi thơ đi rồi mãi mãi lìa xa
              Chẳng còn bao giờ mong trở lại
               Tim vẫn hát điệu vần kh ôn cưỡng lại
               Tình yêu như sao trời mọc trên đầu ta!...
                                             

     Ngay sau ngày giải phóng Thủ đô,  gia đình tôi chuyển về Hà Nội, từ chiến khu. Bố tôi  làm việc ở Bệnh viện quân đội  108 (còn gọi là bệnh viện Đồn Thủy) nuôi cả nhà, gồm mẹ tôi  và năm chị em. Lúc đó, tôi chưa tới mười tuổi nên không thể nhớ lại  được  bố mẹ tôi đã xoay trở ra sao để nuôi  một đàn con chúng tôi ăn học giữa chốn thị thành này. Tôi  cũng không có ý thức gì về sự giàu nghèo vì cho tới lúc này, tôi vẫn chưa biết mặt mũi đồng tiền nó như thế nào !

      Gia đình tôi ở nhờ trong nhà một người bạn học cũ của bố tôi, ở phố Nguyễn Lai Thạch. Chủ nhà nhường toàn bộ phần lầu một , thoáng mát , rộng rãi. Tuy nhiên, chính vì ở trên lầu mà cái cầu thang  đã trở thành mối nguy hiểm thường trực đối với  tôi  : vì không quen đi cầu thang mà mỗi ngày phải lên xuống cái cầu thang ấy hàng chục lần, nên tôi thường bị té ngã đủ kiểu !  Ấy là chưa kể tôi còn thường bị bố tôi đánh lăn từ đầu cầu thang xuống tới chân cầu thang ! (Sau này, tôi không còn oán bố tôi về chuyện này nữa vì tôi  biết rằng bố tôi  là người  tính nóng, mà tôi thì hay làm hỏng việc và thường là không thực hiện đúng những quy định do bố tôi  đặt ra, chẳng hạn như làm vỡ phích nước, khi bố tôi đi làm về mà vẫn chưa nấu cơm xong…).  Nhưng tôi lại phải cảm ơn cái chuyện ngã cầu thang này vì nhờ tôi bị ngã gãy tay mà tôi  đã có một người bạn đặc biệt.
    
Năm đó (1955), tôi đang học lớp Một. Vào năm học được một tháng thì tôi bị ngã cầu thang và phải nghỉ học gần mười ngày. Tới ngày nghỉ thứ ba thì Nhung – lớp trưởng, được cô giáo giao nhiệm vụ đến giúp tôi chép bài và hướng dẫn tôi học, để khỏi bị đứt đoạn. Nhưng cả Nhung và cô giáo đều không biết rằng hồi còn ở chiến khu, tôi đã học xong toàn bộ chương trình lớp Một, vì khi đó, mẹ tôi là cô giáo tiểu học và đã cho tôi học  “dự thính” !  Khi về Hà Nội tôi mới đủ tuổi vào lớp Một nên phải xin vào học lại từ lớp Một. Thật là sự trùng hợp ngẫu nhiên, Nhung cũng đã tự học xong chương trình lớp Một, nhưng là do chị Nhung dạy tại nhà. Thế là việc học bài chuyển thành những buổi đọc truyện thật là thú vị đối với tôi. Nhung nói nhà Nhung có một tủ sách rất lớn được truyền lại từ ông nội Nhung (đã đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn), đến bố Nhung, một bác sĩ đã tốt nghiệp khóa đầu của trường đại học Y – Dược Hà Nội. Chính là nhờ Nhung tôi đã biết thế giới kỳ ảo của truyện Cổ tích, Thần thoại từ Việt Nam, Trung Quốc cho đến An-đec-xen, Grim…
    
Việc Nhung dắt tôi vào thế giới kỳ ảo của Cổ tích, Thần thoại thật là thú vị đối với tôi, nhưng còn thú vị, tuyệt vời hơn là việc Nhung đã tình nguyện là hướng đạo dẫn tôi đi khắp Hà Nội 36 phố phường !
     
Lần đầu tiên, Nhung dẫn tôi đến hồ Hoàn Kiếm và kể cho tôi  nghe chuyện vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Thần Rùa. Trong khi tôi đang mải suy nghĩ xem Thần Rùa đã để thanh gươm ấy ở đâu thì Nhung nói :
      - Giá như khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, Thần Rùa  cũng cho mượn Gươm ấy thì nước ta đã không bị chúng đô hộ gần  một thế kỷ !...
       Tôi nói ngay :
       - Giặc Pháp có nhiều súng đạn, gươm thì làm sao đánh lại ?
       - Ừ nhỉ !... – Nhung nói khẽ và buông một hơi thở nhẹ.
       
Tôi thấy mình như bị một lực vô hình nhấc bổng lên cao rồi ném mạnh xuống hồ. Tôi lặn hụp một hồi thì cảm thấy như là bị chuột rút. Tôi  vẫn còn tỉnh táo để nhận ra một bàn tay nhỏ đã túm tóc tôi kéo vào bờ !...
        Nhung hỏi, sau khi tôi đã trở lại bình thường :
        - Sao bạn lại nhảy xuống hồ ?
        - Tôi định lặn xuống tìm thanh gươm của Thần Rùa ! – Đúng là trong đầu tôi có ý nghĩ như vậy !
        - Trời ơi ! – Nhung tròn mắt nhìn tôi – bạn không biết bơi mà sao lại liều như vậy?
        - Tôi bơi giỏi ấy chứ! – Tôi cười to và nói liền một mạch - Ở quê tôi có sông Thao, tôi đã bơi qua sông rồi bơi trở lại. Đó là chuyện bình thường. Bạn có biết câu “Sông Thao nước đục người đen – Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về” không?Quê tôi đẹp và nên thơ lắm. Nhưng khi được biết câu “Mịt mù khói tỏa ngàn sương – Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ” tôi lại thấy Hà Nôi của bạn chắc là đẹp hơn ?
        
 Không phải đợi lâu, Nhung dẫn tôi đến Hồ Tây. Đứng trước mặt hồ, một cảm giác kỳ lạ dâng trào trong tôi và tôi đã nhảy ào xuống hồ từ lúc nào. Sau khi lặn một hơi, tôi nổi lên và sải tay bơi ra giữa hồ. Được một lát, tôi ngoảnh lại thì thấy Nhung đang đứng yên lặng bên bờ hồ, mắt dõi theo tôi. Bơi được khoảng gần một trăm mét, tôi dừng lại và chợt nghĩ:”Thử lặn  xuống xem có báu vật gì không?”. Thế là tôi lặn một hơi dài. Quả nhiên, không lâu la gì, tôi đã tìm thấy một cái đồng hồ bỏ túi và một miếng ngọc bội. Tôi tặng Nhung  miếng  ngọc bội và giữ lại cái đồng hồ (Nhưng ngay ngày hôm sau, cái đồng hồ đã bị bố tôi tịch thu !). Chúng tôi còn trở lại hồ Tây hai lần nữa, cũng có nhiều chuyện đáng nhớ mãi nhưng chưa thể kể hết ra đây được !...
       
 Tôi ở Hà Nội chưa được một năm, chưa kịp đi xem hết những kỳ quan của Hà Nội thì gia đình tôi chuyển về  Hà Đông (bố tôi được điều động về làm việc ở quân y viện 103). Ở Hà Đông được một năm thì bố tôi lại được điều động  về quân y viện 109 ở Vĩnh Yên. Ở Vĩnh Yên cũng chưa được một năm thì gia đình tôi lại chuyển về Hà Nội (bố tôi đã  chuyển ngành và đang chờ Bộ y tế sắp xếp công tác). Lần này , gia đình tôi ở nhờ một trại chăn nuôi bò sữa vùng ngoại ô, có cái tên rất hay : Lương Yên. Đây là khu lao động, hầu hết là dân nghèo. Vì thế, phòng mạch của bố tuy đông bệnh nhân nhưng thu nhập chỉ vừa đủ sống (đa phần chữa bệnh không lấy tiền). Công việc ở phòng mạch rất nhiều (có đủ các loại bệnh, riêng công việc giải phẫu – chỉ có tiểu phẫu – thì nhiều không ngờ : ngày nào cũng ngót nghét chục ca)  nhưng người làm chỉ có ba : bố tôi, mẹ tôi (đã là y tá) và tôi. Vì tôi bận làm việc như thế cho nên thời gian để gặp Nhung thật là hiếm hoi. Chỉ đến khi Nhung xin chuyển về trường Lương Yên học cùng lớp với tôi (lớp 4), thì chúng tôi mới được gặp nhau thường xuyên – dĩ nhiên ! Những giờ kiểm tra một tiết hoặc cả buổi, chúng tôi chỉ làm bài trong mười phút là xong và nộp bài cho thầy giáo rồi dắt nhau tung tăng khắp phố phường ! Những ngày tháng đó thật là đẹp và có thật nhiều kỷ niệm nhớ đời. Tôi chỉ xin kể ra đây một kỷ niệm “đòn đau nhớ đời” !
       
Lần ấy, khi tôi và Nhung đang đứng xem giới thiệu chương trình kịch mục trước cửa Nhà hát Lớn thì thật bất ngờ, chiếc mô-bi-lét của bố tôi đỗ xịch ngay sát người tôi mới biết  ! Kết  quả là tôi bi một trận đòn “thập tử nhất sinh” cùng với bao lời kết tội của bố tôi, trong những tội đó có một từ mà lần đầu tiên tôi được nghe : luyến ái bất chính ! Khi nghe bố tôi nói như thế, tôi nghĩ : đúng là tôi và Nhung rất thân nhau, rất thích gần nhau, nhưng yêu thì chắc là từ đây tôi sẽ yêu Nhung !
      
Tôi chưa kịp nói với Nhung về những suy nghĩ của mình thì gia đình tôi chuyển lên Thái Nguyên – bố tôi được giao nhiệm vụ làm giám đốc bệnh viện Khu Gang thép Thái Nguyên. Tính lại, chúng tôi chỉ cùng được học bên nhau học kỳ 1 của lớp 4, nhưng bù vào đó, Nhung đã dẫn tôi đi khắp lượt Hà Nội 36 phố phường . Sau này, khi trở lại sống ở Hà Nội lần thứ ba, tôi đã bắt tay vào viết cuốn Hà Nội ký sự, nhưng rồi bỏ dở vì nghĩ có lẽ mình không qua nổi những văn tài đã viết rất hay về Hà Nội như Vũ Bằng, Thạch Lam, Tô Hoài…Lần ra đi này của gia đình tôi cũng thật là cập rập, dĩ nhiên là tôi không thể chia tay với Nhung.Tới Thái, tôi đã viết thư ngay cho Nhung, gửi cả về nhà và địa chỉ lớp học, nhưng dù tôi có gửi thêm gần chục lần nữa, cũng không hề có thư hồi âm của Nhung !...
      
Ở Thái Nguyên được một năm rưỡi, gia đình tôi lại chuyển chỗ ở : đi một mạch từ Thái Nguyên về thành phố biển Hải Phòng ! Bố tôi lại chuyển đổi công tác (chưa phải là lần cuối) : về làm giám đốc Viện điều dưỡng A ở Hải Phòng ! Lúc chiếc xe tải chở gia đình tôi từ Thái Nguyên về qua Hà Nội, chỉ nghỉ có một đêm, tôi muốn đi tìm gặp Nhung nhưng tôi không có một kẽ hở thời gian nào : mẹ tôi đã đẻ thêm ba cậu con trai, từ năm 1955 đến năm 1960, (lúc đó là đầu năm 1961) và việc trông coi ba đứa em nhỏ tôi phải làm gần hết, không khác gì một nhũ mẫu thực thụ ! Không thể diễn tả hết cảm giác của tôi lúc đó : thấy như là Nhung ở rất gần đâu đây mà không gọi được, không tới được !...
      
Thế là lại phải qua đi năm năm nữa tôi mới được gặp lại Nhung. Ấy là lúc tôi học xong lớp mười Phổ thông và có giấy gọi vào khoa Toán trường Đại học Tổng hợp. Nhận được  giấy gọi, tôi đi Hà Nội ngay. Đoạn đường “tang-bo” khá dài (thời gian này – l966, máy bay Mỹ đã tăng cường đánh phá miền Bắc, cầu Phú Lương trên đường số 5 bị hỏng nên tàu hỏa không thể đi qua) nhưng tôi đi như bay, như là có cánh mọc dưới chân như nhân vật Hecmet trong thần thoại Hy Lạp.!  Gặp lại Nhung sau sáu năm xa cách, tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác: Nhung đã là một thiếu nữ 18 tuổi cực kỳ xinh đẹp, không thua kém các hoa hậu thời nay bất kỳ điểm nào ; Nhung cũng tốt nghiệp phổ thông trung học như tôi nhưng với điểm cao tuyệt đối mà bây giờ gọi là Thủ khoa, đặc biệt với môn Toán, suốt 10 năm học phổ thông, Nhung luôn đạt điểm cao nhất ; điều bất ngờ thứ ba gây sốc rất mạnh đối với tôi là Nhung không được gọi vào đại học vì lí lịch : Ông nội là quan lại thời phong kiến, bố là tư sản, có một ông chú đang làm việc trong chính quyền Sài Gòn và một ông chú đang sống ở Pháp !  Tôi không nói được lời nào để an ủi Nhung hay đại loại như vậy, chỉ vò đầu bứt tai và cảm thấy như mình có lỗi ! Nhưng Nhung lại an ủi tôi và tỏ ra rất bình thản (hay đúng là Nhung chỉ tỏ ra bình thản ở bề ngoài ?). Nhung nói nhỏ nhẹ :
       - Bạn nên tới trường ngay đi. Đường xa và bom đạn không biết đâu mà lường ! Tôi sẽ đưa bạn tới tận nơi học !...
        
  Trời ơi ! Nghe Nhung nói mà tôi như sắp òa khóc ! Tôi muốn thời gian ngừng lại, trái đất ngừng quay và tốt nhất là quay ngược lại cái thời Nhung dắt tôi đi lang thang khắp 36 phố phường Hà Nội ! Trong đầu tôi vụt hiện lên nào là Hồ Gươm cổ tích, Hồ Tây bâng khuâng, hồ Thuyền Quang mơ mộng, Ô Quan Chưởng trầm mặc, Ô Đông Mác lầm bụi, Ô Chợ Dừa nhộn nhịp…, nào là những con đường ào ào lá đổ, những hàng cây đào Nhật Tân kiên nhẫn đứng đợi xuân về, nào là cây cầu Long Biên già nua nhưng vẫn cố gồng mình cho đoàn người, đoàn xe qua lại không ngớt…
      
    Cuối cùng thì tôi cũng không thể không đối diện với thực tại : tôi đi học, còn Nhung, Nhung sẽ đi đâu ? làm gì ? Nhung không trả lời tôi mà giục tôi lên đường . Quả là con đường sẽ đi rất xa : Khoa Toán của trường ĐHTH  sơ tán ở tận huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (tôi có duyên nợ gì với Thái Nguyên đây ?). Đi tàu từ thị xã Thái Nguyên đến ga Quán Triều là hết đường sắt, phải đi bộ tiếp đến Đại Từ, và điểm cuối cùng là thôn Đầm Mây – chắc là chỗ chúng tôi học ở tít trên chín tầng mây !...
         
 Suốt quãng đường đi bộ, con đường đồi núi dài hun hút và vắng teo, Nhung hết đọc thơ, bình thơ rồi lại kể chuyện cổ kim đông tây  cho tôi nghe. Tôi không ngờ Nhung đọc thơ và bình thơ thật tuyệt vời, nhất là những bài thơ tình của  Aragon viết tặng Ensa  do  Nhung tự dịch từ nguyên bản tiếng Pháp . Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn thuộc những câu thơ ấy và nó hiện ra trong đầu tôi cùng với hình ảnh Nhung đang đọc lên lúc ấy : “Tất cả những gì về anh nhờ em anh mới biết – Trời đã đứng trưa, ngày cũng sắp qua rồi – hạnh phúc không phải ngọn đèn nơi quán nhỏ - anh cầm tay  em  trong cuộc đời đau khổ -  con người chưa hiểu nghĩa chung đôi…”
       
  Con đường dài hun hút và vắng teo ấy cuối cùng cũng ở sau lưng chúng tôi ! Tôi sợ phải chia tay với Nhung. Một nỗi sợ không có hình hài nhưng nó làm tim tôi như ngừng đập ! Và có lẽ Nhung biết rất rõ điều ấy nên Nhung đã đồng ý để tôi đưa Nhung trở lại thị xã Thái Nguyên. Và rồi cuối cùng, tôi đã đưa Nhung trở lại Hà Nội. Chúng tôi quyết định sẽ đi lang thang khắp Hà Nội một lần nữa, một ngày một đêm, rồi tôi sẽ đi Thái Nguyên, tới huyện Đại Từ và cuối cùng là cái làng Đầm Mây heo hút kia !
        
 Khắp Hà Nội là một không khí sẵn sàng chiến đấu đánh trả bọn “Thần Sấm”, “Con Ma” của  “Không lực Hoa Kỳ”. Trên đường Thanh Niên bên Hồ Tây, nơi có hàng ghế đá và những cây liễu rủ tóc thướt tha – nơi hẹn hò yêu đương của những đôi lứa – sừng sững những khẩu pháo phòng không  đang sẵn sàng nhả đạn bất cứ lúc nào. Trên sân thượng ở các nhà cao tầng, những khẩu súng máy 14,5 li và 12,7 li và cả súng trường CKC cũng đang vươn nòng sẵn sàng chiến đấu !... Một ý nghĩ thoáng vụt đến :tôi muốn đi chiến đấu, tôi sẽ xông pha nơi bom lửa bão đạn, chứ không thể tìm đến một nơi an toàn tít tận cái làng Đầm Mây hẻo lánh trên miền núi rừng kia để mà ngồi học, nhất là Nhung lại không được đi học nữa ! (Ý nghĩ bất chợt ấy chỉ ba tháng sau đã trở thành sự thật !...)
       
 Bấy giờ là tháng Chín – Mùa Thu. Tôi và Nhung cứ đi lòng vòng mà không định rõ rằng sẽ đi đến đâu ? Khi tôi thấy đôi chân mỏi rời thì cũng là lúc chúng tôi đang đứng trước Văn Miếu. Chúng tôi đã đến Văn Miếu nhiều lần vì ông nội Nhung có tên trong tấm bia đá tiến sĩ, mỗi khi nhớ ông nội Nhung lại đến đây…Tôi nói với Nhung :
        - Giá như bây giờ là Mùa Xuân thì hay quá, mình muốn đến nhìn hoa đào đón Mùa Xuân như thế nào ?
       - Mùa Thu Hà Nội có nhiều điều kỳ diệu lắm. Mình có cảm giác rằng chính Mùa Thu đã làm cho Hà Nội đẹp một cách huyền ảo. Vả lại riêng mình, trong bốn mùa ở Hà Nội, mình thích Mùa Thu nhất, bởi Mùa Thu dài nhất, bí ẩn nhất…-  Nhung nói nhỏ.
        - Và buồn nhất – Tôi nói chen ngang – Tiếng Thu là âm thanh buồn vô hạn : “Con nai vàng ngơ ngác – đạp trên lá vàng khô”…
         
Nhung  xác nhận :
        - Đó cũng là một biểu hiện lãng mạn của Mùa Thu, nhưng người ta chìm đắm vào đó nhiều quá, thái quá bất cập. Mình thích Mùa Thu nhất không phải vì Mùa Thu buồn mà vì lẽ khác. Bạn cứ thử nghĩ xem, tại sao chỉ có Thiên Thu mà không có thiên Xuân, thiên hạ, thiên đông ? Thiên Thu (ngàn năm) là một khái niệm thời gian không có giới hạn…Mình cứ bị ám ảnh bởi một câu thơ nói về cái chết của một chú bé lính kèn : “Hỡi người lính kèn nhỏ tuổi – Hãy nằm đây yên giấc ngàn Thu…”  Đó là cái vĩ đại, cái kỳ diệu trong cái bé nhỏ. Loài người tồn tại được là nhờ điều đó !
         
Tôi lờ mờ nhận ra điều gì đó trong suy nghĩ của Nhung, nó như đôi cánh của Thiên Thần đang bay trên thinh không kỳ ảo. Vì cứ mải đuổi theo đôi cánh Thiên Thần ấy mà tôi quên hết những gì định nói với Nhung trong ngày hôm nay. Cuối cùng, tôi lại nói một câu rất vu vơ :
          - Thiên Thu ?  Đúng rồi ! “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”, hồi ở Hải Phòng, vì đánh nhau mà mình bị giam ở đồn công an mất một ngày, đúng là dài bằng cả ngàn năm !
         
 Nhung mỉm cười rồi chợt buông một hơi thở nhẹ và nói :
         - Mình rất muốn được học ở Khoa Toán như bạn, nhưng cái số mình là nó vậy, biết làm sao. Điều mong ước duy nhất của mình lúc này là bạn sẽ học thật tốt, sẽ trở thành một nhà toán học như trước đây chúng mình đã hằng mơ ước. Bạn thắp hương cầu khấn ông nội mình đi, ông sẽ phù hộ độ trì cho bạn…
          Chúng tôi cùng cầu khấn ông nội của Nhung. Tôi nhìn tấm bia  Tiến sĩ mà như thấy cảnh tôi vinh quy bái tổ, N
hung e lệ đón tôi  trong tiếng pháo nổ vạn sắc hồng ! Nhưng, kỳ lạ thay, con Rùa dưới tấm bia như là đang bò đi, mới có vài bước chân mà đã mất hút ! Tôi giật mình nhìn sang Nhung, Nhung vẫn đang lầm rầm khấn điều gì đó ! Tôi không nghe rõ tiếng Nhung vì không hiểu sao tôi nghe thấy tiếng lá rơi rất kỳ lạ, rất to như là tiếng bom nổ ! Và điều đó không sai, máy bay Mỹ đang ném bom ở đâu đó, không xa lắm, tiếng còi báo động của Thành phố vang lên!...
       
Đoạn kết :
         Đoạn kết thật bi thương, nhưng không thể khác đi được ! Tháng Mười năm 1970 tôi được trở về tiếp tục học tại khoa Toán sau bốn năm là lính Ra-đa thuộc lực lượng Phòng không – Không quân. Lúc này, trường Đại học không phải đi sơ tán như hồi tôi mới nhập học nữa. Khoa Toán của tôi học ở khu Thượng Đình. Nói chung là rất tốt, không có gì phải phàn nàn !

        Gặp lại Nhung, chúng tôi đều rất mừng . Tôi thầm cảm phục Nhung đã có bản lĩnh vững vàng để đi qua biến cố lớn của cuộc đời. Nếu là tôi, tôi đã gào thét, đã buông thả và có lẽ sẽ trở thành một kẻ chán đời, bất lực. Trong suốt bốn năm qua, Nhung đã tham gia rất tích cực trong đội cấp cứu cơ động của Thành phố. Với tư chất thông minh bẩm sinh, với sự say mê học hỏi qua tủ sách Y học và sự hướng dẫn nhiệt tình , chu đáo của người bố, kiến thức cũng như thực hành về Y học của Nhung không thua kém bất kỳ một bác sĩ chuyên khoa giỏi nào. Nhung đã cùng đội cấp cứu cơ động cứu sống rất nhiều người trong những đợt oanh tạc liên tục từ ngày này qua ngày khác của máy bay Mỹ  trong cuộc chiến tranh phá hoại mang tính hủy diệt này…Với việc trở lại Khoa Toán của tôi, Nhung đã khiến tôi bất ngờ vô cùng : Nhung tặng tôi toàn bộ số sách giáo trình của bốn năm học của một sinh viên khoa Toán mà tôi sẽ phải dùng đến . Ngày tháng mua sách được ghi ở trang đầu từ năm 1967 đến 1970. Thì ra trong khi tôi đang mất hút ở chiến trường, Nhung đã mua sách theo chương trình và tự học xong toàn bộ. Lúc đưa sách cho tôi, Nhung chỉ nói ngắn gọn :  “Trong thời gian bạn ở chiến trường , mình đã học thay bạn. Giờ bạn đã trở về, trả lại cho bạn đó !” . Tôi không biết nói sao, chỉ biết lao vào những Ma trận kỳ ảo, những Chuỗi số dài vô tận của toán học… Song, một điều bất ngờ đến kinh hoàng , đến nỗi cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa tin là nó đã xảy ra là : trong một lần cứu hai em bé bị nước cuốn trôi ngay sát cầu Long Biên, Nhung đã bị cuốn vào một cái hút nước. Phải mất nửa ngày, hai người thợ lặn mới tìm thấy Nhung !... Đó là ngày l0-l0-1971!...

           …Nhung nằm đó, bất động…Tay Nhung đang cầm miếng ngọc bội mà tôi đã tặng Nhung ở Hồ Tây năm xưa…Tôi vụt nhớ đến  câu thơ có hai chữ “Thiên Thu” mà Nhung đã đọc cho tôi nghe rất nhiều lần: “ Hỡi người lính kèn nhỏ tuổi – Hãy nằm đây an giấc ngàn Thu “…Và tôi đã đọc lên cho Nhung nghe, một lần, hai lần, ba lần, đọc hoài !... 
      Đỗ Ngọc Thạch 

Phongdiep.net


Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

nguồn: phongdiep.net  

Nguyễn Huệ



ANH HÙNG ĐOÁN GIỮA TRẦN AI - Đỗ Ngọc Thạch


Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 


ANH   HÙNG   ĐOÁN  GIỮA  TRẦN  AI   


Tuyết  là kẻ không nhà không cửa lang thang  ở chợ huyện Tuy Viễn . Nói đến “Tuyết Tuy Viễn” thì ở cả phủ Quy Nhơn đều biết.

     Số là thế này : Trong một lần đi tuần về phương Nam của chúa Nguyễn Phúc Khoát, một người vệ sĩ của chúa bỗng phải lòng mê đắm một tỳ thiếp  của quan tuần phủ Quy Nhơn Nguyễn Khắc Tuyên. Người vệ sĩ kia  rủ người  tình đi  trốn, chạy về Tuy Viễn rồi sống với nhau ở đấy. Khi chúa Nguyễn Phúc Khoát đi rồi, tuần phủ  Khắc Tuyên thấy mất người thiếp thì cho bộ hạ truy lùng . Cuối cùng, quan quân cũng tìm thấy đôi tình nhân kia . Nhưng viên tướng cầm đầu toán quân truy lùng thấy người thiếp đã có thai, nghĩ thương tình bèn tha cho và bảo trốn vào rừng lánh nạn, còn bắt người vệ sĩ giải về phủ Quy Nhơn trị tội. Sau người vệ sĩ bị xử chém đầu, còn người thiếp thì được một gia đình người thợ săn ở Tuy Viễn chăm sóc rồi sinh ra Tuyết. Người  thợ săn thấy Tuyết càng lớn càng  thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh  khác thường thì lấy làm mừng lắm, nhận Tuyết làm con và truyền dạy nghề săn bắn cho . Trong những cuộc đi săn, Tuyết  thường chạy bộ đuổi kịp hươu nai, đánh được cả gấu, cọp. Khi ấy Tuyết mới mười sáu tuổi.   

     Một lần, người cha nuôi nói với Tuyết :
  -  Cha thấy con có tướng lạ, sau này ắt làm nên nghiệp lớn !  Nay cha  chỉ là một người thợ săn tầm thường, không giúp gì được cho con. Vậy con hãy đi tìm thầy học đạo, đem tài trí ra giúp đời, không  thể cứ chui lủi mãi trong rừng thế này được !

     Tuyết nói :- Đi đâu bây giờ, thưa cha ?
  Người thợ săn nhìn lên trời hồi lâu rồi nói :
- Hôm qua, cha nằm mơ thấy có một chùm sao lạ xuất hiện trên dãy núi phía An Khê. Chắc là minh chủ đã ra đời ở đấy. Con hãy nghe lời cha, thế nào cũng tìm đến vùng núi An Khê…

      Hai cha con trò chuyện hồi lâu, Tuyết quyến luyến không muốn  chia tay. Thấy vậy, người thợ săn tự đập đầu mình vào gốc cây, phọt óc ra mà chết. Tuyết thất kinh, kêu khóc thảm thiết một hồi rồi mai táng cha nuôi dưới gốc cây, đoạn khăn gói băng rừng ra đi. Đến Tuy Viễn, gặp ngày phiên chợ đông vui tấp nập. Tuyết liền lách đám đông vào thì thấy giữa một bãi đất rộng có hai con ngựa cực đẹp và khỏe đang cắn đá nhau dữ dội, không ai dám vào ngăn cản. Tuyết nhanh nhẹn nhảy vào, hai tay ghìm chặt hàm hai con ngựa trước sự kinh ngạc tột cùng của đám đông. Từ đó, Tuyết nghiễm nhiên trở thành thủ lãnh của giới giang hồ Tuy Viễn.

      Sở trường của Tuyết chỉ là sức khỏe hơn người và nhanh nhẹn không ai bằng. Về võ nghệ, người cha nuôi thợ săn mới luyện cho Tuyết một vài bài roi, quyền, cốt  để chống chọi lại thú dữ. Còn việc sử dụng các loại binh khí nơi chiến trận và binh pháp thì Tuyết chưa biết gì, vả lại, trong giới quần cư tứ chiếng  ở Tuy Viễn này, chẳng mấy người  dùng đến binh khí, mà quan tuần phủ Quy Nhơn cũng ra lệnh rất ngặt cấm dùng binh khí. Mải vui thú với đám bạn bè Tuy Viễn, Tuyết quên cả lời dặn dò của cha nuôi là phải đi tìm thầy học đạo, đến An Khê tìm minh chủ…

       Một hôm, có ông già dẫn theo hai cô gái đến một góc ở chợ Tuy Viễn bày biện đồ nghề múa võ bán thuốc. Đúng là dân mãi võ và chắc là từ xa đến. Ông già tuổi đã ngoài  70, râu rồng , tóc trắng như lông hạc, mắt sáng như sao, phong thái bình thản ung dung, nhẹ nhàng. Hai cô gái tuổi khoảng mười bốn, mười lăm, mười phần xinh đẹp, cầm kiếm đối nhau mà múa, khí lạnh rợn người. Người xem trầm trồ thán phục, chốc chốc lại hò reo hoan hô như sấm…

       Thấy chuyện lạ, Tuyết cầm cây roi lớn, dẫn theo tay chân hơn chục đứa, rẽ đám đông nhảy vào thét lớn :
    - Mấy người quê mùa ở đâu dám tới đây làm rộn thế a ?

      Ông già ngồi yên, hai cô gái vẫn múa gươm như rồng bay phượng múa. Tuyết tức giận cầm roi sấn tới hai cô gái, sử dụng bài roi “Ngũ môn phá trận” tính đánh què chân hai cô gái. Hai cô gái thấy Tuyết múa roi nhảy vào thì cùng cười và nói nhỏ cho Tuyết nghe :  “Đường roi mạnh nhưng còn non lắm !”. Tuyết chưa kịp phản ứng  gì thì đã thấy cây roi của mình bị chặt gãy thành bốn đoạn tung lên không và hai cô gái thu gươm cùng chạy lại đứng yên phía ông già. Tuyết lặng  người đi chốc lát rồi bất thình lình nhảy tới ông già bằng bài thảo bộ “Ngọc trản”,  vung tay đánh thẳng vào mặt ông già. Ông già vẫn ngồi yên, không cử động, mặt vẫn như không . Tuyết  thấy vậy thì hoảng sợ, uất ức tháo lui, tính kế giết chết ông già và bắt sống hai cô gái. Dò la biết được ông già ngụ trong ngôi miếu cổ, đêm xuống, Tuyết giấu con dao lớn trong người nhảy tường vào. Đã quá canh ba, quang cảnh ngôi miếu cổ im ắng, tịnh  không một tiếng động nhỏ, chắc là ông già đã ngủ say. Tuyết bèn bò như rắn vào phòng, giơ dao chém vào  cổ ông già. Không biết ngủ hay thức, nhưng ông già vẫn nằm yên không nhúc  nhích . Tuyết chém liên tiếp mấy nhát nữa thì dao gãy. Sợ hãi tột độ, Tuyết định bỏ chạy thì nghe tiếng ông già chậm rãi nói :

      - Quấy nhiễu giấc ngủ yên tĩnh của ta, sao nhà ngươi lại tàn ác như vậy ? – Rồi cười và phẩy tay đuổi đi .
      Tuyết  liền quỳ xuống đất không nhỏm dậy, xin quay mặt về hướng bắc giữ lễ đệ tử. Nhưng ông già không chịu. Tuyết cầu xin mãi, ông già bèn nói :

      - Ta   không có thuật gì, chỉ hai chữ “lui và nhường”. Tài của người có thể thành đạt, có thể thành  anh hùng ngoài thiên hạ, nhưng phải thay đổi khí chất con người . Tiếc thay !

      Tuyết hết sức nói đã biết hối cải, ông già bấy giờ mới đổi ý thu  nhận làm đệ tử. Tuyết liền bỏ đám đàn em Tuy Viễn mà theo ông già ra đi. Năm năm sau trở về, Tuyết đã có vợ, đó là một trong hai cô gái múa kiếm năm xưa. Cô gái là cháu nội của ông, họ Trần, Trần lão dẫn hai cháu gái lãng du bốn phương tìm người tài để truyền thụ võ nghệ. Được Tuyết, bèn đem cả bí quyết nghề võ dạy cho. Tuyết rất thông minh, thầy chỉ cần dạy một lần là hiểu liền, nhanh chóng nắm được những điều thần diệu của võ thuật. Trần lão còn dạy Tuyết cả binh pháp. Tuyết cũng lĩnh hội nhanh chóng. Trần lão cả mừng, cho gửi rể trong nhà . Ở được một thời gian, Trần lão gọi Tuyết đến nói :

     - Vợ chồng con có thể về được rồi. Những lời ta dạy bảo cẩn thận chớ quên. Nếu gặp được minh chủ, con ắt lập được công trạng .
       Tuyết vâng dạ, đưa vợ về Tuy Viễn, tính ngày tìm đến An Khê. Bọn đàn em cũ ở Tuy Viễn thấy Tuyết về thì mừng lắm, kéo đến  thăm hỏi. Tuyết bảo chúng :
      - Việc làm của bọn ta năm xưa đủ để cho bậc hào kiệt xấu hổ. Nay nên hối cải.
      Bọn đồ đảng hỏi cách hối cải như thế nào ? Tuyết đáp :

      - Ra sức trừ nỗi khổ của dân gian, vì cõi đời mà tiêu diệt nỗi bất bình, nhưng chí nguyện và công  việc đó không phải dễ nói cùng mọi người. Nhưng dẫu sao các ngươi cũng nên đi tìm thầy giỏi mà học, đi tìm việc lương thiện mà làm, ta  cũng vậy, đó là việc hối cải.

      Sau đó, Tuyết dò tìm đường đến An Khê. Tuyết được nghe nói ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã ngầm xây dựng căn cứ và đội ngũ, còn gọi là Tây Sơn thượng đạo, anh hùng hào kiệt  khắp nơi tìm  về đông như hội. Tuyết nóng lòng muốn đi ngay nhưng ngặt nỗi đường  xa núi rừng  cách trở. Đúng lúc đó, Tuyết nghe tin chúa Nguyễn Phúc Khoát lại đi tuần về phương Nam, đang đóng hành dinh ở phủ Quy Nhơn. Tuyết nghĩ : “Đến ra mắt minh chủ cùng các anh hùng hào kiệt, chẳng lẽ lại tay không ? Nay cái thủ cấp của bạo chúa đang gửi tại phủ Quy Nhơn,  đem dâng trong lễ ra mắt là hợp lẽ lắm”. Rồi Tuyết nai nịt gọn gàng, giắt dao bén trong người, nửa đêm đột nhập vào phủ Quy Nhơn. Lọt  vào hành cung của chúa Nguyễn, Tuyết thấy lính canh dày đặc, bèn lẻn ra sau vườn nằm phục. Nơi ấy cạnh chuồng ngựa, nghe tiếng ngựa hí rất hùng tráng khác ngựa thường , biết đấy là giống ngựa hãn huyết, tên là Xích Kỳ, là cống vật của đất Phiên, chúa rất thích nên đi đâu cũng đem theo.Tuyết bèn lẻn vào chuồng ngựa, cầm cương  dắt đi. Lúc đầu, ngựa vùng vằng định chống cự, nhưng dường như nhanh chóng cảm nhận được sức mạnh của người chủ mới, con Xích Kỳ ngoan ngoãn theo. Ra khỏi hành cung, Tuyết nhảy lên phóng một mạch gần sáu trăm dặm đến  địa phận An Khê, trời vẫn chưa sáng rõ !

      Lúc này, để đề phòng sự do thám của quan quân chúa Nguyễn, nghĩa quân Tây Sơn bố trí lực lượng bảo vệ bên ngoài rất ngặt. Tuyết không biết điều đó nên cả người lẫn  ngựa đều bị sa xuống một cái hố bẫy lớn . Thấy vậy, Tuyết hét lớn, thúc mạnh sườn con Xích  Kỳ, vọt lên khỏi miệng hố. Quân mai phục thấy vậy bắn tên nỏ theo rào rào. Tuyết rút  gươm ra múa như chong chóng, tên rơi lả tả.

      Bỗng có tiếng quát lớn, các tay cung nỏ đều lui cả. Rồi một người cao lớn, oai phong lẫm liệt bước ra nói  :
   - Tráng sĩ hãy dừng tay ! Tráng sĩ tên họ chi mà múa bài kiếm  “Long môn” tài tình như vậy ?
     Tuyết vẫn trên ngựa, nói lớn :
  - Ta là Nguyễn Văn Tuyết ở Tuy Viễn đây ! Tại sao các ngươi dám cản đường ta ? Tránh ra để ta đi, không nhiều lời ! 
     Nói rồi Tuyết thúc ngựa lướt  tới, vung gươm nhằm đầu người kia mà chém mạnh . Người kia vẫn đứng nguyên, chỉ giơ đao đỡ nhát chém của Tuyết. Nghe tiếng kim khí chạm nhau rợn người rồi Tuyết thấy chới với, mất đà, té nhào xuống đất, còn thanh gươm thì bay đâu mất ! Người kia thấy vậy  chạy lại đỡ Tuyết dậy mà nói :
    - Tráng sĩ không phải người thường, nếu như kẻ khác thì bị lưỡi đao chém thẳng đứt đôi mặt ra rồi.
    Tuyết quỳ sụp xuống :

    - Tôi có mắt mà không nhìn thấy núi Thái Sơn, tội thật đáng chết. Có phải đại nhân là Hồ Thơm đó không ? Cho Tuyết này được bái kiến !
     Người đó chính là Nguyễn Huệ, đang trên đường đi tuyển mộ quân. Nguyễn Huệ đỡ Tuyết dậy, dắt vào một lều cỏ, tiếp đãi như tình bạn hữu. Tuyết cứ băn khoăn mãi chuyện ngôi thứ, đòi gọi Huệ là Đại vương thì Huệ nói :

    - Anh em ta là người áo vải dựng cờ nghĩa xóa bỏ nỗi bất bình, khổ sở của dân chúng . Đó là cái chí của người anh hùng . Ngươi hẳn là anh hùng, cớ sao lại coi ta như lục  lâm thảo khấu ?
      Tuyết thấy Huệ nói trúng ý nguyện của mình thì chích máu uống  rượu thề, nguyện cùng sống chết. Tuyết muốn dâng con Xích Kỳ cho Nguyễn Huệ, nhưng Huệ nói : 

  • Xích Kỳ là ngựa chiến, ngày đi ngàn dặm. Ngươi thành tâm dâng ta thì ta ban lại cho ngươi cùng đội quân kỵ. Ta muốn có một đội quân tinh nhuệ, thiện chiến. Mới thoạt nhìn thấy nhà ngươi trên lưng con Xích kỳ, ta đã biết là Trời ban cho ta một đại tướng ! Nhà ngươi sẽ là Đô đốc Tuyết !...
Tuyết bái tạ và từ đó ngày đêm chăm lo luyện quân…Dự tính của  Nguyễn Huệ đã thành sự thật : Khi  lên ngôi hoàng đế, Huệ đã phong cho Tuyết chức Đại đô đốc, thống lĩnh đội quân binh mã. Trong những  đợt hành binh thần tốc, đô đốc Tuyết cùng con Xích Kỳ luôn dẫn đầu đoàn quân bách chiến bách  thắng … 
* * *
    Vào một buổi sáng mùa thu năm 1792, đô đốc Tuyết cùng ngựa  Xích Kỳ đi qua vùng An Khê thì bất ngờ cả người lẫn ngựa bị sa hố. Nhìn kỹ, Tuyết nhận ra đây chính là chỗ cái hố bẫy năm xưa khi mới đến An Khê tụ nghĩa. Tuyết thúc ngựa muốn vọt lên khỏi miệng hố nhưng Xích Kỳ chỉ hý vang .Tuyết ôm cổ con ngựa, vừa vuốt ve nó vừa nói :

- Xích Kỳ ! Xích Kỳ ! Ta phải về gặp Chúa công gấp…
     Xích Kỳ hý vang một hồi nữa rồi lấy đà vọt lên, nhưng vừa lên khỏi miệng hố thì nó đổ sụp xuống . Con ngựa đã chết ! Tuyết cả sợ, lấy ngựa của tên lính hầu phóng như bay  !
     Đô đốc Tuyết về đến kinh đô Phú Xuân  đã quá muộn, hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ đã qua đời ! Không thấy Đô đốc Tuyết trong đám tang . Có người nói Tuyết đã cùng hai lính hầu phóng ngựa về An Khê. Lại có người nói rằng một trong hai người lính hầu ấy đã trở về Tuy Viễn kể rằng : Tuyết  phi ngựa đến An Khê, đến cái hố đã chôn con Xích Kỳ, mổ bụng  ngựa rồi chui vào trong, bắt hai tên lính hầu chôn cả người và ngựa xuống cái hố ấy. Sau này, người ta thấy trên nấm mộ Tuyết và con Xích Kỳ mọc lên một thứ cây nom rất lạ : thân cây thẳng tắp, lá đỏ như huyết, có hình lá cờ,  không có gió cũng bay phần  phật … 

An Khê,l986 – TP.HCM,1993-2009

 Đỗ Ngọc Thạch
Phongdiep.net


nguồn: phongdiep.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét