Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Làng tôi xanh bóng tre - Đỗ Ngọc Thạch

Thứ hai, ngày 29 tháng bảy năm 2013

48 truyện ngắn Đ.N.T trên phongdiep.net - trích: Làng tôi xanh bóng tre


503156832 fab1a4c7e2 b Kỹ thuật trồng đào toàn tập
48 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net - trích: Làng tôi xanh bóng tre

 







Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch 
Ông Thanh Long khi còn đang tuổi học trò cũng thường lên núi Voi kiếm củi và khi đi qua bãi tắm Tiên đã bị tiếng hát mê hồn của “Nàng Tiên cá” Thanh Yên quyến rũ. Rồi khi đến tuổi lấy vợ, ông Thanh Long nhất quyết đòi bố mẹ đến làng Yên Khê xin cưới Thanh Yên - Ngày đăng: 25/05/2011. Lần đọc: 2025 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Cái chết của Hà Thi khiến cho tôi quá thất vọng về tương lai. Tôi quyết định cạo trọc đầu để quên chuyện lấy vợ đi và tập trung vào việc viết bài vì muốn được thi nghiên cứu sinh, phải có ít nhất ba bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí Chuyên ngành (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 21/04/2010. Lần đọc: 3157 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Năm năm trôi qua thật nhanh…Tôi chỉ ở trọ nhà ông Hòa hai tháng thì một người quen vợ tôi tới nói: “Tôi có một phòng mạch ở quận 5, định tu sửa lại cho khang trang nhưng chưa đủ tiền.(Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 15/04/2010. Lần đọc: 3521 . Cập nhật bởi: DiepAnh



Ô QUAN CHƯỞNG
Có bốn người thường xuất hiện ở Ô Quan Chưởng, khá đều đặn, ngày ngày, có khi vào buổi sáng, có khi vào lúc xế chiều. Đó là một ông già, khoảng ngoài sáu mươi tuổi, tóc đã bạc trắng nhưng từ khuôn mặt đến dáng người đều thấy rõ sự rắn chắc của người đã kinh qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 30/03/2010. Lần đọc: 2514 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Trần Mai trở thành Băng nhân chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch) Ngày đăng: 23/03/2010. Lần đọc: 2493 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch Ngày đăng: 11/01/2010. Lần đọc: 1410 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Trần Văn Luật được điều về Tổ Trọng án, nhưng là lính mới nên anh chưa được tham gia vào việc phá án mà đang ở thời kỳ tập sự. Việc tập sự này có nhiều hình thức, với Văn Luật là nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã xử và các vụ án còn tồn đọng (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 11/02/2010. Lần đọc: 1264 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Khi đã đạp một mạch để thoát khỏi cái “mùi Hồ Ly” của bà khách, ông Hàn mới thấy hú vía! Ông lại “thả lỏng dây cương” mà đầu óc vẫn chưa ổn định! Chẳng lẽ ngày hôm nay mình lại bị Hồ Ly quấy nhiễu? (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 08/02/2010. Lần đọc: 1151 . Cập nhật bởi: DiepAn

 

Ông thầy Lê Hiền Nhân đã hơn tám mươi tuổi, sức khỏe còn tốt, còn đi lại và làm những việc vặt bình thường, song trí nhớ chỉ còn sáu, bảy phần, lúc nhớ lúc quên, lúc nhớ thì nhớ cả ngày đầu tiên làm thầy giáo như thế nào (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 16/02/2010. Lần đọc: 1089 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Tôi và Rơmah Tơ đi lang thang hồi lâu trong rừng mặc cho bàn chân chỉ huy cái đầu. Chúng tôi đến trước thác Ya Li từ lúc nào. Nhìn dòng nước tung bọt trắng xóa, mù mịt cả một vùng rừng xanh ngút ngàn, tôi đoán Hiên có lẽ đã được Thần Bến nước của anh ta mang đi... Ngày đăng: 13/03/2009. Lần đọc: 1578 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Ông Kha móc túi túi lấy ra gói tiền, đưa cho cô gái một nửa rồi định đạp xe đi. Nhưng cô gái cứ nắm chặt lấy tay ông, khiến ông phải đứng xuống hè đường. Cô gái dắt xe dựa vào gốc cây đoạn kéo ông vào khuất phía trong.. - Ngày đăng: 13/03/2009. Lần đọc: 1079 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Tôi đang cặm cụi làm cái việc mà B.B đã giao cho thì bất ngờ nhận được tin bố tôi đột ngột qua đời. Tôi phải bay ra Hà Nội chịu tang bố. Trong dịp này, tôi gặp lại một người bạn học cũ hiện đang dạy ở một trường đại học. Tôi khoe chuyện làm báo với B.B thì người bạn nãy rũ ra cười, chảy cả nước mắt (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch) Ngày đăng: 10/03/2009. Lần đọc: 1216 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Đã quá canh ba, quang cảnh ngôi miếu cổ im ắng, tịnh không một tiếng động nhỏ, chắc là ông già đã ngủ say. Tuyết bèn bò như rắn vào phòng, giơ dao chém vào cổ ông già. Không biết ngủ hay thức, nhưng ông già vẫn nằm yên không nhúc nhích - Ngày đăng: 07/03/2009. Lần đọc: 1210 . Cập nhật bởi: DiepAnh
H’Thi như sực tỉnh, cô không nói gì, lao vút đi, thoắt cái đã biến vào màu xanh ngút mắt ! Tôi lao theo H’Thi, nhưng chạy được vài bước thì vướng phải sợi dây rừng ngã bật trở lại, khắp người đau ê ẩm. Tôi gượng đau, đứng dậy tính đuổi theo H’Thi nhưng cô đã mất hút sau màu xanh của rừng - Ngày đăng: 07/03/2009. Lần đọc: 1474 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Nó có tên tuổi, có bố mẹ như bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng bây giờ người ta chẳng cần biết gốc gác, lai lịch của nó như thế nào mà chỉ cần biết nó là thằng Khoèo, bởi nó khoèo rõ ràng: cái đầu to với khuôn mặt méo mó dị dạng lúc thì như văng lên trời, lúc lại như muốn rơi bịch xuống đất (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 05/03/2009. Lần đọc: 1367 . Cập nhật bởi: DiepAnh





Ba ngày liền, anh Thanh nhận được hơn chục lá thư, chắc của bạn bè trong lớp học cũ. Từ ngày thứ 5 trở đi, thư ít dần và cuối cùng thì chỉ còn lại một lá thư của cô gái có tên là Ánh Nguyệt (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 04/03/2009. Lần đọc: 998 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Thị xã này cũng như bao thị xã tỉnh lẻ khác, có một quán nước trà nhỏ nép mình dưới một bóng cây đa cổ thụ bên con đường ra bến xe liên tỉnh. Chủ quán nước trà là một người đàn bà có khuôn mặt phúc hậu, ngoài sáu mươi tuổi. (ĐỖ NGỌC THẠCH ) - Ngày đăng: 01/03/2009. Lần đọc: 1209 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Không biết vụ kiện cáo này sẽ đi tới đâu nhưng đêm nào tôi cũng bị câu nói của Miền trở đi trở lại bên tai: “Anh và tất cả mọi người sẽ không ai hiểu nổi tôi và Diễm Lan đâu. Nếu chúng tôi thua kiện nhà tỷ phú đó, tôi sẽ cho ông ta một băng AK vào đầu ! Anh biết vì sao không?(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 28/02/2009. Lần đọc: 1304 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Hứa Tam Giang cùng tiểu đội trắc thủ ra đa với tôi gần một năm .Sau khi Trung đoàn gọi đi học về kỹ thuật rađa nhưng lại hoãn, bèn giữ tôi ở lại Trung đoàn bộ làm giáo viên văn hóa, thế là tôi xa anh bạn Hứa Tam Giang từ đó. Cuối năm l970 tôi trở về trường tiếp tục đời sinh viên…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 25/02/2009. Lần đọc: 1728 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Nhung nằm đó, bất động…Tay Nhung đang cầm miếng ngọc bội mà tôi đã tặng Nhung ở Hồ Tây năm xưa… - Ngày đăng: 21/02/2009. Lần đọc: 1421 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 17/02/2009. Lần đọc: 1778 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Công ty vệ sĩ Tây Sơn nhận được năm hợp đồng lớn của năm chủ đầu tư đến từ năm quốc gia thuộc năm châu lục về năm loại đặc sản của khu vực Tây Nguyên : cao su, cà phê, chè, gỗ và bò. Các chủ đầu tư yêu cầu hai vệ sĩ trong suốt quá trình khảo sát thực địa khoảng một tháng (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 15/02/2009. Lần đọc: 1331 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một kíp trực ban chiến đấu của máy Rađar P. 40 gồm có ba người thì ở vị trí máy số Một là Duy Nhất, ở máy số Hai là Song Nhị và ở máy số Ba là Thanh Ba (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 01/02/2009. Lần đọc: 2787 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Đó là chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Hoàng hôn ập xuống nhanh hơn thường ngày bởi những đám mây đen từ chân trời phía tây đang ùn lên, lớn dần, lớn dần…(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 29/01/2009. Lần đọc: 2368 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Ngay ngày hôm sau, O Việt đã đến các xã lân cận và chỉ sau một ngày, đã huy động được hơn 100 học sinh thiếu niên tới và chỉ sau một ngày làm việc, trận địa Ra-đa của chúng tôi đã hoàn thành, trước thời gian dự kiến hai ngày! Ngày đăng: 08/10/2009. Lần đọc: 1462 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Chuyện Bà Nội dùng tuyệt kỹ của Côn thuật đánh trúng huyệt Bách hội của bốn thằng lính Âu-Phi chưa làm tôi hết thán phục Bà thì lại xảy ra một chuyện cũng ly kỳ không kém.(Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 05/10/2009. Lần đọc: 1113 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Khi người ta không giải thích được nhiều nỗi buồn cùng đến một lúc thì người ta thường trở về với cái nơi người ta đang sống. Vì thế, tôi chỉ ở lại Hà Nội thêm một ngày, đi lang thang khắp nơi, rồi trở về đơn vị…Hương tiễn tôi ra ga (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 02/10/2009. Lần đọc: 1208 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Bà Thiện làm việc ở nhà bếp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh X từ sau ngày Hòa bình ở Miền Bắc, đến năm 1965 là tròn 10 năm. Tính đến lúc đó, bà có một căn hộ ở trong khu tập thể của Bệnh viện, một người chồng là thương binh chống Mỹ và 9 đứa con - Ngày đăng: 16/10/2009. Lần đọc: 1128 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Quan Lãnh binh đứng dậy vái ông ông Bầu Đê và nói: “Xin bái phục!...Thật là bài học ngàn vàng, xin hết sức cảm ơn ông. Tôi về theo đó luyện tập thêm, sang khóa sau xin trình bày lại ông chấm.” Ngày đăng: 13/10/2009. Lần đọc: 1580 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Hôm ấy, gần trưa thì hai cô gái đi tới chỗ căn nhà của Trạm Liên lạc. Nhìn vào thấy có hai anh lính đang đi lại trước cửa căn nhà, cô tên Vân nói: “Ta vào chơi với mấy anh lính này một lúc, xin ngụm nước, khát nước quá!”. Cô tên Sơn nói: “Em cũng mỏi chân rồi! Chúng ta vào chơi lâu lâu nhé!”. Ngày đăng: 28/10/2009. Lần đọc: 1234 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Mùi hương quyến rũ đặc biệt đó mấy ông thầy tướng bảo đó là Quý tướng: Lan nhi chi tự hương! Còn bốn đứa em của Tý thì đều như là hiện thân của Con Giáp mà chúng nó cầm tinh: thằng Sửu thì to khỏe như trâu mộng, ai cũng gọi nó là Trâu Vàng... - Ngày đăng: 25/10/2009. Lần đọc: 1412 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Bảo Bối (B.B), tên khai sinh đầy đủ là Trần Bảo Bối, Tiểu đội trưởng (TĐT) của tôi nhập ngũ năm 1964, trước tôi hai năm. Lính 64 còn là lính thời bình, tiêu chuẩn thể lực rất tốt và được huấn luyện kỹ hơn lính thời chiến chúng tôi Ngày đăng: 20/10/2009. Lần đọc: 1240 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Anh bạn Thời của tôi không theo dõi thời gian bằng lịch. Nhà anh treo rất nhiều lịch, đủ các loại, nhưng anh không bao giờ xé lịch, nếu thỉnh thoảng có xé thì xé cả tệp! Những tờ lịch tháng, lịch năm cũng không thấy khớp với thời gian đang tồn tại! Ngày đăng: 09/11/2009. Lần đọc: 1267 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Ông Hữu Thiết tới tuổi Tam thập nhi lập mới lấy vợ, vợ ông đoản mệnh, đẻ cho ông một thằng con trai thì qua đời. Ông Hữu Thiết cảm thương vợ vô cùng nên đã giữ trọn chữ thủy chung với người vợ đã khuất - Ngày đăng: 04/11/2009. Lần đọc: 1165 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Thầy Mân dạy tôi hồi lớp Mười, còn Thầy Hân dạy tôi hồi Đại học. Thầy Mân chào thầy Hân là Thầy, vì khi học Đại học Ngoại ngữ, thầy Mân cũng học thầy Hân. Như thế, thầy Hân vừa là Thầy của Thầy tôi, tức Sư phụ của Sư phụ, và với tôi thì là Sư phụ, tức tôi gọi thầy Hân là Sư phụ hoặc Sư phụ của Sư phụ đều đúng!... Ngày đăng: 30/10/2009. Lần đọc: 1213 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Lật lại Bản Tự bạch của mình viết khi còn là sinh viên có những điểm chính như:1-Màu yêu thích nhất: màu hồng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Bài ca sư phạm của Makarenko; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: Nhà thơ R.Tagore Ngày đăng: 19/11/2009. Lần đọc: 2294 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Cô gái Tây Hồ đích thực đó ở ngay chỗ đổ dốc từ đường đê Yên Phụ xuống Làng Tây Hồ. Chính vì nhà cô gái ở lưng chừng dốc cho nên dù đi xe đạp hay đi bộ thì cũng khó mà có thể ngó nghiêng bóng hồng cho dù cô có đứng ngay trước cổng(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 02/12/2009. Lần đọc: 1158 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Nhìn bộ dạng lúng túng của hai anh chàng Cửu Vạn (khi đi cõng nước, nước đựng trong cái can bằng sắt, vốn để đựng xăng, loại 20 lít, rất nặng và phải leo lên từng bậc đá …nên “trang phục” phải gọn gàng như Đô Vật, tức chỉ mặc cái quần đùi), cô Sơn Nữ cười rúc rích Ngày đăng: 27/11/2009. Lần đọc: 1370 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải, hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! (Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 13/12/2009. Lần đọc: 1897 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Lớp đào tạo “Đầu bếp” của Bá Cường tiến hành được hai mươi ngày thì lớp Bổ túc văn hóa của tôi mới “Khai giảng”. Các học viên của lớp Bổ túc văn hóa trình độ không đồng đều (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) Ngày đăng: 09/12/2009. Lần đọc: 1369 . Cập nhật bởi: DiepAnh



xíu nữa thì Pháp ngất xỉu khi nhìn cái thân hình người mẫu không đầu và không một mảnh vải ấy cứ đi tới đi lui, đúng lúc Pháp trố mắt, dựng tóc gáy, nổi da gà, há hốc mồm kinh hoàng thì một cái đầu từ từ mọc lên! Điều đặc biệt là cái đầu ướt sũng, tóc lòa xòa che gần kín khuôn mặt! Pháp dụi mắt và mở mắt ra nhìn lại thì tất cả biến mất! (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 21/05/2010. Lần đọc: 1577 . Cập nhật bởi: DiepAnh

 

Tôi có ông bạn già đã qua “Thất thập cổ lai hi” tên gọi Trần Thế Sự. Cái tên ông đã “mặc định” nghề nghiệp của ông: chuyên viên Tuyên huấn - ông giữ nhiệm vụ nói chuyện thời sự từ lúc lãnh tháng lương đầu tiên cho tới lúc nghỉ hưu.( - Ngày đăng: 22/05/2011. Lần đọc: 1976 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Khi tôi đến lò bánh làm việc, ông chủ lò bánh nói: “Lò bánh của chúng ta đang phát triển và đã có “thương hiệu” trên thị trường, vì thế tất cả hãy cố gắng làm thật tốt phần việc được giao. Số người của chúng ta vừa đủ bộ 12 con giáp Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, vì thế mỗi người sẽ mang tên một con giáp, cứ thế mà gọi. - Ngày đăng: 18/05/2011. Lần đọc: 1908 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Lần đầu tiên tôi đi tàu hỏa là vào kỳ nghỉ hè trước khi bước vào năm lớp Mười, tức năm 1965. Hồi đó, gia đình tôi đang ở Hải Phòng, từ năm 1962. Vào những kỳ nghỉ hè trước, mấy chị em tôi thường đi làm “công nhật” tại những nhà máy, xí nghiệp mà bố tôi quen biết các ông giám đốc(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 13/05/2011. Lần đọc: 1998 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Nhìn phong cách rất tự tin của cô gái, tôi định hỏi thêm câu nữa, rằng theo cháu, chú có nên nhận làm cái công việc viết điếu văn hay không? Nhưng tôi không có cơ hội để hỏi vì dường như tất cả đều đang xúm vào cụng li với cô gái! Ngày đăng: 10/05/2011. Lần đọc: 1831 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Khi bốn thằng tới sát người lái xe, tôi đã nhìn thấy rất rõ: ba thằng da mặt nửa đen nửa nâu như người dân tộc, tuy mặc đồng phục kiểm lâm nhưng bộ dạng lớ ngớ, lóng ngóng chứ không oai phong đạo mạo như các chiến sĩ kiểm lâm. ( - Ngày đăng: 08/05/2011. Lần đọc: 2058 . Cập nhật bởi: DiepAnh
 



Tôi và Nàng quen nhau rồi yêu nhau đã 12 tháng, tức chẵn một năm trời, nhưng không hiểu vì sao, lần nào tôi nói tới chuyện kết hôn, Nàng cũng nói: “Chưa được! …Em không muốn mối tình tuyệt đẹp của chúng ta kết thúc nhanh như thế!”. Tôi bảo: “Sao em lại nói là kết thúc? Ngày đăng: 18/11/2011. Lần đọc: 843 . Cập nhật bởi: DiepAnh



Nhà dưỡng lão Thanh Bình do hai vợ chồng nhà doanh nghiệp Lê Văn Thanh và Võ Hòa Bình lập ra từ khi có phong trào “Đổi mới tư duy” năm 1986. Cơ sở vật chất của nhà dưỡng lão hiện nay rất khang trang, nhưng không phải xây mới ngay từ đầu mà được cải tạo, nâng cấp dần từ một cơ sở cũ của một bệnh viện tâm thần loại nhỏ - Ngày đăng: 01/06/2011. Lần đọc: 2180 . Cập nhật bởi: DiepAnh

Sáng ngày Rằm tháng Giêng, Vi Vi cùng cô bạn cùng lớp đi chơi Vũng Tàu, nói là ngày hôm sau sẽ trở về. Nhưng đã hết ngày 16, vợ chồng ông Trần chờ mãi mà không thấy cô con gái về, gọi vào máy điện thoại di động của Vi Vi thì chỉ có câu “…không liên lạc được!”. (Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 06/03/2010. Lần đọc: 2473 . Cập nhật bởi: DiepAnh





Thực ra bà chủ nhà trọ, có cái tên rất đẹp là Thiên Hà, đã "tái xuất giang hồ” trăm phần trăm, có nghĩa là bà đã trở lại ngôi vị Tú Bà với Nhà hàng Bồng Lai. Việc bà mối mai Liễu cho ông chủ tịch Phường Ngày đăng: 16/04/2011. Lần đọc: 3470 . Cập nhật bởi: DiepAnh
Mãi đến "Nửa đêm giờ Tý canh ba”, những người khách cuối cùng mới khật khưỡng rời khỏi nhà hàng Bồng Lai- một nơi du hý của những khách VIP, ẩn sâu trong một con hẻm sâu hun hút. Ngày đăng: 16/04/2011. Lần đọc: 3541 . Cập nhật bởi: DiepAnh


Hoa mận nở trắng vùng Tây Bắc - Tin180.com (Ảnh 3)
48 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net - trích: Làng tôi xanh bóng tre




LÀNG TÔI XANH BÓNG TRE - Đỗ Ngọc Thạch

LÀNG TÔI XANH BÓNG TRE

Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

Làng Yên Khê là một vùng bán sơn địa, tuy nhỏ nhưng phong cảnh thật ngoạn mục: có núi Voi phục cao gần một ngàn mét, in hình trên nền trời xanh, nhìn xa xa như một con voi đang phủ phục. Từ núi voi, một dòng suối nhỏ chảy lượn lờ như một dải lụa mềm qua một khu đồi thấp chỉ có cây sim, cây mua lúp súp. Dòng suối nhỏ lúc nào cũng yên bình và trong xanh nên người ta đặt tên cho nó là Yên Khê. Suối Yên Khê uốn lượn được khoảng ba cây số thì chảy vào một cái đầm lớn gọi là đầm Vạc, bởi ở đây chỉ có con cò con vạc. Bên kia đầm Vạc là xã Thanh Thủy…

Khởi thủy, làng Yên Khê là khu đồi hoang sơ, chỉ là nơi dừng chân nghỉ ngơi tắm rửa của những người tiều phu từ Thanh Thủy tới núi Voi kiếm củi. Con suối Yên Khê không ngờ có một bãi tắm rất đẹp: lòng suối mở rộng, nước sâu tới ngực và trong vắt, nhìn tới đáy thấy những viên đá cuội trắng như ngọc trai. Người ta nói đó là bãi tắm Tiên, xưa kia các Nàng Tiên thường tới đây tắm và nô đùa cả buổi. Thời nay, chưa ai nhìn thấy các Nàng Tiên tắm nhưng cái tên bãi tắm Tiên thì vẫn còn. Có một số cô gái ở Thanh Thủy tin là nếu tắm ở bãi tắm Tiên thì sẽ được đẹp như Tiên nên thi thoảng cũng rủ nhau đi núi Voi kiếm củi để rồi tới bãi tắm Tiên. Quả nhiên, sau mỗi lần tắm ở bãi tắm Tiên, các cô gái Thanh Thủy đều thấy mình đẹp hơn, da dẻ trắng ngần…

Vào thời Minh Mạng (*) nhà Nguyễn, ở Thanh Thủy, nhà kia có hai chị em sinh đôi, chị tên Hiền, em tên Hậu, đều thuộc loại đẹp người, đẹp nết nhưng không hiểu sao cả hai chị em đều bị chứng bệnh ngớ ngẩn, càng lớn bệnh càng nặng, nhất là khi hai chị em qua tuổi thập tam. Và sau vài lần đi tắm ở bãi tắm Tiên về, cái bụng của cả hai chị em cứ lớn dần. Bởi vì mắc chứng bệnh ngớ ngẩn nên cả hai chị em đều không thể nói ra được kẻ nào đã làm cho họ mang hoang thai. Các bô lão nói với bà Tình, mẹ của hai chị em: “Cứ theo lệ làng thì hai chị em đều sẽ bị làng phạt vạ, nhưng các bô lão thương tình người bị bệnh ngớ ngẩn nên không phạt vạ mà chỉ bị “đi đầy”: Làng sẽ làm cho hai chị em một căn nhà nhỏ dưới chân núi Voi để tới đó mà sinh nở!”. Ngày mãn nguyệt khai hoa, chỉ có bà Tình, người mẹ của hai chị em tới chăm sóc hai người mẹ trẻ rồi bà cũng ở lại với con và hai đứa cháu gái. Năm người giới tính nữ đó chính là năm người đầu tiên của làng Yên Khê… Một thời gian sau, người ta thấy có khá nhiều người đến chân núi Voi phục cư ngụ, mà những tốp người đầu tiên đến họ đều vốn là nghĩa quân của Phan Bá Vành trôi dạt tới. Chính những người này đã bao bọc, che chở cho năm người giới tính nữ đầu tiên của làng Yên Khê. Khi chính quyền mới được thiết lập, tức năm 1945, thì hai người con của hai bà Hiền và Hậu đã trăm tuổi, để lại ba thế hệ con cháu nữa mà bà Thanh Yên, sinh năm 1946, là thế hệ thứ năm…
*
Làng Yên Khê bây giờ trở nên sầm uất vì nó đã trở thành khu du lịch sinh thái liên hoàn với Đầm Vạc: du khách sau khi chơi thuyền trên Đầm Vạc sẽ được du ngoạn ngắm cảnh suối Yên Khê đẹp như Bồng Lai Tiên cảnh rồi được chơi trò “Tắm Tiên” ở bãi tắm Tiên. Tất nhiên có rất nhiều các “Nàng Tiên” chân dài cùng nô đùa trong dòng nước trong vắt nhìn thấy đáy. Dọc theo con suối Yên Khê và dưới chân núi Voi phục, người ta xây những nhà nghỉ kiểu biệt thự nhỏ, không lúc nào vắng khách…

Cách chân núi Voi phục khoảng năm cây số về phía Nam, có một xóm nhỏ gọi là xóm Ngẩn Ngơ. Gọi là xóm Ngẩn Ngơ vì cư dân của xóm này toàn là những người bị bệnh ngớ ngẩn, vốn là con cháu của năm người giới tính nữ đầu tiên ở chân núi Voi phục. Tuy nhiên, không hiểu sao, con gái của cái xóm nhỏ này lại đều xinh đẹp như Tiên nữ giáng trần khiến ai mới thoạt nhìn cũng đều ngẩn ngơ hàng giờ. Có lẽ cái tên xóm Ngẩn Ngơ hình thành là do cái lý do này. Những người ở xóm Ngẩn Ngơ vốn cư ngụ ngay dưới chân núi Voi phục, nhưng khi qui hoạch khu du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê, người ta đã “giải tỏa - đền bù” và vận động tất cả di dời đến vị trí bây giờ, tức ở phía Nam, cách chân núi Voi phục năm cây số. Có một điều kỳ lạ là khi xóm Ngẩn Ngơ hình thành, bỗng xuất hiện một dòng suối nhỏ chảy từ núi Voi phục tới xóm Ngẩn Ngơ. Dòng suối này ngày càng lớn và không khác gì dòng suối Yên Khê, nơi ở cũ của những người xóm Ngẩn Ngơ. Vì thế người ta gọi dòng suối mới này là Nam Yên Khê. Và điều kỳ lạ nữa đang xảy ra từng ngày là dòng suối Yên Khê cũ có vẻ như đang nhỏ dần, có vẻ như nó đang muốn biến mất để nhập vào dòng suối Nam Yên Khê?
Cho đến thế hệ bà Thanh Yên thì dường như bệnh ngớ ngẩn của con cháu bà Hiền, bà Hậu đã thuyên giảm rất nhiều. Bà Thanh Yên tuy không học hết bậc học phổ thông trung học vì vẫn mắc chứng bệnh “nhớ trước quên sau”, nhưng bà có những năng khiếu bẩm sinh tức cầm kỳ thi họa cái gì cũng giỏi. Hẳn là bà Thanh Yên được thừa hưởng những tài hoa ấy từ người ông nội, một nhà Nho tài tử trong đám nghĩa quân của Phan Bá Vành ngày xưa. Trong những nét tài hoa của bà Thanh Yên thì đặc biệt hơn cả là tài hội họa và thanh nhạc: khi bà cầm bút vẽ thì không khác gì danh họa nổi tiếng thời xưa. Chỉ qua lời kể của các bậc tiền nhân mà bà Thanh Yên đã vẽ được một bộ tranh từ năm người đầu tiên của làng Yên Khê cho đến những người đang sống. Không chỉ vẽ người, bà Thanh Yên còn vẽ được một bộ tranh về làng Yên Khê từ thuở khai sinh cho đến hôm nay. Nhìn vào bộ tranh của bà Thanh Yên, người ta đã viết lại được rất đầy đủ câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê”. Và người viết lại được câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê” chính là một chàng trai ở xã Thanh Thủy, bên kia Đầm Vạc, tên là Thanh Long, tức chồng bà Thanh Yên bây giờ.

Về năng khiếu thanh nhạc, bà Thanh Yên có một giọng ca trời phú và chỉ nghe ca sĩ nào đó hát một lần, bà có thể hát lại không sai một nốt nhạc và điều bất ngờ là giọng hát của bà truyền cảm hơn rất nhiều, cứ như là nhạc sĩ sáng tác ra bài hát đó là chỉ để riêng cho bà hát mà thôi! Điều đặc biệt là bà rất hay hát và hát rất hay cả bốn bài hát cùng có tên là Làng tôi (**), đặc biệt là hai bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Chung Quân. Mỗi khi bà hát bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao, người ta như nghe thấy tiếng chuông nhà thờ đang ngân rung trên thinh không:
Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung 
Đời đang vui đồng quê yêu dấu 
Bóng cau với con thuyền, một giòng sông. 
Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn. 
Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tan hoang. 

Chiều khi quân Pháp qua
Chiều vắng tiếng chuông ngân, phá tan nhà thờ xưa. 
Làng tôi theo đoàn quân du kích, 
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa. 
Bao căm hờn từ xa quê nhà, rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa. 
Từ xa quê trông lớp cây già, làng quê còn thấy buồn đau. 

Ngày diệt quân Pháp tan, 
Là lúc tiếng chuông ngân, tiếng chuông nhà thờ rung. 
Làng tôi theo đoàn quân chiến thắng, đánh tan lũ quân thù về làng xưa. 
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu, cùng lập chiến lũy đào hào sâu. 
Giặc chưa tan chiến đấu không thôi, đồng quê chào đón ngày mai.
(Làng tôi - Văn Cao)

Còn khi bà Thanh Yên hát bài Làng tôi của Chung Quân, người ta như thấy mọi cảnh vật của làng mình hiện ra ngay trước mắt, sống động biết bao và cũng u buồn tới mức muốn khóc:
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng
Nhưng than ôi có một chiều thu lá thu rơi
Có một chiều thu lá thu rơi
Ôm súng chiều quê tôi thầm mơ bóng ngày về
Mơ trong bóng ngày về
Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương
(Làng tôi - Chung Quân)
*
Ông Thanh Long khi còn đang tuổi học trò cũng thường lên núi Voi kiếm củi và khi đi qua bãi tắm Tiên đã bị tiếng hát mê hồn của “Nàng Tiên cá” Thanh Yên quyến rũ. Rồi khi đến tuổi lấy vợ, ông Thanh Long nhất quyết đòi bố mẹ đến làng Yên Khê xin cưới Thanh Yên. Nhưng cả bố và mẹ ông Thanh Long đều không đồng ý cho ông cưới cô gái ngớ ngẩn… cho đến khi ông đem về cho song thân hai bức tranh chân dung của chính hai người do Thanh Yên vẽ chỉ qua lời kể của ông Thanh Long thì hai ông bà mới bái phục tài “cô gái ngớ ngẩn” và đồng ý cho Thanh Long cưới Thanh Yên! Sau khi cưới Thanh Yên, chàng Thanh Long tới làng Yên Khê ở rể và đã hoàn chỉnh câu chuyện “Sự tích làng Yên Khê”. Tới khi những người qui hoạch khu du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê muốn đẩy tất cả những người ngớ ngẩn ở làng Yên Khê đi khỏi chân núi Voi tới năm cây số, tức xóm Ngẩn Ngơ bây giờ, chàng rể Thanh Long lúc này tuy đã là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng cũng không thể làm gì để cứu vãn tình thế bị di dời! Mặc dù đầy ấm ức, nhưng Thanh Long cũng đành ngậm đắng nuốt cay cùng vợ và những người ngớ ngẩn về nơi “tái định cư” ở xóm Ngẩn Ngơ!
*
Tuy đã phải về định cư ở xóm Ngẩn Ngơ, nhưng chàng rể Thanh Long vẫn ngày đêm âm thầm điều tra cái công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê và chàng đã thu thập được khá nhiều bằng chứng về hoạt động buôn bán bất hợp pháp, nhất là hoạt động đánh bạc và “kinh doanh thân xác phụ nữ”, thậm chí không chỉ phạm vi trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Một năm rồi hai năm trôi qua, Thanh Long đã hoàn chỉnh hồ sơ tố cáo Công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê và quyết định giao nộp cho một người cán bộ lãnh đạo đứng thứ hai của tỉnh, dưới một người trên vạn người, cũng là người đồng hương ở xã Thanh Thủy. Người này nhận hồ sơ và hẹn ba ngày sau sẽ gặp lại rồi cho câu trả lời. Thanh Long mừng thầm ra về và bàn với các bô lão về dự án xây dựng kinh tế trang trại tại Làng Yên Khê sau khi đuổi cổ được cái công ty du lịch sinh thái trá hình kia và cùng nhau “trở lại cố đô”!

Nhưng, niềm hi vọng của Thanh Long chỉ tồn tại được đúng ba ngày. Tới ngày hẹn, người cán bộ lãnh đạo đứng thứ hai của tỉnh cho gọi Thanh Long vào phòng làm việc và nói liền một mạch, như là không muốn cho người nghe chen ngang: “Chúng tôi đã cho người đi thẩm tra hoạt động kinh doanh của công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê, họ làm ăn rất tốt, đóng thuế đầy đủ và nộp ngân sách cao nhất trong tỉnh, lại còn đứng đầu tỉnh về công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng và những người có công đang gặp khó khăn. Nếu như họ mà biết anh là tác giả của cái hồ sơ tố cáo này, họ sẽ kiện anh tội vu khống, lúc đó không ai có thể cứu anh được. Vì thế, coi như chưa hề có chuyện tố cáo này… Nhân đây, tỉnh muốn giao cho anh với tư cách một nhà khoa học, đọc duyệt bản thảo một cuốn sách về địa chí của tỉnh mà chủ yếu là về phần viết về vùng đất Thanh Thủy quê ta, trong đó Làng Yên Khê như là một điểm sáng văn hóa và tiềm năng làm kinh tế du lịch!”.

Ông Thanh Long biết là chưa thể nói gì thêm về cái vụ làm ăn phi pháp của Công ty du lịch sinh thái Đầm Vạc - Yên Khê nên vội nhận lời đọc cái cuốn địa chí kia, vì nó sẽ liên quan nhiều đến cái nghề sưu tầm văn hóa dân gian của ông. Nhưng khi đọc đến phần nói về “Lịch sử ra đời và phát triển của Làng Yên Khê” thì ông kinh ngạc tột độ bởi trong đó không hề có một chữ nào nói về những người lập làng là năm người giới tính nữ mà lại dựng đứng lên rằng những người đầu tiên khai sinh ra Làng Yên Khê này là những người hát Ả đào, hay còn gọi là hát cô đầu và khẳng định rằng làng Yên Khê là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát Ca Trù, vì thế bây giờ cần phục hồi và phát huy truyền thống đó!

*
Tính từ sau khi bàn với các bô lão về dự án làm kinh tế trang trại rồi lên gặp lãnh đạo tỉnh trở về, người dân xóm Ngẩn Ngơ không hiểu vì sao chàng rể Thanh Long, tức nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Long bỗng trở nên có biểu hiện của căn bệnh ngơ ngẩn nặng nhất xóm Ngẩn Ngơ. Mấy bô lão đã được Thanh Long mời bàn bạc về chuyện kinh tế trang trại, mỗi lần nhìn thấy người vợ của Thanh Long là Thanh Yên thì đều xúm lại hỏi nhưng chỉ nhận được những lời ca tha thiết mà u buồn của bài hát Làng tôi:
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng…

Sài Gòn, tháng 5-2011
Đỗ Ngọc Thạch
----
Chú thích:
(*) Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791-1841), tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của nhà Nguyễn. Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu.
Minh Mạng được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.
(**) Hai bài Làng tôi khác là của Nhạc sĩ Hồ Bắc và Lê Việt.



Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

Nguồn: phongdiep.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét