- Trích: Nhà văn và Lịch sử
35 bài PB&TL của Đ.N.T trên VCV:
Đệ Nhất Danh Tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (tiểu luận)
Đệ Nhị Danh Tác: Thủy Hử Truyện (tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Lê Đạt- 1 (tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Lê Đạt- 2 (tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp (tiểu luận)
Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu (tiểu luận)
Ca Trù – Nơi Gặp Gỡ Giai Nhân, Tài Tử (dân gian)
Liêu Trai Chí Dị - Nơi Ma Tốt, Người Xấu (tiểu luận)
Mùa Mưa Đọc Lại Vũ Trung Tùy Bút (tiểu luận)
Ngự Sử Văn Đàn Phan Khôi (tiểu luận)
Nguyễn Khuyến - Mơ Màng Cuộc Thế Cũng Cầm Bằng 1 (tiểu luận)
Nguyễn Khuyến - Mơ Màng Cuộc Thế Cũng Cầm Bằng 2 (tiểu luận)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Nhà Văn Và Lịch Sử (phê bình)
Phê bình văn học - Tứ bề thọ địch (tiểu luận)
Sử Thánh Tư Mã Thiên Và Sử Ký 1 (tiểu luận)
Sử Thánh Tư Mã Thiên Và Sử Ký 2 (tiểu luận)
Sartre Và Văn Học. 1 (tiểu luận)
Sartre Và Văn Học. 2 (tiểu luận)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Tản Đà - Thi Sĩ Của Hai Thế Kỷ (tiểu luận)
Tây Du Ký – Đệ tam danh tác (tiểu luận)
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 1 (tiểu luận)
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 2 (tiểu luận)
Thi Pháp Học – Lịch Sử Và Vấn Đề (tiểu luận)
Truyền Kỳ Mạn Lục – Thiên Cổ Kỳ Bút (tiểu luận)
Vũ Đình Liên - Ông Đồ Vẫn Ngồi Đấy (chân dung)
Vũ Bằng và Nghệ Thuật Viết Chân Dung Văn Học (tiểu luận)
Xuân Sách Và Tập Thơ Chân Dung Nhà Văn (tiểu luận)
Xuân Sách Và Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2) (tiểu luận)
Trích đăng: Nhà Văn Và Lịch Sử
Phê bình | ||||||||
Nhà Văn Và Lịch Sử Đỗ Ngọc Thạch | ||||||||
(Đọc tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy, Nhà xuất bản Văn Học, 2005)
Có
một đại văn hào nói ở đâu đó rằng: Chính nhà văn chứ không phải ai
khác, mới là người viết sử thật của cuộc đời. Câu nói này không hề hạ
thấp nhà sử học mà nó nhằm lưu ý chúng ta rằng, với trí tưởng tượng mạnh
mẽ (đặc trưng cơ bản của năng lực sáng tạo nghệ thuật của nhà văn),
phải là nhà văn chứ không phải là nhà sử học, mới có thể tái hiện một
cách chân thực và sống động những tiến trình lịch sử vốn luôn luôn bị
che đậy, dấu kín (bí sử) dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của bất kỳ
quốc gia nào.
Câu
nói vừa dẫn trên dù đã có từ rất lâu nhưng đến nay vẫn đúng và vẫn như
là rất mới, nó như một tiên đề trong toán học. Song, không phải nhà văn
nào cũng lĩnh hội được đầy đủ và sâu sắc ý tưởng tuyệt hay đó. Và thế là
khi viết tiểu thuyết lịch sử, hầu hết các nhà văn chỉ làm cái việc đơn
giản là kể lại lịch sử theo các tài liệu lịch sử của sử gia đã được công
bố (chính sử). Cách làm này thường gọi là minh họa lịch sử và thật đáng
tiếc là nó lại được khuyến khích với lý do cần có nhiều tác phẩm ca
ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc. Có một số nhà văn đã không đi theo xu
hướng anh hùng ca đó mà soi rọi vào những tầng ẩn sâu của lịch sử thì
lập tức “gặp rắc rối” mà điển hình là tác phẩm Nguyễn Trãi ở Đông Quan
của Nguyễn Đình Thi!...
Đây
là một vấn đề phức tạp chưa dễ gì có được những kiến giải thực sự khoa
học. Trong quá trình chờ đợi “hạ hồi phân giải” vấn đề lớn nhà văn và
lịch sử này, tôi thấy vẫn có những nhà văn đầy tâm huyết với lịch sử dân
tộc, nhất là với những sự kiện lịch sử, nhân
vật lịch sử còn có nhiều nghi vấn. Một trong số đó là Hà Văn Thùy với
tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ. Đây là một hướng đi đầy nhọc nhằn,
trắc trở mà tác giả đã cho là cực khó, không phải ai cũng thành công.
Song, với lòng ưu thời mẫn thế và khát vọng sáng tạo mạnh mẽ, Hà Văn
Thùy đã chọn cho mình con đường cực khó này. Đó chính là điều thu hút
người đọc đầu tiên – người đọc là công chúng văn học đích thực.
Trong Lời tựa
đầu sách, tác giả đã dẫn ra một định nghĩa về lịch sử rằng: “Lịch sử là
những văn bản do sử gia viết rồi sau đó không ngừng được viết lại” và
khẳng định trường hợp Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ rất đúng với định
nghĩa đó. Và tác giả đã viết lại hai nhân vật lịch sử này bằng tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ với quan niệm rõ ràng được dùng làm lời đề
từ cho tác phẩm: “Nhà Văn, trong ý nghĩa nguyên sơ của từ này, chính là
lương tri của dân tộc của thời đại, có nhiệm vụ giải mã tấm gương câm
lặng của lịch sử để đưa ánh sáng rọi chiếu con đường đi tới cho dân
tộc”. Đây là quan niệm đúng và không hề đại ngôn và nó càng cho ta thấy
rõ hơn tại sao đi theo hướng này lại cực khó đối với nhà văn. Nhà văn cố
gắng giải mã lịch sử. Đến lượt mình, nhà Phê bình giải mã tác phẩm của
nhà văn. Như thế nhà Phê bình đã phải hai lần giải mã – “Giải mã sự giải
mã”: Vừa phải làm “nổ tung văn bản” – Tác phẩm văn học, vừa phải thẩm
định sự giải mã lịch sử của nhà văn.
Đây
là công việc cực khó đối với nhà phê bình văn học. Vì thế, ở bài viết
này tôi chỉ xin đưa ra những cảm nhận có tính ngẫu hứng với tư cách của
một công chúng văn học, còn những thao tác chi tiết, bài bản của cái
việc giải mã cực khó đó, xin nhường các nhà phê bình văn học chuyên
nghiệp …
*
Trước hết, cần phải nói rằng tác giả của tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ
đã có xuất phát điểm đúng. Hai nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi và Nguyễn
Thị Lộ là đề tài lớn và không hề vơi cạn của sáng tạo nghệ thuật về đề
tài lịch sử. Mối tình đã trở thành truyền thuyết của Nguyễn Trãi và cô
nàng bán chiếu Nguyễn Thị Lộ từ lâu đã là thiên tình sử tuyệt đẹp trong
nếp cảm, nếp nghĩ của công chúng. Và vụ án Trại Vải (Lệ chi viên) từ lâu
đã được xem là thiên cổ kỳ án. Đó là lợi thế có sẵn của nhà văn khi
khai thác đề tài. Song, nếu nhà văn chỉ viết theo kiểu “minh họa lịch
sử” thì không thể vượt qua được nhà chép sử hạng xoàng. Điều đáng chú ý ở
tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ là tác giả đã chọn nhân vật trung tâm
là cô nàng bán chiếu xinh đẹp tài hoa và thiên tình sử Nguyễn Trãi –
Nguyễn Thị Lộ được đan cài với một thiên tình sử khác lâu nay chưa được
chú ý là tình yêu của Nguyễn Thị Lộ với vua Lê Thái Tông. Thoạt nhìn, ta
có cảm giác là tác giả bị sa vào cái “mô-típ” mối tình tay ba cũ mèm
trong văn chương từ cổ chí kim. Nhưng tác giả đã “giải mã” mối tình tay
ba này bằng một cảm quan nghệ thuật vừa có sự cháy bỏng của con tim vừa
có sự tỉnh táo của lý trí. Việc thể hiện những xung đột nội tâm trong
Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ ở mối tình tay ba này đã được tác giả chú
trọng và có sự “giải mã” khá thuyết phục.
Với
Nguyễn Trãi là sự xử thế của một đại Nho chuẩn mực. Thật khó xử cho
Nguyễn Trãi khi phải vừa giữ được tình yêu với Thị Lộ, vừa giữ được đạo
quân – thần vừa giữ được chí lớn
của một bậc đại Nho. Tác giả đã cho ta thấy được những suy tư của
Nguyễn Trãi từ khi để Thị Lộ vào cung: …”Khi để nàng vào cung, ông chỉ
có nỗi buồn là xa nàng. Nhưng trong cái thế bất khả kháng ấy, ông cũng
thấy lóe lên tia hy vọng: ở trong cung, nàng có thể làm được việc ích
nước lợi dân”(trang.169). Chính tư tưởng “Lấy đại cuộc làm trọng” đã
giúp Nguyễn Trãi vượt qua những “cú sốc” dữ dội khi biết Thị Lộ đã “dan
díu” với nhà vua trẻ, đã “…phản bội ông…đã đánh một đòn chí tử vào lòng
tự hào và sĩ diện của ông” (tr.170). Và cuối cùng là cách xử thế không
thể khác của Nguyễn Trãi trong “mối tình tay ba” này: “Trong hoàn cảnh
éo le bất khả kháng của mình, ông tìm ra cách ứng xử riêng. Giữ mối tình
cảm tốt đẹp với nàng, ông bày vẽ cho nàng giúp nhà vua làm những việc
hữu ích” (tr.172). Và những lời ông nói với Thị Lộ thật là chân tình,
thật là…Nguyễn Trãi: “Ta đã qua những ngày tủi nhục những ngày khổ đau.
Nhưng rồi ta nghĩ ra: nàng còn trẻ, còn cần được yêu đương. Mà một người
như Nguyên Long cũng đáng để
nàng yêu lắm! Ta phải cảm ơn tình yêu nàng dành cho Nguyên Long. Chính
tình yêu của nàng đã biến chàng thiếu niên Nguyên Long thành Thái Tông
hoàng đế anh minh”(tr.224).
Và
lời nói của nhà vua về Nguyễn Trãi là sự cảm phục: “Nguyễn Trãi thật
lớn. Ông yêu nàng biết bao nhiêu. Chính vì vậy mà ông chịu hy sinh vì
hạnh phúc của nàng. Trẫm càng trọng Nguyễn Trãi vì đã biết hi sinh cho
nghĩa lớn” (tr.224). Xưa nay, đạt được sự “tâm phục, khẩu phục” ở những
bậc quân vương thường rất hiếm hoi, nhất là trong “Chuyện Ái tình”.
Với
Nguyễn Thị Lộ, đó là những cảm xúc rất “Nữ tính” khi nàng đang tuổi hồi
xuân và đứng trước những tình huống chỉ có thể làm theo “Mệnh lệnh của
con Tim”: “Còn Thị Lộ, như người từ tận cùng thất vọng, như kẻ từ dưới
vực sâu được vớt lên, đã trải qua mọi tai họa, đã thấm tới
cùng
kỳ lý của cuộc đời, không còn gì lo lắng, không còn gì ngăn cách, nàng
cũng hết lòng buông thả cho tình yêu được hoàn toàn tự do, hoàn toàn
giải phóng. Bấy lâu nay, nhờ Tình yêu của Nguyên Long, nàng phát hiện ra
sự đam mê mãnh liệt của mình. Nàng hiểu rằng, nếu không gặp chàng trai
trẻ này, những đam mê đó chắc sẽ lụi tàn và nàng nhanh chóng già đi
trong vai người đàn bà đoan chính” (tr.225). Và giá trị thẩm mỹ của hình
tượng nhân vật càng được đẩy lên cao, tới tận cùng khi tình yêu cuồng
nhiệt của Thị Lộ, tình yêu mới được giải phóng đó đã gặp phải bi kịch
đẫm máu là cái chết đột ngột của nhà vua trẻ sau cuộc giao hoan với Thị
Lộ, tức “Vụ án Lệ chi viên” (tr.228). Một lần nữa, vụ án “Lệ chi viên”
lại được tác giả Hà Văn Thùy “giải mã” bằng tình yêu cuồng nhiệt của Thị Lộ và Thái Tông hoàng đế!
Cái
kết cục đầy bi kịch của mối tình tay ba đó là kỳ án Trại Vải. Sự giải
mã lịch sử của tác giả có đạt được thành công hay không và sự thành công
tới mức nào như vừa nói trên, cần phải chờ sự phán xét của công chúng
văn học, sự kiểm chứng của thời gian bởi công chúng văn học luôn là vị
quan tòa công minh nhất và mỗi thời kỳ, tác phẩm văn học lại được phán
xét ở một giác độ khác!
*
Điều đáng ghi nhận nữa ở tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ
là nhân vật Nguyễn Trãi tuy không phải là nhân vật chủ đề, nhân vật
trung tâm của cuốn tiểu thuyết nhưng hình ảnh nhà thơ, nhà văn hóa, nhà
chính trị Nguyễn Trãi hiện ra thật sinh động, sắc nét. Nếu như có ai đó
viết cuốn tiểu thuyết khác lấy “đích danh” là Nguyễn Trãi thì cũng có thể nói trước rằng cuốn tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ
này cũng không hề thua kém gì trong việc khắc họa hình tượng nhân vật
Nguyễn Trãi. Nói cách khác, nếu muốn đọc tiểu thuyết về Nguyễn Trãi thì
hãy tìm đọc tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ! Nói vậy cũng không đến nỗi
quá đáng lắm, bởi trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ, hễ có thời cơ, có
dịp là tác giả lại giành để nói về văn, thơ của Nguyễn Trãi. Chẳng hạn
như trong một cuộc viếng thăm của nhà vua tới nhà Nguyễn Trãi ở Côn Sơn,
khi đi dạo trong vườn, tác giả đã giới thiệu và kiến giải thỏa đáng với
bạn đọc một bài thơ nhỏ nhưng rất hay của Nguyễn Trãi mà một dạo các
nhà thơ, nhà nghiên cứu đã tốn khá nhiều giấy bút để tranh luận về ý
nghĩa của bài thơ Cây chuối này:
“Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín.
Gió nơi đâu gượng mở xem”.
*
Đề
tài lịch sử luôn luôn là một sự hấp dẫn kỳ lạ đối với nhà văn. Bởi lịch
sử luôn tồn đọng những bí ẩn không thể “giải mã” một cách dễ dàng.
Chính vì thế, đề tài lịch sử luôn luôn là một sự thách đố lớn đối với
nhà văn. Hy vọng tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thùy đã đáp
ứng được phần nào nhu cầu “giải mã” lịch sử của công chúng văn học và
chúng tôi tin rằng sẽ còn những “giải mã lịch sử” khác về nhân vật
Nguyễn Thị Lộ sau cuốn tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ này./.
Sài Gòn, tháng 6-2010
|
||||||||
Đỗ Ngọc Thạch | ||||||||
|
||||||||
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét