Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net


http://phongdiep.net/images/chandung/thu%20vien/do%20ngoc%20thach.jpg

 ĐỖ NGỌC THẠCH

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net - Trích:
Bác Sĩ Pháp Y

Tìm Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net

dongocthach18 viết ngày 20/10/2011 |  Có 0 bình luận |  600 lượt xem


  1. ĐỖ NGỌC THẠCHĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9 ... Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ... Gió se lạnh làm đung đưa ánh đèn thưa thớt trên những con đường đổ dốc mờ ảo. ...
    www.phongdiep.net/ default.asp? action=article&ID=6455 - 97k - Bộ nhớ cache
  2. Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch. Một mình lưỡng lự canh chầy, ... Tôi tính thế này, cô cứ ở trên tàu này với tôi một thời gian, nếu chúng ta hợp ...
    phongdiep.net/ default.asp? action=article&ID=12567 - 118k - Bộ nhớ cache
  3. Đỗ Ngọc Thạch đã dám sòng phẳng với độc giả - tức với người đời – khi sử dụng ba ... làng phongdiep.net" củaĐỗ Ngọc Thạch tôi thấy nó kém cạnh hơn hai truyện trên...
    www.trieuxuan.info/ ?pg=tpdetail&id=1699&catid=6&fid=0 - 64k - Bộ nhớ cache
  4. Giá một cái hôn - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch ... Lúc ngồi trên xe đi Bảo Lộc rồi, ông vẫn không quên được "... Đ.N.Th (Theo phongdiep.net) Tin liên quan: ...
    nguoibanduong.net/ index.php? nv=News&at=article&sid=5149 - 74k - Bộ nhớ cache
  1. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - VŨ TRỌNG PHỤNG - TÀI HOA ...

    Vũ Trọng Phụng chán đời hết sức, đành phải đi tìm Hà Nội báo để đọc xem mình ... Đỗ Ngọc Thạch. ----. Chú thích: (*) Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là ...
    phongdiep.net/default.asp?... - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Tương tự
  2. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    Gió se lạnh làm đung đưa ánh đèn thưa thớt trên những con đường đổ dốc mờ ảo ...
    www.phongdiep.net/default.asp?... - Đã lưu trong bộ nhớ cache
  3. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - TRẠNG ME ĐÈ TRẠNG NGỌT

    Truyện ngắn của ĐỖ NGỌC THẠCH. TRẠNG ME ĐÈ TRẠNG NGỌT ... Sau cái buổi chấm ...
    phongdiep.net/default.asp?... - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Tương tự
  4. Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính - văn học & nghệ thuật

    22 Tháng Ba 2009 ... Trên trang mạng phongdiep.net, nhà văn Đỗ Ngọc Thạch vừa cho xuất ..... Tô Ngọc tìm về nơi cũ để đưa tặng H'Thùy một bản giao hưởng đồ sộ ...
    www.vanchuongviet.org/.../vanhoc_tacpham.asp?... - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Tương tự

  1. Phê bình và tiểu luận trên phongdiep.net và... - Đ.N.T - YuMe

    blog.yume.vn/.../phe-binh-va-tieu-luan-tren-phongdiep-net-va-d-n-t. ..Bản lưu
    17 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch (1994) :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - PHÊ BÌNH VĂN HỌC - VỊ TRÍ ... phongdiep.net/... - Đã lưu trong ...
  1. 58 truyện ngắn Đ.N.T trên phongdiep.net | Đỗ Võ Cẩm Thạch

    dovocamthach.vnweblogs.com/post/27317/323565Bản lưu
    2 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 55 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ NGỌC THẠCH: Quà tặng tuổi hai mươi. 2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 3.QUA SÔNG BẰNG ...
  2. 57 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe

    blog.yume.vn/.../57-truyen-ngan-tren-phongdiep-net.vothylanh.35D...Bản lưu
    27 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - Đỗ Ngọc Thạch (SG- 1993) 55 truyện ngắn trên phongdiep.net - YuMe.vn blog.yume.vn/... - Đã lưu trong bộ nhớ cache 2 Tháng Tám 2011 ...
  3. 2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net - YuMe.vn

    blog.yume.vn/.../2-chum-truyen-mini-moi-tren-phongdiep-net. ..Bản lưu
    10 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net: Mùa Thu - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch Nữ Thương binh - Chùm truyện mini ...
  4. Do Thach: tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net...(trích: Qua ...

    dothach.blogspot.com/2011/.../tac-pham-o-ngoc-thach-tren_5969.ht...Bản lưu
    30 Tháng Chín 2011 – 10 Tháng Tám 2011 – YuMe.vn - 2 chùm truyện mini mới trên phongdiep.net: Mùa Thu - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch Nữ Thương ...
  5. bài viết của THẠCH trên phongdiep.net ...- Đ.N.T (trích: Địa Linh ...

    blog.tamtay.vn/.../bai-viet-cua-THACH-tren-phongdiep-net-D-N-T-tr...Bản lưu
    Tứ Tuyệt cuối năm - chùm thơ V.T.L trên phongdiep.net | blog.tamtay ... blog. tamtay.vn/. ... 58 truyện ngắn Đ.N.T trên phongdiep.net | Đỗ Võ Cẩm Thạch ...
dongocthach18 viết ngày 20/10/2011

profile picture

Đỗ Ngọc Thạch (2010)

2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

9.TƯỢNG NHÀ MỒ      10.CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO
51.NGƯỜI MẸ VÀ NHỮNG ĐỨA CON 52.CÔ GÁI VÙNG CAO 53.SƯ PHỤ CỦA SƯ PHỤ VÀ SƯ PHỤ 
54.HÀNH BINH THẦN TỐC 55.LÁ THƯ TUYỆT MỆNH56. ĐÁM MÂY HÌNH TRÁI TIM - Đỗ Ngọc Thạch;  57. TÌNH YÊU BÃO TÁP - Đỗ Ngọc Thạch


BÁC SĨ PHÁP Y - Đỗ Ngọc Thạch


Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch 

BÁC  SĨ   PHÁP  Y
Lê Văn Pháp tuổi con rắn, có tên là Pháp do bố Pháp làm công việc có liên quan đến luật pháp nên lấy chữ Pháp đặt tên cho con. Nhưng, những người cùng làng với Pháp thì biết rõ gốc tích của chữ Pháp: trong một trận càn hồi kháng chiến chống Pháp, mẹ Pháp bị lính Pháp cưỡng hiếp nên đẻ ra Pháp. Khi bố Pháp về nhà,  vợ có bầu đã năm tháng. Khi Pháp lên hai tuổi, vì sau đó thì bố Pháp nhận nhiệm vụ đặc biệt, đi cùng với những người di cư vào Nam rồi hy sinh vào thời kỳ Ngô Đình Diệm thực hiện Luật 59, lê máy chém đi khắp nơi!... 
Về mặt pháp lý, Pháp là con liệt sỹ, được nuôi ăn học đầy đủ, rồi cho đi học nước ngoài. Nhưng có đến ba lần, Pháp suýt bị trả về nhà vì có người cho rằng, Pháp đích thị là con lai của một người lính Pháp nào đó, chẳng lẽ con của kẻ thù lại được ưu tiên, ưu đãi như thế? Nhưng từ giấy khai sinh cho đến lý lịch thì đều là con liệt sỹ, mà lại là liệt sỹ đặc biệt, tức người làm nhiệm vụ đặc biệt bị hy sinh, vợ con họ không thể bị thiệt thòi. Song, rồi người ta cũng quên dần chuyện Pháp là con lai đi vì càng lớn lên, Pháp càng giống mẹ, chỉ còn giống người bố lính Pháp kia ở cái màu tóc hoe vàng mà thôi. Chuyện này cũng dễ giải thích vì có thể nói rằng, rất nhiều trẻ em của người Việt, từ bé do dầm mưa giãi nắng nhiều mà tóc bị cháy xém! 

Cái chữ Pháp kia còn vận vào số phận của Lê Văn Pháp cho tới khi Pháp hành nghề. Theo nguyện vọng của bà ngoại và ông ngoại Pháp, người ta cho Pháp học nghề Y, tức trị bệnh cứu người. Nhưng đến lúc ra trường, cái nghề Bác sĩ Thần kinh của Pháp rất khó bố trí công tác ngoài việc về làm ở mấy Nhà thương Điên, mà Pháp thì không thích về đó. Đang lưỡng lự thì người cậu của Pháp, đang làm việc ở bộ phận Pháp Y, công việc ngập đầu liền nhờ Pháp tới giúp vài buổi trong khi chờ nhận công tác. Ai ngờ, chỉ sau một tuần làm việc, Pháp tỏ ra có năng khiếu đặc biệt trong việc xác định nguyên nhân cái chết của các nạn nhân, tức nhiệm vụ khám nghiệm tử thi của bác sĩ pháp y. Thế là người cậu Pháp năn nỉ Pháp vào bộ phận Pháp Y làm việc. Pháp không thể từ chối vì đã phải lòng một cô thư ký Tòa án rất xinh đẹp, do người cậu Pháp cố tình giới thiệu, thực ra là để buộc chân Pháp ở bộ phận Pháp Y này! Thế là Pháp trở thành Bác sĩ Pháp Y! 

Tổ Pháp Y mà Lê Văn Pháp tới làm việc thực ra chỉ có ba người, gồm hai vợ chồng người cậu và nay thêm Pháp là Ba! Người cậu nói với Pháp: “Ngành Pháp Y nói chung của ta rất mới (*), Tổ Pháp Y của chúng ta lại càng mới. Song, chính vì thế mà chúng ta có rất nhiều cơ hội để khám  phá, sáng tạo, lập nhiều chiến công, kỳ tích! Cậu hy vọng vào khả năng đặc biệt của cháu!”. Và quả nhiên, người cậu của Lê Văn Pháp đã không nhầm khi Pháp liên tục lập công! 
* 
Chiến công đầu tiên là vụ án xác chết không đầu. Thực ra, vụ án xác chết không đầu là của một quận ở một thành phố lớn. Song, khi đọc thông tin trên báo chí, vừa nhìn tấm hình chụp cái xác phụ nữ không đầu, không có quần áo, nằm trên sân thượng một chung cư cao tầng ở thành phố, Pháp nhắm mắt lại thì cái xác không đầu ấy vụt đứng dậy và chỉ trong phút chốc, cái xác ấy hóa thành một thân hình phụ nữ tuyệt đẹp như người mẫu! Rồi cái thân hình như người mẫu ấy nhẹ nhàng bước đi, uyển chuyển, sành điệu như các người mẫu thường bước đi trên sàn Catwalk        khi biểu diễn thời trang! Chút xíu nữa thì Pháp ngất xỉu khi nhìn cái thân hình người mẫu không đầu và không một mảnh vải ấy cứ đi tới đi lui, đúng lúc Pháp trố mắt, dựng tóc gáy, nổi da gà, há hốc mồm kinh hoàng thì một cái đầu từ từ mọc lên! Điều đặc biệt là cái đầu ướt sũng, tóc lòa xòa che gần kín khuôn mặt! Pháp dụi mắt và mở mắt ra nhìn lại thì tất cả biến mất! 
Pháp nói ngay chuyện đó với ông Cậu. Ông Cậu suy nghĩ một lát rồi nói: “Cháu quả là người có khả năng ngoại cảm rất đặc biệt. Chúng ta có thể giải mã những hình ảnh mà cháu đã nhìn thấy như sau: nạn nhân là người của tỉnh ta, và nhất định là cháu đã có tiếp xúc. Có thể đặt giả thiết rằng, cô gái nạn nhân bị người sống ở trong chung cư đó lừa tình (hoặc tiền) nên đã đến gặp người đó và đã bị sát hại trên sân thượng chung cư vào lúc đêm tối. Sau khi giết cô gái, thủ phạm đã cắt đầu cô gái đem đi phi tang. Phi tang ở đâu tốt nhất? Chính là ném xuống sông. Và thủ phạm đã đem đầu cô gái ra cầu và ném xuống sông. Song, việc làm của thủ phạm đã bị một người lúc đó có mặt ở trên cầu phát hiện, liền tấn công người này nhằm “diệt khẩu”. Người này chỉ có thể là một người mổ lợn lậu, nên sẵn có dao trong tay, đã nhanh tay chặt bay đầu thủ phạm rồi ném tất cả xuống sông! Vì thế, cái đầu ướt sũng mà cháu nhìn thấy mọc lên trên thân hình cô gái chính là đầu của cô ta. Và còn một cái xác không đầu và một cái đầu của thủ phạm nữa bị trôi dạt vào đâu đó? Điều đó giải thích tại sao cái xác cô gái trên sân thượng khi bị phân hủy, bốc mùi thối mới bị phát hiện! Tức thủ phạm không thể quay về sân thượng trên chung cư để giải quyết nốt cái xác!”. Pháp nghe ông Cậu nói vậy thì gật gù tán đồng rồi nói: “Đợi khi hai cái đầu và một cái xác không đầu kia được phát hiện, chúng ta sẽ đến xem lại cái xác không đầu trên sân thượng ở chung cư xem sao!”. 
Quả nhiên, chỉ một ngày sau, thông tin nội bộ cho biết ở bờ sông tỉnh N đã phát hiện một cái xác nam không đầu và ở một bờ sông tỉnh K đã phát hiện một cái đầu nữ và một bờ sông tỉnh M đã phát hiện một cái đầu nam. Khi nhận được thông tin trên, hai cậu cháu Lê Văn Pháp liền gọi điện báo cho CA tỉnh K đem cái đầu nữ tới công an quận có cái xác nữ trên sân thượng thì khi ráp lại rất chính xác, người ta đã có một xác chết nữ hoàn chỉnh! Cũng vậy, khi công an tỉnh N đem cái xác nam ghép với cái đầu nam ở CA tỉnh M thì người ta cũng có được một xác chết hoàn chỉnh! Chỉ sau hai ngày, vụ án xác chết không đầu trên sân thượng đã thành vụ án hai xác chết không đầu và hai cái đầu trôi sông và có thể coi như vụ án đã được “phá” ở giai đoạn một. Giai đoạn hai là tìm ra hung thủ đã chém bay đầu của thủ phạm của vụ án ở giai đoạn một. Song, việc truy tìm hung thủ ở trên cầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và người ta đã tách ra thành hai vụ án: vụ án giết người tình (tức vụ án xác chết không đầu trên sân thượng) coi như đã phá án thành công với tốc độ nhanh chưa từng thấy! Còn vụ án “Kỳ án trên cầu” thì đành phải treo lại vì cho đến khi kết thúc vụ án “Xác chết không đầu trên sân thượng”, người ta vẫn chưa thống nhất được nên giao vụ án này cho ai thụ lý và thực ra thì tình tiết của vụ án coi như vẫn chưa có đầu mối gì vì chẳng ai chịu nghe cậu cháu Lê Văn Pháp nói thủ phạm là một người giết heo lậu cả, suy luận của cậu cháu Lê Văn Pháp hoàn toàn không dựa trên bằng chứng xác thực mà chỉ là hư cấu kiểu mấy ông nhà văn nên ai mà tin được! Tuy nhiên, khi bình công cho công việc phá án của vụ án “Xác chết không đầu trên sân thượng”, người ta không thể không ghi công đầu cho cậu cháu Lê Văn Pháp! Có người còn gợi ý, cậu cháu Pháp nên nhận phá án tiếp vụ “Kỳ án trên cầu”, nhưng người cậu Lê Văn Pháp nói, chúng tôi chỉ làm việc trên xác chết, còn tên hung thủ kia chắc đã cao chạy xa bay rồi làm sao mà mò ra được! 
* 
Chiến công thứ hai mà bác sĩ Pháp Y Lê Văn Pháp lập được là một vụ án mà bất kỳ một nhà điều tra tài ba nào, khi nhìn vào hiện vật duy nhất của vụ án đều lắc đầu lè lưỡi: Đó là một cái bao ni-lon lớn mà bên trong là một mớ thịt người đã bị chặt nát ra thành trăm mảnh! 

Cái bao ni-lon đựng thịt người đã bị chặt nát ra thành trăm mảnh đó người ta phát hiện ra trên một bãi sông ở một tỉnh ven biển. Có nghĩa là cái bao ni-lon thịt người này không có xuất xứ và cũng không có dấu vết. Đó là trở ngại lớn cho công tác điều tra. Đội Trọng án của Tỉnh S, nơi phát hiện ra cái bao ni-lon thịt người bị chặt nát đã đành bó tay sau hai ngày quan sát kỹ từng miếng thịt và đặt ra hàng chục giả thiết. Cuối cùng thì vụ án đành treo lại! 
Trước khi đem cái bao thịt người bị chặt nát kia đi chôn, người phụ trách Pháp Y của đội Trọng án tỉnh S, vốn cùng học một lớp với Lê Văn Pháp ở trường Y, bỗng nhớ đến Lê Văn Pháp với chiến công phá án vụ án “Xác chết không đầu trên sân thượng” liền gọi điện cho người bạn học cũ để hỏi lần cuối. Nhận được điện thoại của bạn học cũ, Lê Văn Pháp tới ngay. Hàn huyên xong, Pháp nói: “Cậu có nhớ hồi còn sinh viên, chúng ta hay chơi trò chơi ghép hình không?”. Người bạn nói: “Nhớ chứ! Ý cậu muốn nói hãy ghép những miếng thịt rời kia thành hình người chứ gì? Nhưng khi chơi ghép hình, chúng ta có hình mẫu và mỗi miếng ghép đều có màu sắc khác nhau ứng với màu trên hình mẫu. Còn nữa, giữa các miếng ghép lại có bên lồi ra, bên lõm vào thì mới có thể khít với nhau được! Còn các miếng thịt, miếng xương ở đây…”. Pháp ngắt lời: “Dẫu sao thì chúng ta cũng phân biệt được các bộ phận chính của cơ thể người. Trước hết hãy sắp xếp sơ bộ một lần xem sao? Biết đâu trong quá trình làm việc sẽ nảy sinh ý mới?”.  

Sau một ngày làm việc “ghép hình” miệt mài, Pháp và người bạn đã có một phát hiện quan trọng: đây là xác một cơ thể nam giới và bộ phận sinh dục đã bị mất! Buổi tối, Pháp và người bạn trằn trọc mãi không ngủ được. Pháp nói: “Nhất định đây là một vụ án giết người tình mà thủ phạm là bên nữ! Có thể đặt giả thiết như sau: Người nữ, khi phát hiện ra mình bị phản bội thì đã hẹn người nam tới nhà và sau đó đã cắt “hạ bộ” của người nam để trừng phạt. Song, vết thương đã chảy máu quá nhiều, quá nhanh khiến người nam tử vong! Để phi tang xác chết, người nữ đã chặt xác người nam ra thành nhiều mảnh, do quá căm thù người tình mà đã chặt nát thành trăm mảnh, rồi cho vào bao ni-lon đem quăng xuống sông. Nước sông đang mùa lũ nên đã đưa cái bao đi rất xa, gần tới biển! Bộ phân sinh dục của người nam chắc chắn người tình nữ còn giữ hoặc đã chôn ở đâu đó?”. Người bạn nghe Pháp nói vậy thì tán đồng ngay. Hai người vì quá mệt mỏi mà cùng ngủ gục trong phòng làm việc của bộ phận Pháp Y, tức ngủ gần mấy cái xác chết nữa trong tủ đông lạnh!  
Khi vừa chợp mắt, Lê Văn Pháp đã gặp trong mơ những hình ảnh sau: Người nữ, là một cô gái gần ba mươi tuổi, không đẹp nhưng cơ thể khỏe mạnh, dáng người nhanh nhẹn. Người nam, là một thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi, có thân hình cao lớn, trắng trẻo, có thể nói là khá đẹp trai. Người nữ đang ngồi đạp máy may, chốc chốc lại ngó ra cửa, vẻ chờ đợi sốt ruột. Đồng hồ trên tường chỉ 9 giờ. Người nam đẩy cửa bước vào, không nói gì, nằm vật xuống giường. Người nữ bỏ máy may, đến ngồi cạnh, hỏi: “Em nhắn 8 giờ tới sao bây giờ mới tới?”. Người nam ngồi dậy, ôm lấy người nữ, nhưng người nữ đẩy ra. Người nam lại nằm xuống giường, nói: “Thì muộn một chút có sao đâu! Em hẹn tới có chuyện gì, nói lẹ đi. Dạo này anh bận ôn thi không về với em thường xuyên được đâu!” – “Thôi được, hôm nay em muốn hỏi anh một câu thôi: anh nói sắp ra trường thì ta làm đám cưới. Vậy bây giờ cưới là được chưa?” – “Cưới! Cưới? Lúc nào em cũng nói cưới. Ra trường thì cưới cũng có sao đâu. Chúng ta đã sống với nhau như vợ chồng bốn năm nay rồi, thế có khác gì cưới?” – “Khác chứ! Bốn năm nay em làm ngày làm đêm nuôi anh ăn học mà chưa được làm vợ danh chính ngôn thuận. Bây giờ em cần cưới để thiên hạ biết chúng ta là vợ chồng, bõ công em vất vả nuôi anh ăn học bốn năm nay!” – “Thì ra em muốn anh cưới không phải vì chúng ta yêu nhau mà chỉ vì cái danh chính ngôn thuận kia?” – “Thôi xin anh, anh đừng nói chữ yêu nữa! Anh nói chữ yêu nhiều mà anh không lo vun đắp cho cái gia đình bé nhỏ của chúng ta. Anh có biết là từ khi anh nói vào ở nội trú để lo ôn thi là coi như anh đã phá bỏ lời nguyện ước của chúng ta hay không?” – “Phá bỏ hồi nào? Em lại nghi ngờ, ghen tuông vớ vẩn rồi! Anh không bao giờ phản bội em!” – “Tôi không nghi ngờ, ghen tuông vớ vẩn mà có bằng chứng rõ ràng rằng anh đã ăn nằm với con bé Ly cùng lớp, lại còn lấy tiền của tôi cho nó tiêu xài!” – “Em đừng có nghe ai đó nói bậy, tôi không bao giờ ăn nằm với ai ngoài em ra!” – “Anh có dám thề không? Anh thề đi: nếu tôi phản bội người yêu tôi đã nuôi tôi ăn học bốn năm nay thì tôi sẽ bị xé xác phanh thây, bị chặt ra thành trăm mảnh!” – “Làm gì mà dữ thế? Anh lúc nào cũng yêu em mà, nào chúng ta yêu nhau say đắm đi để chứng tỏ lòng thành của anh!” – “Anh phải thề đi đã! Nếu anh không dám thề, từ giờ tôi sẽ không cho anh đụng vào người tôi nữa!” – “Thề thì thề! Nhưng làm gì mà đến nỗi bị chặt thành trăm mảnh!”. Người nam đọc lời thề rất nhanh rồi ôm chầm lấy người nữ, vật người nữ xuống giường. Nhưng người nữ đã lật người lại, đè người nam rồi bóp mạnh “hạ bộ” của người nam, khiến người nam ngất xỉu! Người nữ liền lấy con dao nhỏ để trên bàn máy may, cắt xoẹt một cái, nguyên cái “của quý” của người nam đã đứt lìa! Người Nam rú lên khiếp đảm!... 
Lê Văn Pháp bừng tỉnh, liền đánh thức người bạn rồi kể lại giấc mơ. Người bạn nói: “Chà! Giấc mơ của cậu gần khớp với giả thiết mà chúng ta đã nêu ra! Không còn nghi ngờ gì nữa!”. Pháp ngẩn ngơ một lát rồi nói: “Như thế là chúng ta phải đi tìm một “Tần Hương Liên”(**) mà không có địa chỉ gì cả!?”… 

Việc xác định hình hài của nạn nhân và những tình tiết gây án có được nhờ khả năng ngoại cảm của Lê Văn Pháp đã giúp đội trọng án tìm ra được đích danh nạn nhân: một sinh viên năm cuối của một trường Đại học ở tỉnh T đã mất tích trước thời điểm tìm thấy cái bao ni-lon thịt người bị chặt vụn chỉ năm ngày. Song, cả lớp học của người sinh viên này không ai biết chuyện anh ta đã có người yêu và được người yêu nuôi ăn học bốn năm nay. Về gia đình của anh ta ở một huyện miền núi xa xôi, tất cả người nhà cũng không ai biết chuyện anh ta có người yêu! Những điều tra viên của đội trọng án bắt đầu nghi ngờ sự phán đoán bằng “ngoại cảm” của Lê Văn Pháp? Có người còn nói, có thể anh ta bị một quán rượu giết để làm món nhậu nhưng vì khi chở bao thịt đi qua sông thì bị nước lũ cuốn đi! Bằng chứng không thể tùy tiện, vì thế, vụ án bị treo lại…và đương nhiên, công tìm ra danh tính của bao thịt vụn chỉ được tính là một phần nhỏ của vụ án! 
*
Mười năm sau, tổ Pháp Y của cậu cháu Lê Văn Pháp đã phát triển và lập được khá nhiều công trạng nhờ khả năng biết làm cho những xác chết biết nói. Tuy nhiên, khi được một tờ báo phỏng vấn về “bí quyết nhà nghề”, Lê Văn Pháp đã nói một câu khiến nhiều bác sĩ Pháp y đồng nghiệp phải giật mình: “Không thể bắt tất cả các xác chết nói ra sự thật, bởi có người chết nhưng chưa kịp nói, nhưng cũng có người muốn đem theo bí mật xuống mồ! Nếu ta cố chấp, sẽ bị những hồn ma ấy quấy nhiễu hoài!”. Có phóng viên còn tò mò cứ gặng hỏi tại sao không tiếp tục làm rõ vụ án xác chết bị chặt vụn thành trăm mảnh, Lê Văn Pháp nói nhỏ với phóng viên này: “Mỗi chúng ta nên giữ kín vài bí mật nghề nghiệp thì mới còn có giá trị. Tôi nói cho anh chuyện này, nếu đăng báo để câu khách thì khoan đã: Hôm qua, có một thiếu phụ mới hơn bốn mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng, đến đưa cho tôi một cái hộp kính, ngoài bọc vải nhựa giả da, nhìn như một cái quan tài, nói: “Đây là bộ phận còn thiếu của cái xác đã bị chặt làm trăm mảnh mà các ông đã biết. Nay tôi đến nhờ ông chôn vào cùng với bao thịt vụn kia cho anh ta được toàn vẹn thân thể!”. Nhìn vào mặt người thiếu phụ mà tôi có cảm giác như là nhìn vào xác chết, và khi tôi tĩnh tâm lại thì không thấy ai cả, chỉ như là một giấc mộng!”.  

Sài Gòn, tháng 5-2010
Đỗ Ngọc Thạch 
  
----------
(*) Từ những năm 1960 lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đã có ý tưởng thành lập Bộ môn Y pháp nên đã giữ lại một số sinh viên tốt nghiệp bác sỹ loại khá giỏi làm cán bộ giảng dạy nòng cốt cho bộ môn nhưng không thành. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975, do công tác điều tra, xét xử phạm vi cả nước đòi hỏi rất lớn, công tác giám định Y pháp phải đáp ứng, nên ngày 24/2/1977, Tổ Y Pháp được thành lập, nằm trong bộ môn Giải phẫu bệnh.
Tổ Y PHÁP được thành lập mở đầu giai đoạn cho việc giảng dạy môn học Y pháp với chương trình gồm 50 tiết lý thuyết và 32 tiết thực tập, giảng vào học kỳ II năm VI. Sáu năm sau, ngày 19/5/1983, thành lập Bộ môn Y Pháp.
Đến ngày 2/8/1983, Bộ môn Y pháp được tách từ Bộ môn Giải phẫu bệnh là đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu. Biên chế của Bộ môn Y pháp gồm có 6 cán bộ chuyển từ Bộ môn Giải phẫu bệnh.
(**) Tần Hương Liên: một nhận vật dã sử Trung Hoa, nuôi chồng là Trần Sỹ Mỹ ăn học đỗ Trạng nguyên nhưng rồi Trần Sỹ Mỹ đã phản bội Tần Hương Liên.



Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

nguồn: phongdiep.net

Ô CHỢ DỪA- Đỗ Ngọc Thạch

Truyện  ngắn của Đỗ Ngọc Thạch 

Ô   CHỢ   DỪA 
 

Phải đến năm 1980 tôi mới chính thức trở thành cư dân của Ô Chợ Dừa, tức là lúc tôi từ Viện Văn học ở phố Lê Thái Tổ (gần Hồ Hoàn Kiếm – tức Trung tâm Thủ đô) chuyển về cơ quan Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, nằm bên đường Đê La Thành thuộc địa phận phường Ô Chợ Dừa. Nói đến các cửa ô ở Hà Nội là nói đến vùng ngoại vi của Thành Thăng Long xưa, chứ bây giờ tất cả các cửa ô của Hà Nội đều đã trở thành Trung tâm sầm uất, đô hội của Thủ đô chứ không còn một chút gì gợi nhớ vùng ngoại vi, vùng ven đô nữa! Tuy nhiên, sự chuyển chỗ làm (và cũng có nghĩa là chỗ ở vì tôi làm ở đâu là ở luôn đó, nằm lên bàn làm việc luôn), của tôi từ khu Trung tâm Bờ Hồ ra vùng cửa Ô Chợ Dừa vẫn bị gia đình, bạn bè cho là dại dột, giống như bỏ chỗ sáng ra chỗ tối! Song, tôi lại nghĩ đó là duyên phận, tức số phận tôi đã gắn bó với Ô Chợ Dừa lầm bụi từ kiếp trước! 

Thực ra từ năm 1970, lúc tôi ra quân, trở về tiếp tục học lại tại Khoa Toán Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, thì gia đình tôi đã chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội được hai năm và ở trong khu tập thể Bộ Y tế trên đường Giảng Võ. Thời gian đầu, tôi ở ngoại trú, hàng ngày đạp xe từ Giảng Võ tới Khoa Toán ở Khu Thượng Đình (đối diện khu Nhà máy Cao – Xà – Lá) cho nên ít nhất là mỗi ngày tôi đã đi qua Ngã năm Ô Chợ Dừa hai lần! Con đường từ Giảng Võ – đê La Thành – Ngã năm Ô Chợ Dừa – Hàng Bột – Ngã Tư Sở - Bến xe điện Cao-Xà-Lá – Khu Thượng Đình đã trở thành quen thuộc đối với tôi, như mạch máu trong cơ thể. Thêm nữa, tôi có người bạn học cùng lớp Khoa Toán lúc ấy, tên là Vũ, có nhà ở ngay chỗ chuyển tiếp từ đường Đê La Thành qua Hàng Bột nên tôi thường vào đây chơi và vì thế, có thể nói cửa ô Ô Chợ Dừa đã rất thân thuộc đối với tôi từ năm 1970. Ở ngay cạnh nhà bạn Vũ, có Bưu Điện Ô Chợ Dừa, là nơi tôi thường xuyên tới mua báo, gửi thư và nhận Bưu kiện, thư bảo đảm…Chợ của Ô Chợ Dừa khá đặc biệt: toàn bộ khu chợ thấp hơn mặt đường đê La Thành khoảng năm mét, cho nên muốn xuống chợ phải tụt dốc khá nguy hiểm, ai đi không quen có thể sẽ té ngã vài lần! Có lẽ vì khu chợ khá đặc biệt như vậy cho nên tên của chợ được lấy làm tên cửa ô? 

*

Nếu lần giở các tài liệu thư tịch cũ, ta sẽ thấy Ô Chợ Dừa thường được nhắc tới trong “Top 5 cửa ô” còn sót lại của 16 cửa ô (có nơi nói 21?) của thành Thăng Long xưa: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Đông Mác, Ô Cầu Dền. Và trong 5 cửa ô còn sót lại trong ký ức của người dân Hà Nội thì chỉ có Ô Quan Chưởng là còn gần như nguyên vẹn kiến trúc cửa ô ban đầu, trong khi bốn cửa ô kia chỉ còn cái tên mà thôi! Song, việc chỉ còn lại cái tên mới gợi nhiều suy nghĩ, nhất là đối với những người có nhiều trí tưởng tượng. Chẳng hạn như có một nhà thơ người Hà Nội, tên là Thi Hào Nam, có một dạo, cứ vào khoảng nửa đêm giờ Tý lại đến nhà tôi (lúc đó tôi đang ở trong cơ quan Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật), rủ tôi ra ngã Năm Ô Chợ Dừa uống rượu rồi cứ đi tìm vị trí đích thực của cửa ô ngày xưa ở đâu? Mỗi lần đứng ở một vị trí mà ông cho rằng đó chính là vị trí của cửa ô ngày xưa, ông lại đọc câu thơ như là bùa chú: “Nếu đây là nơi cửa ô ngàn xưa / Thì ta xin hóa thành con ngựa đá / Nếu đây là nơi em đứng mộng mơ / Thì ta xin hóa thành xanh thảm cỏ!”. Tôi thường nói: “Những cái gì nó đã qua đi, không thích ở lại, thì cho nó qua! Chẳng nên gượng ép làm gì uổng công!”.

 Nhà thơ như là nổi giận, nói: “Không được! Nó trôi qua không có nghĩa là nó không thích ở lại! Nhiệm vụ của những thế hệ sau là phục dựng lại những cái đã trôi qua và muốn biến mất của quá khứ!”. Lúc đó, tôi cho rằng nhà
thơ này gàn dở nên chẳng bao giờ tranh luận dài dòng. Mặc cho ông ta đi xác định vị trí đích thực của cửa ô ngày xưa, tôi ngồi uống hết chai rượu! Và thật kỳ lạ, lần nào cũng vậy, cứ gần hết ly rượu cuối cùng là tôi lại mơ màng ngủ gà ngủ gật và thấy ngay chỗ tôi ngồi hiện lên một cái cửa ô rất cao lớn, uy nghi đường bệ và thấy rất đông văn nhân sĩ tử nối nhau đi qua cửa ô, đi thẳng đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám! 

Nhà thơ người Hà Nội có tên là chính Làng quê mình mà tôi vừa nói tới ở ngay trong Làng Hào Nam, tức từ trên đê La Thành, đổ dốc qua khu vực cơ quan Tạp chí của tôi (cùng một vị trí này là bốn viện nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa : Viện Văn hóa, Viện Mỹ Thuật, Viện Sân khấu, Viện Âm nhạc) là địa phận làng Hào Nam. Nhà thơ của tôi có thể là một “Nhà Hà Nội học” ngang ngửa với không ít những “Nhà Hà Nội học” nhưng có vẻ như là một “Nhà Hào Nam học” số một. Ông có thể nói vanh vách về Làng Hào Nam của mình từ thuở sơ khai đến nay và có thể nói trúng không sai một chữ rằng đã có những tài liệu nào, cuốn sách nào nói về làng Hào Nam của ông. Khi có ai muốn hỏi ông điều gì đó về Làng Hào Nam thì trước tiên là nghe ông nói chậm rãi, thong thả như cha cố giảng đạo, như sư thầy đọc kinh những nội dung sau: 

Đình và đền ở Làng Hào Nam (Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) là một trong những cụm di tích lịch sử văn hóa rất độc đáo và có nhiều giá trị văn hóa hiếm có hiện còn trên địa bàn Hà Nội.  
 
Đình là một trong 13 nơi thờ Thánh Linh lang Đại vương, còn đền là nơi thờ Vạn ngọc Thuỷ tinh công chúa. Đã thành thông lệ, từ ngày mùng 10 đến 13 tháng Hai Âm lịch hàng năm, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của các đấng linh thiêng.
       
Theo sử sách đã ghi, Linh Lang Đại vương sinh năm 1030, là con của vua Lý Thái Tông, năm 1077 ông hy sinh khi cùng Lý Thường Kiệt sau khi đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt. Trước khi mất, ông nói với vua cha: “Ta là con thần Rồng nước lên giúp vua đánh giặc giữ nước, xong công việc rồi phải trở về cùng Rồng nước”. Sau đó, ông được phong là Linh Lang Đại vương thượng đẳng tối linh thần.Vua Lý Thái Tông sai lập đền, miếu thờ ông ở các nơi như: Trại Thủ Lệ ngay chỗ cung bà mẹ ở; Làng Bồng Lai quê hương bà mẹ và các làng Đại Quan, Hào Nam là những nơi ông đã trú quân. Đền Hào Nam thờ bà Thủy Tinh công chúa, tức công chúa phù Thái úy Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt.
       
Đình – đền Hào Nam là một trong những cụm di tích cổ ở Hà Nội thuộc diện “Tối Linh Từ”. Bao năm nay người dân nơi đây ý thức rất rõ về công lao của các anh hùng có công với đất nước nên không ngừng giữ gìn, tôn tạo, tu bổ công trình. Theo lưu truyền trong dân gian, năm nào cũng vậy, mỗi khi Hào Nam tổ chức lễ hội, rước kiệu lên Thủ Lệ (nơi chính thờ Linh Lang) thì đều có hiện tượng “kiệu bay”, người dân thường nhắc nhau câu thơ: “Dân Hào Nam niềm vui khôn xiết / Khách thập phương dâng lễ rất đông / Dân ta con cháu Lạc Hồng / Hào Nam - Thủ Lệ lạ lùng kiệu bay”.
       
Đình - đền Hào Nam có kiến trúc độc đáo với kiểu dáng và họa tiết cũng như bài trí theo cách truyền thống xưa. Đình được thiết kế theo hình chữ Đinh, đền thì hình chữ Tam. Toàn bộ đều được chạm bọng, chạm lộng, tinh tế. Hai đầu của đình có rồng vờn mây. Nhất là trên hai cột đồng trụ nghi môn có thượng cầm hạ thú, dưới cột thay hình Long, Lân, Quy, Phượng của ngôi đình khác, ở đây chỉ có duy nhất chữ “Linh”. Điều này phần nào đã nói rõ tất cả sự linh thiêng cũng như khác biệt của đình Hào Nam. Ngoài ra, ở hai bên đầu hồi đình, cạnh cột đồng trụ có gắn bức phù điêu cá chép hóa rồng. Bởi Hào Nam là vùng trũng, nhiều tôm cá, đây cũng là một nét văn hóa vật thể làm nên cái riêng, cái đặc sắc của Hào Nam. Nằm ngay bên cạnh là năm gian tiền bái và hai bên tả vu, hữu vu của ngôi đền, bên trong mọi họa tiết vẫn được giữ nguyên như thuở ban đầu. Đặc biệt là hình của hai ông Nghê, toát ra vẻ mặt thiêng liêng và đầy nghiêm khắc của người kiểm soát linh hồn kẻ hành hương. Nơi đây vẫn giữ được một không gian văn hóa cổ kính và linh thiêng với hàng chục cây cổ thụ trăm năm tuổi, những văn chỉ thờ đức Khổng Tử cũng như nơi thờ thầy đồ Vũ Thạch đã có công mở trường dạy học cho người Hào Nam…

Tự hào về truyền thống lâu đời của mình, cứ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân Hào Nam làm lễ rước kiệu Đức thánh Linh Lang Đại vương về miếu thờ mẹ ông ở Thủ Lệ và đến ngày 13 tháng 2 âm lịch lại võng lọng rước về đình - đền Hào Nam, tưởng nhớ truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta và lịch sử hiển hách, ngàn năm văn hiến”.  
*
Nếu tính từ năm 1970, tức là thời gian tôi mới “làm quen” với Ô Chợ Dừa, đến năm 1980, là năm tôi đã trở thành cư dân chính thức của Ô Chợ Dừa, nhập hộ khẩu vào Ô Chợ Dừa, thì là cả một thời gian dài 10 năm. Vậy mà lạ lùng thay, ngày đầu tiên “dọn nhà” về Ô Chợ Dừa, tôi vẫn có cảm giác như đến một vùng đất hoàn toàn mới. Bằng chứng là buổi tối đầu tiên về ở Ô Chợ Dừa, tôi thả bộ đi ra ngã Năm Ô Chợ Dừa, tính ngồi uống vài ly để ngắm nhìn cho thỏa cái nơi sẽ là chỗ mình đi lại hàng ngày, thì có hai thanh niên đang ngồi trước cửa một căn nhà, hướng mặt ra đường, thấy tôi đi gần tới thì đẩy cả hai đôi dép ra trước mặt, trên lề đường (hè đường), chỗ mà tôi sẽ đi qua! Tôi đã quá rành với những trò “khiêu khích”, “gây sự” kiểu này (chỉ cần tôi đi tới, dẫm lên đôi dép đó là chúng sẽ hành hung, hoặc nếu bị vấp ngã thì sẽ thành trò cười cho chúng…), cho nên tôi thực hiện sách lược “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, thay vì đi qua chỗ hai thanh niên muốn gây sự, tôi quay lại ba bước, ngồi xuống trước một gánh cháo gà. Khu vực hè đường này từ chập tối cho đến nửa đêm là chỗ bán hàng rong (với nhiều chủng loại như cháo gà, cháo vịt, phở, hột vịt lộn, bánh mỳ, bắp ngô nướng…) khá đông vui và tôi đã tới đây nhiều lần vào nhiều dịp trong suốt 10 năm qua, hàng cháo gà mà tôi vừa ngồi xuống cũng là chỗ quen, do hai mẹ con bán, người mẹ khoảng năm mươi, người con gái khoảng gần hai mươi tuổi. Khi cô gái đưa tôi chén rượu và tôi chưa kịp uống thì hai thanh niên kia bất ngờ ào tới ngồi sát tôi rồi kêu rượu như hảo hán Lương Sơn Bạc! Hai mẹ con người bán hàng nhìn nhau như ngầm trao đổi cách xử lý thì một thanh niên thò tay vào gánh hàng, cầm lấy hai chân con gà luộc định lấy ra thì người con gái nhanh như trong phim võ thuật, dùng đôi đũa điểm huyệt vào cánh tay người thanh niên đang định lấy con gà luộc ra khiến người này tê dại cả cánh tay và van xin rối rít: “Xin tha mạng! Xin tha mạng!”. Người thanh niên còn lại nhanh chóng nhận ra tình thế thì cũng nói líu ríu “Xin lỗi! Xin lỗi!” rồi đứng lên kéo người thanh niên bị điểm huyệt đi về căn nhà ban nãy! 

Khi đã uống cạn chén rượu, tôi mới hỏi cô gái vừa điểm huyệt thằng thanh niên kia: “Lâu mới gặp lại cô hàng cháo, dạo này có gì mới không?”. Cô gái, tên Hà Thi, mỉm cười rồi nói nhỏ: “Đợi anh hỏi thăm thì em đã sắp đi lấy chồng rồi! Em sắp tốt nghiệp hệ Trung cấp đàn dân tộc của Nhạc viện Hà Nội!”. Tôi ngạc nhiên thật sự vì ngày mới gặp hai mẹ con bán cháo gà ở đây, cô gái còn khoe là vừa thi đỗ vào Khoa nhạc cụ dân tộc của Nhạc viện Hà Nội! Thực ra thì do tôi thỉnh thoảng mới tới ăn cháo gà ở đây và không chú ý tới cô gái đánh đàn tam thập lục này! Có lẽ từ giờ tôi sẽ chú ý tới cô gái bởi Nhạc viện và cơ quan Tạp chí của tôi chỉ cách nhau một con sông nhỏ (là sông TôLịch, nhưng nước đã rất đen và hôi thối!) và tôi sẽ ra đây ăn cháo gà thường xuyên hơn! Vì thế, tôi hỏi cô gái: “Vậy em sẽ học tiếp đại học hay đi làm?”. Cô gái ngập ngừng: “Nếu có ai nuôi em thì em sẽ tiếp tục đi học!”. Chút xíu nữa thì tôi đã nói: “Tôi sẽ nuôi em được không?”, song tôi đã kịp thời kìm lại được. Tuy nhiên, không biết cô gái có đoán ra ý nghĩ đó của tôi hay không mà khi múc cháo cho tôi, tôi thấy có vẻ như đó là một tô cháo đặc biệt! 

Ngày hôm sau, thật là trùng hợp kỳ lạ: khi tôi đang nghĩ cách để qua Nhạc viện chơi (chủ yếu là tìm cô gái bán cháo gà đang học ở lớp Tam thập lục) thì chị Loan, cán bộ biên tập phần Âm nhạc của Tạp chí nói với tôi: “Hôm nay tôi có giờ lên lớp về lịch sử âm nhạc Việt Nam ở Khoa nhạc cụ dân tộc bên Nhạc viện, cậu có thích thì qua nghe?”. Thế là chỉ mười phút sau, tôi đã có mặt bên Nhạc viện và khi vào lớp, vừa nhìn thấy Thi, tôi đã lặng lẽ đi tới và ngồi ngay xuống bên cạnh! 
*
Khi tôi về ở hẳn Ô Chợ Dừa, có tới ba sự trùng hợp: nhà thơ người Hà Nội Thi Hào Nam (mà tôi quen ở Thư Viện Quốc Gia, từ khi còn là sinh viên Khoa Văn) lại là cậu ruột của cô gái bán cháo gà. Thì ra trước đây, nhà thơ Thi Hào Nam thường dẫn tôi ra uống rượu và ăn cháo gà ở hàng của bà chị ruột mà tôi không để ý và cứ thầm thán phục nhà thơ có “duyên ngầm” là được mẹ con bà cháo gà cho “ký sổ” thoải mái! Sự trùng hợp thứ hai là một ông chiêm tinh gia có hạng ở Hà Nội đã nói với tôi là khi tôi về Ô Chợ Dừa thì sẽ có vợ, có con rồi sẽ có nhà và vợ tôi sẽ là người trong khu vực “xướng ca vô loài”! Cho nên đã không dưới một lần, nhà thơ Thi Hào Nam cứ giục tôi phải cưới cô cháu gái của ông ngay kẻo để lâu ngày lại có kẻ dèm pha! Thực ra thì tôi và cả hai mẹ con Hà Thi đều muốn tiến hành lễ cưới ngay nhưng bạn bè ai cũng ngăn cản và nói: “Chờ thi Nghiên cứu sinh xong mới nên tính chuyện vợ con!”, vì đối với dạng cán bộ nghiên cứu “nghèo hèn” như tôi thì chỉ có đi nghiên cứu sinh nước ngoài mới có thể “đổi đời” – tức sẽ cải thiện cơ bản cuộc sống gia đình về sau! Mà việc thi nghiên cứu sinh thời kỳ này không khác gì xếp hàng mua gạo, mua thịt cá: chưa chắc đến lượt và đến lượt chưa chắc còn hàng! 

Khi phải chờ thời gian phán xét cho một quyết định lớn của cuộc đời thì thời gian đó thật là nặng nề, có thể nhìn thấy, cảm nhận được bánh xe thời gian đang lăn qua từng giây, từng phút và hiểm họa thì luôn rình rập! Và quả nhiên, trong khi tôi phải ngày ngày ngồi nhìn bánh xe Thời gian nó lạnh lùng, tàn nhẫn lăn qua số phận của mình mà không thấy hé mở một tia hy vọng gì thì hiểm họa ập đến thật bất ngờ và nhanh như tia chớp! 

Tối hôm đó, như lệ thường, tôi lại ra chỗ “Cửa hàng ăn uống di động” ở ngã năm Ô Chợ Dừa để phụ bán cháo gà cho mẹ con Hà Thi (từ khi quyết tâm cưới Hà Thi thì tôi không còn là khách hàng ăn cháo nữa mà trở thành người phụ bán cháo, bởi tôi nhẩm tính, chỉ cần nhịn uống rượu, ăn cháo gà nửa năm là có thể may được bộ đồ cưới cho cả cô dâu và chú rể!). Vào khoảng gần 23 giờ đêm, đường phố đã thưa thớt người xe thì bỗng có tiếng rú ga mạnh của một chiếc Honda 67 và khi tôi chợt nhận ra chiếc Honda đang lao thẳng vào gánh hàng cháo của mẹ con Hà Thi thì theo phản xạ tự nhiên, tôi đứng dậy tính đẩy “cái vật thể bay” ra khỏi gánh hàng cháo thì tôi thấy có tiếng gió vút qua tai và chỉ kịp nhìn thấy Hà Thi lao vút cả người như một mũi lao, lao vào chiếc Honda! Kết quả là Hà Thi đã đạp văng cả chiếc Honda và người lái nó ra khỏi gánh hàng tới năm mét nhưng sự va chạm giữa Hà Thi và “vật thể bay” kia quá mạnh khiến Hà Thi bị chấn thương rất nặng! 
*
Cái chết của Hà Thi khiến cho tôi quá thất vọng về tương lai. Tôi quyết định cạo trọc đầu để quên chuyện lấy vợ đi và tập trung vào việc viết bài vì muốn được thi nghiên cứu sinh, phải có ít nhất ba bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí Chuyên ngành của Trung ương. Tôi viết một lèo đến năm bài nhưng lúc Bộ báo chỉ tiêu về thì chỉ có một, mà lúc đó trong cơ quan Tạp chí của tôi lại có những hai người muốn được chọn. Vậy là tôi nhận được phán quyết của Tổng Biên tập: năm nay nhường cho bạn, để sang năm thì tới lượt! Nhưng người bạn kia thi trượt, sang năm lại đòi đi thi nữa! Không hiểu sao, lúc ấy tôi lại không biết đấu tranh cho quyền lợi của mình mà lại lao vào chuyện…lấy vợ! Thực ra là tôi bị cả người nhà và bạn bè “lôi đi xềnh xệch” hết cuộc coi mặt này đến cuộc coi mặt khác! 

Sau khi rất nhiều người xúm vào làm mai mối cho tôi mà không thành, tôi những tưởng định mệnh đã đóng cửa đối với tôi cả đường công danh và đường thê tử thì một đêm trăng thanh gió mát, tôi nghe tiếng đàn tam thập lục khi lên bổng khi xuống trầm rồi  Hà Thi xuất hiện trong một tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc của Nhạc Viện. Rõ ràng là tôi đang ở trong phòng làm việc của Tạp Chí mà thoắt cái đã như là đang ở trong phòng hòa nhạc của Nhạc Viện và người con gái đang chơi đàn Tam thập lục cùng dàn nhạc dân tộc của Nhạc Viện kia chính là Hà Thi! … Tôi vùng chạy ra khỏi phòng và như người mộng du, đi qua Nhạc viện. Nhưng cánh cổng Nhạc viện đã đóng im ỉm. Theo như sự biết của tôi thì sau 23 giờ, người thường trực khóa cửa và chui vào màn…ngủ, dứt khoát không mở cửa cho bất kỳ ai! Tôi đang loay hoay ở cổng Nhạc viện thì một người bạn, nhà ở trong khu Tập thể của Ủy ban Thống nhất Trung ương, cách Nhạc viện vài chục mét, đi đâu về, thấy tôi thì lôi về nhà! Người bạn này đang dạy tiếng Nga ở trường Đại học Ngoại Ngữ, cùng tuổi với tôi, đã có vợ. Sau khi biết hoàn cảnh của tôi, vợ của người bạn nói: “Đây chính là người chồng của bạn tôi rồi!”. 

Và quả nhiên việc lấy vợ của tôi đúng như ông chiêm tinh gia báo từ trước, chỉ có điều sau khi Hà Thi chết tới sáu tháng: Đám cưới ở Ô Chợ Dừa và ngay trong phòng làm việc của Tổng Biên tập Tạp chí; có vợ, có con rồi có nhà (khi con tôi được đầy tháng thì cơ quan cho dùng phòng kho làm phòng ở); vợ tôi cũng vẫn là người của khu vực “xướng ca” (là diễn viên của đoàn Văn công Quân Khu 5 thời chống Mỹ, hết chiến tranh thì vào học lớp Kịch nói của Trường Nghệ thuật sân khấu Mai Dịch Hà Nội, học xong thì thất nghiệp cho tới lúc làm mẹ được hai, ba năm!)… 

Ô Chợ Dừa không phải của riêng ai, nhưng tôi có cảm giác như nó là của mình! Sau này, khi phải đi khỏi Ô Chợ Dừa (vào Tây Nguyên, xuống Sài Gòn), mỗi khi xem báo, tivi… thấy có nói về Ô Chợ Dừa, tôi lại chăm chú lắng nghe, nhìn cho rõ và có cảm giác như mình được trở lại quê hương! Tôi coi Ô Chợ Dừa là quê thứ hai, bởi tôi đã sống tới năm năm (từ 1980 đến 1985) ở đó và đã làm những việc quan trọng như lấy vợ, đẻ con…Con trai tôi được sinh ra tại Ô Chợ Dừa, vậy Ô Chợ Dừa sẽ là quê của nó, đương nhiên. Mặc dù phải nuôi vợ, con trong suốt năm năm của “thời bao cấp” cực kỳ khó khăn, song tôi vẫn không bao giờ tuyệt vọng và thấy cuộc sống của tôi trong cái “Tiểu gia đình” ở Ô Chợ Dừa thật là …nên thơ! Chính vì thế mà đứa con trai được sinh ra ở Ô Chợ Dừa này được đặt tên khai sinh là Đỗ Ngọc Thi Ca!... 

Các nhạc sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó Nhạc viện Quốc gia! Các Họa sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó có Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, các nhà văn không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó có trường Viết Văn Nguyễn Du (dù bây giờ chỉ là một Khoa trong trường Đại học Văn hóa)! Quả là Ô Chợ Dừa rất xứng đáng để được gọi là mảnh đất Địa Linh Nhân Kiệt, điều này không cần bàn cãi! Riêng tôi, tôi không thể không thường xuyên nhớ về Ô Chợ Dừa vì đã đi khỏi từ năm 1985, nhưng tôi chưa cắt hộ khẩu bởi biết chuyển hộ khẩu về đâu ngoài Ô Chợ Dừa lầm bụi của tôi? 
 
Sài Gòn, tháng 4-2010 
Đỗ Ngọc Thạch  


Gửi email trang này cho bạn bè Mở cửa sổ in bài viết này

Đường Văn :: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét