Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Hai lần Bác sĩ; Lý Toét - Đỗ Ngọc Thạch



 
73 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên vanchuongviet.org
- Trích: Hai lần Bác Sĩ; Lý Toét
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng       (truyện ngắn)- 10
 
Băng nhân (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y       (truyện ngắn) - 20
 
Báo hiếu (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Cô Tấm và Quả thị (truyện ngắn)
Chương trình Operation baby lift       (truyện ngắn)- 30
 
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Con gái viên Đại Úy (truyện ngắn)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ       (truyện ngắn) - 40
 
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn) 
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét       (truyện ngắn) - 50
 
Ma lai (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn) 
Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện       (truyện ngắn) - 60
 
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Táo quân truyện       (truyện ngắn)- 70
 
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Y tá xã       (truyện ngắn) - 73
 
Hai lần bác sĩ
 
Đỗ Ngọc Thạch
 
Thân là năm sinh và cũng là tên, hơn tôi bốn tuổi, tức sinh năm  1944. Sang năm đói Ất  Dậu  1945, lúc đó  Thân  mới một  tuổi, một lần bà nội tôi đi chợ, thấy Thân đói lả, chỉ còn thoi thóp bên xác người mẹ đã chết ở góc chợ. Bà tôi đem Thân về nuôi. Không hiểu do bà tôi mát  tay hay Thân  là một đứa bé hay ăn mau lớn mà chỉ hai, ba năm sau nó đã lớn nhanh  như thổi, chạy nhảy tung tăng khắp nơi. Khi tôi được ba tuổi,  mẹ tôi gửi  tôi cho  bà  nội và Thân trở thành  “vệ sĩ” của tôi, cõng tôi đi chơi rong khắp làng. Lúc đó, ông nội tôi đang hành nghề chữa bệnh, lấy hiệu là Đại  Đạo, tức cứu người  là chính, ai có tiền thì trả, ai nghèo quá thì ông tôi chữa bệnh miễn phí ! Còn bà nội tôi, vốn là con gái một ông chủ hiệu ở phố Thuốc Bắc Hà Nội, theo ông tôi lên miền đất  Trung du này thì sản xuất trà và giấy gió. Hai mặt hàng này lúc đó bán khá chạy nên phải nói là mức sống ở nhà ông bà nội tôi khá cao. Ngoài một vệ sĩ ra, tôi còn có riêng một nhũ mẫu (ở quê tôi gọi là “U”, còn xã hội gọi là “vú em”, “vú em” của tôi gọi là “U Tiến”, Tiến là tên gọi của tôi lúc nhỏ, do có phong trào “Nam tiến” lúc đó. Bố tôi tham gia “Nam tiến”, mẹ tôi tham gia “Phụ nữ cứu quốc” rồi đi học một khóa sư phạm ở chiến khu, cho nên tôi sống với ông bà nội và người gần gũi tôi nhất chính là U Tiến rồi đến vệ sĩ Thân. U Tiến coi tôi như con đẻ, tôi cũng coi U như mẹ đẻ. Đối với vệ sĩ Thân, tôi rất thích, tuy Thân là người ở nhưng tôi luôn gọi Thân là anh xưng em, còn Thân thì cứ một cậu chủ hai cậu chủ. Tôi phải cảm ơn Thân rất nhiều vì anh ta đã cõng tôi đi khắp nơi và thường cõng tôi ra tắm sông. Đó là con sông tên Thao gắn liền với câu ca :”Sông Thao nước đục người đen/Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về”. Nhờ vậy mà tôi biết bơi rất sớm. Tuy thế, việc Thân hay cõng tôi đi tắm sông đã khiến anh ta bị tai nạn khá nghiêm trọng: một lần, Thân nhảy từ trên một cành cây chìa ra sông xuống sông đã  bị một cái cọc ngầm dưới nước đâm trúng  “hạ bộ”, nếu không nhờ ông tôi cứu chữa kịp thời, chắc anh ta đã chết lần thứhai!
Sau lần bị thương, Thân xin với ông tôi học nghề thuốc, nhưng chỉ được vài tháng thì cuộc kháng chiến chín năm kết thúc, cả ông bà đều về Hà Nội ở với bố tôi và ông  chú,  đó là vào cuối năm l954 đầu năm 1955. Lúc đó Thân mười một tuổi, còn tôi mới bảy tuổi. Tôi không hiểu sao lúc đó Thân không đi với ông bà tôi về Hà Nội.Tôi hỏi bà thì bà bảo:”Ông chủ tịch xã xin nó làm con nuôi rồi!”, thế là  tôi  mất  vệ  sĩ  từ  đó !...
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ  ai  đó nói chẳng sai . ahoắt cái đã mười năm trôi qua, tôi  tốt  nghiệp phổ thông trung  học và có giấy gọi vào Khoa Toán  trường  Đại học Tổng hợp Hà  Nội. Lúc tôi chuẩn bị nhập trường  thì bất ngờ gặp lại  Thân. Gặp lại Thân, tôi mừng quá, cứ nắm chặt  tay Thân mà nói không  ngừng :
- Trời ơi  ! Nhớ anh quá ! Hồi mới về Hà Nội, cứ đi ra đường phố là bị bọn trẻ con xúm vào bắt nạt, đá đít véo tai,  rồi lại  lục cặp sách lấy hết bút, tẩy và cả mấy hòn bi ve nữa, tức quá mà không làm gì được chúng ! Giá như có anh đi cùng  thì chúng  đâu có dám ngang ngược như vậy ! Rồi hồi mới về  Hải Phòng này cũng bị bắt nạt như thế, mỗi lần gặp mấy thằng học sinh trường  Miền Nam số 21 là lại bị trấn lột sạch sành sanh ! Những lúc ấy em chỉ ao ước có anh ở bên cạnh, vậy mà anh đã ở đâu ?
Thân cười cười rồi nói :
- Thôi, chuyện đã qua cho qua,  nhắc đến làm gì nữa ! Gặp lại cậu thế này là tốt rồi ! Tôi được biết cậu học rất giỏi, nay lại sắp trở thành nhà Toán học, mừng cho cậu !
- Làm sao anh biết ? – Tôi ngạc nhiên hỏi .
- À, rất đơn giản, tôi làm việc ở ban tuyển sinh thành phố. Khi thấy tên cậu, tôi cũng muốn tìm gặp cậu ngay để hàn huyên sau bao năm xa cách nhưng ngặt nỗi công việc quá bận rộn. Hôm nay tôi và cậu phải làm một chầu túy lúy !
Đây là lần đầu tiên tôi uống  rượu nên chỉ sau hai li  đã say mèm, nhưng sau khi Thân cho tôi uống một li  nước chanh giã  rượu, tôi lại có thể cụng li ba lần nữa ! Sau một hồi nói rất dài về nghệ thuật uống rượu,  Thân nói với tôi :
- Cậu đã được vào đại học rồi, chẳng cần đến cái bằng tốt nghiệp phổ thông trung học kia nữa, cậu cho tôi, mai  tôi làm vệ sĩ  đưa cậu tới trường  nhập học !
Nghĩ  tới việc được đi với  Thân, tôi thích quá, đồng ý ngay, chẳng hề nghĩ xem Thân xin cái bằng của tôi  để làm gì ?
*
Sau lần làm vệ sĩ đưa tôi tới trường đại học, phải đến mười lăm năm sau tôi mới gặp lại Thân, cũng rất bất ngờ. Lúc đó tôi  đang làm việc ở Viện Văn học. Ngày ngày làm con mọt sách, tối  đến thì nằm ngủ ngay trên bàn viết ! Việc ăn uống  lúc đó quả  là rất kham khổ, nộp hết  tem  phiếu và mười  tám ngàn đồng  cho một cửa hàng ăn uống nào đó, bạn sẽ có sáu mươi cái phiếu cơm cho cả tháng (tất nhiên tháng nào có 31 ngày thì bạn phải tự giải quyết). Mỗi suất cơm chỉ  là một đĩa cơm nhẹ như bấc và một chén thức ăn mặn (thường là  đậu phụ kho thịt bạc nhạc) và một chén canh lõng bõng. Ăn xong có cảm giác như đói  hơn ! Trên đường chúng tôi đi ăn cơm tháng, phải qua phố  Tạ Hiền – một con phố của người Hoa, chuyên bán đồ ăn đặc sản, lúc nào cũng  sào nấu thơm lừng, thật quá tra tấn. Một hôm, tôi vừa tới phố Tạ Hiền thì gặp Thân đứng chắn lù lù trước mặt. Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì Thân đã lôi tôi vào trong quán ăn từ lúc nào !  Sau vài phút hàn huyên bên những món ăn thơm nức, Thân mới từ tốn nói :
- Đúng là anh em mình có duyên nợ với nhau từ kiếp trước !  Cứ nghĩ lại cái thời thơ ấu,  ngày ngày cõng cậu đi tắm sông tớ thật mãn nguyện, giá như ta  có thể đi ngược thời gian !...Tớ biết cậu về Viện Văn học đã lâu, nhưng ngặt  nỗi công việc  bù đầu, không dứt ra được ! Cậu như vậy là tốt rồi, ráng chờ một suất đi nghiên cứu sinh nước ngoài  sẽ đổi đời ngay thôi ! Còn tớ, đang làm cán bộ tổ chức ở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cũng đủ ăn nhưng lắm chuyện lôi thôi, không phải là kế lâu dài. Vì thế, tớ phải  đoạt được cái bằng đại học !
- Thì anh xin dự thi đi, ở chỗ anh, muốn thi vào trường nào mà chả được ! – Tôi nói.
- Nói thì dễ nhưng làm thì khó ! Tớ đã gần bốn mươi rồi, lại vợ con đùm đề, không có đầu óc đâu mà ôn thi nữa, mà thi chưa  chắc đã đỗ ! Vì thế, tớ nói thật với cậu, cái bằng tốt  nghiệp đại học của cậu chẳng cần với cậu  nữa, nhưng lại rất cần với tớ! Cậu đừng có ngạc nhiên như thế! Cậu hãy cho tớ cái bằng của cậu, tớ chỉ việc tẩy tên cậu đi, viết tên tớ vào là xong!
- Làm thế sao được? – Tôi thật sự ngạc nhiên.
- Cậu yên tâm. Việc gì cũng có thể làm được, cậu không nghe người ta thường nói:”chuyện gì cũng có thể xảy ra” à? Tớ làm  xong chuyện cái bằng, sẽ làm lại hồ sơ rồi chuyển vào miền Nam, trong đó ở đâu cũng thiếu cán bộ. Với cái bằng đại học, tớ có thể làm phó thậm chí giám đốc cấp Sở ở các tỉnh, rồi dần dần chuyển về trung tâm của miền Nam là Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông! Tớ đã xem tử vi tướng số rồi, cái số tớ sẽ phất mạnh ở Phương Nam ngập nắng !...
Tại tôi là người dễ mềm lòng, hay là tại những năm tháng tuổi thơ Thân ngày ngày cõng tôi đi khắp xóm làng cứ hiện về rõ mồn một, khiến tôi không thể từ chối yêu cầu của anh ta? Có lẽ tại cả hai! Khi tôi đưa cái bằng tốt nghiệp đại học của tôi cho Thân, anh ta đưa lại cho tôi mười cái bản sao và vừa cười vừa nói:
-    Rồi cậu sẽ có được cái bằng cao hơn là phó Tiến sĩ!...
Thân còn nói gì nữa nhưng  tôi như chỉ nghe thấy tiếng gió ù ù thổi và tôi bỗng thấy lạnh run…
*
Chỉ vài tháng sau khi tôi cho Thân cái bằng đại học, anh ta chuyển đi miềnNam thật. Tôi nghĩ có lẽ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa vì đã kẻ Bắc người Nam đường xa diệu vợi ,mà  làm cái nghề “ngâm cứu” như tôi có lẽ chẳng bao giờ đi đâu xa! Song, cuộc đời lại không yên ả như vậy. Một thời gian sau, tôi bỏ Viện văn học mà sang làm biên tập ở một tờ tạp chí về văn hóa nghệ thuật, những tưởng  có nhiều cơ hội cho việc “viết lách”, sẽ có nhiều “nhuận bút”, sẽ tăng thêm thu nhập. Nhưng thật ra, khoản thu nhập có tăng thêm nhưng không đáng kể, bởi nói chung “nhuận bút” rất thấp, đúng như câu nói “văn chương rẻ như bèo”! Tôi phải nhận bản thảo ở các nhà xuất bản, vừa đánh máy vừa biên tập để tăng thu nhập! Song, công bỏ ra mười nhưng thu về chỉ được năm, tức lỗ vốn!...Thế rồi một loạt sự kiện lớn ập tới: lấy vợ, vợ thất nghiệp mà lại đẻ con, hết tuổi đi thi nghiên cứu sinh, mẹ mất…khiến cho tôi có ý định đi đâu đó để thoát khỏi cuộc sống khó khăn lúc đó! Vừa hay có ông giám đốc một Sở Văn hóa ở Tây Nguyên lấy vợ là  nhà sưu tầm folklore ở Viện Văn hóa nghệ thuật, cùng khuôn viên với cơ quan Tạp chí Nghiên cứu của tôi, muốn tôi vào Sở Văn hóa của ông giúp ông làm công tác xuất bản và ra Tạp chí Văn nghệ cho Sở, vậy là tôi đi liền, dù chưa hề biết cái tỉnh ở Tây Nguyên đó nó mặt ngang mũi dọc như thế nào, đúng như câu “cũng đành nhắm mắt đưa chân/thử xem con tạo xoay vần tới đâu?”. Rồi hai năm sau đó, cuộc đời xô đẩy tôi tới Sài Gòn, cứ như là một trò chơi của số phận! Và ở đây, tôi đã gặp lại Thân, trong một hoàn cảnh  đặc biệt…
Lúc đó, ban ngày tôi làm thuê cho một lò bánh ngọt ở quận 5, tối đến thì làm bảo vệ cho một ki-ốt bán đồ chơi điện tử ở quận một, ngay trên đường Nguyễn Huệ - nơi là chợ hoa của Sài Gòn rất nhiều năm. Gọi là bảo vệ nhưng thực ra là chỉ việc đến ngủ trong ki-ốt đó, kẻ trộm thấy có người ở trong ki-ốt sẽ không cạy cửa vào ăn trộm!...Tuy nhiên, xung quanh ki-ốt về đêm lại rất phức tạp: xì ke, ma túy và mua-bán dâm là hoạt động thường xuyên, không ngưng nghỉ, bất kể mưa gió…Tôi vào ki-ốt là ngủ liền, vì  làm thợ bánh cả ngày đã thấm mệt. Đêm hôm đó, tôi đang mơ màng thì nghe có tiếng rên rỉ bên ngoài ki-ốt. Ra xem thì thấy một ông khoảng gần sáu mươi đang nằm bệt, đầu bị đánh bằng vật cứng, máu còn đang nhểu ra, đầm đìa. Nhìn thấy tôi, ông ta năn nỉ:
-    Cậu cứu tôi với! Tôi bị nó lừa vào đây “đi dù”, chưa làm được gì thì bị một  đứa khác đập vào đầu, rồi chúng lấy hết tiền và đông hồ, lại tháo cả cái nhẫn cưới đính hạt xoàn của tôi nữa !... Trời ơi!...
Tôi chạy đi kêu xích lô, nói chở tới bệnh viện, nhưng ông ta nói:
-    Đừng tới bệnh viện, vợ tôi mà biết thì nó cắt dái ! Cho tôi tới một phòng mạch tư nào đó!...
-    Phòng mạch tư thường chỉ làm việc tới tám giờ tối, làm gì có ai làm việc tới nửa đêm? – Tôi bực mình la lên.
-    Có đấy, cái gì cũng có! – ông xích lô hỏi tôi – cậu có tiền trả giùm ông ấy không, tôi chở đi?
“Cứu người như cứu hỏa”, tôi bảo ông xích lô khiêng ông kia lên xe, và như là một quán tính, tôi ngồi lên xe đi theo nạn nhân tới phòng mạch tư. Lòng vòng một lúc, chiếc xích lô đưa chúng tôi tới một con hẻm lớn và dừng lại trước một căn nhà hai lầu, có cái công sắt lớn, trên công là tấm biển  với những chữ lớn: “Bác sĩ BÁC SĨ – chuyên trị Nhi khoa, Phụ khoa”. Có vẻ như là  một bác sĩ và một y tá đang trực, họ giải quyết thành thục và mau lẹ. Khi băng bó xong xuôi thì từ trên lầu có một người đi xuống, có vẻ như là chủ nhà. Mà đúng là chủ nhà thật, và tôi trố mắt kinh ngạc khi nhận ra người đó chính là Thân !...
*
Suốt đêm hôm đó, tôi ngồi nhâm nhi với Thân tại phòng mạch và nghe Thân kể đủ chuyện về sự đời của Thân và của rất nhiều người khác. Lúc đó là năm 1987, tức chúng tôi chia tay nhau đã sáu năm. Sáu năm qua đó, Thân đã kinh qua khá nhiều  chức vụ quan trọng ở các tỉnh miền Nam, thấp nhất là phó giám đốc Sở, cao nhất là phó chủ tịch tỉnh. Trong thời điểm  có bước chuyển biến mới của đất nước mà sau này người ta thường gọi là thời kỳ  Mở  cửaCởi  trói, Thân chuyển về Sài Gòn và làm việc ở một cơ quan đặc biệt thuộc Trung ương. Căn nhà phòng mạch này là “Cơ sở hai” của Thân do bà “quý  phi”  tên Nụ cai quản. Khi nghe tôi hỏi tại sao phòng mạch có tên như vậy, Thân cười  cười rồi nói :
-  À, quên chưa nói với cậu chuyện này : tớ đã đổi tên là Bác Sĩ và đã lấy được thêm hai cái bằng đại học tại chức : một là Y dược và một là quản trị kinh doanh. Lấy bằng tại chức dễ ợt, không như bằng chính qui của cậu ! Cái phòng mạch của tớ người ta thường gọi  là  “Hai lần Bác Sĩ”, tiền vô như nước !
-  Chữa bệnh không phải chuyện đùa đâu, không khéo giết người như bỡn ! – Tôi ngập ngừng nói.
Thân lại cười, lần này cười to,  nghe rất sảng khoái :
-  Cậu lại lo bò trắng răng rồi ! Tớ đã thuê hai bác sĩ và hai y tá, thay nhau làm việc 24/24. Bà “Quý phi” của tớ cai quản phòng mạch rất giỏi, bà ấy vốn là cán bộ tổ chức của Sở  Y  tế mà ! Xem ra, ai đã kinh qua công tác tổ chức cán bộ thì chuyển sang làm kinh doanh đều rất hiệu quả !  Nhất lại là kinh doanh nhân mạng !...
Chắc là Thân còn nói nhiều về chuyện kinh doanh nữa nhưng  tôi như người mộng du và cái thuở thơ bé sống bên ông nội tôi  bỗng như trở về từng ngày, từng ngày…Tôi thấy nhớ ông nội da diết và bỗng có ý nghĩ : Tại sao tôi là cháu đích tôn của ông mà lại không nối nghiệp ông ? Đúng lúc đó thì Thân vỗ vai tôi nói nhỏ :
-  Hình như là cậu đang nghĩ về ông Đại Đạo phải không ? Nếu tôi đoán không nhầm thì cậu đang tự trách mình là tại sao lại không nối được cái nghề cao quý của cha ông, đúng không ?
Không đợi cho tôi trả lời, Thân đưa ra kế hoạch sẽ đầu tư cho tôi mở một phòng mạch Đông Y ở phía đối diện với phòng mạch “Hai lần Bác Sĩ”  của Thân. Nhà đối diện đó mang ơn  cứu mạng đối với Thân nên sẽ cho thuê nguyên tầng trệt với giá  rất hữu nghị, chi phí ban đầu (như đồ nghề, tiền thuê hai lương y…)  sẽ do Thân ứng cho hết !  Tôi còn biết nói gì hơn ngoài nghe theo !...
Tôi lấy tên hiệu phòng mạch Đông Y là  Đại Đạo và đi kiếm đủ loại sách báo nói về Đông Y, ngày thì quan sát hai lương y làm việc, đêm thì ngồi đọc sách . Tôi dự tính trong vòng  một năm sẽ nắm được những điều cơ bản, sau đó sẽ đi  tu  nghiệp về châm cứu ở chỗ giáo sư Nguyễn Tài Thu, chắc hẳn ông sẽ đồng  ý thu nhận tôi làm đệ tử vì ông vốn là bạn thân  của bố mẹ tôi từ hồi ở quân Y viện.
Thời gian trôi thật nhanh khi người ta muốn làm được nhiều việc. Khi giáo sư Tài Thu đồng ý nhận học trò, tôi ra Hà Nội. Nhưng chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày, chưa kịp học được gì thì nhận được tin Thân bị tai nạn giao thông :  Chiếc xe du lịch chở gia đình Thân đi từ Đà Lạt về đã lăn xuống vực, không ai chết nhưng đều bị thương nặng, riêng Thân, khi tỉnh lại thì đã trở thành người mất trí !
Khi tôi về đến phòng mạch  “Hai lần Bác Sĩ”  thì thấy Thân đang ngồi một mình trong phòng khách, ghế sa-lon Thân đang ngồi ngổn ngang cứt đái, nhưng trên bàn thì được viên tròn và xếp thành hàng lối. Thân không  biết có tôi tới, vẫn mải mê với việc vo viên những cục phân của mình, mồm thì luôn nói : “Thập hoàn đại bổ! Maị vô, mại vô!...”./
TP.HCM, 2005-2009
 
 
 
Lý Toét
 
Đỗ Ngọc Thạch
 
Làng Tứ Thủy là một Làng cổ của xã Thanh Thủy, một vùng đồng chua nước mặn. Một năm cấy hai vụ thì “Chiêm chua, Mùa thối”. Đó là bài hát buồn muôn thuở về cảnh vật Làng quê. Còn về con người, đi khắp Làng, nhìn ai cũng thấy che cái khăn sùm sụp trên mặt vì bệnh đau mắt. Bệnh đau mắt cũng có ở mọi nơi, nhưng thỉnh thoảng mới có, gọi là dịch; chẳng hạn như Dịch đau mắt đỏ! Nhưng ở Làng Tứ Thủy, bệnh đau mắt diễn ra thường xuyên, quanh năm suốt tháng với rất nhiều “thể loại” như đau mắt đỏ, đau mắt hột, mắt lông quặm, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, v.v… nên đã tàn phá đôi mắt của con người Làng Tứ Thủy thành mắt toét, vì thế, Làng Tứ Thủy còn có tên gọi là Làng Mắt Toét! Con gái Làng Mắt toétcó câu ca để “Thanh minh” cho sự Toét mắt của mình như sau: Toét mắt là tại hướng đình / Cả Làng mắt toét chứ mình em đâu! Mấy ông Thầy Địa Lý thì bảo “Toét mắt” không phải tại “Hướng Đình” mà tại “Long mạch”, tức nguồn nước. Thực ra, nguồn nước chỉ là phương tiện truyền bệnh, tức khi bệnh phát tán thì hệ thống ao hồ dày đặc và rất dơ bẩn giúp cho bệnh lây lan rộng khắp cả Làng!
Người Làng Mắt Toét cho dù có đi đâu, có được cái may mắn chữa khỏi bệnh Mắt Toét thì cũng không thể xóa hết “dấu vết” của “Một thời Toét Mắt”, tức nhìn kỹ vào mắt của người Làng Mắt Toét, ta vẫn có thể nhận ra những “vết sẹo nhỏ” do con mắt đã bị tổn thương!
Ở Việt Nam, dưới thời Phong kiến và Pháp thuộc, Lý Trưởng là Cường hào cai trị một xã. Lý Trưởng là chức quan cai trị nhỏ nhất trong hệ thống cai trị của giai cấp thống trị, không phải trải qua các kỳ thi cử như Quan Huyện, Quan Phủ trở lên. Là chức quan nhỏ nhất nên việc bổ nhiệm chức danh Lý Trưởng là do các Quan Thượng cấp quyết định (Quan Phủ hoặc Quan Huyện) và thường rất tùy tiện và có thể là “món hàng” kẻ bán người mua. Chuyện “mua Quan bán Tước” chủ yếu là diễn ra ở chức quan này, rất công khai. Đương nhiên các chức quan cấp Huyện, Phủ cũng có thể mua bán nhưng phải giao dịch qua “Chợ Đen” bởi việc bổ nhiệm được “Công khai” là phải lấy những người đã đỗ đạt.
Lý Trưởng xã Thanh Thủy có tên là Nhãn, là người Làng Tứ Thủy, tức “Làng Mắt Toét”. Phàm đã là người Làng Tứ Thủy thì phải trải qua “Toét Mắt”, cũng như đã là người ở các huyện Miền Núi như Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên) thì dứt khoát phải kinh qua bệnh Sốt Rét! Có điều lạ là bệnh Mắt Toét cũng có “đẳng cấp”, tức người càng có quyền hành, chức tước lớn càng có “cường độ Toét” cao hơn! Cứ như là độ nặng, nhẹ của Mắt Toét là đẳng cấp của phẩm hàm, huân huy chương! Chính vì thế, người dân ở “Làng Mắt Toét” không chủ động, tích cực chữa trị khi bị “Mắt Toét” mà ngược lại, thấy ai gọi thầy thuốc về nhà họ còn đuổi đi và nói: “Thần Trùng đã nhập vào rồi thì để yên cho Ngài ngự, chọc giận Ngài là Ngài cho nổ con ngươi ra đó!”. Và hầu như ai cũng nghĩ là khi nào khỏi thì tự nhiên nó khỏi! (Suy nghĩ này cũng đúng một phần, song chỉ ở những thể nhẹ và sức đề kháng của cơ thể có mắt nhiễm bệnh phải thật mạnh…).
Khi Lý Trưởng còn là học trò, cậu được cho về Hà Nội trọ học và có lúc đã mơ ước trở thành thầy thuốc, nên cậu đã tìm đọc khá kỹ những tài liệu của các thầy thuốc người Pháp về cái bệnh “truyền đời” của Làng là bệnh Mắt Toét. Cậu có thể nói vanh vách cho dân Làng Tứ Thủy về bệnh “Mắt Toét” là do Đau Mắt Đỏ và Mắt Hột. Khi mới tìm hiểu về bệnh “Mắt Toét” của Làng mình, cậu học trò Nhãn suy nghĩ mãi hai điều: 1/ Tại sao Làng mình lại có bệnh “Mắt Toét” lưu truyền dai dẳng như thế? 2/ Phải tìm cách chữa trị tận gốc, tiệt nọc cái bệnh “Mắt Toét” cho Làng Tứ Thủy. Việc làm đầu tiên mà cậu học trò Nhãn làm là biên soạn, viết lại rõ ràng “Những điều cần biết” về bệnh Mắt Toét rồi đem về Hà Nội thuê in thành những tờ giấy gập đôi lại thành như bốn trang giấy của cuốn vở học trò. Thường là sau những buổi thuyết trình về bệnh “Mắt Toét” ở bất cứ một tốp người, đám người nào do cậu Nhãn chủ động tụ tập hoặc nhân một buổi ngẫu nhiên gặp đám đông, cậu Nhãn đều phát cho mỗi người một tờ giấy có in “Những điều cần biết về bệnh Mắt Toét”! Vì thế, chỉ sau nửa năm, hầu như nhà nào ở Làng Tứ Thủy cũng có “Tờ rời” về bệnh Mắt Toét! Nội dung “Tờ rời” ấy như sau:
“Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh Viêm kết mạc, là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở mọi thời gian trong năm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virut. Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ... Bệnh đau mắt đỏ được lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước. Bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc. Để phòng ngừa bệnh cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân); khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác.
Mắt hột  là Viêm Kết mạc-giác mạc mãn tính, đặc điểm là hình thành những hột và những tổn thương sẹo ở mắt. Mắt hột rất dễ phát triển và lây lan, là một trong những bệnh gây mù lòa và mù hẳn nhiều nhất. Bệnh thường xảy ra nhiều ở vùng nông thôn do điều kiện vệ sinh kém. Và một trong những biểu hiện biến chứng của mắt hột ta thường thấy và gọi nôm na là bị "Mắt Toét": Trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi sưng mọng đỏ.
Bệnh mắt hột biểu hiện rất đa dạng, đa hình, có những trường hợp nhẹ nhàng không cần điều trị cũng tự khỏi, nhưng đôi khi rất nặng nề và nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa. Thông thường có hai thể: thể nhẹ và thể nặng.
- Thể nhẹ: (còn gọi là mắt hột đơn thuần) tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc và dừng lại ở đó. Bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Thể này không để lại di chứng và không gây mù. Không điều trị có thể tự khỏi nếu không bị tái nhiễm.
- Thể nặng: xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của mắt. Biểu hiện bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được điều trị tốt. Có thể gây nhiều biến chứng, và có thể dẫn đến mù lòa. Thông thường mắt hột có thể gây ra các biến chứng sau đây:
- Viêm kết mạc mãn tính: làm cho mắt đỏ, lèm nhèm quanh năm.
- Sạn vôi kết mạc: Do các ổ loét trên kết mạc đọng vôi vào chất tiết bã hình thành, nhìn giống như hạt cát có màu trắng đục, lúc đầu nằm ở sâu về sau trồi dần lên. Khi chớp mắt các sạn vôi này cọ sát làm cộm mắt rất khó chịu.
- Lông quặm, lông siêu (hình lông quặm): là tình trạng lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào như bàn chải chà vào giác mạc gây tổn thương, trầy sướt giác mạc gây sẹo lồi trên giác mạc, làm mờ đục giác mạc, loét giác mạc, nguy hiểm hơn nếu kết hợp với tình trạng nhiễm trùng sẽ gây viêm mủ nhãn cầu phải khoét bỏ mắt hoặc làm teo mắt và gây mù. Có ba mức độ quặm là: Lông mi dọa chạm vào giác mạc, Lông mi đã chạm vào giác mạc và Lông mi chạm nhiều vào giác mạc, quét trên bề mặt giác mạc.

-Viêm sụn mi: là tình trạng dày lên, xơ hóa, làm biến dạng sụn mi.
-Loét giác mạc: bệnh nhân có tình trạng đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng… bệnh nặng sẽ làm biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mù lòa.
- Bội nhiễm: thường là do bệnh mắt hột làm cho giác mạc bị tổn thương, đề kháng kém với tình trạng nhiễm khuẩn. Khi bị bệnh mắt hột, mắt của bệnh nhân sẽ sưng, giảm khả năng chống chọi với những thâm nhập từ bên ngoài dễ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và cả nhiễm vi nấm, những tác nhân này sẽ dẫn đến viêm giác mạc, loét giác mạc, nặng có thể gây mù lòa.
- U hột của bệnh mắt hột: u hột ở vùng rìa lan vào đồng tử và có khi có cả trên toàn bộ giác mạc.
- Loạn thị: do sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc gồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng vào mắt gây loạn thị, giảm thị lực.
- Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch. Mắt trắng khô như mắt tượng, mờ hẳn. Khô mắt có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.
-Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: làm mờ mắt, chảy nước mắt sống”. Kèm theo nội dung trên là hình vẽ các dạng “Mắt Toét”, ai xem lần đầu cũng đều kinh hãi!...
Còn các Già Làng, người thì phải thừa nhận: “Gần sáu, bảy chục năm nhìn thấy Mắt Toét, sống chung với Mắt Toét, đã từng trải qua Mắt Toét, vậy mà khi đọc “Tờ rời” của cậu Nhãn thì cứ như là lần đầu tiên biết về Mắt Toét!”; người thì nói: “Mình bị Toét Mắt mấy chục năm mà đọc “Tờ rời” của cậu Nhãn cứ như lạ như quen!:,v.v…
*
Cậu Nhãn Tuy nổi tiếng là người chăm học, hiểu biết nhiều, đặc biệt là về bệnh “Mắt Toét” nhưng bao nhiêu những lần thi cử mà cậu tham dự đều không đậu. Người ta chỉ có thể giải thích lý do thi trượt hoài của cậu Nhãn bằng câu “Học tài, thi phận”. Và cứ như một sự sắp đặt, cậu Nhãn thôi không lao theo chuyện Lều chõng thi cử nữa mà  miệt mài nghiên cứu chữa bệnh Mắt Toét cho người Làng Tứ Thủy. Và cũng chỉ sau một năm, kể từ ngày cậu Nhãn đi “Thuyết giảng” cho dân Làng Tứ Thủy rồi phát “Tờ rời” về bệnh Mắt Toét, cậu đã trở thành một “Danh y” chuyên trị bệnh Mắt Toét! Song có điều rất đặc biệt là những bệnh nhân của cậu Nhãn là người ở các Làng lân cận trong vùng thì khỏi bệnh nhanh và không tái nhiễm bệnh, còn là người Làng Tứ Thủy thì phần lớn là “Tái nhiễm bệnh”! Điều này khiến cho cậu Nhãn không thể bỏ qua câu nói lưu truyền “Toét Mắt là tại hướng đình” và cậu bắt đầu hướng sự chú ý của mình vào vị trí cũng như “Hướng Đình” và “Địa thế” của Làng Tứ Thủy…
Cậu Nhãn cũng được nghe một số người giải thích đình làng là phải quay về hướng Nam nhưng thực tế lại không phải như vậy. Có rất nhiều những ngôi đình không quay về hướng Nam mà nó chỉ quay về hướng có con sông, tức theo thuyết phong thủy thì trước mặt của kiến trúc Đình là trường lưu thủy và phải chọn thế đất để cất đình là bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ, phía sau là Hắc Quy, trước có án (Châu Tước).
Như vậy là khi xây cất đình làng, vấn đề không phải là hướng mà là thế đất có hợp phong thủy không, có hội đủ các yếu tố về phong thủy không…
Khi chuyên tâm vào tìm hiểu chuyện Địa thế của Làng Tứ Thủy, cậu Nhãn bỗng phát hiện ra rằng Làng Tứ Thủy có thế “Ngọa Hổ tàng Long”, vì thế có chuyện “Mắt Toét” thì cũng chẳng sao, bởi sự đời đâu có “vẹn cả đôi đường” mà được bề này thì mất bề kia, đó là “Luật bù trừ” của Tạo Hóa vậy!
Chính khi cậu Nhãn không chuyên vào việc chữa bệnh Mắt Toét nữa thì lại có hai con bệnh vào “loại sộp” tới xin chữa: đó là Quan Tri Huyện đương nhiệm và Quan Huyện Phu nhân!
Phải nói qua về cách chữa bệnh Mắt Toét của cậu Nhãn. Mặc dù cậu Nhãn tìm hiểu về bệnh “Mắt Toét” qua những tài liệu của người Pháp, thời đó còn rất hiếm hoi, nhưng cậu lại không chữa bệnh theo cách “Tây Y” (sẽ rất tốn kém) mà chữa bệnh Mắt Toét theo cách riêng của mình, tức do cậu tự nghĩ ra! Chẳng hạn một cách chữa như sau: cho một con chó (đã được huấn luyện rất kỹ) liếm sạch hai con mắt toét cho khô rồi lấy nước Long Nhãn (ép ra từ cùi quả Nhãn Lồng) nhỏ vào hai con mắt hai lần, cách nhau một khắc (mười lăm phút), sau đó tĩnh dưỡng một ngày, là xong. Rất nhiều người khỏi nhờ cách chữa này, nếu không hợp với cách này thì chuyển sang cách khác! Nói chung, đối với người bệnh nào thì dùng cách nào là hoàn toàn do sự mách bảo của “cảm giác” chứ không hề có một công thức (đơn thuốc) cứng nhắc có sẵn!... Nếu có ai tò mò hỏi tại sao cậu lại nghĩ ra những cách chữa bệnh “không giống ai” như thế thì cậu thì thầm: “Đó là do Đại Tiên Thần Y Thái Thượng Lão Quân mách bảo, chứ ta làm sao nghĩ ra nổi!”…
Lại nói về Quan Huyện đương nhiệm. Quan Huyện là người Làng Tứ Thủy đã hai đời. Tuổi trẻ của Quan Huyện được theo cha sang Pháp công cán gần hai năm và khi về nước đã đem theo một bà vợ người Pháp. Bà vợ người Pháp này chẳng phải danh gia vọng tộc gì và về hình thức thì không đẹp, nhưng khi về xứ An Nam thì lại có giá cao hơn ở chính Quốc rất nhiều và cũng vì thế mà chồng bà được nhận chức Quan Tri Huyện rất thuận lợi. Quan Huyện rất ít khi về Làng mà không hiểu sao, lần nào về Làng thì lập tức bị …nhiễm bệnh Mắt Toét. Lần ấy, cả Quan Huyện và bà vợ Đầm Tây cùng về Làng ăn giỗ và cùng bị đau mắt rất nặng! Chợt nhớ đến lời đồn về tài chữa bệnh Mắt Toét của cậu Nhãn, liền cho người đến nói: “Nếu cậu chữa khỏi bệnh cho Quan Huyện và Bà Huyện người Tây thì sẽ được nhậm chức Lý Trưởng!”. Lúc đầu, cậu Nhãn cũng không thích thú chuyện làm Lý Trưởng và cũng ngại chữa bệnh cho quan lại, sợ không khỏi thì lôi thôi! Nhưng người “sư gia” của Quan Huyện rất giỏi thuyết phục nên cậu đã nhận lời và không ngờ chỉ ba  ngày sau, cả Quan Huyện và Bà Huyện đều khỏi, đôi mắt Quan Huyện  lại sáng lấp lánh và đôi mắt Bà Huyện lại sáng long lanh! Đương nhiên, sau đó cậu Nhãn nhận chức Lý trưởng ngay vì Lý Trưởng cũ đã quá già yếu! Từ đây, người Làng không gọi là Cậu Nhãn nữa mà gọi là Lý Nhãn. Được hai tháng thì Lý Nhãn nhiễm bệnh đau mắt rất nặng, chữa bằng mọi cách đều không khỏi, vì thế dân Làng gọi là Lý Nhãn Toét, tức Lý Mắt Toét, gọi tắt là Lý Toét!...
*
Lý Nhãn cứ suy nghĩ mãi không hiểu tại sao từ ngày nhận cái chức quan Lý Trưởng bé như hạt vừng này mà lại bị toét mắt, bèn đi hỏi mấy thầy Tướng số, Tử vi. Không hẹn mà gặp, thầy nào cũng nói như nhau: Không có nhỏ sao có lớn, cứ chịu khó tích tiểu thành đại, thế nào cũng có ngày làm chức quan to như cái Đình! Nghe thì không sai nhưng tin thì khó tin. Đang băn khoăn thì có người mách nước: Quan Tỉnh có người vợ yêu cực kỳ xinh đẹp, mà chủ ở đôi mắt, vừa long lanh như giọt sương mai, vừa sắc như dao cau! Người vợ đó của Quan Tỉnh đã ba năm liền giữ ngôi Hoa khôi mắt đẹp! Nay ta bí mật đem “Trùng Toét Mắt” tới thả vào khăn lau mặt của vợ Quan Tỉnh, tất nhiễm bệnh Mắt Toét! Đến lúc ấy… Lý Nhãn cho là diệu kế liền nghe theo. Quả nhiên, khi Quan Tỉnh bỗng thấy mắt người vợ yêu của mình đỏ như mắt cá chầy thì hoảng sợ vô cùng! Có người nói nên kêu Lý Nhãn tới chữa, liền cho người tới gọi ngay! Lý Nhãn khấp khởi mừng thầm, nghĩ bụng: Lần này ta phải chủ động ra yêu sách đòi chức Quan Huyện nếu chữa khỏi mắt cho Quan Tỉnh phu nhân! Lý Nhãn dắt theo con chó chuyên “làm sạch mắt” đi ngay!
Khi Lý Nhãn tới nơi thì bệnh của vợ Quan Tỉnh đã rất nặng. Quan Tỉnh thấy Lý Nhãn thì mừng quýnh, nói: “Đôi mắt của Bà Lớn nhà ta là nơi ánh sáng của Nhật Nguyệt hội tụ, mặt hồ thu cũng không sánh được! Vậy mà …Vì thế, nếu nhà ngươi chữa khỏi, xin xỏ điều gì ta cũng cho toại nguyện!”. Lý Nhãn liền “hành nghề” ngay, sau khi đã nhận được lời hứa là sẽ cho nhậm chức Quan Tri Huyện nếu lấy lại được vẻ đẹp như trước của đôi mắt của người vợ yêu của Quan Tỉnh. Trong nghề Y, tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra với bất cứ ai, cho dù là Danh Y. Và lần này thì xảy ra với Lý Nhãn: Khi Lý Nhãn cho con chó “làm sạch mắt” người bệnh thì con chó đã nuốt luôn cả hai con ngươi của Hoa Khôi Mắt đẹp!...
Sau “sự kiện” đó, nhờ có tiền lo lót Quan Tòa, Lý Nhãn chỉ bị kết án ngồi tù năm năm. Những tưởng là sẽ chết rũ trong tù, nhưng Lý Nhãn lại gặp may: Ở trong tù, có rất nhiều tù nhân bị toét mắt, cả mấy lính canh và Cai Ngục cũng không thoát khỏi mắt toét. Và Lý Nhãn đã chữa khỏi mắt toét cho Cai Ngục và mấy người lính canh không khó khăn gì! Chính vì thế, chỉ sau một năm là “Thượng khách” ở trong tù, Lý Nhãn được ra tù!
Ra tù, Lý Nhãn đã mất chức Lý trưởng, đương nhiên. Lý Nhãn đang bơ vơ không biết làm gì thì có một người cùng Làng, là bạn học từ thời để chỏm, đang hành nghề chữa bệnh Mắt ở Phố Huyện, tìm gặp và nói: “Tôi nghe nói về cái vụ con chó của ông nuốt gọn hai con ngươi đôi mắt của người vợ yêu  Quan Tỉnh rồi! Nay tôi muốn ông làm chính cái việc “nuốt con ngươi” đó cho Phòng Mạch của tôi ở Phố Huyện!”. Lý Nhãn ngớ người, hỏi: “Thế là thế nào? Ông lại muốn tôi đi tù nữa hay sao?”. Người bạn cười nói: “Không phải con ngươi nào cũng nuốt mà chỉ nuốt những con ngươi đã bị hỏng, thay vì phải múc bỏ đi, gây đau đớn cho người bệnh thì cho con chó của ông nó nuốt chửng! Người bệnh sẽ không đau đớn mà chỉ có cảm giác “Nhột” một cái mà thôi! Như thế mà ông chưa hiểu sao?”. Lý Nhãn nghe vậy thì cười chảy nước mắt, hồi lâu mới nói được: “Cách chữa bệnh của ông thật là quái chiêu, tôi xin theo phò giúp!”. Thế là từ đó, Lý Nhãn chuyên lo việc điều khiển con chó của mình làm cái việc “Nuốt con ngươi”. Một thời gian sau, con chó chết, Lý Nhãn miễn cưỡng phải làm thay. Lúc đầu còn dụt dè, chỉ nửa tháng sau thành quen rồi…nghiện, tức ngày nào không có con ngươi hỏng để mà… nuốt thì Lý Nhãn coi như chưa ăn uống gì!.../.
Sài Gòn, Tháng 1-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Ngày đăng: 28.01.2010
nguồn: vanchuongviet.org
 

GIẢI TRÍ

Hà Anh, siêu mẫu, dự tiệc, event

  • Á hậu Hoàng Anh: Ngày càng gợi cảm

    Á hậu Việt Nam,, Á hậu
    Thứ Năm, 18/04/2013
    TPO - Bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2012, Á hậu Đỗ Hoàng Anh luôn làm người ta nhớ đến một cô gái cao lớn với đôi mắt sáng và gương mặt khá bầu bĩnh.
     
  • Hai Á hậu Việt Nam rạng rỡ khoe nhan sắc

    Á hậu Việt Nam,, Á hậu Dương Tú Anh, Á hậu Ngọc Oanh
    Thứ Năm, 04/04/2013
    TPO - Nhìn hai Á hậu VN Nguyễn Thị Ngọc Oanh và Dương Tú Oanh, không ai nghĩ họ cách xa nhau hơn 10 tuổi. Tú Anh đẹp rạng ngời của một thiếu nữ mới lớn, còn Ngọc Oanh lại đằm thắm, gợi cảm.
     
  • Vân Hugo đọ vẻ gợi cảm với Vân Á hậu

    Thụy Vân, Thanh Vân, Vân Hugo, Á hậu Việt Nam
    Thứ Ba, 02/04/2013
    TPO - Hai cô gái xinh đẹp này đều đang sở hữu hai quý tử, và đúng là 'gái một con trông mòn con mắt', nhan sắc của họ ngày càng nồng nàn và gợi cảm hơn rất nhiều.
     
  • Hoa hậu, Á hậu Việt Nam đọ sắc

    Mai Phương Thúy, Thụy Vân, Tú Anh, Hoa hậu Việt  Nam
    Thứ Sáu, 29/03/2013
    TPO - Hoa hậu Mai Phương Thúy, Á hậu Thụy Vân, Á hậu Tú Anh cùng gặp nhau tại một sự kiện. Ba cô gái mỗi người một vẻ đẹp làm choáng ngợp những người có mặt trong chương trình.
     
  • Ngắm Monika Leová gợi cảm cùng bikini

    ČESKÁ MISS 2013, hoa hậu CH Séc, Monika Leová
    Thứ Hai, 25/03/2013
    TPO - Dù không giành được ngôi vị cao nhất, nhưng những gì Monika Leová làm được đã được cộng đồng người Việt tại CH Séc cũng như người Việt ở khắp nơi trên thế giới vô cùng tự hào.
     
  • Top 10 mỹ nữ xinh đẹp nhất màn ảnh Hàn

    Mỹ nữ Hàn, Kim Tae Hee, Song Hye Kyo, Top 10 mỹ nhân
    Thứ Bảy, 23/03/2013
    TPO - Vừa qua, một trang web có uy tín đã tổ chức bình chọn top 10 mỹ nhân xinh đẹp nhất màn ảnh Hàn Quốc. Tất cả những ứng viên này không những chỉ xinh đẹp mà còn rất tài năng.  
Kim Tae Hee
 
  • nguồn:TPO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét