Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Nhớ GS Đỗ Đức Hiểu...


GS. Đỗ Đức Hiểu

GS. ĐỖ ĐỨC HIỂU

I. Sơ lược lí lịch

  • Năm sinh: 1924
  • Nơi sinh: Hà Nội
  • Học hàm: Giáo sư
  • Chức danh: Giảng viên Cao cấp
  • Đơn vị công tác hiện nay: Khoa Văn học
  • Thời gian công tác tại Trường: từ 1962

II. Các công trình khoa học

Các bài báo khoa học
  1. Văn học Công xã PariNghiên cứu Văn học, số 3/1960.
  2. Hăngri Barbuyx và tiểu thuyết “Khói lửa”. Nghiên cứu Văn học, số 8/1961.
  3. Rabơle (1494 – 1553)Tạp chí Văn học, số 1/1964.
  4. Văn thơ Công xã Pari, mầm mống xanh tốt của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.Tạp chí Văn học, số 2/1971.
  5. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chủ tịch và văn học hiện đạiTạp chí Văn học, số 4/1971.
  6. Tiếng vọng từ phương TâyTạp chí Văn học, số 3/1972.
  7. Người đi dép cao su – một vở kịch tư liệu độc đáo. Tạp chí Văn học, số 3/1973.
  8. Như triệu vì sao. Tạp chí Văn học, số 2/1975.
  9. Hồ Chủ tịch, người sáng tạo những điển hình văn họcTạp chí Văn học, số 1/1975.
  10. Những bài thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa (Nhân đọc Thơ Sóng Hồng)Tạp chí Văn học, số 5/1975.
  11. Đất nước thống nhất mở ra một chân trời mới cho những nguồn nghiên cứu văn học thế giớiTạp chí Văn học, số 1/1976.
  12. Víchto Huygô chiến đấuTạp chí Văn học, số 5/1978.
  13. Hãy là chim ưng dũng cảm trong khoa học.Tạp chí Văn học, số 5/1981.
  14. Văn học thời đại Phục hưngTạp chí Văn học, số 8/1983.
  15. Suy nghĩ về phong cách lớn và phân kì lịch sử văn học Việt NamTạp chí Văn học, số 3/1985.
  16. Về BakhtinTạp chí Văn học, số 2/1992.
  17. Vũ Đình Liên – nhà thơ tình thươngTạp chí Văn học, số 4/1993.
  18. Tiếng thu, thi nhạc của Lưu Trọng LưTạp chí Văn học, số 1/1993.
  19. Cảm nhận Để nhớ Đặng Thai MaiTạp chí Văn học, số 1/1993.
  20. Tiếng nói chân chính và tâm huyết (qua hai tập tiểu luận của Phong Lê)Tạp chí Văn học, số 7/1995.
  21. Đọc “Bướm trắng” của Nhất LinhTạp chí Văn học, số 10/1996.
  22. Bừng tỉnh hương sắc “thời gian”Tạp chí Văn học, số 1/1996.
  23. Đọc “Đôi bạn” của Nhất LinhTạp chí Văn học, số 1/1997.
  24. Bi kịch Vũ Như TôTạp chí Văn học, số 10/1997.
  25. Vichto Huygô, một thiên tài sáng tạo.Tạp chí Văn học, số 5 + 6/1998.
  26. Phong cách kịch Đoàn Phú TứTạp chí Văn học, số 5/1998.
  27. Mấy điều về kịch và thi pháp kịchTạp chí Văn học, số 2/1998.
Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo
  1. Văn thơ Trần Tế Xương (viết chung). Bộ Giáo dục xuất bản, 1957.
  2. Hợp tuyển văn thơ Việt Nam, tập III (Thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX). Nxb Văn học, 1963.
  3. Từ điển văn học, 2 tập (chủ biên). Nxb Khoa học Xã hội, 1983.
  4. Symposium sur le bicentenaire de la grande revolution franỗaise (1789-1989),Edité par université de Hanoi.(Kỉ niệm hai trăm năm đại cách mạng Pháp 1789-1989, viết chung), bằng tiếng Pháp, bài: “Le 14 Jullet et les poètes du Vietnam”. In tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1989.
  5. Lịch sử văn học Pháp (5 tập) – đồng chủ biên. Nxb Thế giới, 1990, 1992.
  6. Đổi mới phê bình văn học(Phê bình – Tiểu luận). Nxb Khoa học Xã hội và Nxb Mũi Cà Mau, 1999.
  7. Đổi mới đọc và bình văn(Phê bình – Tiểu luận). Nxb Hội Nhà văn, 1999.
  8. Thi pháp hiện đại(Phê bình – Tiểu luận). Nxb Hội Nhà văn, 2000.
nguồn: khoavanhoc.edu.vn

GS Đặng Thị Hạnh:...Diễn giải và Siêu Diễn giải


Ảnh của Quảng Thu Hà.



GS Đặng Thị Hạnh: Xung quanh vấn đề Diễn giải và siêu diễn giải...

  1. Mới đây, tại các hiệu sách đã xuất hiện cuốn sách mới "Cô bé nhìn mưa", cuốn hồi ức, "tự truyện trưởng thành" của bà Đặng ...
    cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/6/94167.cand
    Thêm kết quả từ cand.com.vn »
  2. Đặng Thị Hạnh. I. Bối cảnh của cuộc thảo luận về Diễn giải và Siêu diễn giải. Ở phương Tây, đặc biệt ở châu Âu, diễn ...
    phebinhvanhoc.com.vn/?tag=dang-thi-hanh


    Tag: Đặng Thị Hạnh


    Xung quanh vấn đề diễn giải và siêu diễn giải của Umberto Eco

    Đặng Thị Hạnh
    I. Bối cảnh của cuộc thảo luận về Diễn giải và Siêu diễn giải
    Ở phương Tây, đặc biệt ở châu Âu, diễn giải ý nghĩa văn bản đã có một lịch sử lâu đời do truyền thống chú giải văn bản cổ và tôn giáo. Sang thế kỷ 20, nhất là từ những năm 40, do sự phát triển của nền giáo dục Đại học trong khu vực nói tiếng Anh, đặc biệt trong các khoa Anh ngữ, đã diễn ra một bước ngoặt quan trọng liên quan đến nghiên cứu văn học: đó là khuynh hướng (gắn với trào lưu New Criticism) phản bác phương pháp “khoa học”, di sản của châu Âu thế kỷ 19, thay thế bằng một cách thực hành phê bình tập trung vào các chi tiết của từ để nghiên cứu tác phẩm kinh điển, “coi tác phẩm văn học như một tác phẩm nghệ thuật tự trị, autotéliqua, mà ngành phê bình cần làm sáng tỏ động lực của ý nghĩa tự đủ của nó”. Vào những năm 50 và 60, tuy không sẵn sàng tiếp nhận một số trào lưu mới của châu Âu (thuộc khoa chú giải văn bản cổ, hiện tượng học và ngôn ngữ học cấu trúc), nền văn học và phê bình văn học nói trên vẫn chịu ảnh hưởng của một số khái niệm cơ bản của Saussure (tính võ đoán của ký hiệu…) gắn kết với một bộ phận của nhân chủng học Lévi-Strauss. Đặc biệt thời cuối những năm 60 đánh dấu sự hội tụ ngoạn mục của lý thuyết giải cấu trúc của Derrida với truyền thống phê bình vốn đầy nghịch lý của Hoa Kỳ; ở đây, vẫn có một sự ưa thích nổi bật với tính lý thuyết trong tiếp cận văn học (déconstruction đã biến thành déconstructionnisme) điều mà giới nghiên cứu lục địa không mấy mặn mà. Và trong giới giảng dạy văn học ở Mỹ đã hình thành hai phe đối lập: một bên phái giải cấu trúc, nổi tiếng nhất là “bè lũ bốn tên” ở trường Đại học Yale, (Hartman, Hiller, Bloom, de Man) và bên kia, phái chống đối, nổi tiếng nhất là Searle, Rorty… Trong quy trình nhập vào “một nước Mỹ giải cấu trúc”, khái niệm giải cấu trúc của Derrida đã chịu nhiều biến thái, bản thân nó vốn mang tính lưỡng phân và có tác dụng mở. Tuy rất biết ơn đất nước đón nhận mình, Derrida đã tố cáo một kiểu giải cấu trúc nào đó của Mỹ, “một lý thuyết thực dụng, dễ dãi, tiện lợi và còn có thể bán được nữa”, kể cả ngược lại là một kiểu hệ thống hóa có phần cứng so với sự tinh tế của “đường đi derridien”. Trong bối cảnh trên xuất hiện những tranh luận náo nhiệt trong giới giảng dạy các trường Đại học Mỹ và Anh, về bản chất của nghĩa, các khả năng và giới hạn của dẫn giải, mở rộng ra là về bản chất và mục đích của nghiên cứu văn học. Năm 1990, khi được mời tham gia thuyết trình ở Hội đồng Tanner Lectures (Clare Hall, Cambridge), Umberto Eco đã chọn đề tài: Diễn giải và Siêu diễn giải, có nghĩa là ông xác định chỗ đứng của mình trong cuộc tranh luận. Sau khi vào những năm 60, 70, đã là một trong những người nhấn mạnh đến vai trò người đọc trong quy trình “sản xuất” nghĩa, vào lúc này trong nhiều tác phẩm, ông tỏ ra không thật đồng tình trước một vài hướng đi của tư duy phê bình hiện nay – đặc biệt của dòng phê bình giải cấu trúc – cho phép người đọc tạo ra “một ngọn trào những cách đọc không giới hạn và không kiểm nghiệm được”.
    II. Tóm lược các luận điểm của Umberto Eco trong ba bản thuyết trình:Diễn giải và lịch sử, Siêu diễn giải các văn bản và Giữa tác giả và văn bản 1.Đọc tiếp

    Từ khóa (chủ đề) do độc giả đề xuất:

Tiểu thuyết: độ dài và cấu trúc - Đào Duy Hiệp

Ảnh của Quảng Thu Hà.

Tiểu thuyết: độ dài và cấu trúc
PDFPrintE-mail

Written by TS. Đào Duy Hiệp   
Friday, 01 May 2009 12:03
Tiểu thuyết phương Tây đã tiến rất xa trên hành trình gần 10 thế kỷ của mình qua những biến đổi về kỹ thuật tự sự của nó, trong đó có vấn đề cấu trúc. Sartre nói: "Chúng ta đang sống trong thời đại của sự suy tư và tiểu thuyết bắt đầu suy ngẫm về bản thân nó". Nói cách khác: nhà văn bắt đầu suy ngẫm về tiểu thuyết trong thời đại suy tư.

1. Tiểu thuyết có phải là một truyện kể dài?
Đã có định nghĩa cho số trang của một truyện ngắn là từ vài dòng đến vài chục trang; tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Tiểu thuyết thường nhiều hơn về số trang là điều dễ hiểu, bởi chỉ có ở trong thân xác to lớn, nó mới mang chứa được nhiều vấn đề, "phủ sóng" được một diện rộng lớn của đời sống. Nhận định dưới đây của Paul Bourget, nhà văn và nhà phê bình Pháp thế kỷ 20, có thể cho thấy bản chất của hai thể loại trên, qua đó cũng giải thích phần nào về sự chênh lệnh số trang của chúng: "Phong cách của truyện ngắn và của tiểu thuyết rất khác nhau. Phong cách của truyện ngắn là thuộc về tình tiết. Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại. Các tình tiết mà cả dãy đã làm nên đối tượng của tiểu thuyết, tiểu thuyết đã làm ngưng kết chúng, nối chúng lại với nhau. Tiểu thuyết tiến hành thông qua các triển khai, còn truyện ngắn thông qua sự tập trung... Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng".
Tiểu thuyết tổ chức một số lượng lớn nhân vật tập hợp lại hoặc chống đối nhau, trải ra trong một thời gian, không gian rộng lớn và uyển chuyển: Tiểu thuyết Giáo dục tình cảm của Flaubert trải ra trong 17 năm đã đưa độc giả đến rất nhiều nơi chốn ở Paris gặp gỡ với thế giới nghệ sĩ, những người phụ nữ đa tình, những người lịch sự, những nhà cách mạng... Trong Đi tìm thời gian đã mất (có thời gian cốt truyện khoảng 40 năm), Proust đã để cho nhân vật trung tâm của ông phải đương đầu với biết bao cản trở, bị xô đẩy giữa nhiều cám dỗ (nhục cảm, sự lười biến...) để đến tận sau ba nghìn trang mới tìm ra chìa khóa cho khuynh hướng viết văn của mình, cũng có nghĩa là cho cuốn tiểu thuyết tương lai: đây là cuốn tiểu thuyết hoàn thành viết về cuốn tiểu thuyết đang trở thành. Và Proust đã kịp đặt bốn chữ Hết cho kiệt tác của mình. Tuy nhiên có nhà phê bình hâm mộ Proust (và cả một chút đùa bỡn) đã coi bộ Đi tìm thời gian đã mất chỉ là lời nói đầu cho cuốn tiểu thuyết tương lai. Ngược lại, truyện ngắn hết sức hạn chế về số lượng nhân vật cũng như thời gian, không gian: 24 giờ để kể về Nhà chứa Tellier của Maupassant; Lời phán quyếtcủa Kafka chỉ xảy ra trong vài tiếng, sau khi viết bức thư cho một người bạn, nhân vật trở lại phòng của người cha.
Từ những nhận định về bản chất khác nhau của truyện ngắn so với tiểu thuyết cũng như một vài dẫn chứng vừa nêu đã cho thấy số trang cần thiết và bắt buộc của tiểu thuyết là không thể quá ngắn để dung chứa một hàm lượng nội dung xã hội, con người mà nó định diễn tả. Trước đây vào nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, con người bình tĩnh hơn với những Chiến tranh và hòa bình, Tấn trò đời, Gia đình Rougon-Macquart, Gia đình Thibault hay Đi tìm thời gian đã mất... Ngày nay, số trang trung bình của tiểu thuyết Pháp, lớn bù bé là khoảng trên dưới 250 trang. Cuốn sách được giải Goncourt năm 2002, Những bóng tối lang thang, chưa đến 200 trang. Có lẽ điều đó phù hợp với nhịp sống bận rộn của thời hiện đại với những kỹ thuật mới, sự căng thẳng của công việc, thời gian eo hẹp, những trò giải trí muôn vẻ chăng?
Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài hơn truyện ngắn. Song có phải bất cứ một tác phẩm dày nào cũng là tiểu thuyết, hay mới chỉ dừng lại ở một truyện ngắn dài? Vấn đề dài hay ngắn đến đây lại chỉ còn là tương đối. Phần quan trọng để được gọi là tiểu thuyết còn ở cấu trúc của nó.
2. Cấu trúc của tiểu thuyết hiện đại
Tadié, nhà phê bình, chuyên gia về Proust hiện nay của Pháp, cho rằng: "Nói về một văn bản (nghệ thuật), chính là đã đang chỉ ra cấu trúc". Không có nhà văn viết tiểu thuyết nào lại không lập sơ đồ hoặc sửa chữa trong quá trình in ấn. Sang thế kỷ 20, các nhà văn phương Tây đặc biệt chú ý đến cấu trúc tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết từng có những cuộc tranh luận về cấu trúc đóng và cấu trúc mở. Dưới đây là những quan niệm của nhà Tadié về hai loại cấu trúc này.
Cấu trúc đóng: Một tác phẩm khép lại chính nó, cái kết thúc gặp gỡ cái mở đầu, cũng mới chỉ là một cách hiểu về kiểu đóng. "Một truyện kể, được kết thúc bởi tác giả của nó, có một kết luận rõ ràng, thì cấu trúc của nó là đóng".
Trong loại cấu trúc này, Tadié nghiên cứu 3 kiểu mẫu: Tiểu thuyết về cá nhân, về gia đình và về tập thể. Ngay từ cái tên truyện có tên nhân vật đã chỉ ra sự hình thành của một cá nhân, hành trình và cả những khủng hoảng lớn của nó(Tonio Kroger, Felix Krull của Thomas Mann; Cái chết của Virgile của Broch; Ada của Nabokov...), hoặc những tiêu đề mang tính tượng trưng: Đôi cánh của bồ câu, Tháp ngà (James), Con đường tối (Conrad) hay những tiêu đề chỉ không gian: Núi kỳ ảo (T. Mann); Trên những vách đá cẩm thạch (Junger); Cuộc dạo chơi dưới ngọn hải đăng (V.Woolf); không gian xác định đó là địa điểm chính nơi diễn ra hành động, nhân vật đến và vượt qua những giới hạn của nó, như Lâu đài của Kafka, nơi mà nhân vật hy vọng đến nhưng chẳng bao giờ tới được. Một số nhà văn đã đặt tên cho tác phẩm của mình theo kiểu trừu tượng cho lịch sử cuộc đời của nhân vật: Đi tìm thời gian đã mất, Thân phận con người, Niềm vui, Buồn nôn... Proust, Malraux, Bernanos, Sartre đều khép lại tác phẩm về các nhân vật trung tâm của họ xung quanh một đề tài lớn, chỉ ra một ý nghĩa triết học ẩn giấu.
Chính những thủ pháp của việc kể chuyện, như việc kể theo trục tuyến tính của thời gian, theo đó là trật tự trước sau của các biến cố, trình bày nhân vật một cách rõ ràng, các nơi chốn cụ thể của cuộc phiêu lưu, là những mẫu mực cho kiểu cấu trúc đóng. Ngay cả khi nhà văn sử dụng những thủ pháp khác như đảo lộn thời gian, hay những phối cảnh mâu thuẫn nhau cũng vậy: Đi tìm thời gian đã mất là một cấu trúc đóng, mở đầu và kết đều bằng một từ thời gian kể về hành trình của nhân vật từ trẻ đến già, về sự hình thành dần thiên hướng viết văn.
Cấu trúc mở: Umberto Eco viết: "Mọi các tác phẩm nghệ thuật, ngay cả khi nó là một hình thức đã hoàn tất về tổ chức đã được định cỡ một cách chính xác, đều là mở, ít ra là trong những gì mà nó có thể được diễn giải từ những cách khác nhau...".

Nói một cách dễ hiểu: tác phẩm mở là một hệ thống những ký hiệu có thể được diễn dịch ra đến vô tận. Nhưng đối với Tadié, ông không đề cập đến sự mở về nghĩa, về các ý nghĩa, mà là cấu trúc. Không phải là những tác phẩm trong sự hoàn tất của nó mà trong sự hình thành của nó: bởi vậy, Tadié nói, sự chú ý của phê bình mang tính khoa học về các bản thảo của Flaubert, Proust, Joyce là có tính chất hiện đại. Việc làm đó không phải là đi tìm lại một ý nghĩa duy nhất, mà hơn thế là tìm lại cái bất ngờ, sự lóe ra mang tính chất nguyên lai, cái tự do.
Như vậy ta thấy quan niệm về đóng, mở của hai người có khác nhau do xuất phát từ hai hướng nghiên cứu khác nhau. Umberto Eco quan niệm về "tác phẩm đóng" theo nghĩa không còn diễn giải gì được nữa về ý nghĩa trong tác phẩm, mọi thứ đã được nhà tiểu thuyết nói trắng ra hết rồi; còn "Tác phẩm mở" (cũng là tên một tác phẩm của Eco) là mở ra vô tận về ý nghĩa. Ngược lại, Tadié như chúng ta vừa thấy, ông đi tìm cấu trúc mở theo nghĩa đi tìm hình thù nguyên lai trong sự sáng tạo của nhà văn. Tadié coi những tác phẩm có cấu trúc mở là những tác phẩm được sắp xếp theo kiểu số học này đã thông báo rằng đó là một tác phẩm mở, bởi những tính toán của nó rất thường khi bị giấu đi và ý nghĩa của nó mang tính tượng trưng. Tác phẩm mở còn nằm ở những cấu trúc mẩu đoạn hoặc cấu trúc cắt dán, lắp ghép, bấp bênh, cấu trúc chưa hoàn tất.
Tiểu thuyết phương Tây đã tiến rất xa trên hành trình gần 10 thế kỷ của mình qua những biến đổi về kỹ thuật tự sự của nó, trong đó có vấn đề cấu trúc. Sartre nói: "Chúng ta đang sống trong thời đại của sự suy tư và tiểu thuyết bắt đầu suy ngẫm về bản thân nó". Nói cách khác: nhà văn bắt đầu suy ngẫm về tiểu thuyết trong thời đại suy tư.

Từ đó nội dung cuộc sống cũng được kể theo một kiểu khác: "Một cuốn tiểu thuyết trình bày một cốt truyện có đầu có cuối không phải thuộc về sáng tạo của thể loại. Một số tiểu thuyết đương đại chẳng hề kể gì cả. Tuy nhiên, tiểu thuyết thường xuyên phải mang lại - nếu không đã không phải là tiểu thuyết - một ý thức về thời lượng mà ở bên trong nó có vô vàn những biến cố để chiếm chỗ" (Pierre Louis Rey). Cái vô vàn những biến cố đó là nội dung xã hội, lịch sử, hòa bình, chiến tranh, yêu ghét, cưới xin, tang ma... cả những suy tư về chính tiểu thuyết đã đến chiếm chỗ trong những thời lượng của Đi tìm thời gian đã mất hay trong bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào đó được gọi là đích thực.

Nguồn: Văn Nghệ, số 34 (20 - 8 - 2005)
Last Updated on Tuesday, 19 May 2009 13:16

nguồn: khoavanhoc.edu.vn



18Tiểu thuyết: độ dài và cấu trúcTS. Đào Duy Hiệp