Cũng thử tìm:
Kết quả tìm kiếm
- Đỗ Ngọc Thạch Newvietart.com (*) Qui Hòa: Nơi Hàn Mạc Tử tới chữa bệnh rồi qua đời. Xem các bài liên quan: LINK: BÍCH ...tapchitiengquehuong.blogspot.com/2013/
04/bich-khe-thi-si-than-linh... - Tạp chí Da Màu – Văn Chương Không Biên
Giới » Về ... - Trang chính » Biên Khảo, Nhận Định Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính: Trường hợp Đỗ Ngọc Thạchdamau.org/archives/4327
Thứ ba, tháng tư 9
BÍCH KHÊ 'THI SĨ THẦN LINH'. Kỳ 4: BÍCH KHÊ, nhà thơ đầu tiên vẽ tranh lõa thể bằng thơ và lập tức thi sĩ đã trở thành "danh họa”. Đỗ Ngọc Thạch
BÍCH KHÊ 'THI SĨ THẦN LINH'. Kỳ 4:BÍCH KHÊ, thi sĩ có "những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam, nhà thơ đầu tiên vẽ tranh lõa thể bằng thơ và lập tức thi sĩ đã trở thành "danh họa”.Đỗ Ngọc ThạchSáng tác thời kỳ đầu (từ 1931 đến 1936) của Bích Khê(1) là thơ Đường luật và thể thơ hát nói - phần lời cho ca trù, đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới...Đây là hai thể thơ khá phổ biến thời kỳ đầu thế kỷ 20 mà hầu như nhà Nho nào cũng có thể vung bút thành thơ và đã có rất nhiều tên tuổi các "Đại gia” đang ngự trị trên thi đàn như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thượng Hiền, Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, v.v…Trong khi đó, từ 1932 đến 1936, phong trào "Thơ Mới” phát triển rầm rộ cả bằng tác phẩm và tuyên ngôn với những tên tuổi sáng chói như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… đã dồn "Thơ cũ” (theo kiểu Đường luật) vào những "Trang viên ẩn dật”. Năm 1937, khi Bích Khê đọc được những sáng tác của Hàn Mặc Tử trong tập Đau thương (bản đánh máy), Bích Khê thực sự cảm phục và thư từ qua lại với Hàn. Mối giao kết giữa Bích Khê và Hàn Mặc Tử trở nên thân thiết và họ Hàn thường xuyên khích lệ Bích Khê viết theo "kiểu Thơ Mới”…Cuối năm 1938, Bích Khê gửi cho Hàn Mặc Tử nhiều thơ, bị trả lại kèm theo lời khiêu khích mỉa mai (cốt làm cho chàng tức). Bích Khê xé nát tập bản thảo đó và thề là: Trong sáu tháng sẽ trở nên một thi sĩ phi thường, bằng không sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện làm thi sĩ nữa. Ngờ đâu sự hằn học của chàng đã bật nẩy thiên tài của chàng ra...chỉ trong vòng ba tháng thôi, chàng đã viết được tập thơ bằng máu huyết, tinh tủy và châu lệ, tất cả say sưa đắm đuối của một tâm hồn thi sĩ... Đó chính là tập Tinh huyết.]Cuối năm 1939, tập Tinh huyết ra đời với bài tựa do Hàn Mặc Tử viết, đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ bởi sự mới lạ và biến ảo khôn lường, đúng như lời bình của Hàn Mặc Tử: "Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào sự thực thì sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu”. Trong Lời tựa Tinh huyết của Bích Khê, Hàn Mặc Tử còn viết: Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như đóa hoa thần dị... Và đem phân chất, ta sẽ thấy thơ chàng gồm có ba tính cách khác nhau: Thơ tượng trưng, thơ huyền diệu và thơ trụy lạc...Sự điên cuồng ấy uyên nguyên ở một phần thiên tài, và ở một phần sự "Đau khổ”...
Tinh huyết của Bích Khê nhiều sáng tạo và cách tân độc đáo; nhiều tìm tòi trong nghệ thuật tạo hình, cấu trúc, ngôn từ; và nhiều cảm xúc lạ, đẹp.
Một số bài có ý thơ phóng túng và lời thơ táo bạo: "Nếu Nguyễn Bính là một miền đồng bằng thân thuộc thì Bích Khê là một đỉnh núi lạ. Có những nhà thơ làm thơ. Có những nhà thơ vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bước. Có những nhà thơ đem đến một mùa lương thực. Lại có những nhà thơ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Khê thuộc vào hạng thứ hai” (Chế Lan Viên).
Khi giới thiệu Bích Khê trên cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã viết, Bích Khê có "những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam”, như Ô! hay buồn vương cây ngô đồng /Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông... Hay: Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? / Nàng là hương hay nhan sắc lên hương...Nhưng liền sau đó Hoài Thanh thú nhận: "Tôi chưa thể nói nhiều về Bích Khê. Tôi đã đọc không biết mấy chục lần bàiDuy Tân. Tôi thấy trong đó những câu thơ thật đẹp. Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn còn gì nữa...Còn các bài khác hoặc chưa xem hoặc mới đọc có đôi ba lần. Mà thơ Bích Khê, đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc...”.A."Quan điểm thẩm mỹ”của Bích Khê:1/ "Thuần túy và Tượng trưng”2/ "Và mới mẻ - trên viễn cổ Đông phương”.
Bích Khê xuất hiện trên thi đàn Việt Nam như nhà cách tân đi xa hơn cả so với các nhà thơ đương thời.Thơ Bích Khê (tập Tinh huyết in năm 1939) được Hàn Mặc Tử đánh giá cao và các nhà nghiên cứu văn học đã lấy Tinh huyết của Bích Khê để đánh dấu một cái mốc mới của "Thơ Mới”: Với Tinh huyết, "Thơ mới" chuyển từ lãng mạn sangtượng trưng và siêu thực (*)…Ở Tinh huyết phần lớn là bí hiểm, nhưng vẫn có thể nhìn thấy trong đó một hồn thơ đắm đuối, cuồng nhiệt. Nhà thơ có nhiều tìm tòi đổi mới thơ ca theo hướng chủ nghĩa hiện đại, đi sâu vào cõi vô thức. Có một số bài, một số câu ý tứ mới mẻ, nhạc điệu du dương...(Từ điển bách khoa Việt Nam).
Người ta chú ý nhiều đến Bích Khê với lối thơ tượng trưng,như chính nhà thơ đã từng hơn một lần tuyên ngôn bằng thơ:Hỡi lời ca man dạiĐiệu nhạc thở hơi rừngĐêm nay xuân đã lại
Thuần túy và tượng trưng:
Nâng lên núm vú đồiSữa trăng nhi nhỉ giọtBay qua cụm liễu phơiNhững cườm tay điểm hộtSương phất phơ lau láchKhe uốn mình giai nhânĐường non khéo điêu khắcNhững dáng hình khỏa thân.(Xuân tượng trưng)
Hoa hậu Hoàn vũ 2008 Dayana MendozaTrong Tinh huyết, ngoài hẳn một bài dùng để "Tuyên ngôn nghệ thuật” là Xuân tượng trưng, còn có các bài như Mộng cầm ca, Đôi mắt, Duy tân thể hiện rõ quan niệm sáng tác thơ của Bích Khê:Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mớiCủa lời thơ lóng đẹp - Hạt châu trong -Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòngTràn âm hưởng như chiều thu sóng nắng......Ta nhịp nhàng ý nhị nhịp theo TaLời nối lời bố thí lộc tinh hoaCủa âm điệu, mơ màng run lẩy bẩy,Một hỗn hợp đẹp xô bồ say dậyBằng cảm tình, bằng hình ảnh yêu thươngVà mới mẻ - trên viễn cổ Đông phương!(Ai có nghe sức tiềm tàng bí mật?)Thơ lõa thể! Giai nhân tuần trăng mật,Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người!...(Duy tân)
Bức tranh sơn dầu "La Belle Romaine" được họa sỹ Amedeo Modigliano vẽ năm 1917.Như vậy, có thể nói "Quan điểm thẩm mỹ”của Bích Khê gồm hai xu hướng:1/ "Thuần túy và Tượng trưng” và2/ "Và mới mẻ - trên viễn cổ Đông phương”. . .Bên cạnh sự cách tân theo xu hướng "Hiên đại” đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của thời đại, Bích Khê không "bán mình” cho phương Tây mà luôn trở về với cội nguồn Á Đông. So sánh hai thi phẩm của Bích Khê, Quách Tấn đã nhận định: "Tinh huyết mang nhiều sắc thái của Tây phương, còn Tinh hoa chứa nhiều khí vị của Đông phương” (Tinh hoa. NXB HNV, 1997, tr102).
Có điều cần chú ý là, không như các nhà thơ đương thời quá sùng bái phương Tây, thường nêu tên các nhà thơTượng trưng, Siêu thực như một tấm gương tôn thờ, lấy thơ của họ làm "đề từ” trong tác phẩm của mình (điển hình là Xuân Diệu), Bích Khê vẫn gắn bó với Đường thi và thơ ca dân tộc: Thi Tiên Lý Bạch, rồi Thôi Hiệu với Hoàng Hạc lâu, Tư Mã Tương Như với Phụng cầu hoàng, rồi nữa là khúc nhạc sáo thần tình Lạc Mai Hoa, vũ điệu Nghê thường vẫn là những ấn tượng không mờ phai trong cảm hứng thi ca của Bích Khê:Không gian tơ - không gian tơ gợn sóng;âm thanh gì sắp sửa... Ngọc Kiều ơi !Hay hơi thở của hoa hồng mơ mộng ?Hay buồn đêm rào rạt, - ở muôn nơi ?Không gian tơ - không gian tơ gợn sóng;Ngọc Kiều ơi ! - Hồn đến bến xa khơi !...Níu cho ta, cho ta muôn yến nguyệt,Ngọc Kiều ơi ! - nầy khúc Lạc Mai Hoa (2).Suối tóc mát, nhúng trong vùng mộng tuyết:Ta đê mê, ta gảy điệu Tỳ Bà;Níu cho ta, cho ta muôn yến nguyệtCòn đây em, nầy khúc Mộng Cầm Ca.Đâu đôi mắt mùa thu xanh tợ ngọc ?Vú non non ? Da dịu dịu, êm êm ?Đâu hang báu cho người ta phải khóc ?- Trên môi son, ta liếc lưỡi gươm mềm !Đâu đôi mắt mùa thu xanh tợ ngọc ?- Lưới lông mi rờn rợn ánh tơ đêm !Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắngCủa gương hồ im lặng tợ bài thơ.Chân nhịp nhàng, lòng nghe hương nằng nặng.Đây bài thơ không tiếng của đêm tơ.Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắngCủa hồn thu đi lạc ở trong mơ...Người cho ta một thanh gươm rất sắc ?Ô vung lên... cắt mạch nguyệt vàng xanh !Xẻ mạch trời, - mây xô sao, răng rắc !Phăng mạch đêm, - hương vỡ, ứa ngầm tinh !Người cho ta một thanh gươm rất sắc ?- Ta điên rồ... múa giữa áng bình minh.(Mộng Cầm ca)
Ô trời hôm nay sao mà xanh !Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,Nhung mây tê ngời sao kim cương,Dạ lan tê ngời say men hương;Lầu ai ánh gì như lưu ly ?Nụ cười ai trắng như hoa lê ?Thủy tinh ai để lòng gương hồ ?Không gian xa cừ hay san hô ?Đêm ôm hồn tôi chơi phiêu diêuBắt gặp nàng thơ diện yêu kiều;Man mác cho nên nhớ chị Hằng:Hai tôi nhịp nhàng lên cung trăng...Là ngọc thạch hay trân châu ?Mã não hay là hổ phách đây ?- Cung thiềm vắt vẻo cài lên mây,Tiên nữ ra chào, tình ngây ngây...Nầy ! muôn ngọc nữ ngớp y thườngTóc quyện bay mùi tô hợp hương –Uốn mình say lượn sóng xiêm nghê;Khúc Phụng cầu hoàng sôi đê mê...(3)Diễm lệ, Hằng Nga bước xuống đền:Điệu ca thần diệu vẳng đưa lên...- Chúng tôi lạc giữa mộng như ngàNgỡ vướng vào muôn tơ lụa sa...(Nghê Thường)
Và chẳng phải vô cớ mà Bích Khê có tới ba bài về nữ sĩ Hồ Xuân Hương và hình ảnh Xuân Hương hiện lên thật là đẹp:Hai tôi vừa ghé bến sông Ngân:Ô ! nàng Xuân Hương ngực để trầnNgâm bài "Vấn nguyệt" tiếng trong ngầnNhìn xuống nhân gian cười như điên.(Nghê thường)
Và không cần biết Bà Chúa Thơ Nôm có đồng ý hay không, Bích Khê coi Xuân Hương là vợ mình:Canh sương quán lạnh nguyệt tà songBên gối hương lan đến ấp lòng.Người vợ trong thơ gần cách mộngĐêm nay chẳng biết có về không ?(Hồ Xuân Hương)
Nghê thường (4) là một trong những tuyệt tác của thơ Bích Khê. Còn có cảnh tượng nào đẹp hơn cảnh Thi sĩ cùng Nàng Thơ lên cung Quảng thăm Hằng Nga giữa một không gian lung linh huyền ảo, được vẽ bằng những câu thơ toàn vần bằng độc đáo:Ô trời hôm nay sao mà xanh !Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,Nhung mây tê ngời sao kim cương,Dạ lan tê ngời say men hương;Lầu ai ánh gì như lưu ly ?Nụ cười ai trắng như hoa lê ?Thủy tinh ai để lòng gương hồ ?Không gian xa cừ hay san hô ?Cũng theo cái nhịp điệu độc đáo đó là truyệt tác Hoàng Hoa, hình như được viết sau khi ở chỗ Hằng Nga trở ra: những câu thơ khiến ta như bay lên cùng với Thi sĩ:Lam nhung ô ! màu lưng chừng trời;Xanh nhung ô ! Màu phơi nơi nơi.Vàng phai nằm im ôm non gầy;Chim yên neo mình ôm xương cây.Đây mùa Hoàng hoa, mùa Hoàng hoa:Đông nam mây đùn nơi thành xa...Oanh già theo quyên quên tin chàng !Đào theo phù dung: thư không sang !Ngàn khơi, ngàn khơi, ta, ngàn khơi:Làn trăng theo chàng qua muôn nơi;Theo chàng ta làm con chim uyên;Làn mây theo chàng bên nhung yên.Chàng ơi! hồn say trong mơ màng,- Hồn ta ? hay là hồn tình lang ?Non Yên tên bay ngang muôn đầu...Thâm khuê oan gì giam xuân sâu ?- Ai xây bờ xanh trên xương người ?!Ai xây mồ hoa chôn đời tươi ?!(Hoàng Hoa)
Cũng theo cái nhịp điệu độc đáo với những câu thơ toàn vần bằng như mơm man cảm giác của ta, lại không thể không nhắc đến bài Tỳ Bà, nơi có "những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam”:Nàng ơi ! Tay đêm đang giăng mềmTrăng đan qua cành muôn tay êmMây nhung pha màu thu trên trờiSương lam phơi màu thu muôn nơiVàng sao nằm im trên hoa gầyTương tư người xưa thôi qua đâyÔi ! Nàng năm xưa quên lời thềHoa vừa đưa hương gây đê mêCây đàn yêu đương làm bằng thơCây đàn yêu đương run trong mơHồn về trên môi kêu: em ơiThuyền hồn không đi lên chơi vơiTôi qua tìm nàng vay du dươngTôi mang lên lầu lên cung ThươngTôi không bao giờ thôi yêu nàngTình tang tôi nghe như tình langYêu nàng bao nhiêu trong lòng tôiYêu nàng bao nhiêu trên đôi môiĐâu tìm Đào Nguyên cho xa xôiĐào Nguyên trong lòng nàng đây thôiThu ôm muôn hồn chơi phiêu diêuSao tôi không màng kêu: em yêuTrăng nay không nàng như trăng thiuĐêm nay không nàng như đêm hiuBuồn lưu cây đào tìm hơi xuânBuồn sang cây tùng thăm đông quânÔ ! Hay buồn vương cây ngô đồngVàng rơi ! vàng rơi: Thu mênh mông(Tỳ bà)
Nếu như cần nói về Nhạc tính trong thơ Bích Khê thì điều đó ngưng tụ trong chùm ba bài tuyệt tác này bởi Cây đàn của Bích Khê là Cây đàn yêu đương làm bằng thơ! Bích Khê có nhiều bài thơ, đoạn thơ dành cho âm nhạc, cho vũ điệu như Nghe chuông, Mộng cầm ca, Tỳ bà, Nghê thường, Đây bản đàn thơ, Tiếng ca, Nam hành, Đàn sáo dưới trăng, Tiếng đàn mưa…Và ngay cả lúc nghĩ về cái chết, Bích Khê cũng viết:Mùa thu ám ảnh nhà thi sĩMuốn thổi tiêu vàng giữa khói sươngGió tiêu sẽ quạt buồn thanh tịnhVề chốn thôn già viếng mả tôi(Nấm mộ)
Vì thế, vào cõi thơ của Bích Khê là người ta như lạc vào không gian của sóng nhạc, như lời bình của Hàn Mặc Tử: "Phải chăng ta nhận thấy sóng âm thanh xao gợn, nổi trôi lên xuống như muôn hoa gió lùa” (Lời Tựa Tinh huyết):Ô Nắng vàng thơm… rung rinh điệu ngọcNhững cánh hồng đơm, những cánh hồng đơmNhịp nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sương…Từ ở phương mô nhạn mang thơ vềĐây dây trinh bạch khóe mướt trong mơĐây hồn ngọc thạch xanh xao như tờThơ bay; thơ bay vô bàn tay ngà,Thơ ngà ngà say! thơ ngà ngà say!Nàng ơi đừng động... có nhạc trong giâyNhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây,Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào động,Ô nàng tiên nương! Hớp nhạc đầy hương(Nhạc)
Và chính sóng nhạc đó đã khơi nguồn mạch thơ Bích Khêtuôn trào như thác đổ:Ta trên đài vọng hảiNgất ngưởng mặt thần đồngKhôi ngô và lẫm liệt,Cất tiếng hát trong veo:Trước chơi hòn Non NướcVần điệu ngọc vàng reo!Nay chơi hòn non NướcThi hứng suối tuôn đèo!(Ngũ Hành Sơn)
Hoa thơm - sơn mài Ngô Thành Nhân
B. Ba nội dung chính trong thơ Bích Khê:
Thơ Bích Khê là một chỉnh thể thẩm mỹ, một tuyệt tác thi ca tới mức Hàn Mặc Tử gọi đó là một "đóa hoa thần dị” (Lời tựa tập thơ Tinh huyết của Bích Khê, Hàn Mặc Tử viết: Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như đóa hoa thần dị...). Vì thế, muốn bình giá, "phân chất” "đóa hoa thần dị” đó quả là không hề dễ dàng.
Khi giới thiệu Bích Khê trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã dẫn lại lời phẩm bình rất xứng đáng của Hàn Mặc Tử "Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào sự thực thì sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu” và viết tiếp: "Tranh lõa thể”, sự trần truồng dâm đãng đã nhường lại cho ý vị nên thơ của hương, của nhạc, của trăng, của tuyết.
Và Hoài Thanh đã trích một đoạn trong bài "Tranh lõa thể” để gọi đó là "những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam”:Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố nữỒ tiên nương ! Nàng lại ngự nơi này ?Nàng ở mô ? Xiêm áo bỏ đâu đây ?Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm ?Nàng là hương hay nhan sắc lên hương ?Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường;Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc.Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tócVài chút trăng say đọng ở làn môi.
Có lẽ Bích Khê là nhà thơ đầu tiên vẽ tranh lõa thể bằng thơ và lập tức thi sĩ đã trở thành "danh họa”. Vì thế, chỉ dẫn mấy câu thơ trên của bài "Tranh lõa thể” e chưa đủ. Hãy nhìn toàn cảnh bức "Tranh lõa thể” (**) danh họa Bích Khê:Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố nữÔ tiên nương nàng lại ngự nơi này ?Nàng ở mô ? xiêm áo để đâu đây ?Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễmNàng là tuyết hay da nàng tuyết điểmNàng là hương hay nhan sắc lên hương ?Mắt ngời châu tung ánh sáng nghê thườngLệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọcĐêm u huyền ngủ mơ trên mái tócVài chút trăng say đọng ở làn môiHai vú nàng ! Hai vú nàng ! chao ôiCho tôi nút một dòng sâm ngọt lộngÔi lồ lộ một tòa hoa nghiêm độngTôi run run hãm lại cánh hồn si …Ồ hai tay rơi chén ngọc lưu lyỐ hai chân nở màu sen ẻo lảCho tôi nàng ! cho tôi nàng ! tất cả …Tôi miên man uống lại mộng quỳnh daoCho đê mê , chới với hồn lên caoMột tinh cầu sẽ tan ra biển lệ …Tiên nương hỡi ? Nàng sống trên thế hệBóng thời gian phải quỵ dưới chân nàngXuân muôn đời di dưỡng giữa vùng tangGương phép tắc suốt soi ngàn mộng ảnh !Cớ làm sao nâng niu bầu giá lạnhẤp tranh người , lơ đãng ngắm thi nhân ?Hay nàng nhớ nhung các phương đều lặnHay nàng ước mơ tình trong trắng ngọc ?Ôi ! nàng ôi ! làm sao nàng chẳng khócNgười thi nhân , vẻ đẹp của khiêu dâmTrăng thanh tịnh còn lòng trong thơ cảmNhạc vô minh hằng sôi trên nét chữ ?Ôi ! nàng ôi ! thốt lên , lời ngọc nữLời trân châu rang cả phím lòng tôiNgọc Kiều ! Ngọc Kiều ! Đến cặp song đôiCho tôi đọ vẽ hương trời sắc nướcVẽ huyền diệu ứ men say lướt mướtVẽ yêu tinh dồn giận thấu vô ganTa thiếp đi - trong một phút mê loanXuống muôn đợt rồi bay lên tột bực …( Rút từ tập Tinh huyết )
Rachel Whitwell. Ảnh: The Daily Telegraph.Ngoài Tranh lõa thể, Bích Khê còn có nhiều bài thơ khác "ca tụng vẻ đẹp của cơ thể thiếu nữ” như Xác thịt, Sắc đẹp, Mộng lạ... :Ôi đi! đoàn tiên lột khỏa thân.Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần(Mộng lạ)
Nói đến "khỏa thân”, "xác thịt” người ta thường nghĩ đến "nhục cảm”. Nhưng ở thơ Bích Khê, trong cái "khỏa thân”, "xác thịt” ấy lại là hương thơm và nhạc điệu, đúng như nhận xét của Hoài Thanh vừa dẫn trên "sự trần truồng dâm đãng đã nhường lại cho ý vị nên thơ của hương, của nhạc, của trăng, của tuyết”, của "rung động truyền thần”, của đam mê và khoái cảm:Có gì uyển chuyển trong da thịt;Nức một đường thơm một điệu êm(Châu).Mộng?Thiên tài?Trên hỗn độn khỏa thân.Đẹp tỷ mỷ, hỡi rung động truyền thần.(Duy tân)Cho tình ta xô dồn sang cực điểm;Và hào quang khiêu vũ với hào quang(Nàng bước tới)Nàng! Hở nàng! Hãy cắn vào hồn ta.Hồn nguyệt bạch ran lên chiều háo hứcTôi uống trọn cặp môi hường thơm phứcÔ cặp mắt đa tình ngời sắc kiếm!Một bàn chân ve vuốt một bàn chân.Mát làm sao! Mát rợn cả châu thânMáu ứ lại, máu dồn lên giữa ngựcÔi! thớ thịt có đàn lên cung bựcHồn tôi ôm gót ngọc lắng âm thanh(Bàn chân)Ôi! say khướt mới dào tuôn ý tứÔi! điên rồ mới ngợp ánh trăng saoÔi! dâm cuồng mới biết giá trăng saoYêu bằng mộng là mơ tim sáng láng(Trái tim)Mộng rất xanh, mộng rất xanh, rất xanh...Choáng thời gian vây môn đầu thục nữ.Hồn đê mê, trong khi lòng giận dữ,Và tạo ra một thứ sáng hào quang:Những mặt trời, nhan sắc đẹp như trăngVà sắc lẻm như thanh gươm vấy máu;Những đôi mắt, kho tàng muôn châu báu,Có những hàng đũa ngọc gắp hương yêu;Những môi son phản ánh một trời chiều,Một trời chiều mà muôn hoa nín thởNhững vú nõn: đồi cong thon, nho nhỏ,Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh:Ôi rất thanh! Rất thanh là rất thanh!Ngát thinh khí vì thơm tho như xạ,Và rùng rợn như một điểm quái lạ.Hồn ngươi nặng bị riềng khoan sắt đỏ,Hễ chiêm bao là thấy chuyện đau thương.Hồn ngươi mê như sắc đẹp trên giường.(Sắc đẹp)Quả là thơ Bích Khê đã "bắt cái vô hình trở nên hữu hình, khiến cái chết trở nên sống, khiến cho vật câm không còn là câm nữa” như lời bình của Hàn Mặc Tử (Lời Tựa Tinh huyết):Mộng rớt đêm này như chất ngọcNgười ta say nghiến những men tìnhTôi hoan hô phút giây thần diệuChết giả nhưng cười trắng thủy tinh
Và tất cả thiên nhiên, vạn vật, dưới cái nhìn "siêu thực” của Bích Khê đều đầy "nhục cảm” và quyến rũ mê hồn:Đài nộn nhụy hóa nguồn trinh tinh khiếtƯớp một làn hương rượu quyện lâng lângTràng cánh trắng biến ra da thịt tuyếtMột tiên nương mừa tựa một giai nhânNgửng đôi mắt chứa mùa xuân phẩm tiếtGiữa bài thơ... đưa vẳng tiếng ngân(Đồ mi hoa)Múi trăng sao như ngọcMúi mát tợ thịt thơmMôi hoa ai mời mọcNgọt lịm đến linh hồn(Quả măng cụt)
Với Ngũ hành sơn (Tiền và hậu) là sự biến hóa kỳ ảo, như mộng mà rất thực:Lên chơi hòn Non nướcGót trổ ngọc song songChàng ơi đêm đã ướtMắt sao trên sườn cong…Lờ mờ đường lên mâyChén trăng vừa tầm vớiChàng ơi, vàng ròng đâyKề môi say ân ái...…Đứng trên đài vọng hảiNgỡ tới Hoàng Hạc LâuTuyệt thay hòn Non nướcHồn Thôi Hiệu ở đâu?Kim, mộc, hỏa, thổ lạyTrên dưới đất trời chầu… Phật Như Lai thoạt hiệnTrên bảy sắc cầu vồngQuái thay hồn Non nướcNghe giảng đủ mười tông.
Khỏa thân 39 - chì than của Phan Kế An Phần cuối Tinh huyết mang tên Cuồng và ánh sáng có bàiChâu rất độc đáo và thể hiện khá tập trung bút pháp siêu thực và tượng trưng của Bích Khê.Hồn thơ của Bích Khê như luôn lãng du trong thế giới hư ảo, thế giới siêu thực để dõi tìm một "vẻ gì” đó đang ám ảnh, thôi thúc thi sĩ tìm kiếm. Đó chính là Đôi mắt Thi nhân. Đôi mắt trở thành biểu trưng vừa rực rỡ, sáng chói vừa vô ảnh vô hình:Nhưng, nhiệm màu! Trước mắt, ánh trăng hườngBay lả tả - muôn hoa đều nín thởMột sắc động? Một mùi hương mới vỡ?Một màu son phảng phất ý mơ màng?Không! Từ trong thanh khí dội hương vangBỗng đôi mắt hiện hình - Đôi mắt ngọc.Ôi đôi mắt! - Toàn thân tôi rởn ốc!Cả linh hồn óc não phổi tim ganĐều say rêm trong sóng điện rang rangVới âm cốt tinh thần và khí phách- Hỡi đôi mắt! Nơi người là ngọc thạchNơi giếng người phản chiếu ảnh thiên thầnNơi suối người giữ kín tiếng châu ngânNơi triển lãm cả một bầu tiên độngNơi rung rinh cả một trời thơ mộngNgười là ai? Người hỡi! Người là ai?- Nhưng đôi mắt lờ lặng và mê sayNhìn đắm đuối không một lời náo nứcĐôi mắt nhìn đắm đuối và mê say- Hỡi đôi mắt! Người hãy hiện trên tayCho lòng ta ấp yêu nguồn suối lệHồn ta say trong nhạc vàng kể lểTình ta dâng trong gợi sóng thu baCả máu đào tủy trắng với xương maCùng tinh loãng và bao nhiêu bảo vậtĐể xây đắp đàn thờ cao chất ngấtLút mây xanh và lút cả thiên thaiNgười là ai? Người hỡi! Người là ai?- Bỗng đôi mắt rưng rưng dường rớm khócNhưng cười nụ trong màu hoa ánh ngọc:- Ta là CHÂU ! Thi sĩ ! Ta là CHÂU ! (5)(Châu III)
Nhà thơ Thanh Thảo, người đồng hương hậu bối của Bích Khê khẳng định: Bích Khê đã hết mình vì thơ, có thể nói, đời ông chỉ biết có thơ, chỉ có một tình yêu lớn nhất : tình yêu thơ. Và ông nói tiếp: "Tôi đọc lại lời tựa của Hàn Mặc Tử cho tập Tinh huyết - "Bích Khê thi sĩ thần linh” - đọc mà cảm phục cái tình yêu trong sáng tuyệt đối, sự dâng hiến đến quên mình của họ cho cái Đẹp, cho Thơ, cùng với tình bạn vô tư không một chút đố kỵ, nhỏ nhen, cái tình bạn chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tôn vinh thơ, tôn vinh nghệ thuật” (6).Đó là điều không thể thiếu trong phẩm chất của một nhà thơ, của một nhân cách thơ. Tiếc rằng các nhà thơ của chúng ta ngày nay lại quá xem thường điều này (7)…Vì vậy, tôi thấy lời kêu gọi này, cũng của nhà thơ Thanh Thảo là thật cần thiết:"Thơ Bích Khê kêu gọi một sự hy sinh toàn diện cho Thơ,kêu gọi một cuộc thánh chiến với cái bất khả. Nhà thơ, kẻ bị khinh bỉ ấy trong một thế giới hiện đại, sẽ đứng lên và vunglưỡi gươm thơ mà thần linh trao cho người, như Bích Khê từng vung :Người cho ta một thanh gươm rất sắc ?Ồ vung lên... cắt mạch nguyệt vàng xanh !Xẻ mạch trời, mây xô sao, răng rắc !Phăng mạch đêm - hương vỡ, ứa ngầm tinh !Người cho ta một thanh gươm rất sắc ?Ta điên rồ... múa giữa áng bình minh!”.(Mộng cầm ca)
Thơ Bích Khê thật đa dạng về cảm xúc, phong phú về bút pháp. Lúc thì êm đềm, nhẹ nhàng như yểu điệu thục nữ:Ôi nắng vàng thơm… rung rinh điệu ngọcNhững cánh hồng đơm, những cánh hồng đơmNhẹ nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sươngMàu trắng không gian như gờn gợn sóngTừ phương mô nhạn mang thơ vềĐàn thơ cơ hồ lên cung âm điệuĐàn giây trinh bạch khóc mướt trong mơ …
Lúc thì như say mê điên dại, thi sĩ bị xô đẩy từ cái thực sang cái ảo:Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choángÔi buồng xuân hơ hớ cánh đào sươngÔi bình vàng, ôi chén ngọc đầy hươngÔi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng…
(*) Chủ nghĩa tượng trưng: trào lưu và trường phái văn học, nghệ thuật ở Châu Âu, Nga và Mĩ cuối thế kỉ 19; chủ trương thể hiện thế giới và sự vật không phải bằng những hình ảnh trực tiếp mà bằng những hình ảnh gián tiếp có tính cách gợi ra những ý niệm tương đương về thế giới, về sự vật. Theo quan điểm của các nghệ sĩ thuộc trường phái tượng trưng, thế giới, vũ trụ đều hiện ra dưới hình thức các biểu trưng. Bởi vậy, nghệ thuật muốn phản ánh thế giới phải tìm ra những "hiện thực ẩn giấu" bằng những suy tư triết học của người nghệ sĩ và thể hiện qua các biểu trưng thẩm mĩ.Nguyên tắc mĩ học của CNTT là: tinh cách biểu trưng nghệ thuật cho các "vật tự nó” và các ý niệm nằm ngoài giới hạn của sự tri giác cảm tính. Biểu tượng nghệ thuật được xem là công cụ hữu hiệu hơn hình tượng để chọc thủng cái vỏ quen thuộc hàng ngày nhằm vươn tới cái bản chất lý tưởng siêu thời gian của thế giới - cái vẻ đẹp siêu nghiệm. Các yếu tố then chốt của CNTT là trực giác, âm nhạc, trữ tình. Nghệ thuật chủ trương dùng những hình tượng đặc biệt để biểu hiện bản chất sự việc, những tình cảm, những điều bí ẩn mà cảm giác không nhận thức được.Chống đối xã hội tư sản nhưng mang nặng một quan niệm bi đát về xu thế của cuộc sống, CNTT chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật" và tự đặt tên là "suy đồi" (từ của Veclen), tức chống lại chủ nghĩa thực dụng và các nghệ thuật thời thượng. Morêa (J. Moréas), người đứng đầu trường phái tượng trưng Pháp đã viết tuyên ngôn của trường phái này (1886). Các đại biểu lớn của trường phái tượng trưng: Veclen (P. Verlaine), Ranhbô (A. Rimbaud), Bôđơle (Ch. Baudelaire), Lôtơrêamông (I. D. Lautréamont) và sau này là Clôđen (P. Claudel) và Valêry (P. A. Valery); Mateclinkơ (M. Maeterlinck), Êliơt (T. S. Eliot; Anh), Rinkơ (R. M. Rilke), Blôc (A. A. Blok), Bêlưi (A. Belyj), Paođơ (E. Pound). Trong nghệ thuật tạo hình có Gôganh (P. Gauguin), Vruben (M. A. Vrubel'), v.v…Chủ nghĩa siêu thực là một trào lưu văn học và nghệ thuật ở thế kỷ 20, bắt đầu ở Paris và được nhà thơ người Pháp André Breton viết tuyên ngôn vào năm 1924. Chủ nghĩa siêu thực cố gắng diễn tả tiềm thức bằng các trình bày các vật thể và sự việc như được thấy trong những giấc mơ. Siêu thực là một khuynh hướng nghệ thuật lớn bao trùm nhiều loại hình của nghệ thuật. Bắt đầu từ thơ, siêu thực lan tới hội họa rồi tiếp đến điện ảnh, tiểu thuyết. Thuật ngữ Chủ nghĩa siêu thực được nhà thơ Guillaume Apollinaire dùng trong tác phẩm của mình vào năm 1917. Sau tuyên ngôn năm 1924, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong văn học và nghệ thuật. Những nguyên tắc mĩ học của CNST là: Hướng về thế giới vô thức của con người - đó là một lĩnh vực vô hạn đối với sự sáng tạo nghệ thuật. Đề cao cái ngẫu hứng, những cái xuất hiện lướt qua trong đầu, không qua sự kiểm soát của lý trí. Vứt bỏ sự phân tích logic, chỉ tin cậy ở trực giác, giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng và sự tiên tri. Hướng tới sự hồn nhiên trong suy nghĩ như trẻ thơ, tới trạng thái mê sảng, tới những ảo giác mộc mạc của người nguyên thủy và nền nghệ thuật cổ sơ của họ. CNST chủ trương thơ ca phải được tuôn trào tự do, không cần tuân thủ các quy định về câu cú, đề cao sự liên tưởng tự do. Về cơ bản, CNST chống sự tầm thường của chủ nghĩa hiện thực.(**) Lời bình của HÀN MẶC TỬ ( Tr ích LỜI T ỰA tập TINH HUY ẾT ) :
… Ở sọ người , cũng như ở tranh lõa thể , sự trần truồng dâm đãng đã nhường lại cho ý vị nên thơ , của hương , của nhạc , của trăng , của tuyết . Quả nhiên là một sự khống khen thanh tao quá đến ngọt lịm cả người và thơ:Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố nữÔ tiên nương nàng lại ngự nơi này ?Nàng ở mô ? xiêm áo để đâu đây ?Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễmNàng là tuyết hay da nàng tuyết điểmNàng là hương hay nhan sắc lên hương ?Mắt ngời châu tung ánh sáng nghê thườngLệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọcĐêm u huyền ngủ mơ trên mái tócVài chút trăng say đọng ở làn môiTrực giác của thi sĩ mạnh quá đến nỗi thấy nhan sắc lên hương , thấy cả sóng nghê thường đương nao nao gợn , và so sánh hai hàng nước mắt trong trắng của nàng là hai chiếc đũa ngọc . Và thấy mái tóc u huyền xinh như một mùa thu mươn mướt , thi nhân bảo đấy là đêm đang ngủ mơ …Nếu chẳng phải là một nghệ thuật siêu thần , thi nhân làm sao đưa đến một nguồn sống phong tình mà thanh khiết cho giai nhân ? Để có cái ma lực huyền diệu cám dỗ được ngũ quan của người trần …Sự say mê , tìm kiếm những nguồn hoan lạc vô biên đã dần dần đẩy thi nhân vào bờ bến của huyền diệu . Ở đây , sự mường tượng của thi nhân lại dồi dào hơn nữa , người ta chỉ gặp toàn âm thanh dường ngả ngớn , với muôn thứ xạ hương bay lẳng lơ trong lồng nhạc , trong khi có hằng hà sa số là ánh hào quang va vào hồn hoa , chạm nhằm không khí lạ . Không có sự say đắm nào ở phương xa , hay sự mong chờ nào cách biệt mà không đến đây để sum vầy , gây nên cảnh
tượng đoàn viên của một mùa thơ , mùa trăng bát ngát .
(1) Bích Khê (1916 -1946): Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.Bích Khê là con thứ chín trong một gia đình nho học, người ông từng tuẫn tiết vì không chịu theo Nguyễn Thân đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Cha BK từng tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Thuở nhỏ, Bích Khê học tiểu học ở Phước Lộc và Đồng Hới, học trung học ở Huế rồi ra Hà Nội học ban tú tài nhưng nửa chừng bỏ dở. Năm 1931, 15 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường luật, ca trù. Năm 1934, cùng người chị ruột tên Ngọc Sương vào Phan Thiết mở trường dạy học tư và học thêm.Năm 1936, chị Ngọc sương bị mật thám Pháp bắt, trường đóng cửa, Bích Khê trở lại quê nhà. Năm 1937, bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi, rồi lại ngược xuôi trên một chiếc thuyền quanh các ngả Sa Kỳ - Trà Khúc. Năm 1938, lại cùng chị Ngọc Sương (khi ấy đã được thả) vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm lại bị chính quyền Pháp ra lệnh đóng cửa. Năm 1941, Bích Khê dạy học ở Huế. Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ông trở về Thu Xà. huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ lúc 30 tuổi.Tác phẩm:Trước khi đến với Thơ mới, một thời gian dài (1931-1936), Bích Khê đã viết ca trù, thơ Đường luật, đăng trên các báo Tiếng Dân, Tiểu thuyết thứ Năm, Người mới...Sau 1937, ông chuyển hẳn sang làm "thơ mới” do sự tác động của Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của HMT. Tinh Huyết (1939): tác phẩm duy nhất ra đời khi ông còn sống và rất được người yêu thơ chú ý.Bốn tập thơ và một tập tự truyện chưa xuất bản, gồm: 1/ Tinh Hoa (sáng tác từ 1938 đến 1944); 2/ Đẹp (sáng tác năm 1939); 3/ Ngũ Hành Sơn (chưa có thông tin); 4/ Mấy dòng thơ cũ (tập hợp khoảng 100 bài thơ đường luật đã đăng trên các báo từ 1931-1936); 5/ Lột truồng (tự truyện, chưa rõ năm sáng tác).Người lưu giữ thơ Bích Khê đầy đủ nhất là thi sĩ Quách Tấn. Năm 1971, Quách Tấn viết và cho xuất bản cuốn Đời Bích Khê. Năm 1975, ông cho in Thơ Bích Khê (NXB Nghĩa Bình, 1988) và Bích khê tuyển tập (Hà Nội, 1988); Tinh Huyết, Bích Khê, NXB Hội Nhà Văn tái bản, 1995. Tinh huyết trong sách in 1939 được in lại trong Tinh huyết và Tinh hoa - bản in Thơ Bích Khê, Nghĩa Bình 1988; Tinh hoa trong bản in ở NXB Hội nhà văn 1997… Tiểu sử, tác phẩm của Bích Khê và những nghiên cứu, phê bình về Bích Khê xin xem thêm trong Website bichkhe.org do Hội Văn nghệ tỉnh Quảng Ngãi và người thân Bích Khê lập ra.(2) Lạc mai hoa: Các bản nhạc sáo nổi tiếng đời Đường có "Lạc mai hoa” , "Chiết liễu”. Cao Thích có lời thơ : "Tá vấn mai hoa hà xứ lạc, Phong xuy nhất dạ mãn Quan Sơn”. Còn Lý Bạch thì : "Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch, Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa” ( tức là : Trên lầu Hoàng Hạc thổi sáo ngọc, Giang Thành tháng năm mai hoa rụng”. Hoặc "Địch trung văn chiết liễu, xuân sắc vị tằng khan” ( trong tiếng sáo nghe thấy tiếng bẻ liễu , xuân sắc chưa hề thấy). Lý Ích thì trong bài "Dạ thượng thọ giáng thành văn địch” thơ rằng :"Bất tri hà xứ xuy lô quản, nhất dạ chinh nhân tận vong hương” ( nghĩa là: Nào biết nơi nao vang tiếng thổi ống sậy, chinh nhân cả đêm trường nhớ buốt quê hương) ; Lý Bạch trong "Xuân dạ thành lạc văn địch” có thơ rằng:Thùy gia ngọc địch ám phi thanhTán nhập xuân phong mãn Lạc thànhThử dạ khúc trung văn chiết liễuHà nhân bất khởi cố quốc tình.Nghĩa là:Tiếng sáo ngọc nhà ai thầm bay raHòa vào gió xuân lan khắp Lạc thànhKhúc nhạc đêm nay nghe thấy tiếng liễu gãyAi mà không chạnh lòng niềm cố quốc .(3) Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Là người hào hoa rất mực nên mua được một chức quan nhỏ, làm trong ít lâu, chán, cáo bệnh xin thôi. Ngao du tới nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu. Khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trác Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài. Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng” (Chim phượng trống tìm chim phượng mái): "Chim phượng, chim phượng về cố hương, Ngao du bốn bể tìm chim hoàng. Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng. Hôm nay bước đến chốn thênh thang. Có cô gái đẹp ở đài trang, Nhà gần người xa não tâm tràng. Ước gì giao kết đôi uyên ương, Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường”. Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con. Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm ăn. Sau Hán Vũ Đế đọc bài "Tử hư phú" của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần này thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rước long trọng. Nhưng làm quan ít lâu, lại chán, cáo bệnh lui về quê.Trong "Bích Câu kỳ ngộ" có câu: Cầu hoàng tay lựa nên vần / Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào. Và, trong Kiều của Nguyễn Du cũng có câu: Khúc đâu Tư Mã phượng cầu / Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!(4) Khúc Nghê Thường Vũ Y :Theo sách "Dị văn lục" thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.
Sách "Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y".
"Nghê" là cầu vồng. Sách Trung Quốc xưa ghi cầu vồng có năm màu."Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu."Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cánh chim."Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.Khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Trung Quốc ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng (Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của TQ. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóavà thương mại).Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:Dẫu mà tay múa, miệng xang,Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng.Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu:Đong đưa khoe thắm, đưa vàng,Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.(5) Xin xem toàn bài Châu:Châu ITôi nói làm sao - Cái đẹp câm,Đẹp trong pho tượng xuất ra thầnMột con người mộng - con người mộngTrễ nải thanh tân biếng nhác thầm.Muôn sợi đàn tơi buông lõa xõa...Vẻ gì sùm sụp ướt trên miVẻ gì dã dượi không lay động- Cặp mắt mùa thu đương đắm si.Ôi đẹp đau thương, dáng thiết thaHồn ơi! Cặp mắt vỡ men hoaHồn ơi! Cặp mắt say thơ mộngDần biến ra châu trắng mịn mà...
Châu IITôi thấy vàng mơ động khí giờiMà nàng làm tượng lẳng im hơiĐể ra một vẻ đau thần bíLinh động vang lên chín phẩm ngờiTôi mượn tình câm mớm lưỡi răngĐể nghe rũ rượi đã bay lanĐể đưa sanh mạch khơi hơi thở;Hấp hối hờn run hộ vệ nàngCó cặp lông mày phớt ráng đêmDậy như men rượu gọi mơ themCó gì uyển chuyển trên da thịtNức một đường thơm một điệu êmĐây máy thu thanh im dưới tócDẫn cho âm hưởng thấu vô lòngVà hai lổ hở hờ hương vịÚp mở như hình một dáng congĐôi má bây chừ tôi xát yêuNóng run như gió lá say chiềuTừ lưng uốn éo xuống chân trúcĐờ đẫn thanh bai tỏa ý kiềuNhững dấu tiên tri kín đáy hồnĐây tôi truyền sóng ở trong hônCho nàng sống với hồn tôi sốngVới cả hoa trăng sáng chập chờnCòn tiếng đàn tranh bay ra môiNhững thơm những mộng rúng bồi hồiVà bàn tay ngọc dính trên ngựcÔm nhịp đau thương muốn rụng rời.Trực giác đi ra trên trán kiaCó màu sắc tướng rất phương phi...Vẻ chi mãnh liệt những êm áiTrong cặp tuyết lê ướm dậy thìTôi nhìn đâu khắp cặp đùi nonMột vẻ tơ mơ một vẻ ngon...Tôi hốt ghen tuông hình ảnh mộngRêm rêm khoái lạc - khói sương vờn.Châu IIITôi đắm hồn tôi cho chết sayNhư hoa mảnh khảnh xác thu gầyỞ trong cặp mắt như châu ấyVà biển ra châu lã chã đầyEm đã là châu lệ cũng châuMắt tôi đỡ khát biết bao sầuBiết bao ánh ngọc rung rinh nổiGiữa bề vàng mơ giữa cảnh mơTê tái hồn tôi khóc nức nởLà khi ảnh ấy ở trên tayCơ hồ thân thể run cầm cập- Thanh sắc muôn xuân đến đã đầy!Cơ hồ trực giác trên cung bậcĐiệu nhạc mê người đến chết sayẢnh ơi! Tôi áp lên trên ngựcKhoan hãm tim tôi đứng lại ngayTôi còn hơi hám trên môi miếngGiữ kín ngầm yêu tinh chửa dâyTôi còn sú ảnh trong môi miếngHôn đứt hơi tôi những phút nàyChao ôi! Thân thể run cầm cập- Thanh sắc muôn xuân đến đã đầy!Ảnh ơi! Đôi mắt mơ màng quáĂn đứt màu thơ - xanh ngất ngâyTóc xõa đàn tơ rơi lướt mướtHồn thu đã hiện khóc thu gầyChao ôi toàn ảnh tuôn ra lệTê tái hồn tôi khóc rấm râyChâu vỡ nguồn châu - não vỡ não- Thanh sắc muôn xuân đến đã đầy!Say mức say mơ say mất mâyThần châu tôi xuất phút này đâyMau lên! Tinh túy ngàn - muôn - triệuThế giới - hư linh - hiệp lại nàyTối hôm nay mùa thu đang ảo nãoTrong gió rên và trong lá vàng bayMỗi gân trắng rúng rẩy một luồng sayMỗi hơi thở hoa hồng vang nức nởVà mạch máu không gian dường vỡ lởHú ma điên - kinh động vạn hồn đauMuôn ưu phiền dầy đặc ở trong đầuMuôn sầu hận xây mồ ngay giữa phổiTôi ngây ngất trong bể lòng sôi nổiĐể hồn mê trôi dạt cõi xa mơMình lặng ngồi trên tảng đá trơ vơTình khóc mướt trong đêm thu ấp ủNhạc khiêu vũ đâu đây lan sóng múaTôi tưởng chừng... da thịt biến ra thơmNhững đầu lâu rã hết khí xanh dờnNhững xiêm áo bay rờn trong cảnh mộngCả địa ngục đi vào trăm lỗ hổngBắn tinh ra trộn trạo giữa nguồn hươngNhưng, nhiệm mầu! Trước mắt, ánh trăng hườngBay lả tả - muôn hoa đều nín thởMột sắc động? Một mùi hương mới vỡ?Một màu son phảng phất ý mơ màng?Không! Từ trong thanh khí dội hương vangBỗng đôi mắt hiện hình - Đôi mắt ngọc.Ôi đôi mắt! - Toàn thân tôi rởn ốc!Cả linh hồn óc não phổi tim ganĐều say rêm trong sóng điện rang rangVới âm cốt tinh thần và khí phách- Hỡi đôi mắt! Nơi người là ngọc thạchNơi giếng người phản chiếu ảnh thiên thầnNơi suối người giữ kín tiếng châu ngânNơi triển lãm cả một bầu tiên độngNơi rung rinh cả một trời thơ mộngNgười là ai? Người hỡi! Người là ai?- Nhưng đôi mắt lờ lặng và mê sayNhìn đắm đuối không một lời náo nứcĐôi mắt nhìn đắm đuối và mê say- Hỡi đôi mắt! Người hãy hiện trên tayCho lòng ta ấp yêu nguồn suối lệHồn ta say trong nhạc vàng kể lểTình ta dâng trong gợi sóng thu baCả máu đào tủy trắng với xương maCùng tinh loãng và bao nhiêu bảo vậtĐể xây đắp đàn thờ cao chất ngấtLút mây xanh và lút cả thiên thaiNgười là ai? Người hỡi! Người là ai?- Bỗng đôi mắt rưng rưng dường rớm khócNhưng cười nụ trong màu hoa ánh ngọc:- Ta là CHÂU ! Thi sĩ ! Ta là CHÂU !(6) Xin xem Bài viết của Thanh Thảo về Bích Khê trên bichkhe.org.(7) Xin xem bài thơ về người bạn thơ Hàn Mặc Tử của Bích Khê:Hàn Mạc TửBỗng nào chợt như maKhắp châu thân hổn hểnHuyền hồ nhìn không raLưu luyến dường thiết thaChờm chờm trên giường bệnh?Bỗng nào chợt như maKhắp châu thân thấp thểnhHuyền hồ nhìn không ra?Hay là tôi hóa haiÐã chết đi một nửaHay là trời ban maiBị mù sương vây bủaLàm buồng ngập hoàng hônẢnh hưởng tới linh hồnTiều tụy,Hiện ra hình ủy mị?Bóng nào nắng dần raTrên đầu đơm vòng hoaKhắp thân in màu tuyếtTrong trẻo và diễm tuyệtTơ tơ gần như nguyệtBiếc biến gần như thuĐều qui trên nét mặtHoàng hôn mai mờ sắcBuồng ban mai trắng raÔi, ôi không là maĐừng nhìn trong ý tứQuạnh quẽ nhận không raGần rồi không còn xaHàn Mặc Tử!Châu lệ thắm tình sayGặp gỡ có hôm nayChiêm bao ngày liền ngàyNgoài mình, ai mà hay?"Anh ơi từ đâu đến?Em buồn em đang bệnhAnh ơi sao ra haiHuyền hồ trong phôi thai?Hóa thân trong phương phiNgười em rày mệt quáMà nay gặp cố triHai ta đây rả rảDìu lấy cùng nhau đi"Lời nức ra hơi hươngDìu dịu tỏa trong buồng"Anh ơi tôi mới đếnLà hiện thân của bệnhQuằn quại đau xót xaMáu mủ nhìn không raGiờ phương phi! Phương phi!Là hình thơ tinh viLà hình thơ quy yMướt trong màu tuyết vẽHai ta đều quạnh quẽĐức ruột nhớ thương nhauNấn ná sẽ lìa nhauChiêm bao còn thấy nhau"
Rùng mình ta nhìn ra
Huyền hồ đà như maÔi không phải là maGần sao mà còn xaLại đâu là quê nhàHàn Mạc Tử! Hàn Mạc Tử!Qui Hòa! Qui Hòa! (*)
Viết tại Sài Gòn
Newvietart.com(*) Qui Hòa: Nơi Hàn Mạc Tử tới chữa bệnh rồi qua đời.Xem các bài liên quan:
LINK:
BÍCH KHÊ - THI SĨ THẦN LINH . Phần I: Xác thịt lên ngôi thần . Phạm Xuân Nguyên .
Mời các tác giả, độc giả nhắp chuột vào LINK để đọc:
QUY ƯỚC GỬI BÀI CỘNG TÁC VÀ GÓP Ý trên Tạp chí TIẾ... .trước khi gởi bài/comment trên tạp chí để tránh những rắc rối không đáng có và tạo điều kiện cho BBT chỉnh sửa bài, lên trang.