Đọc Chân dung văn học của Vương Trí Nhàn
dovanbinh.violet.vn/entry/list/cat_id/794157
Đỗ Ngọc Thạch ( Đọc tập Chân dung văn học của Vương Trí Nhàn) Tập sách Cây bút, đời người (*) của Vương Trí Nhàn tập hợp 12 bài viết về 12 nhà thơ, nhà ...
Đỗ Ngọc Thạch (Đọc tập Chân dung văn học của Vương Trí Nhàn) Tập sách Cây bút, đời người (*) của Vương Trí Nhàn tập hợp 12 bài viết về 12 nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại (**) -, là một cuốn sách thuộc thể loại “Chân dung văn học”, một thể loại vào loại khó viết. Khó viết bởi nó liên quan đến việc xác định chân giá trị cũng như đẳng cấp của các nhân vật mà việc xếp hạng các nhà văn, nhà thơ là điều rất tế nhị và phức tạp! ...
vuongtrinhan.blogspot.com/2011/11/oc-cay-but-oi-nguoi-c...
16 Tháng Mười Một 2011 ... Đỗ Ngọc Thạch. ( Đọc tập Chân dung văn học của Vương Trí Nhàn). Tập sách Cây bút, đời người (*) của Vương Trí Nhàn tập hợp 12 bài viết ...
- ĐỖ NGỌC THẠCH . Tập sách Cây bút, đời người của Vương Trí Nhàn (*), NXB Hội Nhà Văn (tái bản), 2007- tập hợp 12 bài viết về ...newvietart.com/index567.html - Bộ nhớ cache
www.bichkhe.org/home.php%3Fcat_id%3D147%26id%3D1296
Vương Trí Nhàn đã viết cuốn Cây bút, đời người dưới sự dẫn dắt của tư tưởng chủ đạo nào? Tôi đã tìm thấy phần nào câu trả lời qua một bài trả lời phỏng vấn ...
- ĐỖ NGỌC THẠCH . Tập sách Cây bút, đời người của Vương Trí Nhàn (*), NXB Hội Nhà Văn (tái bản), 2007- tập hợp 12 bài viết về ...newvietart.com/index567.html - Bộ nhớ cache
Gốc > Trang văn học > Giới thiệu sách hay >
Cũng gần như là chân dung văn học, hai bài “ Xuân Sách hay là một đặc sản văn chương” và “ Tô Hoài - nhìn từ một khoảng cách gần” được đăng tải trên nhiều trang Web gần đây cũng thuộc phạm vi chú ý của bài viết vì có nhiều điểm liên quan.
*
Vương Trí Nhàn đã viết cuốn Cây bút, đời người dưới sự dẫn dắt của tư tưởng chủ đạo nào? Tôi đã tìm thấy phần nào câu trả lời qua một bài trả lời phỏng vấn của ông trên báo Lao độngsau khi cuốn Cây bút, đời người ra mắt :
“May mắn trong nghề làm phê bình của tôi là luôn được sống và làm việc gần các nhà văn, nhà thơ, đủ để bị thôi thúc bởi ý nghĩ: bên cạnh các bài thơ, cuốn truyện thì các nhà văn còn thường xuyên sáng tác ra một tác phẩm độc đáo khác, đấy chính là tính cách của họ. Người đời đôi khi thành kiến, đám người viết văn chẳng qua chỉ là một bọn dông dài. Trong khi, một số đồng nghiệp của tôi (nhất là các nhà giáo) lại có xu hướng lý tưởng hóa những người viết, xem cây viết nào cũng tâm huyết đầy mình. Phần tôi, tôi nghĩ, ngoài đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương cũng có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, có thánh thần lẫn ma quỷ. Và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý. Rồi điều quan trọng hơn, mỗi con người có một tư cách, một số phận. Không phải chỉ những tài năng lớn mới có một cuộc đời thú vị, những nhà văn tạm gọi là bình thường cũng có cách phấn đấu riêng, những bi kịch riêng. Những cuộc làm người của họ trong văn chương cũng rất đáng ghi chép lại...
Tôi đã chân thực với những điều mình thấy, nhưng không vì thế mà dám nghĩ rằng, tôi chắc chắn đúng và chỉ có mỗi mình đúng. Có một câu của Ehrenburg mà tôi thấy tâm đắc: "Trí nhớ người ta giống như ánh đèn pha của một chiếc xe đang đi trong đêm, khi thì nó cho thấy hình ảnh một gốc cây, khi thì một trạm gác, khi thì lại là một con người".
Tôi đã và có thể vẫn đang còn là người sống hơi đơn độc như một thứ chầu rìa, một thứ mèo hoang giữa làng văn... Để yêu nhau, theo tôi, đôi khi nên đứng tách ra một chút để tưởng tượng và suy ngẫm về nhau”.
Ở một chỗ khác, Vương Trí Nhàn nói: Trong nghề viết văn tôi hay nhìn ra khuyết điểm của văn chương. Trần Đăng Khoa nói phải “tâm địa xấu xa” mới nhận xét được thói hư tật xấu của người khác như thế. Tôi nói về thói hư tật xấu của người khác để giúp người ta tiến lên.
*
Nên bắt đầu từ đâu? Có lẽ bắt đầu từ Tô Hoài (chân dung thứ 11 của tập sách) vì Tô Hoài cũng là một “cao thủ” của chuyện viết chân dung văn học (cuốn “ Cát bụi chân ai” viết về Nguyễn Tuân là chính) và Vương Trí Nhàn đã khen Tô Hoài rằng: “ Những nét sinh hoạt của những người cầm bút thời nay đã được nhiều người trình bày lại một cách tự nhiên, trong số này giỏi nhất phải kể Tô Hoài. Ông biết gỡ đi phần hào quang chói lọi mà người ta hay lấy ra để lãng mạn hóa các nhà văn. Ông làm cho cái nghề gọi là sáng tạo này gần gũi với đời thường”( 1). Quả là trong cuốn Cây bút, đời người này, Vương Trí Nhàn đã học hỏi được nhiều ở bậc tiền bối và ông đã viết chân dung văn học theo cái cách “gỡ đi phần hào quang chói lọi mà người ta hay lấy ra để lãng mạn hóa các nhà văn… làm cho cái nghề gọi là sáng tạo này gần gũi với đời thường”. Trong bài Xuân Sách hay là một đặc sản văn chương, Vương Trí Nhàn cũng đã viết: “ Tôi học theo cách làm của Tô Hoài khi viết về một người thầy như Nhị Ca, một người bạn như Nghiêm Đa Văn”.
Nếu cứ nhìn vào số lượng 150 cuốn sách đã có cùng với “hàng núi công việc” mà Tô Hoài đã làm từ khi hành nghề cho đến nay, ta chỉ có thể ngạc nhiên mà nói đó là một người khổng lồ và không dám đến gần! Nhưng Vương Trí Nhàn đã giúp ta tiếp cận Tô Hoài từ một khoảng cách rất gần, tới mức như là có thể chui vào “lục phủ ngũ tạng” của người khổng lồ Tô Hoài này một cách thoải mái! Bài chân dung Tô Hoài trong cuốn Cây bút, đời người ( Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du) dường như chỉ mới là những nét phác thảo nên Vương Trí Nhàn đã công bố tiếp bài viết khá công phu, sau bảy năm: VƯƠNG-TRÍ-NHÀN: TÔ HOÀI -nhìn từ một khoảng cách gần.
Nếu như ở Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du chỉ là những nhận xét còn thận trọng, dè dặt, như:
“ …đây là một người có cách sống cách làm việc phù hợp với nghề, do đó, đời cầm bút thật bền mà cũng thật hiệu quả. Sau hơn 50 năm lao động chữ nghĩa, con người đó vẫn làm việc đều đặn tưởng như có viết vài chục năm nữa cũng không hết việc…Dông dài mà thiết thực, chuyện của Tô Hoài là chuyện của người đang sống đang lo toan vui buồn về cái hàng ngày, như mọi người khác… Tô Hoài có thể mang vào đó đủ thứ chi tiết linh tinh của “thời mở cửa” mà người ta khó nghĩ là một ông già bảy mươi lại có thể còn để ý tới. Sau thời bao cấp, không ít nhà văn lúng túng…Về phần mình, Tô Hoài có vẻ như không chút ngạc nhiên. Đã già từ lúc còn trẻ, nay về già ngòi bút ông lại trẻ lại. Ông vẫn đi họp, làm báo, chủ tọa hội nghị, và lại viết khỏe. Nhiều lần tôi đã tự hỏi, vì sao Tô Hoài lại có được sự trẻ khỏe dẻo dai như vậy? Ở đây, hẳn có những phần thuộc về sự rèn luyện của ông, lâu ngày thành một thói quen không cần cố gắng. Và trước bao thay đổi hàng ngày, con người ông vẫn dễ dàng thích ứng. Ông thường sống đúng như ông có, biết lui biết tới, biết lẩn tránh, nhưng cũng biết đối mặt trước mọi sự tọc mạch”...
Và trong mọi việc lại thấy hiện ra một Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt! Những chuyến giang hồ vặt không một đồng xu dính túi; cái miên man cuốn hút khi dông dài giữa đám cầm bút nhà nghề, những chuyến viễn du, mãi tận Huế, tận Sài Gòn, Dầu Tiếng, cái tự nhiên không dễ có khi một mình về công tác tại một bản Mèo thấp thoáng giữa triền núi cao... bao nhiêu từng trải, như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tô Hoài hôm nay, bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi, nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết.
Có một thoáng gì đó, như là một chút hư vô trong con người thực dụng Tô Hoài chăng? Một nhận xét như thế là đầy mâu thuẫn, nhưng biết sao được, con người mỗi chúng ta trong những năm này bị bao sức mạnh xâu xé, kể sao cho xiết! Một chút khinh bạc có từ rất sớm (bản thân Vũ Ngọc Phan vốn rất hiền từ cũng phải nhận ra và lên tiếng cảnh cáo, khi đọc Quê người, O chuột...), cái khinh bạc đó hẳn không bao giờ mất hẳn. Cộng thêm vào đó là bao nhiêu ngọt bùi cay đắng đã đến trong cuộc đời một người viết văn, một người cán bộ, những phút bốc đồng và những lần tỉnh mộng, những lầm lỡ và man trá xen lẫn vào giữa những chân thành ngây thơ, cuộc bể dâu diễn ra ngay trước mặt. Khi đã trải tất cả những sự đó rồi, cái hư vô sẽ như một thứ ánh sáng mờ mờ giúp cho người ta sống nhẹ nhõm hơn và tự do hành động hơn. Lúc này, hư vô đã trở thành một điều kiện bắt buộc để sống, hư vô là một thứ thuốc an thần cho những kẻ ham hành động, nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, để hiểu rằng hành động của mình cũng rất có thể chỉ là vô nghĩa.
Không chỉ một lần, hình ảnh phù du như một ám ảnh trở về trong một số trang văn hồi ký, nó là những trang mang nặng tâm sự Tô Hoài. Những khi có việc đụng chạm đến toàn bộ cuộc đời viết văn của mình, ông phải nhớ tới nó. Là phù du, những năm tháng dong nhan chơi bời viết lách trước cách mạng. Là phù du những chuyến viễn du mãi tận phương trời xa thẳm. Mà cũng là phù du, những khi cố gắng viết nốt những trang cuối cùng của một quyển sách tầm tầm. Tưởng dã qua hẳn rồi, nhưng không phải, làm sao quên được sự phù du khi hàng mớ năm tháng quàng lên vai, càng sống càng thấy nhiều điều ngang trái. Có cần nhìn đi đâu xa, hãy nhìn cuộc đời những đồng nghiệp gọi là thành đạt sống ngay bên cạnh: Nguyễn Tuân được tiếng ngang ngạnh, rồi cũng là một Nguyễn Tuân phải khéo xoay xở để tạo ra cảm giác không bị ai quên, và nhất là một Nguyễn Tuân buông xuôi bất lực, muốn đi mà không đi được, muốn nói khác mà không nói được, khối cái đã tính nát ra định viết lại thôi. Xuân Diệu loay hoay giữa những bài thơ thù tạc và những bài nói chuyện đi theo lối mòn, Xuân Diệu nhuộm tóc cố làm ra trẻ, ham ăn ham uống, lúc chết mỡ quấn vào tim. Một Nam Cao tâm huyết lại mất sớm, coi như đã xong. Nhưng bao kẻ sống sót sau những cơn giông tố, mấy người sống được đúng tầm người của mình, hay lại chui lủi trốn tránh, hoặc lá mặt lá trái, dối dá qua ngày? Sự khinh bạc muốn gạt đi, nó cứ tìm đường quay trở lại. Rồi chính mình cũng đánh mất mình và nhìn đi nhìn lại, chỉ có thời gian là chiến thắng, là không thể đảo ngược. Cái phương châm sống cuối đời rút lại là ở hai điểm:
Một là làm thật nhiều muốn viết gì thì viết, không định bụng thế này thế kia, mà cũng không sợ mang tiếng khi viết.
Hai là không coi mình là quan trọng, chấp nhận hết thảy. Giữ được từng phút cảm động ngạc nhiên nho nhỏ, nhưng không còn gì ngạc nhiên trên những cái lớn
Thực hiện điểm thứ nhất thật không gì dễ hơn, nhất là khi người ta đã có trên 150 đầu sách như Tô Hoài.
Còn điểm thứ hai? Bảo là biết điều, là khiêm tốn có lẽ không phải. Ai đâu còn trẻ con thế! Sống cho nhẹ nhõm là cách tốt nhất để bảo toàn mình. Lại nhớ những câu Kiều mà thuở mới lớn, đã cùng với nhiều bạn thợ cửi, ngâm đi ngâm lại không biết chán: Nàng rằng thực dạy quá lời / Thân này còn dám coi ai làm thường!
Loanh quanh một hồi hóa ra chưa thoát khỏi chỗ xuất phát ban đầu? Nhưng với Tô Hoài lúc này, mọi sự khen chê không còn ý nghĩa. Trong cái thế kỷ đa đoan chúng ta đang sống, dẫu sao ông cũng đã luôn luôn dập dềnh trên mặt sóng. Tháng bảy và tám 1997, ông đến Đà Lạt ngồi viết xong một tập hồi ức, có tên là Chiều chiều. Chắc chẳng ai không hiểu đấy là chủ tâm “chiều chiều cuộc đời”, nhưng ông vẫn không quên ghi thêm hai câu ca dao cổ: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều. Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai” cho tơ liễu và lửng lơ đôi chút. Âu lại cũng vẫn những cái tạng Tô Hoài”....
- thì đến Tô Hoài - nhìn từ một khoảng cách gần, những nhận xét của Vương Trí Nhàn đã mạnh dạn, sắc sảo hơn rất nhiều (những đoạn ghi chép kiểu như Nhật ký giống như những thước phim tài liệu chân thưc, sinh động):
“… Văn Tô Hoài không gợi cảm giác sang trọng mà thường ăn ở cái vẻ miên man không cùng; sinh động tự tin, nhưng lại vẫn có chút hậm hụi, hèn hèn tội tội như thế nào đó. Một câu trong Xóm giếng ngày xưa “Tôi vẫn quen với những nhem nhọ “.
Về kỹ thuật viết
Tô Hoài mạnh nhất khi tả phong cảnh, tả những ấn tượng của người viết. Từ đoạn này sang đoạn khác, nhiều khi chuyển rất đột ngột, không đếm xỉa gì đến người đọc. Nhưng vì cái duyên, người ta bị hút ngay vào những đoạn rẽ ngang rẽ dọc đó.
Tôi nghĩ rằng Tô Hoài không biết rõ nhân vật và ông không để ý đến nhân vật bằng phong cảnh.
Các loại nhân vật
Chỉ có một lần, Tô Hoài tả nhân vật có chí khí và có tầm nhìn xa - Dế mèn.
Chỉ có một lần, Tô Hoài tả loại người quật khởi - đó là A Phủ.
Còn ngoài ra các nhân vật của ông đều là là sát mặt đất; pha tạp, không thuần nhất; mặt mày nhòe nhoẹt; tồn tại theo kiểu khật khà khật khưỡng. Người ta hơi khó nghĩ khi xếp họ vào những loại người cụ thể. Nhiều người là loại tầm thường.
Sự tồn tại giữa đời
Mỗi lần nghĩ đến Tô Hoài, tôi vẫn lạ vì sao có một người khinh người rẻ của như vậy, lạnh lùng như vậy, mà vẫn sống giữa người đời rất nhẹ nhàng, và đi đâu cũng lọt. Hay là sự chân thành của Tô Hoài và người đời cũng rất thật mà tôi chưa nhận ra
…Bề ngoài có tính chất dân gian, song thực ra đó cũng là một quan niệm hiện đại về thế giới này, ở đó con người vừa có mặt, vừa vắng bóng; mọi hoạt động vừa là làm, vừa là chơi; tác phẩm vừa là tinh túy, vừa là độn; con người vừa là cán bộ, vừa là dân thường. Dễ từ bỏ nhau, dửng dưng với nhau, như đã dễ gần gũi với nhau.
…Trong bài viết về Nguyễn Bính, Tô Hoài bảo trong đời sống văn học trước 1945, người lẫn với ma, đó là cái thời nửa người nửa ma. Theo nghĩa này có thể bảo chính ông như một con ma, trong ông có một con người nghĩ ngược với những điều đang viết. Lúc nào ông cũng có nhu cầu tố giác mọi người, lật tẩy mọi người - kể cả lật tẩy chính mình. Lúc nào ông cũng đắm đuối trong một vài ý nghĩ tinh quái nào đó.
Trong con mắt những đồng nghiệp
Tô Hoài cũng có cái nhân bản của mình, chỉ có điều cái nhân bản đó, không có được cái tầm như ở những ngòi bút kiệt xuất.
Con người làm bằng chất dẻo
Nói chung, theo Ý Nhi, Tô Hoài tỉnh bơ như không, khi nghe người khác chỉnh mình, cười mình, vạch cái xấu của mình.Tôi nghĩ, ông như có cái khóa tốt, khóa tạch lại một cái, thế là mọi ý kiến về ông ở ngoài.
Theo nghĩa rộng, Tô Hoài rất khớp với xã hội Việt Nam hôm nay. Đọc lại Tự truyện, thấy tưng tức. Người tài quá, mà lại cũng khinh người rẻ của, ma giáo quá.
Một kiểu làm ăn tùy tiện
Thỉnh thoảng liếc qua báo Người Hà Nội, tự nhiên thấy nhếch nhác quá. Mà do Tô Hoài làm đấy.Từ người phụ trách báo đã khinh thường tờ báo của mình biết bao.
Một lúc nào đó tôi buột miệng nói: nếu tất cả chúng ta đều là cặn bã, thì loại như Tô Hoài vừa là cặn bã của xã hội cũ, vừa là cặn bã của xã hội mới.
Đọc lại bài viết Núi Cứu quốc (Nguyễn Đình Thi), thấy có câu “Tô Hoài thú Việt Bắc nhưng không yêu Việt Bắc.”
Có lẽ với cả cuộc đời này cũng vậy, Tô Hoài đâu có yêu. Một mặt, đó là người chả có nguyên tắc sống gì (dân ngoại ô không có nghề chuyên, chỉ đi làm thuê, việc gì cũng có thể làm; người ta chỉ thuê một lần, sau này cũng chả nhớ mặt nhau nữa). Mặt khác, đó lại là một cán bộ biết vươn lên trong xã hội, cũng thích công danh lắm.
Phan Thị Thanh Nhàn bảo: Bây giờ Tô Hoài vẫn bảo là không phải làm báo cho bạn đọc, mà là làm báo cho tuyên huấn họ đọc.
Tầm vóc văn chương
Đọc những nhà văn lớn ở nước ngoài, thấy rõ người ta định lớn - người ta muốn cạnh tranh cả với Chúa! Các nhà văn VN ở trình độ khác. Từ Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân tới Xuân Diệu Tô Hoài, luôn luôn ở người ta chỉ có cái ao ước là tìm ra một chỗ đứng trong đời sống, len lỏi để có thể bám trụ được, và từ đó nhìn ra với nụ cười hể hả: ta không chết.
Và nỗi lo lớn nhất là cạnh tranh với các đồng nghiệp ghi điểm trước đồng nghiệp.
Niềm tự tin
Trong Tô Hoài có chất của dân buôn bán Bắc bộ, nghèo nàn, chắc lép; lại có chất của dân công chức thuộc địa, cốt làm xong việc lấy lương, còn đâu kệ thằng Tây; có triết lý của người người hư vô, thây kệ đời bởi hiểu mọi cố gắng chỉ vô ích, vậy thì cứ sống cho thoải mái, đến đâu hay đến đấy. Tô Hoài là một hãng hàng thật hàng giả đều làm được, cũng biết người biết của, mà nhìn chung đối với sự đời chả coi cái gì ra gì hết.
Những năm chín mươi
Sức sống của nhà văn này cho tôi hiểu thế nào là sự phong phú của con người, nhất là loại người từng trải. Có thể nói ở mỗi con người loại này có những con người khác nhau. Trước công việc, một con người khác - đôi khi là Chúa - chi phối anh ta. Trong khi đó, thì ngoài đời, anh ta vẫn tiếp tục phiêu lưu, lang thang, hưởng thụ, hư hỏng.
Phan Thị Thanh Nhàn kể : Ông Tô Hoài làm ở cơ quan báo, lại Hội nữa, ăn hai lương như Bằng Việt, mà chả bao giờ đến cơ quan cả.
…Cơ quan có cô N. làm văn phòng. Ông Tô Hoài dùng nó, nể nó. Đùng một cái, nó xin vào Hội. Anh em thấy chuế, ông Tô Hoài cũng thấy chuế. Cho nó vào thì ra làm sao nữa.
Có người như Bằng Việt nói thẳng, thôi N. ơi chờ chút đã, để bọn này viết cho N. mấy cái truyện hoặc mấy bài thơ rồi ký tên N. đã, N. hãy vào. Nhưng N. nó không chịu.
Đến ngày Ban chấp hành bỏ phiếu thì ông Tô Hoài vắng một cách cố ý.
Ấy, ông cứ sợ một đứa khùng dại như vậy để rồi có lúc ông coi thường cả một đại hội.
Người khác tham lộ mặt. Ông ấy thì lẩn khuất kín đáo. Khi có hai bên tranh nhau thì ông ấy nhường ngay. Chỉ khi nào, ở chỗ nào không ai để ý, ông ấy mới bổ nhào, và người ta phải chịu.
Cái mà tuổi tác mới dạy cho ông ấy chăng ? Không, từ trẻ ông đã thế.
Là cái mà văn hóa Việt Nam nó thấm vào ông nữa.
Con người trong Tô Hoài
Đọc lạ i Dế mèn. Đúng là có một tính cách, sự khao khát, ý tưởng hành động. Nhu cầu muốn làm việc lương thiện. Sự sòng phẳng, chấp nhận những lầm lỡ của con người mình.
Tính cách kiểu Dế mèn là tính cách thông thường của con người lập nghiệp, tuy không có cái sắc cạnh, cái quá đáng, cái gần như không thể bộc lộ được. Lại cũng đã bắt đầu thích chức vụ xã hội.
Nhưng ngoài Dế mèn, thì các nhân vật khác đều lặt vặt không có con người nào như Dế mèn. Trong truyện Tô Hoài trước cách mạng, loại con người hiện ra vớ va vớ vẩn đông hơn nhiều.
Trong một phiếm luận, tôi đã từng chứng minh những variant khác nhau mở ra trước nhân vật Tô Hoài trong việc mưu cầu hạnh phúc. Có vẻ như Tô Hoài muốn đưa ra cả loạt, một cụm mà lại không có một phương án nào là rõ rệt.
Tô Hoài không thật yêu một con người nào, một kiểu tính cách nào. Các loại nhân vật chỉ để vẽ phác, và đều nham nhở. Nhân vật không có những khao khát lớn. Nhân vật không có cái đắm đuối như các nhân vật của Nguyên Hồng. Bước đi loạng choạng, ý định thú tội - nhớ có một nhân vật Nguyên Hồng được tả như vậy. Gắn liền với ý thức về tội lỗi, khao khát chuộc tội. Sự thông cảm kỳ diệu với thiên nhiên, thấy ở đó một biểu hiện của Chúa, những cái ấy có ở những trang đặc sắc nhất của Nguyên Hồng.
Cuộc đời trong Tô Hoài thì lẩn mẩn rất nhiều chi tiết mà người bình thường quen thuộc nhưng lại hay bỏ qua. Đọc Tô Hoài người ta có thích thú nhưng không sửng sốt. Nhân vật trong Tô Hoài thiếu hẳn bản sắc riêng, cái thật nổi trội kỳ lạ. Có vẻ như họ sát ngay mặt đất, họ dễ lẫn đi giữa những người khác.
…Lạ thật, một mặt thì Tô Hoài rất tiêu biểu cho lối làm việc của nghệ sĩ Việt Nam, loanh quanh tả cái cây cái lá với những chuyện vặt vãnh. Mặt khác, ông lại là người có lối làm việc của nhà văn hiện đại. Ông sớm viết hồi ký, viết ngay từ hồi 22-23 tuổi - tập Cỏ dại. Hình như ông hoàn toàn hiểu rằng nhà văn còn biết viết về những gì khác ngoài chính mình nữa !
Bên cạnh cái phần đôn hậu, sự ma mãnh là một thứ bản chất thứ hai Tô Hoài, nó giúp cho ông tồn tại nhưng cũng kéo thấp ông xuống.
- ma mãnh nghĩa là sẵn sàng làm bậy, nói dối, viết ẩu, len lỏi để sống.
- ma mãnh nghĩa là cứ tự nhiên mà thành, mưu mô lặt vặt xoay xở tầm thường cũng là tự nhiên, và không đủ sức vươn lên thành trí thức, vươn lên trong kiến thức, sách vở, phiêu lưu vào những khu vực thiêng liêng của đời sống tinh thần.
Về quyển hồi ký Cát bụi chân ai
Từ hồi gặp nhau ở Moskva, Tô Hoài đã nói với tôi về ông Tuân, phải viết về ông ấy, viết chứ, nhưng không phải là kính viết mà viết một cách như là vẫn sống với ông ấy vậy.
Cả quyển viết về Nguyễn Tuân. Mở đầu bằng câu tôi kém Nguyễn Tuân 10 tuổi. Và đến cuối là đoạn có người đến báo Nguyễn Tuân chết. Theo cách trình bày của Tô Hoài, thấy ông không định viết Nguyễn Tuân cho sang mà kéo Nguyễn Tuân gần với mình, để rồi, cũng vẫn không quên cái điều căn bản, thực ra Nguyễn Tuân là Nguyễn Tuân mà mình vẫn là mình. Cái hiện tượng Nguyễn Tuân với Tô Hoài không gì khác, là chính văn học, là chính đời sống, chúng ta không lựa chọn cuộc đời này, ta sống với nó, vừa hăng hái thiết tha, vừa uể oải chán chường. Chưa bao giờ, chưa ở chỗ nào, tôi thấy Nguyễn Tuân như ở đây, nghe giọng toàn là thứ thiệt cả. Mặc dù luôn luôn nghi ngờ Tô Hoài, cho Tô Hoài là khôn, ranh, giấu mặt, song Nguyễn Tuân vẫn không bỏ được Tô Hoài, vẫn thấy đấy là một phần của cuộc đời mình. Theo cách nhìn của Tô Hoài, ở con người khinh bạc ấy, vẫn có biết bao tha thiết.
Đoạn cuối, tả Nguyễn Tuân già yếu, bất lực, tiếc đời, lụn bại, đúng với tình thế một người hết thời, nhưng cũng cho thấy một cuộc đời qua đi, chớp mắt một cái, thế là đã xong hết cả. Nhưng mấy hôm nay, người trong giới bảo nhau (tôi nghe Nguyên Ngọc bảo) là sách không in được đâu, trên chưa định thanh toán cái hóa đơn này đâu.
Tô Hoài: Nhưng ở tuổi tôi, tôi phải viết thế chứ còn gì nữa!”.
Ta có thể tạm dừng nói về việc viết chân dung Tô Hoài của Vương Trí Nhàn bằng một nhận xét bao quát về chân dung Tô Hoài qua việc Tô Hoài viết chân dung Nguyễn Tuân bằng cuốn Cát bụi chân ai:
Nhưng dẫu sao, Cát bụi chân ai vẫn là một cuốn hồi ký. Dù bóng dáng của Nguyễn Tuân có trùm lên cả quyển sách, thì cạnh đấy, vẫn hiện lên mồn một cái bóng dáng chính của người viết, một Tô Hoài lịch lãm, ý nhị, bắt vở hết các bậc đàn anh, biết thóp đủ mọi chuyện, khinh bạc, đáo để, song cũng lại biết thiết tha với từng chi tiết trong cuộc sống hàng ngày, lại càng tha thiết trước một chén rượu quý, mấy câu tâm sự bâng quơ, những lá thư cảm động.
*
Với Xuân Diệu, cùng là một kiểu nhà thơ, nhà văn “đồ sộ” và cũng có ngàn lẻ một chuyện hư có, thực có bao bọc xung quanh. Vì thế, viết về Xuân Diệu vừa dễ, vừa khó. Dễ vì có rất nhiều “tư liệu”, khó vì phải biết đãi cát tìm vàng, chọn lấy những gì “Xuân Diệu nhất”. Và phải nói ngay, Vương Trí Nhàn đã biết chọn lựa những chi tiết chỉ Xuân Diệu mới có…Có một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học chú ý đến sự ám ảnh của thời gian trong thơ Xuân Diệu và coi đó là một sự chi phối lớn đến nội dung cũng như phong cách nghệ thuật của thơ Xuân Diệu. Song, chưa ai thấy được rằng đó chỉ là biểu hiện “bằng thơ” của một con người Xuân Diệu thực dụng, mà trong bài viết về chân dung Xuân Diệu, Vương Trí Nhàn đã nhận ra:
“…Cái đích mà ông khao khát chiếm lĩnh là những giá trị còn mãi trong đời. Việc tìm hiểu giới thiệu các tác giả cổ điển, với tất cả sự khó khăn có thể có của nó, chừng nào đó, vẫn bảo đảm cho Xuân Diệu có điều kiện đến với cái đích đã đề ra. Việc ông sốt sắng lao vào nó hết mình là kết quả của cả tình yêu lẫn một sự tính toán khá chính xác.
Đến đây, chúng ta lại có dịp đối diện với một khao khát thường trực mà cũng là một động cơ chi phối toàn bộ con người Xuân Diệu, nó như nhiên liệu, tạo nên năng lượng cho mọi hoạt động của cái cỗ máy tinh vi trong con người tác giả Thơ thơ, đó là khao khát vượt lên trên thời gian, trở thành vĩnh cửu.
…Tuy nhiên, vấn đề sống chết là cả một câu chuyện lớn và trong cái ham muốn phổ biến là trở thành bất tử, con người ta cũng tự chứng tỏ nhân cách của mình, trình độ hiểu cuộc sống của mình. Nếu như đã không biết sống cái ngày hôm nay, thì làm sao người ta có thể biết sống trong vĩnh viễn?!
…Ở trên, chúng ta nói, do ham sống Xuân Diệu rất sợ chết và nỗi sợ ấy của Xuân Diệu đôi khi bị đẩy đi quá đà, đến chỗ quá quắt.
Đầu năm 1984, Tuyển tập Xuân Diệu, tập I (thơ) ra đời trong sự chờ đợi. Ai cũng mong tác giả sẽ gạn đục khơi trong tạo ra cho mình một khuôn mặt khả ái. Nhưng không! Người tuyển quá tham, lấy vào tuyển quá nhiều bài thơ dở. Khi tôi hỏi Vũ Quần Phương, tại sao lại thế, thì được Vũ Quần Phương cho biết cố nhiên là Xuân Diệu có tham gia vào công việc. Và khi có người bàn rằng nên làm cho tinh, thì Xuân Diệu bác đi: “ Các cậu buồn cười thật. Chưa phải lúc làm tuyển làm tiếc gì cả. Giống như khi cháy nhà lúc này làm sao biết được cái gì hay với cái dở. Thấy bài nào bạn đọc chưa biết hãy nhặt vào đấy, sau này lịch sử định liệu”.
Ở đây, có cả sự biết điều chân thành lẫn sự khôn ngoan hám lợi thô thiển.
…Để công chăm lo dựng tạo hình ảnh của mình với hậu thế là một việc mà không ít nhà thơ nhà văn lớn nghĩ tới, song cái cách làm của Xuân Diệu trong nhiều trường hợp thật đã là “làm lấy được”.
Vào những năm ấy, nhà phê bình P. còn đang thao túng đời sống văn học. Ông sớm bắt tay làm những cuốn sách mang tính chất tổng kết, giống như một thứ đúc bia tạc tượng các nhà văn lớn đương thời. P. bảo với Xuân Diệu: - Anh tặng sách tôi như mang tiền gửi nhà băng, không có đi đâu mà thiệt.
Câu nói quả đã đánh trúng tim đen Xuân Diệu. Bởi vậy mặc dầu trong thâm tâm không thích gì P., ông vẫn biếu sách và ông giải thích phải qua P. để đến với các sinh viên đại học.
Thậm chí đây đó còn có thể nói trong việc tìm cách đưa mình vào vĩnh cửu Xuân Diệu có lúc đã đi sát tới cái chỗ như là... đẽo gọt đời mình cho vừa với lịch sử nữa. Ông sẵn sàng giấu diếm một đôi điều, nếu điều ấy không có lợi cho tên tuổi ông, uy tín ông trong tương lai.
…Sự thực dụng của Xuân Diệu trong việc này vốn có từ trước Cách mạng. Chúng ta đã biết hồi mới ra Hà Nội, ông đã vô cùng tha thiết với việc tham gia vào nhóm Tự Lực. Thế nhưng, khi nhóm này tan, thì tình nghĩa của ông với các bạn cũ cũng cạn luôn, ít ra là ở bề ngoài ông làm cho người ta hiểu như vậy. Trong khi một người như Tú Mỡ nhiều năm sau còn nhắc đến những kỷ niệm về Nhất Linh, Khái Hưng thì Xuân Diệu không bao giờ đả động đến những ngày làm việc ở Phong hóa, Ngày nay.
Thơ thơ in ra lần đầu (1938), bên cạnh hai chữ Xuân Diệu, còn chua rõ trong Tự Lực văn đoàn. Đến khi in ra lần thứ hai, mấy chữ trong Tự Lực văn đoàn đã bị cạo hẳn. Từ sau 1945, cái việc chia tay với Tự Lực còn được làm một cách ráo riết hơn nữa.
Nhật ký kháng chiến của Bùi Hiển (1946-47) còn ghi rõ vào những năm ấy, ở thành Vinh, Bùi Hiển có dịp gặp gỡ đủ mặt văn nghệ sĩ từ Nguyễn Tuân đến Hồ Dzếnh. Lạ một điều, là vừa gặp, Bùi Hiển đã được nghe Xuân Diệu phân bua: từ 1940 về trước, khi mới đến với văn đàn, Xuân Diệu còn phải nương tựa vào đám Tự Lực để lấy tiếng. Chứ thực ra có tình nghĩa gì đâu.
…Chúng ta đều biết, so với Hoài Thanh, Chế Lan Viên, là những người có lúc triệt để phủ nhận Thơ mới, thì Xuân Diệu có phần phải chăng hơn. Với những đứa con tinh thần đã dứt ruột đẻ ra, ông kiên trì bảo vệ đến cùng. Khi làm Tuyển tập của mình, ông đã lấy lại gần hết cả Thơ thơ lẫn Gửi hương cho gió. Kể ra, lúc đó phải coi là một hành động dũng cảm. Nhưng đây là một vài biểu hiện của thái độ phi lịch sử khá khéo léo ở Xuân Diệu: Nếu khi khai sinh, nhiều bài thơ của ông có lời đề tặng ở bên cạnh như Đi thuyền tặng Khái Hưng, Đây mùa thu tới tặng Nhất Linh, Vô biên tặng Hoàng Đạo thì trong công trình mà ông đích thân tham gia chuẩn bị là Tuyển tập Xuân Diệu ở trên vừa nói, những dây mơ rễ má đó, được ông xóa sạch.
…Sợ liên luỵ vì những người bạn cũ, trong các tài liệu chính thức, chẳng hạn, tiểu sử bản thân, đề ở đầu Tuyển tập Xuân Diệu (mà đọc kỹ thấy đúng giọng ông, tức do ông tự tay viết ra), nhà thơ giấu biệt chuyện mình từng là một thành viên của Tự Lực.
Và có lẽ chịu sự chi phối của ông - những lời năn nỉ thiết tha - nên các tài liệu nghiên cứu về ông, các giáo trình đại học viết về văn học trước 1945, hoặc trong Từ điển văn học in ra 1984, chuyện này cũng được lờ đi hoàn toàn.
…Đúng là Xuân Diệu chưa kịp viết hồi ký. Nhưng giá có viết nữa, thì chắc ông không định viết tiểu sử như ông có thực, mà sẽ chỉ viết tiểu sử của ông như nó nên có, như ông muốn bạn đọc biết.
Thậm chí đây đó còn có thể nói trong việc tìm cách đưa mình vào vĩnh cửu Xuân Diệu có lúc đã đi sát tới cái chỗ như là... đẽo gọt đời mình cho vừa với lịch sử nữa. Ông sẵn sàng giấu diếm một đôi điều, nếu điều ấy không có lợi cho tên tuổi ông, uy tín ông trong tương lai”.
*
Với “Người tài tử, lãng tử” Nguyễn Tuân, Vương Trí Nhàn đã có cái nhìn thấu đáo. Trước hết là Vương Trí Nhàn đã quan niệm đúng : người tài tử, lãng tử là những người có tư cách, không chịu cúi luồn, khinh bạc, ham chơi. Có điều, cách chơi của họ rất khác đời. Sự say sưa khi cầm trên tay quân bài lá bạc, hoặc chén rượu ngon, đối với họ, không phải là mục đích cuối cùng. Giữa một xã hội phong kiến cào bằng nhân cách, trói buộc người ta trong những quy ước tẻ nhạt, cách chơi của những bậc tài tử này là lối chơi của kẻ thạo đời, đã đọc đủ sách thánh hiền nhưng vẫn chán, đành lấy việc chơi đùa để khẳng định chỗ hơn người và cả khát vọng tự do của mình. Và con người tài tử, lãng tử ở Nguyễn Tuân đã được Vương Trí Nhàn cắt nghĩa rõ ràng:
“Sở dĩ Nguyễn Tuân có thể diễn tả thành thục người và cảnh Vang bóng một thời, bởi xét trên nhiều phương diện, ông vốn là một tài tử nhà nòi, đã sống thật chín, thật kỹ cái nếp sống phong kiến trái mùa kia, tức bản thân ông là một kiểu người vang bóng. Thận trọng và tinh tế, hay nghĩ về đời nhưng lại khinh bạc quay mặt đi vì biết không làm sao xoay chuyển được cuộc đời, ham tìm những cái đẹp tao nhã, sẵn sàng bạn bầu cùng một ánh trăng suông, một nhành hoa lạ..., những đặc tính ấy của Nguyễn Tuân thật ra là một sự thừa kế có phần tự nguyện nhưng cũng có phần bất đắc dĩ từ nhiều bậc tiến bối. Ông sống trong những cung cách sống xưa một cách tự nhiên, cứ để cho nó tha hồ “hành” mình và tự nó ngấm vào mình lúc nào không biết. Vào cái thời mà Nguyễn Tuân lớn lên, những năm ba mươi bốn mươi của thế kỷ này, loại người giữ được cái chất tài tử ấy đi dần đến chỗ tuyệt chủng, nhưng chính vì thế, còn rơi rớt lại ở người nào đó, nó càng bền chắc và nhiều khi phô ra cái vẻ khá sặc sỡ.
Một lý do nữa khiến cho cái bản chất lãng tử kia ở Nguyễn Tuân ngày càng được ông giữ gìn là nó có một vai trò đặc biệt giúp ông lập nghiệp. Nó cần cho ông trong đời. Bởi vậy, ông phải để tâm chăm chút nó và ông đã làm điều này một cách có ý thức. Gắn bó với quá khứ trong khi lịch sử đang sôi nổi nhiều biến động, giữ lấy chất lãng tử tự do trong lòng một xã hội thực dụng - ở một đôi người, cách sống ấy nhiều khi đã gợi nên cảm tưởng về một cái gì trái khoáy, lạc lõng, y như cảnh “bức sốt nhưng mình vẫn áo bông” mà Tú Xương đã tự chế giễu. Nhưng Nguyễn Tuân không ở vào cái thế bị động đó, bởi ông có một nghề lạ, là nghề viết văn, viết báo. Quá trình chuyên môn hóa rất mạnh trong lòng xã hội tư sản không làm con người nền nã trong bộ y phục cổ này ngần ngại. Ngược lại, với sự hỗ trợ của sách vở và kiến thức, với sự hiểu biết sâu sắc về hoàn cảnh, ông có ngay sự thích ứng tối ưu. Nương theo tình thế để sống, lấy ngay sự gắn bó với quá khứ làm chỗ mạnh để chọi với đời, con người ông trở thành một thứ hàng cao giá mà xã hội lúc đó không phải là không có yêu cầu (dù chỉ là yêu cầu rất ít).
Nếu có một thứ nghề sống, nghề làm người như cách nói của nhà văn ý Pavese (2) thì Nguyễn Tuân trước đây quả thực đã là một tay nghề có hạng, với nghĩa tốt đẹp của chữ “có nghề” này.
Giữa một cuộc sống trần tục xô bồ, trước sau ông vẫn là một nhà văn xem trọng sự thiêng liêng nghề nghiệp và sống với nó thành kính thật sự.
Nhìn lại cả đời văn Nguyễn Tuân, chúng ta thấy gì? Chúng ta nghĩ đến sự công bằng. Ai đối xử với nghề nghiệp ra sao, sẽ được nghề nghiệp đối xử lại như vậy. Cố nhiên, rộng hơn câu chuyện tác phẩm còn có câu chuyện về chính con người đã tạo ra các tác phẩm này nữa. Trong sự độc đáo của mình, cuộc đời Nguyễn Tuân có hấp dẫn chúng ta, nhưng suy cho cùng, đó không phải là lối nêu gương để chung quanh bắt chước. Không, Nguyễn Tuân không thể làm thế. Với tất cả cái hay cái dở, cái tài cái tật vốn có, lời kêu gọi của ông giản dị hơn: Mỗi người hãy sống đúng với bản sắc của mình.
Thật vậy, sau khi nói rằng sự làm người là nghiêm chỉnh, rằng chúng ta phải sống đúng sống tốt, như cái phần lương tri trong chúng ta vẫn yêu cầu, cuộc đời Nguyễn Tuân như còn muốn nhắn nhủ thêm một điều này nữa: muốn hay không muốn mỗi chúng ta đều là một thực thể đơn nhất, riêng biệt, không giống một ai khác và không ai thay thế nổi. Khi điều đó không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai mà là một cái gì tất yếu “không thể sửa chữa” thì tại sao chúng ta không tạm bằng lòng với mình, yên tâm là mình, nó là điều để ta tự vệ tức tránh bớt được những dằn vặt vô ích, mà biết đâu đó chẳng phải là một cách giúp ta để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng đồng loại và do đó trở nên có ích hơn hết?”.
…Nhà văn như kẻ đi đường không bao giờ mệt mỏi. Nhưng chữ đi ở Nguyễn Tuân vốn không chỉ bó hẹp vào sự di chuyển trong không gian mà có nghĩa rất rộng: “Ngay cả lúc anh đăm đăm ngồi trước trang giấy trắng lạnh phau giữa phòng văn, anh cũng vẫn là một con người đang đi. Đi vào cái đêm làm việc của mình. Đi cho đến chỗ tận cùng của đêm mình”. Cái dạng đi này của Nguyễn Tuân còn ít được nói tới, nhưng thật ra, chính nó lại là khía cạnh quan trọng bậc nhất trong con người Nguyễn Tuân mà những người yêu mến văn ông cần biết.
Có lẽ cũng cần dẫn lại đây bức chân dung Nguyễn Tuân bằng thơ của Xuân Sách để bổ sung cho bài viết của Vương Trí Nhàn (Lấy trong bài Xuân Sách hay là một đặc sản văn chương):
Một mắt lư đồng một mắt cua
Chém treo ngành toàn chém a dua
Hà Nội đánh Mỹ giỏi, thua bác
Cả đời ăn phở chẳng cần mua...
*
Chân dung Tế Hanh được lấy từ tên một bài thơ trong tập thơ đầu “Nghẹn ngào”, cũng là bài thơ được Hoài Thanh chọn giới thiệu Tế Hanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam: Tế Hanh, Lời con đường quê. Phải nói ngay rằng, đây là một chân dung có vẻ đẹp toàn bích và cảm động nhất trong Cây bút, đời người. Xin trích lại ra đây những đoạn, những câu mà tôi cho là đạt nhất, nói được nhiều về Tế Hanh nhất:
…Hình như con người này không có thói quen phải đối diện với cả một đám đông cử tọa. Có mặt giữa mọi người mà ông vẫn mải mê chạy theo những ý nghĩ của mình, đầu óc để tận đâu đâu, chỉ thỉnh thoảng chợt nhớ ra một điều gì đó ông vỗ vai thầm thě vào tai người ngồi cạnh, rồi lại ngơ ngác suy nghĩ tiếp, hoặc xách túi lẳng lặng chia tay anh em trước. Chắc chắn đó không phải là người của những cuộc đối thoại say sưa! Mà trước tiên, đó càng không phải là người của những ý tưởng nồng nhiệt, nói ra có thể làm đảo lộn đầu óc, hoặc gây ấn tượng thật đậm với những người chung quanh! Thành thử ngay khi Tế Hanh ngồi giữa đám đông, người ta vẫn thấy ở ông nhu cầu trao đổi trò chuyện một hai câu với một người nào đó thật ra là một biến tướng của nhu cầu độc thoại, kết quả sự đắm chìm triền miên của ông vào bản thân mình ngay giữa cuộc sống hàng ngày.
…Có điều, khi nhớ lại những nhận xét bất chợt của Tế Hanh - lại được ông nói ra một cách khó khăn, nói kiểu nhát gừng, hoặc lụn vụn dang dở - chúng tôi vẫn cảm thấy thường khi đấy là những ý kiến độc đáo, của một người có gu, tinh tế và đáng ghi nhớ nếu không hơn thì cũng không kém các ý kiến được nói theo kiểu hùng biện và đầy sức thuyết phục. Ở con người này, sự đơn điệu tẻ nhạt và sự sâu sắc đôi khi lẫn vào nhau, tồn tại cạnh nhau, xuất hiện cùng nhau tới mức dễ lầm lẫn, song khi nghĩ lại, người ta vẫn thấy có sự phân biệt rành rẽ.
…“Chất Tế Hanh” là những nhẹ nhõm “nỗi vui nỗi khổ đều qua vội vàng”, những lơ mơ bất định “thân buông theo gió hồn theo mộng”, từ đó, là những lửng lơ, ngơ ngẩn, những hành động vu vơ, và những dừng lại bất chợt.
- Những ngày buồn nhớ lại thấy vui vui
Những ngày vui sao bỗng thấy ngùi ngùi
hoặc:
- Tôi đi để mặc cỏ may
Hai bên bờ biếc ghim dày quần tôi
- Dừng chân trước một quả đồi
Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu
…Chế Lan Viên, trong lời bạt viết cho Tuyển tập Tế Hanh (1987) từng nói tới cái tạng riêng, cái gu riêng nó là nét độc đáo của Tế Hanh bên cạnh các nhà thơ khác:
“ Dù anh viết khá hay về biển, biển trong bão dữ, nghĩ đến anh tôi vẫn nghĩ đến cái êm đềm của những con sông. Chim anh viết hay, không phải chim hải âu mà là chim én. Anh có thể tả mùa hè rực rỡ nhưng hình như anh xúc động nhất mùa thu. Anh không tả giỏi mặt trời bằng tả vầng trăng (...) Mặt trời của anh khi nào chói quá thì anh kìm nó lại bằng một dòng sông hay những bóng cây xanh. Và cây xanh thì có lẽ anh yêu nó hơn, khi ở trong vườn (...) hơn là ở những khu rừng (...) Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào cả các trái hồng lẫn các trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó hì hục tìm thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh phúc”.
…Cái phong cách ở Tế Hanh không gắt lên như một Nguyễn Tuân trong văn xuôi, một Hàn Mặc Tử trong thơ, song vẫn là một phong cách tự nó đã hoàn chỉnh và ổn định.
…Trước sau, ông vẫn giữ nguyên cái tính cách ngơ ngơ ngác ngác và cái xúc động hồn nhiên kiểu học trò của mình - ít ra là ở bề ngoài.
…Về mặt chức vụ mà xét, trong nhiều năm, Tế Hanh từng là ủy viên Ban chấp hành hoặc Thường vụ Hội Nhà văn (như Ban thư ký về sau), từng mười năm liền phụ trách đối ngoại của Hội, từng có chân trong Ban phụ trách nhà xuất bản Văn học những năm nó còn thuộc về Hội. Nhưng ông đã dễ dàng thoát ra khỏi các ràng buộc đó để trở về vị trí một người lao động có nghề, một nhà thơ lấy sáng tác làm lẽ tồn tại.
… Song tôi cứ thấy trên đại thể thì Tế Hanh, đó vẫn là một người dễ chịu. Người giữ được cái cốt cách thi nhân. Người biết điều. Và người có khôn, thì cũng là khôn kín đáo.
…Điều này lại cũng thấy rõ cả trong sáng tác. Qua cách sống cách viết của Tế Hanh, có cảm tưởng là ông rất hiểu cái tạng mà một nhà thơ mang tên Tế Hanh mang sẵn trong mình, và ông có thể là không cố ý, nhưng thật ra đã làm mọi cách, để cái tạng ấy được bền chắc và độc đáo. Khả năng sống hoà hợp với mình, hơn nữa khả năng giữ mình thật là mình, chỉ là mình, đ�
Đọc "Cây bút, đời người" của Vương Trí Nhàn
Đỗ Ngọc Thạch
(Đọc tập Chân dung văn học của Vương Trí Nhàn)
Tập sách Cây bút, đời người (*) của Vương Trí Nhàn tập hợp 12 bài viết về 12 nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại (**) -, là một cuốn sách thuộc thể loại “Chân dung văn học”, một thể loại vào loại khó viết. Khó viết bởi nó liên quan đến việc xác định chân giá trị cũng như đẳng cấp của các nhân vật mà việc xếp hạng các nhà văn, nhà thơ là điều rất tế nhị và phức tạp! Cũng gần như là chân dung văn học, hai bài “ Xuân Sách hay là một đặc sản văn chương” và “ Tô Hoài - nhìn từ một khoảng cách gần” được đăng tải trên nhiều trang Web gần đây cũng thuộc phạm vi chú ý của bài viết vì có nhiều điểm liên quan.
*
Vương Trí Nhàn đã viết cuốn Cây bút, đời người dưới sự dẫn dắt của tư tưởng chủ đạo nào? Tôi đã tìm thấy phần nào câu trả lời qua một bài trả lời phỏng vấn của ông trên báo Lao độngsau khi cuốn Cây bút, đời người ra mắt :
“May mắn trong nghề làm phê bình của tôi là luôn được sống và làm việc gần các nhà văn, nhà thơ, đủ để bị thôi thúc bởi ý nghĩ: bên cạnh các bài thơ, cuốn truyện thì các nhà văn còn thường xuyên sáng tác ra một tác phẩm độc đáo khác, đấy chính là tính cách của họ. Người đời đôi khi thành kiến, đám người viết văn chẳng qua chỉ là một bọn dông dài. Trong khi, một số đồng nghiệp của tôi (nhất là các nhà giáo) lại có xu hướng lý tưởng hóa những người viết, xem cây viết nào cũng tâm huyết đầy mình. Phần tôi, tôi nghĩ, ngoài đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương cũng có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, có thánh thần lẫn ma quỷ. Và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý. Rồi điều quan trọng hơn, mỗi con người có một tư cách, một số phận. Không phải chỉ những tài năng lớn mới có một cuộc đời thú vị, những nhà văn tạm gọi là bình thường cũng có cách phấn đấu riêng, những bi kịch riêng. Những cuộc làm người của họ trong văn chương cũng rất đáng ghi chép lại...
Tôi đã chân thực với những điều mình thấy, nhưng không vì thế mà dám nghĩ rằng, tôi chắc chắn đúng và chỉ có mỗi mình đúng. Có một câu của Ehrenburg mà tôi thấy tâm đắc: "Trí nhớ người ta giống như ánh đèn pha của một chiếc xe đang đi trong đêm, khi thì nó cho thấy hình ảnh một gốc cây, khi thì một trạm gác, khi thì lại là một con người".
Tôi đã và có thể vẫn đang còn là người sống hơi đơn độc như một thứ chầu rìa, một thứ mèo hoang giữa làng văn... Để yêu nhau, theo tôi, đôi khi nên đứng tách ra một chút để tưởng tượng và suy ngẫm về nhau”.
Ở một chỗ khác, Vương Trí Nhàn nói: Trong nghề viết văn tôi hay nhìn ra khuyết điểm của văn chương. Trần Đăng Khoa nói phải “tâm địa xấu xa” mới nhận xét được thói hư tật xấu của người khác như thế. Tôi nói về thói hư tật xấu của người khác để giúp người ta tiến lên.
*
Xuân Sách |
V-T-N và Xuân Sách |
Nếu như ở Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du chỉ là những nhận xét còn thận trọng, dè dặt, như:
Tô Hoài |
Và trong mọi việc lại thấy hiện ra một Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt! Những chuyến giang hồ vặt không một đồng xu dính túi; cái miên man cuốn hút khi dông dài giữa đám cầm bút nhà nghề, những chuyến viễn du, mãi tận Huế, tận Sài Gòn, Dầu Tiếng, cái tự nhiên không dễ có khi một mình về công tác tại một bản Mèo thấp thoáng giữa triền núi cao... bao nhiêu từng trải, như còn in dấu vào cách sống, cách chuyện trò của Tô Hoài hôm nay, bên cạnh cái nhũn nhặn lảng tránh, con người ấy thật cũng đã nhiều phen phải dàn mặt, phải chịu trận, nói chung là phải đối chọi với đời và nếu như có lúc phải đầu hàng thì đó cũng là bước đường cùng, rồi, nín nhịn chẳng qua để tồn tại, và sau hết, để được viết.
Có một thoáng gì đó, như là một chút hư vô trong con người thực dụng Tô Hoài chăng? Một nhận xét như thế là đầy mâu thuẫn, nhưng biết sao được, con người mỗi chúng ta trong những năm này bị bao sức mạnh xâu xé, kể sao cho xiết! Một chút khinh bạc có từ rất sớm (bản thân Vũ Ngọc Phan vốn rất hiền từ cũng phải nhận ra và lên tiếng cảnh cáo, khi đọc Quê người, O chuột...), cái khinh bạc đó hẳn không bao giờ mất hẳn. Cộng thêm vào đó là bao nhiêu ngọt bùi cay đắng đã đến trong cuộc đời một người viết văn, một người cán bộ, những phút bốc đồng và những lần tỉnh mộng, những lầm lỡ và man trá xen lẫn vào giữa những chân thành ngây thơ, cuộc bể dâu diễn ra ngay trước mặt. Khi đã trải tất cả những sự đó rồi, cái hư vô sẽ như một thứ ánh sáng mờ mờ giúp cho người ta sống nhẹ nhõm hơn và tự do hành động hơn. Lúc này, hư vô đã trở thành một điều kiện bắt buộc để sống, hư vô là một thứ thuốc an thần cho những kẻ ham hành động, nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, để hiểu rằng hành động của mình cũng rất có thể chỉ là vô nghĩa.
Xuân Quỳnh |
Một là làm thật nhiều muốn viết gì thì viết, không định bụng thế này thế kia, mà cũng không sợ mang tiếng khi viết.
Hai là không coi mình là quan trọng, chấp nhận hết thảy. Giữ được từng phút cảm động ngạc nhiên nho nhỏ, nhưng không còn gì ngạc nhiên trên những cái lớn
Thực hiện điểm thứ nhất thật không gì dễ hơn, nhất là khi người ta đã có trên 150 đầu sách như Tô Hoài.
Còn điểm thứ hai? Bảo là biết điều, là khiêm tốn có lẽ không phải. Ai đâu còn trẻ con thế! Sống cho nhẹ nhõm là cách tốt nhất để bảo toàn mình. Lại nhớ những câu Kiều mà thuở mới lớn, đã cùng với nhiều bạn thợ cửi, ngâm đi ngâm lại không biết chán: Nàng rằng thực dạy quá lời / Thân này còn dám coi ai làm thường!
Loanh quanh một hồi hóa ra chưa thoát khỏi chỗ xuất phát ban đầu? Nhưng với Tô Hoài lúc này, mọi sự khen chê không còn ý nghĩa. Trong cái thế kỷ đa đoan chúng ta đang sống, dẫu sao ông cũng đã luôn luôn dập dềnh trên mặt sóng. Tháng bảy và tám 1997, ông đến Đà Lạt ngồi viết xong một tập hồi ức, có tên là Chiều chiều. Chắc chẳng ai không hiểu đấy là chủ tâm “chiều chiều cuộc đời”, nhưng ông vẫn không quên ghi thêm hai câu ca dao cổ: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều. Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai” cho tơ liễu và lửng lơ đôi chút. Âu lại cũng vẫn những cái tạng Tô Hoài”....
- thì đến Tô Hoài - nhìn từ một khoảng cách gần, những nhận xét của Vương Trí Nhàn đã mạnh dạn, sắc sảo hơn rất nhiều (những đoạn ghi chép kiểu như Nhật ký giống như những thước phim tài liệu chân thưc, sinh động):
“… Văn Tô Hoài không gợi cảm giác sang trọng mà thường ăn ở cái vẻ miên man không cùng; sinh động tự tin, nhưng lại vẫn có chút hậm hụi, hèn hèn tội tội như thế nào đó. Một câu trong Xóm giếng ngày xưa “Tôi vẫn quen với những nhem nhọ “.
Về kỹ thuật viết
Tô Hoài mạnh nhất khi tả phong cảnh, tả những ấn tượng của người viết. Từ đoạn này sang đoạn khác, nhiều khi chuyển rất đột ngột, không đếm xỉa gì đến người đọc. Nhưng vì cái duyên, người ta bị hút ngay vào những đoạn rẽ ngang rẽ dọc đó.
Tôi nghĩ rằng Tô Hoài không biết rõ nhân vật và ông không để ý đến nhân vật bằng phong cảnh.
Các loại nhân vật
Chỉ có một lần, Tô Hoài tả nhân vật có chí khí và có tầm nhìn xa - Dế mèn.
Chỉ có một lần, Tô Hoài tả loại người quật khởi - đó là A Phủ.
Còn ngoài ra các nhân vật của ông đều là là sát mặt đất; pha tạp, không thuần nhất; mặt mày nhòe nhoẹt; tồn tại theo kiểu khật khà khật khưỡng. Người ta hơi khó nghĩ khi xếp họ vào những loại người cụ thể. Nhiều người là loại tầm thường.
Sự tồn tại giữa đời
Mỗi lần nghĩ đến Tô Hoài, tôi vẫn lạ vì sao có một người khinh người rẻ của như vậy, lạnh lùng như vậy, mà vẫn sống giữa người đời rất nhẹ nhàng, và đi đâu cũng lọt. Hay là sự chân thành của Tô Hoài và người đời cũng rất thật mà tôi chưa nhận ra
…Bề ngoài có tính chất dân gian, song thực ra đó cũng là một quan niệm hiện đại về thế giới này, ở đó con người vừa có mặt, vừa vắng bóng; mọi hoạt động vừa là làm, vừa là chơi; tác phẩm vừa là tinh túy, vừa là độn; con người vừa là cán bộ, vừa là dân thường. Dễ từ bỏ nhau, dửng dưng với nhau, như đã dễ gần gũi với nhau.
…Trong bài viết về Nguyễn Bính, Tô Hoài bảo trong đời sống văn học trước 1945, người lẫn với ma, đó là cái thời nửa người nửa ma. Theo nghĩa này có thể bảo chính ông như một con ma, trong ông có một con người nghĩ ngược với những điều đang viết. Lúc nào ông cũng có nhu cầu tố giác mọi người, lật tẩy mọi người - kể cả lật tẩy chính mình. Lúc nào ông cũng đắm đuối trong một vài ý nghĩ tinh quái nào đó.
Trong con mắt những đồng nghiệp
Tô Hoài cũng có cái nhân bản của mình, chỉ có điều cái nhân bản đó, không có được cái tầm như ở những ngòi bút kiệt xuất.
Con người làm bằng chất dẻo
Nói chung, theo Ý Nhi, Tô Hoài tỉnh bơ như không, khi nghe người khác chỉnh mình, cười mình, vạch cái xấu của mình.Tôi nghĩ, ông như có cái khóa tốt, khóa tạch lại một cái, thế là mọi ý kiến về ông ở ngoài.
Theo nghĩa rộng, Tô Hoài rất khớp với xã hội Việt Nam hôm nay. Đọc lại Tự truyện, thấy tưng tức. Người tài quá, mà lại cũng khinh người rẻ của, ma giáo quá.
Một kiểu làm ăn tùy tiện
Thỉnh thoảng liếc qua báo Người Hà Nội, tự nhiên thấy nhếch nhác quá. Mà do Tô Hoài làm đấy.Từ người phụ trách báo đã khinh thường tờ báo của mình biết bao.
Một lúc nào đó tôi buột miệng nói: nếu tất cả chúng ta đều là cặn bã, thì loại như Tô Hoài vừa là cặn bã của xã hội cũ, vừa là cặn bã của xã hội mới.
Đọc lại bài viết Núi Cứu quốc (Nguyễn Đình Thi), thấy có câu “Tô Hoài thú Việt Bắc nhưng không yêu Việt Bắc.”
Có lẽ với cả cuộc đời này cũng vậy, Tô Hoài đâu có yêu. Một mặt, đó là người chả có nguyên tắc sống gì (dân ngoại ô không có nghề chuyên, chỉ đi làm thuê, việc gì cũng có thể làm; người ta chỉ thuê một lần, sau này cũng chả nhớ mặt nhau nữa). Mặt khác, đó lại là một cán bộ biết vươn lên trong xã hội, cũng thích công danh lắm.
Phan Thị Thanh Nhàn bảo: Bây giờ Tô Hoài vẫn bảo là không phải làm báo cho bạn đọc, mà là làm báo cho tuyên huấn họ đọc.
Tầm vóc văn chương
Đọc những nhà văn lớn ở nước ngoài, thấy rõ người ta định lớn - người ta muốn cạnh tranh cả với Chúa! Các nhà văn VN ở trình độ khác. Từ Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân tới Xuân Diệu Tô Hoài, luôn luôn ở người ta chỉ có cái ao ước là tìm ra một chỗ đứng trong đời sống, len lỏi để có thể bám trụ được, và từ đó nhìn ra với nụ cười hể hả: ta không chết.
Và nỗi lo lớn nhất là cạnh tranh với các đồng nghiệp ghi điểm trước đồng nghiệp.
Niềm tự tin
Trong Tô Hoài có chất của dân buôn bán Bắc bộ, nghèo nàn, chắc lép; lại có chất của dân công chức thuộc địa, cốt làm xong việc lấy lương, còn đâu kệ thằng Tây; có triết lý của người người hư vô, thây kệ đời bởi hiểu mọi cố gắng chỉ vô ích, vậy thì cứ sống cho thoải mái, đến đâu hay đến đấy. Tô Hoài là một hãng hàng thật hàng giả đều làm được, cũng biết người biết của, mà nhìn chung đối với sự đời chả coi cái gì ra gì hết.
Những năm chín mươi
Sức sống của nhà văn này cho tôi hiểu thế nào là sự phong phú của con người, nhất là loại người từng trải. Có thể nói ở mỗi con người loại này có những con người khác nhau. Trước công việc, một con người khác - đôi khi là Chúa - chi phối anh ta. Trong khi đó, thì ngoài đời, anh ta vẫn tiếp tục phiêu lưu, lang thang, hưởng thụ, hư hỏng.
Phan Thị Thanh Nhàn kể : Ông Tô Hoài làm ở cơ quan báo, lại Hội nữa, ăn hai lương như Bằng Việt, mà chả bao giờ đến cơ quan cả.
…Cơ quan có cô N. làm văn phòng. Ông Tô Hoài dùng nó, nể nó. Đùng một cái, nó xin vào Hội. Anh em thấy chuế, ông Tô Hoài cũng thấy chuế. Cho nó vào thì ra làm sao nữa.
Có người như Bằng Việt nói thẳng, thôi N. ơi chờ chút đã, để bọn này viết cho N. mấy cái truyện hoặc mấy bài thơ rồi ký tên N. đã, N. hãy vào. Nhưng N. nó không chịu.
Đến ngày Ban chấp hành bỏ phiếu thì ông Tô Hoài vắng một cách cố ý.
Ấy, ông cứ sợ một đứa khùng dại như vậy để rồi có lúc ông coi thường cả một đại hội.
Người khác tham lộ mặt. Ông ấy thì lẩn khuất kín đáo. Khi có hai bên tranh nhau thì ông ấy nhường ngay. Chỉ khi nào, ở chỗ nào không ai để ý, ông ấy mới bổ nhào, và người ta phải chịu.
Cái mà tuổi tác mới dạy cho ông ấy chăng ? Không, từ trẻ ông đã thế.
Là cái mà văn hóa Việt Nam nó thấm vào ông nữa.
Con người trong Tô Hoài
Đọc lạ i Dế mèn. Đúng là có một tính cách, sự khao khát, ý tưởng hành động. Nhu cầu muốn làm việc lương thiện. Sự sòng phẳng, chấp nhận những lầm lỡ của con người mình.
Tính cách kiểu Dế mèn là tính cách thông thường của con người lập nghiệp, tuy không có cái sắc cạnh, cái quá đáng, cái gần như không thể bộc lộ được. Lại cũng đã bắt đầu thích chức vụ xã hội.
Nhưng ngoài Dế mèn, thì các nhân vật khác đều lặt vặt không có con người nào như Dế mèn. Trong truyện Tô Hoài trước cách mạng, loại con người hiện ra vớ va vớ vẩn đông hơn nhiều.
Trong một phiếm luận, tôi đã từng chứng minh những variant khác nhau mở ra trước nhân vật Tô Hoài trong việc mưu cầu hạnh phúc. Có vẻ như Tô Hoài muốn đưa ra cả loạt, một cụm mà lại không có một phương án nào là rõ rệt.
Tô Hoài không thật yêu một con người nào, một kiểu tính cách nào. Các loại nhân vật chỉ để vẽ phác, và đều nham nhở. Nhân vật không có những khao khát lớn. Nhân vật không có cái đắm đuối như các nhân vật của Nguyên Hồng. Bước đi loạng choạng, ý định thú tội - nhớ có một nhân vật Nguyên Hồng được tả như vậy. Gắn liền với ý thức về tội lỗi, khao khát chuộc tội. Sự thông cảm kỳ diệu với thiên nhiên, thấy ở đó một biểu hiện của Chúa, những cái ấy có ở những trang đặc sắc nhất của Nguyên Hồng.
Cuộc đời trong Tô Hoài thì lẩn mẩn rất nhiều chi tiết mà người bình thường quen thuộc nhưng lại hay bỏ qua. Đọc Tô Hoài người ta có thích thú nhưng không sửng sốt. Nhân vật trong Tô Hoài thiếu hẳn bản sắc riêng, cái thật nổi trội kỳ lạ. Có vẻ như họ sát ngay mặt đất, họ dễ lẫn đi giữa những người khác.
…Lạ thật, một mặt thì Tô Hoài rất tiêu biểu cho lối làm việc của nghệ sĩ Việt Nam, loanh quanh tả cái cây cái lá với những chuyện vặt vãnh. Mặt khác, ông lại là người có lối làm việc của nhà văn hiện đại. Ông sớm viết hồi ký, viết ngay từ hồi 22-23 tuổi - tập Cỏ dại. Hình như ông hoàn toàn hiểu rằng nhà văn còn biết viết về những gì khác ngoài chính mình nữa !
Bên cạnh cái phần đôn hậu, sự ma mãnh là một thứ bản chất thứ hai Tô Hoài, nó giúp cho ông tồn tại nhưng cũng kéo thấp ông xuống.
- ma mãnh nghĩa là sẵn sàng làm bậy, nói dối, viết ẩu, len lỏi để sống.
- ma mãnh nghĩa là cứ tự nhiên mà thành, mưu mô lặt vặt xoay xở tầm thường cũng là tự nhiên, và không đủ sức vươn lên thành trí thức, vươn lên trong kiến thức, sách vở, phiêu lưu vào những khu vực thiêng liêng của đời sống tinh thần.
Về quyển hồi ký Cát bụi chân ai
Từ hồi gặp nhau ở Moskva, Tô Hoài đã nói với tôi về ông Tuân, phải viết về ông ấy, viết chứ, nhưng không phải là kính viết mà viết một cách như là vẫn sống với ông ấy vậy.
Cả quyển viết về Nguyễn Tuân. Mở đầu bằng câu tôi kém Nguyễn Tuân 10 tuổi. Và đến cuối là đoạn có người đến báo Nguyễn Tuân chết. Theo cách trình bày của Tô Hoài, thấy ông không định viết Nguyễn Tuân cho sang mà kéo Nguyễn Tuân gần với mình, để rồi, cũng vẫn không quên cái điều căn bản, thực ra Nguyễn Tuân là Nguyễn Tuân mà mình vẫn là mình. Cái hiện tượng Nguyễn Tuân với Tô Hoài không gì khác, là chính văn học, là chính đời sống, chúng ta không lựa chọn cuộc đời này, ta sống với nó, vừa hăng hái thiết tha, vừa uể oải chán chường. Chưa bao giờ, chưa ở chỗ nào, tôi thấy Nguyễn Tuân như ở đây, nghe giọng toàn là thứ thiệt cả. Mặc dù luôn luôn nghi ngờ Tô Hoài, cho Tô Hoài là khôn, ranh, giấu mặt, song Nguyễn Tuân vẫn không bỏ được Tô Hoài, vẫn thấy đấy là một phần của cuộc đời mình. Theo cách nhìn của Tô Hoài, ở con người khinh bạc ấy, vẫn có biết bao tha thiết.
Đoạn cuối, tả Nguyễn Tuân già yếu, bất lực, tiếc đời, lụn bại, đúng với tình thế một người hết thời, nhưng cũng cho thấy một cuộc đời qua đi, chớp mắt một cái, thế là đã xong hết cả. Nhưng mấy hôm nay, người trong giới bảo nhau (tôi nghe Nguyên Ngọc bảo) là sách không in được đâu, trên chưa định thanh toán cái hóa đơn này đâu.
Tô Hoài: Nhưng ở tuổi tôi, tôi phải viết thế chứ còn gì nữa!”.
Ta có thể tạm dừng nói về việc viết chân dung Tô Hoài của Vương Trí Nhàn bằng một nhận xét bao quát về chân dung Tô Hoài qua việc Tô Hoài viết chân dung Nguyễn Tuân bằng cuốn Cát bụi chân ai:
Nhưng dẫu sao, Cát bụi chân ai vẫn là một cuốn hồi ký. Dù bóng dáng của Nguyễn Tuân có trùm lên cả quyển sách, thì cạnh đấy, vẫn hiện lên mồn một cái bóng dáng chính của người viết, một Tô Hoài lịch lãm, ý nhị, bắt vở hết các bậc đàn anh, biết thóp đủ mọi chuyện, khinh bạc, đáo để, song cũng lại biết thiết tha với từng chi tiết trong cuộc sống hàng ngày, lại càng tha thiết trước một chén rượu quý, mấy câu tâm sự bâng quơ, những lá thư cảm động.
*
Với Xuân Diệu, cùng là một kiểu nhà thơ, nhà văn “đồ sộ” và cũng có ngàn lẻ một chuyện hư có, thực có bao bọc xung quanh. Vì thế, viết về Xuân Diệu vừa dễ, vừa khó. Dễ vì có rất nhiều “tư liệu”, khó vì phải biết đãi cát tìm vàng, chọn lấy những gì “Xuân Diệu nhất”. Và phải nói ngay, Vương Trí Nhàn đã biết chọn lựa những chi tiết chỉ Xuân Diệu mới có…Có một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học chú ý đến sự ám ảnh của thời gian trong thơ Xuân Diệu và coi đó là một sự chi phối lớn đến nội dung cũng như phong cách nghệ thuật của thơ Xuân Diệu. Song, chưa ai thấy được rằng đó chỉ là biểu hiện “bằng thơ” của một con người Xuân Diệu thực dụng, mà trong bài viết về chân dung Xuân Diệu, Vương Trí Nhàn đã nhận ra:
“…Cái đích mà ông khao khát chiếm lĩnh là những giá trị còn mãi trong đời. Việc tìm hiểu giới thiệu các tác giả cổ điển, với tất cả sự khó khăn có thể có của nó, chừng nào đó, vẫn bảo đảm cho Xuân Diệu có điều kiện đến với cái đích đã đề ra. Việc ông sốt sắng lao vào nó hết mình là kết quả của cả tình yêu lẫn một sự tính toán khá chính xác.
Đến đây, chúng ta lại có dịp đối diện với một khao khát thường trực mà cũng là một động cơ chi phối toàn bộ con người Xuân Diệu, nó như nhiên liệu, tạo nên năng lượng cho mọi hoạt động của cái cỗ máy tinh vi trong con người tác giả Thơ thơ, đó là khao khát vượt lên trên thời gian, trở thành vĩnh cửu.
…Tuy nhiên, vấn đề sống chết là cả một câu chuyện lớn và trong cái ham muốn phổ biến là trở thành bất tử, con người ta cũng tự chứng tỏ nhân cách của mình, trình độ hiểu cuộc sống của mình. Nếu như đã không biết sống cái ngày hôm nay, thì làm sao người ta có thể biết sống trong vĩnh viễn?!
…Ở trên, chúng ta nói, do ham sống Xuân Diệu rất sợ chết và nỗi sợ ấy của Xuân Diệu đôi khi bị đẩy đi quá đà, đến chỗ quá quắt.
Xuân Diệu |
Ở đây, có cả sự biết điều chân thành lẫn sự khôn ngoan hám lợi thô thiển.
…Để công chăm lo dựng tạo hình ảnh của mình với hậu thế là một việc mà không ít nhà thơ nhà văn lớn nghĩ tới, song cái cách làm của Xuân Diệu trong nhiều trường hợp thật đã là “làm lấy được”.
Vào những năm ấy, nhà phê bình P. còn đang thao túng đời sống văn học. Ông sớm bắt tay làm những cuốn sách mang tính chất tổng kết, giống như một thứ đúc bia tạc tượng các nhà văn lớn đương thời. P. bảo với Xuân Diệu: - Anh tặng sách tôi như mang tiền gửi nhà băng, không có đi đâu mà thiệt.
Câu nói quả đã đánh trúng tim đen Xuân Diệu. Bởi vậy mặc dầu trong thâm tâm không thích gì P., ông vẫn biếu sách và ông giải thích phải qua P. để đến với các sinh viên đại học.
Thậm chí đây đó còn có thể nói trong việc tìm cách đưa mình vào vĩnh cửu Xuân Diệu có lúc đã đi sát tới cái chỗ như là... đẽo gọt đời mình cho vừa với lịch sử nữa. Ông sẵn sàng giấu diếm một đôi điều, nếu điều ấy không có lợi cho tên tuổi ông, uy tín ông trong tương lai.
…Sự thực dụng của Xuân Diệu trong việc này vốn có từ trước Cách mạng. Chúng ta đã biết hồi mới ra Hà Nội, ông đã vô cùng tha thiết với việc tham gia vào nhóm Tự Lực. Thế nhưng, khi nhóm này tan, thì tình nghĩa của ông với các bạn cũ cũng cạn luôn, ít ra là ở bề ngoài ông làm cho người ta hiểu như vậy. Trong khi một người như Tú Mỡ nhiều năm sau còn nhắc đến những kỷ niệm về Nhất Linh, Khái Hưng thì Xuân Diệu không bao giờ đả động đến những ngày làm việc ở Phong hóa, Ngày nay.
Thơ thơ in ra lần đầu (1938), bên cạnh hai chữ Xuân Diệu, còn chua rõ trong Tự Lực văn đoàn. Đến khi in ra lần thứ hai, mấy chữ trong Tự Lực văn đoàn đã bị cạo hẳn. Từ sau 1945, cái việc chia tay với Tự Lực còn được làm một cách ráo riết hơn nữa.
Nhật ký kháng chiến của Bùi Hiển (1946-47) còn ghi rõ vào những năm ấy, ở thành Vinh, Bùi Hiển có dịp gặp gỡ đủ mặt văn nghệ sĩ từ Nguyễn Tuân đến Hồ Dzếnh. Lạ một điều, là vừa gặp, Bùi Hiển đã được nghe Xuân Diệu phân bua: từ 1940 về trước, khi mới đến với văn đàn, Xuân Diệu còn phải nương tựa vào đám Tự Lực để lấy tiếng. Chứ thực ra có tình nghĩa gì đâu.
…Chúng ta đều biết, so với Hoài Thanh, Chế Lan Viên, là những người có lúc triệt để phủ nhận Thơ mới, thì Xuân Diệu có phần phải chăng hơn. Với những đứa con tinh thần đã dứt ruột đẻ ra, ông kiên trì bảo vệ đến cùng. Khi làm Tuyển tập của mình, ông đã lấy lại gần hết cả Thơ thơ lẫn Gửi hương cho gió. Kể ra, lúc đó phải coi là một hành động dũng cảm. Nhưng đây là một vài biểu hiện của thái độ phi lịch sử khá khéo léo ở Xuân Diệu: Nếu khi khai sinh, nhiều bài thơ của ông có lời đề tặng ở bên cạnh như Đi thuyền tặng Khái Hưng, Đây mùa thu tới tặng Nhất Linh, Vô biên tặng Hoàng Đạo thì trong công trình mà ông đích thân tham gia chuẩn bị là Tuyển tập Xuân Diệu ở trên vừa nói, những dây mơ rễ má đó, được ông xóa sạch.
…Sợ liên luỵ vì những người bạn cũ, trong các tài liệu chính thức, chẳng hạn, tiểu sử bản thân, đề ở đầu Tuyển tập Xuân Diệu (mà đọc kỹ thấy đúng giọng ông, tức do ông tự tay viết ra), nhà thơ giấu biệt chuyện mình từng là một thành viên của Tự Lực.
Và có lẽ chịu sự chi phối của ông - những lời năn nỉ thiết tha - nên các tài liệu nghiên cứu về ông, các giáo trình đại học viết về văn học trước 1945, hoặc trong Từ điển văn học in ra 1984, chuyện này cũng được lờ đi hoàn toàn.
…Đúng là Xuân Diệu chưa kịp viết hồi ký. Nhưng giá có viết nữa, thì chắc ông không định viết tiểu sử như ông có thực, mà sẽ chỉ viết tiểu sử của ông như nó nên có, như ông muốn bạn đọc biết.
Thậm chí đây đó còn có thể nói trong việc tìm cách đưa mình vào vĩnh cửu Xuân Diệu có lúc đã đi sát tới cái chỗ như là... đẽo gọt đời mình cho vừa với lịch sử nữa. Ông sẵn sàng giấu diếm một đôi điều, nếu điều ấy không có lợi cho tên tuổi ông, uy tín ông trong tương lai”.
*
Với “Người tài tử, lãng tử” Nguyễn Tuân, Vương Trí Nhàn đã có cái nhìn thấu đáo. Trước hết là Vương Trí Nhàn đã quan niệm đúng : người tài tử, lãng tử là những người có tư cách, không chịu cúi luồn, khinh bạc, ham chơi. Có điều, cách chơi của họ rất khác đời. Sự say sưa khi cầm trên tay quân bài lá bạc, hoặc chén rượu ngon, đối với họ, không phải là mục đích cuối cùng. Giữa một xã hội phong kiến cào bằng nhân cách, trói buộc người ta trong những quy ước tẻ nhạt, cách chơi của những bậc tài tử này là lối chơi của kẻ thạo đời, đã đọc đủ sách thánh hiền nhưng vẫn chán, đành lấy việc chơi đùa để khẳng định chỗ hơn người và cả khát vọng tự do của mình. Và con người tài tử, lãng tử ở Nguyễn Tuân đã được Vương Trí Nhàn cắt nghĩa rõ ràng:
“Sở dĩ Nguyễn Tuân có thể diễn tả thành thục người và cảnh Vang bóng một thời, bởi xét trên nhiều phương diện, ông vốn là một tài tử nhà nòi, đã sống thật chín, thật kỹ cái nếp sống phong kiến trái mùa kia, tức bản thân ông là một kiểu người vang bóng. Thận trọng và tinh tế, hay nghĩ về đời nhưng lại khinh bạc quay mặt đi vì biết không làm sao xoay chuyển được cuộc đời, ham tìm những cái đẹp tao nhã, sẵn sàng bạn bầu cùng một ánh trăng suông, một nhành hoa lạ..., những đặc tính ấy của Nguyễn Tuân thật ra là một sự thừa kế có phần tự nguyện nhưng cũng có phần bất đắc dĩ từ nhiều bậc tiến bối. Ông sống trong những cung cách sống xưa một cách tự nhiên, cứ để cho nó tha hồ “hành” mình và tự nó ngấm vào mình lúc nào không biết. Vào cái thời mà Nguyễn Tuân lớn lên, những năm ba mươi bốn mươi của thế kỷ này, loại người giữ được cái chất tài tử ấy đi dần đến chỗ tuyệt chủng, nhưng chính vì thế, còn rơi rớt lại ở người nào đó, nó càng bền chắc và nhiều khi phô ra cái vẻ khá sặc sỡ.
Nguyễn Tuân |
Nếu có một thứ nghề sống, nghề làm người như cách nói của nhà văn ý Pavese (2) thì Nguyễn Tuân trước đây quả thực đã là một tay nghề có hạng, với nghĩa tốt đẹp của chữ “có nghề” này.
Giữa một cuộc sống trần tục xô bồ, trước sau ông vẫn là một nhà văn xem trọng sự thiêng liêng nghề nghiệp và sống với nó thành kính thật sự.
Nhìn lại cả đời văn Nguyễn Tuân, chúng ta thấy gì? Chúng ta nghĩ đến sự công bằng. Ai đối xử với nghề nghiệp ra sao, sẽ được nghề nghiệp đối xử lại như vậy. Cố nhiên, rộng hơn câu chuyện tác phẩm còn có câu chuyện về chính con người đã tạo ra các tác phẩm này nữa. Trong sự độc đáo của mình, cuộc đời Nguyễn Tuân có hấp dẫn chúng ta, nhưng suy cho cùng, đó không phải là lối nêu gương để chung quanh bắt chước. Không, Nguyễn Tuân không thể làm thế. Với tất cả cái hay cái dở, cái tài cái tật vốn có, lời kêu gọi của ông giản dị hơn: Mỗi người hãy sống đúng với bản sắc của mình.
Thật vậy, sau khi nói rằng sự làm người là nghiêm chỉnh, rằng chúng ta phải sống đúng sống tốt, như cái phần lương tri trong chúng ta vẫn yêu cầu, cuộc đời Nguyễn Tuân như còn muốn nhắn nhủ thêm một điều này nữa: muốn hay không muốn mỗi chúng ta đều là một thực thể đơn nhất, riêng biệt, không giống một ai khác và không ai thay thế nổi. Khi điều đó không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai mà là một cái gì tất yếu “không thể sửa chữa” thì tại sao chúng ta không tạm bằng lòng với mình, yên tâm là mình, nó là điều để ta tự vệ tức tránh bớt được những dằn vặt vô ích, mà biết đâu đó chẳng phải là một cách giúp ta để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng đồng loại và do đó trở nên có ích hơn hết?”.
…Nhà văn như kẻ đi đường không bao giờ mệt mỏi. Nhưng chữ đi ở Nguyễn Tuân vốn không chỉ bó hẹp vào sự di chuyển trong không gian mà có nghĩa rất rộng: “Ngay cả lúc anh đăm đăm ngồi trước trang giấy trắng lạnh phau giữa phòng văn, anh cũng vẫn là một con người đang đi. Đi vào cái đêm làm việc của mình. Đi cho đến chỗ tận cùng của đêm mình”. Cái dạng đi này của Nguyễn Tuân còn ít được nói tới, nhưng thật ra, chính nó lại là khía cạnh quan trọng bậc nhất trong con người Nguyễn Tuân mà những người yêu mến văn ông cần biết.
Có lẽ cũng cần dẫn lại đây bức chân dung Nguyễn Tuân bằng thơ của Xuân Sách để bổ sung cho bài viết của Vương Trí Nhàn (Lấy trong bài Xuân Sách hay là một đặc sản văn chương):
Một mắt lư đồng một mắt cua
Chém treo ngành toàn chém a dua
Hà Nội đánh Mỹ giỏi, thua bác
Cả đời ăn phở chẳng cần mua...
*
Chân dung Tế Hanh được lấy từ tên một bài thơ trong tập thơ đầu “Nghẹn ngào”, cũng là bài thơ được Hoài Thanh chọn giới thiệu Tế Hanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam: Tế Hanh, Lời con đường quê. Phải nói ngay rằng, đây là một chân dung có vẻ đẹp toàn bích và cảm động nhất trong Cây bút, đời người. Xin trích lại ra đây những đoạn, những câu mà tôi cho là đạt nhất, nói được nhiều về Tế Hanh nhất:
…Hình như con người này không có thói quen phải đối diện với cả một đám đông cử tọa. Có mặt giữa mọi người mà ông vẫn mải mê chạy theo những ý nghĩ của mình, đầu óc để tận đâu đâu, chỉ thỉnh thoảng chợt nhớ ra một điều gì đó ông vỗ vai thầm thě vào tai người ngồi cạnh, rồi lại ngơ ngác suy nghĩ tiếp, hoặc xách túi lẳng lặng chia tay anh em trước. Chắc chắn đó không phải là người của những cuộc đối thoại say sưa! Mà trước tiên, đó càng không phải là người của những ý tưởng nồng nhiệt, nói ra có thể làm đảo lộn đầu óc, hoặc gây ấn tượng thật đậm với những người chung quanh! Thành thử ngay khi Tế Hanh ngồi giữa đám đông, người ta vẫn thấy ở ông nhu cầu trao đổi trò chuyện một hai câu với một người nào đó thật ra là một biến tướng của nhu cầu độc thoại, kết quả sự đắm chìm triền miên của ông vào bản thân mình ngay giữa cuộc sống hàng ngày.
Tế Hanh |
…“Chất Tế Hanh” là những nhẹ nhõm “nỗi vui nỗi khổ đều qua vội vàng”, những lơ mơ bất định “thân buông theo gió hồn theo mộng”, từ đó, là những lửng lơ, ngơ ngẩn, những hành động vu vơ, và những dừng lại bất chợt.
- Những ngày buồn nhớ lại thấy vui vui
Những ngày vui sao bỗng thấy ngùi ngùi
hoặc:
- Tôi đi để mặc cỏ may
Hai bên bờ biếc ghim dày quần tôi
- Dừng chân trước một quả đồi
Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu
…Chế Lan Viên, trong lời bạt viết cho Tuyển tập Tế Hanh (1987) từng nói tới cái tạng riêng, cái gu riêng nó là nét độc đáo của Tế Hanh bên cạnh các nhà thơ khác:
“ Dù anh viết khá hay về biển, biển trong bão dữ, nghĩ đến anh tôi vẫn nghĩ đến cái êm đềm của những con sông. Chim anh viết hay, không phải chim hải âu mà là chim én. Anh có thể tả mùa hè rực rỡ nhưng hình như anh xúc động nhất mùa thu. Anh không tả giỏi mặt trời bằng tả vầng trăng (...) Mặt trời của anh khi nào chói quá thì anh kìm nó lại bằng một dòng sông hay những bóng cây xanh. Và cây xanh thì có lẽ anh yêu nó hơn, khi ở trong vườn (...) hơn là ở những khu rừng (...) Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào cả các trái hồng lẫn các trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó hì hục tìm thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh phúc”.
…Cái phong cách ở Tế Hanh không gắt lên như một Nguyễn Tuân trong văn xuôi, một Hàn Mặc Tử trong thơ, song vẫn là một phong cách tự nó đã hoàn chỉnh và ổn định.
…Trước sau, ông vẫn giữ nguyên cái tính cách ngơ ngơ ngác ngác và cái xúc động hồn nhiên kiểu học trò của mình - ít ra là ở bề ngoài.
…Về mặt chức vụ mà xét, trong nhiều năm, Tế Hanh từng là ủy viên Ban chấp hành hoặc Thường vụ Hội Nhà văn (như Ban thư ký về sau), từng mười năm liền phụ trách đối ngoại của Hội, từng có chân trong Ban phụ trách nhà xuất bản Văn học những năm nó còn thuộc về Hội. Nhưng ông đã dễ dàng thoát ra khỏi các ràng buộc đó để trở về vị trí một người lao động có nghề, một nhà thơ lấy sáng tác làm lẽ tồn tại.
… Song tôi cứ thấy trên đại thể thì Tế Hanh, đó vẫn là một người dễ chịu. Người giữ được cái cốt cách thi nhân. Người biết điều. Và người có khôn, thì cũng là khôn kín đáo.
…Điều này lại cũng thấy rõ cả trong sáng tác. Qua cách sống cách viết của Tế Hanh, có cảm tưởng là ông rất hiểu cái tạng mà một nhà thơ mang tên Tế Hanh mang sẵn trong mình, và ông có thể là không cố ý, nhưng thật ra đã làm mọi cách, để cái tạng ấy được bền chắc và độc đáo. Khả năng sống hoà hợp với mình, hơn nữa khả năng giữ mình thật là mình, chỉ là mình, đ�
Nguồn: Đỗ Văn Binh @ 19:26 30/11/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét