Nhà văn Vũ Bằng
|
36 bài Phê bình, Tiểu Luận của Đỗ Ngọc Thạch trên vanchuongviet.org - Trích: Vũ Bằng...
www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...
Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói trạng (truyện ngắn) ...
Tổng số tác phẩm: 133, trong đó có 36 PB, TL:
Đệ Nhất Danh Tác: Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (tiểu luận)
Đệ Nhị Danh Tác: Thủy Hử Truyện (tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Lê Đạt- 2(tiểu luận)
Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp (tiểu luận)
Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu (tiểu luận)
Mùa Mưa Đọc Lại Vũ Trung Tùy Bút (tiểu luận)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Nhà Văn Và Lịch Sử (phê bình)
Phê bình văn học - Tứ bề thọ địch (tiểu luận)
Sử Thánh Tư Mã Thiên Và Sử Ký 2 (tiểu luận)
Sartre Và Văn Học. 2 (tiểu luận)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 1 (tiểu luận)
Thái Vũ Và Tiểu Thuyết Lịch Sử. 2 (tiểu luận)
Thi Pháp Học – Lịch Sử Và Vấn Đề (tiểu luận)
Vũ Đình Liên - Ông Đồ Vẫn Ngồi Đấy (chân dung)
Vũ Bằng và Nghệ Thuật Viết Chân Dung Văn Học (tiểu luận)
Xuân Sách Và Thơ Chân Dung Nhà Văn (Bài 2) (tiểu luận)
Tiểu luận | |
Vũ Bằng và Nghệ Thuật Viết Chân Dung Văn Học | |
Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng sinh năm 1914, mất năm 1984, năm nay là 95 năm ngày sinh và 25 năm ngày mất của ông. Vũ Bằng là một mẫu nhà văn – nhà báo khá điển hình và độc đáo của làng văn, làng báo Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ hai mươi. Thắp một nén nhang tưởng nhớ đến ông, càng suy ngẫm về ông, về những tác phẩm của ông để lại ta càng phát hiện ra thêm nhiều bài học bổ ích…
Vũ Bằng quê gốc ở Hải Dương, mảnh đất vốn được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”. Sinh ra trong một gia đình Nho học nổi tiếng, Vũ Bằng đã đứng vững trên mảnh đất Việt giàu văn hiến để tiếp thu một cách sáng tạo những tinh hoa của văn hóa phương Tây trong “cuộc biến thiên vĩ đại” của lịch sử văn hóa dân tộc. Từ nhỏ đã theo học trường Albert Sarraut - một trường trung học của người Pháp nổi tiếng toàn Đông Dương thời đó, Vũ Bằng đã nhanh chóng tiếp cận văn hóa phương Tây và nghề viết báo – một nghề hoàn toàn mới lạ đối với trí thức Việt Nam hồi đó. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường – 16 tuổi – Vũ Bằng đã say mê viết văn, viết báo và đã là cộng tác viên thường xuyên của những tờ báo nổi tiếng lúc đó như tạp chí Hữu Thanh và nhật báo Trung Bắc Tân văn .Cũng thời gian này, Vũ Bằng đã trinh làng tập tùy bút châm biếm Lọ văn – được người đọc đương thời xếp ngang hàng với Essais cuả nhà văn Pháp Montaigne. Theo nhà báo Thượng Sĩ, người bạn chí cốt của Vũ Bằng thì tác phẩm của Vũ Bằng đã được in ra mới có khoảng hai chục cuốn gồm đủ các loại: tùy bút, phóng sự , truyện dài, truyện ngắn, dịch thuật, hồi ký, khảo luận. Nhưng tác phẩm của Vũ Bằng nếu được tuyển chọn, thu thập những cái đã đăng rải rác trên khắp các báo chí suốt gần nửa thế kỷ thì ít nhất cũng được khoảng một trăm cuốn nữa… Có thể nói, sức viết của Vũ Băng thật là lớn…
Kết thúc tập sách Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã có những lời thật tâm huyết, “thật là Vũ Bằng”: “Tôi biết rằng nếu một ngày kia, Trời xử phiên án cuối cùng, hỏi tôi nếu cho trở lại làm người thì sẽ làm gì, tôi cũng sẽ nói không cần suy nghĩ gì hết và chỉ trả lời một câu: Người mẹ nào sinh ra con lại chẳng muốn cho con sau này ăn nên làm ra, có vai có vế, nhưng mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ: nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo!”
*
Chỉ với hai cuốn sách Thương nhớ mười hai và Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã hoàn toàn chinh phục người đọc và khẳng định được vị trí độc đáo của mình trong làng văn, làng báo từ những năm ba mươi đến những năm bảy mươi. Có thể dẫn lại đây lời nhận xét của nhà báo Thượng Sỹ về cuốn “Bốn mươi năm nói láo” mà theo như nhiều nhà nghiên cứu vănhọc kỳ cựu thì đó là nhận xét khá chính xác:
“Với một lối diễn tả giản dị, thân mật, chan chứa tính cách trào lộng, Vũ Bằng đã phác lại thật độc đáo, thật linh động, những khuôn mặt của mấy thế hệ làm báo, những nhân vật nổi danh một thời, đã làm lịch sử, và đi vào lịch sử, hoặc chết đi, hoặc còn sống, hiện có mặt ở đây hay nơi khác. Những nhân vật này lần lượt xuất hiện mỗi người hiến cho độc giả một vài mẩu chuyện vui có, buồn có, nhưng thật mới lạ. Cho nên có thể nói, đọc “Bốn mươi năm nói láo” chẳng khác đọc lịch sử báo chí xứ này trong vòng già nửa thế kỷ 20”.
Đó chính là nói về biệt tài viết chân dung nhân vật của Vũ Bằng. Thể loại Chân dung văn học là hoàn toàn mới trong làng văn làng báo VN. Vì thế, có thể nói rằng, Vũ Bằng chính là một trong những người đi tiên phong trong thể loại chân dung văn học với những trang viết độc đáo về những nhà báo, nhà văn VN đầu thế kỷ như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phùng Tất Đắc, Ngô Tất Tố, Vũ Đình Long, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Thâm Tâm, Thanh Châu, Nguyễn Tuân, v.v...Trong bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến chân dung văn học Vũ Trọng Phụng – người bạn gần gũi của Vũ Bằng và cũng là nhà văn tài ba, độc đáo “độc nhất vô nhị” của làng báo, làng văn Việt Nam đầu thế kỷ hai mươi.
Những trang viết về “Vua phóng sự” Vũ Trong Phụng của Vũ Bằng có lẽ là bức chân dung sinh động và độc đáo nhất về Vũ Trọng Phụng: Dường như cả cuộc đời Vũ Trong Phụng dần dần hiện ra, từ lúc còn đi học, rồi làm báo, viết văn cho đến lúc chết! Nhiều lúc tôi cứ nghĩ, nếu như được tiêp xúc với Vũ Bằng lúc ông còn sống, tôi sẽ viết cuốn tiểu thuyết về “Ông Vua tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”> Song, rõ ràng là điều đó không xảy ra! Vậy chúng ta hãy đọc những nét phác họa về Vũ Trọng Phụng của Vũ Bằng: “Phụng và tôi là bạn học từ lớp dự bị trường Hàng Vôi. Ở trường này ra, tôi theo học Lycée Albert Sarraut, còn Phụng lúc được mười tám, mười chín tuổi đã phải đi làm thư ký cho nhà in IDEO, kiếm mỗi tháng mười hai đồng bạc để về nuôi bà và nuôi mẹ. Vì không đủ sống một phần, mà cũng vì thích viết văn, đọc báo phần khác, đến tối về nhà, anh viết truyện ngắn để bán cho tờ “Ngọ Báo” của Bùi Xuân Học và “Nông Công Thương” của ông Phạm Chân Hưng (thân phụ Phạm Huy Thông, tác giả cuốn thơ bất hủ “Tiếng địch sông Ô”). Những truyện ngắn đầu tay của Vũ Trọng Phụng là những truyện “bực thầy”. Bây giờ nhắc đến anh, ai cũng nhớ đến Số đỏ, Giông tố, Trúng số độc đắc, Dứt tình, hay những phóng sự như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, mà ít có ai nhớ rằng Vũ Trọng Phụng nổi tiếng một thời là vì những truyện ngắn như Chống nạng lên đường, Cái răng vàng và nhiều truyện khác nữa mà tôi không nhớ tên đề, trong đó có một truyện đăng báo Nông Công Thương, thuộc về loại hiện thực, tả một gia đình ở Hàng Bạc có mâyá cô con gái đứng trong mành mành nhìn trai ở ngoài đường và tối đến lại tụ họp gảy đàn xừ, xang, xê, líu, cộng”. Vũ Bằng đã chỉ rõ khả năng hư cấu vô biên, óc tưởng tượng mạnh mẽ phi thường của Vũ Trọng Phụng để có thể viết nên những thiên phóng sự độc nhất vô nhị: “Phụng có một cái tài đặc biệt là không hề biết đánh bạc là gì, mà tập phóng sự đầu tiên viết cho báo Nhựt Tân, anh dám đề cập đến vấn đề bạc bịp”…và “anh viết như một người đánh bạc thông thạo nhất”. “Cũng thế, đọc chuyện Số đỏ, ai cũng tưởng Phụng là một tay ăn chơi sành sỏi khét tiếng mà lại “đểu” là khác nữa, nhưng sự thật trái ngược hẳn: trong tất cả anh em quen biết, Phụng có lẽ là người “chân chỉ hạt bột” nhất. Tiêu pha hay chơi bời gì, anh tính toán từng đồng xu, không phải là vì kẹo, nhưng chính vì anh phải đưng mũi chịu sào lo cho cả nhà, trong đó có một bà nội góa và một bà mẹ góa, đồng thời lo sao để dành dụm được ít tiền lấy vợ, hầu có con nối dõi”. Và những dòng tả chân Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết như thế nào quả là chưa từng có trên văn đàn: “Vũ Trọng Phụng không bao giờ có thời giờ để viết quá mười trang giấy. Cứ gần đến ngày phải nạp bài cho Hà Nội báo – tiểu thuyết Giông tố bắt đầu viết từng kỳ trên báo này – Vũ Trọng Phụng lại ngồi ì ra một đống, hút thuốc lào và hỏi ầm lên có ai biết kỳ trước Giông tố đã viết đến đoạn nào rồi không. Chẳng ai trả lời cả, bởi vì chẳng có ai đọc Giông tố hết. Vũ Trọng Phụng chán đời hết sức, đành phải đi tìm Hà Nội báo để đọc xem mình đã viết đến câu gì, bấy giờ mới phủ phục xuống giường như con voi viết tiếp, mắt hiếng hẳn đi mà lưỡi thì lè ra như lưỡi con thằn lằn, có khi vừa viết vừa chửi thề sao mình lai khổ đến thế này, cứ phải viết mới có tiền sanh sống. Bây giờ Phụng đã ra người thiên cổ; nhắc đến anh, người ta thường kể lại một câu nói của anh: “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bí tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này!”. Vũ Trọng Phụng sống nghèo khổ như vậy nhưng khi tiếp xúc với người ngoài cuộc sống xã hội thì lại có dáng vẻ ung dung, khoan thai , Đây là đoạn nói về phong thái Vũ Trọng Phụng:
“Về sau này, Vũ Trọng Phụng mòn mỏi đi, một phần lớn cũng là vì thức đêm thức hôm để viết cho nhiều báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Tiểu thuyết thứ năm, Hà Nội tân văn, lấy tiền, nhưng cuộc sống của anh ở bên ngoài đối với những người lạ, không có vẻ gì vất vả; trái lại, anh lại ra cái dáng nhàn nhã, ung dung là khác. Dù bận rộn viết lách đến mấy đi nữa, tuần nào anh cũng đọc hàng chục tờ báo Pháp để học thêm. Trong anh em, có thể nói anh là người hiểu rõ tinh thần của giọng văn “Canard Enchainé” nhất, mà anh cũng am hiểu nhất chính trị ở nước Pháp và thế giới lúc bấy giờ”. Khái quát về con người – nhà văn Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng đã cho ta một nhà văn chuẩn mực, đa tài và tràn đầy nhân tính: “…Trong tất cả anh em, Phụng là người có thứ tự, phàm có tài liệu gì, hay, lạ thì cất đi, cho nên vào lúc một tuần báo ở Huế đả kích anh viết văn khiêu dâm, anh đã lên tiếng trả lời rất vững, kèm nhiều chưng cớ và tài liệu rất “búa” làm cho một linh mục phải nhận là anh có lý…Phụng sống một cuộc đời kín đáo, khiêm nhường, coi việc gì cũng là thường và không bao giờ tỏ ra ngạc nhiên hay lo sợ quá trớn. Không có tiền thì không tiêu, anh không hỏi vay của ai bao giờ mà cũng ít phàn nàn với ai rằng mình khổ. Đó là một đức tính làm cho anh em kính nể, nhưng anh em thương Phụng nhất về điểm dù khổ đến thế nào, Phụng cũng thủy chung như nhứt với anh em, cứ mỗi khi có báo dù biết trước là viết không có tiền, không nhiều thì ít, thế nào Phụng cũng có bài cộng tác với anh em, và lâu lâu Phụng lại đi hát với chúng tôi, nhậu nhẹt như ai và quấy cũng như ai!”
Đọc những đoạn văn Vũ Bằng khắc họa chân dung văn học Vũ Trọng Phụng trên đây, hẳn là chúng ta khó mà tìm ra một chân dung văn học khác hay hơn và một nhân vật của bức chân dung nào độc đáo mà lại chuẩn mực hơn ! Các nhà văn của chúng ta thời nay sẽ tìm được không ít bài học bổ ích cho mình!...
*
Vũ Bằng không chỉ đa tài, đa năng trong cái nghiệp “viết lách” mà ông còn là một nhà biên tập mẫu mực của làng báo, làng văn. Sự ảnh hưởng của ông đến độc giả và những nhà văn, nhà báo tương lai không chỉ bằng tác phẩm mà bằng cả phong cách làm việc của ông trong 40 mươi năm làm việc cho nhiều tờ báo. Ông có “con mắt xanh” - con mắt tinh đời và tấm lòng nhân hậu nên đã nhanh chóng phát hiện chính xác những khả năng còn mới đang nhú mầm và đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng nó. Nói dài về điều này e không hay nên chỉ có thể “tóm lại” bằng cách dẫn lại đây lời nói của nhà văn Lý Văn Sâm – một nhà văn “chuyên viết truyện đường rừng” nổi tiếng của làng văn Sài Gòn: “Nếu không có Vũ Bằng thì cũng không có nhà văn Lý Văn Sâm!”.
đầu năm 2009
| |
Đỗ Ngọc Thạch |
nguồn: vanchuongviet.org
Người mẫu - Thời trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét