1.ĐẢ LONG BÀO Chuyện xưa, có ông Vua nọ phạm tội phải bị đánh trăm gậy, Vua muốn làm gương cho thiên hạ, nói với Thừa tướng cứ theo phép nước mà làm. Thừa tướng không dám đánh vua, bèn nghĩ ra kế “Đả Long bào”, tức lấy Long bào của Vua ra sai lính đánh trăm gậy. Mọi người ai cũng khen Thừa tướng xử lý giỏi. Lần khác, Vua phạm vào tội đáng chém đầu, sai Thừa tướng cứ làm theo Luật pháp. Thừa tướng sai người làm một con Rồng bằng giấy bồi, sơn son thếp vàng đẹp hơn Rồng thật, rồi sai đao phủ chém đầu con Rồng đó, gọi là “Trảm thủ Rồng”. Ai cũng khen Thừa tướng tài giỏi, Vua thưởng cho tiền bạc, Lụa là không biết bao nhiêu mà kể. Xem chi tiết
|
|
|
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…”, biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi. Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi. Xem chi tiết
|
|
|
1. Giáo đầu Cứ tưởng cái đầu mình là “Của kho vô tận”, tôi thả phanh viết búa xua đủ các kiểu, bỗng một hôm ghé mắt nhìn vào cái “Kho” thấy trống trơn! Hốt hoảng, tôi thu dọn tất cả tài liệu, sách vở vào trong cái thùng giấy cứng (vốn là cái hộp giấy đựng tivi to tướng) rồi định đi “bụi đời” tìm cảm hứng! Ai dè vừa bước ra cửa, đụng ngay mấy người hàng xóm đang cãi lộn dữ dội, xem chừng muốn chuyển qua đánh lộn! Nhớ lời mẹ dặn lúc còn nhỏ rằng, thấy đám cãi lộn, đánh lộn là phải tránh xa, tôi vội quay trở lại, trèo lên gác… ngồi Thiền! Xem chi tiết
|
|
|
1. Ngày…tháng …năm Hôm nay mình phải đưa ra một quyết định quan trọng: Đi hay ở? Mình vụt nhớ đến một câu thơ rất hay khi thể hiện tâm trạng này, được ghi trong sổ nhật ký của mẹ: “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?” Mẹ ơi, phải chi mẹ đừng bỏ chúng con mà đi theo người đàn ông ấy, mà sao mẹ đi xa thế, tận Paris, cho dù đó là “Thủ đô ánh sáng” cũng không thể thu hút mẹ mãnh liệt như vậy? Xem chi tiết
|
|
|
I. TUỒNG VÀ CHÈO 1. Tuồng và Chèo là hai loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Tuồng thiên về Dương tính: thể hiện tính Bi hùng của cuộc sống là sở trường của Tuồng. Chèo thiên về Âm tính: thể hiện tính Nhân bản của cuộc sống là sở trường của Chèo. Trải qua bao cơn biến thiên, tưởng như có lúc Tuồng bị xếp vào Kho Lưu trữ của Bảo Tàng Sân khấu, chèo bị đuổi về góc chiếu nơi sân đình thôn quê!...Nhưng, những người say đắm, tâm huyết với Tuồng và Chèo không hề suy giảm, công chúng sân khấu không phải đã hoàn toàn lạnh nhạt với Tuồng và Chèo. Và, như là một tất yếu, các Nhà Hát Tuồng và Nhà Hát Chèo vẫn rực rỡ ánh đèn, dù chỉ có một vài khán giả vẫn diễn!... Xem chi tiết
|
|
|
Truyện thứ nhất: BĂNG NHÂN Trần Mai trở thành Băng nhân (*) chuyên nghiệp sau một lần làm mai mối bất đắc dĩ nhưng đã đạt kết quả rất mỹ mãn. Đó là vào những ngày hòa bình đầu tiên của đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh khốc liệt. Anh lính Trần Mai từ Miền Nam giải ngũ về nhà với đôi chân không còn nguyên vẹn. Vì thế, gia đình cô Đào cương quyết không cho anh cưới cô Đào như đã ước hẹn, mặc dù cô Đào vẫn sẵn lòng chấp nhận dù Trần Mai đã bị mất một chân. Trần Mai nghĩ mãi không ra cách để thuyết phục cha mẹ cô Đào thì anh lại phải lo chữa chạy cho cả song thân, bởi cha mẹ Trần Mai lo nghĩ chuyện lấy vợ cho con mà bế tắc nên cùng buồn phiền sầu não mà thành bệnh. Xem chi tiết
|
|
|
Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó. Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do: phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Xem chi tiết
|
|
|
Tôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học lại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy… Xem chi tiết
|
|
|
BẠN HỌC LỚP BỐN 1.Mười năm học ở trường phổ thông, tôi đã chuyển lớp tới 11 lần, nếu tính tên trường thì là Mười trường, phải nói đó là con số kỷ lục về cái sự chuyển trường! Lý do đơn giản là do bố tôi thuyên chuyển công tác, từ tỉnh này sang tỉnh khác (sau này ra đời làm việc, tôi cũng làm việc ở rất nhiều cơ quan, không biết có phải đó là di truyền không?). Việc chuyển trường nhiều như vậy khiến cho tôi có rất nhiều bạn học và có một điều kỳ lạ là cứ mỗi năm vào mùa hoa phượng nở, thật ngẫu nhiên, tôi gặp một, hai bạn học cũ, và lẽ đương nhiên là tôi được sống lại tuổi học trò!...Truyện ngắn này viết về việc gặp lại bạn học lớp Bốn! Xem chi tiết
|
|
|
CHUYỆN CỦA NHÀ ĐỊA CHẤT
1. Tôi có anh bạn học cùng phổ thông, tên là Đông, sau học trường mỏ địa chất, ra trường được phân công về một đoàn Địa Chất chuyên đi thăm dò mỏ! Sau gần chục năm mới gặp lại nhau, lại ở nơi rừng xanh núi bạc, tình cảm thật xúc động muôn phần. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng Đông nói: “Vậy là tao với mày cùng nghề rồi nhé!” Tôi ngạc nhiên định hỏi lại tại sao lại nói vậy thì Đông như đọc được ý nghĩ của tôi, cười nói: “Mày đi sưu tầm văn học dân gian thì có khác gì chúng tao đi tìm mỏ...
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét