Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Chỉnh và Vua Lê - Đỗ Ngọc Thạch

http://thuvien247.net/hinhanh1-7840.jpg
CHỈNH VÀ VUA LÊ
Truyện ngắn  của  Đỗ Ngọc Thạch
Sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh(1) “dẫn đường” cho quân Tây Sơn ra Bắc “Phò Lê, diệt Trịnh”, rồi mai mối cho Nguyễn Huệ cưới công chúa Ngọc Hân (*)…,người Bắc Hà cho là Chỉnh “cõng rắn cắn gà nhà”, oán Chỉnh thấu đến xương tuỷ. Đến lúc anh em Tây Sơn bỏ rơi Chỉnh, Chỉnh lật đật chạy theo vào đến Nghệ An, người cả một xứ ai cũng muốn giết Chỉnh cho hả dạ. Song lại có chuyện chúa Trịnh là Trịnh Bồng muốn lật vua Lê Chiêu Thống, đem quân bao vây cung vua! Vua Lê không biết nhờ cậy ai “cứu giá” ngoài Chỉnh. Được vua Lê có chỉ vời, Chỉnh bèn lấy việc dấy quân ra bảo vệ nhà vua mà thoát khỏi tai nạn. Rồi Chỉnh lại được nhà vua mở lòng tin dùng, phong tước Quận công – gọi là Bằng Quận công, cho nên mọi người trong ngoài chỉ dám oán mà không dám nói gì Chỉnh. Chỉnh mượn “Chiếu chỉ” nhà vua để sai khiến cả nước, tự tiện làm oai làm phúc, luôn luôn đem quân đi trừ khử những người muốn làm hại mình: bắt Trọng Tế, giết Phùng Cơ, đem quân đuổi đánh Án đô vương Trịnh Bồng, làm cho vương phải chạy trốn khắp nơi, không dám về kinh.


Việc Chỉnh làm phần nhiều là càn bậy, nhưng đụng đâu là thắng đấy, nên chẳng ai biết làm thế nào. Vì thế, Chỉnh càng ngày càng làm lắm điều bạo ngược, Chỉnh tự cho rằng người đời chẳng ai bằng mình. Thậm chí Chỉnh coi nhà vua như đứa trẻ con, khi bảo làm thế này, khi bảo làm thế kia, không còn kiêng sợ gì cả. Bụng Chỉnh còn e dè, chỉ một Bắc bình vương Nguyễn Huệ mà thôi. Chỉnh thường nói riêng với người thân tín rằng:
-Bắc bình vương là người anh hùng hào kiệt ở miền Nam ta cũng không thua. Hắn quỷ quyệt hơn ta, nhưng ta khôn ngoan hơn hắn. Năm trước ta từng cộng sự với hắn, nên ngày nay hãy nhường hắn một nước cờ, đợi khi trong nước tạm yên, ta sẽ chuyên tâm lo việc phương Nam. Lúc đó ta có thể tập hợp binh mã, cùng hắn giao phong trong một trận lớn lao. Đã trừ khử được vật ngăn trở rồi, thì từ dải đèo Ngang trở về Nam, lại là bờ cõi của nước nhà. Nay Trần bình chương(**) vào Nam bàn việc bờ cõi, dù bất đắc dĩ mà phải nhường đất Nghệ An cho họ, thì cũng như cái mưu khôn xưa nước Tấn đem ngọc bích và ngựa tốt dâng biếu cho nước Ngu, Hán Cao tổ đem đất Quan Trung nhường cho Hạng Vũ đấy thôi!(***). Điều đó người thường không thể biết được!


Vì thế, đối với việc Nghệ An, Chỉnh mới dùng lễ vật nhiều, lời nói ngọt, mong sao cho được vô sự; lại đem hết những điều giấu kín trong lòng mà dặn dò Trần Công Xán. Chỉnh cho rằng chuyến đi ấy thế nào cũng dẹp yên được việc binh đao, nên không còn để ý đến việc quân và việc bờ cõi nữa. Không ngờ rằng Bắc bình vương có ý định bắt Chỉnh đã lâu, nhưng cơ mưu giấu kín quá nên Chỉnh không biết. Hoặc có người nhắc đến việc biên cương thì Chỉnh cũng xem thường, cho là kẻ hiếu sự đoán mò hay cho là tin đồn nhảm ngoài đường sá mà thôi. Tới lúc sứ bộ Trần  Công Xán chết đắm ở biển, nhiều người trong triều bảo đó là do Bắc bình vương sợ lộ việc tranh chấp ở miền Nam mà giết ngầm đi, khi nội biến đã yên, thế nào họ cũng sẽ mưu đồ đánh ta; Chỉnh cũng vẫn không cho là phải...


 Sau khi Bắc bình vương đã hoà với vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc, liền trở về Phú Xuân mở đại hội các tướng mà bảo họ rằng: "Nguyễn Hữu Chỉnh là người đã chết, ta lại vẽ mặt vẽ mày cho. Nay hắn bay nhảy ở Bắc Hà, phò vua Lê để sai khiến cả nước. Đã không lo đền đáp ơn ta mà còn định cắn lại, mưu đồ giành đất Nghệ An, đặt làm một trấn quan trọng, để bắt chước việc chúa Trịnh xâm lấn phương Nam ngày xưa. Thằng giặc ấy thật đáng giết. Không biết hắn đã sắp sẵn được bao nhiêu binh mã, có thể đánh nhau với ta được một trận hay không?".


Tức thì, Bắc bình vương choVõ Văn Nhậm(2) lĩnh ấn tiết chế, bọn Ngô Văn Sở(3), Phan Văn Lân và các tướng đều phải ở dưới quyền. Khi sắp đặt đã xong, Bắc bình vương hạ lệnh giục họ tiến quân ra Bắc. Bấy giờ đúng vào tháng mười một mùa đông năm Đinh Tị (1787).


*
Khi Văn Nhậm kéo quân qua Thổ Sơn, trấn thủ Thanh Hoa là Lê Duật không dám chống cự, rút quân lui giữ Trinh Giang (sông Trinh Giang thuộc xã Trinh Sơn, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá), rồi cho người phi ngựa về kinh cáo cấp. Tin cáo cấp một ngày đến chín lần, làm cho kinh thành nhao lên, nhân tình tan rã, vội vàng mang xách, bồng bế nhau ra ngoài thành để trốn tránh: phố phường đều đóng cửa thôi buôn bán đường sá cũng ít người đi lại, trong chốn đài sảnh chỉ còn người có chức vụ ở lại mà thôi.


Vua Lê sai các quan cùng họp ở dinh của Chỉnh để bàn cách đánh giữ. Chỉnh nói:
- Đời nhà Tấn, khi quân nhà Tần ập đến bờ cõi, Tạ An vẫn cười nói như thường; đời Tống, khi quân Khiết Đan vào sâu trong nước, Khấu Chuẩn (4) vẫn điềm nhiên như không. Các vị đại thần, cần phải trấn tĩnh, không nên tự mình bối rối trước, chỉ tổ làm cho lung lay lòng người. Chức trách của Lê Duật là giữ đất đai, thấy giặc đến không thể không báo cáo, nhưng y cũng là một tay tướng giỏi. Võ Văn Nhậm vị tất đã dễ dàng nuốt sống được y. Vả chăng, sông Trinh Giang, sông Thanh Quyết (sông Thanh Quyết tức khúc sông Đáy thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình) sông sâu nước lạnh, dù có thiên binh vạn mã chưa dễ đã vượt qua được một cách yên ổn. Công việc đánh hay giữ, đã có định cục, làm gì mà phải luống cuống.


Quan phó đô ngự sử là Nguyễn Đình Giản nói:
- Thanh Hoa là đất "thang mộc", lăng tẩm mấy triều đều ở đấy. Nay người Tây Sơn tới đánh, cả vùng Tĩnh Gia đã bị chiếm mất, còn các vùng Thiệu Thiên, Hà Trung đều thành chiến trường, xã tắc nguy như treo trên sợi tóc. Ông làm vị quan đầu triều, binh quyền ở trong tay, định cục thế nào, thử nói ra cho rõ ràng, để chúng tôi đều đem hết ý kiến nông cạn, cùng ông lo liệu. Việc thiên hạ không phải là chuyện riêng một nhà, sao không nói cho mọi người đều biết? Ngày xưa người Nguyên cười người Tống rằng: "Đợi khi chúng bay bàn bạc ổn thoả thì ta đã qua sông rồi". Nay không lo liệu cho sớm, chờ khi quân giặc đã đến ô Cầu Dền thì giả sử Tạ An, Khấu Chuẩn có sống lại, họ cũng không thể trấn tĩnh được!


Ninh Tốn và Nguyễn Bá Lan cũng đều nói:
- Quan ngự sử nói rất đúng.
Ngày thường Chỉnh quen dùng miệng lưỡi để lấn át người ta, người ta cũng sợ khí thế của y, nên không dám tranh cãi lại. Nhưng lúc ấy, tin tức về quân địch gấp rút đưa đến, trong bụng rối beng, lại bị Giản bẻ, nên Chỉnh chưa biết trả lời ra sao. Quan bình chương Phan Lê Phiên nói:
- Không cần nói nhiều, quân giặc đến chỉ có đánh mà thôi. Bộ hạ của ông, người nào có thể làm tướng, xin tâu với hoàng thượng cho làm tướng; toà Xu mật sẽ cấp binh bài, toà Độ chi sẽ cấp lương thực, ngày nay vào bái mạng, rồi tức tốc lên đường, không thể chậm trễ!
Chỉnh nói:
- Ý tôi cũng vậy, nói trấn tĩnh là nghĩa như thế!
Chỉnh liền tâu vua cho Nguyễn Như Thái làm thống lĩnh, Ninh Tốn làm tham tán quân vụ, đem quân cùng họp với Duật, chống địch ở trấn Thanh Hoa.


Lại nói, Duật đóng quân ở Trinh Giang, Nhậm bèn sai người đến báo rằng:
- Ngày mai đại quân qua sông, ngươi dám đánh nhau thì bày trận chờ đợi. Nếu không có thể đánh nhau thì mau mau tới đầu hàng.
Lúc đó Nhậm đóng quân ở phía nam Trinh Giang, trước tiên sai Ngô Văn Sở đem quân men theo chân núi đi về phía tây, cất lẻn qua sông Tất Mã, đánh úp phía sau quân Duật. Duật không hề biết, tối hôm ấy rút quân chạy cả đêm; hôm sau tới Cao Lũng, đã thấy quân Sở ở đấy, quân Duật sợ hãi, chạy tan tác ra tứ phía. Duật bị quân Sở giết chết. Khí giới, lương thực, hết thảy đều bị địch thu lượm.
Quân Nguyễn Như Thái đi đến Châu Cầu (nay là thị xă Phủ Lý, Hà Nam), nghe tin Duật đã thua và chết, vội gọi Ninh Tốn cùng bàn. Tốn nói:
- Binh pháp dạy rằng: "Tranh được núi thì thắng, giữ chỗ hiểm thì vững". Giữa Thanh Hoa nội và Thanh Hoa ngoại có dãy núi Tam Điệp ngăn cách, ấy là chỗ trời đất gặp nhau, rất là hiểm yếu. Ta nên tiến quân gấp để giữ lấy, chớ để quân giặc chiếm trước. Được như vậy thì từ Trường Yên về bắc còn là của mình. Nếu núi Tam Điệp mà mất, thì lộ Nam Sơn thênh thang với những cánh đồng bằng phẳng rộng rãi, e khó tranh nhau với giặc, việc nước sẽ nguy khốn!


Thái cho là phải, lập tức chỉnh đốn quân ngũ, đang đêm gấp rút tiến quân. Mờ sáng, quân Thái qua sông Giản Khẩu thì nghe tin quân Tây Sơn của Nhậm đã vượt qua núi Tam Điệp, Phan Văn Lân đã đem quân đóng ở Hàm Mai, cách đấy chỉ có vài dặm. Thái vỗ ngực kêu to mấy tiếng, rồi đem quân bày trận trên bờ sông Giản để chờ địch.


Quân Tây Sơn đến, chia hai ngả đánh kẹp vào. Quân Thái lẻ loi không có quân cứu viện, cố sức đánh nhau từ sáng đến trưa, tên đạn đều hết sạch. Bọn lính ở đằng trước trở giáo hàng địch. Thái biết thế không thể chống nổi, bèn cùng vài chục người bộ thuộc, phi ngựa chạy về phía bắc. Quân địch đuổi theo, bắn chết hết. Ninh Tốn chạy trốn vào nhà dân, được thoát nạn.
Văn Nhậm toàn thắng, tức thì dẫn quân tiến lên.


Chỉnh đang ăn thì tin báo đến nơi, luống cuống vứt đũa, chạy vội vào nhà, gọi Hữu Du và bảo:
- Chiến tướng của ta chỉ có bốn người. Thái và Duật chẳng may chết rồi. Tuyển ở Sơn Nam,

Thước ở Kinh Bắc, gọi về không kịp. Tình thế gấp rút ta phải tự ra cầm quân. Con nên sắp đủ binh lính, lương thực, cùng đi với ta. Cha, con cùng dốc sức mới có thể nên việc được.
Du nói:
- Sách có câu "Thờ cha phải hết sức, thờ vua phải liều mình". Con xin đi trước, đánh với giặc một trận lớn, không dám để cho vua và cha phải lo. Cha cứ đi thong thả mà đốc thúc việc chiến trận, con sẽ lấy đầu thằng Võ Văn Nhậm đem về cho cha xem.


Chỉnh nghe Du nói vậy thì vững tâm đôi chút, rồi Chỉnh tự mình vào cung điện tâu xin xuất quân.
Vua bèn ngự ra điện Cần Chánh, truyền chỉ ban tiết việt (5) cho Chỉnh và dụ rằng:
- Trẫm dựa vào ông như dựa bức trường thành. Chuyến đi này quan hệ đến sự an nguy của nhà nước. Nhất thiết chớ có khinh giặc đánh tràn, phải tuỳ cơ mà làm, mau đưa tin thắng trận về để yên lòng trẫm!
Chỉnh tâu:
- Thần đã biết rõ tình hình của giặc. Võ Văn Nhậm mạnh mà không có mưu khôn, làm tỳ tướng thì dư sức, mà làm chủ tướng thì không đủ tài. Ngày thường hắn vẫn sợ thần, nay thấy thần đến, chắc là không dám chống chọi. Thần chỉ lấy khí thế mà đè nén, không cần phải đánh cũng thắng. Chuyến đi này, không quá năm ngày, sẽ có thư trạm tâu tin thắng trận, xin bệ hạ chớ lo!


Tâu xong, Chỉnh bái từ mà ra. Vua Lê thân hành tiễn đến ngoài cửa Đoan môn, rồi sai các hoàng thân và trăm quan tiễn đưa ra ngoài kinh thành.
Chỉnh đem quân đến trạm Hoàng Mai, sai Hữu Du lĩnh các đội quân của cơ Ngũ nhuệ đi trước.
Du đi đến sông Thanh Quyết, liền đắp luỹ đất chạy theo bờ sông, chia đồn mà cố thủ.


Lúc bấy giờ, khí trời rét buốt, quân lính của Du đêm ngủ giữa trời, túm năm tụm ba đốt củi để sưởi. Quân đi tuần của địch trông vào ánh lửa, thấy rõ tất cả, bèn về báo với Văn Nhậm.
Nhậm cho quân cưỡi bè, sang thẳng bãi sông, ngầm bắn xuyên qua các khe hở trên bờ luỹ, nhắm chỗ có lửa làm đích, bắn phát nào trúng phát ấy. Quân ở trong luỹ hoảng sợ, bối rối, tự nhiên tan vỡ, Du rút quân về giữ Châu Cầu. Quân sĩ mười phần chỉ còn hai ba, không dám đón đánh, cũng không dám chạy về, phải vừa lui vừa dừng để đợi hậu quân .


Lại nói, Chỉnh đem quân đến trạm Bình Vọng , thì dừng lại nghỉ. Chợt gió nam thổi vù vù, có đám mây đen bay từ hướng tây nam đến. Chỉnh ngồi trong kiệu, giở sách bói ra xem, vừa gặp một quẻ, có lời đoán rằng: "Nước có giặc lớn, nguyên nhung thua trận". Chỉnh tỏ ý buồn rầu, đang lúc trầm ngâm nghĩ ngợi, thình lình lại có đàn ong rừng vo vo bay đến, đua nhau đốt vào cổ Chỉnh. Chỉnh giật mình ngã xuống, sực nghĩ toàn là điềm gở, chần chừ không muốn tiến quân.
Chốc lát, thấy quân bại trận của Du tan tác chạy về nói:
- Quân ta đã vỡ, quân giặc đuổi theo sắp sửa đến nơi!


Chỉnh nghe nói, cả sợ, tiến thoái lưỡng nan. Tướng sĩ, bộ hạ cũng đều hoảng sợ, đua nhau nói: "Thế giặc rất mạnh, chưa thể giao tranh với chúng được. Kinh thành ít quân, khó mà giữ nổi. Chi bằng rút quân về, lui giữ đất Kinh Bắc, chặn ngang sông Nhĩ Hà cho vững; rồi sau sẽ từ từ tính chước công thủ ". Chỉnh nghe theo.


Lát sau, Hữu Du đến, Chỉnh kéo quân tức tốc về kinh. Xẩm tối, vừa về tới thành, Chỉnh liền bảo quan tham tri chính sự là Nguyễn Khuê vào tâu với vua, xin đến ngày mai, xa giá đi sang Kinh Bắc. Rồi Chỉnh vào thẳng lượng phủ là chỗ mình ở, sắp xếp hành trang, sai người hộ vệ vợ con gia thuộc sang sông trước.


Lính Kim ngô biết chuyện, vội vàng vào điện tâu với vua rằng: "Gia quyến ông Bằng đi rồi!"
Vua Lê lật đật chạy đến dinh của Chỉnh. Lúc bấy giờ Chỉnh đang ở trước sân, dặn dò những người ra đi. Vua cầm lấy tay Chỉnh mà hỏi:
- Sự thể đã đến thế này thì làm thế nào?
Chỉnh thấy vua, thẹn thùng, run sợ, bèn lạy mà thưa rằng:
- Bệ hạ giao nước cho thần, thần không xứng đáng với chức vị, làm lầm lỡ việc nước, tội ấy không dám chối cãi: hai mặt tây nam kinh sư, không còn có gì để nương tựa, thành trì cũng chưa đào đắp, chỉ có cửa ô mà thôi. Quân giặc thừa thắng tiến mãi, không có thành luỹ nào ngăn cản; đánh thì không được, giữ cũng không xong, lấy gì để bảo đảm cho được toàn vẹn? Nay bệ hạ hãy nên đi lên mạn bắc, để lo tính công việc sau này. Quân giặc từ xa đến đã mệt nhọc, lại bị sông lớn ngăn trở, thế nào cũng không dám đuổi theo. Trong khoảng mười ngày, ta được thư thả, rồi sẽ lo tính khôi phục, há lại không có cơ hội tốt? Bệ hạ hãy về cung, tâu với hoàng thái hậu, xin đưa từ giá (6) đi trước, thần sẽ thân đem lính và voi đợi ở bến sông.


Vua lập tức đi bộ về cung. Trên đường, đã thấy dân chúng dắt díu nhau cùng chạy. Bọn trộm cướp thừa cơ lộng hành, tiếng kêu khóc râm ran. Có kẻ giữ lấy vua, sờ nắn trong lưng không có gì, mới tha cho đi. Vua vội vàng đi về phía cửa Chu Tước, rồi vào cửa Tả Khúc. Vừa tới nơi đã nghe thái hậu và các phi tần tìm nhà vua không thấy, đang gọi luôn miệng: "Thừa dư (7) ở đâu?". Vua vội trả lời: "ở đây! ở đây!". Rồi nhà vua lập tức gọi lính thị vệ, nhưng chỉ được mười bảy, mười tám người, còn thì đều lẩn trốn không đến. Vua vội vàng sai lấy võng đòn tre cáng thái hậu và nguyên tử (8) đi. Các tôn thất và phi tần đều phải đi bộ. Những đồ ngự dụng chỉ khênh đi được bốn hòm, còn bao nhiêu đều bỏ lại trong điện. Những đồ riêng tây cùng quần áo quý báu của bọn thị vệ, cũng đều bỏ rơi dần ở dọc đường.
Đến bến sông, phải giành giật lấy đò mà qua, bất cứ kẻ sang người hèn, ai mạnh thì được qua sông trước. Ở bãi cát bến sông, mọi người giẫm đạp lẫn nhau, có nhiều người bị ngã rồi bị dẫm đạp đến chết. Các tay lái đò chèo không kịp, hoặc có thuyền vì chở nặng quá mà bị đắm. Tiếng kêu khóc vang trời động đất. Kinh thành rối loạn lung tung. Bọn trộm cướp ùa vào trong cung, phủ, thả sức cướp bóc. Nhưng những vật lấy được, chúng cũng không dám chuyên chở ra ngoài thành, mà phải giấu ở các phố.


Gần tối, Võ Văn Nhậm đến nơi đem quân vào thành thì thấy cung điện tan hoang, kho tàng chỉ còn trơ lại xác nhà không mà thôi. Nhậm nói:
- Vào chợ còn được cái kim, huống chi là vào một nước. Ta nghe đất Bắc Hà giàu có, sao lại trống không thế này? Ta ở xa đến mà lại không kiếm được một đồng tiền nào đưa về thì nói ra con nít cũng không nghe được.


Ngày hôm sau Nhậm bèn thả lính lùng khắp các nhà dân ở phường phố, lấy được của báu rất nhiều, đến cả đồ đạc, của cải của gia đình người ta cũng đều lấy hết.
Có người dân đến cửa quân kêu rằng:
- Đời xưa hành quân, không hề chạm đến một mảy may của dân. Có người lấy cái nón của dân để che áo giáp của quan, cũng không dung tha. Sao nay dân gian lại bị hại đến như thế?
Nhậm quát to:
- Những vật quân ta lùng được đều là tài sản trong cung phủ nhà Lê, phải đâu là của nhà dân? Chẳng qua chúng bay nhân lúc rối loạn, tranh nhau ăn trộm, đại quân ập đến, không kịp cất giấu đấy thôi. Thằng này chính là bè đảng của bọn côn đồ, không thể tha thứ được!
Lập tức, Nhậm sai điệu người ấy ra chém. Do đó, dân chúng rất sợ, không còn ai dám kêu ca gì nữa.


*
Lại nói, cha con Chỉnh cùng các quan theo vua chạy lên phía Bắc. Vì sợ quân địch đuổi kịp, ai nấy chạy sấp chạy ngửa, người nọ níu áo người kia, chẳng còn ra thể thống gì cả. Chập tối thì vua tôi nhà Lê đến trấn Kinh Bắc. Trấn thủ Kinh Bắc là Nguyễn Cảnh Thước đã muốn làm phản từ trước, mượn cớ ốm không chầu vua. Chỉnh tới, quở trách gắt gao, Thước mới miễn cưỡng ra yết kiến.
Lúc ấy, dọc đường quân lính đã bỏ trốn quá nửa. Chỉnh rất lo, liền kiểm điểm số lính còn lại, ưu binh và nhất binh chỉ còn hơn bốn trăm người, ngựa hơn sáu chục con, Chỉnh đem quân đi trước, qua sông Như Nguyệt, đóng đồn ở núi Tam Tằng , tự mình đốc suất quân lính đắp luỹ, cắm rào, rồi sai Thước hộ vệ nhà vua đến sau.


Chỉnh đi rồi, vua và thái hậu chờ đợi bên sông, lâu mãi chẳng thấy thuyền, liền cho gọi Thước đến hỏi. Thước tâu:
- Các thuyền đều không ở đây, bệ hạ muốn sang sông gấp thì xin cho thần ít nhiều vàng lụa, mới có thể thuê ðýợc. Nếu không, dẫu ðến sáng mai cũng vẫn ở ðây. Giả sử quân giặc ðuổi ðến, thần xin dùng thùng gỗ ðể ðýa bệ hạ qua sông. Nhýng chỉ e những ðồ ngự dụng không thể giữ ðýợc mà thôi.
Vua nói:
- Trẫm có cả thiên hạ còn không giữ được, bây giờ lại còn tiếc cái gì nữa.
Tức thì nhà vua sai mở hòm cho Thước xem. Trong hòm chỉ có con dấu truyền quốc và bốn mươi lạng vàng mà thôi.


Vua nói: “ Tuỳ nhà ngươi muốn lấy gì thì lấy!”.


Thước nói: “ Đội ơn bệ hạ ban cho, thần xin chia một nửa!”.
Vua cho Thước tất cả. Thước liền gọi lái đò đưa thuyền đến bến, chở nhà vua và đám người cùng đi qua sông. Khi vua đã lên bờ, Thước lại cho người đuổi theo, lột chiếc ngự bào vua đang mặc. Vua ứa nước mắt, cởi ngự bào trao cho chúng, rồi chạy về núi Như Thiết.


Vua xin với thái hậu rằng:
- Con tài đức kém cỏi, không đủ làm chủ thần khí (9), lại không sành sỏi trong việc xét người, bị Nguyễn Hữu Chỉnh làm lầm lỡ, đến nỗi kinh thành thất thủ, phiêu bạt ra ngoài, gây mối lo cho thánh mẫu. Bây giờ trèo leo ở chốn núi rừng, nay đây mai đó, tình thế này không chắc đã sum họp một nhà được. Đã thế lại còn dắt díu nhiều người đi theo, sợ giặc dò biết, sẽ sinh ra tai biến bất ngờ. Con đã nghĩ kỹ, chỉ có viên đốc đồng trấn Cao Bằng Nguyễn Huy Túc là người trung hậu có thể nương nhờ được. Vậy xin thánh mẫu hãy tạm lên đó, nơi đó đường đất xa xôi, quân giặc không thể phút chốc đi tới được. Ở đó, công việc nên chăng thế nào, con xin viết bức thủ thư giao cho Túc. Đến như việc sớm khuya hầu hạ, em con có thể thay con. Xin thánh mẫu tạm yên lòng, để con ở đây ngầm lo việc khôi phục, ngõ hầu có thể chuộc được tội lỗi.
Thái hậu nói:
- Trời đã không giúp xã tắc, già này sống chẳng bằng chết, nguyện lấy mảnh đất ở núi này làm nơi chôn cất hài cốt, chớ còn phải trèo non vượt suối làm chi nữa cho khổ?


Vua rập đầu chảy máu, mãi không dậy. Các quan cũng có nhiều người khuyên giải. Thái hậu mới ưng thuận.


Sau đó, em vua là Quang, thị thần là Quýnh cùng bọn tôn thất hơn ba chục người đều theo thái hậu đi lên Cao Bằng.
Hôm sau, vua sang huyện Yên Dũng , văn thần đi theo chỉ có năm sáu người là bọn Nguyễn Đình Giản, Phạm Đình Dư, Chu Doãn Lệ, Vũ Trinh, Trương Đăng Quỹ mà thôi.


*
Vừa lúc ấy, Võ Văn Nhậm sai bộ tướng là Nguyễn Văn Hoà đuổi kịp Nguyễn Hữu Chỉnh. Hai bên đánh nhau ở núi Tam Tằng. Hữu Du múa đao liều chết, giết vài chục quân địch. Hoà chia một đội kỳ binh vòng ra sau núi , hai mặt giáp công, kẹp quân Chỉnh ở giữa. Quân Chỉnh rối loạn, phút chốc tan vỡ. Hữu Du chết ở trước trận. Tham tri chính sự là Nguyễn Khuê cũng bị giết. Chỉnh lên ngựa nhằm hướng bắc mà chạy, ngựa ngã, bị quân của Hòa đuổi kịp, chúng tranh nhau chĩa giáo chực đâm. Chỉnh vội kêu to:
- Xin cứ bắt sống mà đem dâng!
Quân lính của Hòa bèn trói Chỉnh lại, bỏ cũi giải về kinh.


Chỉnh xin gặp Văn Nhậm để nói một lời. Nhậm không cho, sai người kể tội Chỉnh rằng:
Mày vốn là tôi chúa Trịnh, phản chủ mà về với chúng tao để mưu đồ diệt họ Trịnh; rồi lại phản chúng tao về Bắc, lừa dối vua Lê, chiếm lấy ngôi cả, tự tiện làm oai làm phúc, ngầm ngầm lo mưu lấn cướp để tranh giành với chủ tao. Xét cuộc đời của mày, toàn học thói cũ của quân giặc loạn, phải phanh gan ruột mày ra, bỏ hết những cái dơ bẩn, để người Bắc lấy mày làm răn!


Rồi Nhậm sai lính phanh thây Chỉnh, thả cho chó ăn thịt.
Nhớ lại chuyện khi vua Lê sai Trần Công Xán đi sứ vào Phú Xuân để thương lượng với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ về việc tranh chấp vùng đất Nghệ An, Nguyễn Huệ đã kể công “phò Lê diệt Trịnh” và trách cứ Vua Lê rằng: …”Nay không cảm ơn những việc của ta làm, lại chứa chấp kẻ phản ta, chống cự với ta, mưu đồ giành lại đất Nghệ An. Xử sự như thế, nhân tình có ai nín nhịn được không? Ta đã phái ra hai vạn binh mã, sai Tả quân Võ Văn Nhậm thống lĩnh, thẳng tới Thăng Long, chặt đầu cha con giặc Chỉnh về dâng!”. Như thế thì việc Hữu Chỉnh bị giết đã được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dự liệu từ trước, làm sao tránh được!
Sài Gòn, tháng 7-2010
Đỗ Ngọc Thạch
----
(*) Công chúa Ngọc Hân: Lê Ngọc Hân là con gái thứ 9 vua Lê Hiển Tông. Mẹ là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Năm 1786,  Nguyễn Huệ ra Bắc "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó Ngọc Hân mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 34 tuổi.
Vài ngày sau vua cha Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi . Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.
Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Ngọc Hân có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.
Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Ngọc Hân viết bài Tế vua Quang TrungAi Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng- người anh hùng dân tộc...Đây là hai tác phẩm văn học đặc sắc của văn học thời Tây Sơn.

(**) Trần Bình chương: tức Trần Công Xán (còn gọi là Trần Công Thước) là Tiến sĩ triều Lê Cảnh Hưng, quê Kim Động, Hưng Yên, làm quan đến Thương thư Bộ Công, sau thăng Đồng Bình Chương sự. Tính tình cương trực, can đảm, thẳng thắn, dám nói thẳng những điều mà người khác không dám nói. Đặc biệt, Xán có tài hùng biện, ngay cả khi vào  Phú Xuân để đòi lại đất  Nghệ An, Nguyễn Huệ cũng phải khen là giỏi, muốn Xán quy hàng nhưng không được. Do sợ lộ tin tức về tình hình của hai anh em  Nguyễn Nhạc- Nguyễn Huệ đang xích mích nên Nguyễn Huệ đã lập mưu giết Xán. Sau một thời gian giam giữ mà vẫn không chiêu hàng được, Nguyễn Huệ vờ choTrần Công Xán về Bắc, khi thuyền ra đến ngoài khơi, lợi dụng đêm tối, thuỷ thủ đã đục thuyền, dìm chết cả đoàn sứ thần của vua Lê Chiêu Thống, đồng thời phao tin là thuyền bị bão biển đánh chìm.

 (***) Thời Xuân thu, Tấn Hiến công nước Tấn lấy ngựa hay và ngọc quý đút lót cho nước Ngu để mượn đường sang đánh nước Quắc; đến khi diệt được nước Quắc rồi, Tấn Hiến công liền quay lại diệt luôn cả nước Ngu, thu lại ngựa và ngọc đã biếu. Việc Hán Cao tổ cũng tương tự, tạm nhường đất Quan Trung cho Hạng Vũ rồi sau lại lấy lại. Đúng như lời sách xưa đã nói: "Định lấy của nó hãy tạm cho nó" (câu này nguyên văn chữ Hán là "Tương dục thủ chi tất cô dữ chi" Trong Đạo đức kinh của Lão Tử cũng có câu tương tự là: "Tương dục đoạt chi, tất cô dữ chi" (muốn chiếm đoạt của nó, hãy tạm cho nó).

 (1) Nguyễn Hữu Chỉnh :Tháng 12 năm Bính Ngọ, Chiêu Thống thứ nhất (1786), sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh đánh tan quân họ Trịnh, vào Thăng Long, Chiêu Thống bèn bổ dụng Chỉnh là Đại tư đồ, phong tước Bằng trung công. Chiêu Thống từ đấy dựa cả vào Hữu Chỉnh. Chỉnh nắm binh quyền, dần dần ép Chiêu Thống cả trong việc bổ nhiệm quan chức, sắp đặt chính sự.

"Từ đây, uy quyền quá lừng lẫy, Chỉnh kéo bà con bè đảng, cắt đặt chia giữ các chức ở trong kinh đô và ngoài các trấn, việc gì cũng tự Chỉnh chuyên quyền quyết định cả. Chỉnh lại mở phủ cho co là Hữu Du ở tại phía đông dinh mình, bắt chước như lối chúa Trịnh xưa cho thế tử ra ở phủ riêng. Chỉnh kiêu ngạo lấn lướt, làm cho nhà vua dần dần phát chán"(Cương mục).
Chiêu Thống lại tìm cách giết Chỉnh, nhưng Vũ Trinh can ngăn, mới thôi. Chỉnh phong thanh biết chuyện, từ đó bỏ luôn cả lễ triều yết. Tuy nhiên, Chỉnh vẫn giữ danh nghĩa tôn phù vua Lê. Sau đó, cùng bộ hạ là Hoàng Viết Tuyển, Chỉnh lần lượt diệt các thế lực chống đối nhà Lê ở Bắc Hà: Dương Trọng Khiêm, Hoàng Phùng Cơ, Trịnh Bồng và Đinh Tích Nhưỡng.
Tháng 11 năm Đinh Mùi, Chiêu Thống thứ nhất (1787). Quân Tây Sơn do Vũ Văn Nhậm chỉ huy tấn công Bắc Hà. Chiêu Thống sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân chống cự, nhưng trong trận
đánh lớn trên sông Thanh Quyết, bị Văn Nhậm đánh tan. Hữu Chỉnh và em là Hữu Du chỉ kịp đem vài trăm quân chạy về Thăng Long.
Tháng 12 năm đó, Văn Nhậm kéo quân tới Thăng Long, Chiêu Thống nghe lời Hữu Chỉnh, bỏ Thăng Long chạy đi Kinh Bắc. Lúc đi, thị vệ và các bầy tôi tản mát bỏ trốn hết. Vua lại phải cho người sang nhờ Hữu Chỉnh đi hộ giá. Khi vua đến Kinh Bắc, trấn thủ là Nguyễn Cảnh Thước, vốn đã bí mật ðầu hàng Tây Sõn, ðóng cửa thành cáo bệnh không ðón. Vua cùng Hữu Chỉnh qua ðò sông Nguyệt Đức, đi theo chỉ còn sáu, bảy người, lại bị bọn vô lại cướp mất áo bào. Tình cảnh hết sức thê thảm. Khi Chiêu Thống tới huyện Yên Dũng mới được tri huyện huyện ấy giúp đỡ, xin hộ giá, rồi dần dần khôi phục lại được lực lượng ở mạn Cao Bằng, Thái Nguyên.
Sau đó, Nguyễn Văn Hòa, bộ tướng của Văn Nhậm, đuổi kịp quân nhà Lê. Chiêu Thống thân chinh cầm quân ngự chiến, nhưng thua trận, Nguyễn Hữu Du chết tại trận, Nguyễn Hữu Chỉnh bị bắt giải về kinh, rồi bị Văn Nhậm xử tử, quân nhà vua tan vỡ, Dương Đình Tuấn hộ vệ vua chạy sang trại Sơn Lộc. Các bầy tôi khác đều tan tác hết.

(2) Vũ Văn Nhậm (? - 1788): là một danh tướng nhà Tây Sơn. Nhậm quê ở Quảng Nam, là người giỏi võ nghệ. Nhậm vốn là tướng của Trấn thủ Quảng Nam, thuộc chính quyền Chúa Nguyễn, nhưng vì không chịu tuân phục theo quân pháp, nên bị kết tội, phải trốn vào Quy Nhơn.

Đến Phù Ly (thuộc phủ Hoài Nhơn), nghe đồn có viên thổ hào dùng quyền thế cưỡng đoạt một thiếu nữ; Nhậm tìm giết chết người ấy. Định đến cửa quan thú tội, thì Nhậm gặp Trần Quang Diệu. Nghe lời khuyên và nhờ sự tiến cử của vị tướng này, Vũ Văn Nhậm được nhận làm thuộc tướng của Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc.
Sau khi Nguyễn Nhạc đã xưng đế (1778), nhà vua xét trong các tướng tài, biết Vũ Văn Nhậm là người chưa vợ, bèn gả con gái cho.

Tháng 6 năm 1786, nghe lời Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ tự ý dẫn quân ra Bắc. Lo lắng, Nguyễn Nhạc vội vã dẫn quân đuổi theo.

Tháng 8, sau khi gầy dựng lại triều Lê, Nguyễn Huệ âm thầm về Quy Nhơn cùng với Nguyễn Nhạc. Chỉnh biết tin, chạy theo tới Nghệ An. Nguyễn Huệ cho Chỉnh cùng  Nguyễn Duệ (hay Nguyễn Văn Duệ) ở lại trấn giữ Nghệ An; lại sai Vũ Văn Nhậm đóng ở Động Hải (tức Quảng Bình) để trông chừng mặt Bắc và Hữu Chỉnh.
Sau đó, nghe Chỉnh ở Nghệ An tụ tập dũng sĩ, thông đồng với Nguyễn Duệ, mưu đồ chiếm cứ Nghệ An, sửa lũy Hoành Sơn, lấy Linh Giang (sông Gianh) làm giới hạn với Thuận Hóa; Vũ Văn Nhậm liền gửi mật thư báo với Nguyễn Huệ. Tức thì Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm dẫn quân đến bắt, nhưng viên tướng này cùng Nguyễn Huỳnh Đức, biết tin trước nên trốn thoát được.
Tháng 11, chúa Trịnh Bồng đem quân vây chặt cung vua, định phế bỏ Lê Chiêu Thống. Nhờ có Hoàng Phùng Cơ bảo vệ, vua Lê mới chặn đứng được âm mưu của Trịnh Bồng. Nhân đó, nhà
vua cho người triệu Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra phò giúp. Cuối tháng trên, Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân đuổi được Trịnh Bồng ra khỏi Thăng Long. Kể từ đó, "Chỉnh càng ngày càng làm lắm điều bạo ngược, thậm chí Chỉnh coi nhà vua như đứa trẻ con, không còn kiêng sợ gì cả".
Tháng 4 năm 1787, nghe Nguyễn Hữu Chỉnh ngày một chuyên quyền, có ý chống đối lại Tây Sơn, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm cầm quân ra Bắc để hỏi tội Chỉnh.
Ngày 25 tháng 11 năm 1787, trận giao tranh đầu tiên diễn ra tại khu vực sông Thanh Quyết. Quân của Chỉnh bị quân Văn Nhậm nhanh chóng đẩy lùi...Cuối cùng Chỉnh bị bắt ở Mục Sơn thuộc Yên Thế, rồi bị Vũ Văn Nhậm ra lệnh phanh thây, xé xác.
(3) Ngô Văn Sở: Ngô Văn Sở (? – 1795) là một danh tướng của nhà Tây Sơn.
Ngô Văn Sở, sinh trưởng tại Bình Khê, Quy Nhơn .Thuở trai trẻ học võ với Đô thống Ngô Mạnh, tức bạn đồng môn với Bùi Thị Xuân.
Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng khởi binh, Ngô Văn Sở đến đầu quân ngay từ buổi đầu.
Năm 1775, Sở theo Nguyễn Huệ đánh tan hơn hai vạn quân Nguyễn do tướng Tống Phúc Hiệp ở Phú Yên. Kể từ lúc ấy, Ngô Văn Sở trở thành một trong những tướng lĩnh cao cấp của Bộ chỉ huy quân Tây Sơn. Và Sở đã có mặt trong trận tấn công vào Phú Xuân (1786), vượt sông Gianh đánh ra Bắc Hà (1786), diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787), diệt Vũ Văn Nhậm (1788). Sau đó, Sở được Nguyễn Huệ phong làm Đại tư mã thống lĩnh quân đội, tổng quản công việc ở Bắc Hà.
Ngô Văn Sở cùng với Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng và Bùi Thị Xuân đều là danh tướng, được người đương thời gọi là Tây Sơn Tứ kiệt.
(4) Tạ An, người đời Tấn, làm Đại đô đốc, có tài chỉ huy, đã cứu nguy cho kinh đô trong lúc đang bị hàng trăm vạn quân Bồ Kiên uy hiếp. Khấu Chuẩn, người đời Tống, khi quân Khiết Đan xâm phạm bờ cõi, được vua Chân Tông giao cho chỉ huy quân sự, ông đã dùng kế buộc địch phải rút về nước.
(5) Tiết việt: tức "phù tiết" và "phủ việt". Phù tiết: vật làm tin, thường làm bằng thanh tre viết chữ vào đó, rồi chẻ đôi mỗi người giữ một nửa, sau kháp lại để làm tin. Cũng có khi làm bằng vàng, ngọc hoặc gỗ... Phủ việt: lưỡi búa. Đời xưa khi đại tướng ra trận được vua ban tiết việt để trao quyền hạn và làm tin.
(6) Từ giá: Xe của mẹ Vua.
(7) Thừa dư: Chỉ nhà Vua.
(8) Nguyên tử: Con đầu của vua mà chưa lập làm thái tử thì gọi là nguyên tử.
(9) Thần khí: Chỉ ngôi Vua.
http://www.mevietnam.org/VoHoc/QuangTrungPhaThanh-a.jpg
Quang Trung đại phá quân Thanh 1789

Tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên vannghechunhat.net,...

http://nguoibanduong.net/mods/News/trumb_pic/1299966593.jpg
  1. Chùm thơ về Hà Nội của Đỗ Ngọc Thạch - Văn nghệ chủ nhật

    www.vannghechunhat.net › ThơBản lưu
    Trước văn bia Trăm năm bia đá thì mònNgàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ(ca dao)
  2. Chùm thơ lục bát Đỗ Ngọc Thạch - Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

    www.vannghechunhat.net › ThơBản lưu
    Tác giả Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19-5-1948. ... Cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn ...
  3. Đỗ Ngọc Thạch - dongocthach.com - Yahoo! 360plus

    vn.360plus.yahoo.com/dongocthach18Bản lưu
    5 ngày trước – trên vannghechunhat.net - đỗ ngọc thạch (trích: Mẹ Đốp). Đăng ngày: 08:20 19- 10-2011. Thư mục: Truyện ngắn. Quan trọng. Trang chủ - Văn ...
  4. Đỗ Ngọc Thạch - vn.myblog.yahoo.com/thach49@ymail.com ...

    vn.360plus.yahoo.com/thach49@ymail.comBản lưu
    tác phẩm Đ.N.Thạch trên vannghechunhat.net. Đăng ngày: ... Tác phẩm Đ.N.T ...
  5. Đỗ Ngọc Thu - thu_ngoc - Yahoo! 360plus

    vn.360plus.yahoo.com/thu_ngoc@rocketmail.comBản lưu
    trên vannghechunhat.net (*). Đăng ngày: 05:39 21-10-2011. Thư mục: Truyện ...
  6. Con gái viên Đại úy - Đỗ Ngọc Thạch | blog.tamtay.vn - Nơi giao lưu ...

    blog.tamtay.vn/entry/.../Con-gai-vien-Dai-uy-Do-Ngoc-Thach.htmlBản lưu
    12 Tháng Mười 2011 – Đỗ Ngọc Thạch · tác phẩm Đ.N.Thạch trên vannghechunhat.net · 2 truyện ngắn về Bác sĩ - Đỗ Ngọc Thạch · Chương trình Operation baby lift ...
  7. tìm Đỗ Ngọc Thạch trên Google (tr.6 - Blog - Trang chủ

    blog.yume.vn/.../tim-do-ngoc-thach-tren-google-tr-6-7-8-9-10. ..Bản lưu
    Chủ nhật, 14/08/2011 20:16. ĐỖ NGỌC THẠCH ... 5 Tháng Năm 1996 – Đỗ Ngọc Thạch. (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số tháng 5/1996). *. Nhà văn, Thiếu ...
  8. PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net (trích: Phê bình văn ...

    dothach.blogspot.com/.../pb-cua-o-ngoc-thach-tren-phongdiepnet.ht...Bản lưu
    30 Tháng Chín 2011 – Dư luận không giống như "Chú Thỏ" trong truyện "Cáo và Thỏ" thưa ông Đoàn ... (16 ) Tuần Báo Văn Nghệ, số 30 ngày 23 tháng 7 năm 1994. Nguồn: phongdiep. net ... Tương tác trên net - Đỗ Ngọc Thạch - : Tương tác trên net . ..... Chính vì thoát thai từ bộ phận ưu tú nhất của công chúng , những nhà phê ...
  9. 2 truyện ngắn về Bác sĩ – Đỗ Ngọc Thạch | thach49

    thach49.wordpress.com/.../2-truyện-ngắn-về-bac-si-dỗ-ngọc-thạch/Bản lưu
    19 Tháng Mười 2011 – Từ Văn Miếu…; Mẹ Đốp – 2 truyện ngắn của Đ.N.T · tác phẩm Đ.N. Thạch trên vannghechunhat.net → ... Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. 1. ...
  10. Chuyện tình Thị Mầu - Đỗ Ngọc Thạch

    vnvista.com/forums/index.php?automodule=blog&blogid...Bản lưu
    4 ngày trước – Sáng Tác»Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Chuyện tình của Thị Mầu Truyện ... Trong Nghệ thuật sân khấu Chèo, nhân vật Thị Mầu là “nổi đình đám” vào loại ... nói riêng vẫn chinh phục hoàn toàn khán giả của cuộc sống hiện đại. .... Chú tiểu là người phát hiện ra cái thúng trước nhất, liền vào báo với sư thầy. ...

  1. Nhật ký của một cô giáo trường huyện - Đỗ Ngọc Thạch - Tin tức

    1 Tháng Chín 2011 – Nhật ký của một cô giáo trường huyện - Đỗ Ngọc Thạch. ... nằm vật xuống giường mà vẫn như là nghe thấy những tiếng nói quái gở đó bám ... ai cũng sẽ đón tiếp mình long trọng như là “Công Chúa giá lâm”, chứ làm gì có ...
  2. PBVH - Tứ Bề Thọ Địch - Đỗ Ngọc Thạch - dongocthach18 ...

    viettruyen.vn/dongocthach18/pbvh-tu-be-tho-dich-do-ngoc-thachBản lưu
    PBVH - Tứ bề thọ địch - Đỗ Ngọc Thạch ĐỖ NGỌC THẠCH (1993) Phê bình văn học ... Phê bình nghệ thuật nói chung cũng như phê bình văn học nói riêng ở xứ ta chưa ... lý luận, phê bình văn học hoàn chỉnh và có hệ thống nhất của Trung Hoa ... cảm hứng chủ đạo, cái tư tưởng chính thống của thời cuộc, của bối cảnh ...
  3. Tướng sát phu - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

    www.caytrevn.net/thach.../tuong-sat-phu-truyen-ngan-cua-do-ngoc-t...Bản lưu
    1 ngày trước – Chủ đề: Tướng sát phu - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (Đã xem 12 lần) .... Giá như ông nghe tôi, hồi còn làm ở Viện Văn học mà tranh thủ theo học ... Ngày thứ nhất, tôi làm xong cái việc khá quan trọng là tân trang căn ...
  4. Sân Khấu Tuồng... - Đỗ Ngọc Thạch

    sachxua.net/forum/index.php?topic=12102.0Bản lưu
    1 bài đăng - 1 tác giả - Bài đăng mới nhất: 10 Tháng Mười
    Xu hướng thứ hai là cho rằng, Tuồng là hình thức nghệ thuật cổ truyền ... Nhật: Tiếng cười trên sân khấu truyền thống , Nxb Văn hóa, H.1983; v.v…). .... Nếu chú ý đến điều này, ta mới nhận ra quy luật đò là: ngay từ khi xuất ...

    Xem kết quả thảo luận khác

  5. Chào mừng đến với$ s - Trang chủ - Văn Nghệ Chủ Nhật

    www.vannghechunhat.net/mng-chia-s.htmlBản lưu
    2 Tháng Tám 2010 – phương tâm; Phạm Văn Mão; phương tâm; Tạ Hùng Việt; phương tâm ... Đỗ Ngọc Thạch thêm một chủ đề thảo luận mới cho nhóm, Văn thơ ...
  6. Hai lần Bác sĩ - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch | blog.tamtay.vn - Nơi ...

    blog.tamtay.vn/.../Hai-lan-Bac-si-Truyen-ngan-Do-Ngoc-Thach.htmlBản lưu
    12 Tháng Mười 2011 – Đỗ Ngọc Thạch · tác phẩm Đ.N.Thạch trên vannghechunhat.net · 2 truyện ngắn về Bác sĩ - Đỗ Ngọc Thạch · Chương trình Operation baby lift ...
  7. Ma lai - truyện ngắn đỗ ngọc thạch | blog.tamtay.vn - Nơi giao lưu ...

    blog.tamtay.vn/entry/view/714661Bản lưu
    17 Tháng Mười 2011 – Đỗ Ngọc Thạch · tác phẩm Đ.N.Thạch trên vannghechunhat.net · 2 truyện ngắn về Bác sĩ - Đỗ Ngọc Thạch · Chương trình Operation baby lift ...
  8. tìm Đỗ Ngọc Thạch trên Google (tr.1,2,3,4,5 ... - Blog - Trang chủ

    blog.yume.vn/.../tim-do-ngoc-thach-tren-google-tr-1-2-3-4-5. ..Bản lưu
    14 Tháng Tám 2011 – Với cô Y tá Lam, tuy mới hành nghề có ba năm, nhưng cả ba cái Tết, cô đều ... Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch. Nhật ký của một cô giáo trường làng. ...

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Kim Ngân Điền - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

http://dulichhanoi.vn/images/uploads/Product/dulichxuyenviet.jpeg

KIM   NGÂN   ĐIỀN

Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH

Huyện Lâm Đồi là một huyện vùng bán sơn địa, đất đai cây cối chỉ vào loại thường thường bậc trung, không có gì nổi bật. Người dân ở huyện Lâm Đồi được cái chăm chỉ làm ăn, chịu khó xoay trở nên cũng đủ ăn, thiên hạ thái bình…
Nhưng từ khi ông Trần Lê Quan Huyên lên làm chủ tịch Huyện thì ông quyết không chịu để cho Huyện Lâm Đồi ở cái mức thường thường bậc trung nữa. Ngày ngày, đêm đêm ông Quan Huyên luôn tập trung những cán bộ thân tín họp bàn mưu tính kế để “bốc” Huyện Lâm Đồi lên, không nhất nhì thì cũng phải là trong Top Năm của Tỉnh. Song, hai năm trời trôi qua mà cũng chỉ làm được mấy vụ lẻ tẻ, chẳng hạn như đưa cây cao su, ca cao và cả cà phê của Tây Nguyên lên các đồi hoang của Huyện Lâm Đồi. Cây con tuy xanh tốt nhưng chưa biết kết quả thế nào, phải chờ và cầu …Ông Trời phù hộ!
alt
Vào dịp Tết năm Con Hổ này, ông Quan Huyên được chiến hữu, đệ tử làm “tình báo kinh tế” ở khắp các nơi thông báo cho biết năm nay  Nhà nước sẽ làm Lễ hội Tịch Điền rất lớn ở tỉnh Hà Nam, đưa vấn đề Khuyến Nông lên hàng quốc sách. Thế là ông Quan Huyên âm thầm triển khai ngay kế hoạch làm Lễ hội Tịch Điền ở Huyện Lâm Đồi, ông trù tính:  đúng thời điểm 9 giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, khi ở xã Dọi Sơn, huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, thực hiện đường cày tơi xốp đầu tiên của nghi thức dùng trâu cày ruộng, khai mạc Lễ hội Tịch Điền 2010 Dọi Sơn thì ông Quan Huyên cũng sẽ trong bộ quần áo Nông dân gia truyền, sẽ thực hiện đường cày khai hội Tịch Điền ở xã Ngân Điền huyện Lâm Đồi!...
Mọi công việc chuẩn bị cho Lễ hội Tịch Điền ở xã Ngân Điền đã được hoàn tất, từ ngày 29 tháng Chạp của năm con Trâu, chỉ chờ đến giờ G, tức 9 giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, năm con Hổ, tức ngày 20 tháng 2 năm 2010!...
alt
…Ngày Mùng 3 Tết, ông Quan Huyên tới Lễ Tết ông Thầy Lê Vũ Hành Thủy, dạy môn Lịch sử năm cuối Trung học Phổ thông, với hy vọng sẽ xin Thầy cho thêm vài ý hay cho ngày Lễ hội Tịch Điền tới!
Chào hỏi nghi lễ xong xuôi, ông Thầy Hành Thủy hỏi:
-Tết này trò có “chiêu” gì hay không? 
-Sư phụ nổi tiếng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, không cần hỏi cũng biết là trò sẽ xuất “chiêu” gì mà? Sư phụ có thể nói cho trò biết “chiêu” đó cần làm thế nào cho thành “Tuyệt chiêu” không? – ông Quan Huyên nhìn Sư phụ chờ đợi.
-Thôi được, trò đã nói vậy thì ta cũng chẳng cần vòng vo Tam quốc nữa. “Chiêu” của trò vào Tết năm nay là “Lễ Tịch Điền”!
-Bái phục! Sư phụ quả là không thua gì Quỷ Cốc Tiên sinh! Sư phụ có cao kiến gì chăng?
-Cao kiến thì có đấy, chỉ e trò không thực hiện nổi! Trước hết, ta hỏi trò có biết tại sao cái xã mà trò dự định làm Lễ hội Tịch Điền có tên gọi là Ngân Điền không?
-Dạ, cứ suy theo lối triết tự thì đồng ruộng ở xã này là cái kho ngân lượng, trồng cây gì cũng hái ra tiền!...
-Nhưng thực tế thì sao?
-Dạ…thực tế thì bỏ hoang quá nửa, chủ yếu là nơi trẻ con làm sân đá bóng và thả diều!...
-Đó! Đừng có nhìn vào cái tên gọi mà tưởng là thật! Người xưa thường lấy các chữ Phú, Tài, Lộc, Thọ…đặt tên cho địa phương mình sống. Đó chỉ là mơ ước chứ chưa phải là thực, thậm chí có nhiều nơi không bao giờ là thực được!...
-Dạ…Đúng vậy! Trò có người bạn làm chủ tịch huyện Đại Phú nhưng đó lại là huyện nghèo nhất tỉnh!...
-Thế thì trò có biết lý do trực tiếp có cái tên Ngân Điền không?
-Dạ, cái này thì… xin sư phụ chỉ giáo!
-Vậy thì ta nói ngay: cái xã Ngân Điền này xa xưa vốn rất hoang vu, một số khu canh tác bây giờ vốn là rừng hoang, có nhiều thú dữ, ma quỷ…Dân làng này vốn là tù nhân, tội phạm tứ xứ đổ về lánh nạn và chủ yếu sống bằng nghề ăn trộm, tất nhiên là đến những nơi khác hành nghề. Khi lấy được nhiều vàng bạc, đồ quý, người ta thường đem chôn tạm ở những khu rừng hoang đó! Vì thế xã này có tên là Ngân Điền, và có tới ba cái Làng lấy tên là Kim Ngân Điền (*),  phải gọi phân biệt là Thượng, Trung và Hạ… Chỗ trò dự định chọn làm Lễ hội Tịch Điền là Làng Kim Ngân Điền Trung, đúng không?
-Sao Sư phụ biết kỹ thế?
-Làng Kim Ngân Điền Trung là nơi có đồng ruộng cao ráo, chủ yếu trồng rau màu, cả hoa quả nữa. Chẳng  lẽ lại chọn chỗ trũng toàn bùn lầy như ở Kim Ngân Điền Hạ hoặc toàn bãi tha ma, nghĩa địa như ở Kim Ngân Điền Thượng?
-Vậy Sư phụ có cao kiến gì gì cho buổi khai hội Lễ Tịch Điền, trò xin được chỉ giáo?
-Cao kiến cái con khỉ, đó chỉ là mẹo vặt: hãy cho chôn một hũ vàng ở đầu và một hũ bạc ở cuối thửa ruộng nơi tiến hành Lễ hội Tịch Điền!
-Trò xin lĩnh ý!
alt
Thư ký Tổng hợp của Chủ tịch Huyện được giao nhiệm vụ chôn hũ vàng và Chánh Văn phòng Ủy Ban Huyện được giao nhiệm vụ chôn hũ bạc. Thời gian chôn hai hũ vàng và bạc là vào nửa đêm về sáng ngày Mùng 6 Tết, tùy người thực hiện lựa chọn thời khắc thích hợp nhất với mình.
Nói về người Thư ký Tổng hợp, là một nữ nhi nhưng tất cả những trang nam nhi quân tử của Huyện Lâm Đồi này đều dưới cơ cả về văn và võ: chưa tới ba mươi tuổi nhưng đã có bằng Tiến sĩ về Kinh tế và đai đen về Karate. Cô gái kiệt xuất này có cái tên cũng khiến cho giới mày râu phải giật mình: Lê Vũ Như Sơn. Nàng chính là con gái lớn của ông thầy dạy môn Lịch sử của ông Quan Huyên : Lê Vũ Hành Thủy. Người cha của ông Hành Thủy có hai người con trai, người anh đặt tên là Như Sơn, người em là Hành Thủy, là lấy từ câu “Tọa như sơn, hành như thủy”. Nhưng người anh Như Sơn của ông Hành Thủy bị đột tử từ tuổi thiếu niên, nên ông Hành Thủy đã lấy tên Như Sơn đặt cho con gái đầu lòng của mình.
Cuộc nói chuyện giữa hai thầy trò ông Hành Thủy và ông Quan Huyên, thật ngẫu nhiên, lại gần như là giống y chang với một đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” (tập 1) của cô con gái Lê Vũ Như Sơn, đang viết về chính người cha của mình là ông Hành Thủy và người Sếp của mình là ông Quan Huyên. Tại sao lại có sự trùng hợp như vậy thì chính ông Hành Thủy, khi được cô con gái nhờ “đọc duyệt” cuốn Tiểu thuyết “Thầy và Trò” cũng không thể giải thích được. Đó là vào sáng ngày Mùng 4 Tết, tức là khi hai thầy trò ông Hành Thủy nói chuyện với nhau về chuyện Lễ Tịch Điền ở nhà ông Hành Thủy hôm Mùng 3 Tết, thì cô con gái Như Sơn đang ngồi viết cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” ở phòng làm việc của mình ở Trụ sở Ủy Ban Huyện, nhân ngày Trực Tết! Suốt buổi sáng Mùng 4 Tết, ông Hành Thủy cứ suy nghĩ mãi về sự trùng hợp đó và ông tính sẽ hỏi cô con gái của mình chỉ một câu: “Con có thực hiện việc chôn hũ vàng xuống Kim Ngân Điền hay không?”. Song, phải đến bảy giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, ông mới gặp riêng được cô con gái Như Sơn. Lúc đó, cô gái Như Sơn đang là một trong những nhân vật quan trọng của Lễ Hội Tịch Điền nên chỉ có thể tranh thủ gặp người cha được một lúc.
-Sao từ lúc đưa cho cha bản thảo cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” (tập 1), con không giành thời gian để gặp cha xem cha nhận xét thế nào sao?
-Ôi, con thật không ngờ từ sáng Mùng 4 đến nay lại nảy sinh nhiều việc đột xuất như thế? Cả Văn phòng Ủy Ban Huyện cứ xoay tít như cái đèn kéo quân, cứ gọi là chóng cả mặt, hoa cả mắt!...
-Coi là việc thì nó là việc, coi là trò chơi thì nó là trò chơi! Con quên câu “Quan có cần nhưng dân chưa vội / Quan có vội, Quan lội Quan sang” rồi sao? Nhìn con gái của cha kìa, chưa trang điểm gì cả?
-Ôi…Con xin lỗi cha vì đã để cho cha phiền lòng, lo ngại cho con!...Giờ thì cha con mình có thể nói chuyện thoải mái tới giờ khai mạc Lễ hội Tịch Điền, con đã thu xếp đâu vào đó!...
-Cha chỉ tính hỏi con một câu: Con có thực hiện việc chôn hũ vàng xuống Kim Ngân Điền hay không?
-Thế cha chưa đọc xong bản thảo “Thầy và Trò” của con sao?
-Đọc xong rồi! Thế thì sao?
-Thì đúng như  những gì con đã viết trong cuốn tiểu thuyết đó: cả hũ vàng và hũ bạc đều bị những kẻ trộm lành nghề lấy mất! Vào lúc nào thì không ai biết!
-Vì vậy mà con không đã không chôn hũ vàng và người Chánh Văn phòng Ủy Ban cũng không chôn hũ bạc?
-Vì cả con và người Chánh Văn phòng đều biết rất rõ rằng ở cái xã Ngân Điền này, hiện có tới gần chục người vào hàng “Thần Trộm”!
-Vậy mà cha cứ nghĩ rằng đó chỉ là chuyện trong tiểu thuyết hư cấu!
-Thì tiểu thuyết cũng chính là cuộc đời mà! Bây giờ, tiểu thuyết thì thật hơn cả cuộc đời và cuộc đời thì cứ lãng mạn như là tiểu thuyết!
alt
Đúng 9 giờ sáng ngày Mùng 7 Tết năm Canh Dần, tức ngày 20 tháng 2 năm 2010, hầu như dân cả huyện Lâm Đồi đã tới xã Ngân Điền, cụ thể là Làng Kim Ngân Điền Trung để dự Lễ hội Tịch Điền. Mọi việc diễn ra suôn sẻ và tuần tự như tiến đúng như kịch bản đã định sẵn từ trước…
Ông Thầy Hành Thủy đang xem đoạn mở đầu của Lễ hội Tịch Điền: Chủ tịch Huyện Quan Huyên trong bộ quần áo Nông dân màu nâu đã bạc màu, sờn vai đang cày sá cày đầu tiên, thì điện thoại đi động đổ chuông:
-A lô! Ai đó?
-Dạ! Em là trò Quan Huyên của sư phụ đây. Mời thầy tới nhà hàng đặc sản Gió Đồng, hôm nay em sẽ chiêu đãi sư phụ món mới bóc tem! Người đeo kính mát đang đứng sau lưng thầy sẽ đưa thầy đi!...
-A lô! Thế là thế nào? Trò đang cày trên thửa ruộng Kim Ngân Điền cơ mà?...
Ông Thầy Hành Thủy định nói gì nữa nhưng người đeo kính mát đã nhẹ nhàng kéo ông đi như bay, chẳng mấy chốc đã tới gian phòng đặc biệt của nhà hàng đặc sản Gió Đồng.Vừa nhìn thấy ông thầy Hành Thủy, ông Quan Huyên nói rối rít:
-Xin sư phụ tha tội bất kính! Lẽ ra trò phải báo trước với sư phụ người cày khai hội Lễ Tịch Điền đó là “Người đóng thế” của trò, nhưng trò muốn giành cho sư phụ sự bất ngờ!
-Bất ngờ cái con khỉ! Ta sẽ phạt trò thật nặng!
-Trò xin chịu phạt!...
Ông Thầy Hành Thủy chưa kịp nói ra hình thức phạt ông trò Quan Huyên thì cô con gái Lê Vũ Như Sơn bất ngờ xuất hiện. Vừa nhìn thấy Như Sơn, cả ông thầy Hành Thủy và ông Quan Huyên đều giật mình kinh ngạc, và có vẻ như ông Quan Huyên kinh ngạc hơn, ông nói mà như là bị líu lưỡi:
-Trời đất! Cô đang làm MC cho chương trình Lễ Hội Tịch điền cơ mà?
-Đó là Người đóng thế của Như Sơn, cô ta sẽ đảm nhận xuất sắc công việc được giao. Còn Như Sơn thật thì rất muốn tận mắt chứng kiến hai thầy trò đang nói chuyện với nhau những gì vào lúc này, bởi đây sẽ là đoạn Vĩ thanh của cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” tập 1!...À, hai thầy trò cứ tiếp tục câu chuyện dang dở! Hình như là đang tìm hình thức phạt?
Ông thầy Hành Thủy lặng đi một phút mới nói được:
-Gác chuyện phạt đó lại. Bây giờ cha phải hỏi con câu này, con phải nói thật: Những lúc gặp cha, con có dùng Người đóng thế hay không?
Ông Quan Huyên không chờ cho cô Như Sơn trả lời mà nói xen vào:
-Tôi cũng muốn hỏi gần giống như thế: những khi làm việc với tôi, cô có dùng Người đóng thế không?
Cô gái Như Sơn xin khất câu trả lời cả hai người vì điện thoại di động của cả ba người cùng đổ chuông rồi ba bản nhạc cùng ngân lên theo ba giai điệu hoàn toàn khác nhau…
Sài Gòn, đầu năm 2010

____________________________________________

(*) Kim Ngân Điền: ruộng vàng bạc
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 30.05.2010.
. Trích đăng lại vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com.
Nguồn: vietvanmoi

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Con gái viên đại úy ; ...Lý Toét - Đỗ Ngọc Thạch

http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/15/2006/10/xahoi01/gaidep3.jpg

Con gái viên đại úy

Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 15:31 0 Comments BẠN ĐỌC GỬI - Truyện
hoasim1.“Tên khai sinh của tôi là Cầm Tịnh . Họ Cầm là một họ lớn của người Thái Tây Bắc, bỏ chữ Cầm tôi cũng tiếc lắm, nhưng tôi vẫn thích được gọi là Thanh Tịnh hơn, bởi vì được mang tên nhà thơ là một vinh dự lớn không dễ gì có được !” – đó là câu tự giới thiệu khi có ai đó hỏi : “ Nhà thơ Thanh Tịnh là người xứ Huế sao ông lại nói giọng Bắc ?”
Trước hết phải xin lỗi nhà thơ Thanh Tịnh để xin được gọi nhân vật của truyện ngắn này là Thanh Tịnh vì anh ta không chịu gọi là Cầm Tịnh . Đi tới đâu , anh ta cũng thích được giới thiệu rằng “ Đây là nhà thơ Thanh Tịnh !”. Chắc rằng nhà thơ Thanh Tịnh cũng đồng ý vì anh ta thuộc hết những bài tấu của nhà thơ và có thể nói đó là một trong số không nhiều lắm  những người truyền bá không mệt mỏi, không ngưng nghỉ cho thể tài này của nhà thơ  !
Xin được nói sơ lược vài nét Lý lịch trích ngang của “nhà thơ Thanh Tịnh”. Là con của một gia đình người dân tộc (Thái) có công với cách mạng , Thanh Tịnh được vào học trường Thiếu sinh quân rồi tiếp theo là trường sĩ quan. Ra trường , với quân hàm Thiếu úy , lại có tài ăn nói (Thanh Tịnh không chỉ có tài thuộc hết thể độc tấu của nhà thơ xứ Huế Thanh Tịnh  mà còn thuộc gần hết “Thơ Bút Tre” và những truyện cười dân gian, truyện “ Tiếu Lâm”…)  nên Thanh Tịnh được quân lực xếp vào loại hạt giống của công tác tuyên truyền – văn nghệ. Từ trợ lý Trung đoàn , lên trợ lý Sư đoàn , rồi trợ lý Bộ Tư lệnh Binh Chủng, Quân Chủng… Không biết Thanh Tịnh sẽ lên cao tới đâu trên con đường “Binh nghiệp”  nếu như đồ thị trường đời không bị trồi lên sụt xuống như là đồ thị hình Sin trong toán học : từ thiếu úy lên đại úy một mạch, rất nhanh, nhưng lên thiếu tá được một hồi lại tụt xuống đại úy , rồi lại lên thiếu tá, rồi lại tụt xuống đại úy, rồi lên thiếu tá lần thứ ba, lần này lên tiếp trung tá, nhưng được vài tháng lại xuống thiếu tá, rồi xuống  nữa , tức đại úy ! Nói tóm lại Thanh Tịnh cứ lên , xuống trong khoảng từ đại úy đến trung tá như vậy không biết bao nhiêu lần trong suốt gần bốn chục năm của con đường “Binh nghiệp”.  Tôi, người viết cái truyện này , gặp Thanh Tịnh khi anh ta đang là  Trợ lý văn nghệ Trung đoàn, còn tôi là giáo viên văn hóa (dạy văn hóa hết trình độ phổ thông cho sĩ quan cấp úy).
Tôi là giáo viên văn hóa nên ngoài những đợt có lớp học, tôi không có việc gì phải làm thường xuyên, thường theo Thanh Tịnh cho vui và cố nhiên là cần “điếu đóm” là có tôi ngay. Tuy hơn tôi hai tuổi và quân hàm thì hơn hẳn mấy cấp  nhưng Thanh Tịnh mày tao chí tớ rất bình đẳng và có chuyện gì “bí mật”   cũng kể hết cho tôi, có “phi vụ” gì cũng rủ tôi đi cùng . Đó là vào cuối thập niên 1960 – khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam , Bắc đều rất ác liệt !  Với khẩu hiệu “Tiếng hát át tiếng bom”, công tác văn hóa – văn nghệ càng được coi trọng hơn bao giờ hết  và vào những đợt Hội diễn văn nghệ từ cấp Trung đoàn trở lên vai trò, vị trí của Thanh Tịnh  thật là đặc biệt , ở đâu cũng thấy nhắc đến Thanh Tịnh , các thủ trưởng luôn gọi điện hỏi thăm, động viên Thanh Tịnh luôn lập công đầu và không khó khăn gì để các thủ trưởng thăng cấp, lên sao cho Thanh Tịnh . Nhưng ,chữ ký  còn chưa ráo  mực  thì Thanh Tịnh lại có “Phốt”, và thường là ký quyết định giáng cấp, hạ sao  nhanh hơn thăng cấp, lên sao vì những lúc ấy không có hội diễn văn nghệ , trời lại quá nóng bức hoặc quá giá rét !
Thực ra , tôi đã biết Thanh Tịnh từ ngày mới nhập ngũ. Chúng tôi được tập trung huấn  luyện tân binh ở một đại hội Ra-đa. Lúc đó Thanh Tịnh mới ra trường, là trợ lý văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền của Bộ tư lệnh Binh chủng (Binh chủng Ra-đa là binh chủng mới được thành lập , có lẽ là binh chủng ra đời muộn nhất của quân đội NDVN). Thanh Tịnh (từ đây gọi tắt là TT ) đến nói chuyện thời sự và đọc thơ Bút Tre, diễn độc tấu rất có duyên, rất lành nghề. Người nghe hết vỗ  tay rào rào lại cười nghiêng ngả. Tan cuộc, có hơn mười cậu tân binh xúm quanh TT xin chép mấy bài thơ Bút Tre, vừa chép vừa cười  như phao nổ. Cách đám tân binh vây quanh TT khoảng chục bước chân  , có hai cô thôn nữ đang bá vai bá cổ nhau cười khúc khích, thi thoảng lại đùn đẩy nhau, đâm lưng nhau thùm thụp!...TT đã nhìn thấy hai cô thôn nữ , anh dơ tay ra hiệu “xì-tốp” và nói:

- Thôi đủ rồi! Của quý thì phải tiêu hóa từ từ kẻo bội thực thì khốn! Bây giờ tôi có một trò chơi rất hay. Các bạn nhìn thấy hai cô thôn nữ xinh đẹp kia không ?

Mọi người thoắt im lặng, ánh mắt đổ dồn vào hai cô gái. TT nháy mắt vẻ tinh quái, nói:

- Bây giờ chúng ta chơi trò đánh cá: trong năm phút, ai “cưa”  đổ hai cô gái kia, một  cũng được, thì mọi người phải nộp hết số tiền có trong túi !

Đám tân binh nhìn nhau rồi nhìn hai cô gái, ngần ngừ. TT chỉ chờ có vậy, nói:

- Tôi sẽ nhận nhiệm vụ “thợ cưa”, ai đánh cá xin dơ tay !

Tất cả đều dơ tay! TT nói cần một  đồng đội hợp đồng tác chiến rồi tiện tay kéo tôi đi theo. Được bốn năm bước, TT bỏ tôi lại mà vọt lên, thoắt cái đã tới bên hai cô thôn nữ. Không biết anh ta nói gì mà một cô đi lại phía tôi. Cũng không biết anh ta nói gì mà cô kia đi cùng anh ta một đoạn rồi cả hai người mất hút sau hàng dâm bụt um tùm !...Còn cô gái đi lại phía tôi, đúng cách tôi khoảng hai bước chân, tay cứ vân vê tà áo, mắt cứ cụp xuống  như là nhìn ngực mình!  Tôi chỉ nói được một câu chào rồi cứ vuốt tóc, sờ tai mà không biết nói gì! …Tôi đang định hỏi tên cô gái thì giật mình khi thấy TT đã đứng nhìn đồng hồ rồi nói:”Đúng năm phút!” và nói với cô gái đang vân vê tà áo :”Lại đây, các anh tân binh muốn làm bạn với em đó!    TT cầm tay cô gái kéo đi nhưng cô gái giật tay lại và vùng chạy, miệng gọi lớn “Na ơi!...”TT và tôi quay trở lại đám tân binh tuyên bố thắng cuộc. Mọi người hỏi bằng chứng thì TT lấy trong túi quần ra một cái “xi-líp” gí vào mũi từng người  mà nói:”Mùi gái trinh thơm tho chưa !...”.Tất cả đám tân binh kinh ngạc tột độ !...

2. Hồi kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ, chuyện “luyến ái bất chính” bị coi là “tội lỗi” và thường bị trừng phạt khá nặng. Như TT là nhẹ, các thủ trưởng cấp trên còn nương tay vì dù sao anh ta có tài văn nghệ, người có tài thường có tật, tài và tật có thể bù trừ cho nhau. Việc “trị tội” TT chỉ xảy ra khi có  cô gái nào đó kiện cáo, tố giác lại gặp đúng lúc vị thủ trưởng nào đó không ưa TT. Còn nếu xử tội “luyến ái bất chính” đối với TT một cách sòng phẳng theo số lần tái phạm thì có lẽ TT phải bị giáng xuống cấp bậc thấp nhất, tức binh nhì !...

Đến đây, chắc có bạn đọc sẽ cho là “nhiễu sự”, nhòm ngó vào  chuyện  “đời tư’ của người ta làm gì? Vâng, quả đúng là như vậy, tôi chẳng để ý đến những chuyện “chim  chuột” của TT làm gì nếu như tôi không gặp cô con gái của TT. Đó là vào năm 1994, tôi đang làm biên tập cho một tờ báo tuần của Bộ LĐ, TB-XH. Một hôm, tôi nhận được một bài viết về một vấn đề khá nhức nhối có nhan đề “Những đứa con không bố”. Mới đọc nhan đề, cứ nghĩ đó là những đứa trẻ mồ côi cha. Hai cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, ác liệt chống Pháp rồi chống Mỹ đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người cha ở chiến trường.  Trở lại bài báo, đọc xong mới té ngửa vì không phải viết về những đứa con có bố hi sinh ở chiến trường  mà là những đứa con không biết bố mình là ai bởi vì  từ khi  đứa bé còn là thai nhi đến khi tồn tại trên cõi đời, người bố không hề xuất hiện ! Người mẹ của những đứa trẻ này có nhiều biểu hiện khác nhau : người thì giấu kín , tìm cho con một người bố hợp pháp bằng cách cưới chồng khi thai nhi mới một, hai tháng ,  người thì ở vậy nuôi con nhưng không hề nói bố đứa bé là ai, người thì tìm cho con một người bố dượng, vân vân ! Bài báo đặt vấn đề phải đi tìm người bố “mất tích” kia và phải trừng phạt bằng pháp luật ! Nhìn địa chỉ tác giả ở cuối bài viết tôi nghĩ đây là một cô bé sinh viên năm cuối khoa báo chí chắc chắn hiểu biết về sự đời chưa là bao, đây chắc là một bài tập về việc viết báo mà cô ta đã làm ở lớp học, thử gửi đến  tờ báo có nội về những vấn đề  xã  hội này xem có đăng  được không ? Nghĩ  vậy nên tôi xếp vào tập bài lưu, chỉ cho đăng tên cô ta ở  Hộp thư :  Cầm Thị Tĩnh .

Tôi  sẽ quên luôn chuyện bài báo  và cái tên Cầm Thị Tĩnh nếu như không có sự việc sau :  một tuần sau tôi lại nhận được bài báo “Những đứa con  không bố” nhưng lần này chỉ viết về một người bố mà có tới chín mươi chín đứa con ! Theo bài báo thì tác giả đã mất bốn năm để đi đến những địa chỉ mà người bố kia đã   “gây tội ác”  rồi “quất ngựa truy phong”  để gặp những đứa con không bố đó ! Kèm theo bài báo là danh sách và địa chỉ chín mươi chín đứa con chưa biết mặt bố!  Còn người bố kia là ai thì bài báo nói rằng  nếu sau khi bài báo được đăng, công luận lên tiếng và pháp luật ra tay thì tác giả mới cho biết tên và địa chỉ của ông ta ! Nhìn vào danh sách địa chỉ của chín mươi chín đứa con tôi giật mình khi chợt nhớ lại có một lần, TT đã cho tôi xem mấy trang trong cuốn nhật ký của anh ta có danh mục “ Những nơi đã đi qua”, theo trí nhớ không tồi của tôi thì những địa danh của danh sách chín mươi chín đứa con này chính là những địa danh đã được ghi trong sổ nhật ký của TT  ! Chẳng lẽ …

Tôi tìm đến nhà của Cầm Thị Tĩnh không khó khăn gì, một căn hộ vừa phải trong khu phố “Nhà binh”.  Tĩnh là một cô gái xinh đẹp, hài hòa và cân đối. Cô càng đẹp một cách rực rỡ trong y phục người Thái: đầu đội khăn Piêu, áo chẽn trắng bó sát khuôn ngực nở nang làm cho hàng cúc bạc lấp lánh kỳ ảo. Tôi xin cam đoan rằng tấm ảnh cô chụp cùng với người mẹ trong y phục người Thái năm cô 20 tuổi là tấm ảnh đẹp nhất về người phụ nữ Thái mà tôi từng được biết !...

Tĩnh ở nhà một mình . Mẹ cô đang nằm viện vì bệnh ung thư tụy . Bà cũng trạc tuổi tôi, đã phục vụ hơn 30 năm trong quân y viện, quân hàm thượng tá. Chồng bà, tức bố của Tĩnh, đúng như  tôi dự đoán, chẳng phải  ai xa lạ  mà chính là nhân vật TT đã nói đến từ những dòng đầu tiên  của truyện ngắn này. Lúc có quyết định nghỉ hưu, TT đang mang quân hàm đại úy, đó là vào năm 1996. Lúc này, TT  còn đang tại ngũ và làm việc ở khu vực phía Nam.  Giá như tôi được gặp TT tại đây, tại nhà anh ta, bên cạnh vợ con thì hay quá, bởi muốn nhìn nhận một cách đầy đủ về một người cha thì phải nhìn thấy anh ta sống như thế nào trong ngôi nhà của mình, bên cạnh vợ và con !

Ngồi nói chuyện với Tĩnh hồi lâu, tôi đã quan sát  cô gái rất kỹ , bằng cả thuật tướng  số , bằng cả linh cảm, trực giác mà không hề thấy một chút, dù là mờ ảo bóng dáng, dấu ấn của người cha – tức TT, ở cô gái này ! Tôi phỏng đoán : TT mê mải với những cuộc tình gió trăng bên ngoài, tất “hệ thống phòng thủ” ở nhà – hậu phương, anh ta chẳng ngó ngàng gì – bị xâm lăng là tất yếu! Cô gái dường như đang sốt ruột chờ câu trả lời của tôi về bài báo “Những đứa con không bố’, có dùng hay không? Tôi thì đang phỏng đoán lung tung, cho nên cuộc nói chuyện kéo dài mà chẳng ăn nhập gì cả! Tôi không biết phải trả lời thế nào với Tĩnh về bài  báo? Báo đang tập trung vào những vấn đề thời sự của xã hội, trọng tâm của ngành như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động, v.v…còn bài viết của Tĩnh, thực chất là vấn đề “con hoang” tức con ngoài giá thú, là vấn đề muôn thuở, lúc nào đề cập đến cũng được, lờ đi cũng không sao! Nhưng với Tĩnh lại rất bức xúc, biết nói thế nào bây giờ? Tiếng chuông điện thoại nhà Tĩnh réo liên hồi, cắt ngang sự suy nghĩ của tôi. Tĩnh nghe điện thoại, mặt cô lộ rõ vẻ hốt hoảng. Đặt ống nghe xuống, Tĩnh vừa nói vừa run:”Mẹ cháu không ổn rồi, mẹ cần gặp cháu ngay !”

Tôi đi cùng Tĩnh đến bệnh viện, bà mẹ Tĩnh đã rất yếu, hơi thở mong manh, tiếng nói nhẹ như gió thoảng. Bà mẹ hé mắt nhìn Tĩnh, nói nhỏ:

- Con tha lỗi cho mẹ, mẹ đã giấu con hai mươi năm nay. Bố đẻ của con là chú Tình chứ không phải ông Cầm Tịnh.! Chú ấy vẫn yêu mẹ, vẫn không lấy vợ để chờ ngày đón mẹ con mình về…Mẹ thật có lỗi với chú ấy… Con hãy về với bố đẻ của con…con sẽ hạnh phúc…

Tĩnh gục xuống mẹ, khóc ngất…Bà mẹ cũng trào nước mắt – những  giọt nước mắt  cuối cùng của người đàn bà bất hạnh…Môi bà mấp máy như muốn nói điều gì nhưng không nói được nữa…Đúng lúc đó, một người đàn ông mang quân hàm đại tá bước vào. Đó là nhà báo Văn Trọng Tình, học  trước tôi một năm ở trường Đại học. Ông  đến bên hai mẹ con Tĩnh. Bà mẹ cầm lấy  bàn tay run rẩy của ông Tình đặt lên bàn tay đẫm nước mắt của Tĩnh. Người mẹ âu yếm nhìn hai người, nở một nụ cười nhẹ nhàng rồi nhắm mắt lại vĩnh viễn !,,,
3,
Sau đám tang mẹ, Tĩnh chủ động đến Tòa báo gặp tôi, nói:
- Cháu xin lại bài báo bởi cháu không còn là Cầm Thị Tĩnh nữa mà là Văn Bình Tĩnh. Đời luôn nhiều bất trắc nên người ta phải bình tĩnh mọi  lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đối mặt với nó !

- Vậy cháu không định đưa những thằng bố không bao giờ biết đến mặt con ra trước vành móng ngựa nữa hay sao? – Tôi ngạc nhiên hỏi.

- Cháu cần thời gian để bình tĩnh suy nghĩ cho kỹ. Trước hết, cháu cần gặp ông Cầm Tịnh. Ông ta hiện đang ở Sài Gòn. Mai cháu sẽ đi Sài Gòn…- Tĩnh nói rồi chào tôi ra về.

Ngày hôm sau, tôi cũng có việc phải đi xa: đến  Sở  lao động, TB-XH Đắc Lắc. Đến Đắc Lắc, Sở cử người phụ trách chương trình nước sạch đưa tôi đi Bản Đôn. Đến Bản Đôn, thật bất ngờ, tôi đã gặp “nhà thơ Thanh Tịnh”. Thì ra TT đang khảo sát thực địa  để đầu tư vào Bản Đôn. Nhìn những con voi to lớn kềnh càng đang lững thững bước đi trên trảng cỏ, TT chậm rãi nói thủng thẳng:

- Khi tiếp xúc với những anh bạn to xác này tớ thấy mình như bước sang một thế giới khác, kỳ lạ lắm, cứ như là lạc vào vườn địa đàng… Khi nghe truyện Vua voi Khunsunôp, tớ bị cuốn hút mãnh liệt… Tớ đang chờ Quyết định nghỉ hưu, sau đó thành lập công ty TNHH Vua Voi, tớ sẽ làm du lịch, làm sống lại thời oanh liệt của vua voi Khunsunôp!...Tớ sẽ là Vua Voi Khunsunôp thời đại mới !...

- Vậy anh bỏ nghề nói chuyện  thời sự, đọc thơ Bút Tre  và diễn tấu Thanh Tịnh hay sao? – Tôi ngạc nhiên hỏi.

- Bỏ sao được ! Những cái đó đã trở thành máu thịt, giờ sẽ được đem ra phuc vụ khách du lịch!...Bây giờ  mời  cậu và cả anh bạn “Nước sạch” đến nhà mới của tớ ở Buônmê, cậu sẽ có thêm ngạc nhiên về cái ông “Đại úy i-nốc” này !

Quả là đáng ngạc nhiên khi tôi tới nhà của TT. Nhà xây theo kiểu “Gô-tích”, rất rộng, trước và sau đều có mảnh vườn trồng đủ các loại hoa – rất hợp với chủ nhà là người “chơi hoa” tham lam và dễ tính : “hoa “ gì cũng chơi, cốt ở số lượng – “càng nhiều càng ít” !... Ra mở cổng là người đàn bà trạc tứ tuần nhưng phong thái đi đứng, ăn mặc không khác gì hoa hậu. Chúng tôi ngồi chưa được năm phút thì các món ăn nghi ngút hương thơm đã được bày ra kín bàn. Tôi lại bị ngạc nhiên nữa khi người rót rượu là một cô gái hao hao giống  “hoa hậu Tứ tuần” nhưng trẻ hơn nhiều. Thấy tôi chăm chú nhìn cô gái, TT nheo mắt cười ranh mãnh rồi nói:

- Ông bà ta có câu “Mía ngọt đánh cả cụm”, tớ chỉ là cậu học trò nhỏ mà thôi!...

Bữa tiệc rượu được nửa giờ thì người phụ trách chương trình nước sạch nhận được điện thoại, về trước. Lúc đó, TT mới kể cho tôi nghe về hai phu nhân mới này. Bà chị tên Kháng, bà em tên Chiến. Gia đình hầu hết đều là quan chức, như bà Kháng đây đã làm tới chức phó chủ tịch huyện. Ông chồng làm tới phó chủ tịch tỉnh thì được ra Hà Nội học gì đó, mê mẩn mấy cô người mẫu, ở lại luôn thủ đô. Bị chồng ruồng bỏ, bà vợ uất quá, định nhảy xuống sông Sê-rê-pôc thì TT  bất ngờ xuất hiện!...Khi TT kể đến đây, bà cựu phó chủ tịch huyện che miệng cười rúc rích. TT bèn nói:

- Đoạn hay nhất tôi xin nhường lời cho phu nhân đệ nhất !

Cạn xong  li rượu nhỏ, đệ nhất phu nhân nói liền một mạch mà không e dè gì cả:

- Lúc đó, em đang  vịn vào thành cầu, nhìn xuống dòng sông cuộn chảy mà thấy sợ quá, run quá tưởng như sắp rơi xuống sông!...Em không muốn chết ! Em định la lên thì anh TT xuất hiện ngay sau lưng em, ôm lấy em mà nói:”Đừng dại dột”. Em thấy có vật gì cưng cứng  chọc vào mông, tưởng như nòng súng của bọn cướp, bèn thò tay ra sau nắm lấy, ai ngờ nó lại âm ấm, mềm mềm, cứng cứng…

- Thế là em nắm chặt lấy, đúng không ? – TT chen ngang.

- Anh thật là tinh quái !...- “hoa hậu bốn mươi” lườm TT cũng bằng ánh mắt tinh quái rồi nói tiếp – Chính ngay lúc đó em chợt nghĩ,  ông trời đã bù đắp cho em thật hậu hĩnh.  Ông chồng cũ của em, cái ấy chỉ như của trẻ con. Mấy bà bên Hội phụ nữ cứ găp em là trêu “đuôi chuột ngoáy lọ mỡ”!...

Bà em – đệ nhị phu nhân – giờ mới góp lời:

-Từ ngày em bị cái “dùi cui cảnh sát” của anh ấy đánh gục, em bị mất biệt danh “Người đàn bà thép”, giờ cả văn phòng huyện Đoàn  gọi em là bà “Cảnh sát trưởng”!

TT đã say mèm, cầm muỗng gõ xuống tô lè nhè  hát :” Chú voi con ở Bản Đôn, chưa có "ngà" nên gọi trẻ con…”. Điện thoại của tôi reo, thì ra cô con gái viên đại úy (giờ là con gái ngài đại tá) gọi cho tôi từ Sài gòn. TT say thế nhưng vẫn biết tôi đang nghe điện thoại, nói:

- Ai gọi thì bảo tới đây chơi luôn, không  say không về !

Tôi nói thật đó là  cô bé Tĩnh gọi thì TT giật nảy người :

- Không được !...Cậu nói là tớ đang làm việc ở ngã ba biên giới, rồi sẽ đi  Natarakiri.! Bảo nó lấy chồng đẻ con đi, đừng có nghĩ vớ vẩn !...- Rồi TT lại lè nhè hát – Chú voi con…

Như là vô thức, tôi nói lại cho cô bé Tĩnh những gì TT vừa nói, lập tức tôi nghe Tĩnh nói:

- Chú nói với ông ta rằng nếu trốn cháu, cháu sẽ thuê bọn xã hội đen tới  cắt dái !

Tôi nói lại với TT, ông ta líu ríu:

- Thôi được, thôi… nói với nó là mai tôi sẽ xuống Sài Gòn trình diện, được chưa?

Tôi lại nhận được điện thoại nói lên Pleicu rồi Kon Tum gấp, thế là tôi bỏ đi luôn, tiếng hát lè nhè của  TT cứ như là đuổi theo thành cái đuôi:”Chú voi con ở Bản Đôn…Chưa có ... nên gọi trẻ con …”…

Tới Plêi Cu rồi đi Kon Tum tiếp, ba ngày liền mệt nhoài, vậy mà vẫn phải đi tiếp tới huyện Đăc Glêi. Trời tối mịt mới tới  Ủy ban huyện. Trong lúc ngồi uống bia 333 không đá với UB huyện, khi tôi lơ mơ ngủ gà ngủ gật thì nghe cậu chánh văn phòng Ủy ban nói:

- Ở bên Buôn Mê có ông sĩ quan quân đội bị cắt “của quý” ngay tại nhà !...

Tôi định gọi cho cô bé Tĩnh hỏi xem thế nào nhưng lại nghĩ,  chuyện ông TT bị trừng phạt là tất nhiên, sớm hay muộn, nặng hay nhẹ mà thôi !...

Đỗ Ngọc Thạch Tiếp theo >

Huyền thoại Lý toét

Thứ năm, 27 Tháng 10 2011 15:15 0 Comments BẠN ĐỌC GỬI - Truyện
nha_ba_kienLàng Tứ Thủy là một Làng cổ của xã Thanh Thủy, một vùng đồng chua nước mặn. Một năm cấy hai vụ thì "Chiêm chua, Mùa thối”. Đó là bài hát buồn muôn thuở về cảnh vật Làng quê. Còn về con người, đi khắp Làng, nhìn ai cũng thấy che cái khăn sùm sụp trên mặt vì bệnh đau mắt. Bệnh đau mắt cũng có ở mọi nơi, nhưng thỉnh thoảng mới có, gọi là dịch; chẳng hạn như Dịch đau mắt đỏ! Nhưng ở Làng Tứ Thủy, bệnh đau mắt diễn ra thường xuyên, quanh năm suốt tháng với rất nhiều "thể loại” như đau mắt đỏ, đau mắt hột, mắt lông quặm, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, v.v… nên đã tàn phá đôi mắt của con người Làng Tứ Thủy thành mắt toét, vì thế, Làng Tứ Thủy còn có tên gọi là Làng Mắt Toét! Con gái Làng Mắt toét có câu ca để "Thanh minh” cho sự Toét mắt của mình như sau: Toét mắt là tại hướng đình/ Cả Làng mắt toét chứ mình em đâu! Mấy ông Thầy Địa Lý thì bảo "Toét mắt” không phải tại "Hướng Đình” mà tại "Long mạch”, tức nguồn nước. Thực ra, nguồn nước chỉ là phương tiện truyền bệnh, tức khi bệnh phát tán thì hệ thống ao hồ dày đặc và rất dơ bẩn giúp cho bệnh lây lan rộng khắp cả Làng!

Người Làng Mắt Toét cho dù có đi đâu, có được cái may mắn chữa khỏi bệnh Mắt Toét thì cũng không thể xóa hết "dấu vết” của "Một thời Toét Mắt”, tức nhìn kỹ vào mắt của người Làng Mắt Toét, ta vẫn có thể nhận ra những "vết sẹo nhỏ” do con mắt đã bị tổn thương!

*

Ở Việt Nam , dưới thời Phong kiến và Pháp thuộc, Lý Trưởng là Cường hào cai trị một xã. Lý Trưởng là chức quan cai trị nhỏ nhất trong hệ thống cai trị của giai cấp thống trị, không phải trải qua các kỳ thi cử như Quan Huyện, Quan Phủ trở lên. Là chức quan nhỏ nhất nên việc bổ nhiệm chức danh Lý Trưởng là do các Quan Thượng cấp quyết định (Quan Phủ hoặc Quan Huyện) và thường rất tùy tiện và có thể là "món hàng” kẻ bán người mua. Chuyện "mua Quan bán Tước” chủ yếu là diễn ra ở chức quan này, rất công khai. Đương nhiên các chức quan cấp Huyện, Phủ cũng có thể mua bán nhưng phải giao dịch qua "Chợ Đen” bởi việc bổ nhiệm được "Công khai” là phải lấy những người đã đỗ đạt.

Lý Trưởng xã Thanh Thủy có tên là Nhãn, là người Làng Tứ Thủy, tức "Làng Mắt Toét”. Phàm đã là người Làng Tứ Thủy thì phải trải qua "Toét Mắt”, cũng như đã là người ở các huyện Miền Núi như Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên) thì dứt khoát phải kinh qua bệnh Sốt Rét! Có điều lạ là bệnh Mắt Toét cũng có "đẳng cấp”, tức người càng có quyền hành, chức tước lớn càng có "cường độ Toét” cao hơn! Cứ như là độ nặng, nhẹ của Mắt Toét là đẳng cấp của phẩm hàm, huân huy chương! Chính vì thế, người dân ở "Làng Mắt Toét” không chủ động, tích cực chữa trị khi bị "Mắt Toét” mà ngược lại, thấy ai gọi thầy thuốc về nhà họ còn đuổi đi và nói: "Thần Trùng đã nhập vào rồi thì để yên cho Ngài ngự, chọc giận Ngài là Ngài cho nổ con ngươi ra đó!”. Và hầu như ai cũng nghĩ là khi nào khỏi thì tự nhiên nó khỏi! (Suy nghĩ này cũng đúng một phần, song chỉ ở những thể nhẹ và sức đề kháng của cơ thể có mắt nhiễm bệnh phải thật mạnh…).

Khi Lý Trưởng còn là học trò, cậu được cho về Hà Nội trọ học và có lúc đã mơ ước trở thành thầy thuốc, nên cậu đã tìm đọc khá kỹ những tài liệu của các thầy thuốc người Pháp về cái bệnh "truyền đời” của Làng là bệnh Mắt Toét. Cậu có thể nói vanh vách cho dân Làng Tứ Thủy về bệnh "Mắt Toét” là do Đau Mắt Đỏ và Mắt Hột. Khi mới tìm hiểu về bệnh "Mắt Toét” của Làng mình, cậu học trò Nhãn suy nghĩ mãi hai điều: 1/ Tại sao Làng mình lại có bệnh "Mắt Toét” lưu truyền dai dẳng như thế? 2/ Phải tìm cách chữa trị tận gốc, tiệt nọc cái bệnh "Mắt Toét” cho Làng Tứ Thủy. Việc làm đầu tiên mà cậu học trò Nhãn làm là biên soạn, viết lại rõ ràng "Những điều cần biết” về bệnh Mắt Toét rồi đem về Hà Nội thuê in thành những tờ giấy gập đôi lại thành như bốn trang giấy của cuốn vở học trò. Thường là sau những buổi thuyết trình về bệnh "Mắt Toét” ở bất cứ một tốp người, đám người nào do cậu Nhãn chủ động tụ tập hoặc nhân một buổi ngẫu nhiên gặp đám đông, cậu Nhãn đều phát cho mỗi người một tờ giấy có in "Những điều cần biết về bệnh Mắt Toét”! Vì thế, chỉ sau nửa năm, hầu như nhà nào ở Làng Tứ Thủy cũng có "Tờ rời” về bệnh Mắt Toét! Nội dung "Tờ rời” ấy như sau:

"Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh Viêm kết mạc, là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở mọi thời gian trong năm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virut. Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ... Bệnh đau mắt đỏ được lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước. Bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu chữa trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc. Để phòng ngừa bệnh cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân); khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác.

Mắt hột là Viêm Kết mạc-giác mạc mãn tính, đặc điểm là hình thành những hột và những tổn thương sẹo ở mắt. Mắt hột rất dễ phát triển và lây lan, là một trong những bệnh gây mù lòa và mù hẳn nhiều nhất. Bệnh thường xảy ra nhiều ở vùng nông thôn do điều kiện vệ sinh kém. Và một trong những biểu hiện biến chứng của mắt hột ta thường thấy và gọi nôm na là bị "Mắt Toét": Trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi sưng mọng đỏ.

Bệnh mắt hột biểu hiện rất đa dạng, đa hình, có những trường hợp nhẹ nhàng không cần điều trị cũng tự khỏi, nhưng đôi khi rất nặng nề và nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa. Thông thường có hai thể: thể nhẹ và thể nặng.

- Thể nhẹ: (còn gọi là mắt hột đơn thuần) tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc và dừng lại ở đó. Bệnh nhân chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Thể này không để lại di chứng và không gây mù. Bệnh có thể tự khỏi nếu không bị tái nhiễm.

- Thể nặng: xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của mắt. Biểu hiện bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được chữa trị tốt. Có thể gây nhiều biến chứng, và có thể dẫn đến mù lòa. Thông thường mắt hột có thể gây ra các biến chứng sau đây:

- Viêm kết mạc mãn tính: làm cho mắt đỏ, lèm nhèm quanh năm.

- Sạn vôi kết mạc: Do các ổ loét trên kết mạc đọng vôi vào chất tiết bã hình thành, nhìn giống như hạt cát có màu trắng đục, lúc đầu nằm ở sâu về sau trồi dần lên. Khi chớp mắt các sạn vôi này cọ sát làm cộm mắt rất khó chịu.

- Lông quặm, lông siêu (hình lông quặm): là tình trạng lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào như bàn chải chà vào giác mạc gây tổn thương, trầy sướt giác mạc gây sẹo lồi trên giác mạc, làm mờ đục giác mạc, loét giác mạc, nguy hiểm hơn nếu kết hợp với tình trạng nhiễm trùng sẽ gây viêm mủ nhãn cầu phải khoét bỏ mắt hoặc làm teo mắt và gây mù. Có ba mức độ quặm là: Lông mi dọa chạm vào giác mạc, Lông mi đã chạm vào giác mạc và Lông mi chạm nhiều vào giác mạc, quét trên bề mặt giác mạc.

- Viêm sụn mi: là tình trạng dày lên, xơ hóa, làm biến dạng sụn mi.

- Loét giác mạc: bệnh nhân có tình trạng đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng… bệnh nặng sẽ làm biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mù lòa.

- Bội nhiễm: Khi bị bệnh mắt hột, mắt của bệnh nhân sẽ sưng, giác mạc bị tổn thương, giảm khả năng chống chọi với những thâm nhập từ bên ngoài, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và cả nhiễm vi nấm, những tác nhân này sẽ dẫn đến viêm giác mạc, loét giác mạc, nặng có thể gây mù lòa.

- U hột của bệnh mắt hột: u hột ở vùng rìa lan vào đồng tử và có khi có cả trên toàn bộ giác mạc.

- Loạn thị: do sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc gồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng vào mắt gây loạn thị, giảm thị lực.

- Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch. Mắt trắng khô như mắt tượng, mờ hẳn. Khô mắt có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.

- Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: làm mờ mắt, chảy nước mắt sống”.

Kèm theo nội dung trên là hình vẽ các dạng "Mắt Toét”, ai xem lần đầu cũng đều kinh hãi!...

Còn các Già Làng, người thì phải thừa nhận: "Gần sáu, bảy chục năm nhìn thấy Mắt Toét, sống chung với Mắt Toét, đã từng trải qua Mắt Toét, vậy mà khi đọc "Tờ rời” của cậu Nhãn thì cứ như là lần đầu tiên biết về Mắt Toét!”; người thì nói: "Mình bị Toét Mắt mấy chục năm mà đọc "Tờ rời” của cậu Nhãn cứ như lạ như quen!:,v.v…

*

Cậu Nhãn Tuy nổi tiếng là người chăm học, hiểu biết nhiều, đặc biệt là về bệnh "Mắt Toét” nhưng bao nhiêu những lần thi cử mà cậu tham dự đều không đậu. Người ta chỉ có thể giải thích lý do thi trượt hoài của cậu Nhãn bằng câu "Học tài, thi phận”. Và cứ như một sự sắp đặt, cậu Nhãn thôi không lao theo chuyện Lều chõng thi cử nữa mà miệt mài nghiên cứu chữa bệnh Mắt Toét cho người Làng Tứ Thủy. Và cũng chỉ sau một năm, kể từ ngày cậu Nhãn đi "Thuyết giảng” cho dân Làng Tứ Thủy rồi phát "Tờ rời” về bệnh Mắt Toét, cậu đã trở thành một "Danh y” chuyên trị bệnh Mắt Toét! Song có điều rất đặc biệt là những bệnh nhân của cậu Nhãn là người ở các Làng lân cận trong vùng thì khỏi bệnh nhanh và không tái nhiễm bệnh, còn là người Làng Tứ Thủy thì phần lớn là "Tái nhiễm bệnh”! Điều này khiến cho cậu Nhãn không thể bỏ qua câu nói lưu truyền "Toét Mắt là tại hướng đình” và cậu bắt đầu hướng sự chú ý của mình vào vị trí cũng như "Hướng Đình” và "Địa thế” của Làng Tứ Thủy…

Cậu Nhãn cũng được nghe một số người giải thích đình làng là phải quay về hướng Nam nhưng thực tế lại không phải như vậy. Có rất nhiều những ngôi đình không quay về hướng Nam mà nó chỉ quay về hướng có con sông, tức theo thuyết phong thủy thì trước mặt của kiến trúc Đình là trường lưu thủy và phải chọn thế đất để cất đình là bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ, phía sau là Hắc Quy, trước có án (Châu Tước).

Như vậy là khi xây cất đình làng, vấn đề không phải là hướng mà là thế đất có hợp phong thủy không, có hội đủ các yếu tố về phong thủy không…

Khi chuyên tâm vào tìm hiểu chuyện Địa thế của Làng Tứ Thủy, cậu Nhãn bỗng phát hiện ra rằng Làng Tứ Thủy có thế "Ngọa Hổ tàng Long”, vì thế có chuyện "Mắt Toét” thì cũng chẳng sao, bởi sự đời đâu có "vẹn cả đôi đường” mà được bề này thì mất bề kia, đó là "Luật bù trừ” của Tạo Hóa vậy!

Chính khi cậu Nhãn không chuyên vào việc chữa bệnh Mắt Toét nữa thì lại có hai con bệnh vào "loại sộp” tới xin chữa: đó là Quan Tri Huyện đương nhiệm và Quan Huyện Phu nhân!

Phải nói qua về cách chữa bệnh Mắt Toét của cậu Nhãn. Mặc dù cậu Nhãn tìm hiểu về bệnh "Mắt Toét” qua những tài liệu của người Pháp, thời đó còn rất hiếm hoi, nhưng cậu lại không chữa bệnh theo cách "Tây Y” (sẽ rất tốn kém) mà chữa bệnh Mắt Toét theo cách riêng của mình, tức do cậu tự nghĩ ra! Chẳng hạn một cách chữa như sau: cho một con chó (đã được huấn luyện rất kỹ) liếm sạch hai con mắt toét cho khô rồi lấy nước Long Nhãn (ép ra từ cùi quả Nhãn Lồng) nhỏ vào hai con mắt hai lần, cách nhau một khắc (mười lăm phút), sau đó tĩnh dưỡng một ngày, là xong. Rất nhiều người khỏi nhờ cách chữa này, nếu không hợp với cách này thì chuyển sang cách khác! Nói chung, đối với người bệnh nào thì dùng cách nào là hoàn toàn do sự mách bảo của "cảm giác” chứ không hề có một công thức (đơn thuốc) cứng nhắc có sẵn!... Nếu có ai tò mò hỏi tại sao cậu lại nghĩ ra những cách chữa bệnh "không giống ai” như thế thì cậu thì thầm: "Đó là do Đại Tiên Thần Y Thái Thượng Lão Quân mách bảo, chứ ta làm sao nghĩ ra nổi!”…

Lại nói về Quan Huyện đương nhiệm. Quan Huyện là người Làng Tứ Thủy đã hai đời. Tuổi trẻ của Quan Huyện được theo cha sang Pháp công cán gần hai năm và khi về nước đã đem theo một bà vợ người Pháp. Bà vợ người Pháp này chẳng phải danh gia vọng tộc gì và về hình thức thì không đẹp, nhưng khi về xứ An Nam thì lại có giá cao hơn ở chính Quốc rất nhiều và cũng vì thế mà chồng bà được nhận chức Quan Tri Huyện rất thuận lợi. Quan Huyện rất ít khi về Làng mà không hiểu sao, lần nào về Làng thì lập tức bị… nhiễm bệnh Mắt Toét. Lần ấy, cả Quan Huyện và bà vợ Đầm Tây cùng về Làng ăn giỗ và cùng bị đau mắt rất nặng! Chợt nhớ đến lời đồn về tài chữa bệnh Mắt Toét của cậu Nhãn, liền cho người đến nói: "Nếu cậu chữa khỏi bệnh cho Quan Huyện và Bà Huyện người Tây thì sẽ được nhậm chức Lý Trưởng!”. Lúc đầu, cậu Nhãn cũng không thích thú chuyện làm Lý Trưởng và cũng ngại chữa bệnh cho quan lại, sợ không khỏi thì lôi thôi! Nhưng người "sư gia” của Quan Huyện rất giỏi thuyết phục nên cậu đã nhận lời và không ngờ chỉ ba  ngày sau, cả Quan Huyện và Bà Huyện đều khỏi, đôi mắt Quan Huyện  lại sáng lấp lánh và đôi mắt Bà Huyện lại sáng long lanh! Đương nhiên, sau đó cậu Nhãn nhận chức Lý trưởng ngay vì Lý Trưởng cũ đã quá già yếu! Từ đây, người Làng không gọi là Cậu Nhãn nữa mà gọi là Lý Nhãn. Được hai tháng thì Lý Nhãn nhiễm bệnh đau mắt rất nặng, chữa bằng mọi cách đều không khỏi, vì thế dân Làng gọi là Lý Nhãn Toét, tức Lý Mắt Toét, gọi tắt là Lý Toét!...

*

Lý Nhãn cứ suy nghĩ mãi không hiểu tại sao từ ngày nhận cái chức quan Lý Trưởng bé như hạt vừng này mà lại bị toét mắt, bèn đi hỏi mấy thầy Tướng số, Tử vi. Không hẹn mà gặp, thầy nào cũng nói như nhau: Không có nhỏ sao có lớn, cứ chịu khó tích tiểu thành đại, thế nào cũng có ngày làm chức quan to như cái Đình! Nghe thì không sai nhưng tin thì khó tin. Đang băn khoăn thì có người mách nước: Quan Tỉnh có người vợ yêu cực kỳ xinh đẹp, mà chủ ở đôi mắt, vừa long lanh như giọt sương mai, vừa sắc như dao cau! Người vợ đó của Quan Tỉnh đã ba năm liền giữ ngôi Hoa khôi mắt đẹp! Nay ta bí mật đem "Trùng Toét Mắt” tới thả vào khăn lau mặt của vợ Quan Tỉnh, tất nhiễm bệnh Mắt Toét! Đến lúc ấy… Lý Nhãn cho là diệu kế liền nghe theo. Quả nhiên, khi Quan Tỉnh bỗng thấy mắt người vợ yêu của mình đỏ như mắt cá chầy thì hoảng sợ vô cùng! Có người nói nên kêu Lý Nhãn tới chữa, liền cho người tới gọi ngay! Lý Nhãn khấp khởi mừng thầm, nghĩ bụng: Lần này ta phải chủ động ra yêu sách đòi chức Quan Huyện nếu chữa khỏi mắt cho Quan Tỉnh phu nhân! Lý Nhãn dắt theo con chó chuyên "làm sạch mắt” đi ngay!

Khi Lý Nhãn tới nơi thì bệnh của vợ Quan Tỉnh đã rất nặng. Quan Tỉnh thấy Lý Nhãn thì mừng quýnh, nói: "Đôi mắt của Bà Lớn nhà ta là nơi ánh sáng của Nhật Nguyệt hội tụ, mặt hồ thu cũng không sánh được! Vậy mà… Vì thế, nếu nhà ngươi chữa khỏi, xin xỏ điều gì ta cũng cho toại nguyện!”. Lý Nhãn liền "hành nghề” ngay, sau khi đã nhận được lời hứa là sẽ cho nhậm chức Quan Tri Huyện nếu lấy lại được vẻ đẹp như trước của đôi mắt của người vợ yêu của Quan Tỉnh. Trong nghề Y, tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra với bất cứ ai, cho dù là Danh Y. Và lần này thì xảy ra với Lý Nhãn: Khi Lý Nhãn cho con chó "làm sạch mắt” người bệnh thì con chó đã nuốt luôn cả hai con ngươi của Hoa Khôi Mắt đẹp!...

Sau "sự kiện” đó, nhờ có tiền lo lót Quan Tòa, Lý Nhãn chỉ bị kết án ngồi tù năm năm. Những tưởng là sẽ chết rũ trong tù, nhưng Lý Nhãn lại gặp may: Ở trong tù, có rất nhiều tù nhân bị toét mắt, cả mấy lính canh và Cai Ngục cũng không thoát khỏi mắt toét. Và Lý Nhãn đã chữa khỏi mắt toét cho Cai Ngục và mấy người lính canh không khó khăn gì! Chính vì thế, chỉ sau một năm là "Thượng khách” ở trong tù, Lý Nhãn được ra tù!

Ra tù, Lý Nhãn đã mất chức Lý trưởng, đương nhiên. Lý Nhãn đang bơ vơ không biết làm gì thì có một người cùng Làng, là bạn học từ thời để chỏm, đang hành nghề chữa bệnh Mắt ở Phố Huyện, tìm gặp và nói: "Tôi nghe nói về cái vụ con chó của ông nuốt gọn hai con ngươi đôi mắt của người vợ yêu  Quan Tỉnh rồi! Nay tôi muốn ông làm chính cái việc "nuốt con ngươi” đó cho Phòng Mạch của tôi ở Phố Huyện!”. Lý Nhãn ngớ người, hỏi: "Thế là thế nào? Ông lại muốn tôi đi tù nữa hay sao?”. Người bạn cười nói: "Không phải con ngươi nào cũng nuốt mà chỉ nuốt những con ngươi đã bị hỏng, thay vì phải múc bỏ đi, gây đau đớn cho người bệnh thì cho con chó của ông nó nuốt chửng! Người bệnh sẽ không đau đớn mà chỉ có cảm giác "Nhột” một cái mà thôi! Như thế mà ông chưa hiểu sao?”. Lý Nhãn nghe vậy thì cười chảy nước mắt, hồi lâu mới nói được: "Cách chữa bệnh của ông thật là quái chiêu, tôi xin theo phò giúp!”. Thế là từ đó, Lý Nhãn chuyên lo việc điều khiển con chó của mình làm cái việc "Nuốt con ngươi”. Một thời gian sau, con chó chết, Lý Nhãn miễn cưỡng phải làm thay. Lúc đầu còn dụt dè, chỉ nửa tháng sau thành quen rồi…nghiện, tức ngày nào không có con ngươi hỏng để mà… nuốt thì Lý Nhãn coi như chưa ăn uống gì!...

*

…Khi hệ thống chính quyền mới được thiết lập, cái chức Lý Trưởng không còn nữa. Nhưng không vì thế mà người ta đã quên ngay Lý Trưởng Lý Nhãn, tức Lý Nhãn Toét, tức Lý Mắt Toét, tức Lý Toét! Song khi muốn hỏi gặp Lý Toét thì không phải ai cũng biết. Chỉ có những người mang ơn Lý Toét chữa mắt toét thì mới biết Lý Toét đang ở đâu. Đó là trên bàn thờ dòng họ của Chủ tịch UBND Xã Thanh Thủy: tấm ảnh truyền thần cỡ 40x60 cm, là hình bán thân của một người đầu đội khăn xếp, khuôn mặt không có gì đặc biệt, chỉ khác thường ở chỗ cái kính dâm (kính mát) quá to đã che hết đôi mắt của người trong ảnh, khiến cho người ta không thể nhận ra người trong ảnh thờ là ai? Nếu có ai tò mò, gặng hỏi ông Chủ tịch UBND Xã Lý Nhã thì ông nói nhỏ: "Lại thắp nhang cho ông cụ Lý Nhãn nhà tôi đi! Ông thiêng lắm, cầu gì thì cầu nhưng chỉ được một điều mà thôi!”. Khi người khách tới thắp nhang cho ông Lý Nhãn xong, lẩm nhẩm cầu khấn xong, ông Lý Nhã thường hỏi "Vừa cầu gì đấy?”, thì đều được nghe câu trả lời: "Tôi cầu không bị toét mắt!”… Khi nghe nói vậy, ông Lý Nhã chợt thấy ngứa mắt, liền đưa tay lên gỡ cái kính dâm ra, dụi mắt một hồi rồi lẩm bẩm: "Ông có thiêng thì phù hộ cho tôi lên chức Phó chủ tịch Huyện, có bị toét mắt cũng chẳng sao!”…

Sài Gòn, Tháng 1-2010

Đỗ Ngọc Thạch

bài cũ hơn: