Tiểu luận | |
Nguyễn Duy – Hành Trình Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại Đỗ Ngọc Thạch | |
Khi đang theo học năm thứ nhất tại Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1971-1972), Nguyễn Duy đã lọt vào “Con Mắt Xanh” của nhà Phê bình Hoài Thanh và được ông chọn một chùm thơ giới thiệu trên Tuần báo Văn Nghệ. Đó chính là chùm thơ sau đó đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ 1972-1973 của Tuần báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam (sau đó in trong tập Cát trắng). Và Hoài Thanh đã nhận xét về thơ Nguyễn Duy: “…Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác thì có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại…” (Báo Văn nghệ, ngày 14-4-1972). Lời nhận xét đó của Hoài Thanh vừa như là nói ra cái đặc điểm của thơ Nguyễn Duy vừa như là một định hướng nghệ thuật cho thơ Nguyễn Duy… Sau vài lần làm những tuyển thơ theo từng chủ đề do yêu cầu của nhiều Nhà xuất bản (Sáu & Tám - tuyển thơ Lục bát, NXB Văn học, 1994, Vợ ơi - tuyển thơ tặng vợ, NXB Phụ Nữ, 1995, Tình Tang - tuyển thơ, NXB Văn học, 1995, Thơ với tuổi thơ - tuyển thơ, NXB Kim Đồng, 2002, Thơ trữ tình - Tuyển thơ, NXB Hội Nhà văn, 2004, 36 bài thơ - Tuyển thơ, NXB Lao động, 2007), lần này là một Tuyển thơ có tính chất tổng kết đời thơ, cho nên cuốn sách có nhan đề là chính tên nhà thơ Nguyễn Duy (1). Cuốn sách được in rất trang trọng và cố nhiên trình bày đẹp: 420 trang in trên giấy tốt, khổ 15x23cm. Phần cuối sách, Nguyễn Duy cho in bài “Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân” của Chu Văn Sơn (2), bài viết tới 26 trang in. Qua bài viết này, bạn đọc có thể thấy được những nét chính của cuộc đời cũng như thành tựu của thơ Nguyễn Duy. Tác giả bài viết tỏ ra là một nhà phê bình thơ khá tinh tế và “có duyên”. Cũng có một số bài viết khác về thơ Nguyễn Duy từ trước và nhân tập Tuyển thơ này ra mắt (3). Mỗi người, ở một giác độ của mình, cũng mới chỉ đưa ra được những nhận định, bình giá về mặt nào đó của thơ Nguyễn Duy. Thơ Nguyễn Duy rất phong phú về nội dung, rất đa dạng về bút pháp. Song, chưa có một sự nghiên cứu toàn diện, đầy đủ nào về thơ Nguyễn Duy. Hi vọng sẽ có thêm những sự nghiên cứu Thơ Nguyễn Duy công phu và kỹ lưỡng hơn tại cuộc Tọa đàm thơ Nguyễn Duy vào buổi tối ngày 11-10-2010 tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng đưa ra một sự nhìn nhận bao quát về thơ Nguyễn Duy, cho đến tập Tuyển thơ này. * Chúng ta đang có một tập thơ Tuyển của cả một đời thơ Nguyễn Duy - “tập thơ của cuộc đời” - rất nặng tay, in rất đẹp. Song, sự ra đời của nó không phải dễ dàng. Trong buổi gặp gỡ giữa những người bạn thơ, người hâm mộ với Nguyễn Duy nhân tập thơ ra mắt tại báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 08/07/2010, Nguyễn Duy cho biết: “Bản thảo Thơ Nguyễn Duy tôi hoàn thành năm 1997, nhân kỷ niệm 30 năm làm thơ, 50 tuổi đời. Đây là tuyển tập những bài tôi đã in rải rác trong suốt cuộc đời thơ của mình, nhưng chẳng hiểu sao các NXB đều rất ngần ngại. Đầu tiên tôi đưa cho NXB Hội Nhà Văn, NXB đề nghị bỏ… mười bài, toàn những bài tôi viết về hồn dân, tình dân, lòng dân và lời dân, như Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Nhìn từ xa… Tổ quốc, Đánh thức tiềm lực… trong đó có bài Đá ơi: “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…”. Tôi buồn quá, bèn đưa sang NXB Văn Học, các anh đề nghị bỏ… bảy bài, thế là tôi đành rút lại. Năm 2002, tôi đưa cho NXB Hải Phòng, các anh ấy chỉ đề nghị bỏ bốn câu trong Nhìn từ xa… Tổ quốc, tôi đành đồng ý, nhưng đến lúc vào nhà in rồi lại bị thu hồi. Từ 2002, tập thơ bị “om” đến bây giờ, và số phận run rủi thế nào nó lại được ra đời từ NXB Hội Nhà Văn. Đời thơ của tôi, “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Gặp gỡ với bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị, nhà thơ Nguyễn Duy rất xúc động khi biết nhiều trí thức trẻ thuộc thơ mình. Tiến sĩ Trần Nam Dũng, khoa toán - tin đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM thổ lộ: “Từ hồi học sinh tôi đã mê và thuộc Sông Thao. Có hai câu tôi thích nhất là “Xin chớ hỏi tại làm sao như vậy/Tôi vốn không rành mạch bao giờ”. Sau này lớn lên, tôi thích những bài thơ mang tâm sự thời cuộc như Đánh thức tiềm lực. Xin hỏi nhà thơ: bây giờ ông đã rành mạch chưa? Ông nghĩ gì về vai trò của trí thức Việt Nam trong xây dựng và cải tạo xã hội?” Nhà thơ bật cười thú vị: “Hai câu hỏi của bạn thật khó trả lời… Ngày xưa không rành mạch, bây giờ càng không rành mạch! Đánh thức tiềm lực tôi viết trong hai năm 1980 - 1982, chứa đựng bức xúc của mình và của người dân. Trong lòng mình dằn vặt cái gì thì viết ra như thế, nên có lẽ được bạn đọc cảm thông. Thực ra mình thích viết những gì lãng mạn, còn chuyện thế sự, lý sự thì đâu có thích, nhưng có những lúc đau quá thì phải kêu lên!”. Tiếp sau là một Đêm thơ Nguyễn Duy ở Hà Nội tại “Không gian sáng tạo Trung Nguyên” - Café vườn 36B Điện Biên Phủ, Hà Nội. Hãy nghe vài lời tâm sự của Họa sĩ Ba Tỉnh (Đinh Quang Tỉnh), một người bạn của Nguyễn Duy ở Hà Nội: “Đận ấy, vào trung tuần tháng 10 năm 2004, nhà thơ Nguyễn Duy ra Hà Nội rồi vù đi Hải Phòng mất tăm mấy ngày liền. Khi trở lại thủ đô với bộ mặt tuyệt vọng, nhợt nhạt như màu tấm vé máy bay của Vietnam Airlines mà anh mệt mỏi cầm trên tay để chuẩn bị trở vào Sài Gòn như chạy trốn hơn là từ bỏ niềm hy vọng mà anh ấp ủ cả một đời thơ. Phút chia tay, Nguyễn Duy tặng tôi bản thảo tập thơ này (bị ách lại tại NXB Hải Phòng - Đ.N.T) như là sẻ chia một nỗi buồn - một nỗi đau nhân thế và cũng là một nỗi đau không phải của riêng ai…“Giấc mơ không đến hai lần” nên từ đấy Nguyễn Duy dường như không làm thơ nữa mà chuyên tâm vào một thú chơi mới, lại kiếm được đồng tiền nuôi con: “Lịch thơ Nguyễn Duy” như một đóa hoa Xuân mới lạ làm đẹp cho đời mỗi thi Tết đến, Xuân về. Thoắt đã 7 năm, tập bản thảo Nguyễn Duy tặng tôi vẫn nằm im trong tủ sách như một số phận đã an bài. Nhưng, “Thiên hữu mục” - Ông trời có mắt. Số phận run rủi thế nào mà tập thơ bị “om” suốt ngần ấy năm bỗng lại được ra đời ở ngay NXB Hội Nhà văn Việt Nam vào đúng năm 2010 - Năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Tôi cầm đầm tay tập thơ rất trang nhã, rất là thơ và cũng rất Nguyễn Duy. Cũng ngần ấy con chữ đề tặng với chữ ký điệu đàng của Nguyễn Duy, mà sao lần này đối với tôi nó lại tưng bừng và ngọt ngào đến thế. NXB Hội Nhà văn, Công ty Văn hóa truyền thông Nhã Nam và tác giả cho ra mắt tập thơ “Nguyễn Duy - Thơ”, đây là tập thơ dầy dặn nhất của đời thơ Nguyễn Duy từ trước đến nay, được xem như tuyển tập thơ Nguyễn Duy cũng gần như chính xác. Một hành trình thơ của hơn 40 năm vất vả, trong đó có nhiều năm thấp thỏm mong chờ đứa con tinh thần ra đời nguyên vẹn hình hài, chứa đựng tâm tình với những lời thơ chất ngất niềm đau thế sự nhân tình…”. * Tập thơ Tuyển này của Nguyễn Duy được cấu tứ từ bốn phần: 1. Đường làng (từ trang 9 đén 56) 2. Đường nước (từ trang 59 đến 236) 3. Đường xa (từ trang 239 đến 308) 4. Đường về (từ trang 311 đến 393) Nhìn vào tên gọi của từng phần, kết hợp với cách ghi tên sách ta có thể hình dung ra tác giả của cuốn sách muốn thể hiện cuộc hành trình vào địa hạt Thi ca của Nguyễn Duy. Đó là cuộc hành trình từ truyền thống đến hiện đại của một nhà thơ đương đại là Nguyễn Duy: từ con Đường Làng bé nhỏ, anh đã tới con Đường lớn của đất nước để làm việc nước khi vận nước kêu gọi; và trên con đường Thiên lý của Lịch sử, của Thời đại anh phải làm những cuộc chinh phục Đường xa để minh định chân lý, kiếm tìm những giá trị mới mang tầm nhân loại; đoạn cuối của cuộc hành trình vạn dặm đó là anh tìm Đường về cội nguồn, hoàn thiện nhận thức về cuộc đời… Vì thế, tôi dùng từ “Cấu tứ” (mà không phải là “Cấu tạo”) là muốn nói tới ý tưởng này của tác giả: Toàn bộ tập thơ là một Bài Thơ Lớn - Bài thơ cuộc đời - mà trong Bài Thơ Lớn đó, Nguyễn Duy đã hóa thân trọn vẹn vào Thơ - tức Nguyễn Duy là Nhân vật Trữ tình của Bài Thơ Lớn này. (Nguyễn Duy có điểm rất gần với nhà thơ người xứ Daghestan Rasun Gamzatop là rất chú trọng đặt tên cho những “đứa con tinh thần” của mình, tức tên các bài thơ. Rasun Gamzatop có nói đại ý rằng, tên gọi một tác phẩm giống như cái mũ người ta thường đội đầu. Nhìn vào cái mũ đội đầu, ta có thể biết tính cách người đội mũ!). 1.Ra đi từ làng quê nghèo Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo quen cái thói hay nói về gian khổ dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất bãi tha ma không một cái mả xây mùa gặt hái rơm nhiều, thóc ít lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày thuở tới trường cũng đầu trần chân đất chữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoai… Lại cũng là nhà thơ Rasun Gamzatop đã nói một câu rất hay: “Chúng ta không thể lựa chọn Quê hương, nhưng Quê hương thì ngay từ đầu đã lựa chọn chúng ta!”. Dường như Nguyễn Duy chấp nhận rất thành tâm sự lựa chọn của Quê hương, dù đó là một Làng quê nghèo. Những bài thơ làm lay động lòng người mạnh nhất là những bài thơ Nguyễn Duy viết về Quê hương với người bà, người cha, người mẹ…Thật khó mà nói những bài thơ ấy như Đò Lèn, Cầu Bố, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…thì bài thơ nào hay nhất? Tốt nhất là hãy đọc lại một bài về cha, một bài về mẹ - đấng sinh thành của ta: Cầu Bố 1. Ai qua Thanh Hóa về Quảng Xá men rượu là hương vị của làng tôi nhắc cầu Bố chắc nhiều người còn nhớ đình nhà Lê rêu phủ đã bao đời 2. Nhà tôi đó không cổng và không cửa ai ghé qua cứ việc hút thuốc lào cha tôi chạm rất nhiều cửa sổ gió nồm nam cứ thoải mái ra vào 3. Đường làng tôi tiếng xe thồ lọc xọc chiếc xe thồ từng đẩy tới Điện Biên ngược dòng sông Mạ lên Tây Bắc ai xuôi về cũng sốt kinh niên 4. Những năm bom đạn như gieo mạ lại chiếc xe thồ đi về nam cha tôi qua cầu Bùng cầu Ghép tôi nhìn theo chớp lửa nhập nhoằng 5. Cỏ đã mọc ai còn thấy nữa vết xe thồ vẹt đỉnh Trường Sơn ai thấy nữa ông già đầu bạc xóa đẩy xe thồ ngang dọc lũng Tà Cơn 6. Cha tôi đó, dân làng tôi vậy đó xả hết mình khi nước gặp tai ương rồi thanh thản trở về với ruộng sống lặng yên như cây cỏ trong vườn 7. Ngày họp mặt cha già như trẻ lại bếp rượu giữa nhà và bè bạn vây quanh con đường chiến tranh còn ngoằn ngoèo trong ruột càng thêm say hương rượu nếp thanh bình. (Cầu Bố - Quê Nội, mùa Thu, 1983) Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa 1. Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào 2. Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa 3. Cái cò... sung chát đào chua ... câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. 4. Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao 5. Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi 6. Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ... mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng 7. Nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búm lưỡi lừa cá xương (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Sài Gòn, 1986) 2. Vận nước hưng vong thất phu hữu trách Phàm đã là “Sĩ phu Bắc Hà” không thể không biết tới câu “Vận nước hưng vong thất phu hữu trách”. Song thực hiện câu nói đó như thế nào thì không phải ai cũng làm tốt. Phải nói ngay rằng Nguyễn Duy đã làm rất tốt: Khi có chiến sự, anh đã có mặt ở những nơi “sục sôi bom lửa chiến trường” (như Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 1972, chiến tranh biên giới phía Bắc thì anh tới tận những điểm chốt ác liệt). Phần thơ chiến trận này của Nguyễn Duy cũng khá đặc sắc và có phong cách riêng: không ùng oàng bom đạn hoặc xếp câu chữ thành những Sư đoàn quân mà chỉ vài câu thơ thánh thót như giọt nước nhểu trong hang động nhưng lắng đọng vào tận tầng sâu của tâm tư người lính nơi cái chết luôn rình rập: "Thắng rồi - trận đánh thọc sâu lại về với mái tăng - bầu trời vuông ... Vuông vuông chỉ một chút này mà che tròn vẹn ngàn ngày quân đi" (Bầu trời vuông - Quảng Trị 1971) Những vấn đề sau chiến tranh (còn gọi là “hậu chiến”) bao giờ cũng rất gay cấn và đòi hỏi bản lĩnh Thi nhân còn gắt gao hơn cả vấn đề bom đạn trong chiến tranh. Nguyễn Duy đã không “thoái ẩn” hoặc “ngậm miệng ăn tiền” như không ít những kẻ cơ hội mà anh đã dũng cảm nhập cuộc. Chùm ba bài "Nhìn từ xa... Tổ quốc", "Đánh thức tiềm lực", "Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ" đã khiến tầm cỡ Thi nhân của Nguyễn Duy lớn vụt lên và cũng khiến anh gặp “rắc rối” không ít! Vấn đề này thực ra chưa có sự phán định trên diễn đàn văn học công khai mà chỉ là “chuyện nội bộ”, “chuyện tế nhị”. Chúng ta phải chờ hậu thế phán xét vậy! Nhưng dù sao, tôi thấy cũng cần phải nói thêm rằng, với chùm ba bài "Nhìn từ xa... Tổ quốc", "Đánh thức tiềm lực", "Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ" Nguyễn Duy đã trở thành người ca sĩ quả cảm của thời đại mình! (M. Gorki có nói một câu nói nổi tiếng: Nhà thơ không thể chỉ là vú em của tâm hồn mình mà phải là ca sĩ của thời đại mình!). Hình ảnh này chính là chân dung rất cao đẹp của Thi sĩ thời đại ngày nay: Tôi muốn được làm tiếng hát của em tiếng trong sáng của nắng và gió tiếng chát chúa của máy và búa tiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vai tiếng trần trụi của lưỡi cuốc lang thang khắp đất nước hát bài hát Đánh thức tiềm lực! (4) 3. Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng cột biên giới đóng từ thương đến nhớ… Nếu như ở trên đã nói chùm ba bài "Nhìn từ xa... Tổ quốc", "Đánh thức tiềm lực", "Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ" đã khiến tầm cỡ Thi nhân của Nguyễn Duy vụt lớn lên thì với Phần thứ ba “Đường xa” đã nâng Nguyễn Duy lên tầm nhân loại. Hai bài mở đầu (Đá ơi) và kết thúc Phần Đường xa (Nhìn từ xa…Tổ quốc) đều “gặp rắc rối” khi đem in chứ nếu không thì tập thơ này đã có năm sinh là 2004 chứ không phải là 2010 như đã nói trên! Nhà thơ gặp rắc rối vì đã “nói chuyện chính trị”! Vì thế, tôi chỉ xin dẫn lại vài câu “lý sự” của hai bài thơ trên mà chưa bình luận gì: “…Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…” (Đá ơi…- Campuchia, 29-8-1989) “…Dù có sao vẫn Tổ quốc trong lòng mạch tâm linh trong sạch vô ngần còn thơ còn dân ta là dân – vậy thì ta tồn tại” (Nhìn từ xa…Tổ quốc – Matxcơva, 5-1988 - TP.Hồ Chí Minh, 19-8-1988) 4. Đường về của thơ Nguyễn Duy Trong suốt hành trình thơ của mình, cho dù Nguyễn Duy đã tìm tòi, sáng tạo đủ kiểu theo những xu hướng “mô- đec”, tân kỳ nhất thì những câu thơ đạt hiệu quả thẩm mỹ mạnh nhất, “Nguyễn Duy nhất” vẫn lại chính là những câu thơ dân dã nhất, có nhiều hương đồng gió nội nhất…nhưng với một tầm vóc cao rộng hơn : “…Mai rồi lại hát à ơ Tháng 8 - 1994, Nguyễn Duy cho in tập thơ chỉ có một chữ VỀ và đến tháng 10 -1994 lại in tiếp tập SÁU VÀ TÁM (tuyển 99 bài thơ viết theo thể lục bát từ trước đến 1994) . Tập thơ VỀ (tập hợp những bài viết từ 1990 đến 1994) , nhà thơ Nguyễn Duy đã thể hiện rất rõ quan điểm mỹ học “Về với cội nguồn “ của thơ Nguyễn Duy và đó cũng là sự khẳng định rõ phong cách thơ Nguyễn Duy : | |
Đỗ Ngọc Thạch | |
Ngày đăng: 15.10.2010 |
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011
Nguyễn Duy - Hành trình từ truyền thống... - Đỗ Ngọc Thạch
Nguyễn Duy
Thân gầy guộc lá mong manh...Mà sao nên Lũy, nên Thành tre ơi!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét